Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn n butanol chiết từ cây rau đắng biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 64 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NÔNG THỊ THANH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO
THẦN KINH VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG
HỌC TẬP NHẬN THỨC CỦA PHÂN
ĐOẠN N-BUTANOL CHIẾT TỪ CÂY
RAU ĐẮNG BIỂN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ



HÀ NỘI - 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NÔNG THỊ THANH PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ TẾ BÀO
THẦN KINH VÀ CẢI THIỆN KHẢ NĂNG
HỌC TẬP NHẬN THỨC CỦA PHÂN
ĐOẠN N-BUTANOL CHIẾT TỪ CÂY
RAU ĐẮNG BIỂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế


2. TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng
Nơi thực hiện: Phòng Dược lý – Sinh hóa,
Viện Dược liệu _ Số 3B, Quang Trung,
Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

HÀ NỘI – 2014
i

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian học tập và nghiên cứu, em đã hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới:
TS. Đỗ Thị Nguyệt Quế - giảng viên bộ môn Dược lực - trường Đại học Dược
Hà Nội
TS. Phạm Thị Nguyệt Hằng - Trưởng phòng Dược lý – Sinh hóa Viện Dược liệu
trung ương
- những người thầy trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Em cũng xin gửi lời cám ơn đến Tập thể cán bộ phòng Dược lý – Sinh hóa -
Viện Dược liệu trung ương, đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo thêm cho em nhiều kiến
thức quý báu, tạo điều kiện tốt nhất cho em trong quá trình thực hiện đề tài.
Em xin cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo của Trường Đại học Dược Hà
Nội, đã tận tình giảng dạy cho em cũng như các bạn sinh viên của trường trong
suốt năm năm học tập.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn gia đình, bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất để em hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 14 tháng 5 năm 2014
Sinh viên


Nông Thị Thanh Phương
ii

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt iv
Danh mục bảng v
Danh mục hình, sơ đồ v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 3
1.1. Một vài khái niệm về bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại 3
1.2. Cơ chế bệnh sinh 4
1.2.1. Giả thuyết beta Amyloid 4
1.2.2. Giả thuyết đám rối thần kinh (Neurofibrillary Tangles - NFTs) 5
1.2.3. Giả thuyết Cholinergic và những bất thường về các chất dẫn truyền
thần kinh khác 5
1.2.4. Các chất gây viêm trung gian 6
1.2.5. Các cơ chế khác 7
1.3. Các thuốc điều trị Alzheimer 8
1.3.1. Các nhóm thuốc điều trị Alzheimer 8
1.3.2. Tacrin 9
1.3.3. Hạn chế của các thuốc điều trị Alzheimer 10
1.3.3.1. Về hiệu quả điều trị 10
1.3.3.2. Về tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn 11
1.4. Nghiên cứu thuốc điều trị Alzheimer 12
1.4.1. Nghiên cứu thuốc nhằm làm giảm βAP 12
1.4.2. Nghiên cứu thuốc tác dụng trên các đích khác 14
1.5. Một số mô hình nghiên cứu thuốc tác động lên nhận thức và các bệnh sa

sút trí tuệ 15
1.6. Vài nét về cây Rau đắng biển 17
2.1. Nguyên liệu 21
iii

2.2. Động vật thí nghiệm 21
2.3. Hóa chất, trang thiết bị 21
2.4. Phương pháp nghiên cứu 22
2.4.1. Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cắn phân đoạn n-
butanol chiết từ Rau đắng biển trên tế bào vỏ não nguyên phát gây độc
bằng beta-amyloid 22
2.4.1.1. Phương pháp tách và nuôi cấy tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát 22
2.4.1.2. Đánh giá độc tính của mẫu thử trên tế bào thần kinh vỏ não nguyên
phát 23
2.4.1.3. Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của cắn phân đoạn n-
butanol chiết từ Rau đắng biển trên tế bào vỏ não nguyên phát gây độc bằng
βA 25-35 24
2.4.2. Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng học tập và ghi nhớ in vivo 26
2.4.2.1. Phương pháp gây thiếu máu não cục bộ tam thời theo mô hình 2VO +
hypo 26
2.4.2.2. Thử nghiệm mê lộ nước Morris 26
2.5. Xử lý số liệu 29
3.1. Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh trên mô hình gây độc tế bào bằng
protein βA25-35 của cắn phân đoạn n-butanol chiết từ Rau đắng biển 30
3.1.1 Ảnh hưởng của mẫu nghiên cứu đối với khả năng sống sót của tế bào
thần kinh vỏ não nguyên phát 30
3.1.2 Tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát khỏi tổn
thương bởi protein βA25-35 31
3.2. Tác dụng cải thiện khả năng học và nhớ in vivo bằng thử nghiệm mê lộ
nước Morris của cắn phân đoạn n-butanol chiết từ Rau đắng biển 32

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 36
4.1. Về tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của phân đoạn butanol chiết từ Rau
đắng biển 36
4.2. Về tác dụng tăng khả học tập và trí nhớ in vivo của phân đoạn butanol
chiết từ cây Rau đắng biển 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
iv


Danh mục các từ viết tắt
ADAS-Cog
Alzheimer's Disease Assessment Scale-cognitive
(Thang đáng giá nhận thức trong bệnh Alzheimer)
ApoE4
Apolipoprotein E4
APP
Amyloid precursor protein (protein tiền chất amyloid)
BuOH
n-butnol
GSK3b
glycogen synthase kinase 3b
HDL
High-density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng cao)
ICD 10
International Classification of Diseases 10
th

(Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10)
LDL

Low-density lipoprotein (lipoprotein tỷ trọng thấp)
NFTs
Neurofibrillary Tangles (đám rối thần kinh)
NMDA
N-methyl-D-aspartate
βA25-35
Amyloid β-Protein Fragment 25-35
( đoạn acid amin β-amyloid peptid chứa 11 acid amin)
βAP
β-amyloid peptid
v

Danh mục bảng
STT


Trang
1
Bảng 1.1
Phân loại chứng sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer
4
2
Bảng 1.2
Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng suy giảm nhận thức
9
3
Bảng 2.1
Phân nhóm thử khả năng sống sót sau gây độc tế bào
bằng βA 25-35
25

4
Bảng 2.2
Phân nhóm thí nghiệm và điều trị
27
5
Bảng 3.1
Thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ của các lô thí
nghiệm ở bài tập nhìn thấy bến đỗ
32
6
Bảng 3.2
Thời gian tiềm tàng tìm thấy bến đỗ của các lô thí
nghiệm ở bài tập không nhìn thấy bến đỗ
33
Danh mục hình, sơ đồ
STT


Trang
1
Hình 1.1
Cấu trúc các thành phần Saponin chính trong bacosid A
18
2
Hình 2.1
Sơ đồ các bước đánh giá khả năng sống sót trên tế bào
gây độc bằng beta-amyloid
26
3
Hình 2.2

Sơ đồ qui trình bài tập trên mô hình mê lộ nước Morris
28
4
Hình 2.3
Mô hình thí nghiệm mê lộ nước Morris
29
5
Hình 3.1
Ảnh hưởng của phân đoạn n-butanol Rau đắng biển đối
với khả năng sống sót của tế bào thần kinh vỏ não sau 24
giờ nuôi cấy và thử thuốc
30
6
Hình 3.2
Tác dụng bảo vệ tổn thương tế bào thần kinh vỏ não
nguyên phát gây bởi βA 25-35 của cắn phân đoạn BuOH
chiết từ Rau đắng biển
31
7
Hình 3.3
Tỷ lệ thời gian chuột ở cung phần tư đích
34
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa sút trí tuệ là hậu quả của nhiều bệnh lý thần kinh khác nhau trong đó, bệnh
Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên chứng sa sút trí tuệ. Chứng sa sút
trí tuệ gây ra sự suy giảm năng lực nhận thức và hành vi của bệnh nhân, rút ngắn
cuộc sống bệnh nhân khi bệnh tiến triển. Căn bệnh này vốn được coi là bệnh tuổi
già, do nguy cơ sa sút trí tuệ tăng lên theo tuổi. Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế

giới (WHO) năm 2012, ở khu vực Âu – Mỹ bệnh hay gặp nhất ở độ tuổi 80-89, ở
châu Á là 75-84 tuổi và ở Châu Phi hay gặp nhất trong độ tuổi 70 -79 [101]. Tuy
nhiên, độ tuổi mắc bệnh hiện đang giảm dần [49], [101]. Các nhà nghiên cứu ước
tính trên toàn thế giới có gần 7,7 triệu ca mới mắc mỗi năm. Chứng sa sút trí tuệ còn
tăng gánh nặng cho gia đình bệnh nhân, cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và cho nền
kinh tế của hầu hết các quốc gia [101]. Theo hiệp hội Alzheimer quốc tế, Alzheimer
và chứng sa sút trí tuệ là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 6 ở Bắc Mỹ. Trong
năm 2012, nước Mỹ cần tới 15,4 triệu người chăm sóc dành cho các bệnh nhân, trị
giá hơn 216 tỷ USD [10]. Việt Nam hiện chưa có con số thống kê đầy đủ.
Hiện chưa có phương pháp nào thực sự có hiệu quả trong điều trị chứng sa sút trí
tuệ nói chung và bệnh Alzheimer nói riêng. Các phương pháp điều trị bằng thuốc
kết hợp với chăm sóc chỉ có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh, làm chậm sự mất
chức năng nhận thức, hành vi của bệnh nhân. Hơn nữa, các thuốc đang được sử
dụng để điều trị suy giảm nhận thức còn nhiều tác dụng không mong muốn và gây
nhiều độc tính trên bệnh nhân. Các thuốc mới đã và đang được nghiên cứu, tuy
nhiên, cơ chế bệnh sinh phức tạp cũng khiến cho việc nghiên cứu các phương pháp
điều trị khó khăn và kém toàn diện. Hiện nay, xu hướng nghiên cứu thuốc điều trị
suy giảm nhận thức từ dược liệu là một hướng có triển vọng. Ở Việt Nam, một số
nghiên cứu đã được thực hiện để đánh giá tác dụng tăng khả năng học tập và bảo vệ
tế bào thần kinh từ dược liệu như các saponin trong Sâm Ngọc Linh, Hương Nhu
Tía, Củ bình vôi, …
Rau Đắng Biển hay còn gọi là Rau sam đắng, tên khoa học Bacopa monnieri
(Linn.) Pennell họ Hoa Mõm Chó (Scofulariacea) là cây thuốc được sử dụng trong
2

y học cổ truyền Ấn Độ làm thuốc bổ thần kinh, tăng cường trí nhớ, trị bệnh động
kinh [1], [2]. Ở Việt Nam, Rau đắng biển mọc hoang dại, được sử dụng làm rau ăn
và cũng được dùng như một vị thuốc điều trị một số chứng bệnh trong y học dân
gian. Việc nghiên cứu tác dụng trên trí nhớ, khả năng học tập của cây Rau Đắng
Biển đã được nghiên cứu trên thế giới và bước đầu được nghiên cứu ở Việt Nam

[3], [4] tuy nhiên vẫn chưa được đầy đủ về cả số lượng và chất lượng kết quả
nghiên cứu. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “ Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào
thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn n-butanol chiết từ
cây Rau đắng biển ”. Khóa luận nằm trong đề tài cấp Bộ Y tế “Nghiên cứu tác dụng
cải thiện khả năng học, nhớ và bảo vệ tế bào thần kinh của cây Rau đắng biển
(Bacopa monnieri (Linn.) Wettst.) theo hướng làm thuốc điều trị Alzheimer” (Phê
duyệt QĐ số 769/QĐ-BYT, ngày 13 tháng 3 năm 2012, chủ nghiệm đề tài: TS.
Phạm Thị Nguyệt Hằng – Viện dược liệu trung ương.)
Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh của phân đoạn n-butanol chiết từ cây
Rau đắng biển trên tế bào vỏ não nguyên phát bị gây độc bằng protein beta-
amyloid.
- Đánh giá tác dụng cải thiện khả năng học tập nhận thức trên chuột nhắt trắng bị
gây suy giảm trí nhớ do thiếu máu não cục bộ tạm thời của phân đoạn n-butanol
chiết từ cây Rau đắng biển.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Một vài khái niệm về bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ
1.1.1. Khái niệm
Chứng sa sút trí tuệ (Dementia) được định nghĩa là sự suy giảm khả năng nhận
thức và giảm khả năng thực hiện “thành công” các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
[24]. Theo phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 - ICD10, “Chứng sa sút trí tuệ (F00-
F03) là một hội chứng do bệnh của não bộ, thường có tính chất mạn tính hay tiến
triển, trong đó có sự xáo trộn của nhiều chức năng vỏ não cao hơn, bao gồm cả trí
nhớ, tư duy, định hướng, tính toán, năng lực học tập, ngôn ngữ và phán xét”. Ý thức
của bệnh nhân không bị mất đi. Sự suy giảm nhận thức thường được đi kèm hoặc
xuất hiện trước sự suy giảm khả năng kiểm soát cảm xúc, hành vi xã hội, hoặc động

cơ của bệnh nhân. Hội chứng sa sút trí tuệ hay gặp ở bệnh Alzheimer, bệnh mạch
máu não và trong các bệnh khác là nguyên nhân nguyên phát hoặc thứ phát ảnh
hưởng tới bộ não [102]. Trong đó, bệnh Alzheimer là nguyên nhân phổ biến nhất,
chiếm khoảng 50% - 70% số trường hợp rối loạn chức năng nhận thức [24], [49].
1.1.2. Phân loại
a. Phân loại hội chứng sa sút trí tuệ
Các rối loạn tạo thành chứng sa sút trí tuệ được phân loại và xác định trên cơ sở
các yếu tố gây bệnh khác nhau và những con đường sinh lý khác nhau. Trong một
số tài liệu, chứng sa sút trí tuệ được phân loại thành các typ hoặc các dạng [10],
[24], [29], [49]. Các typ phổ biến của chứng sa sút trí tuệ gồm:
 Sa sút trí tuệ bệnh Alzheimer (Dementia in Alzheimer disease)
 Sa sút trí tuệ bệnh mạch máu (Vascular dementia)
 Sa sút trí tuệ do thể Lewy (Lewy body dementia)
 Sa sút trí tuệ thùy trán-thái dương, gồm cả bệnh Pick (Frontotemporal
dementia, Pick’s disease)
 Sa sút trí tuệ do các nguyên nhân có thể đảo ngược khác như: nhiễm độc
mạn tính (do rượu hoặc thuốc), thiếu vitamin, bệnh tâm thần, hormon và suy
4

chức năng các cơ quan (suy giáp, suy gan, suy thận…), chấn thương đầu và tổn
thương não lan tỏa, nhiễm trùng mạn tính (đặc biệt là HIV), …
b. Phân loại sa sút trí tuệ trong bệnh Alzeimer
Bệnh Alzheimer thường được phân loại theo thời điểm khởi phát [49], [102].
Hệ thống ICD 10 đã phân loại chứng sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer như sau
(bảng 1.1):
Bảng 1.1 Phân loại chứng sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer
F00.0
Sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer xuất hiện sớm: Mất trí nhớ trong
bệnh Alzheimer khởi phát trước tuổi 65, quá trình diễn biến xấu đi nhanh
chóng với nhiều dấu hiệu rối loạn chức năng vỏ não cao hơn.

F00.1
Sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer xuất hiện muộn: Mất trí nhớ trong
bệnh Alzheimer khởi phát sau tuổi 65, thường từ >70 tuổi, tiến triển chậm,
với sự suy giảm trí nhớ là nét đặc trưng chính.
F00.2
Sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer không điển hình hoặc kiểu hỗn
hợp
F00.9
Sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer không xác định

1.2. Cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân và các cơ chế bệnh sinh của bệnh Alzheimer chưa được biết chính
xác. Tuy nhiên, tuổi cao và yếu tố gia đình là những nguy cơ quan trọng nhất. Các
dấu hiệu tổn thương trong bệnh Azheimer là mảng bám và đám rối thần kinh nằm ở
khu vực vỏ não và các cấu trúc thùy thái dương trung gian của não (entorhinal/
perirhinal cortex và vùng hải mã), vỏ thái dương bên và nhân đáy Maynert [24],
[49]. Cùng với những tổn thương, xảy ra sự thoái hóa tế bào thần kinh và các khớp
thần kinh và sự teo vỏ não [24], [40], [49].
1.2.1. Giả thuyết beta Amyloid
5

β-amyloid peptid (βAP) là những sản phẩm tự nhiên của quá trình chuyển hóa bao
gồm 36-43 axit amin. βA42 ít phổ biến hơn so với các βAP nhưng lại dễ bị kết tụ và
hình thành mảng bám. βAP có nguồn gốc từ sự phân giải protein tiền chất amyloid
(amyloid precursor protein - APP) tuần tự bởi các enzym: beta-site amyloid
precursor protein–cleaving enzyme 1 (BACE-1) - một β-secretase và γ-secretase -
một phức hợp protein với presenilin 1. Sự mất cân bằng giữa sản xuất, thanh thải
các peptid làm cho các βAP dư thừa tích lũy và kết tụ lại gây độc cho tế bào. Giả
thiết này dựa trên các nghiên cứu về các hình thức di truyền của bệnh Alzheimer
(trong đó có hội chứng Down) và các bằng chứng cho thấy Aβ42 gây độc cho các tế

bào [24], [40], [49].
1.2.2. Giả thuyết đám rối thần kinh (Neurofibrillary Tangles - NFTs)
Đám rối thần kinh - NFTs thường được tìm thấy trong các tế bào của vùng hải
mã và vỏ não ở người bệnh Alzheimer. NFTs được hình thành từ protein tau
phosphoryl hóa bất thường. Protein tau có vai trò ổn định cấu trúc vi ống, giúp hệ
thống vi ống thực hiện chức năng nâng đỡ tế bào, chức năng vận chuyển và vận
động tế bào chất. Khi sợi tau bị phosphoryl hóa bất thường tại một vị trí cụ thể,
chúng không thể liên kết một cách hiệu quả với các vi ống làm chức năng của
chúng bị gián đoạn dẫn tới gây chết tế bào. Mật độ của các NFTs tương quan với
mức độ nghiêm trọng của bệnh mất trí nhớ bởi chúng là một dấu hiệu về sự chết đi
của các tế bào thần kinh. NFTs cũng được tìm thấy trong bệnh sa sút trí tuệ khác
ngoài bệnh Azheimer [24], [40], [49].
1.2.3. Giả thuyết Cholinergic và những bất thường về các chất dẫn truyền
thần kinh khác
Tổn thương tế bào thần kinh có thể được nhìn thấy cùng với cấu trúc mảng bám.
Rối loạn chức năng và thoái hóa tế bào lan tỏa dẫn đến một loạt các khiếm khuyết
dẫn truyền thần kinh, trong đó các bất thường trên hệ cholinergic là nổi bật nhất.
Mất hoạt động của cholinergic tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh
6

Azheimer. Vào giai đoạn muộn của bệnh Azheimer, số lượng các tế bào thần kinh
cholinergic và số lượng các thụ thể nicotinic trong vùng hải mã và vỏ não giảm
xuống. Thụ thể nicotinic trước sinap có vai trò kiểm soát việc giải phóng của
acetylcholin, cũng như các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng khác cho bộ nhớ và
tâm trạng, bao gồm glutamat, serotonin và norepinephrin. Giả thuyết cholinergic lý
giải việc mất tế bào cholinergic là nguyên nhân suy giảm nhận thức trong bệnh
Azheimer, do đó, việc tăng chức năng hệ cholinergic có thể cải thiện triệu chứng
mất trí nhớ.
Ngoài những bất thường hệ cholinergic, các nghiên cứu cũng cho thấy một số rối
loạn hoạt động ở nhiều con đường dẫn truyền thần kinh khác như tế bào thần kinh

serotonin của hạt nhân raphe và các tế bào noradrenergic của nhân lục (ceruleus
locus) bị chết, tăng hoạt động của monoamin oxidase typ B (monoamin oxidase typ
B được tìm thấy chủ yếu trong não và trong tiểu cầu và chịu trách nhiệm cho quá
trình chuyển hóa dopamin), rối loạn điều hòa glutamat (được coi là một trong những
quá trình trung gian chính dẫn đến suy giảm trí tuệ trong những chấn thương thần
kinh sau đột quỵ hoặc sau chấn thương sọ não cấp tính) [24], [40], [49].
1.2.4. Các chất gây viêm trung gian
Giả thuyết cho rằng, khi βAP kết tụ, các thực bào tiểu thần kinh đệm (microglia)
được kích hoạt và tăng cường phản ứng của các tế bào hình sao với các mảng bám.
Các thực bào tiểu thần kinh đệm làm giảm βAP qua thực bào. Các tế bào hình sao
đưa βAP vào tế bào chất gián tiếp qua receptor và vận chuyển βAP vào tuần hoàn
chung, do đó cũng làm giảm βAP. Tuy nhiên, việc kích hoạt mạn tính các tiểu thần
kinh đệm dẫn tới giải phóng các cytokin như interleukin-1(IL-1), interleukin-6 (IL-
6) và yếu tố hoại tử u (TNF-α), nictric oxid … làm tổn thương các tế bào thần kinh
và thúc đẩy quá trình viêm liên tục. Trên thực tế, nhiều cytokin và chemokin tăng
lên trong não bệnh nhân Azheimer và một số kiểu đa hình gen tiền viêm được báo
cáo là có liên quan với bệnh Azheimer [24], [40], [49].
7

1.2.5. Các cơ chế khác
Ngày càng có nhiều bằng chứng về một mối quan hệ nhân-quả giữa các bệnh tim
mạch và những yếu tố nguy cơ tim mạch với tỷ lệ mắc bệnh Azheimer. Các yếu tố
nguy cơ tim mạch cũng là những yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ bao gồm: tăng huyết
áp, tăng lipoprotein cholesterol tỉ trọng thấp (LDL- cholesterol), giảm lipoprotein
cholesterol tỷ trọng cao (HDL - cholesterol) và bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ thông qua các yếu tố liên
quan đến "hội chứng chuyển hóa" (rối loạn lipid máu và tăng huyết áp) và thông
qua bất thường insulin. Rối loạn trong con đường tín hiệu insulin (insulin-signaling
pathways), cả ở ngoại vi và ở não, có liên quan đến bệnh Azheimer. Insulin cũng có
vai trò trong việc điều chỉnh sự chuyển hóa của βAP và protein tau.

Bệnh mạch máu não có thể làm nặng thêm sự suy giảm nhận thức của bệnh
Azheimer do các mạch máu bất thường có thể làm giảm cung cấp các chất dinh
dưỡng cho tế bào thần kinh và giảm độ thanh thải của βAP từ não bộ, làm tăng tốc
độ lắng đọng amyloid và làm tăng độc tính của amyloid cho tế bào thần kinh.
Những nghiên cứu đã tìm thấy nhiều mối liên hệ giữa cholesterol và sự xuất hiện
của bệnh Azheimer. Apolipoprotein E là một lipoprotein có nhiệm vụ vận chuyển
cholesterol trong não. ApoE4 có liên quan đến tăng lắng đọng của βAP và được cho
là đóng vai trò như một chất điều hòa thúc đẩy trong quá trình bệnh sa sút trí tuệ
mạch máu. Cholesterol được vận chuyển bằng LDL vào tế bào thần kinh và liên kết
với NFTs. Mức cholesterol cao trong tế bào thần kinh não có thể làm thay đổi chức
năng màng tế bào, dẫn đến hình thành các βAP và các mảng bám.
Những giả thuyết khác được đề xuất để giải thích bệnh Azheimer bệnh bao gồm
sự oxy hóa, rối loạn chức năng ty thể và những ảnh hưởng của estrogen ở phụ nữ
sau mãn kinh. Rối loạn chức năng của ty thể có thể làm gián đoạn quá trình chuyển
hóa năng lượng trong tế bào thần kinh, giải phóng các gốc tự do và gây mất cân
bằng oxi hóa. Estrogen được cho là có vai trò thúc đẩy tăng trưởng tế bào thần kinh
8

và ngăn chặn quá trình oxi hoá như một tác nhân chống oxi hóa, do đó sẽ có lợi cho
các tế bào tiếp xúc với βAP. Estrogen có thể đóng vai trò trong việc duy trì dẫn
truyền thần kinh qua cholinergic, tăng số lượng thụ thể NMDA ở các vùng não liên
quan đến việc ghi lại những ký ức mới và ngăn ngừa tổn thương tế bào. Thực tế,
estrogen làm tăng lưu lượng máu não, tăng sử dụng glucose, làm giảm nồng độ
ApoE trong huyết tương và làm giảm căng thẳng do liên quan đến quá trình giải
phóng glucocorticoid.
Cho tới nay, chưa có cơ chế bệnh sinh nào được chứng minh là cơ chế chính.
Nhưng tất cả các giả thuyết đều dẫn đến một hậu quả: sự thoái hóa của tế bào thần
kinh trong vùng não cao hơn; hình thành NFTs và mảng bám; sự suy giảm hoạt
động nghiêm trọng hệ cholinergic và sự mất nhận thức tiến triển từ từ cho tới khi
bệnh nhân tử vong [24], [40], [49].

1.3. Các thuốc điều trị Alzheimer
Mục tiêu chính của việc điều trị trong bệnh Azheimer là điều trị triệu chứng khó
khăn về nhận thức và bảo vệ các chức năng của bệnh nhân càng lâu càng tốt. Mục
tiêu thứ cấp bao gồm điều trị các di chứng tâm thần và hành vi của bệnh. Các biện
pháp không dùng thuốc chủ yếu là cung cấp thông tin cho người chăm sóc bệnh
nhân [24], [29], [49]. Ngoài ra, việc phòng bệnh được thực hiện bằng cách can thiệp
vào cơ chế gây bệnh quan trọng ở giai đoạn trước khi có triệu chứng [29].
1.3.1. Các nhóm thuốc điều trị Alzheimer
 Những nhóm thuốc chủ yếu được sử dụng trong điều trị bệnh Alzheimer
nhằm can thiệp vào những triệu chứng suy giảm nhận thức (cognitive symptoms)
và bảo vệ duy trì chức năng là [24], [49], [70], [8]:
 Nhóm ức chế cholinesterase : donepezil, galantamin, rivastigmin
 Nhóm ức chế glutamat: memantin
 Các thuốc sử dụng với những cách tiếp cận điều trị khác: liệu pháp estrogel,
thuốc chống viêm, thuốc hạ lipid máu.

9

Bảng 1.2 Các nhóm thuốc điều trị triệu chứng suy giảm nhận thức
(cognitive symptoms)

Nhóm
thuốc
Đại diện
Cơ chế
1
Nhóm ức chế
cholinesterase
tacrin
ức chế có hồi phục acetylcholinesterase.

donepezil
ức chế có hồi phục acetylcholinesterase.
rivastigmin
ức chế có hồi phục acetylcholinesterase
và butyrylcholinesterase.
galantamin
ức chế có hồi phục acetylcholinesterase
và điều biến thụ thể nicotinic.
2
Tác dụng trên
hệ glutamat
memantin
đối kháng của thụ thể N-methyl-D-
aspartate (NMDA)
 Những nhóm thuốc được sử dụng điều trị can thiệp những triệu chứng
không thuộc nhận thức (non-cognitive symptoms) [24], [49], [70], [85]:
 Nhóm thuốc chống loạn thần (tâm thần hưng cảm): haloperidol, risperidon,
quetiapin, olanzapin.
 Nhóm thuốc chống trầm cảm: ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRIs)
như: citalopram, fluoxetin, sertralin , nhóm chống trầm cảm ba vòng, trazodon,
venlafaxin …
 Nhóm thuốc chống co giật: carbamazepin, valproic acid
1.3.2. Tacrin
- IUPAC Name: 1,2,3,4-tetrahydroacridin-9-amine
- Mã ATC: N06DA01
- Công thức phân thử: C13H14N2

- Tính chất: tacrin là bột trắng, dễ tan trong nước, trong dung dịch acid hydrocloric
0.1N, dung dịch đệm acetat pH 4, dung dịch đệm phosphat (pH 7.0 đến pH 7.4),
10


dung dịch methanol, ethanol, dimethylsufoxid và propylen glycol, hơi tan trong acid
linoleic và polyethylen glycol 400 [95].
- Tác dụng: Tacrin là thuốc đầu tiên thuộc nhóm ức chế acetylcholinesterase
được cục quản lý dược Mỹ phê duyệt điều trị bệnh Alzheimer năm 1993. Tuy nhiên,
do độc tính trên gan, cùng với sự xuất hiện của nhiều thuốc cùng nhóm có ít độc
tính hơn, tacrin không còn được sử dụng hoặc với một số hướng dẫn chỉ dùng như
lựa chọn thứ 2 trong điều trị bênh Alzheimer [72].
1.3.3. Hạn chế của các thuốc điều trị Alzheimer
1.3.3.1. Về hiệu quả điều trị
Chứng sa sút trí tuệ trong bệnh Alzheimer là hậu quả của những thoái hóa không
hồi phục thần kinh não bộ. Các phương pháp điều trị hiện tại không có hiệu quả kéo
dài tuổi thọ, chữa khỏi bệnh bệnh Azheimer, hoặc tạm dừng hoặc đảo ngược quá
trình sinh lý bệnh [49]. Hai nhóm thuốc chính đang sử dụng là thuốc ức chế
cholinesterase và thuốc tác dụng trên hệ glutamat dựa trên hai giả thuyết cơ chế
bệnh sinh của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, cơ chế bệnh sinh chính bệnh Alzheimer
đến nay còn chưa được xác định rõ ràng và hai giả thuyết này chỉ là một phần trong
rất nhiều con đường dẫn đến việc tế bào thần kinh bị phá hủy [49]. Nhóm thuốc ức
chế cholinesterase chỉ định cho trường hợp bệnh nhẹ đến trung bình, có hiệu quả ổn
định nhận thức tạm thời, hoặc làm giảm rất nhỏ sự suy giảm nhận thức, 20-30%
bệnh nhân đã điều trị giảm được 7 điểm trong thang điểm đáng giá nhận thức -
ADAS-Cog (tương đương giảm được 1 năm suy giảm nhận thức), hay chỉ giảm 5-
15% so với giả dược khi theo dõi từ 6 đến 12 tháng [44], [45], [62]. Memantin được
dùng cho bệnh nhân ở giai đoạn trung bình đến nặng, ở những người không dùng
được thuốc ức chế cholinesterase [70]. Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu
quả của memantin khi đánh giá bằng thang ADAS-cog so với giả dược ở thời điểm
12 - 24 tuần điều trị, nhưng không cho thấy lợi ích từ 24 – 48 tuần [69].
Những nhóm thuốc điều trị triệu chứng không thuộc nhận thức: các thuốc chống
loạn thần, thuốc chống trầm cảm, chống co giật chỉ được sử dụng khi những triệu
chứng về tâm-thần kinh ở mức độ nghiêm trọng, gây khó khăn cho chức năng hoạt

11

động của bệnh nhân và các hoạt động chăm sóc cần thiết của người chăm sóc, hoặc
có thể gây nguy hiểm cho bản thân bệnh nhân hoặc người khác. Việc điều trị phải
dựa trên sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ [49], [70], [85]. Ngoài ra, thuốc hướng
thần còn có tác dụng kháng cholinergic, vì vậy chúng có thể làm bệnh trầm trọng
hơn hoặc tác động đến việc sử dụng thuốc ức chế cholinesterase [49].
1.3.3.2. Về tương tác thuốc, tác dụng không mong muốn
 Nhóm ức chế cholinesterase
 Tác dụng không mong muốn của nhóm ức chế cholinesterase thường do các
tác dụng kích thích cholinergic quá mức và phụ thuộc vào liều như: buồn nôn, nôn,
tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, nhức đầu, tiết nước bọt, đổ mồ hôi, nhịp chậm,
chuột rút, ngất, mệt mỏi, mất ngủ, kích động, … trong đó nôn, buồn nôn, tiêu chảy
được báo cáo nhiều nhất. Tacrin gây nhiễm độc gan sau khoảng 3 tháng ở 30 - 40%
số bệnh nhân biểu hiện bởi tăng men gan và trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc
[44], [49], [72].
 Tương tác thuốc của các thuốc trong nhóm ức chế cholinesterase có thể gặp
như: donepezil và glantamin chuyển hóa qua hệ Cytocrom P450, emzym CYP3A4,
nên chúng có nguy cơ gây tương tác với các thuốc ức chế hoặc gây cảm ứng trên hệ
enzym này: carbamazepin, dexamethason, phenobarbital, phenytoinand, rifampicin,
erythromycin … Ngoài ra, các thuốc trong nhóm còn có thể gây tương tác thuốc với
các nhóm: thuốc chống loạn thần, các azol chống nấm, nhóm ức chế thụ thể H2,
chẹn kênh calci, các thuốc tác dụng lên acetylcholin khác, … [51]
 Nhóm ức chế glutamat
 Tác dụng không mong muốn: táo bón, lú lẫn, chóng mặt, đau đầu, ảo giác, ho
và cao huyết áp [49], [62].
 Thuốc có thể gây tương tác với các nhóm thuốc: chống điều trị tiểu đường,
co-trimoxazol, các chất gây kiềm hóa nước tiểu … [51].



12

1.4. Nghiên cứu thuốc điều trị Alzheimer
Phát triển thuốc mới chủ yếu theo hai hướng. Hướng thứ nhất, tập trung vào các
thuốc làm giảm nồng độ βAP não hoặc các dạng hoạt động của nó. Hướng thứ hai
bao gồm tất cả các chiến lược điều trị khác [49], [81].
1.4.1. Nghiên cứu thuốc nhằm làm giảm βAP
Để giảm nồng độ βAP trong não, thuốc có thể tác dụng vào các quá trình: giảm
tổng hợp βAP, giảm lắng đọng và thúc đẩy quá trình thải trừ βAP.
Để làm giảm tạo thành βAP các thuốc được nghiên cứu theo hướng tác dụng ức
chế β-secretase và γ-secretase. Do β-secretase 1 còn có các cơ chất khác (bao gồm
neuregulin -1 tham gia vào quá trình myelin hóa) nên việc ức chế enzym này có thể
gây độc tính. Cho đến nay chưa có dữ liệu về hiệu quả của thuốc ức chế của β-
secretase trên thử nghiệm lâm sàng [49], [81].
Các thuốc ức chế γ-secretase cũng đang được chú ý nghiên cứu. γ-secretase là
phức hợp enzym, ngoài cơ chất là APP, γ-secretase còn tham ra phân cắt một số
protein trong màng tế bào như thụ thể Notch, ErbB4, thụ thể p75NTR neurotrophin,
N-cadherin, tiểu đơn vị kênh natri β4 [81]. Việc ức chế γ-secretase có thể ức chế
con đường tín hiệu Notch gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng trên đường tiêu
hóa, tuyến ức, lá lách, trên da động vật thí nghiệm và trên người. Semagacestat là
chất ức chế γ-secretase đầu tiên đã qua thử nghiệm lâm sàng và được chứng minh là
làm giảm nồng độ βAP trong huyết tương và giảm sản xuất βAP ở thần kinh trung
ương. Hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng pha 3 với semagacestat đã
dừng lại sớm vì một số tác dụng bất lợi nghiêm trọng, bao gồm huyết học, tiêu hóa
và nhiễm độc da, được cho là do semagacestat ức chế của con đường tín hiệu Notch.
Một số thuốc khác cùng nhóm như begacestat, avagacestat đang được đánh về giá
mức độ chọn lọc và an toàn so với hiệu quả trên lâm sàng [23], [39], [42], [43]. Một
số loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) có tác động lên γ-secretase
nhưng không ức chế hoàn toàn γ-secretase, chúng có tác dụng làm giảm βA40 và
βA42, trong khi làm tăng βA38. Tarenflurbil (một đồng phần quang học

flurbiprofen) đã được thử nghiệm lâm sàng pha 3 nhưng không có tác dụng làm
13

chậm suy giảm nhận thức [36], trong khi làm tăng chóng mặt, thiếu máu và nhiễm
trùng. Sự thất bại của tarenflurbil có thể do hiệu lực thấp và khả năng thâm nhập
não kém [49], [81]. Hơn nữa, ức chế cyclo-oxygenase trong tiểu thần kinh đệm có
thể dẫn đến sự ức chế thải trừ βAP [49]. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, các
thuốc thuộc nhóm 1,4-dihydropyridin (DHP) chẹn kênh canxi typ L có ảnh hưởng
đến quá trình sản xuất βAP [32], [33]. Nilvadipin và amlodipin cũng có tác dụng ổn
định nhận thức ở một số bệnh nhân tăng huyết áp có suy giảm nhận thức nhẹ, thuốc
dung nạp tốt và không gây ra tác dụng hạ huyết áp nguy hiểm [38] [52]. Nilvadipin
và amlodipin đang được nghiên cứu từ những tác dụng làm giảm sản xuất βAP từ
APP in vitro và làm giảm tích lũy do giảm sản xuất và tăng thải trừ βAP qua hàng
rào máu não khi điều trị thử nghiệm bằng đường uống dài hạn [33].
Các thuốc làm giảm sự lắng đọng của βAP được nghiên cứu với cơ chế ức chế
các tiểu đơn vị βAP tập hợp thành các oligomer khó tan, hoặc kích hoạt thải trừ qua
phản ứng miễn dịch. Một số chất ức chế kết tập βAP như Tramiprosat, PBT2,
Scyllo-inositol … đang được nghiên cứu. Tramiprosat cho thấy tác dụng giảm nồng
độ βAP trong dịch não tủy ở nghiên lâm sàng pha 2, tuy nhiên không có tác dụng
cải thiện trí nhớ ở thử nghiệm lâm sàng pha 3 [34], [49]. PBT2 là một quinolone 8-
hydroxy, thấm tốt qua dịch não tủy khi dùng bằng đường uống, có tác dụng thúc
đẩy thải trừ βAP oligomer và phục hồi khả năng nhận thức trong mô hình bệnh
Azheimer trên chuột [8] [30], tuy nhiên trong thử nghiệm lâm sàng pha 2a gần đây,
PBT2 làm giảm βA42 trong dịch não tủy và cải thiện nhận thức, nhưng không thấy
mối tương quan có ý nghĩa giữa sự giảm βAP trong dịch não tủy và sự thay đổi
nhận thức [30]. Scyllo-inositol có thể liên kết trực tiếp với βAP oligomer, thúc đẩy
phân ly của βAP oligomer [11], [31]. Trong thử nghiệm lâm sàng, Scyllo-inositol
làm tăng khối lượng não thất, nhưng ít cải thiện về tình trạng lâm sàng, thử nghiệm
liều cao của thuốc buộc phải ngưng sớm do gây nhiều tác dụng phụ [81].
Phương pháp miễn dịch đã được nghiên cứu bao gồm vaccin AN-1792 và miễn

dịch thụ động thông qua truyền kháng thể, nhằm tăng thải trừ βAP. Vaccin AN-
14

1792 là liệu pháp miễn dịch đầu tiên được nghiên cứu, nghiên cứu lâm sàng pha 2
trên người của AN-1792 đã phải dừng lại do một số lượng bệnh nhân bị viêm não,
sau đó tiến triển thành viêm màng não vô khuẩn. Những nghiên cứu dài hạn và toàn
diện về bệnh học lâm sàng của các bệnh nhân điều trị AN-1792 có thể cho kết quả
khả quan trong việc cải thiện suy giảm nhận thức và làm giảm mảng bám ở não;
nhưng tiêm chủng AN-1792 không có nhiều lợi ích có ý nghĩa cho những bệnh nhân
khởi phát muộn - là hình thức phổ biến của bệnh Azheimer [49] [81]. Liệu pháp
kháng thể đơn dòng bắt đầu được nghiên cứu gần đây, kết quả từ hai thử nghiệm
lâm sàng pha 3 với bapineuzumab và solaneuzumab không mang lại kết quả mong
muốn. Nguyên nhân có thể là các chất này chọn sai loại βAP đích hoặc do thuốc sử
dụng quá muộn trong quá trình bệnh. Một số kháng thể đơn dòng mới với đích
nhắm là nhiều loại amyloid-β khác nhau đang được thử nghiệm [49], [81].
1.4.2. Nghiên cứu thuốc tác dụng trên các đích khác
Giả thuyết đám rối thần kinh trong bệnh sinh của bệnh Azheimer đã khiến Tau
protein trở thành một đích tác dụng trong nghiên cứu thuốc điều trị bệnh Azheimer.
Bằng chứng thực nghiệm cho thấy có tương tác giữa βAP và Tau protein
phosphoryl hóa bất thường, theo đó, những mảng βAP kết tụ kích thích hoạt hóa các
kinase khác nhau như cyclin kinase, cyclin dependent kinase 5 (CDK5) và glycogen
synthase kinase 3b (GSK3b) [40]. Các nghiên cứu gần đây hướng tới phát triển các
thuốc ức chế protein Tau-phosphoryl hóa và các chất ngăn chặn kết tụ Tau protein
thành đám rối và/hoặc thúc đẩy tháo gỡ đám rối. GSK3b là enzym chính tham gia
vào quá trình phosphoryl hóa Tau protein [16], [40]. Lithium và valproat được cho
là có khả năng ức chế GSK3b và giảm Tau- phosphoryl hóa trên mô hình động vật
[41], [99]. Tuy nhiên, không có đủ bằng chứng chứng minh được thuốc trầm cảm
nói chung có tác dụng lên sự suy giảm nhận thức. Hơn nữa, các thuốc này còn gây
tác dụng phụ năng nề, đặc biệt đối với người cao tuổi [103]. Một số chất khác cũng
đang được nghiên cứu như một tác nhân ức chế GSK3b như: JGK-263, glucagon-

like peptide-1… [21], [46], [59]. Methylthioninium clorua (MTC, methylene blue),
là một hợp chất có triển vọng do có tác động lên sự khiếm khuyết chức năng của ty
15

thể và hoạt động trao đổi chất của tế bào, làm giảm hình thành các mảng βAP và các
đám rối thần kinh [22], [27], [47], [67]. Cần có thêm nhiều thử nghiệm hơn nữa
được thực hiện để kiểm chứng và phát triển thuốc theo hướng này.
Gần đây, liệu pháp miễn dịch tác động lên cơ chế bệnh sinh qua con đường Tau
protein hay đám rối thần kinh được chú ý. Những thử nghiệm được tiến hành cho
thấy các tác nhân miễn dịch này có tác dụng làm giảm kết tụ Tau protein, giảm tạo
thành đám rối thần kinh. Những kết quả ban đầu này hi vọng sẽ mang lại một hướng
phát triển mới trong điều trị bệnh Azheimer và những bệnh sinh liên quan Tau
protein [19], [89], [104].
Các loại thuốc thiazolidinedion, rosiglitazon và pioglitazon làm giảm đề kháng
insulin và cũng có thể có tác dụng kháng viêm, gần đây đã được thử nghiệm trên
người bệnh Azheimer, nhưng hầu hết các thử nghiệm cho thấy không có bằng
chứng về hiệu quả [49]. Latrepirdine (dimebon) là một kháng histamin không chọn
lọc đã được thử nghiệm trong điều trị Alzheimer như một tác nhân bảo vệ tế bào
thần kinh từ những năm 2000 [15], [57], [100]. Một thử nghiệm pha 2 đã cho kết
quả đáng chú ý khi mang lại lợi ích trong sự tăng cường khả năng nhận thức trên
bệnh nhân [28], , nhưng thử nghiệm lâm sàng pha 3 của latrepirdin đã thất bại (được
công bố trên clinicaltrials.gov), tuy nhiên các loại thuốc bảo vệ tế bào thần kinh
khác vẫn đang được nghiên cứu.
1.5. Một số mô hình nghiên cứu thuốc tác động lên nhận thức và các bệnh sa
sút trí tuệ
Nghiên cứu các tác dụng lên nhận thức trên động vật là phương pháp phổ biến
để nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc thuốc tác dụng lên nhận thức và các bệnh
gây sa sút trí tuệ. Kỹ thuật phân tích hành vi sử dụng động vật để nghiên cứu những
mô hình bệnh ở người và dự đoán các tác dụng của thuốc được sử dụng rộng rãi
[80]. Trên thế giới, các mô hình nghiên cứu tác dụng của thuốc trên khả năng học

tập và trí nhớ được áp dụng phổ biến dựa trên khả năng nhận diện vật thể, nhận diện
mùi, không gian như: mê cung nước Morris (Morris water maze test), mê cung chữ
T/chữ Y ( T/Y Maze Spontaneous Alternation Test), mô hình nhận diện đối tượng
16

(2-object Novel Object Recognition Test, Object-Location memory task), mô hình
né tránh thụ động (passive avoidence task), … [14] [54], [63], [71], [73], [74], [75],
[93], [96]. Những mô hình này không giải thích được cơ chế tác dụng dược lý của
thuốc thử nghiệm. Tuy nhiên, những thử nghiệm phân tích hành vi vẫn là công cụ
không thể thiếu, cùng với những thông tin thu được từ nghiên cứu phân tử và tế bào
được đưa vào thực thành trong nghiên cứu hành vi động vật một cách đầy đủ [80].
Cùng với sự phát triển công nghệ sinh học tế bào và công nghệ sinh học phân tử,
việc tiến hành các mô hình nghiên cứu khác ở mức độ tế bào hay mức độ phân tử là
cần thiết để xác định đích tác dụng của thuốc trong các quá trình bệnh sinh cụ thể. Ở
cấp độ tế bào và dưới tế bào, việc đánh giá tác dụng dược lý của thuốc trên những
quá trình bệnh sinh gây sa sút trí tuệ đã được tiến hành. Các mô hình chủ yếu đánh
giá các yếu tố được coi là có đóng góp cho cơ chế bệnh sinh như: quá trình viêm, sự
ô xy hóa, hệ cholinergic, hệ glutamat, trên biểu hiện của các thụ thể, … trên tế bào
thần kinh vỏ não của động vật thí nghiệm. Quá trình viêm được đánh giá bằng mức
độ tác động đến các yếu tố gây viêm như enzym lipoxygenase (LOX),
cyclooxygenase-2 (COX2), các cytokin tiền viêm TNF-α, IL-6, IL-1β… [86], [97],
[93]. Tác dụng trên hệ cholinergic được đánh giá chủ yếu trên khả năng ức chế
enzym choliesterase trong não. Tác dụng chống oxi hóa được đánh giá thông qua
biểu hiện của các enzym chống oxi hóa: catalase (CAT), glutathione peroxidase
(GPX), superoxide dismutase (SOD),… và sự thay đổi của các yếu tố gây oxi hóa
cơ bản (nồng độ malondialdehyd, các gốc oxi hóa, nồng độ hydroperoxid và
carbonyl protein) [12], [60], [76], [ 93]. Đánh giá các tác động trên thụ thể MNDA,
GABA, … cũng đã được tiến hành.
Một số tác giả đã sử dụng mô hình nuôi cấy tế bào thần kinh vỏ não nguyên phát
[12], [60], [65], [93]. Ưu điểm của các mô hình tế bào là khả năng đánh giá trực tiếp

ảnh hưởng của thuốc tới tế bào đích và chỉ cần lượng nhỏ mẫu nghiên cứu.

17

1.6. Vài nét về cây Rau đắng biển
Rau đắng biển có tên khoa học là Bacopa monnieri (Linn.) Pennell (tên khác
Herpetis monnieri (L.) H.B.K., Gratiola monniera L., Septas repens Lour., Bramia
indica Lamk., Bacopa monnieri (Linn.) Wettst.), họ Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae). Cây mọc hoang dại ở nhiều nơi như Ấn Độ, Sri Lanka, Đài
Loan, Trung Quốc, các nước Đông Nam Á …. Cây cũng được tìm thấy ở Hawaii,
Florida và một số tiểu bang miền nam nước Mỹ. Ở Việt Nam, cây có tên gọi Rau
đắng biển, hay Rau sam trắng, Rau sam đắng, cây Ruột gà [1]. Cây mọc ở ven bờ
ruộng, đầm ngập nước ở nhiều vùng trung du và đồng bằng ở trên cả nước. Cây Rau
đắng biển được sử dụng như một loại thực phẩm có tính mát, lợi tiểu. Cây cũng
được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho, bổ thận, dùng ngoài đắp chữa đau nhức do tê
thấp, kết hợp một số vị thuốc khác trong bài thuốc chữa rắn cắn. Ở Ấn Độ, cây Rau
đắng biển cũng được coi như cây thuốc truyền thống và được sử dụng như một vị
thuốc bổ thần kinh, tăng cường trí nhớ, trị bệnh động kinh [1], [2].
Thành phần hóa học của cây Rau đắng biển gồm các saponin nhóm damaran là
bacosid (A, B, C) và bacopasaponin (D, E, F) dựa trên phần genin bacogenin từ A1-
A5, ngoài ra còn có hersaponin, monnierin; các alkaloid Brahmine, herpestin;
flavonoid (luteolin-7-glucoside, glucoronyl-7-apigenin, glucoronyl-7-luteonin),
phytosterol, luteonin, … Thành phần bacosid A đã được định lượng bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) kết hợp với NMR (cộng hưởng từ hạt
nhân), khối phổ. Bốn thành phần chủ yếu được xác định bao gồm: bacosid A3 (1),
bacopasid II (2), jujubogenin isomer của bacopasaponin C (3) và bacopasaponin C
(4) [1], [2], [26], [58]. Cấu trúc các thành phần Bacosia A được thể hiện ở hình 1.1
[26]
18




Hình 1.1 Cấu trúc các thành phần Saponin chính trong bacosid A
Cho tới nay, nhiều nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới đã được thực hiện
nhằm kiểm chứng và nghiên cứu cụ thể hơn về những tác dụng dược lý từ những
thành phần trong dịch chiết của cây rau đắng biển. Tác dụng trên trí nhớ và nhận
thức của cây rau đắng biển đã được nghiên cứu đã có một số kết quả nghiên cứu
trên động vật thí nghiệm [3], [4], [54], [63], [71], [93], [96] và trên người [66], [82]
[83], [90], [91], [92], [94].
Những nghiên cứu trên động vật cho thấy dịch chiết Rau đắng biển làm giảm
thời gian trễ tới đích, giảm chiều dài đường đi ở thử nghiệm mê lộ Morris [54], [71],
[93]; làm tăng khả năng phân biệt các đối tượng ở mô hình nhận diện đối tượng mới
[74], [75]; làm tăng tỷ lệ thay đổi lựa chọn luận phiên ở mê cung chữ Y, chữ T [96]

×