Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Khảo sát hoạt động quản trị nhà thuốc bệnh viện thanh nhàn năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 65 trang )



BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI








PHẠM HOA PHƢỢNG
KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
THANH NHÀN NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ





HÀ NỘI - 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI


PHẠM HOA PHƢỢNG



KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
TẠI NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN
THANH NHÀN NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ


Ngƣời hƣớng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn Quản lý & Kinh tế Dược
2. Nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội




HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Thị Thanh
Hương – Phó trưởng Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược, trường Đại học Dược
Hà Nội, người đã hết sức tận tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu để tôi hoàn thành tốt bài khóa luận này.
Xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo cùng với các
thầy cô trong bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu, đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn Dược sỹ Kiều Thị Tuyết
Mai – giảng viên bộ môn Quản lý và kinh tế Dược đã có những lời khuyên

hữu ích giúp tôi hoàn thiện tốt hơn bài khóa luận này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Dược sỹ Phạm Thị Diệp – người phụ
trách nhà thuốc Bệnh viện Thanh Nhàn đã giúp tôi thu thập số liệu và thông
tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu tại thực nghiệm.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình và bạn
bè, đặc biệt cho tôi gửi lời thân thương tới bạn Kiều Minh Đức, những người
luôn theo sát động viên và cổ vũ tôi trong thời gian qua.



Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Phạm Hoa Phƣợng


MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Quản trị và các lĩnh vực quản trị 3
1.1.1 Quản trị nhân lực 5
1.1.2 Quản trị bán hàng 5
1.2 Quản trị nhà thuốc bệnh viện. 6
1.2.1 Các qui định về hoạt động của nhà thuốc bệnh viện. 6
1.2.2 Thực hành tốt nhà thuốc-GPP. 9
1.3 Thực trạng nhà thuốc tại Việt Nam hiện nay. 14

1.4 Một vài nét về bệnh viện và nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn. 16
1.4.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện Thanh Nhàn. 16
1.4.2 Đặc điểm tình hình bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013 16
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu. 18
2.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu 18
2.1.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 18
2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18
2.2.2 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 18
2.3 Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu 20
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
3.1 Mô hình tổ chức nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn. 21


3.1.1 Khái quát chung 21
3.1.2 Mô hình tổ chức của nhà thuốc bênh viện Thanh Nhàn năm 2013. 21
3.2 Quản trị nhân lực 23
3.2.1 Cơ cấu nhân lực của nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013 23
3.2.2 Phân công nhiệm vụ 24
3.2.3 Đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 25
3.2.4 Chính sách lao động 27
3.3 Quản trị trang thiết bị và hệ thống hồ sơ, sổ sách. 28
3.3.1 Trang thiết bị 28
3.3.2 Hồ sơ, sổ sách, tài liệu chuyên môn 29
3.4 Quản trị cung ứng thuốc 30
3.4.1 Hoạt động lựa chọn thuốc 30
3.4.2 Hoạt động mua thuốc, nhận hàng và kiểm nhập. 31
3.4.3 Hoạt động bảo quản 32
3.4.4 Hoạt động định giá 34

3.4.5 Hoạt động bán hàng 35
3.5 Quản lý danh mục thuốc và thuốc tồn trữ 36
3.5.1 Quản lý danh mục thuốc 36
3.5.2 Quản lý hàng tồn trữ 40
BÀN LUẬN 43
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Tên viết tắt
Nội dung
1
BV
Bệnh viện
2
BYT
Bộ Y tế
3
CĐD
Cao đẳng dƣợc
4
CNK
Chống nhiễm khuẩn
5
DSĐH
Dƣợc sỹ đại học
6

DMTBV
Danh mục thuốc bệnh viện
7
ETC
Thuốc bán theo đơn
(Ethical)
8
FIP
Liên đoàn dƣợc phẩm quốc tế
( International Pharmaceutical Federation)
9
GPP
Thực hành tốt nhà thuốc
( Good Pharmacy Practices)
10
HSD
Hạn sử dụng
11
MHBT
Mô hình bệnh tật
12
OTC
Thuốc bán không kê đơn
(Over the counter)
13
SOP
Qui trình thao tác chuẩn
(Standard Operating Procedure)



14
THD
Trung học dƣợc
15
TW
Trung ƣơng
16
WHO
Tổ chức y tế thế giới
(World Health Organization)

DANH MỤC BẢNG

STT
Số
bảng
Tên bảng
Trang
1
1.1
Qui định của BYT về thặng dƣ bán lẻ tối đa
8
2
1.2
Nội dung thực hành tốt nhà thuốc GPP- WHO
9
3
1.3
Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam
11

4
1.4
Các yêu cầu đối với một nhà thuốc đạt GPP
12
5
1.5
Cơ cấu các cơ sở bán lẻ thuốc tại Hà Nội
14
6
3.6
Nhiệm vụ từng bộ phận trong nhà thuốc BV Thanh
Nhàn
24
7
3.7
Cơ cấu nhân lực tại nhà thuốc BV Thanh Nhàn
năm 2013
25
8
3.8
Bảng phân công nhiệm vụ theo trình độ chuyên
môn
25
9
3.9
Khảo sát quá trình đào tạo nhân lực của nhà thuốc
BV Thanh Nhàn năm 2013
27
10
3.10

Chính sách lao động của nhà thuốc
BV Thanh Nhàn năm 2013
28
11
3.11
Trang thiết bị nhà thuốc BV Thanh Nhàn năm
2013
29
12
3.12
Nội dung thực hiện hoạt động lựa chọn thuốc tại
nhà thuốc BV Thanh Nhàn năm 2013
31
13
3.13
Điều kiện bảo quản của nhà thuốc BV Thanh Nhàn
năm 2013
34
14
3.14
Bảng khảo sát tỷ lệ % thặng dƣ bán lẻ của nhà
thuốc BV Thanh Nhàn năm 2103
36

STT
Số
bảng
Tên bảng
Trang
15

3.15
Danh mục thuốc theo tác dụng dƣợc lý
38
16
3.16
Cơ cấu thuốc theo tên chung quốc tế và tên biệt
dƣợc
40
17
3.17
Cơ cấu thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
40
18
3.18
Giá trị tồn hàng trong các tháng năm 2013
41


DANH MỤC HÌNH

STT
Số hình
Tên hình
Trang
1
1.1
Sơ đồ logic về khái niệm quản trị tổ chức
4
2
1.2

Yêu cầu đối với nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP
10
3
3.3
Mô hình tổ chức của bệnh viện Thanh Nhàn
23
4
3.4
Hình ảnh nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn
30
5
3.5
Qui trình bán hàng tại nhà thuốc BV Thanh
Nhàn năm 2013
37
6
3.6
Tỷ lệ giữa các nhóm thuốc tại nhà thuốc năm
2013
39
7
3.7
Tỷ lệ thuốc theo tên generic và biệt dƣợc tại nhà
thuốc BV Thanh Nhàn 2013
40
8
3.8
Tỷ lệ thuốc theo nguồn gốc xuất xứ tại nhà thuốc
BV Thanh Nhàn năm 2013
41

9
3.9
Tỷ lệ giá trị tồn hàng tháng trong năm 2013
43




1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, trong bối cảnh nƣớc ta ngày càng phát triển, nhu cầu chăm
sóc sức khỏe của ngƣời dân ngày càng tăng, có nhiều hơn các thành phần
tham gia vào việc cung ứng thuốc. Hoạt động cung ứng thuốc là một trong
những hoạt động thuộc công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và ngày càng
đƣợc quan tâm sâu sắc. Số cơ sở bán lẻ thuốc ngày càng đƣợc mở rộng, đang
đóng góp vai trò quan trọng trong việc cấp phát thuốc cho toàn cộng đồng.
Nhà thuốc bệnh viện nằm trong hệ thống bán lẻ thuốc cho nhân dân.
Vai trò chủ yếu của nhà thuốc bệnh viện là cung ứng thuốc cho tất cả các đối
tƣợng bệnh nhân trong đó chủ yếu là những bệnh nhân đến khám và chữa
bệnh tại bệnh viện. Số bệnh nhân đến khám và chữa bệnh tại các bệnh viện
ngày càng đông và đang có hiện tƣợng quá tải [15]. Điều đó đồng nghĩa với
nhu cầu đƣợc cấp phát thuốc bởi các nhà thuốc bệnh viện của ngƣời dân cũng
ngày càng tăng.
Bên cạnh đó, theo qui định của Bộ Y tế, yêu cầu đến hết năm 2012 thì
tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc đều phải đạt GPP [8]. Tính đến năm 2012,
100% nhà thuốc bệnh viện đã đạt tiêu chuẩn GPP [11]. Vậy làm thế nào để
các nhà thuốc này thực hiện tốt các nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà
thuốc”, chất lƣợng phục vụ ngƣời bệnh ngày càng đƣợc cải thiện; tình trạng

quá tải, tăng giá thuốc và hiện tƣợng thuốc giả, thuốc kém chất lƣợng đƣợc
dẹp bỏ.
Để quản lý tốt hơn các hoạt động của nhà thuốc bệnh viện, đảm bảo
yêu cầu phục vụ chăm sóc sức khỏe của nhân dân, bộ y tế đã ban hành nhiều
qui chế và chỉ tiêu đánh giá góp phần nâng cao chất lƣợng cung ứng thuốc,
gắn hoạt động của nhà thuốc với hoạt động của bệnh viện.
2

Cho tới nay, các cuộc nghiên cứu, khảo sát chủ yếu đề cập tới thực
trạng hoạt động của các nhà thuốc đạt GPP mà chƣa đi sâu cụ thể tới thực
trạng hoạt động của nhà thuốc bệnh viện. Từ tình hình đó, đề tài “Khảo sát
hoạt động quản trị tại nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013” đƣợc
thực hiện với mục tiêu sau:
Mô tả hoạt động quản trị tại nhà thuốc bệnh viện Thanh Nhàn năm 2013
3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1 Quản trị và các lĩnh vực quản trị
Lịch sử của lý thuyết Quản trị học bắt nguồn từ Cách mạng công nghiệp ở
Châu Âu vào năm 1850. Đây là thời điểm nền kinh tế chuyển sang tƣ bản chủ
nghĩa, xuất hiện và nhân rộng của nền sản phẩm công nghiệp, dẫn đến nhu
cầu thiết yếu cần có sự quản lý và điều hành các tổ chức công nghiệp hóa. Lý
thuyết quản trị đầu tiên ra đời là Khoa học quản trị 1880-1930, sau đó Quản
trị học phát triển theo nhiều khía cạnh khác nhau, tạo nên một hệ thống lý
thuyết quản trị học [27].
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Quản trị học, tuy vậy giữa các cách
hiểu khác nhau vẫn có những điểm chung. Đứng trên các điểm chung, có thể
hiểu Quản trị học theo khái niệm nhƣ sau: “Quản trị là sự tác động của chủ
thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằm đạt mục tiêu đã định ra trong những

điều kiện biến động của các môi trường bên ngoài và trên cơ sở các yếu tố
nội tại của doanh nghiệp” [1].
Quản trị học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Đây là
môn khoa học đòi hỏi các hiểu biết sâu sắc về quy luật khách quan của tự
nhiên, kỹ thuật và xã hội. Quản trị phải dựa trên các nguyên tắc và kỹ thuật
quản trị. Tính khoa học của quản trị đòi hỏi phải dựa trên sự định hƣớng mục
tiêu chủ yếu trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, quản trị là một nghệ thuật của
những “bí quyết”, những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại để đạt
mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao. Nghệ thuật quản trị có thể đƣợc thể
hiện trong một số lĩnh vực sau: nghệ thuật sử dụng con ngƣời, nghệ thuật
cạnh tranh, nghệ thuật giao tiếp, nghệ thuật giáo dục con ngƣời, nghệ thuật sử
dụng thời gian [1].

4










0.1Hình 1.1 Sơ đồ logic về khái niệm quản trị tổ chức
Quản trị có năm chức năng chính. Chức năng thứ nhất là hoạch định,
hoạch định là một quá trình xác định mục tiêu, nhiệm vụ và phƣơng pháp tốt
nhất để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đó. Thứ hai, liên quan đến chức
năng tổ chức, đó là hoạt động phân công nhiệm vụ cho từng nhân viên và
quyết định cách thức tiến hành của doanh nghiệp. Thứ ba là chức năng điều

hành, đây là một chức năng quan trọng nhất bao gồm việc lãnh đạo, giao
nhiệm vụ và khuyến khích nhân viên hoàn thành công việc. Thứ tƣ, chức
năng điều phối, đó là sự phối hợp các bộ phận khác nhau trong một tổ chức để
có thể đạt đƣợc kết quả công việc chung nhƣ mong muốn. Cuối cùng, là chức
năng kiểm tra, nhà quản trị sẽ xem xét lại các kế hoạch phát triển, quyết định
các hình thức định lƣợng năng suất công việc, so sách các kết quả thực tế với
bản kế hoạch và thực hiện các thay đổi nếu cần thiết để có đƣợc kết quả công
việc nhƣ đã định [26].
Đi kèm với năm chức năng trên đó là mƣời bốn nguyên tắc trong quản
trị bao gồm: phân chia công việc, quyền hành và trách nhiệm, kỷ luật, thống
nhất sự lãnh đạo, thống nhất sự chỉ đạo, sự lệ thuộc của lợi ích cá nhân vào lợi
Các nguồn lực
-Nhân lực
-Tài lực
-Vật lực
-Thông tin
Kết quả
-Đạt mục
đích
-Đạt mục tiêu
+Sản phẩm
+Dịch vụ
-Mục tiêu
đúng
-Hiệu quả cao

Quá trình quản trị
Phối hợp
hoạt động
Lập kế hoạch

Kiểm
tra
Tổ
chức
Lãnh đạo
5

ích chung, tiền công, sự tập trung, chuỗi cấp bậc, trật tự, công bằng, sự ổn
định nhân sự, sáng kiến và tinh thần đoàn kết [22].
1.1.1 Quản trị nhân lực
Trong quản trị thì quản trị nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó
là sự phối hợp tổng thể các hoạt động hoạch định, tuyển mộ, tuyển chọn, duy
trì, phát triển, động viên và tạo mọi điệu kiện thuận lợi cho tài nguyên nhân
lực để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc và định hƣớng viễn cảnh của tổ chức
[13].
Quản trị nguồn nhân lực gồm hai mục tiêu chính đó là sử dụng nguồn
nhân lực một cách thật hiệu quả để có thể tăng năng suất lao động, nâng cao
tính hiệu quả trong hoạt động của tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi nhất, đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên để họ có thể phát huy tối đa năng
lực cá nhân [21].
Cùng với đó là hai vai trò quan trọng của quản trị nguồn nhân lực bao
gồm vai trò về mặt kinh tế tức là giúp cho tổ chức khai thác đƣợc khả năng
tiềm tàng để nâng cao năng suất, khả năng cạnh tranh và vai trò về mặt xã hội
tức là khả năng đáp ứng quyền lợi của ngƣời lao động, giải quyết ổn thỏa các
mối quan hệ tổ chức [25].
1.1.2 Quản trị bán hàng
Quản trị bán hàng là phân tích lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra
những hoạt động bán hàng. Nó bao gồm việc thiết lập các mục tiêu cho nhân
viên bán hàng, thiết kế chiến lƣợc cho lực lƣợng bán, đồng thời tiến hành
tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện, giám sát và đánh giá những ngƣời bán hàng

của tổ chức kinh doanh [14].
Mục tiêu chủ yếu của quản trị bán hàng là tạo điều kiện để cho hoạt
động bán hàng diễn ra theo đúng chƣơng trình mục tiêu đề ra một cách chủ
6

động, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, đảm bảo lợi nhuận, giữ uy tín và
chất lƣợng với khách hàng đồng thời có đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ.
Bên cạnh đó quản trị bán hàng còn nhằm mục tiêu hoàn thành đƣợc các chỉ
tiêu về doanh số, thị phần, uy tín và thƣơng hiệu [20].
Với nhà thuốc đƣợc coi nhƣ một tổ chức kinh doanh bán hàng trực tiếp.
Quá trình quản trị bán hàng của nhà thuốc sẽ giúp nhà thuốc có thể hoàn
thành đƣợc các mục tiêu về doanh số, mục đích phát triển thông qua việc sử
dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý để tạo ra sự cạnh tranh với các cơ sở
bán lẻ thuốc khác trên địa bàn. Do nhà thuốc là một tổ chức kinh doanh có
liên quan trực tiếp tới sức khỏe và tính mạng con ngƣời nên hoạt động quản
trị bán hàng còn có thể hiện phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, uy tín, thƣơng
hiệu của chính nhà thuốc, đảm bảo lợi ích cho cả nhà thuốc và ngƣời bệnh.
1.2 Quản trị nhà thuốc bệnh viện.
1.2.1 Các qui định về hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
1.2.1.1 Chức năng của nhà thuốc bệnh viện
Theo thông tƣ 15/2011/TT-BYT qui định về tổ chức và hoạt động của
cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện thì chức năng chuyên môn chủ yếu của nhà
thuốc bệnh viện là bán lẻ các thuốc thành phẩm đƣợc phép lƣu hành tại Việt
Nam và đƣợc phép pha chế thuốc theo đơn.
Không chỉ dừng lại ở vai trò cung ứng thuốc cho bệnh nhân, nhà thuốc
bệnh viện (BV) còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc
của khoa Dƣợc bệnh viện, tiến hành giám sát qui chế chuyên môn của nhà
thuốc BV.
Nhà thuốc BV có điểm khác biệt lớn đối với các nhà thuốc, quầy thuốc
tƣ nhân đó là bắt buộc phải sắp xếp bán thuốc theo ca, nhà thuốc BV phải

hoạt động 24/24 kể cả ngày lễ và ngày nghỉ, phải luôn luôn đảm bảo cung ứng
thuốc một cách kịp thời, hiệu quả và an toàn [9].
7

1.2.1.2 Điều kiện hoạt động
Theo TT15/2011/TT-BYT, nhà thuốc bệnh viện sẽ đƣợc 1 dƣợc sỹ đại
học (DSĐH) có chứng chỉ hành nghề Dƣợc chịu trách nhiệm quản lý và phải
có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đúng theo qui định của nghị định
79/2006/NĐ-CP về qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật Dƣợc [7].
1.2.1.3 Qui chế chuyên môn
Cũng theo TT15/2011/TT-BYT bệnh viện đƣợc phép mở cơ sở bán lẻ
thuốc dƣới hình thức nhà thuốc hoặc quầy thuốc. Ngoại trừ các BV chuyên
khoa tâm thần, điều dƣỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh thì tất cả các nhà
thuốc BV đều phải do giám đốc BV chịu trách nhiệm về hoạt động bao gồm
cả mặt tài chính kế toán [9]. Đây chính là điểm khác biệt lớn khi mà trƣớc kia
Nhà thuốc BV sẽ tự cân đối thu chi.
Giám đốc BV sẽ giao quyền tự chủ cho nhà thuốc BV theo đúng Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 qui định quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về thực hiện nghĩa vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
đơn vị sự nghiệp công lập. Theo đó, nhà thuốc BV sẽ tự chịu trách nhiệm về
việc tổ chức bộ máy hoạt động, phân công lao động và phân chia nguồn vốn.
Hoạt động tự chủ này phải đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu đề ra của giám đốc
BV. Đồng thời, nó phải đƣợc thực hiện công khai, dân chủ và chịu hoàn toàn
trách nhiệm trƣớc ban lãnh đạo BV [10].
Nhà thuốc BV tiến hành mua thuốc theo danh mục thuốc đƣợc hình
thành dựa trên danh mục thuốc của BV. Hoạt động mua thuốc đƣợc yêu cầu
mua của các nhà cung ứng trúng thầu. Trong đó, đối với các mặt hàng thuốc
có trong danh mục đấu thầu của BV thì giá nhập vào nhà thuốc BV không
đƣợc phép cao hơn giá thuốc trúng thầu. Còn đối với các mặt hàng không có
trong danh mục đấu thầu thì nhà thuốc BV phải thƣơng thảo với nhà cung ứng

thuốc và đƣợc giám đốc BV quyết định và chịu trách nhiệm với giá thuốc đó.
8

Tất cả các mặt hàng thuốc trong nhà thuốc BV phải đƣợc niêm yết giá
và giá bán không cao hơn so với giá niêm yết đó. Hoạt động niêm yết giá này
đƣợc tiến hành bằng cách in hoặc ghi chép giá bán lẻ lên bao bì của thuốc
đảm bảo ngƣời mua thuốc dễ dàng quan sát. Giám đốc BV sẽ chịu trách
nhiệm về việc chấp hành nội qui niêm yết giá của nhà thuốc BV. Thuốc tại
nhà thuốc BV sẽ đƣợc bán với giá niêm yết trong đó bao gồm giá nhập thuốc
và thặng dƣ bán lẻ [9] đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng 1.1.
0.1Bảng 1.1 Qui định của BYT về thặng dƣ bán lẻ tối đa
STT
Giá mua thuốc tính trên đơn vị đóng gói nhỏ
nhất
Thặng số bán lẻ
tối đa (%)
1
Nhỏ hơn hoặc bằng 1.000 đồng
15
2
Trên 1000 đồng tới 5.000 đồng
10
3
Trên 5.000 đồng tới 100.000 đồng
7
4
Trên 100.000 đồng tới 1.000.000 đồng
5
5
Trên 1.000.000 đồng

2
Các thuốc tại nhà thuốc BV sẽ bao gồm danh mục thuốc kê đơn và
danh mục thuốc không kê đơn đƣợc phân chia một cách rõ ràng. Đối với các
thuốc không kê đơn (OTC) thì nhà thuốc BV đƣợc phép bán cho bệnh nhân
mà không cần đơn thuốc của bác sỹ [3]. Còn đối với các thuốc kê đơn (ETC)
thì yêu cầu nhà thuốc BV phải thực hiện đúng theo QĐ 04/2008/QĐ-BYT về
qui chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú mới đƣợc cấp phát [2]. Ngoài ra
đối với các thuốc đặc biệt nhƣ thuốc gây nghiện hay thuốc hƣớng thần phải do
DSĐH chịu trách nhIệm bán [5], [8].
9

1.2.2 Thực hành tốt nhà thuốc-GPP.
1.2.2.1 Khái niệm về thực hành tốt nhà thuốc.
Tháng 9 năm 1993 tại Tokyo, Đại hội đồng Liên đoàn Dƣợc phẩm quốc
tế đƣa ra thông báo về văn bản khung qui định về chế độ thực hành tốt nhà
thuốc, trong đó có đƣa ra khái niệm về thực hành tốt nhà thuốc nhƣ sau: Thực
hành tốt nhà thuốc là thực hành dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh, qua
đó dược sỹ có thể cung cấp cho người bệnh những dịch vụ và chăm sóc tốt
nhất. Nhà thuốc thực hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh
doanh của riêng mình mà quan tâm đến lợi ích của ngƣời mua hàng, lợi ích
chung của toàn xã hội [23].
Tháng 4/1997, WHO phối hợp với FIP triển khai các tiêu chuẩn quốc
gia về tăng cƣờng sức khỏe, cung ứng thuốc, các thiết bị y tế, tự chăm sóc sức
khỏe ngƣời bệnh, cải thiện kê đơn và sử dụng thuốc. Văn bản đó đƣợc gọi là
chế độ thực hành tốt nhà thuốc. Với mỗi quốc gia thì văn bản này sẽ có tính
linh hoạt, các tiêu chuẩn có thể thay đổi để phù hợp với đặc trƣng y tế và
nguyện vọng của quốc gia đó [24], [28].
0.2Bảng 1.2 Nội dung thực hành tốt nhà thuốc GPP- WHO
STT
Chỉ tiêu

Nội dung
1
Giáo dục
sức khỏe
Cung cấp hiểu biết về sức khỏe cho ngƣời dân để
ngƣời dân có thể phòng tránh các bệnh có thể
phòng tránh đƣợc.
2
Cung ứng thuốc
Cung ứng thuốc và các vật tƣ liên quan đến điều
trị. Đảm bảo chất lƣợng các mặt hàng cung ứng.
Các mặt hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp
pháp, đảm bảo thuốc đƣợc bảo quản tốt, phải có
nhãn rõ ràng.
10

STT
Chỉ tiêu
Nội dung
3
Tự điều trị
Tƣ vấn BN xác định một số triệu chứng mà BN
có thể điều trị đƣợc. Đồng thời, hƣớng BN đến
các cơ sở cung ứng khác nếu cơ sở mình không
có điều kiện hoặc đến cơ sở điều trị thích hợp khi
có những triệu chứng nhất định
4
Tác động đến việc
kê đơn và sử dụng
thuốc

Gặp gỡ trao đổi với các bác sĩ về việc đơn thuốc,
tránh lạm dụng cũng nhƣ sử dụng không đúng
liều thuốc, tham gia đánh giá các tài liệu giáo dục
sức khỏe, tham gia thực hiện các nghiên cứu, thử
nghiệm lâm sàng.

Thực hành tốt nhà thuốc đặt ra bốn yêu cầu quan trọng [28] nhƣ sau:













Hình 1.2 Yêu cầu đối với nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP.

YÊU CẦU

Tham gia vào việc
kê đơn một cách
kinh tế và sử dụng
một cách hiệu quả
Mối quan tâm trên
hết của ngƣời

dƣợc sỹ trong mọi
hoàn cảnh là lợi
ích của ngƣời
bệnh
Cung cấp thuốc và các sản phẩm y tế có chất lƣợng,
cùng các thông tin và các lời khuyên thích hợp với
ngƣời bệnh, giám sát việc sử dụng các sản phẩm đó
Đảm bảo mỗi dịch vụ tại nhà thuốc phải phù hợp
với ngƣời bệnh, phải xác định rõ ràng, cách thức
giao tiếp với những ngƣời liên quan phải đƣợc tiến
hành có hiệu quả.
11

1.2.2.2 Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam
Tại Việt Nam, năm 2007, Bộ Y tế đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc” và qui định lộ trình thực hiện cụ thể nhƣ trong
bảng 1.3 dƣới đây [8].
Theo lộ trình đó thì tính đến năm 2013 tất cả các nhà thuốc BV đều
phải đạt tiêu chuẩn GPP do BYT đề ra.
0.3Bảng 1.3: Lộ trình thực hiện GPP tại Việt Nam
Thời gian
Đối tƣợng áp dụng
01/07/2007
Các nhà thuốc bổ sung chức
năng kinh doanh thuốc hoặc
thành lập mới
Tại quận, phƣờng nội thành
Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí
Minh, Cần Thơ
01/01/2009

Tại quận, phƣờng nội
thành, nội thị của các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW
trừ thành phố Hà Nội, Đà
Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần
Thơ
01/01/2010
Tại huyện, xã ngoại thành,
ngoại thị của các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW
01/01/2011…
31/12/2011
Các nhà thuốc trong cả nƣớc. Nhà thuốc đang hoạt động hoặc
nhà thuốc đổi, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc nếu chƣa đạt GPP (trừ trƣờng hợp nhà
thuốc bệnh viện, nhà thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh và
nhà thuốc có bán lẻ thuốc gây nghiện, nhà thuốc tại các
phƣờng của 04 thành phố : Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
và Cần Thơ) đƣợc tiếp tục đến hết ngày 31/12/2011
12

Thời gian
Đối tƣợng áp dụng
01/01/2013
Tất cả các quầy thuốc

1.2.2.3 Các tiêu chuẩn GPP tại Việt Nam.
Theo thông tƣ số 46/2011/TT-BYT về việc ban hành nguyên tắc, tiêu
chuẩn thực hành tốt nhà thuốc có chỉ ra cụ thể các tiêu chuẩn cần phải có đối
với một nhà thuốc đạt chứng chỉ này nhƣ sau [4]:

0.4Bảng 1.4 Các yêu cầu đối với một nhà thuốc đạt GPP
STT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
1
Nhân sự
 Ngƣời phụ trách chuyên môn hoặc chủ cơ sở bán
lẻ phải có chứng chỉ hành nghề Dƣợc theo qui
định hiện hành.
 Cơ sở bán lẻ có nguồn nhân lực thích hợp (số
lƣợng bằng cấp, kinh nghiệm nghề nghiệp) để đáp
ứng qui mô hoạt động.
 Nhân viên trực tiếp tham gia bán thuốc, giao nhận,
bảo quản thuốc, quản lý chất lƣợng thuốc, pha chế
thuốc.
 Không trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh
cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn y dƣợc.
2
Cơ sở vật
chất
 Địa điểm cố định, riêng biệt, bố trí ở nơi cao ráo,
thoáng mát, an toàn, cách xa nguồn ô nhiễm.
 Xây dựng chắc chắn, có trần chống bụi, tƣờng và
nền nhà phải dễ làm vệ sinh, đủ ánh sáng nhƣng
không để thuốc bị tác động trực tiếp của ánh sáng
mặt trời.
 Diện tích phù hợp với qui mô kinh doanh nhƣng
tối thiểu là 10 m
2
, phải có khu vực để trƣng bày,

bảo quản thuốc và khu vực để ngƣời mua thuốc
tiếp xúc và trao đổi thông tin.
13

STT
Chỉ tiêu
Yêu cầu
 Ngoài ra còn có khu vực rửa tay, tƣ vấn cho BN
ngồi chờ.
 Trƣờng hợp kinh doanh thêm thực phẩm chức
năng thì phải có khu vực riêng, không bày bán
cùng với thuốc và gây ảnh hƣởng đến thuốc.
3
Trang thiết
bị bảo quản
 Tủ, quầy, giá kệ chắc chắn, trơn nhẵn, dễ vệ sinh,
thuận tiện cho trƣng bày, bảo quản thuốc và đảm
bảo thẩm mỹ.
 Nhiệt kế, ẩm kế để kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm tại
cơ sở bán lẻ thuốc có hệ thống chiếu sáng, quạt
thông gió.
 Thiết bị bảo quản thuốc phù hợp với điều kiện bảo
quản ghi trên nhãn thuốc. Điều kiện bảo quản ở
nhiệt độ phòng duy trù ở nhiệt đọ dƣới 30
O
C, độ
ẩm không vƣợt quá 75%.
 Có các dụng cụ ra lẻ và bao bì phù hợp với điều
kiện bảo quản.
4

Hồ sơ, sổ
sách, tài
liệu chuyên
môn
 Các tài liệu hƣớng dẫn sử dụng thuốc, các qui chế
đƣợc hiện hành để ngƣời bán lẻ có thể tra cứu và
sử dụng khi cần.
 Các hồ sơ, sổ sách có liên quan đến hoạt động
kinh doanh thuốc gồm:
 Sổ sách hoặc máy tính để quản lý tồn trữ,
hạn dùng, theo dõi số lô.
 Hồ sơ hoặc sổ sách lƣu trữ các dữ liệu có
liên quan tới bệnh nhân.
 Sổ sách, hồ sơ ghi chép hoạt động mua
thuốc, bán thuốc, bảo quản thuốc gây
nghiện, thuốc hƣớng thần.
14

1.3 Thực trạng nhà thuốc tại Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, số lƣợng các cơ sở bán lẻ tại Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt
tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh. Riêng tại Hà Nội,
tính đến năm 2012 thì trên địa bàn Hà Nội có 3.564 cơ sở bán lẻ thuốc [18].
0.5Bảng 1.5 Cơ cấu các cơ sở bán lẻ thuốc tại Hà Nội
STT
Loại hình
Số lƣợng
Tỷ lệ (%)
1
Nhà thuốc tƣ nhân
1994

64,1
2
Nhà thuốc bệnh viện
75
2,4
3
Nhà thuốc của các công ty,
doanh nghiệp
181
5,8
4
Quầy thuốc của các công ty,
doanh nghiệp
316
10,2
5
Quầy thuốc BV
3
0,1
6
Đại lý bán thuốc
509
16,4
7
Tủ thuốc trạm y tế xã
31
1,0
Tổng số
3564
100


Nhƣ vậy, tỷ lệ nhà thuốc bệnh viện tính đến cuối năm 2012 chiếm 2,4%
trên tổng số các cơ sở bán lẻ thuốc tại Hà Nội. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so
với nhà thuốc tƣ nhân (64,1%).
Tính đến ngày 21/12/2011, trên địa bàn Hà Nội, theo thống kê của Sở
Y tế Hà Nội thì số lƣợng nhà thuốc đƣợc cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc” (GPP) là 2243 nhà thuốc. Đến ngày 31/12/2012
toàn thành phố có 2500 nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP [17], [18]. Nhƣ vậy, có
thể thấy sau hơn 5 năm thực hiện GPP theo qui định của BYT thì trên địa bàn
15

Hà Nội, hầu hết các cơ sở bán lẻ trong đó có nhà thuốc bệnh viện đều đạt tiêu
chuẩn thực hành tốt nhà thuốc.
Theo một báo cáo về vấn đề chính sách đối với thị trƣờng dƣợc ở các
nƣớc đang phát triển – tình hình Việt Nam đƣợc trích trong báo cáo Joint
Annual Health Review (JARH) năm 2012 , cho tới năm 2012 trên toàn quốc
có 34% nhà thuốc và 100% nhà thuốc bệnh viện đạt GPP [11] .
Tuy nhiên chất lƣợng hệ thống phân phối thuốc chƣa tốt. Việc thực
hành GPP của các nhà thuốc còn mang tính hình thức. Điều kiện bảo quản,
tồn trữ, vận chuyển thuốc chƣa đáp ứng đúng qui định. Trình độ áp dụng các
tiêu chuẩn thực hành tốt nhà thuốc không đồng đều giữa các cơ sở. Hoạt động
kiểm tra đột xuất việc thực hiện các tiêu chuẩn GPP còn chƣa đƣợc thực hiện
thƣờng xuyên [11].
Nhiều nhà thuốc hoạt động nhƣ phòng mạch bán thuốc và không có ai
giám sát. Phần lớn những ngƣời tới mua thuốc để điều trị đƣợc các dƣợc tá
“kê đơn” tại quầy thuốc. Nhân lực dƣợc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của
mạng lƣới lƣu thông phân phối thuốc [15].
Mặc dù, nhiều nhà thuốc đã đạt giấy chứng nhận GPP, tuy nhiên chất
lƣợng thực hiện còn chƣa đạt yêu cầu. Theo một nghiên cứu gần đây, khảo sát
thực trạng hoạt động đạt tiêu chuẩn GPP tại các quận huyện mới của thành

phố Hà Nội từ năm 2010 đến năm 2012 thì có tới 12,5% đến 15,7% dƣợc sỹ
chủ nhà thuốc vắng mặt khi nhà thuốc hoạt động. Chỉ có 8,6% trong năm
2010 và 10,6% năm 2012 số nhà thuốc chƣa có đủ các khu vực qui định. Hầu
hết nhà thuốc đều có đầy đủ trang thiết bị. Năm 2012, có 22,1% số nhà thuốc
đã đạt GPP của các quận huyện mới Hà Nội, nhân viên nhà thuốc không cập
nhật văn bản. Tỷ lệ nhà thuốc không thực hiện SOP chiếm 3,8% - 4,7%, vẫn
còn tình trạng nhà thuốc kinh doanh thuốc hết hạn, thuốc thu hồi, việc niêm
yết giá còn mang tính hình thức [12].

×