Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Khảo sát cách sử dụng thuốc dùng đường tĩnh mạch tại khoa thận tiết niệu, bệnh viện e

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.8 KB, 67 trang )



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI



VÕ THỊ ANH VŨ

KHẢO SÁT CÁCH SỬ DỤNG
THUỐC DÙNG ĐƢỜNG TĨNH MẠCH
TẠI KHOA THẬN - TIẾT NIỆU
BỆNH VIỆN E
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ







HÀ NỘI- 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


VÕ THỊ ANH VŨ

KHẢO SÁT CÁCH SỬ DỤNG


THUỐC DÙNG ĐƢỜNG TĨNH MẠCH
TẠI KHOA THẬN - TIẾT NIỆU
BỆNH VIỆN E
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn:
1. ThS. Trịnh Trung Hiếu
2. TS. Vũ Thị Thu Hƣơng
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Dược lâm sàng-
Trường Đại học Dược Hà Nội
2. Bệnh viện E



HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN

Lời cảm ơn đầu tiên tôi xin đƣợc gửi đến ThS. Trịnh Trung Hiếu, giảng
viên bộ môn Dƣợc lâm sàng, Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội và TS. Vũ Thị Thu
Hƣơng, phó trƣởng khoa Dƣợc, bệnh viện E, là những ngƣời thầy trực tiếp hƣớng
dẫn và chỉ bảo cho tôi hết sức tận tình trong suốt quá trình tôi thực hiện đề tài tốt
nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Cao Thị Bích Thảo, giảng viên Trƣờng
Đại học Dƣợc Hà Nội và DS. Nguyễn Thị Hà, dƣợc sĩ bệnh viện E vì những ý kiến
đóng góp hết sức quý báu và sự giúp đỡ nhiệt tình để tôi có thể hoàn thành đề tài
này.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn Dƣợc lâm sàng, Trƣờng Đại

học Dƣợc Hà Nội đã luôn hết lòng giải đáp những khúc mắc trong quá trình thực
hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể khoa Dƣợc, khoa Thận - Tiết niệu và
phòng lƣu trữ hồ sơ bệnh án thuộc bệnh viện E đã nhiệt tình giúp đỡ và góp phần rất
lớn cùng tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, xin đƣợc gửi lời cảm ơn trân trọng và chân thành đến các thầy
cô giáo ở Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội, những kiến thức và kĩ năng mà thầy cô đã
dạy đƣợc vận dụng không chỉ trong quá trình thực hiện đề tài này mà trên cả chặng
đƣờng tôi sẽ đi tiếp trong tƣơng lai.
Và cuối cùng, một cách sâu sắc nhất, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở
bên với những lời động viên kịp thời giúp tôi vƣợt qua những thời điểm khó khăn
trong cuộc sống.

Hà Nội, tháng 05/2014
Sinh viên

Võ Thị Anh Vũ


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN 2
1.1. Đại cƣơng về dùng thuốc đƣờng tiêm và truyền tĩnh mạch 2
1.1.1. Đại cương về dùng thuốc đường tĩnh mạch 2
1.1.2. Tiêm tĩnh mạch 3
1.1.3. Truyền tĩnh mạch 4
1.2. Sai sót trong chỉ định và thực hiện các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch 6
1.2.1. Sai sót liên quan đến thuốc 6
1.2.2. Sai sót trong kê đơn 7
1.2.3. Sai sót trong thực hiện thuốc của điều dưỡng 9

1.2.4. Nghiên cứu về sai sót thuốc tại Việt Nam 11
PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.1. Khảo sát chỉ định của bác sĩ trong sử dụng các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch 13
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu 13
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 13
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 13
2.2. Khảo sát các sai lệch trong thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch của điều
dƣỡng 14
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 14
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu 14
2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu 16
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 17
3.1. Khảo sát chỉ định của bác sĩ trong sử dụng thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch 17
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân 17
3.1.2. Đặc điểm chỉ định thuốc dùng đường tĩnh mạch của bác sĩ 17
3.2. Các sai lệch gặp phải trong quá trình thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch
của điều dƣỡng 25


3.2.1. Đặc điểm bệnh nhân 25
3.2.2. Đặc điểm của người thực hiện thuốc 26
3.2.3. Đặc điểm thực hiện thuốc dùng đường tĩnh mạch của điều dưỡng 26
3.3. Bàn luận 31
3.3.1. Về việc chỉ định và thực hiện đường dùng các thuốc tiêm truyền tĩnh
mạch 31
3.3.2. Về việc lựa chọn dung môi và thể tích dung môi 31
3.3.3. Về tốc độ tiêm truyền các thuốc 33
3.3.4. Về các trường hợp có nguy cơ xảy ra tương kị 36
3.3.5. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu 37

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 38
1. Kết luận 38
1.1. Về chỉ định thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch trong các bệnh án 38
1.2. Về cách thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch của điều dƣỡng 38
2. Đề xuất 39



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


KCT
Khoảng tin cậy
Glu
Glucose
NCPT
Nƣớc cất pha tiêm


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng
Trang
Bảng 3.1. Số lƣợng thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch trong bệnh án
17
Bảng 3.2. Tính hợp lý của việc lựa chọn đƣờng dùng các thuốc
18
Bảng 3.3. Đặc điểm lựa chọn dung môi hòa tan và thể tích dung môi
hòa tan trong chỉ định của bác sĩ

20
Bảng 3.4. Đặc điểm lựa chọn dung môi pha loãng và thể tích dung môi
pha loãng trong chỉ định của bác sĩ
21
Bảng 3.5. Đặc điểm chỉ định tốc độ truyền
22
Bảng 3.6. Thông tin về tốc độ truyền của drotaverin, acid tranexamic,
piracetam, diazepam
23
Bảng 3.7. Các cặp chỉ định có nguy cơ gây tƣơng kị
24
Bảng 3.8. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân
25
Bảng 3.9. Đặc điểm của ngƣời thực hiện thuốc
26
Bảng 3.10. Đặc điểm chỉ định của bác sĩ và thực hiện thể tích dung
môi pha loãng của điều dƣỡng
28
Bảng 3.11. Đặc điểm thực hiện tốc độ truyền của điều dƣỡng
29
Bảng 3.12. Các trƣờng hợp thực hiện thuốc có nguy cơ xảy ra tƣơng kị
30


1

ĐẶT VẤN ĐỀ


Tại các bệnh viện hiện nay, với mô hình bệnh tật ngày càng phức tạp và các

loại thuốc đa dạng cả về hoạt chất, dạng bào chế, đƣờng dùng thì việc xảy ra sai sót
trong sử dụng thuốc là khó tránh khỏi. Trong đó, hai bƣớc quan trọng để thuốc đến
với bệnh nhân là kê đơn của bác sĩ và thực hiện thuốc của điều dƣỡng tiềm ẩn
không ít nguy cơ sai sót ảnh hƣởng đến hiệu quả điều trị của thuốc và an toàn của
bệnh nhân.
Tiêm truyền tĩnh mạch là những đƣờng dùng phổ biến nhất trong các bệnh
viện, đặc biệt trên những bệnh nhân có thời gian nằm viện kéo dài. Việc kê đơn và
thực hiện các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch cũng phức tạp hơn do phải đảm bảo tính
chính xác của nhiều yếu tố nhƣ dung môi, tốc độ tiêm truyền, cách thức pha chế ở
một số loại thuốc đặc biệt kéo theo nhiều nguy cơ sai sót hơn.
Tại bệnh viện E ở thời điểm thực hiện đề tài, chƣa có một hƣớng dẫn cụ thể về
chỉ định và thực hiện các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch. Vì thế, chúng tôi thực hiện
đề tài “Khảo sát cách sử dụng thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch tại khoa Thận - Tiết
niệu bệnh viện E” với các mục tiêu sau:
1. Khảo sát sự phù hợp giữa chỉ định của bác sĩ so với các tài liệu tra cứu trong sử
dụng các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch.
2. Khảo sát sự phù hợp trong thực hiện các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch của điều
dƣỡng so với chỉ định của bác sĩ.

2

PHẦN 1. TỔNG QUAN

1.1. Đại cƣơng về dùng thuốc đƣờng tiêm và truyền tĩnh mạch
1.1.1. Đại cương về dùng thuốc đường tĩnh mạch
Tiêm truyền tĩnh mạch là đƣờng dùng phổ biến hiện nay trong các bệnh viện
do có nhiều ƣu điểm so với các đƣờng dùng khác. Thuốc sử dụng đƣờng tiêm
truyền tĩnh mạch cho hiệu quả nhanh, có thể tính toán liều chính xác và dự đoán
đƣợc hiệu quả của thuốc. Mặt khác, thuốc ít gây đau hơn so với đƣờng tiêm bắp
hoặc tiêm dƣới da và có thể pha loãng nhiều lần để giảm kích ứng. Đây đƣợc coi là

đƣờng dùng thích hợp khi bệnh nhân không thể uống thuốc hoặc không dung nạp
thuốc qua đƣờng uống.
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc đƣờng tĩnh mạch cũng có một số nhƣợc điểm
cần lƣu ý. Trƣớc hết là nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc tai biến khi dùng thuốc rất nguy
hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Các thuốc đƣờng tĩnh mạch chỉ đƣợc thực
hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn và yêu cầu có đầy đủ dụng cụ tiêm truyền.
Hơn nữa, giá thành của các dạng bào chế thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch thƣờng đắt
hơn đƣờng uống [16],[35].
Chính vì vậy, trong chỉ định và thực hiện thuốc tiêm truyền tĩnh mạch cần
lƣu ý đến một số vấn đề nhƣ nguy cơ tƣơng kị, thể tích gia tăng của thuốc và kĩ
thuật kiểm tra trực quan trƣớc khi tiêm truyền.
Tƣơng kị là các phản ứng hóa học hoặc vật lý xảy ra giữa thuốc với dung
môi hoặc giữa các thuốc với nhau. Tƣơng kị có thể xảy ra khi các thuốc đƣợc trộn
lẫn trong một kim tiêm hoặc dịch truyền hoặc các thuốc đƣợc dùng chung qua dây
truyền, qua ống thông, qua kim luồn. Nguy cơ xảy ra tƣơng kị tăng lên cùng với số
lƣợng thuốc đƣợc sử dụng đồng thời. Có nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng
tƣơng kị giữa các chất với nhau. Trƣớc hết là nồng độ thuốc. Nồng độ thuốc càng
cao thì nguy cơ tƣơng kị càng lớn, ví dụ: chỉ ở nồng độ cao thì aminophylin mới
tƣơng kị với một số thuốc. Tƣơng tác giữa các thuốc có thể xảy ra sau vài giây- vài
ngày. Thuốc càng tiếp xúc lâu với nhau càng dễ xảy ra tƣơng kị, vì vậy thuốc chỉ
3

nên đƣợc pha ngay trƣớc khi sử dụng và phải đƣợc bỏ đi sau 24-48 giờ. Nhiệt độ
cũng là một yếu tố ảnh hƣởng bởi phần lớn các thuốc có độ ổn định tốt hơn trong
điều kiện nhiệt độ thấp. Một yếu tố nữa cần đƣợc xem xét là pH vì các dung dịch
thuốc có độ pH khác nhau khi sử dụng đồng thời có thể gây kết tủa. Ngoài ra, pH
của dung môi cũng có thể ảnh hƣởng đến độ ổn định của thuốc [35].
Để tránh bất kì vấn đề tƣơng kị nào có thể xảy ra, cần đảm bảo luôn tráng
dây truyền giữa 2 lần đƣa thuốc khác nhau qua cùng dây truyền bằng dung môi
tƣơng hợp với cả 2 thuốc. Dung môi thƣờng dùng trong các trƣờng hợp này là NaCl

0,9% hoặc glucose 5%. Để tráng ống thông cần 5- 10 ml dung môi, tráng dây truyền
cần 20 ml dung môi [16].
Vấn đề tiếp theo cần lƣu ý là thể tích gia tăng. Đối với các thuốc tiêm dạng
bột đông khô cần đƣợc hoàn nguyên trƣớc khi dùng, thể tích sau khi hoàn nguyên
có thể lớn hơn thể tích dung môi dùng để pha ban đầu. Thể tích chênh lệch này gọi
là thể tích gia tăng. Thể tích gia tăng có thể không ảnh hƣởng đến hiệu quả và an
toàn của thuốc trong trƣờng hợp toàn bộ thuốc của một liều đƣợc chỉ định pha để sử
dụng một lần. Tuy nhiên, phải chú ý đến giá trị này để tính liều trong trƣờng hợp
chỉ sử dụng một phần thuốc đã pha [16].
Một vấn đề nữa là kĩ thuật kiểm tra trực quan trƣớc khi tiêm truyền. Kĩ thuật
này phải đƣợc xem nhƣ là một phần trong quá trình chuẩn bị thuốc, do sản phẩm
thuốc trƣớc khi sử dụng trên bệnh nhân có thể bị lẫn các hạt vật chất bung ra từ vỏ
cao su của lọ thuốc. Một quy trình kiểm tra chuẩn đƣợc khuyến cáo nhƣ sau: cầm
ống tiêm hoặc vật chứa dung dịch truyền đến trƣớc nguồn sáng, nhìn thẳng và đảo
ngƣợc sản phẩm. Các bọt khí thƣờng di chuyển xoáy và hƣớng lên trên, cần quan
sát thêm một vài giây để phát hiện bất cứ vật gì di chuyển xuống dƣới hoặc bất cứ
sự thay đổi màu sắc nào [16].

1.1.2. Tiêm tĩnh mạch
Tiêm tĩnh mạch là cách đƣa thuốc vào tĩnh mạch với một thể tích dung dịch
nhỏ trong thời gian ngắn (thông thƣờng ngắn hơn 5 phút). Tiêm tĩnh mạch có thể
4

thực hiện qua ống tiêm trên đƣờng dây truyền, ống kim luồn trong tĩnh mạch hoặc
ống tiêm thẳng vào tĩnh mạch.
Tiêm tĩnh mạch thƣờng đƣợc thực hiện trong các trƣờng hợp: bệnh nhân cấp
cứu, cần một nồng độ thuốc lớn trong thời gian ngắn, bệnh nhân cần hạn chế truyền
chất lỏng hoặc với các thuốc đƣợc các nhà sản xuất khuyến cáo tiêm tĩnh mạch để
phát huy hiệu quả cao nhất [16].
Thể tích dung dịch tiêm thƣờng là 5 ml (10 ml) hoặc ít hơn, trừ một số

trƣờng hợp thuốc khó tan phải dùng thể tích dung môi hòa tan lớn, tuy nhiên không
quá 25 ml [35].
Tốc độ tiêm là vấn đề rất quan trọng cần lƣu ý trong quá trình thực hiện tiêm
tĩnh mạch một thuốc. Tốc độ tiêm quá nhanh có thể dẫn đến sốc do nồng độ thuốc
trong máu tăng cao đột ngột [16]. Theo các khuyến cáo, tiêm tĩnh mạch thƣờng thực
hiện dƣới 5 phút, tuy nhiên không ít trƣờng hợp cần phải tiêm chậm hơn, ví dụ:
ampicillin + sulbactam cần đƣợc tiêm trong khoảng từ 10-15 phút [33].

1.1.3. Truyền tĩnh mạch
Truyền tĩnh mạch là cách thức đƣa thuốc trực tiếp vào tĩnh mạch với thể tích
dung dịch lớn và thời gian dài hơn đƣờng tiêm tĩnh mạch. Dịch truyền có thể đƣợc
đƣa vào cơ thể bằng cách cắm kim truyền trực tiếp vào tĩnh mạch hoặc qua nhánh
chữ Y.
Thuốc truyền tĩnh mạch có thể ở dạng dịch truyền pha sẵn, dung dịch tiêm
cần pha loãng hoặc thuốc bột cần hoàn nguyên và pha loãng trƣớc khi truyền. Các
dung môi pha loãng thƣờng đƣợc sử dụng là NaCl 0,9% hoặc glucose 5%, với các
thể tích khác nhau. Đây là các dung môi đẳng trƣơng với máu và không gây ra tình
trạng tan huyết trong khi truyền. Thuốc đƣợc sử dụng có thể tƣơng hợp với cả 2 loại
dung môi trên, mặc dù tính tan và thời gian bảo quản sau khi pha thuốc với mỗi loại
dung môi là khác nhau [16].
Trong thực hành lâm sàng, có hai cách truyền tĩnh mạch phổ biến là truyền
tĩnh mạch liên tục và ngắt quãng.
5

Truyền tĩnh mạch ngắt quãng là kĩ thuật truyền thuốc vào tĩnh mạch trong
thời gian từ 20 phút đến vài giờ với liều duy nhất hoặc liều lặp lại [16]. Kĩ thuật này
thích hợp trong các trƣờng hợp đòi hỏi tốc độ đƣa thuốc vào cơ thể chậm mà khó có
thể thực hiện bằng đƣờng tiêm tĩnh mạch. Thuốc đƣợc đƣa vào cơ thể bằng cách
truyền tĩnh mạch ngắt quãng có thể đạt đƣợc nồng độ đỉnh và đáy cần thiết để phát
huy tối đa hiệu quả [35]. Thể tích của dịch truyền dùng để pha loãng thuốc là từ 50

– 500 ml. Trong thực hành lâm sàng, thể tích 100 ml thƣờng đƣợc lựa chọn để
truyền dịch trong vòng từ 20-30 phút [16].
Truyền tĩnh mạch liên tục là kĩ thuật cho phép cung cấp và duy trì một nồng
độ thuốc ổn định trong một thời gian dài. Trong một số trƣờng hợp, một liều lớn
đƣợc đƣa vào cơ thể để đạt đƣợc nồng độ đỉnh trƣớc khi thuốc đƣợc truyền liên tục.
Kĩ thuật truyền tĩnh mạch liên tục làm tăng hiệu quả của một số thuốc nhƣ lidocain
hoặc heparin [35].
Những vấn đề cần lƣu ý khi thực hiện thuốc truyền tĩnh mạch là tốc độ
truyền thuốc, hiện tƣợng quá tải dịch và nguy cơ tƣơng kị.
Trong quá trình truyền thuốc cần phải kiểm soát tốc độ để tránh trƣờng hợp
thuốc đƣợc đƣa vào cơ thể quá nhanh. Một số thuốc khi truyền tĩnh mạch cần có
thiết bị đo thể tích thuốc đƣợc truyền vào, ví dụ: lidocain hoặc morphin [16].
Khi truyền tĩnh mạch ngắt quãng nhiều lần hoặc truyền liên tục với khối
lƣợng dịch quá lớn cần lƣu ý đến hiện tƣợng quá tải dịch, do số lƣợng dịch quá lớn
và tốc độ truyền nhanh gây tăng đột ngột thể tích tuần hoàn. Khi có hiện tƣợng quá
tải dịch, bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu suy tim, tăng huyết áp, phổi có rale, tĩnh
mạch cổ nổi và khó thở [35].
Ngoài ra, cần cẩn trọng với tất cả các thuốc dùng cùng đƣờng tĩnh mạch
trong suốt thời gian truyền để tránh tƣơng kị và chú ý đến hiện tƣợng thoát mạch tại
vị trí truyền [35].
6

1.2. Sai sót trong chỉ định và thực hiện các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch
1.2.1. Sai sót liên quan đến thuốc
Sai sót thuốc đƣợc định nghĩa là bất cứ sự kiện nào có thể ngăn chặn đƣợc
dẫn đến dùng thuốc một cách không thích hợp hoặc gây hại cho bệnh nhân khi
thuốc đang đƣợc sử dụng bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe, bệnh nhân hoặc ngƣời
tiêu dùng [27]. Tại Mỹ, ngƣời ta đã ƣớc tính rằng có 44000 - 98000 ca tử vong mỗi
năm liên quan đến sai sót thuốc [9].
Có nhiều phƣơng pháp đƣợc dùng để phát hiện và kiểm tra các sai sót thuốc.

Đầu tiên là thông qua nguồn dữ liệu hành chính, tuy nhiên các thông tin lâm sàng ở
nguồn dữ liệu này không nhiều. Thứ hai là các báo cáo sự cố, nguồn thông tin này
có độ tin cậy cao nhƣng nhiều khi còn mang tính đối phó hoặc trách nhiệm. Cuối
cùng, phƣơng pháp sẵn có nhất là quan sát trực tiếp nhƣng để có thể thực hiện đƣợc
phƣơng pháp này phải có sự đồng tình của tổ chức mà nghiên cứu hƣớng đến [22].
Trong một chu trình thực hiện thuốc có 5 giai đoạn là kê đơn, sao chép đơn,
pha chế, cấp phát và thực hiện thuốc trên bệnh nhân thì sai sót thuốc xảy ra phổ biến
nhất ở giai đoạn kê đơn và thực hiện thuốc. Trong đó các sai sót thƣờng gặp là sai
về liều, đƣờng dùng, sai thuốc đƣợc kê, sai thời điểm dùng thuốc. Nguyên nhân của
sai sót thuốc nói chung là thiếu thông tin, thông tin về thuốc đƣợc kê đơn không rõ
ràng, thiếu thông tin về bệnh nhân, hay cố tình vi phạm các quy định [26].
Tiêm truyền tĩnh mạch nói riêng đƣợc nhiều nghiên cứu đánh giá là đƣờng
dùng xảy ra sai sót nhiều nhất so với các đƣờng dùng khác. Một tổng quan hệ thống
với dữ liệu là các nghiên cứu đƣợc công bố bằng tiếng Anh từ năm 1985 đến tháng
5/2012 nhằm xem xét tỉ lệ và bản chất của các sai sót thuốc cho thấy sai sót thuốc
dùng đƣờng tĩnh mạch xảy ra ở mức 53,3% so với 20,1% sai sót thuốc xảy ra với
các đƣờng dùng khác [19]. Nghiên cứu tại 1 bệnh viện Nhi của Anh trên cơ sở hồi
cứu các báo cáo sai sót thuốc từ 04/1994 đến 08/1999 cũng cho thấy sai sót thuốc
xảy ra phổ biến nhất đối với các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch (56%) [27]. Một
nghiên cứu đánh giá 73769 sai sót có liên quan đến sử dụng thuốc đƣờng tĩnh mạch
từ các dữ liệu báo cáo sai sót thuốc quốc gia của Mỹ từ năm 2000 đến 2005 đã chỉ
7

ra rằng 2,92%-5,03% các sai sót liên quan đến thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch là có
hại và tỉ lệ này luôn cao hơn tỉ lệ sai sót thuốc có hại ở tất cả các đƣờng dùng.
Nghiên cứu này cũng nhận định chƣơng trình báo cáo lỗi tự nguyện là một cơ hội
để cải thiện chăm sóc bệnh nhân và cần tiếp tục tìm hiểu về bản chất các sai sót liên
quan đến thuốc đƣờng tĩnh mạch [18].
Cohen đã liệt kê các vấn đề mang tính hệ thống liên quan đến sai sót thuốc,
đó là thông tin về thuốc và bệnh nhân, cách tiếp nhận và trao đổi thông tin về việc

sử dụng thuốc, quy trình bảo quản, phân phối, dán nhãn và đóng gói thuốc, các thiết
bị để sử dụng thuốc, các yếu tố thuộc về môi trƣờng làm việc, giáo dục cho nhân
viên y tế và bệnh nhân, quy trình đảm bảo chất lƣợng và quản lý các yếu tố nguy cơ.
Đây là các yếu tố cần đƣợc xem xét khi một sai sót liên quan đến thuốc xảy ra nhằm
tìm nguyên nhân của sai sót đó và cải thiện chúng [8].

1.2.2. Sai sót trong kê đơn
Sai sót trong kê đơn đƣợc định nghĩa là sự lựa chọn thuốc không phù hợp với
các hƣớng dẫn, thuốc chống chỉ định, các tiền sử dị ứng đã biết, các thuốc hiện đang
sử dụng và các yếu tố khác [21]. Một định nghĩa khác của sai sót trong kê đơn là
những sai sót dẫn đến giảm đáng kể hiệu quả và tính kịp thời của việc điều trị, hoặc
làm tăng nguy cơ gây hại của thuốc so với các hƣớng dẫn chung [15].
Để xem xét tỉ lệ và bản chất của các sai sót trong kê đơn điều trị nội trú từ
các nghiên cứu đã công bố, Lewis và cộng sự đã tiến hành một tổng quan hệ thống
vào năm 2009. Kết quả cho thấy tỉ lệ sai sót trung bình là 7% (dao động từ 2% đến
14%) các đơn thuốc, cứ 100 bệnh nhân nhập viện thì có 52 (dao động từ 8 đến 227)
lỗi kê đơn xảy ra. Sai sót xảy ra phổ biến nhất với thuốc kháng sinh. Dùng thuốc
trên bệnh nhân là ngƣời lớn xảy ra sai sót nhiều hơn trên trẻ em và liều lƣợng thuốc
không chính xác là sai sót phổ biến nhất trong nghiên cứu này [21].
Nghiên cứu tại một bệnh viện ở Anh trong thời gian 4 tuần với 36200 đơn
thuốc đƣợc kê đã xác định đƣợc sai sót trong kê đơn xảy ra ở mức 1,5% (KTC 95%:
1,4-1,6), trong đó tỉ lệ lỗi nghiêm trọng là 0,4% (KTC 95%: 0,3-0,5). Khoảng một
8

nửa sai sót thuốc (54%) có liên quan đến liều. Tỉ lệ sai sót có khác biệt đáng kể ở
những giai đoạn khác nhau của bệnh nhân, theo đó đơn thuốc trong thời gian điều
trị nội trú có sai sót nhiều hơn đơn thuốc nhập hoặc xuất viện [11].
Nhiều sai sót liên quan đến kê đơn không đƣợc phát hiện và báo cáo nhƣng
có thể đã gây nên hậu quả đáng kể trên lâm sàng. Nghiên cứu tiến cứu tiến hành
trong 3 tháng hè năm 2009 tại 3 bệnh viện ở Anh phát hiện đƣợc 1025 sai sót trong

974 trên tổng số 6605 đơn thuốc. Khi đánh giá mức độ ảnh hƣởng trên lâm sàng của
183 sai sót thì kết quả cho thấy 34 sai sót trong số đó là nghiêm trọng. Các sai sót
thuốc nghiêm trọng thƣờng là lỗi thiếu thuốc, dùng thuốc không đúng chỉ định,
dùng sai liều. Đáng chú ý hơn, trung bình 2 liều thuốc đã đƣợc thực hiện trên mỗi
bệnh nhân trƣớc khi các sai sót đƣợc sửa chữa [15].
Đối với các thuốc đƣờng tiêm truyền, việc kê đơn và thực hiện thuốc phải có
sự liên kết chặt chẽ với nhau. Đơn kê phải bao gồm đầy đủ các thông tin cần thiết:
tên thuốc, liều dùng, số lần dùng, đƣờng dùng, loại dung môi dùng để hòa tan, pha
loãng và thể tích, nồng độ sau cùng của dung dịch, tốc độ tiêm truyền đồng thời
phải đƣợc trình bày rõ ràng để các y tá có thể thực hiện chính xác y lệnh. Bác sĩ
cũng cần hạn chế việc sử dụng các thuốc tiêm truyền, chỉ khi không có phƣơng
pháp nào khác có hiệu quả lâm sàng hơn và cần chắc chắn rằng có những thiết bị
tiêm truyền phù hợp và tƣơng thích với loại thuốc sẽ kê trên bệnh nhân [16]. Nghiên
cứu tiến hành năm 1998 về các sai sót trong kê đơn và thực hiện thuốc dùng đƣờng
tĩnh mạch nói riêng, kết quả cho thấy 14,0% đơn kê không phù hợp với các quy
định chung, 0,6% đơn kê khó đọc, 4,5% sử dụng tên thƣơng mại và 11,2% đơn kê
đƣợc đánh giá là không thích hợp về mặt lâm sàng [17].
Có nhiều nguyên nhân gây ra sai sót trong kê đơn thuốc, nhƣ sự mất tập
trung trong lúc kê đơn, hoặc không áp dụng các quy định có liên quan. Nhiều yếu tố
nguy cơ nhƣ môi trƣờng làm việc, khối lƣợng công việc, vấn đề thể chất và tinh
thần, kiến thức của bác sĩ. Nhiều nguyên nhân mang tính hệ thống nhƣ đào tạo
không đầy đủ, không đề cao tầm quan trọng của bƣớc kê đơn, và không tự nhận
thức đƣợc sai sót xảy ra [12]. Đặc biệt đối với các bác sĩ mới (sau ra trƣờng 1 hoặc
9

2 năm), khối lƣợng công việc và áp lực thời gian cũng nhƣ thiếu kiến thức và kinh
nghiệm, thiếu tài liệu đầy đủ về các thuốc là những yếu tố nguy cơ cao đối với sai
sót trong kê đơn thuốc [28].
Các biện pháp nhằm làm giảm sai sót trong kê đơn thuốc đã đƣợc đề cập
trong nhiều nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là chiến lƣợc phát triển giáo dục, cập

nhật thông tin cho các bác sĩ kê đơn và sử dụng kê đơn điện tử trong bệnh viện [15].
Ngoài ra, cần triển khai cho các dƣợc sĩ thực hiện duyệt đơn thuốc trƣớc khi đƣa ra
sử dụng [11]. Trong các biện pháp này, dƣợc sĩ và điều dƣỡng đóng vai trò quan
trọng trong việc phát hiện ra các sai sót trong đơn thuốc. Một nghiên cứu thuần tập
tiến cứu trong 6 tháng trên tất cả các bệnh nhân nhập viện tại hai bệnh viện đại học
ở Mỹ cho thấy gần một nửa các sai sót trong kê đơn đã đƣợc phát hiện, trong đó
điều dƣỡng phát hiện đƣợc 55 đơn và dƣợc sĩ phát hiện đƣợc 8 đơn có sai sót [20].

1.2.3. Sai sót trong thực hiện thuốc của điều dưỡng
Sai sót trong quá trình thực hiện thuốc của điều dƣỡng là sự sai lệch trong
việc chuẩn bị các thuốc so với đơn thuốc của bác sĩ, hƣớng dẫn của bệnh viện hoặc
nhà sản xuất [4],[25]. Thực hiện các thuốc tiêm truyền tĩnh mạch phải thông qua
nhiều bƣớc khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai sót. Rất nhiều nghiên cứu về
quy trình thực hiện thuốc tiêm truyền đã xem xét các sai sót về đƣờng dùng, dung
môi, tốc độ tiêm truyền, nguy cơ tƣơng kị trong quá trình thực hiện thuốc cũng nhƣ
nguyên nhân của vấn đề này.
Nghiên cứu tiến cứu tại khoa Chỉnh hình, khoa Phẫu thuật và khoa Tiêu hóa
của một bệnh viện giảng dạy ở Tehran (Iran) trên tổng số 357 lƣợt chuẩn bị và thực
hiện thuốc cho bệnh nhân đã chỉ ra rằng với mỗi thuốc trong tổng số 28 thuốc đƣợc
kê đơn nhiều nhất thì có ít nhất 1 sai sót xảy ra. Các sai sót thƣờng gặp là sai tốc độ
truyền và tiêm tĩnh mạch nhanh (20,6%). Trong tất cả các loại thuốc đƣợc đánh giá,
metronidazole là thuốc bị dùng sai phổ biến nhất (24,3%), tiếp theo là ranitidin
(21,8%), ceftriaxon (18,9%). Nghiên cứu rút ra một số nguyên nhân dẫn đến sai sót
trong thực hiện thuốc nhƣ khối lƣợng công việc của các điều dƣỡng, buồn ngủ và
10

mệt mỏi làm mất tập trung, đồng thời đề ra các giải pháp tăng số lƣợng điều dƣỡng
tại khoa để giảm áp lực công việc, có sự tham gia của dƣợc sĩ lâm sàng trong chuẩn
bị, thực hiện thuốc, thành lập hệ thống báo cáo sai sót cũng nhƣ tối ƣu hóa việc
chuẩn bị thuốc [4].

Một nghiên cứu tiến cứu quan sát các lƣợt thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh
mạch trên các bệnh nhân tại một bệnh viện đại học ở Malaysia trong thời gian từ
12/2006 đến 03/2007 cho kết quả là 341 trong tổng số 349 lƣợt chuẩn bị và thực
hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch có ít nhất 1 sai sót, trong đó tiêm tĩnh mạch nhanh
hơn tốc độ khuyến cáo là một trong những sai sót chủ yếu [25].
Để xác định tỉ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng về mặt lâm sàng của các sai
sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc đƣờng tĩnh mạch của điều dƣỡng, một nghiên
cứu tiến cứu đã đƣợc tiến hành tại 10 bệnh viện ở Anh trong 6-10 ngày tại mỗi khoa
phòng đã phát hiện 249 lỗi dùng thuốc. 212 trên tổng số 430 lƣợt thực hiện thuốc
đƣờng tĩnh mạch có xảy ra ít nhất 1 sai sót (49%), trong đó 3 sai sót (1%) đƣợc
đánh giá là nghiêm trọng, 126 sai sót (29%) ở mức độ vừa phải và 83 (19%) sai sót
nhỏ. Hầu hết các sai sót xảy ra trong tiêm tĩnh mạch và với các thuốc cần chuẩn bị
nhiều bƣớc [32].
Nhằm xác định nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến sai sót trong thực
hiện thuốc của điều dƣỡng, một nghiên cứu định tính tiến hành tại Đài Loan dựa
vào bảng câu hỏi gồm 3 phần: mô tả sai sót, kiến thức của điều dƣỡng và các yếu tố
góp phần vào sai sót thuốc đƣợc tiến hành trên các điều dƣỡng. Các điều dƣỡng
tham gia nghiên cứu sẽ nhắc lại một trong những sai sót thuốc quan trọng nhất mà
họ từng mắc phải và xác định các yếu tố ảnh hƣởng tới sai sót thuốc từ bảng câu hỏi
trên. Trong 72 điều dƣỡng tham gia, 55 ngƣời (76,4%) tin rằng có hơn 1 yếu tố góp
phần vào các sai sót trong thực hiện thuốc. Trong đó, 3 yếu tố chính là: xao lãng
trách nhiệm cá nhân (86,1%), khối lƣợng công việc nặng nhọc (37,5%), nhân viên
mới (37,5%) và 3 điều kiện hàng đầu dẫn đến sai sót trong thực hiện thuốc là: cần
phải giải quyết công việc khác trong lúc thực hiện thuốc, chuẩn bị thuốc mà không
kiểm tra lại, điều dƣỡng mới tốt nghiệp. Các sai sót phổ biến nhất là sai liều
11

(36,1%) và sai thuốc (26,4%), kháng sinh là loại thuốc bị dùng sai nhiều nhất
(38,9%) [30].
Để giảm thiểu các sai sót xảy ra trong quá trình chuẩn bị và thực hiện thuốc

dùng đƣờng tiêm, điều dƣỡng đƣợc khuyến cáo thực hiện một số nhiệm vụ sau.
Trƣớc hết, phải kiểm tra tình trạng dị ứng của bệnh nhân và đảm bảo đã đầy đủ
thông tin để có thể sử dụng thuốc an toàn. Ngoài ra, cần xem xét sự phù hợp của
thiết bị tiêm truyền với bệnh nhân loại thuốc đang sử dụng. Một bƣớc hết sức quan
trọng trong quá trình thực hiện là dán nhãn thuốc chính xác cho từng bệnh nhân.
Cuối cùng, điều dƣỡng cần theo dõi bệnh nhân và nhận thức đƣợc các phản ứng phụ
có thể xảy ra trong suốt quá trình thực hiện thuốc [16].

1.2.4. Nghiên cứu về sai sót thuốc tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nghiên cứu về sai sót thuốc là lĩnh vực còn khá mới mẻ và
chƣa phổ biến. Các nghiên cứu chủ yếu tiến hành tại một số bệnh viện riêng lẻ, số
lƣợng các nghiên cứu đƣợc công bố trên các tạp chí còn ít. Chúng tôi xin đƣợc giới
thiệu 2 nghiên cứu sau.
Nghiên cứu tiến cứu nhằm xác định tỉ lệ, loại và mức độ nghiêm trọng của
các sai sót trong chuẩn bị và thực hiện thuốc tại 2 bệnh viện ở Việt Nam. 4 sinh viên
dƣợc quan sát các bƣớc chuẩn bị và thực hiện thuốc của điều dƣỡng tại 6 khoa trong
7 ngày liên tiếp. Kết quả cho thấy tỉ lệ sai sót thuốc là 37,7% trong tổng số 5635
lƣợt quan sát. Sai sót chủ yếu gặp phải ở kĩ thuật chuẩn bị và thực hiện, thiếu thuốc
và liều. Các sai sót này đƣợc phân loại theo mức độ nghiêm trọng: cao (8,8%), trung
bình (87,8%) và nhẹ (3,4%). Cũng theo nghiên cứu này, khoảng ba phần tƣ lƣợt
dùng thuốc đƣờng tĩnh mạch có xảy ra sai sót [24].
Nghiên cứu tiến hành tại khoa hồi sức tích cực (ICU) và khoa hậu phẫu
(PSU) ở một bệnh viện Việt Nam đã theo dõi việc thực hiện các thuốc dùng đƣờng
tĩnh mạch của y tá trƣớc và sau khi có sự can thiệp của dƣợc sĩ lâm sàng. Sự can
thiệp bao gồm: các bài giảng, các buổi hƣớng dẫn dựa trên thực tế tại khoa, các tài
liệu, đề cƣơng đƣợc thực hiện bởi một dƣợc sĩ lâm sàng và một y tá. Kết quả quan
12

sát trên 1204 lƣợt thực hiện thuốc đƣờng tĩnh mạch, bao gồm 516 lƣợt trƣớc khi có
hƣớng dẫn và 688 sau khi có hƣớng dẫn. Tỉ lệ sai sót trên lâm sàng đã giảm đáng kể

tại khoa ICU (từ 64% xuống 48,9%, p<0,001), tuy nhiên gần nhƣ không đổi tại
khoa PSU (57,9% so với 64,1%, p=0,132). Kết quả này cho thấy việc đào tạo dƣợc
sĩ lâm sàng bƣớc đầu đã có hiệu quả trong việc giảm sai sót trong thực hiện thuốc
dùng đƣờng tĩnh mạch, tuy nhiên hiệu quả này chƣa cao. Nhóm nghiên cứu đề xuất
rằng, từng bƣớc nâng cao chất lƣợng đào tạo dƣợc sĩ lâm sàng là một biện pháp cụ
thể để giảm thiểu sai sót liên quan đến thuốc nói chung và thuốc dùng đƣờng tĩnh
mạch nói riêng [23].
13

PHẦN 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Khảo sát chỉ định của bác sĩ trong sử dụng các thuốc dùng đƣờng tĩnh
mạch
2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sự phù hợp giữa chỉ định của bác sĩ so với các tài liệu tra cứu trong
sử dụng các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch.
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các bệnh án của bệnh nhân có sử dụng thuốc đƣờng
tĩnh mạch tại khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện E.
Chúng tôi lựa chọn tất cả những bệnh án tại khoa Thận - Tiếu niệu, bệnh
viện E trong tháng 12/2013 và tháng 01/2014. Những bệnh án tử vong, bệnh án
không sử dụng bất kì thuốc nào dùng đƣờng tĩnh mạch sẽ đƣợc loại trừ khỏi nghiên
cứu.
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu
2.1.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Mô tả hồi cứu cắt ngang.
2.1.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên theo danh sách bệnh án tháng 12/2013 và tháng 01/2014
của phòng lƣu trữ hồ sơ bệnh án. Tổng số bệnh án đƣợc đƣa vào nghiên cứu là 148
bệnh án.

2.1.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng “Phiếu thu thập thông tin từ bệnh
án” (phụ lục 2) để trích xuất dữ liệu từ bệnh án tại phòng hồ sơ bệnh án. Thời điểm
lấy thông tin về một thuốc tiêm truyền tĩnh mạch là lần chỉ định đầu tiên của thuốc
đó trong một bệnh án.
2.1.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
- Tỉ lệ chỉ định thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch có đƣờng dùng phù hợp với
khuyến cáo.
14

- Tỉ lệ chỉ định dung môi và thể tích dung môi hòa tan và pha loãng cho thuốc
dùng đƣờng tĩnh mạch phù hợp với khuyến cáo.
- Tỉ lệ chỉ định tốc độ tiêm/truyền tĩnh mạch phù hợp với khuyến cáo.
- Tỉ lệ các chỉ định có thể gây tƣơng kị.
2.1.3.5. Tiêu chí đánh giá
Chúng tôi đánh giá sự phù hợp về đƣờng dùng, dung môi hòa tan và pha
loãng, tốc độ tiêm, truyền tĩnh mạch của các thuốc đƣợc chỉ định so với khuyến cáo
cách sử dụng các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch tại khoa Thận – tiết niệu, bệnh viện
E (phụ lục 1) đƣợc tổng hợp từ tờ hƣớng dẫn sử dụng các thuốc và các tài liệu tra
cứu bao gồm: Dƣợc thƣ Quốc gia Việt Nam 2012 [1], Handbook on injectable drugs
15
th
[33], Injectable drugs guide 2011 [16], Nursing I.V drugs Handbook 6
th
[35].
2.2. Khảo sát các sai lệch trong thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch của
điều dƣỡng
2.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát sự phù hợp trong thực hiện các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch của
điều dƣỡng so với chỉ định của bác sĩ.

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các điều dƣỡng tại khoa Thận - Tiết niệu, bệnh viện E.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu theo dõi tiến cứu.
Thời gian quan sát: 9 ngày làm việc, từ ngày 18/03/2014 đến ngày 28/03/2014.
2.2.3.2. Phƣơng pháp lấy mẫu
Lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện.
Cỡ mẫu: 104 lƣợt thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch.
2.2.3.3. Phƣơng pháp thu thập thông tin
Phƣơng pháp quan sát: quan sát đơn thuần, không can thiệp.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các quan sát đƣợc thực hiện bởi 1
thành viên của nhóm nghiên cứu trong 9 ngày làm việc. Vì mỗi nhóm điều dƣỡng
15

tại khoa đƣợc phân công thực hiện thuốc tại các phòng bệnh cụ thể trong vòng một
tháng nên ngƣời quan sát sẽ quan sát theo từng nhóm điều dƣỡng. Có tất cả 3 nhóm
điều dƣỡng, mỗi nhóm đƣợc quan sát trong 3 ngày làm việc. Chúng tôi thực hiện
một ngày quan sát thử nhằm ghi nhận thông tin về số lƣợng điều dƣỡng trong một
nhóm và cách thức làm việc của từng nhóm, đồng thời xem xét tính phù hợp của bộ
công cụ nghiên cứu.
Trƣớc khi quan sát, chúng tôi xác định nhóm điều dƣỡng sẽ quan sát, sau đó
đọc bệnh án của của các bệnh nhân mà nhóm điều dƣỡng đó sẽ thực hiện thuốc và
lấy thông tin về các thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch mà bác sĩ đã chỉ định cho bệnh
nhân. Thông tin bao gồm tên thuốc, liều dùng, đƣờng dùng, dung môi, tốc độ và
thời gian tiêm truyền. Trong các thuốc đƣợc chỉ định trên cùng bệnh nhân, chúng tôi
xem xét các cặp thuốc có thể xảy ra tƣơng kị với nhau và lƣu ý cách sử dụng các
thuốc này trong quá trình quan sát.
Việc thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch chỉ đƣợc quan sát trên những
bệnh nhân nào có thông tin về chỉ định của bác sĩ ghi nhận đƣợc từ bệnh án trƣớc

thời điểm quan sát. Sau khi so sánh sự phù hợp trong việc thực hiện thuốc của điều
dƣỡng so với chỉ định của bác sĩ về các yếu tố: đƣờng dùng thuốc, dung môi hòa tan
và thể tích dung môi hòa tan, dung môi pha loãng và thể tích dung môi pha loãng,
tốc độ truyền, thời gian tiêm, chúng tôi điền thông tin vào “Bảng kiểm tra cách thực
hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch của điều dƣỡng” (phụ lục 3).
Một lƣợt thực hiện đƣợc xem là có nguy cơ xảy ra tƣơng kị khi có bất cứ
thao tác nào của điều dƣỡng có thể dẫn đến khả năng tƣơng kị giữa các chất với
nhau.
2.2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không phân tích và đánh giá các sai sót trong
sử dụng thuốc (medication errors). Lý do là vì việc phân tích và đánh giá này cần có
một tiêu chuẩn đƣợc đồng thuận tại cơ sở nghiên cứu và đội ngũ chuyên gia để đánh
giá các sai sót gặp phải. Vì nguồn lực có hạn, chúng tôi chỉ đánh giá các sai lệch
trong thực hiện thuốc. Các sai lệch này đƣợc định nghĩa là sự khác biệt giữa thực
16

hành và các hƣớng dẫn chuẩn. Chúng tôi cũng không đánh giá mức độ nghiêm
trọng của các sai lệch gặp phải. Các chỉ tiêu nghiên cứu trong phần này là:
- Tỉ lệ thực hiện đúng đƣờng dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tỉ lệ sử dụng đúng dung môi hòa tan và pha loãng cho thuốc dùng đƣờng
tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.
- Tỉ lệ thực hiện đúng tốc độ tiêm/truyền thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch theo
chỉ định của bác sĩ.
- Tỉ lệ thực hiện thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch có nguy cơ xảy ra tƣơng kị.
2.2.3.5. Xử trí khi phát hiện sai lệch
Trong quá trình quan sát, nếu phát hiện các sai lệch có thể ảnh hƣởng nghiêm
trọng lên sự an toàn của bệnh nhân, chúng tôi sẽ can thiệp một cách tế nhị để ngƣời
thực hiện thuốc nhận biết đƣợc sai lệch và sửa chữa kịp thời.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đƣợc nhập vào phần mềm SPSS và xử lý bằng phƣơng pháp thống kê

mô tả. Các biến liên tục đƣợc mô tả theo giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn nếu tuân
theo phân phối chuẩn. Nếu không tuân theo phân phối chuẩn, trung vị và khoảng tứ
phân vị sẽ đƣợc sử dụng để mô tả các biến. Các biến phân hạng đƣợc mô tả theo tỉ
lệ phần trăm.

17

PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Khảo sát chỉ định của bác sĩ trong sử dụng thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch
3.1.1. Đặc điểm bệnh nhân
Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên 148 bệnh án, với số lƣợng bệnh
nhân nam là 83 (56,1%) và số lƣợng bệnh nhân nữ là 65 (43,9%). Độ tuổi trung
bình của bệnh nhân là 51,6 (±16,7).

3.1.2. Đặc điểm chỉ định thuốc dùng đường tĩnh mạch của bác sĩ
3.1.2.1. Lựa chọn đƣờng dùng các thuốc
Về số lượng thuốc dùng đường tĩnh mạch trong mỗi bệnh án
Trong 148 bệnh án mà chúng tôi ghi nhận thông tin, số lƣợng thuốc dùng
đƣờng tĩnh mạch trong mỗi bệnh án của nghiên cứu dao động từ 1 đến 6, kết quả cụ
thể trong bảng 3.1.

Bảng 3.1. Số lƣợng thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch trong bệnh án
Số lƣợng thuốc trong
một bệnh án
Số bệnh án
Tỉ lệ
1
44
29,7

2
47
31,8
3
37
25
4
12
8,1
5
7
4,7
6
1
0,7
Tổng
148
100

Bảng 3.1 cho thấy, các bệnh án có số lƣợng thuốc dùng đƣờng tĩnh mạch từ
1-3 chiếm đa số (85,5%). Thông tin chi tiết về việc lựa chọn đƣờng dùng các thuốc
cụ thể đƣợc trình bày trong phụ lục 5.
18

Về việc lựa chọn đường dùng của các thuốc đường tĩnh mạch
Trong 338 lƣợt chỉ định, có 334 lƣợt chỉ định rõ đƣờng dùng (tiêm hoặc
truyền tĩnh mạch) và 4 lƣợt chỉ định không ghi rõ đƣờng dùng (2 lƣợt furosemid và
2 lƣợt các acid amin hƣớng thận).
Trong 334 lƣợt chỉ định rõ đƣờng dùng, có 178 lƣợt chỉ định tiêm tĩnh mạch
đầu tiên và 156 lƣợt chỉ định truyền tĩnh mạch đầu tiên. Tính hợp lý của việc lựa

chọn đƣờng dùng đƣợc thể hiện trong bảng 3.2.

Bảng 3.2. Tính hợp lý của việc lựa chọn đƣờng dùng các thuốc
Tính hợp lý của việc
lựa chọn đƣờng dùng
Đƣờng dùng
Tiêm
tĩnh mạch
Truyền
tĩnh mạch
Đủ thông tin
khuyến cáo
Phù hợp với khuyến cáo
178
95
Không phù hợp với khuyến cáo
0
1
Chƣa đủ thông tin
0
60
Tổng
178
156

Bảng 3.2 cho thấy với các thuốc đƣợc chỉ định đƣờng tiêm tĩnh mạch thì
100% đều đủ thông tin trong khuyến cáo để đánh giá tính phù hợp. Trong các
trƣờng hợp này, 100% (178/178) chỉ định đƣờng dùng tiêm tĩnh mạch là phù hợp
với khuyến cáo.
Với các thuốc truyền tĩnh mạch, có 96 lƣợt chỉ định có đủ thông tin trong

khuyến cáo để đánh giá đƣờng dùng. Trong đó chỉ có 1 lƣợt truyền tĩnh mạch
diazepam là không phù hợp với khuyến cáo.
Phân tích sâu hơn về 60 lƣợt chỉ định truyền tĩnh mạch chƣa đủ thông tin để
đánh giá lựa chọn đƣờng dùng, chúng tôi ghi nhận 51 lƣợt chỉ định drotaverin và 9
lƣợt chỉ định acid tranexamic truyền tĩnh mạch. Trong đó, theo hƣớng dẫn của nhà
sản xuất, drotaverin (biệt dƣợc Nospa, ống dung dịch tiêm 40mg/2ml) chỉ có thông
tin về đƣờng dùng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, chƣa có đủ thông tin để kết luận về

×