Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao bán thành phần diếp cá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 55 trang )


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN VIỆT DŨNG

NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ TIÊU
CHUẨN HÓA CAO BÁN THÀNH PHẨM
DIẾP CÁ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI - 2014


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN VIỆT DŨNG


NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT VÀ TIÊU
CHUẨN HÓA CAO BÁN THÀNH PHẨM
DIẾP CÁ



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. TS. Trần Minh Ngọc
2. ThS. Thân Thị Kiều My
Nơi thực hiện:
Viện Dược liệu

HÀ NỘI – 2014




LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến toàn thể thầy cô giáo và cán bộ trong
trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và mang lại cho tôi
những kiến thức cùng kinh nghiệm quý báu trong suốt 5 năm học vừa qua
Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Thân Thị Kiều My, giảng viên bộ môn
Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội; TS. Trần Minh Ngọc, Khoa Bào chế-
Chế biến - Viện Dược liệu đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi nhiệt tình trong suốt
quá trình thực hiện nghiên cứu và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể hoàn thiện đề
tài khóa luận này.
Tôi xin cảm ơn ThS. Phạm Tuấn Anh, giảng viên Bộ môn Dược liệu -
Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, chỉ bảo, động viên trong quá trình tôi
thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị Khoa Bào chế - Chế biến, Viện Dược liệu đã
tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tận tình trong thời gian tôi nghiên cứu ở đây.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè người thân luôn động viên, khích lệ
ủng hộ, là động lực không nhỏ để tôi có kết quả ngày hôm nay.

Chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên



Nguyễn Việt Dũng





MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 2
1.1. Vị trí phân loại 2
1.2. Đặc điểm thực vật 2
1.3. Phân bố 2
1.4. Bộ phận dùng 3
1.5. Thành phần hóa học 3
1.6. Tác dụng dược lý 10
1.7. Công dụng 12
1.8. Một số chế phẩm chứa diếp cá trên thị trường 13
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 15
2.2. Nội dung nghiên cứu 16
2.3. Phương pháp nghiên cứu 16
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20
3.1. Xác định hàm lượng flavonoid toàn phần trong dược liệu 20

3.2 Nghiên cứu qui trình chiết xuất cao diếp cá 23
3.3. Khảo sát phương pháp loại tạp làm giàu flavonoid 30
3.4. Xây dựng điều kiện chiết xuất chung 32
3.5. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu cao diếp cá giàu flavonoid 35
3.8. Bàn luận 39
KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined.
ĐỀ XUẤT 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO 42





DANH MỤC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
EtOH
Ethanol
EtOAc
Ethyl acetat
MeOH
Methanol
SD
Độ lệch chuẩn
STT
Số thứ tự
TLTK
Tài liệu tham khảo
TT
Thuốc thử
UV – VIS
Tử ngoại – khả kiến (Ultraviolet – Visible)



















DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Tên bảng biểu
Trang
1
Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid có trong cây diếp cá
3
2
Bảng 1.2. Một số hợp chất polyphenol có trong cây diếp cá
5
3
Bảng 1.3. Một số thành phần chính có trong tinh dầu diếp cá

6
4
Bảng 1.4. Các hợp chất alkaloid trong cây diếp cá
9
5
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát khoảng tuyến tính của quercitrin
21
6
Bảng 3.2. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong dược
liệu diếp cá
23
7
Bảng 3.3. Hiệu suất chiết xuất và hàm lượng flavonoid toàn
phần trong cao diếp cá khi chiết sử dụng các dung môi khác
nhau
24
8
Bảng 3.4. Hiệu suất chiết xuất và hàm lượng flavonoid toàn
phần trong cao diếp cá khi chiết ở các nhiệt độ khác nhau
26
9
Bảng 3.5. Khối lượng cao thu được từ các lần chiết ở các thời
gian chiết khác nhau
27
10
Bảng 3.6. Hiệu suất chiết xuất và hàm lượng flavonoid toàn
phần trong cao diếp cá khi chiết với tỉ lệ dược liệu/ dung môi
khác nhau
28
11

Bảng 3.7. Hiệu suất chiết xuất và hàm lượng flavonoid toàn
phần trong cao diếp cá đã loại tạp khi sử dụng phương pháp
loại tạp khác nhau
31
12
Bảng 3.8. Hiệu suất chiết xuất và hàm lượng flavonoid toàn
phần trong sản phẩm tiến hành với quy mô 1kg dược liệu
35
13
Bảng 3.9. Độ ẩm các mẫu cao diếp cá
35
14
Bảng 3.10. Tro toàn phần của cao diếp cá
36
15
Bảng 3.11. Kết quả định tính bằng phản ứng hóa học
37
16
Bảng 3.12. Kết quả định lượng flavonoid toàn phần trong 3
mẫu cao
39


DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
STT
Tên hình vẽ, đồ thị
Trang
1
Hình 1.1. Ảnh cây diếp cá
2

2
Hình 1.2. Khung cấu trúc chung của các hợp chất flavonoid
trong diếp cá.
3
3
Hình 1.3. Chế phẩm Ceditan của công ty cổ phần dược phẩm 3/2
13
4
Hình 1.4. Chế phẩm Helaf của công ty cổ phần dược Hậu Giang
13
5
Hình 1.5. Chế phẩm An trĩ vương
14
6
Hình 3.1. Hình ảnh phổ UV-VIS của dung dịch mẫu chuẩn
quercitrin 120 µg/ml
21
7
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa độ hấp thụ và
nồng độ quercitrin chuẩn
22
8
Hình 3.3. Sơ đồ quy trình chiết xuất với các điều kiện đã khảo sát
29
9
Hình 3.4. Sơ đồ loại tạp sử dụng EtOAc
32
10
Hình 3.5. Sơ đồ loại tạp bằng EtOAc sử dụng cao lỏng diếp cá
32

11
Hình 3.6. Sơ đồ quy trình chiết xuất cao diếp cá giàu flavonoid
34
12
Hình 3.7. Ảnh chụp sắc kí đồ của cao diếp cá.
38


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay trên thế giới, xu hướng tìm kiếm và sử dụng sản phẩm chăm sóc sức
khỏe có nguồn gốc từ nhiên ngày càng tăng. Con người có khuynh hướng sử dụng
nhiều thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên do hiệu quả điều trị cũng như ít tác dụng
phụ hơn thuốc tân dược. Việt Nam chúng ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó.
Điều kiện tự nhiên ưu đãi cho đất nước ta có hệ sinh thái phong phú và đa dạng, có
tiềm năng to lớn về tài nguyên cây thuốc. Đất đai và khí hậu nhiệt đới gió mùa phù
hợp với nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây thuốc quý. Đây chính là tiền
đề tốt để ngành Dược phát triển thuốc từ dược liệu.
Diếp cá là loài thực vật phổ biến ở Việt Nam. Diếp cá không chỉ được sử dụng làm
rau ăn hàng ngày mà còn được sử dụng làm thuốc với nhiều công dụng như: trị mụn
nhọt, trĩ, viêm ruột, lở ngứa…[6]. Các thành phần đã được nghiên cứu xác định
trong diếp cá như: flavonoid [24], tinh dầu [15], alkaloid [16] trong đó flavonoid là
thành phần chính có nhiều tác dụng: chống viêm, phòng chống ung thư, chống oxy
hóa [12]…Do đó có thể thấy công dụng điều trị của cao diếp cá do các hợp chất
flavonoid. Hiện nay diếp cá được nhiều Công ty dược phẩm trong nước quan tâm
nghiên cứu, sản xuất thành các sản phẩm lưu hành trên thị trường như An trĩ vương,
Herlaf…với thành phần chính là cao diếp cá. Tiến hành nghiên cứu quy trình chiết
xuất sẽ giúp xác định các điều kiện chiết xuất tối ưu nhằm thu được cao diếp cá giàu
flavonoid, góp phần đảm bảo chất lượng cao thuốc khi đưa vào sản xuất. Ngoài ra,

trước khi đưa vào sản xuất cần phải đánh giá chất lượng cao diếp cá, do đó đó việc
xây dựng tiêu chuẩn cao thuốc rất có ý nghĩa trong việc kiểm soát chất lượng nguồn
nguyên liệu đầu vào này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu
chiết xuất và tiêu chuẩn hóa cao bán thành phẩm Diếp cá” với các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu quy trình chiết xuất cao bán thành phẩm diếp cá giàu flavonoid.
- Tiêu chuẩn hóa cao bán thành phẩm diếp cá giàu flavonoid.


2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Vị trí phân loại
Cây Diếp cá còn được là Ngư tinh thảo, giấp cá hay lá dấp. Diếp cá có tên
khoa học là Houttuynia cordata Thunb. Theo “Thực vật dược” năm 2007 [1] và hệ
thống phân loại thực vật Takhtajan năm 1987, vị trí phân loại của diếp cá như sau:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Ngọc lan Magnoliidae
Bộ Hồ tiêu Piperrales
Họ Lá dấp Saururaceae
Chi Diếp cá Houttuynia
1.2. Đặc điểm thực vật
Cây thuộc thảo, thân ngầm, rễ mọc ở các đốt. Thân trên mặt đất mọc đứng cao
40cm, có lông. Lá hình tim, mềm nhẵn, mặt dưới tím nhạt, khi vò có mùi tanh như
cá do đó có tên gọi diếp cá hay ngư tinh thảo. Cụm hoa là bông, màu vàng không có
bao hoa, có 4 lá bắc trắng, tất cả trông như 1 hoa. Quả nang mở ở đỉnh [4].

Hình 1.1. Ảnh cây diếp cá
1.3. Phân bố
Chi Houttuynia chỉ có 1 loài diếp cá, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận

nhiệt đới châu Á, từ Nhật Bản, Trung Quốc đến Việt Nam, Lào, Ấn Độ và các nước
3

Đông Nam Á khác. Ở Việt Nam, cây mọc hoang dại ở các tỉnh miền núi, trung du
và đồng bằng. Cây được trồng nhiều nơi để làm rau và làm thuốc.
Diếp cá thuộc loại cây ưa ẩm và hơi chịu nóng. Cây sinh trưởng gần như
quanh năm, mạnh nhất trong mùa xuân hè [5],[6].
1.4. Bộ phận dùng
Toàn cây, trừ rễ, hái về dùng tươi hoặc phơi sấy khô [6].
1.5. Thành phần hóa học
1.5.1. Flavonoid
Diếp cá có thành phần flavonoid khá phong phú.
Các hợp chất flavonoid trong diếp cá có khung cấu trúc chung là
OOR
7
OH O
OR
3
OH
R
3
'

Hình 1.2. Khung cấu trúc chung của các hợp chất flavonoid trong diếp cá
Một số flavonid đáng chú ý trong diếp cá được trình bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1. Các hợp chất flavonoid có trong cây diếp cá
STT
Tên chất
Cấu trúc hóa học
TLTK

1
Quercetin

[24],[30],
[31]
2
Quercitrin
OOH
OH O
O
OH
OH
O
OH
OH

OH

[24],[30],
[31]

4

3
Isoquercitrin

[24]

4
Afzelin

OOH
OH O
O
OH
OH
O
OH
OH
CH
3

[24]

5
Rutin

[24],[30]
[31]


6
Hyperin

[24],[30]
[31]

7
Quercetin-3-O-β-
D-
galactopyranosyl-

7-O-β-D-
glucopyranosid
O
O
OH
OH
OH
OH O
O
CH
2
OH
OH
OH
OH

[24]

5

8
Quercetin-3-O-α-
L-
rhamnopyranosyl-
7-O-β-D-
glucopyranosid

O
O
OH

OH
O
OH O
O
CH
2
OH
OH
OH
OH
O
CH
3
OH
OH
OH

[24]
1.5.2. Polyphenol
Trong thành phần của diếp cá chứa 1 số polyphenol có tác dụng chống oxy
hóa trình bày trong bảng 1.2
Bảng 1.2. Một số hợp chất polyphenol có trong diếp cá
STT
Tên chất
Cấu trúc hóa học
TLTK
9
Acid
chlorogenic


[24],[26]
10
Acid crypto-
chlorogenic
O
O
OH
OH
OH
COOH
OH
OH

[26]
11
Acid neo-
chlorogenic
O
O
OH
OH
OH
OH
OH
COOH

[26]
12
Catechin
OH

O
OH
OH
OH
OH

[26]
6

13
Acid quinic
OH
OH
OH
OH
COOH

[26]
14
Acid caffeic
O
OH
OH
OH

[26]
15
procyanidin
B
OOH

OH
OH
OH
OH
O
OH
OH
OH
OH
OH

[26]
1.5.3. Tinh dầu
Toàn thân diếp cá chứa tinh dầu, đây là thành phần làm diếp cá có mùi đặc
biệt. Trong thành phần tinh dầu diếp cá đã xác định được 346 chất [12]. Thành phần
chủ yếu của tinh dầu diếp cá là các aldehyd và dẫn chất của ceton. Ngoài ra tinh dầu
diếp cá chứa các hợp chất terpen, các acid hữu cơ, alcol.
Một số thành phần chính của tinh dầu diếp cá đã được xác định trình bày trong
bảng 1.3.
Bảng 1.3. Một số thành phần chính có trong tinh dầu diếp cá
Nhóm
chất
STT
Tên chất
Cấu trúc hóa học
TLTK
Aldehyd
và dẫn
chất của
ceton

16
Methyl
nonylceton

[15],[20]
[23],[29]
17
Laurylaldehyd
H
O
CH
3

[21],[29]

18
Caprylaldehyd

[20],[29]

19
4-Tridecanon
CH
3
CH
3
O

[21]
20

2-Dodecanon
CH
3
CH
3
O

[21]

7

Các hợp
chất
terpen
21
α-Pinen
CH
3



[15],[21]
[20],[23]


22
β-Pinen
CH
2




[15],[23]
[29]

23
β-Myrcen





[15],[20]
[21],[23]
[29]
24
Limonen




[15],[23]
[29]

25
Terpinen-4-ol



OH


[15],[23]

26
α-Terpineol



OH

[15],[20]
[23]


27
Bornyl acetat


O
O


[15],[20]
,[23]


28
Geraniol acetat

[20],[23]



8

29
trans-
Caryophyllen

[20],[21]

30
Caryophyllen
oxid

[20],[21]


Các
alcol
31
1-Nonanol

[20],[21]
32
Linalol



OH


[20]


33
1-Decanol

[21],[29]

Acid
hữu cơ
34
Acid palmitic

[27]
35
Acid linoleic

[27]
36
Acid n-
decanoic

[20],[29]
[21],[27]
37
Acid
dodecanoic

[21],[27]
38

Acid oleic

[27]
39
Acid
undecanoic

[29],[27]

1.5.4. Alkaloid
Trong diếp cá có 6 alkaloid có hoạt tính sinh học chống lại tế bào ưng thư đã
được xác định là aristolactam A, aristolactam B, piperolactam A, norcepharadion B,
cepharadion B và splendidin.
Các akaloid trong diếp cá được trình bày trong bảng 1.4

9

Bảng 1.4 Các hợp chất alkaloid trong cây diếp cá
STT
Tên chất
Cấu trúc hóa học
TLTK
40
Aristolactam A
OH
OCH
3
N
HO


[16]

41
Aristolactam B
H
3
CO
OCH
3
N
HO

[16],[24]

42
Piperolactam A
H
3
CO
OH
N
HO

[16],[24]
43
Norcepharadion B
N
H
OCH
3

H
3
CO
O
O

[16]

44
Cepharadion B
CH
3
N
OCH
3
H
3
CO
O
O

[16]



45
Splendidin
H
3
CO

OCH
3
N
OH
OCH
3

[16]

1.5.5. Các thành phần khác
Theo nghiên cứu của Phạm Văn Cư và các đồng nghiệp, trên mẫu diếp cá ở
tỉnh Thừa Thiên Huế đã phân lập ra các hợp chất sterols là β-sistosterol,
campesterol, stigmasterol [3].
10

Ngoài ra trong diếp cá còn chứa các nguyên tố vi lượng Fe, Mn, Mg [11].
1.6. Tác dụng dược lý
1.6.1. Tác dụng chống virus
Tác dụng kháng nhiều loại virus của diếp cá đã được nghiên cứu. Thành phần
tạo nên tác dụng này là methyl nonylceton, laurylaldehyd và caprylaldehyd. Diếp cá
ức chế trực tiếp các virus: virus gây bệnh herpes chủng 1, chủng 2 (HSV-1, HSV-
2); virus gây bệnh cúm và HIV chủng 1 ở người (HIV-1) nhưng không thấy có tác
dụng chống virus gây bệnh bại liệt. Mức độ giảm virus liên quan đến thời gian điều
trị [14]. Diếp cá có tác dụng chống chủng virus HSV-2 tốt hơn chủng HSV-1 [9].
1.6.2. Tác dụng chống SARS
Thí nghiệm trên chuột cho thấy dịch chiết nước của diếp cá kích thích sự phát
triển của tế bào lympho ở lách chuột. Tác dụng của diếp cá có thể chia thành 2 giai
đoạn. Khi có sự xâm nhập của virus SARS, các thành phần trong dịch chiết diếp cá
có thể kích hoạt khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào để ngăn chặn lây nhiễm
virus. Trường hợp đã nhiễm bệnh, thành phần trong dịch chiết diếp cá có thể làm

chậm quá trình nhân lên của virus bằng cách ức chế enzym quan trọng tổng hợp
ARN của virus SARS [17].
1.6.3. Tác dụng chống viêm
Thí nghiệm trên mô hình chuột gây viêm màng phổi bởi carrageenan và gây
phù nề tai bởi xylen, cho thấy thành phần tinh dầu có trong diếp cá có tác dụng ngăn
chặn phản ứng viêm. Tuy nhiên khả năng chống viêm của diếp cá không bằng
dexamethason [21].
Trên 1 nghiên cứu khác cho thấy tác dụng chống viêm của tinh dầu diếp cá
dựa trên sự ức chế cyclooxygenase-2 (COX-2), dẫn tới giảm tổng hợp prostagladin
là chất trung gian hóa học của phản ứng viêm [18].
Nghiên cứu trên chuột thấy rằng, quercitrin (hàm lượng 50; 100 và 200 mg/kg
dùng đường uống) trong diếp cá cho thấy có tác dụng ức chế biểu hiện phù chân sau
của chuột gây ra bởi histamin, serotonin, brandykinin. Quercitrin còn có tác dụng ức
chế tình trạng viêm cấp tính [12].
11

1.6.4. Tác dụng chống dị ứng
Thí nghiệm trên chuột cho thấy, các thành phần trong dịch chiết nước diếp cá
có khả năng ức chế hợp chất 48/80-gây ra sốc phản vệ toàn thân ở chuột. Đồng thời
kháng dinitrophenyl IgE ở chuột giúp ngăn cản phản ứng dị ứng trên da, ngăn cản
kích hoạt tế bào mast. Do đó diếp cá có tác dụng chống dị ứng, có các tác dụng điều
trị với bệnh liên quan đến dị ứng như hen suyễn, viêm mũi dị ứng [13].
1.6.5. Tác dụng chống oxy hóa
Nghiên cứu cho thấy diếp cá có tác dụng kháng bleomycin (chất gây ra sự xơ
hóa phổi ở chuột). Mặc dù dịch chiết nước diếp cá có tác dụng dọn sạch gốc tự do
và tác dụng ức chế oxy hóa xanthin yếu hơn vitamin E nhưng hoạt tính ức chế sự
peroxid hóa lipid ở tế bào gan chuột tương đương vitamin E [25].
Thí nghiệm trên mô hình in vitro nhận thấy rằng diếp cá với các thành phần
quercetin, quercitrin, quercetin-3-O-β-D-galactosid có khả năng ức chế quá trình
peroxid hóa lipid góp phần bảo vệ tế bào [10].

Ngoài ra 1 số hợp chất polyphenol trong diếp cá như acid chlorogenic và các
dẫn chất của nó, procyanidin B, catechin… có tác dụng chống oxy hóa mạnh [26].
1.6.6. Tác dụng kháng khuẩn
Nghiên cứu tác dụng kháng khuẩn của 2 loài Houttuynia emeiensis và
Houttuynia cordata (Diếp cá), nhận thấy các thành phần có trong tinh dầu của cả 2
loài trên hiệu quả kháng khuẩn với chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus và
Sarcina ureae [22].
1.6.7. Tác dụng chống ung thư
Nghiên cứu tác dụng của các flavonoid chiết xuất từ diếp cá cho thấy chúng có
tác dụng ức chế sự phát triển khối u gây ra bởi sarcoma-180 ở chuột [12].
Chung Jung - san và các đồng nghiệp đã tiến hành với mục đích đánh giá tác
dụng chống ung thư máu của diếp cá. Thí nghiệm trên 5 dòng tế bào ung thư máu
là: L1210, U937, K562, Raji và P3HR1 được nuôi cấy với dịch chiết nước của diếp
cá. Kết quả cho thấy các thành phần trong diếp cá chiết xuất có tác dụng ngăn chặn
5 dòng tế bào này [8].
12

Ngoài ra, trên 1 nghiên cứu khác trên mô hình in vitro cho thấy các alkaloid
trong diếp cá có tác dụng chống lại 5 dòng tế bào gây ung thư ở người là A-549,
SK-OV-3, SK-MEL-2,XF-498, HCT-15 [16].
1.7. Công dụng
Theo y học cổ truyền, diếp cá có vị cay, hơi lạnh, hơi độc vào phế kinh. Có tác
dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ,
vết lở loét.
Nhân dân dùng diếp cá trong những trường hợp tụ máu như đau mắt (giã nhỏ
lá ép vào hai miếng giấy bản đắp lên mắt khi ngủ, làm như vậy hai ba lần) hoặc
trong bệnh trĩ lòi dom (sắc uống nước với liều 6-12g đồng thời sắc nước lấy xông
hơi rồi rửa).
Ngoài ra còn có tác dụng thông tiểu chữa bệnh mụn nhọt kinh nguyệt không
đều [5],[6].

Một số bài thuốc có diếp cá
- Chữa trĩ đau nhức: Lá diếp cá nấu nước xông, ngâm rửa, bã dùng đắp vào
chỗ đau.
- Chữa đơn sưng của người lớn và trẻ em: Diếp cá, nhọ nồi, cải rừng, xương
xông, dưa chuột, khế, đơn đỏ, huyết dụ, nhài, mía dò, các vị dùng lá với liều lượng
bằng nhau (mỗi vị 15g), thêm xích hoa xà 3 lá, bí đao 3 miếng, củ nâu 3 miếng. Giã
nát, chế nước vào, vắt lấy nước cốt uống, bã dùng xoa đắp chỗ sưng.
- Chữa trĩ ra máu: Diếp cá 2kg, bạch cập 1 kg. Sấy khô tán bột, ngày uống 6-
12g, chia 2-3 lần.
- Chữa trẻ lên sởi: Rau diếp cá sao qua, sắc cho uống thì khỏi hẳn không tái
phát.
- Chữa viêm ruột kiết lị: Rau diếp cá 20g, xuyên tâm liên 16g, hoàng bá 8g.
Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
- Chữa trĩ ngoại bội nhiễm hay thể thấp nhiệt: Diếp cá 16g, kim ngân 16g,
hoàng đằng 12g, hoa hòe 12g, chi tử sao đen 12g, kinh giới 12g, chỉ xác 12g. Sắc
uống ngày 1 thang.
13

- Chữa sởi thời kì phát sốt (sởi chưa mọc): Lá diếp cá 16g, rau rệu 16g, cam
thảo đất 12g. Sắc ngày uống 3 lần.
- Chữa viêm tai giữa: Cây diếp cá khô 20g, táo đỏ 10 quả, nước 600ml, sắc
còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày [6].
1.8. Một số chế phẩm chứa diếp cá trên thị trường
Hiện nay trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm là thuốc và thực phẩm
chức năng sử dụng diếp cá để chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.
+ Cenditan: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2
Công thức trong 1 viên
+Cao diếp cá 75mg
+Bột rau má 300mg
Công dụng:

+Trị táo bón, trĩ.
+Giải nhiệt, thông tiểu, mát gan, giải
độc

Hình 1.3. Chế phẩm Cenditan của
công ty cổ phần Dược phẩm 3/2

+ Helaf: Công ty cổ phần dược Hậu Giang
Công thức trong 1 viên
- Cao khô diếp cá….210mg
- Cao khô rau má……45mg

Công dụng
- Hỗ trợ điều trị trĩ, táo bón và
kiết lỵ.
- Giúp giải nhiệt, thông tiểu,
mát gan, giải độc, kháng viêm,
giúp vết thương chóng lành và
mau lên da non, tăng cường hệ
miễn dịch của cơ thể.
Hình 1.4. Chế phẩm Helaf của công
ty cổ phần dược Hậu Giang




14

+ An trĩ vương: Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Hồng Bàng
Công thức trong 1 viên chứa

- Cao diếp cá…… 450mg
- Cao đương quy…180mg
- Magie carbonat 108mg
- Rutin…………… 25mg
- Curcumin……… 10mg

Hình 1.5. Chế phẩm An trĩ vương
Công dụng
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh
trĩ và các biến chứng xuất huyết của bệnh trĩ.
- Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón.
- Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, đường tiêu hóa.















15

CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên vật liệu
Các mẫu dược liệu diếp cá khô:
- Mẫu DL1: thu mua ở Ba Vì, Hà Nội (dược liệu Việt Nam), 3/2013.
- Mẫu DL2: mua ở chợ Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội (dược liệu Trung Quốc),
4/2013.
- Mẫu DL3: mua ở phố Lãn Ông, Hà Nội (dược liệu Việt Nam, Hưng Yên),
4/2013.
2.1.2. Thiết bị, hóa chất
Hóa chất dùng cho nghiên cứu
Hóa chất tinh khiết và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích
theo Dược điển Việt Nam IV.
- Dung môi hữu cơ: Ethyl acetat, EtOH 96%, methanol, aceton….
- Thuốc thử: Các thuốc thử trong phản ứng định tính và sắc ký.
- Bản mỏng tráng sẵn silicagel GF
254
(Merck).
- Quercitrin chuẩn hàm lượng 98%, hyperin chuẩn hàm lượng 98% được cung
cấp bởi Công ty Tauto Biotech Trung Quốc.
Thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Bếp cách thủy các cỡ cho bình chiết từ 100ml, 250ml, 500ml, 1lít.
- Máy cất quay Eyela, dung tích bình cất từ 100 ml, 250ml, 500ml, 1lít, 2lít.
- Máy xay dược liệu.
- Tủ sấy thường Binder – FD 115 dung tích 100 lít.
- Máy đo độ ẩm Precisa HA60.
- Cân kỹ thuật Sartorius TE612.
- Cân phân tích Sartorius CPA 224S.
- Đèn tử ngoại Vilder Lourmat.
- Máy quang phổ tử ngoại Shinodzu UV-1800.
- Micropipet Boeco 1ml, 5ml.

16

- Dụng cụ thủy tinh các loại: Bình gạn 1 lít, 2 lít; bình cầu 250ml, 500ml, 1lít,
2lít, phễu thủy tinh.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng quy trình chiết xuất dựa trên các khảo sát về dung môi dùng
để chiết xuất, tỷ lệ giữa dược liệu và dung môi, nhiệt độ chiết, thời gian chiết
- Xây dựng tiêu chuẩn của cao diếp cá giàu flavonoid theo Dược điển Việt Nam IV
với các chỉ tiêu: Cảm quan, độ ẩm, tro toàn phần, định tính, định lượng flavonoid
toàn phần
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu qui trình chiết xuất cao diếp cá giàu flavonoid qui mô phòng
thí nghiệm
- Nghiên cứu xây dựng qui trình chiết xuất cao diếp cá dựa vào việc khảo sát lựa
chọn:
+ Dung môi phù hợp với nguyên tắc an toàn, dễ kiếm, hiệu quả kinh tế: EtOH,
nước được lựa chọn để nghiên cứu.
+ Lựa chọn phương pháp chiết xuất: Đun hồi lưu, ngâm lạnh…
+ Tỉ lệ dược liệu/dung môi chiết xuất.
+ Nhiệt độ chiết xuất.
+ Thời gian chiết xuất.
+ Số lần chiết xuất.
- Tiến hành nghiên cứu phương pháp loại tạp để làm giàu flavonoid trong cao diếp
cá.
- Dựa trên các khảo sát về điều kiện chiết xuất và phương pháp loại tạp đưa ra quy
trình chiết xuất cao diếp cá. Từ đó khảo sát độ ổn định của quy trình chiết xuất về
hiệu suất chiết, hàm lượng flavonoid toàn phần trong cao.
- Tiêu chí đánh giá quy trình: hiệu suất chiết xuất, hàm lượng flavonoid trong cao
chiết xuất, tính khả thi của quy trình (dùng dung môi ít độc, rẻ tiền, quy trình đơn
giản dễ áp dụng cho sản xuất quy mô lớn).

17

2.3.2. Phương pháp định lượng flavonoid toàn phần bằng phương pháp quang
phổ tử ngoại khả kiến.
+ Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng tạo màu của AlCl
3
với hợp chất flavonoid, do
muối nhôm clorid tạo phức bền vững với nhóm ceton ở vị trí C-4 và nhóm hydroxyl
ở vị trí C-5 của hợp chất quercitrin [7]. Vì vậy dựa trên phản ứng tạo màu của chất
chuẩn quercitrin với AlCl
3
, định lượng flavonoid toàn phần theo quercitrin.
Định lượng bằng phương pháp đường chuẩn
Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Chuẩn bị dãy dung dịch chuẩn quercitrin trong
EtOH 96% có nồng độ chính xác khoảng: 240 µg/ml, 120 µg/ml, 60 µg/ml, 30
µg/ml và 15 µg/ml.
Chuẩn bị mẫu thử từ dược liệu: Cân chính xác khoảng 3g bột dược liệu diếp
cá (đã xác định hàm ẩm), thêm 60ml EtOH 50%, chiết hồi lưu cách thủy 1h, lọc lấy
dịch chiết. Bã tiếp tục được chiết thêm 2 lần nữa, mỗi lần 40ml EtOH 50%. Gộp
dịch chiết, cô cách thủy đến còn 50ml. Dịch nước được lắc với EtOAc 3 lần, mỗi
lần 50ml. Gạn lấy phần EtOAc, cô đến cắn. Cắn thu được hòa trong EtOH 96%, rồi
chuyển vào bình định mức 500,0 ml. Bổ sung EtOH 96% đến vạch được dung dịch
thử.
Chuẩn bị mẫu thử từ cao diếp cá:
+ Với mẫu cao diếp cá chưa loại tạp: Cân chính xác khoảng 0,3g cao chế
phẩm vào cốc thủy tinh (đã xác định hàm ẩm). Hòa tan trong 50ml nước. Dịch nước
được lắc với EtOAc 3 lần, mỗi lần 50ml EtOAc. Gạn lấy phần EtOAc, cô đến cắn.
Cắn thu được hòa tan EtOH 96% rồi chuyển vào bình định mức 500,0ml. Bổ sung
EtOH 96% đến vạch được dung dịch thử.
+ Với mẫu cao diếp cá đã tiến hành loại tạp: Cân chính xác khoảng 0,1g cao

chế phẩm vào cốc thủy tinh (đã xác định hàm ẩm), hòa tan EtOH 96% rồi chuyển
vào bình định mức 500,0ml. Bổ sung EtOH 96% đến vạch được dung dịch thử.
- Tiến hành phản ứng tạo mầu đo quang: Lấy chính xác 1,0 ml dung dịch thử hoặc
dung dịch chuẩn vào bình định mức 10,0 ml, thêm chính xác 3,0 ml AlCl
3
5% trong
18

EtOH 96%, bổ sung EtOH 96% vừa đủ đến vạch, lắc đều để yên 30 phút, tiến hành
đo độ hấp thụ quang.
- Chuẩn bị mẫu trắng: Lấy chính xác 3,0ml AlCl
3
5% trong EtOH 96% vào bình
định mức 10,0ml; bổ sung EtOH 96% vừa đủ đến vạch.
- Xây dựng đường chuẩn: Xây dựng đường chuẩn biểu diễn mối tương quan giữa
nồng độ và độ hấp thụ quang của mẫu chuẩn.
+ Hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercitrin trong dược liệu diếp cá
được xác định theo công thức:
X(%) =



C:

nồng độ flavonoid toàn phần tính theo quercitrin trong mẫu dược liệu
diếp cá (µg/ml).
P: Khối lượng mẫu dược liệu diếp cá (g).
W: Độ ẩm của mẫu dược liệu diếp cá (%).
+ Hàm lượng flavonoid toàn phần tính theo quercitrin trong cao diếp cá được
xác định theo công thức:

X(%) =



C’:

nồng độ flavonoid toàn phần tính theo quercitrin trong mẫu cao diếp
cá (µg/ml).
P’: Khối lượng mẫu cao diếp cá (g).
W’: Độ ẩm của mẫu cao diếp cá (%).
- Xử lý kết quả: kết quả thực nghiệm được biểu diễn dưới dạng giá trị trung bình ±
độ lệch chuẩn tính toàn bằng phần mềm MICROSOFT EXCEL.
2.3.3. Xây dựng tiêu chuẩn của cao Diếp cá
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho cao diếp cá dựa trên các chỉ tiêu quy định tại
Dược điển Việt Nam, gồm các chỉ tiêu:
- Cảm quan: Mô tả màu sắc, mùi vị cao diếp cá.

×