Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư tại việt nam giai đoạn 2006 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.91 KB, 43 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LƯU QUANG HUY
KHẢO SÁT CƠ CẤU VÀ XU HƯỚNG NHẬP
KHẨU CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006-2010
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LƯU QUANG HUY
KHẢO SÁT CƠ CẤU VÀ XU HƯỚNG NHẬP
KHẨU CÁC THUỐC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2006-2010
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:

ThS. Nguyễn Thị Hà

ThS. Chu Quốc Thịnh
Nơi thực hiện:

Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược Trường đại
học Dược Hà Nội

Phòng Quản lý giá thuốc
Cục Quản lý Dược - Bộ Y Tế
HÀ NỘI – 2013
LỜI CẢM ƠN


Để hoàn thành khóa luận này, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới:
ThS. Nguyễn Thị Hà – Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, người đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
ThS. Chu Quốc Thịnh – Chuyên viên Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, người đã gợi ý
cho tôi hướng phát triển và hoàn thiện đề tài.
DS. Nguyễn Vĩnh Nam – Giảng viên Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, người đã
đưa ra những chỉ dẫn quý báu giúp tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Bộ môn Quản lý và Kinh
tế Dược đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin dành những lời yêu thương nhất để bày tỏ lòng biết ơn tới gia
đình và bạn bè đã luôn ở bên quan tâm, chăm sóc và cho tôi những lời động viên khích lệ.
Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Lưu Quang Huy
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư và điều trị bệnh ung thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm bệnh ung thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
1.1.3. Tình hình bệnh ung thư tại Việt Nam . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.4. Điều trị ung thư. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2. Tổng quan về thị trường thuốc điều trị ung thư. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.1. Thị trường thuốc điều trị ung thư thế giới. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.2. Thị trường thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

1.3. Tổng quan về nghiên cứu định lượng tiêu thụ thuốc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3.1. Nghiên cứu dựa trên chi phí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3.2. Nghiên cứu dựa trên số lượng đơn vị đóng gói. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3.3. Nghiên cứu dựa trên đơn thuốc. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.4. Nghiên cứu dựa trên liều xác định hàng ngày . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.4. Các đề tài nghiên cứu liên quan . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . . 16
2.1. Đối tượng nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.3. Thiết kế nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.4. Nội dung nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.7. Trình bày và báo cáo kết quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.1. Cơ cấu và xu hướng NK các thuốc ĐTƯT giai đoạn 2006-2010 . . . . . . . . . . . 21
3.1.1. Cơ cấu và xu hướng NK các thuốc ĐTƯT theo KNNK . . . . . . . . . . . . . . . . 21
3.1.2. Cơ cấu và xu hướng NK các thuốc ĐTƯT theo số lượng SĐK . . . . . . . . . 22
3.2. Cơ cấu và xu hướng NK các nhóm thuốc ĐTƯT giai đoạn 2006-2010 . . . . . 22
3.2.1. Cơ cấu và xu hướng NK các nhóm thuốc ĐTƯT theo KNNK. . . . . . . . . . 23
3.2.2. Cơ cấu và xu hướng NK các nhóm thuốc ĐTƯT theo số lượng SĐK . . . 24
3.3. Cơ cấu và xu hướng NK các hoạt chất ĐTƯT giai đoạn 2006-2010. . . . . . . . 26
3.3.1. Cơ cấu và xu hướng NK các hoạt chất ĐTƯT theo KNNK. . . . . . . . . . . . . 26
3.3.2. Cơ cấu và xu hướng NK các hoạt chất ĐTƯT theo số lượng SĐK . . . . . 28
3.4. Cơ cấu và xu hướng NK thuốc ĐTƯT theo quốc gia xuất xứ giai đoạn 2006-2010 29
3.4.1. Cơ cấu và xu hướng NK thuốc ĐTƯT từ các quốc gia theo KNNK . . . 30
3.4.2. Cơ cấu và xu hướng NK thuốc ĐTƯT từ các quốc gia theo SL SĐK . . . 32
BÀN LUẬN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Những nhóm thuốc có doanh số cao nhất năm 2010. . . . . . . . . . . . . . . . 8
Bảng 1.2. Giá trị và tỷ trọng thuốc nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 10
Bảng 1.3. Thị phần dược phẩm theo nhóm thuốc của một số nước trong khu vực 11
Bảng 2.1. Các hoạt chất được khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu giai đoạn 2006-
2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Bảng 2.2. Các quốc gia xuất xứ được khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu giai đoạn
2006-2010. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
Bảng 3.1. Số lượng SĐK và số lượng hoạt chất các thuốc ĐTƯT giai đoạn 2006-2010
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong bệnh ung thư tại các khu vực trên thế giới 3
Hình 1.2. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong của các loại ung thư trên thế giới . . . 4
Hình 1.3. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong của các loại ung thư tại Việt Nam 6
Hình 1.4. Doanh số thuốc điều trị ung thư toàn thế giới trong giai đoạn 2006 –2010. 9
Hình 2.1. Sơ đồ xử lý số liệu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
Hình 3.1. Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK các thuốc ĐTƯT. . . . . . . . . . . . . . . . . 21
Hình 3.2. Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK các nhóm thuốc ĐTƯT . . . . . . . . . . 23
Hình 3.3. Số lượng SĐK các nhóm thuốc điều trị ung thư . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
Hình 3.4. Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK các hoạt chất ĐTƯT . . . . . . . . . . . . . 27
Hình 3.5. Số lượng SĐK các hoạt chất điều trị ung thư . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Hình 3.6. Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK các thuốc ĐTƯT theo quốc gia xuất xứ 30
Hình 3.7. Số lượng SĐK các thuốc điều trị ung thư theo quốc gia xuất xứ . . . 33
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tiếng Anh
Tiếng Việt
ATC
Anatomical Therapeutic
Chemical Classification

Hệ thống phân loại dựa trên tính
chất hóa hoc, phương pháp điều
trị, bộ phận giải phẫu
ASR Age-Standardise Rate
Tỷ lệ chuẩn theo tuổi
BMI
Bussiness Monitor
International
Công ty khảo sát thị trường quốc
tế
CIF Cost, Insurance, Freight
Giá giao hàng đến cảng người
mua
DDD Defined Daily Dose
Liều xác định hàng ngày
ĐTƯT Điều trị ung thư
IARC
International Agency for
Reasearch of Cancer
Cơ quan quốc tế về nghiên cứu
ung thư
KNNK Kim ngạch nhập khẩu
NK Nhập khẩu
SĐK Số đăng ký
SL Số lượng
HC Hoạt chất
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư hiện là vấn đề sức khỏe rất được quan tâm trên thế giới. Theo ước tính của
Tổ chức y tế thế giới, vào năm 2008, trên toàn thế giới có 12,7 triệu trường hợp được chẩn
đoán mắc bệnh ung thư và có 7,6 triệu trường hợp tử vong vì ung thư [17]. Tại Việt Nam,

trong những năm qua, số lượng bệnh nhân ung thư tăng nhanh một cách đáng báo động do
những nguyên nhân về ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, thay đổi lối sống, hút thuốc

Để đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng tăng, thị trường thuốc điều trị ung thư ngày
càng mở rộng và đa dạng hóa về sản phẩm. Đáng chú ý, phần lớn các thuốc điều trị ung
thư hiện lưu hành trên thị trường dược phẩm Việt Nam có xuất xứ nước ngoài (chiếm 98,4
% tổng số lượng số đăng ký) [13].
Trước bối cảnh các thuốc nhập khẩu điều trị ung thư giữ một vai trò quan trọng, việc
thực hiện các nghiên cứu khảo sát đánh giá tình hình nhập khẩu thuốc điều trị ung thư là rất
cần thiết. Kết quả của các nghiên cứu này sẽ là cơ sở khoa học để cơ quan quản lý đề ra
những chính sách phù hợp, đồng thời, các doanh nghiệp trong nước có thể định hướng cho
hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, chưa có nhiều đề tài
đi sâu vào phân tích cơ cấu và xu hướng nhập khẩu của các thuốc này. Chính vì vậy, đề tài
“Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư giai đoạn 2006-
2010” được thực hiện với hai mục tiêu:
 Khảo sát cơ cấu các thuốc điều trị ung thư nhập khẩu giai đoạn 2006-2010
 Khảo sát xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư giai đoạn 2006-2010
Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư và điều trị bệnh ung thư
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm bệnh ung thư
Khái niệm: Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân
sinh ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế
kiểm soát về phát triển của cơ thể [10].
Các nguyên nhân gây ra ung thư bao gồm: tác nhân vật lý (bức xạ ion hóa, bức xạ
cực tím), thuốc lá, dinh dưỡng, những yếu tố nghề nghiệp, các tác nhân sinh học (virus
viêm gan B, virus HPV, ), yếu tố di truyền và suy giảm miễn dịch [10].
Ung thư không phải là vô phương cứu chữa. Theo ước tính 1/3 số bệnh nhân ung
thư có thể phòng ngừa, 1/3 số bệnh nhân ung thư có thể chữa khỏi nếu được chẩn đoán
sớm. Đối với 1/3 số bệnh nhân còn lại, việc chăm sóc bổ trợ sẽ làm tăng chất lượng sống.
Tại một số nước phát triển, có tới 70% số lượng bệnh nhân ung thư đã được chữa khỏi [5].

1.1.2. Tình hình bệnh ung thư trên thế giới
Ung thư là vấn đề sức khoẻ được quan tâm ở nhiều nước. Theo khuyến cáo của Tổ
chức Y tế Thế Giới (WHO) về mô hình bệnh tật trong thế kỉ 21: Các bệnh không lây
nhiễm trong đó có ung thư sẽ trở thành nhóm bệnh chủ yếu đe dọa đến sức khỏe con người
(chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong), nhóm bệnh nhiễm trùng sẽ bị đẩy xuống hàng thứ
yếu (chỉ chiếm 16% nguyên nhân gây tử vong). Cùng với sự gia tăng kinh tế, lối sống thay
đổi, công nghiệp phát triển, vấn đề ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái ngày càng
trở nên trầm trọng. Bên cạnh đó, cơ cấu dân số già đi do tuổi thọ trung bình tăng trong khi
bệnh ung thư lại hay xảy ra ở nhóm tuổi già. Đó là những lý do giải thích vì sao bệnh ung
thư ngày càng tăng lên [1].
Đáng chú ý, ung thư là một trong 8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới,
đứng trên cả HIV/AIDS, lao và các loại sốt rét. Năm 2008, ước tính có 12,7 triệu trường
hợp được chẩn đoán mắc bệnh ung thư và có 7,6 triệu trường hợp tử vong vì ung thư trên
toàn thế giới. Trong đó, hơn 60% các trường hợp tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập
thấp và trung bình- nơi vẫn còn đang thiếu thốn về các nguồn lực và hệ thống chăm sóc
sức khỏe để giảm nhẹ các gánh nặng bệnh tật [17].
Hơn nữa, gánh nặng về bệnh ung thư trên toàn cầu đang gia tăng ở một mức độ đáng
báo động. Dự báo đến năm 2030 sẽ có khoảng 21,4 triệu ca mắc ung thư mới và 13,2 triệu
người chết vì ung thư (tính đơn giản theo sự gia tăng và lão hóa của dân số) [14].
Ở vùng châu Á Thái Bình Dương, ung thư là một trong 3 nguyên nhân chính gây tử
vong. Tỉ lệ tử vong do ung thư lên tới 100/100.000 dân ở các nước Úc, Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Singapo. Châu Á –Thái Bình Dương với đặc thù dân cư đông đúc cũng
là khu vực có tỷ lệ bệnh nhân ung thư cao nhất với tỷ lệ mới mắc là 42,39% và tỷ lệ tử
vong là 46,68% [23].
Hình 1.1. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong bệnh ung thư tại các khu vực trên thế giới
Theo số liệu của cơ quan quốc tế về nghiên cứu ung thư (International Agency for
Research of Cancer-IARC), năm 2008, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt và
ung thư đại trực tràng là những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Ung thư vú là loại
ung thư có tỷ lệ người mắc cao nhất trong khi ung thư phổi là loại ung thư có tỷ lệ tử vong
cao nhất (hình 1.2).

Đơn vị: ASR(W)
Hình 1.2. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong của các loại ung thư trên thế giới [26]
Chú thích: ASR (Age-standardised rate) là tỷ lệ mà một quần thể dân cư đạt được nếu có
một cấu trúc tuổi tiêu chuẩn. ASR được tính trên 100.000 dân.
1.1.3. Tình hình bệnh ung thư tại Việt Nam
Theo nhận định của Bộ Y tế, mô hình bệnh tật ở nước ta là một mô hình kép. Bên
cạnh các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng của các nước chậm phát triển, các bệnh ung
thư, tim mạch, tâm thần đang có nguy cơ tăng lên giống với các nước công nghiệp phát
triển. Trong khi, thế kỷ 20 là thế kỷ của các loại bệnh nhiễm trùng, thế kỷ 21 sẽ là thế kỷ
của bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác [5].
Theo số liệu thống kê tại Bệnh viện K, Bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh
và một số tỉnh, ước tính mỗi năm ở nước ta có khoảng 150.000 trường hợp mới mắc và
75.000 người chết vì ung thư, cao gấp 7 lần số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông,
con số này có xu hướng ngày càng gia tăng. Dự báo tới năm 2010, mỗi năm ở Việt Nam
có khoảng 200.000 trường hợp mới mắc và 100.000 trường hợp chết do ung thư. Như vậy
cho tới nay, bệnh ung thư đã trở thành nguyên nhân số một đe dọa sức khỏe cộng đồng
trong nhóm bệnh không lây nhiễm [4].
Việt Nam là một nước đang trên đà phát triển, ngoài những đặc điểm của các nước
đang phát triển như là sự đô thị hóa, công nghiệp hóa, dẫn đến môi sinh bị hủy hoại, thay
đổi thói quen, phong cách sống còn có những đặc điểm riêng, là chịu ảnh hưởng nặng nề
của chiến tranh tàn phá, di chứng của chiến tranh vẫn còn tồn tại dai dẳng đe dọa sức khoẻ
của con người. Đó là những lý do cho sự gia tăng của bệnh ung thư tại nước ta [4].
Cũng theo số liệu của IARC, tại Việt Nam, năm 2008, ung thư gan, ung thư phổi,
ung thư vú và ung thư dạ dày là những loại ung thư phổ biến nhất với tỷ lệ mới mắc và tỷ
lệ tử vong cao nhất (hình 1.3)
Đơn vị: ASR(W)
Hình 1.3. Tỷ lệ mới mắc và tỷ lệ tử vong các loại ung thư tại Việt Nam [26]
1.1.4. Điều trị ung thư
Ung thư không chỉ đa dạng về bệnh học mà còn đa dạng trong điều trị. Nhược điểm
của phương pháp điều trị này lại là ưu điểm, là chỉ định của phương pháp điều trị khác.

Mỗi phương pháp chỉ giải quyết được một khâu trong quá trình điều trị. Các phương pháp
sẽ bổ sung cho nhau tạo thành một quá trình điều trị hoàn chỉnh, giải quyết một cách triệt
để nhất bệnh ung thư.
Các phương pháp điều trị ung thư (ĐTƯT) thường áp dụng hiện nay bao gồm [10]:
- Các phương pháp điều trị tại chỗ gồm có: phẫu thuật và xạ trị. Các phương pháp
này có khả năng điều trị triệt để khi bệnh còn ở giai đoạn sớm, tổn thương ung thư chỉ khu
trú ở tại chỗ hoặc tại vùng. Nếu ung thư đã có di căn xa, có thể vẫn phải dùng phẫu thuật
hay xạ trị để điều trị tạm thời hoặc giải quyết các triệu chứng.
- Các phương pháp điều trị toàn thân gồm có điều trị hóa chất (dùng các tác nhân
chống ung thư), điều trị nội tiết (dùng nội tiết tố hoặc kháng nội tiết tố) và điều trị miễn
dịch (làm tăng sức đề kháng của cơ thể để diệt tế bào ung thư). Các phương pháp này
được áp dụng điều trị ung thư có tính chất toàn thân hoặc đã lan rộng.
Trong đó, điều trị hóa chất là một phương pháp quan trọng. Bởi lẽ, hiện tại, ngay cả
ở những nước phát triển cũng có nhiều bệnh nhân ung thư khi đến khám bệnh đã ở giai
đoạn muộn, sau khi được điều trị bằng các phương pháp tại chỗ bao gồm phẫu thuật, tia
xạ, các ổ di căn xa vẫn tồn tại và hoàn toàn cần thiết phải được điều trị bằng phương pháp
toàn thân. Hóa chất không chỉ được sử dụng để điều trị ung thư mà còn để kéo dài sự sống
hoặc làm giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân. Hiện nay, việc áp dụng điều trị hóa chất
trong ung thư đã có nhiều tiến bộ đáng kể. Nhiều thuốc mới ra đời với xu hướng tác dụng
chống ung thư ngày càng hiệu quả và tác dụng phụ được hạn chế tối đa. Bên cạnh đó,
nhiều phác đồ phối hợp thuốc có hiệu quả cao được xây dựng để điều trị đặc hiệu cho từng
loại bệnh ung thư cụ thể [11], [24].
Phân loại theo mã ATC bậc 3, thuốc điều trị ung thư có các nhóm [27]:
 Nhóm tác nhân alkyl hóa (L01A) (VD: cyclophosphamid, ifosfamid,
chlorambucil, )
 Nhóm chất kháng chuyển hóa (L01B) (VD: methotrexat, capecitabin,
cytarabin, )
 Nhóm alcaloid thực vật và các sản phẩm tự nhiên khác (L01C) (VD:
paclitaxel, docetaxel, vicristin, )
 Nhóm kháng sinh gây độc tế bào và các chất liên quan (L01D) (VD:

bleomycin, dactinomycin, doxorubicin, )
 Nhóm tác nhân chống ung thư khác (L01X) (VD: bevacizumab, trastuzumab,
rituximab, )
 Nhóm hormon và chất liên quan (L02A) (VD: goserelin, triptorelin, )
 Nhóm chất kháng hormon và chất liên quan (L02B) (VD: tamoxifen,
anastrozol, )
Ngoài ra còn có nhóm các tác nhân giải độc dùng trong điều trị ung thư (V03AF)
(VD: calci folinat).
1.2. Tổng quan về thị trường thuốc điều trị ung thư
1.2.1. Thị trường thuốc điều trị ung thư thế giới
Theo số liệu thống kê của IMS Health, năm 2010, nhóm thuốc điều trị ung thư là
nhóm có doanh số cao nhất với doanh số lên tới 56,4 tỷ USD, chiếm 7,03% doanh số dược
phẩm toàn cầu (bảng 1.1).
Bảng 1.1. Những nhóm thuốc có doanh số cao nhất năm 2010 [19]
STT Nhóm thuốc Doanh số(tỷ USD) Tỷ lệ(%)
1 Điều trị ung thư
56,4 7,03
2 Hạ huyết áp
54,9 6,84
3 Giảm đau
52,6 6,55
4 Tâm thần
46,2 5,76
5 Kháng khuẩn
40,9 5,10
6 Điều hòa lipid
37,7 4,70
7 Hô hấp
36,5 4,55
8 Tiểu đường

35,1 4,37
9 Loét dạ dày tá tràng
28,5 3,55
10 Bệnh tự miễn
21,1 2,63
Tổng tất cả các nhóm
802,5 100,00
Cũng theo số liệu của IMS Health, từ năm 2006 đến năm 2010, doanh số của nhóm
thuốc điều trị ung thư liên tục tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong toàn bộ doanh số của tất
cả các nhóm thuốc (hình 1.4).
Hình 1.4. Doanh số thuốc điều trị ung thư trên toàn thế giới giai đoạn 2006–2010 [19],
[21]
Lý do cho sự tăng trưởng của thị trường thuốc điều trị ung thư đó là: sự gia tăng sử
dụng phương pháp điều trị theo tuyến đích với các sản phẩm có giá trị cao và thời gian
điều trị cho bệnh nhân lâu hơn do các phương pháp điều trị kéo dài sự sống và có hiệu quả
hơn [18].
Chính vì vậy, IMS Health dự báo rằng sẽ không có nhóm thuốc nào có thể vượt qua
doanh số của thuốc điều trị ung thư cho tới năm 2020 [20].
1.2.2. Thị trường thuốc điều trị ung thư tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhu cầu về dược phẩm tăng 20% hàng năm. Chi phí bình quân cho
dược phẩm năm 2009 là 19,77 USD, cao hơn năm 2008 20% (16,45 USD) và gấp 3 lần
năm 2001 (6 USD). Theo thống kê của tổ chức BMI (Bussiness Monitor International),
năm 2010, Việt Nam đã chi khoảng 1,71 tỷ USD cho dược phẩm tăng 19,5% so với năm
2009 [12], [15].
Trước nhu cầu sử dụng thuốc của người dân ngày càng tăng đi đôi với nhu cầu sử
dụng các thuốc chất lượng cao thì ngành Dược cần không ngừng phát triển về quy mô và
chất lượng. Tuy nhiên, khả năng sản xuất thuốc trong nước chỉ đáp ứng được gần 50% nhu
cầu sử dụng thuốc của nhân dân, trong đó 90% nguyên liệu là nhập khẩu. Chính vì vậy,
thuốc nhập khẩu đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống y tế ở nước ta [6].
Bảng 1.2. Giá trị và tỷ trọng thuốc nhập khẩu ở Việt Nam giai đoạn 2006-2010 [6]

Năm
Tổng trị giá tiền
thuốc (triệu
USD)
Trị giá thuốc
trong nước (triệu
USD)
Tỷ
trọng
(%)
Trị giá thuốc
nhập khẩu (triệu
USD)*
Tỷ
trọng
(%)
2006 956 475 49,71 710 50,29
2007 1136 601 52,86 811 47,14
2008 1426 715 50,18 923 49,82
2009 1696 831 49,01 1171 50,99
2010
1914 919 48,03 1243 51,97
(*): bao gồm cả nguyên liệu và thuốc thành phẩm
Cùng với bước tiến chung của thị trường dược phẩm, các thuốc điều trị ung thư tại
Việt Nam ngày càng phong phú về sản phẩm và mức doanh thu ngày càng lớn. Tuy nhiên
tỷ trọng của nhóm thuốc điều trị ung thư chỉ đạt khoảng 3% trên tổng doanh thu của dược
phẩm, đây là một tỷ lệ khá thấp so với thế giới cũng như một số nước khác trong khu vực
(bảng 1.3).
Bảng 1.3. Thị phần dược phẩm theo nhóm thuốc của một số nước trong khu vực [2]
Đơn vị:%

STT Nhóm thuốc
Indon-
esia
Philip-
in
Việt
Nam
Thái
Lan
Malay-
sia
Singa-
po
ASEAN
1
Chuyển hóa,
dinh dưỡng
27 20
20
14 18 12 18
2 Kháng sinh 17 15
19
18 15 14 17
3 Tim mạch 9 17
16
16 18 13 16
4 Hô hấp 11 11
9
7 9 7 9
5 Thần kinh TW 10 8

12
8 8 7 8
6
Cơ xương
khớp
4 4
3
8 6 6 6
7 Ung thư 2 3 3 7 5 16 5
8 Khác 20 21
17
23 21 24 22
Tổng
100 100
100
100 100 100 100
Tại nước ta, công tác phòng chống ung thư bắt đầu được quan tâm nhiều. Các
phương pháp điều trị ung thư được sử dụng rộng rãi trên thế giới hiện nay như: phẫu thuật,
xạ trị, hóa trị, miễn dịch, nội tiết hay như các phương pháp điều trị tiên tiến như: ghép tạng,
nút mạch, điều trị laser cũng bắt đầu được áp dụng. Tuy nhiên, việc đầu tư sản xuất
thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị và các dạng bào chế đặc biệt chưa được các nhà sản xuất
Việt Nam coi trọng. Các thuốc điều trị ung thư trên thị trường Việt Nam có đến 98,2% là
nhập ngoại (số liệu năm 2006) [13]. Sở dĩ thuốc chống ung thư phần lớn là các thuốc nhập
ngoại như vậy bởi lẽ, đây là nhóm thuốc mới, đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật công nghệ cao.
Trong khi đó, nền công nghiệp dược Việt Nam mới chỉ ở mức phát triển trung bình thấp
[2].
1.3. Tổng quan về nghiên cứu định lượng tiêu thụ thuốc
Nội dung chính của đề tài là khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu thuốc điều trị
ung thư. Trong quá trình phân tích kết quả, các chỉ số nghiên cứu khác nhau bao gồm kim
ngạch nhập khẩu (thể hiện giá trị bằng tiền), tổng số liều DDD (thể hiện giá trị sử dụng),

tổng số đăng ký (thể hiện mức độ cạnh tranh) sẽ được đưa vào phân tích song song với
từng nội dung nghiên cứu. Các chỉ số này được rút ra dựa trên các nghiên cứu định lượng
về sử dụng, tiêu thụ thuốc. Do đó, chúng tôi thực hiện phần tổng quan này nhằm mô tả các
loại nghiên cứu và các chỉ số tương ứng các nghiên cứu về sử dụng/tiêu thụ thuốc.
1.3.1. Nghiên cứu dựa trên chi phí
Các nghiên cứu về chi phí thuốc đem lại thống kê ban đầu về tương quan giữa chi
phí sử dụng thuốc so với tổng chi phí y tế, đặc biệt trên quy mô quốc gia. Trên thực tế, khi
triển khai các nghiên cứu này, nhà nghiên cứu thường thực hiện so sánh giữa chi phí sử
dụng thuốc với thu nhập bình quân đầu người [22].
Nghiên cứu về chi phí có một số hạn chế như: không cung cấp chính xác về số
lượng thuốc được bán ra hay số lượng thuốc thực tế được người dân sử dụng, hơn nữa giá
thuốc khác nhau giữa các quốc gia gây ra những khó khăn trong việc so sánh chi phí tiêu
thụ thuốc giữa các quốc gia. Nghiên cứu dài hạn cũng gặp khó khăn do những biến động
về tiền tệ và những thay đổi trong giá thuốc [25].
1.3.2. Nghiên cứu dựa trên số lượng đơn vị đóng gói
Đánh giá sự tiêu thụ dựa trên số lượng đơn vị đóng gói (viên, lọ, ống, ) đưa ra
những đánh giá chính xác về tiêu thụ thuốc hơn là đánh giá theo chi phí. Nghiên cứu này
hay được sử dụng để đánh giá sử dụng thuốc trong cả một giai đoạn hoặc so sánh giữa các
quốc gia [22].
Hạn chế của nghiên cứu này đó là với cùng một hoạt chất theo thời gian và giữa các
quốc gia có thể có nhiều biệt dược với dạng bào chế, nồng độ hàm lượng và quy cách đóng
gói khác nhau, do đó gây khó khăn cho việc định lượng tiêu thụ. Tuy nhiên, nếu làm được
các nghiên cứu này sẽ cho thấy biến động về chủng loại biệt dược ứng với dùng 1 hoạt
chất, theo thời gian [22].
1.3.3. Nghiên cứu dựa trên đơn thuốc
Nghiên cứu dựa trên đơn thuốc có thể phản ánh mối quan hệ giữa người thầy thuốc
và bệnh nhân và sự thay đổi của mối quan hệ đó trong một giai đoạn thời gian. Hạn chế
của phương pháp này là không thể thực hiện được trừ khi sự khảo sát bao gồm cả những
chẩn đoán và những vấn đề liên quan khác. Không may là, những thông tin này thường rất
khó để có được vì một vài lý do hơn nữa sự khảo sát loại này có trở ngại là thường đắt

[22].
1.3.4. Nghiên cứu dựa trên liều xác định hàng ngày
Liều xác định hàng ngày (Defined Daily Dose-DDD) là liều tổng cộng trung bình
của một thuốc dùng cho một ngày cho một chỉ định ở người trưởng thành. DDD chỉ là một
đơn vị đo lường kỹ thuật về sử dụng thuốc, không phản ánh liều dùng thực tế nhưng có ý
nghĩa để theo dõi, giám sát, đánh giá về tình hình tiêu thụ và sử dụng hợp lý hay không [1].
Đơn vị này cung cấp một tỷ lệ dân số điều trị hằng ngày bằng một thuốc hay một
nhóm thuốc. Tính toán này hữu ích nhất cho các thuốc điều trị bệnh mãn tính có liều quy
định gần với liều DDD [22].
Hạn chế của phương pháp nghiên cứu này là kết quả gặp sai số do không phải tất cả
các thuốc được dùng đều cần thiết cho bệnh nhân. Hơn nữa, việc tính toán số liều DDD
dựa trên tổng số dân tuy nhiên việc sử dụng một số loại thuốc lại chỉ tập trung ở một số
nhóm đối tượng. Ngoài ra liều DDD có thể không tương đương với liều kê trên đơn hoặc
liều sử dụng thực tế của bệnh nhân [22].
Đặc biệt, đối với các thuốc trong các nhóm tác nhân chống ung thư (có mã ATC bậc
2 là L01) không có các liều DDD cụ thể cho từng thuốc bởi lẽ những thuốc này được sử
dụng mang tính cá biệt hóa rất cao và khoảng liều rất rộng. Hơn nữa, liều lượng các thuốc
này thay đổi đáng kể vì mức độ nghiêm trọng khác nhau giữa các loại ung thư và việc sử
dụng các phương pháp phối hợp thuốc [27]. Chính vì vậy, không thể sử dụng phương pháp
nghiên cứu dựa trên đơn vị là liều DDD cho đề tài này.
1.4. Các đề tài nghiên cứu liên quan
Năm 2008, nghiên cứu “Khảo sát tình hình nhập khẩu thuốc thành phẩm trong năm
2007” của tác giả Lê Ngọc Hoàng, thông qua số liệu nhập khẩu thực tế do Tổng cục Hải
quan cung cấp đã phân tích tình hình nhập khẩu thuốc theo doanh nghiệp nhập khẩu, tình
hình nhập khẩu thuốc quản lý đặc biệt và tình hình nhập khẩu của các nhóm thuốc phân
loại theo mã ATC. Tuy nhiên, đề tài chưa khảo sát được toàn bộ các thuốc thành phẩm lưu
hành trên thị trường cũng như chưa đi sâu vào phân tích tình hình nhập khẩu thuốc điều trị
ung thư trong năm 2007 [7].
Năm 2009, đề tài “Khảo sát tình hình nhập khẩu thuốc thành phẩm trong năm 2008”
của tác giả Lê Thị Phương Hoa với nội dung nghiên cứu tương tự đề tài “Khảo sát tình

hình nhập khẩu thuốc thành phẩm trong năm 2007” đã được thực hiện. Bên cạnh những kết
quả thu được về tình hình nhập khẩu thuốc trong năm 2008, đề tài cũng đã xây dựng được
“chương trình quản lý thông tin thuốc nhập khẩu”. Tuy nhiên, đề tài vẫn chưa có những
đánh giá về cơ cấu và các xu hướng nhập khẩu của các thuốc điều trị ung thư [9].
Năm 2011, tác giả Lê Thị Phương Hoa tiếp tục nghiên cứu đề tài “Phân tích thực
trạng nhập khẩu các thuốc kháng khuẩn trong giai đoạn 2006-2010” với những nội dung về
phân tích cơ cấu và xu hướng nhập khẩu của nhóm thuốc kháng khuẩn [8] .
Như vậy, cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đi sâu vào đánh giá
thực trạng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư thông qua phân tích cơ cấu và xu hướng
nhập khẩu của các thuốc điều trị ung thư.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ các thuốc điều trị ung thư được nhập
khẩu vào Việt Nam giai đoạn 2006- 2010.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
 Thời gian nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ 1/2/2013 – 21/5/2013.
 Địa điểm nghiên cứu:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược - Đại học Dược Hà Nội
Phòng Quản lý giá thuốc - Cục quản lý Dược - Bộ Y tế
2.3. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả
2.4. Nội dung nghiên cứu
 Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các nhóm thuốc điều trị ung thư giai đoạn
2006- 2010
 Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các hoạt chất điều trị ung thư giai đoạn
2006- 2010
 Khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các thuốc điều trị ung thư theo quốc gia
xuất xứ giai đoạn 2006- 2010
2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Giá trị kim ngạch nhập khẩu (KNNK) và tỷ trọng giá trị KNNK của các nhóm
thuốc, hoạt chất và của các quốc gia nhập khẩu thuốc điều trị ung thư vào Việt Nam.
Đơn vị tính của giá trị KNNK là đô la Mỹ (USD) để hạn chế sự biến động về tỷ giá.
 Số lượng số đăng ký (SĐK) của các nhóm thuốc, hoạt chất và của các quốc gia nhập
khẩu thuốc điều trị ung thư vào Việt Nam.
2.6. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Dữ liệu về thuốc nhập khẩu của Tổng cục Hải quan được xử lý theo quy trình sau:
 Bước 1: Lọc các dữ liệu về thuốc thành phẩm
Dữ liệu thuốc nhập khẩu do Tổng cục Hải quan cung cấp bao gồm thông tin về từng
đợt nhập hàng trong năm của các thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, thuốc thú y,
vật tư y tế, hóa chất sát khuẩn Các thông tin này gồm có: mã hàng, tên hàng, nồng độ,
hàm lượng, dạng bào chế, nước xuất xứ, số lượng nhập, giá CIF (Cost, Insurance, Freight),
giá trị KNNK và một số thông tin khác về quản lý nhập khẩu thuốc. Dữ liệu về thuốc thành
phẩm sẽ được lọc ra bằng cách lựa chọn những sản phẩm có mã hàng thuốc thành phẩm
(chứa 4 chữ số đầu trong mã hàng là “3004”).
 Bước 2: Bổ sung mục hoạt chất cho thuốc thành phẩm
Bổ sung thêm mục hoạt chất cho các thuốc thành phẩm bằng cách tra cứu trên
Internet. Việc tra cứu được thực hiện ít nhất hai lần ở hai nguồn thông tin khác nhau để hạn
chế sai số.
 Bước 3: Lọc các hoạt chất điều trị ung thư
Các hoạt chất điều trị ung thư thu được bằng cách lọc lấy các hoạt chất có tên trong
các nhóm L01, L02 và V03AF theo phân loại ATC-WHO.
 Bước 4: Gán mã ATC, SĐK cho các thuốc điều trị ung thư
Việc gán mã được tiến hành bằng cách tra cứu trên địa chỉ website:
Thông tin về SĐK của thuốc sẽ được bổ sung dựa
trên dữ liệu quản lý về SĐK lưu trữ tại Cục quản lý Dược Việt Nam.
Quy trình xử lý số liệu được thể hiện trong hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ xử lý số liệu
Dữ liệu về thuốc điều trị ung thư hoàn chỉnh sẽ được lưu trữ và xử lý bằng phần
mềm Microsoft Excel 2007.

Việc khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu được thực hiện cho 20 hoạt chất điều
trị ung thư thỏa mãn một trong hai yêu cầu:
- Nằm trong nhóm 20 hoạt chất có giá trị KNNK lớn nhất trong ít nhất 3 năm giai
đoạn 2006-2010
- Nằm trong nhóm 5 hoạt chất có giá trị KNNK lớn nhất trong ít nhất 1 năm giai
đoạn 2006-2010
Bảng 2.1. Các hoạt chất được khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu giai đoạn
2006-2010
STT Hoạt chất Mã ATC
1 Anastrozol L02BG03
2 Bevacizumab L01XC07
3 Calci folinat V03AF03
4 Capecitabin L01BC06
5 Carboplatin L01XA02
6 Cisplatin L01XA01
7 Docetaxel L01CD02
8 Doxorubicin L01DB01
9 Epirubicin L01DB03
10 Gemcitabin L01BC05
11 Goserelin L02AE03
12 Ifosfamid L01AA06
13 Irinotecan L01XX19
14 Liposomal Doxorubicin L01DB01
15 Oxaliplatin L01XA03
16 Paclitaxel L01CD01
17 Rituximab L01XC02
18 Tamoxifen L02BA01
19 Trastuzumab L01XC03
20 Triptorelin L02AE04
Việc khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu theo xuất xứ được thực hiện cho 14

quốc gia xuất xứ của thuốc điều trị ung thư thỏa mãn một trong hai yêu cầu:
- Nằm trong nhóm 15 nước có giá trị KNNK lớn nhất của ít nhất 3 năm giai đoạn
2006-2010
- Nằm trong nhóm 5 nước có giá trị KNNK lớn nhất của ít nhất 1 năm giai đoạn
2006-2010
Bảng 2.2. Các quốc gia xuất xứ được khảo sát cơ cấu và xu hướng nhập khẩu giai
đoạn 2006-2010
STT Quốc gia STT Quốc gia
1 Ấn Độ
8
Hà Lan
2 Anh
9
Hàn Quốc
3 Áo
10
Ý
4 Úc
11
Mỹ
5 Bỉ
12
Nhật
6 Đài Loan
13
Pháp
7 Đức 14 Thụy Sỹ
2.7. Trình bày và báo cáo kết quả
Các kết quả nghiên cứu được trình bày trên phần mềm Microsoft Word 2007 và
Microsoft PowerPoint 2007.

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ cấu và xu hướng NK các thuốc ĐTƯT giai đoạn 2006-2010
3.1.1. Cơ cấu và xu hướng NK các thuốc ĐTƯT theo KNNK
Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK của các thuốc điều trị ung thư giai đoạn 2006-2010
được thể hiện trong hình 3.1.
Hình 3.1. Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK các thuốc ĐTƯT
Hình 3.1 cho thấy:
Trong giai đoạn 2006-2010, giá trị KNNK của các thuốc điều trị ung thư có xu
hướng tăng đáng kể. Cụ thể, giá trị KNNK của các thuốc điều trị ung thư đã tăng hơn 4 lần
từ 16,2 triệu USD (2006) lên 64,5 triệu USD (2010). Tỷ trọng giá trị KNNK của các thuốc
điều trị ung thư so với tổng KNNK của tất cá nhóm thuốc cũng có xu hướng tăng từ 3,15%
năm 2006 lên 5,54 % năm 2010.
3.1.2. Cơ cấu và xu hướng NK các thuốc ĐTƯT theo số lượng SĐK
Số lượng SĐK và số lượng hoạt chất (HC) của các thuốc điều trị ung thư được thể
hiện trong bảng 3.1.
Bảng 3.1. Số lượng SĐK và số lượng hoạt chất các thuốc ĐTƯT giai đoạn 2006-2010
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Số lượng SĐK 136 148 164 191 180
Số lượng HC 44 49 48 52 55
Số lượng SĐK/Số lượng HC
3,09 3,02 3,42 3,67 3,27
Bảng 3.1 cho thấy:
Số lượng SĐK các thuốc điều trị ung thư có xu hướng tăng từ năm 2006 (136 SĐK)
đến năm 2009 (191 SĐK). Đến năm 2010, số lượng SĐK các thuốc điều trị ung thư có xu
hướng giảm xuống còn 180 SĐK.
Số lượng các hoạt chất ĐTƯT được nhập khẩu vào Việt Nam có xu hướng tăng (từ
44 hoạt chất năm 2006 lên 55 hoạt chất năm 2010). Bên cạnh đó, số lượng SĐK cho mỗi
hoạt chất trung bình từ 3-4 hoạt chất mỗi năm.
So sánh số lượng SĐK với giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK của các thuốc điều trị
ung thư trong giai đoạn 2006-2010 nhận thấy:

- Trong giai đoạn 2006-2009, các thuốc điều trị ung thư có xu hướng tăng cả về giá
trị KNNK và số lượng SĐK.
- Năm 2010, giá trị KNNK các thuốc điều trị ung thư có xu hướng tăng đáng kể (từ
47,5 triệu USD năm 2009 lên tới 64,5 triệu USD năm 2010), tuy nhiên số lượng SĐK lại
có xu hướng giảm (từ 191 SĐK năm 2009 giảm xuống còn 180 SĐK năm 2010).
3.2. Cơ cấu và xu hướng NK các nhóm thuốc ĐTƯT giai đoạn 2006-2010
Tám nhóm thuốc ĐTƯT phân loại theo mã ATC được đưa vào nghiên cứu bao gồm:
nhóm các tác nhân alkyl hóa (L01A), nhóm các chất kháng chuyển hóa (L01B), nhóm các
aclcaloid thực vật/các sản phẩm tự nhiên khác (L01C), nhóm các kháng sinh gây độc tế
bào/chất liên quan (L01D), nhóm các tác nhân chống ung thư khác (L01X), nhóm các
hormon/chất liên quan (L02A), nhóm các chất kháng hormon/chất liên quan (L02B) và
nhóm các tác nhân giải độc (V03AF). Cơ cấu và xu hướng nhập khẩu của các nhóm này
được khảo sát dựa trên hai chỉ tiêu: giá trị/ tỷ trọng giá trị KNNK và số lượng SĐK.
3.2.1. Cơ cấu và xu hướng NK các nhóm thuốc ĐTƯT theo KNNK
Cơ cấu và xu hướng nhập khẩu các nhóm thuốc ĐTƯT theo giá trị và tỷ trọng giá trị
KNNK được thể hiện trong hình 3.2. Chi tiết số liệu trong phụ lục 1.
Hình 3.2. Giá trị và tỷ trọng giá trị KNNK các nhóm thuốc ĐTƯT
Hình 3.2 cho thấy:
Trong giai đoạn 2006-2010, các nhóm thuốc có giá trị KNNK lớn nhất bao gồm:
nhóm các chất kháng chuyển hóa (L01B) (13,7%-14,9%), nhóm các alcaloid thực vật và
các sản phẩm tự nhiên khác (L01C) (20,2%-34,8%), nhóm các kháng sinh gây độc tế bào
và chất liên quan (L01D) (10,3%-15,4%) và nhóm các tác nhân chống ung thư khác
(L01X) (14,4%-42,1%).
Xét về tỷ trọng giá trị KNNK trong tổng KNNK tất cả các nhóm thuốc điều trị ung
thư, các nhóm thuốc có xu hướng nhập khẩu như sau:
- Các nhóm có xu hướng giảm gồm có: nhóm các tác nhân alkyl hóa (L01A), nhóm
các alcaloid thực vật/các sản phẩm tự nhiên khác (L01C), nhóm các kháng sinh gây độc tế
bào/chất liên quan (L01D) và nhóm các tác nhân giải độc (V03AF). Trong đó, nhóm các
alcaloid thực vật/các sản phẩm tự nhiên khác (L01C) có xu hướng giảm đáng kể nhất về tỷ
trọng giá trị KNNK từ 34,83% năm 2006 xuống còn 20,22% năm 2010.

- Nhóm các tác nhân chống ung thư khác (L01X) có xu hướng tăng về tỷ trọng giá
trị KNNK so với tổng KNNK của tất cả các nhóm thuốc điều trị ung thư. Cụ thể, tỷ trọng

×