Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của dịch chiết lá các loài gymnema r BR ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 53 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ THU THỦY

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE
MÁU CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CÁC LỒI
TRONG CHI GYMNEMA R.BR.
Ở VIỆT NAM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ

HÀ NỘI – 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

ĐINH THỊ THU THỦY

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG HẠ GLUCOSE
MÁU CỦA DỊCH CHIẾT LÁ CÁC LỒI
TRONG CHI GYMNEMA R.BR.
Ở VIỆT NAM
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SỸ

Người hướng dẫn:
1. TS. Phùng Thanh Hương
2. ThS. Phạm Hà Thanh Tùng
Nơi thực hiện: Bộ mơn hóa sinh
Trường Đại học Dược Hà Nội



HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, trước tiên em xin bày tỏ lời cảm
ơn chân thành tới người thầy hướng dẫn của mình TS. Phùng Thanh Hương
- Bộ mơn Hóa sinh - Trường Đại học Dược Hà Nội. Cô đã cho em rất nhiều
kiến thức quí báu trong phương pháp học tập, nghiên cứu cũng như trong
cuộc sống. Cơ ln hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ths. Phạm Hà Thanh Tùng Bộ môn thực vật - Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện cho em có
được mẫu nghiên cứu và giúp đỡ em trong q trình thực hiện khóa luận.
Em xin cảm ơn các thầy, cô giáo, các anh chị kĩ thuật viên của bộ mơn Hóa
sinh, bộ mơn Dược lý đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Đồng thời em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên và
giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận này.

Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Đinh Thị Thu Thủy


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. iii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ............................ Error! Bookmark not defined.
1.1.

Tổng quan về bệnh Đái tháo đường ................................................ 3

1.1.1. Khái niệm .......................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ ................................................................................ 3
1.1.3. Phân loại ............................................................................................ 5
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán ........................................................................ 6
1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đốn bệnh ĐTĐ .................................. 6
1.1.6. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ........................................................... 7
1.1.7. Các thuốc điều trị ĐTĐ ...................................................................... 8
1.2.

Tổng quan về chi Gymnema R.Br. ................................................ 11

1.2.1. Vị trí phân loại ................................................................................. 11
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố .......................................................... 11
1.2.3. Thành phần hóa học ......................................................................... 14
1.2.4. Tác dụng điều trị ĐTĐ ..................................................................... 15
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... Error! Bookmark not defined.
2.1.

Nguyên liệu ..................................................................................... 18

2.2.

Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 18


2.3.

Phương tiện nghiên cứu ................................................................. 19

2.3.1. Hóa chất ........................................................................................... 19
2.3.2. Thiết bị dùng để chiết và pha chế dịch chiết ..................................... 19
2.3.3. Thiết bị dùng trong quá trình thử tác dụng sinh học ......................... 19


2.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 19

2.4.1. Phương pháp chiết xuất dược liệu .................................................... 19
2.4.2. Phương pháp định lượng glucose huyết............................................ 20
2.4.3. Phương pháp gây tăng glucose máu bằng streptozocin ..................... 20
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu tác dụng hạ glucose máu trên động vật
thí nghiệm ........................................................................................ 21
2.4.5. Xử lí số liệu ..................................................................................... 21

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬNError! Bookmark not defined.
3.1.

Kết quả ........................................................................................... 22

3.1.1. Xác định liều dùng thích hợp có tác dụng hạ glucose máu trên mơ
hình chuột bị gây tăng glucose máu bởi STZ liều 150 mg/kg ........... 22
3.1.2. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex
Schult ............................................................................................... 25
3.1.3. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema latifolium Wall. ex Wight . 27

3.1.4. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema inodorum (Lour.) Decne ... 29
3.1.5. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema yunnanense Tsiang ........... 31
3.1.6. So sánh mức hạ glucose máu giữa các loài Gymnema R.Br. ............ 33
3.2.

Bàn luận .......................................................................................... 34

3.2.1. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex
Schult ............................................................................................... 34
3.2.2. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema latifolium Wall. ex Wight . 35
3.2.3.

Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema inodorum (Lour.) Decne...36

3.2.4. Tác dụng hạ glucose máu của Gymnema yunnanense Tsiang ........... 36
3.2.5. So sánh tác dụng hạ glucose máu giữa các loài Gymnema R.Br. ...... 37
KẾT LUẬN ................................................................................................ 38
KIẾN NGHỊ................................................................................................ 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADA

American Diabetes Association – Hiệp hội đái tháo đường Hoa
Kỳ

BMI


Body Mass Index – Chỉ khối cơ thể

ĐTĐ

Đái tháo đường

GLUT2

Glucose transporter – Yếu tố vận chuyển glucose

GOD

Glucose oxidase

HDL

High density lipoprotein – Lipoprotein tỷ trọng cao

IDF

International Diabetes Federation – Liên đoàn đái tháo đường
thế giới

LDL

Low density lipoprotein – Lipoprotein tỷ trọng thấp

MODY

Maturity Onset Diabetes of the Young – Đái tháo đường khởi

phát lúc trẻ tuổi

STZ

Streptozotocine

WHO

World Health Orgnization – Tổ chức Y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Các mẫu sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3.1 Sự phụ thuộc liều dùng G.sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schul và
tác dụng hạ glucose máu trên mơ hình chuột tăng glucose máu
thực nghiệm bởi STZ
Bảng 3.2 Sự thay đổi glucose máu của các lô chuột uống G.sylvestre
(Retz.) R.Br. ex Schul
Bảng 3.3 Sự thay đổi glucose máu của các lô chuột uống G.latifolium
Wall. ex Wight
Bảng 3.4 Sự thay đổi glucose máu của các lô chuột uống G.inodorum
(Lour.) Decne
Bảng 3.5 Sự thay đổi glucose máu của các lô chuột uống G.yunnanense
Tsiang


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1


Ảnh hưởng của liều dùng G.sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schul đến
mức hạ glucose máu trên chuột tăng glucose máu thực nghiệm
bởi STZ

Hình 3.2

Tỷ lệ % hạ glucose máu của các lơ chuột uống G.sylvestre
(Retz.) R.Br. ex Schul

Hình 3.3

Tỷ lệ % hạ glucose máu của các lô chuột uống G.latifolium
Wall. ex Wight

Hình 3.4

Tỷ lệ % hạ glucose máu của các lơ chuột uống G.inodorum
(Lour.) Decne

Hình 3.5

Tỷ lệ % hạ glucose máu của các lơ chuột uống G.yunnanense
Tsiang

Hình 3.6

Tỷ lệ % hạ glucose máu của các lồi Gymnema R.Br.

Hình P.1 Đặc điểm hình thái lồi Gymnema sylvestre (Retz.) R. Br. ex

Schult
Hình P.2

Đặc điểm hình thái Gymnema inodorum (Loureiro)

Hình P.3

Đặc điểm hình thái Gymnema latifolium Wallich ex Wight

Hình P.4 Đặc điểm hình thái lồi Gymnema yunnanense Tsiang


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh mạn tính, kèm theo nhiều biến
chứng nguy hiểm trên mắt, thận, tim mạch, thần kinh, … Sự gia tăng đột biến
về tỷ lệ người mắc bệnh ĐTĐ đang là một gánh nặng cho ngành y tế nói riêng
và cho tồn xã hội nói chung. Cùng với bệnh tim mạch và ung thư, ĐTĐ là
một trong ba bệnh phát triển nhanh nhất hiện nay. Tổ chức y tế thế giới
(WHO) đã có những cảnh báo về nguy cơ gia tăng ĐTĐ trên tồn thế giới
[30]. Vì vậy, việc điều trị ĐTĐ là mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Việc nghiên cứu, khai thác và phát triển thuốc có nguồn gốc thiên nhiên
là một xu hướng ngày càng phát triển trên toàn thế giới. Đặc biệt, Việt Nam
có nguồn tài nguyên dược liệu phong phú, có nền y học cổ truyền lâu đời. Từ
hướng nghiên cứu đó, đã có rất nhiều loại dược liệu được nghiên cứu và
chứng minh tác dụng hạ glucose máu như: dây thìa canh, hồng tinh, mướp
đắng, ý dĩ,… [12,20].
Chi Gymnema R.Br. họ Trúc đào (Apocynaceae) có khoảng 25 loài,
phân bố ở vùng Tây Châu Phi, Australia, châu Á. Trong chi Gymnema R.Br.

loài Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schul đã được nghiên cứu nhiều về
tác dụng hạ glucose máu và được sử dụng rộng rãi để điều trị ĐTĐ ở nhiều
nước trên thế giới. Ở Việt Nam, đã phát hiện sự có mặt của một số lồi thuộc
chi này [1,7]. Ngoài Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schul, các lồi cịn
lại hầu như chưa được nghiên cứu về tác dụng điều trị ĐTĐ trên thế giới. Liệu
các loài này có tác dụng hạ glucose máu hay khơng? Mặt khác, bản thân loài
Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schul mặc dù đã được đưa vào nhiều chế
phẩm thuốc và thực phẩm chức năng để điều trị ĐTĐ nhưng tác dụng tỏ ra
khơng ổn định, đồng nhất, có thể là do nguồn nguyên liệu chưa được chuẩn
hóa. Để có thể đánh giá được tác dụng hạ glucose máu của các loài Gymnema
và góp phần cho cơng tác nghiên cứu phát triển, chuẩn hóa nguồn dược liệu


2

điều trị ĐTĐ trong nước, đề tài “Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của dịch
chiết lá các loài trong chi Gymnema R.Br. ở Việt Nam” được thực hiện với
các mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng hạ glucose máu của các mẫu thuộc bốn loài
Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schul, Gymnema latifolium Wall. ex
Wight, Gymnema yunnanense Tsiang, Gymnema inodorum (Lour.) Decne thu
hái ở các vùng khác nhau của Việt Nam.
2. Lựa chọn được một số mẫu có tác dụng hạ glucose máu ưu thế nhất
trong chi Gymnema R.Br. ở Việt Nam để có thể bảo tồn, phát triển, khai thác
làm nguyên liệu.


3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan về bệnh Đái tháo đường

1.1.1. Khái niệm
Theo định nghĩa của WHO, Đái tháo đường là một nhóm bệnh chuyển
hóa được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu
hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu
mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy giảm chức năng của
nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim
mạch [2].
1.1.2. Đặc điểm dịch tễ
1.1.2.1. Tình hình mắc bệnh trên thế giới
Theo dự đoán của WHO, ĐTĐ sẽ trở thành đại dịch đối với các nước
đang phát triển trong thế kỉ 21 này. Hiện nay, đã có hơn 70% số người mắc
bệnh sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình [29].
- Năm 2010, trên thế giới có 285 triệu ca mắc ĐTĐ, tương đương với
6,4% dân số trưởng thành. Dự kiến sẽ tăng lên 438 triệu ca vào năm 2030,
tương đương với 7,8% dân số trưởng thành [29].
- Tỉ lệ mắc bệnh trung bình trên thế giới là 6,4%, cao nhất là 10,2% ở
khu vực Tây Thái Bình Dương và thấp nhất là 3,8% ở khu vực Châu Phi. Tuy
nhiên, theo ước tính khu vực Châu Phi sẽ có tốc độ gia tăng các ca mắc bệnh
cao nhất [29].
- Hiện nay, ĐTĐ chủ yếu xảy ra ở nhóm tuổi từ 40 - 59. Dự kiến đến
năm 2030, ĐTĐ sẽ tập trung chủ yếu vào nhóm tuổi 60 - 79 với 196 triệu
người [29].
- ĐTĐ là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong sớm trên tồn
thế giới. Trong các bệnh khơng lây thì 60% ca tử vong là do mắc ĐTĐ [29].



4

Một vấn đề khác đó là chi phí cho điều trị bệnh ĐTĐ [29]:
- Theo thống kê của IDF, tổng chi phí cho ĐTĐ trên tồn thế giới năm
2010 ước tính khoảng 418 tỉ USD và sẽ lên tới trên 561 tỉ vào năm 2030.
- Bên cạnh chi phí y tế trực tiếp trong điều trị bệnh ĐTĐ cần tính đến chi
phí cho điều trị các biến chứng của bệnh. Theo dự báo của WHO, trong
khoảng 10 năm, từ 2005 đến 2015, chi phí cho bệnh tim mạch do ĐTĐ tại
Trung Quốc là 557,7 tỉ USD, tại Nga là 303,2 tỉ USD, tại Ấn Độ là 336,6 tỉ
USD, tại Brazil là 2,5 tỉ [29].
1.1.2.2. Tình hình mắc bệnh ở Việt Nam
Những năm gần đây, việc điều tra dịch tễ bệnh ĐTĐ ở Việt Nam đã
được tổ chức một cách tương đối có hệ thống. Năm 2001, lần đầu tiên điều tra
dịch tễ bệnh ĐTĐ của Việt Nam được tiến hành theo các tiêu chuẩn quốc tế ở
4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
đối tượng nghiên cứu từ 30 đến 64 tuổi. Theo kết quả, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là
4,0%; rối loạn dung nạp glucose là 5,1% đặc biệt là có tới 64,9% số người bị
ĐTĐ khơng được phát hiện kịp thời và không được hướng dẫn điều trị [2].
Năm 2002, dưới sự chỉ đạo của bệnh viện nội tiết trung ương, một số
địa phương đã tiến hành nghiên cứu tình hình mắc bệnh ĐTĐ và các yếu tố
nguy cơ mắc bệnh ở địa phương mình. Các nghiên cứu này đều cho thấy bệnh
ĐTĐ tăng nhanh không chỉ ở các khu cơng nghiệp mà cịn ở cả vùng miền núi
và trung du. Ví dụ ở thành phố Yên Bái, tỷ lệ mắc bệnh đã trên 3,0%, trong
đó có gần 70% người mắc bệnh ĐTĐ chưa được phát hiện kịp thời [2].
Năm 2010, theo thống kê của IDF, tại Việt Nam có 1.646.600 người
mắc bệnh ĐTĐ, chiếm 3,5% dân số cả nước. Con số này dự kiến sẽ tăng lên
4,4% năm 2030. Năm 2010 số người tử vong do ĐTĐ là 32.505, tổng chi phí
cho điều trị ĐTĐ tính trên đầu người là 62 USD/người [29].



5

1.1.3. Phân loại
Theo phân loại của ADA năm 2007, ĐTĐ được chia làm 4 nhóm [23]:
 ĐTĐ typ 1 hay ĐTĐ phụ thuộc insulin: là hậu quả của quá trình hủy
hoại các tế bào beta của đảo tụy, thường dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối,
cần sử dụng insulin ngoại sinh để duy trì cân bằng chuyển hóa.
 ĐTĐ typ 2 hay ĐTĐ không phụ thuộc insulin: do kháng insulin ở cơ
quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào beta. Tùy trường hợp cụ thể,
có thể 1 trong 2 yếu tố trên nổi trội hoặc cả hai.
 ĐTĐ thai kỳ: ĐTĐ ở phụ nữ mang thai thường khởi phát từ tuần thứ 24
của thai kỳ, đôi khi sớm hơn. Trong quá trình mang thai sự thay đổi nồng độ
estrogen và progesteron làm tăng sản tế bào β gây ra tăng insulin máu ở người
mẹ. Hơn nữa trong giai đoạn này cơ thể người mẹ cũng sản xuất ra các
hormon có tác động đối lập với insulin, việc sử dụng mỡ tạo năng lượng tăng
lên. Vì thế, khi cơ thể mẹ không đáp ứng được nhu cầu gia tăng về insulin thì
glucose máu sẽ tăng cao và xuất hiện ĐTĐ.
 Các thể đặc biệt khác:
 Khiếm khuyết chức năng tế bào beta (MODY). Glucose máu tăng
lúc trẻ tuổi, khuyết tật này có tính di truyền.
 Giảm hoạt tính của insulin do khiếm khuyết gen. Gồm các thể:
- Kháng insulin typ A
- Hội chứng Leprechaunism
- Hội chứng Rabson – Mendenhall
- ĐTĐ theo các tổ chức mỡ
- Các thể khác.
 Bệnh tụy ngoại tiết: tất cả những tác động gây tổn thương lớn ở tụy
có thể gây ĐTĐ. Gồm: viêm tụy, ung thư tụy, chấn thương, cắt tụy toàn bộ,
xơ nang tụy, nhiễm sắc tố sắt, xơ sỏi tụy và các bệnh khác.



6

 Các bệnh nội tiết:
- Hội chứng Cushing
- U tế bào tiết glucagon
- U tiết aldosterol
- Các bệnh khác.
 ĐTĐ do thuốc hoặc hóa chất: vacor (thuốc diệt chuột); thiazid; các
chất đồng vận chuyển β-adrenergic; acid nicotinic; glucocorticoid; …
 ĐTĐ do nhiễm trùng: bệnh sởi (Rubella) bẩm sinh; Adenovirus;
Cytomegalovirus; …
1.1.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán
Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) năm
2010 [29]:
- HbA1c ≥ 6,5% hoặc
- Nồng độ glucose máu lúc đói  7,0 mmol /L ( 126 mg/dL) hoặc
- Có các triệu chứng của tăng glucose máu và nồng độ glucose máu ở
thời điểm bất kỳ  11,1 mmol /L (200 mg/dL) hoặc
- Nồng độ glucose máu ở thời điểm hai giờ sau nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống  11,1 mmol/L (200 mg/dL).
1.1.5. Các xét nghiệm hóa sinh chẩn đốn bệnh ĐTĐ
Một số xét nghiệm hóa sinh thường sử dụng để chẩn đốn ĐTĐ
[10,14]:
- Glucose máu lúc đói
- Glucose niệu
- Xác định tỷ lệ HbA1C
- Fructosamin trong huyết tương



7

- Định lượng peptid C trong máu
- Glucose máu ngẫu nhiên
- Nghiệm pháp tăng glucose máu bằng đường uống
- Định lượng insulin.
1.1.6. Các biến chứng của bệnh ĐTĐ
1.1.6.1. Biến chứng cấp tính
 Hạ glucose máu
Thường gặp tai biến hạ glucose máu ở những bệnh nhân dùng thuốc
ĐTĐ quá liều hoặc dùng thuốc cho bệnh nhân lúc đói, bỏ bữa. Có các triệu
chứng vã mồ hơi, chống váng, hoa mắt, lơ mơ, co giật hoặc hôn mê [3,10].
 Hôn mê toan ceton
Là biến chứng cấp tính của bệnh ĐTĐ có nguy cơ tử vong cao. Việc
tăng các hormon gây tăng glucose máu và sự thiếu hụt insulin làm tăng sản
xuất glucose tại gan, giảm thối hóa glucose, tăng thối hóa lipid làm tăng
tổng hợp thể ceton gây toan ceton. Hậu quả cuối cùng dẫn tới tình trạng lợi
niệu thẩm thấu gây mất nước và điện giải, toan chuyển hóa máu. Thường gặp
hôn mê nhiễm toan ceton ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 [3,10].
 Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu
Biến chứng này hay xảy ra ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Glucose máu tăng
cao gây tăng áp lực thẩm thấu máu, dẫn tới tình trạng lợi tiểu thẩm thấu gây
mất nước và điện giải nặng, tụt huyết áp và hôn mê [3].
1.1.6.2. Biến chứng mạn tính
 Biến chứng mạch máu lớn
Biến chứng mạch máu lớn, hậu quả của quá trình xơ vữa các mạch máu
vừa và lớn, chiếm tới 80% các nguyên nhân gây tử vong ở bệnh nhân ĐTĐ.
Biến chứng mạch máu lớn bao gồm: bệnh động mạch vành tim, tai biến mạch



8

máu não, bệnh mạch máu ngoại vi. Các yếu tố nguy cơ gồm: kháng insulin,
tăng glucose máu, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì [3].
 Biến chứng mạch máu nhỏ
Những biến chứng này có liên quan tới tình trạng glucose máu tăng cao
và có thể ngăn ngừa khi glucose máu được kiểm soát chặt chẽ. Tổn thương
chủ yếu ở các mao mạch và các tiểu động mạch tiền mao mạch với biểu hiện
dày màng đáy, tăng tính thấm mao mạch và mao mạch dễ vỡ. Hay gặp bệnh lí
vi mạch ở một số cơ quan: mắt, thận, thần kinh [3].
1.1.6.3. Các biến chứng khác
Nhiễm trùng, bệnh lí bàn chân, tổn thương khớp [3,10].
1.1.7. Các thuốc điều trị ĐTĐ
Theo nguồn gốc thuốc điều trị ĐTĐ được chia thành 2 nhóm:
- Các thuốc tân dược điều trị ĐTĐ
- Các dược liệu điều trị ĐTĐ.
1.1.7.1. Các thuốc tân dược
 Insulin
- Chỉ định [3,22]:
Là bắt buộc đối với ĐTĐ typ 1, ĐTĐ thai kỳ.
ĐTĐ typ 2 khi có: tăng glucose máu với tăng ceton máu cấp nặng; can
thiệp ngoại khoa, có thai, suy gan, thận; dị ứng với các thuốc viên hạ glucose
máu; chỉ định tạm thời ngay khi có glucose máu tăng cao > 250 - 300 mg/dl
(14 - 16,5 mmol/l), HbA1c > 11%.
ĐTĐ có hơn mê toan ceton hoặc tăng áp lực thẩm thấu.
ĐTĐ do bệnh lí tụy: viêm tụy mạn, sau phẫu thuật cắt tụy,…
Trong một số trường hợp nhu cầu insulin của bệnh nhân tăng cao (điều
trị một số thuốc gây tăng glucose máu như corticoid).



9

- Tác dụng phụ [10,22]:
Hạ glucose máu: là tai biến thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do
dùng quá liều insulin.
Phản ứng dị ứng với insulin: xuất hiện tại chỗ hoặc tồn thân. Nổi mày
đay tồn thân, chống phản vệ ít gặp, có thể có một số triệu chứng tồn thân
như mệt mỏi, sốt, ngứa, đau các khớp, rối loạn tiêu hóa. Loạn dưỡng mơ mỡ
tại chỗ tiêm: teo mơ mỡ dưới da…
 Các sulfonylure
- Chỉ định: ĐTĐ typ 2 thể trạng trung bình hoặc gầy, phối hợp với
metformin, thiazolidindion, acarbose, insulin [3,10,22].
- Tác dụng phụ: hạ glucose máu, dị ứng ngoài da, đỏ da, ngứa, nổi mày
đay, da mẫn cảm với ánh sáng, vàng da; rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn;
giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu [3,10,22].
 Các biguanid
- Chỉ định: ĐTĐ typ 2, nhất là bệnh nhân có thừa cân hay béo phì [3,34].
- Tác dụng phụ: các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như chán ăn, buồn
nôn, nôn, đầy bụng, tiêu chảy,… gặp ở 20% bệnh nhân. Tác dụng phụ này có
liên quan đến liều lượng hay xảy ra khi bắt đầu điều trị, có 3 - 5% bệnh nhân
phải ngừng thuốc. Gây nhiễm toan lactic khi sử dụng cho người cao tuổi,
nghiện rượu, suy gan - thận, suy tim hoặc suy hô hấp [3,22].
 Các thiazolidindion
- Chỉ định: kết hợp với sulfonylure hoặc metformin hoặc insulin trong
điều trị ĐTĐ typ 2 [3].
- Tác dụng phụ: thường gây tăng cân, chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ
dưới da và một phần do giữ nước. Vì vậy, cần thận trọng khi điều trị
thiazolidindion cho các bệnh nhân suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc
men gan cao [3].



10

 Thuốc ức chế enzym α - glucosidase làm giảm hấp thu glucose
- Chỉ định: tăng nhẹ glucose máu sau ăn, điều trị đơn trị liệu kết hợp với
chế độ ăn hoặc phối hợp với các thuốc khác [3].
- Tác dụng phụ: buồn nơn, đầy trướng bụng; cảm giác mót đi ngoài, tiêu
chảy [3].
1.1.7.2. Các dược liệu điều trị ĐTĐ
Các thuốc hóa dược có hiệu quả điều trị ĐTĐ cao. Tuy nhiên, cịn
những hạn chế như có nhiều tác dụng phụ, chi phí điều trị cao và người bệnh
có xu hướng phải tăng liều điều trị sau một thời gian dài dùng thuốc. Hơn nữa,
ĐTĐ là một bệnh mạn tính cần điều trị trong thời gian lâu dài. Do đó hiện
nay, sử dụng các dược liệu điều trị ĐTĐ với ưu điểm giá thành rẻ, ít tác dụng
phụ là hướng lựa chọn hợp lý để giải quyết vấn đề này. Các nghiên cứu trong
và ngồi nước cho thấy có nhiều dược liệu cho tác dụng hạ glucose máu tốt
được sử dụng trong điều trị ĐTĐ. Một số dược liệu như:
- Dây thìa canh (Gymnema sylvestre)
Bộ phận dùng: lá. Hoạt chất tác dụng là acid gymnemic [16].
- Cỏ ngọt (Stevia rebaudiana)
Bộ phận dùng: phần trên mặt đất. Hoạt chất là steviosid, kích thích bài
tiết insulin từ các tế bào β đảo tụy Langerhans, điều trị ĐTĐ typ 2 [12].
- Sinh địa (Rehmania glutinosa)
Bộ phận dùng: củ sấy khơ có vị ngọt đắng, tính hàn. Hoạt chất gây tác
dụng hạ glucose máu: catalpol và mannozid [12].
- Bông ổi (Lantana camara)
Cao nước lá bông ổi làm giảm glucose máu của chuột cống bị gây ĐTĐ
bằng alloxan [12].



11

- Mướp đắng (Momordica charantia)
Nhiều nghiên cứu cho thấy dịch chiết quả và thân mướp đắng với các
dung môi khác nhau đều có tác dụng hạ glucose máu trên các mơ hình gây
tăng glucose máu thực nghiệm. Hoạt chất là glycosid [9,17].
Việt Nam đã sản xuất thành công viên nang Morantin với hoạt chất
chính là glycosid và thử nghiệm lâm sàng đạt kết quả tốt trên người [17].
- Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa)
Dịch chiết lá bằng lăng nước có tác dụng hạ glucose máu của chuột
nhắt bị gây ĐTĐ bằng STZ [8].
Ngoài ra, một số cây khác đã và đang được nghiên cứu tác dụng hạ
glucose máu như: thổ phục linh, hoàng kỳ, huyền sâm, diệp hạ châu, ý dĩ, …
[5,8,11,12,17].
1.2.

Tổng quan về chi Gymnema R.Br.

1.2.1. Vị trí phân loại
Vị trí của chi Gymnema R.Br. trong hệ thống phân loại Takhtajan cơng
bố năm 2009, chi Gymnema R.Br. có vị trí phân loại như sau [45]:
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Bạc Hà (Lamiidae)
Bộ Long Đởm (Gentianales)
Họ Trúc đào (Apocynaceae)
Phân họ Thiên Lý (Asclepiadaceae)
Chi Gymnema R.Br.
1.2.2. Đặc điểm thực vật và phân bố
1.2.2.1. Đặc điểm chung của chi Gymnema R.Br.

Cây leo, khơng có rễ phụ trên thân. Lá mọc đối, không nạc. Cụm hoa
xim, dạng tán đến chùm. Hoa nhỏ. Thùy đài nhỏ, hình trứng, đầu tù, gốc đài


12

có tuyến. Tràng hình bánh xe; thùy tràng khơng gập trong nụ, tiền khai vặn
phải. Tràng phụ đơn, vảy tràng phụ đính ở tràng, thường có các hàng lơng xếp
dọc tràng. Chỉ nhị dính nhau, bao phấn 2 ơ, hạt phấn dính thành khối phấn; cơ
quan truyền phấn có gót dính và 2 chi, khối phấn hướng lên, chỉ có một
khối phấn trong mỗi ơ phấn. Đầu nhụy phình lên hình trứng, đỉnh bầu khơng
thót lại thành dạng vịi nhụy. Cột nhị - nhụy hình ống nhọn đầu [1,7,33].
Phân bố: chi Gymnema R.Br. có khoảng 25 lồi, phân bố ở vùng Tây
Châu Phi, Australia, châu Á. Ở Việt Nam có 4 loài là Gymnema inodorum
(Lour.) Decne; Gymnema latifolium Wall. Ex Wight; Gymnema yunnanense
Tsiang; và Gymnema sylvestre (Retz) R.Br. ex Schul [1].
1.2.2.2. Loài Gymnema sylvestre (Retz) R.Br. ex Schul
Dây leo, cao 6 - 10m, tồn cây có nhựa mủ vàng. Thân mang lá có
lơng, có lỗ bì thưa. Lá có phiến bầu dục, trứng ngược, dài 6 - 7 cm, rộng 2,5 5 cm, đầu nhọn, gân bên 4 - 6 đôi, rõ ở mặt dưới, nhăn lúc khô, cuống dài 5 8 mm. Hoa nhỏ, màu vàng, xếp thành xim dạng tán ở nách lá, cao 8 mm. Đài
có lơng mịn và rìa lơng. Tràng khơng có lơng ở mặt ngồi, tràng phụ có 5
răng. Quả đại dài 5,5 cm, rộng ở nửa dưới. Hạt dẹp, mào lông dài 3 cm [4,35].
Phân bố: Ấn Độ, Việt Nam, Nam Trung Quốc, Indonesia. Ở Việt Nam,
phân bố khắp cả nước: miền bắc có ở Thái Nguyên, Nam Định, Vĩnh Phúc,
miền trung có ở Quảng Trị, Thanh Hóa [4].
1.2.2.3. Lồi Gymnema latifolium Wall. Ex Wight
Cây leo đến 10m. Thân nhẵn, cánh hoa màu tái xám, có lơng. Phiến lá
rộng hình trứng thn đến hình trứng hay trứng rộng, nhẵn hay có lơng mảnh
dọc theo gân; đỉnh nhọn có đi; gốc trịn đến hình tim rộng, gân bên 4 - 6
cặp, cuống lá dài 2 - 6 cm. Cụm hoa xim, cao đến 4 cm; cuống hoa dài 1 - 1,5
cm. Thùy đài hình thn, ngắn hơn ống tràng, có lơng. Tràng màu vàng, cao 6

- 7 mm, mặt ngồi có lơng; ống tràng hình trụ, nhẵn, thùy tràng hình thn,


13

đỉnh trịn, nhẵn ngoại trừ ở mép có lơng. Tràng phụ đơn, vảy tràng phụ dính ở
tràng, có hàng lơng xếp dọc theo tràng phụ. Khối phấn thuôn. Đầu nhụy dạng
vịm, vượt cao hơn ống tràng. Quả đại, hình mác, vách dày và hơi có sợi. Hạt
cỡ khoảng 1,5×1 cm, mào lông dài 4 cm [1,18].
Phân bố: trên thế giới phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Việt Nam, Lào,
Indonesia, Philippin. Ở Việt Nam, có nhiều ở Thái Ngun, Hịa Bình,Tun
Quang, Nam Bộ [1,7].
1.2.2.4. Lồi Gymnema inodorum (Lour.) Decne
Dây leo tới 10m. Thân nhẵn, các nhánh non màu nâu nhạt, có lỗ vỏ,
phủ lơng măng. Cuống lá 2 - 6 cm, lá hình trứng thn hoặc hình trứng rộng,
nhẵn hoặc phủ lông măng ở dọc gân lá. Cụm hoa xim dạng chùm xếp giống
như đầu, xếp xoắn ốc tới 4 cm. Đài thn có lơng măng hoặc lơng mịn. Tràng
hoa màu vàng, 6 - 7 mm, có lơng mịn dày đặc phía ngồi ống tràng dạng hình
trụ. Khối phấn hình chữ nhật. Đầu núm nhụy có hình mái vịm, thị lên trên.
Quả 2 đại, hình mác. Vỏ quả nhẵn. Hạt khoảng 1,5 × 1 cm, mào lơng khoảng
4 cm [18].
Phân bố: Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ. Ở Việt Nam phân
bố ở Nam Bộ, Nha Trang, Bắc Kạn, Thái Ngun, Hịa Bình [1,7].
1.2.2.5. Lồi Gymnema yunnanense Tsiang
Thân bụi leo, cao tới 8 m. Thân già phình lên thành các rãnh sâu, thân
non có nhiều lỗ vỏ, bề mặt có phủ lơng dày đặc màu vàng sét. Tồn thân có
nhựa mủ vàng. Lá đối, phiến lá hình trứng, bầu dục hoặc trứng ngược, 5 - 6
cặp gân lông chim. Tồn bộ bề mặt lá và gân lá có phủ lông sét nâu. Cụm hoa
xim mọc đối xứng ở nách lá. Lá đài rời, hình trứng, có lơng dày đặc. Tràng
hàn liền, màu vàng. Ống thùy hình trứng, có phần phụ ở họng tràng mang

lông dày màu vàng nâu, phần phụ của nhị rộng, thò cao lên trên ống tràng
nhưng vẫn thấp hơn đầu núm nhụy. Khối phấn hình chữ nhật, thẳng đứng. Bộ


14

nhụy gồm 2 lá nỗn rời nhau. Hạt hình trứng thuôn dài, mào lông 2,5 cm [18].
Phân bố: Việt Nam, Trung Quốc. Ở Việt Nam, phân bố chủ yếu ở Tây
Nguyên, Kiên Giang [1].
1.2.3. Thành phần hóa học
Trong lá các lồi thuộc chi Gymnema R.Br. có albumin, carbohydrat,
inositol, acid tartaric, acid formic, acid hữu cơ, các hợp chất anthraquinolic,
đường khử, acid amin, nhựa, saponin, coumarin, tanin, flavonoid [4,6].
Thành phần chính có tác dụng hạ glucose máu được xác định là nhóm
dẫn chất acid gymnemic, một acid hữu cơ thuộc nhóm saponin triterpenoid
[16,19,39].
 Nhiều nghiên cứu đã xác định cấu trúc acid gymnemic của G.sylvestre
Năm 1967 và 1969, Stocklin và cộng sự đã xác định được
gymnemagenin là saponin chính có trong lá G.sylvestre và là sản phẩm thủy
phân của acid gymnemic, có cấu trúc là 3β, 16β, 21β, 22α, 23, 28 hexahydroxyolean - 12 - en [39].
Năm 1989 và 1992, Yoshikawa lần lượt công bố phân lập được 12
acid gymnemic I – XII [39].
Năm 2004, Liu X. và cộng sự đã xác định được trong lá G.sylvestre có
kaempferol (3 – O – β – D – glucopyranosyl - (1→4) – α – L –
rhamnopyranosyl - (1→6) – β – D - galactopyranoid) và quercetin (3 – O 6’’- (3- hydroxyl- 3- methylglutaryl)- β- D- glucopyranoside) [31].
Năm 2008, Zhu và cộng sự đã phân lập được 2 loại saponin triterpenoid
từ lá G.sylvestre là 16β - hydroxyl olean – 12 – en – 3 – O - [β – D glucopyranosyl (1→6) – β – D - glucopyranosyl] – 28 – O – β – D glucopyranoside và 16β,21β,28 – trihydroxyl – olean – 12 – ene – 3 – O glucoronopyranoside [49].


15


Gurmarin – một polypeptid có khả năng làm mất cảm giác ngọt mà
không ảnh hưởng tới các vị giác khác, được phân lập từ lá G.sylvestre [46].
 Năm 2001, Kazumasa Shimizu và cộng sự đã phân lập được 4 loại acid
gymnemic trong lá G.inodorum [43]:
GiA-1 là acid (3,16,22) - 16,28 – dihydroxyolean – 12 – en – 3 – yl – O
– D - glucopyranosyl – D - glucopyranosiduronic.
GiA-2 là acid (3,4,16) - 16,23,28 – trihydroxyolean – 12 – en – 3 – yl D - glucopyranosiduronic.
GiA-5 là acid (3,4,16,22) – 22 - (N - methylanthraniloxy) - 16,23,28 trihidoroxyolean – 12 – en – 3 – yl – 3 – O – D – glucopyranosyl – D glucopyranosiduronic
GiA-7 là acid (3,4,16,22) – 22 - (N – methylanthranil - oxy) - 16,23,28
– trihydroxyolean – 12 – en – 3 – yl – D – glucopyra - nosiduronic.
Ngoài những thành phần cơ bản, hiện chưa có nghiên cứu xác định cấu
trúc cụ thể của acid gymnemic đặc trưng ở G.latifolium và G.yunnanense.
1.2.4. Tác dụng điều trị ĐTĐ
Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác dụng hạ glucose máu trên in vitro và
in vivo của chi Gymnema R.Br. [21,38]. Trong đó phần lớn các nghiên cứu là
về lồi G.sylvestre, các lồi khác có rất ít kết quả nghiên cứu được cơng bố.
 Trong hầu hết các tài liệu tham khảo về tác dụng sinh học của
G.sylvestre đều có nói đến tác dụng hạ glucose máu [4,6,16,21,27,40], tác
dụng này được chứng minh qua nhiều mơ hình thực nghiệm và trên lâm sàng.
Trong y học cổ truyền Ấn Độ, bột lá G.sylvestre được sử dụng ở liều 6 60 g/ngày có tác dụng hạ glucose máu tốt [41]. Thử nghiệm lâm sàng trên bệnh
nhân ĐTĐ typ II: cho 22 bệnh nhân uống cao Gymnema sylvestre liều 400
mg/ngày, trong 18 - 20 tháng kết hợp thuốc điều trị tiểu đường. Nhóm điều trị có
sự giảm glucose máu đáng kể và tăng lượng insulin tiết ra từ tụy [24].


16

Theo một nghiên cứu của Sugihara Y. và cộng sự, acid gymnemic liều
13,4 mg/kg làm giảm 14,0 – 60,0 % lượng đường trong vòng 6 giờ so với

glibenclamid; cơ chế được xác định là làm tăng nồng độ insulin huyết tương ở
chuột nhắt ĐTĐ mà không ức chế hoạt động của α – glucosidase [46]. Mơ
hình thực nghiệm của Prabhu S., Vijayakumar S. trên chuột bị tăng glucose
máu bằng STZ cho kết quả: uống dịch chiết MeOH của lá G.sylvestre mỗi
ngày với các liều 100, 200 và 400 mg/kg trọng lượng cơ thể đều cho tác dụng
hạ glucose máu so với nhóm chứng (p < 0,01). Kết quả cũng cho thấy nồng
độ insulin huyết thanh tăng lên một cách đáng kể [37]. Một mơ hình thực
nghiệm khác cũng được tiến hành trên chuột cống, dịch chiết G.sylvestre (18
mg/kg) làm giảm 20,02% glucose máu trên chuột bị gây tăng glucose máu
bằng STZ (45 mg/kg tiêm màng bụng) mà không thể hiện tác dụng trên chuột
bình thường [25].
Trong thử nghiệm in vitro trên mô tụy, dịch chiết MeOH G.sylvestre
cho thấy khả năng chống bệnh tiểu đường thông qua khả năng tái tạo tế bào β
đảo tụy [21].
 Một vài nghiên cứu ghi nhận tác dụng hạ glucose máu của 1 số loài
khác trong chi Gymnema R.Br.
Dịch chiết G.latifolium có tác dụng giảm 40,84% glucose máu ở chuột
bị gây tăng glucose máu bằng STZ liều 150 mg/kg [6].
G.inodorum có tác dụng tương tự G.sylvestre trong điều trị ĐTĐ, thấp
khớp nhưng G.inodorum khơng có một số tác dụng đặc trưng của G.sylvestre
như tác dụng làm mất cảm giác ngọt [44].
Theo một nghiên cứu cho thấy cắn dịch chiết MeOH của G.yunnanense
hòa trong nước với liều 100mg/kg, tiêm màng bụng chuột cống trong 12 ngày
có tác dụng hạ glucose máu và giảm khối lượng có ý nghĩa thống kê [48].


17

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cho thấy các tác dụng khác của
G.sylvestre như:

 Tác dụng hạ lipid máu
Dịch chiết G.sylvestre có tác động lên chuyển hóa lipid, làm tăng bài
xuất sterol trung tính và sterol acid qua phân, ngồi ra cịn làm giảm tổng
lượng cholesterol tồn phần và mức triglicerid trong huyết tương [46]. Một
nghiên cứu được tiến hành ngẫu nhiên trên 60 người béo phì ở Elluru (Ấn Độ)
có độ tuổi từ 21 - 50 với chỉ số BMI > 26 kg/m2. Các đối tượng được ăn với
chế độ 2000 kcal/ngày kết hợp với dịch chiết lá G.sylvestre và có sự giám sát
về hoạt động thể lực. Sau tuần thứ 8 kết quả cho thấy trọng lượng cơ thể và
BMI giảm từ 5 - 6%; tổng lượng cholesterol, LDL và các triglicerid trong
huyết thanh đều giảm khi lượng HDL trong máu và sự bài tiết chất béo tăng
lên [41].
 Hoạt tính kháng khuẩn
Trong nghiên cứu in vitro, dịch chiết EtOH của lá G.sylvestre cho thấy
hoạt tính kháng khuẩn với các chủng vi khuẩn Bacillus puntilis, Bacillus
subtilis, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococus aureus mà khơng có tác
dụng với Escherichia coli và Proteus vulgaris [41,46].
 Tác dụng làm mất cảm giác ngọt
Tác dụng này do gurmarin, polypeptid phân lập được từ G.sylvetre gây
ra. Nó làm ức chế chọn lọc cảm giác ngọt mà không ảnh hưởng đến các vị
giác khác ở chuột cống . Tác dụng mất cảm giác ngọt kéo dài khá lâu 2 - 3h,
tác dụng này sẽ mất đi nhanh chóng dưới tác dụng của chất kháng gurmarin
trong huyết tương [28,46].


×