Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Phân lập một số thành phần từ phân đoạn chloroform chiết xuất từ rễ ngưu bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 75 trang )




BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI


NGUYỄN THỊ THU HẰNG

PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN
TỪ PHÂN ĐOẠN CHLOROFORM
CHIẾT XUẤT TỪ RỄ NGƯU BÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







HÀ NỘI – 2013



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THU HẰNG



PHÂN LẬP MỘT SỐ THÀNH PHẦN
TỪ PHÂN ĐOẠN CHLOROFORM
CHIẾT XUẤT TỪ RỄ NGƯU BÀNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Thái An
2. ThS. NCS. Nguyễn Văn An
Nơi thực hiện:
1. Bộ môn dược liệu




HÀ NỘI – 2013





LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, động viên và giúp đỡ tận tình từ các thầy cô, gia
đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu
sắc đến:
PGS. TS. Nguyễn Thái An
ThS. NCS. Nguyễn Văn An
những thầy cô đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành khóa luận.

Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: PGS. TS. Thái
Nguyễn Hùng Thu, DS. Ngô Thị Thu đã cho tôi những đóng góp quý giá về
đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên Bộ
môn Dược liệu - Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Hóa học - Viện Khoa
học và Công nghệ Việt Nam đã hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, cùng toàn thể
các thầy cô giáo, các cán bộ Trường Đại học Dược Hà Nội đã tạo điều kiện để
tôi có thể lĩnh hội những kiến thức quý giá về ngành Dược trong suốt 5 năm
học.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn
sát cánh, động viên tôi hoàn thành khóa luận này.

Hà Nội, ngày 21 tháng 5 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Hằng




MỤC LỤC
Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục hình
Chương 1: Tổng quan …………………………………………………… 3
1.1. Vị trí phân loại, đặc điểm thực vật ……………………………… 3
1.1.1. Vị trí phân loại của loài Arctium lappa L. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Cúc (Asteraceae) 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật chi Arctium. 3
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Arctium lappa L 4

1.2. Thành phần hóa học …………………………………………… 5
1.2.1. Quả 5
1.2.2. Lá 6
1.2.3. Rễ 6
1.3. Tác dụng, công dụng của rễ cây Ngưu bàng …………………11
1.3.1. Tác dụng dược lý của rễ Ngưu bàng 11
1.3.2. Công dụng của rễ Ngưu bàng 14
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu ……………… 15
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị …………………………………… 15
2.1.1. Nguyên liệu 15
2.1.2. Hóa chất và thiết bị 16
2.2. Phương pháp nghiên cứu …………………………………… 17



2.2.1. Định tính các thành phần hóa học 17
2.2.2. Chiết xuất và phân lập 17
2.2.3. Nhận dạng chất tinh khiết 17
Chương 3: Thực nghiệm, kết quả và bàn luận ……………………… 18
3.1. Chiết xuất ………………………………………………………….18
3.1.1. Xác định độ ẩm dược liệu 18
3.1.2. Chiết xuất 18
3.1.3. Định tính một số nhóm chất trong phân đoạn chloroform bằng phản ứng
hóa học 20
3.1.4. Định tính cắn phân đoạn chloroform bằng SKLM 20
3.2. Phân lập ………………………………………………………….23
3.2.1. Chuẩn bị cột 23
3.2.2. Tiến hành 23
3.2.3. Kiểm tra độ tinh khiết chất phân lập 26
3.3. Nhận dạng các chất phân lập …………………………………… 30

3.4. Bàn luận …………………………………………………………35
Kết luận và đề xuất ………………………………………………… 38
Kết luận …………………………………………………………………38
Đề xuất ……………………………………………………………… 38
Tài liệu tham khảo
Phụ lục




DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

STT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
1
AST
Ánh sáng thường
2
H
Cắn n-hexan

3
C
Cắn chloroform
4
E
Cắn ethyl acetat
5
CC

Column chromatography
6
PTLC
Preparative thin layer chromatography
7
DEPT
Distortionless Enhancement by Polarization Transfer
8
EtOAc
Ethyl acetat
9
13
C-NMR
Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
10
1
H-NMR
Proton (1) Nuclear Magnetic Resonance
11
MeOH
Methanol
12
MS
Mass Spectroscopy
13

Phân đoạn
14
R
f


Hệ số di chuyển
15
SKLM
Sắc ký lớp mỏng
16
TT
Thuốc thử
17
UV
254nm
Ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm
18
UV
365nm

Ánh sáng tử ngoại bước sóng 365 nm
19
KHV
Kính hiển vi







DANH MỤC BẢNG
STT
Ký hiệu

Tên bảng
Trang
1 Bảng 1.1
Một số hợp chất phân lập từ các bộ phận dùng
khác nhau của cây Ngưu bàng.
8
2 Bảng 1.2
Tác dụng dược lý của một số hợp chất phân lập từ
Ngưu bàng
13
3 Bảng 3.1
Hàm lượng % của các cắn so với khối lượng dược
liệu
19

4
Bảng 3.2
Kết quả định tính 1 số nhóm chất trong cắn
chloroform
20
5 Bảng 3.3
Kết quả định tính cắn C bằng SKLM khai triển với
hệ dung môi III
22
6 Bảng 3.4
Kết quả SKLM của TA05 với 3 hệ dung môi ở
AST sau khi phun TT
26
7 Bảng 3.5
Kết quả SKLM của TA06 với 3 hệ dung môi ở

AST sau khi phun TT
28
8 Bảng 3.6
Kết quả SKLM của TA07 với 3 hệ dung môi ở UV
365nm khi chưa phun TT
29
9
Bảng 3.7
Dữ liệu phổ NMR của TA05
30
10
Bảng 3.8
Dữ liệu phổ NMR của TA06
30



DANH MỤC HÌNH
STT
Ký hiệu
Tên hình
Trang
1 Hình 2.1
Ảnh cây Ngưu bàng và một số bộ phận của cây
Ngưu bàng
15
2
Hình 3.1
Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ rễ Ngưu bàng
19

3 Hình 3.2
Sắc ký đồ của cắn chloroform với hệ dung môi
III ở các điều kiện

22
4 Hình 3.3
Sơ đồ phân lập các chất từ phân đoạn
chloroform chiết xuất từ rễ Ngưu bàng
25
5 Hình 3.4
Hình ảnh SKLM của TA05 với 3 hệ dung môi ở
AST sau khi phun TT
26
6
Hình 3.5
Sắc ký so sánh TA05 với cắn chloroform
27
7 Hình 3.6
Hình ảnh SKLM của TA06 với 3 hệ dung môi ở
AST sau khi phun TT
27
8
Hình 3.7
Sắc ký so sánh TA06 với cắn chloroform
28
9 Hình 3.8
Hình ảnh SKLM của TA07 với 3 hệ dung môi ở
UV 365nm
29
10

Hình 3.9
Sắc ký so sánh TA07 với cắn chloroform
29
11
Hình 3.10
Ảnh chụp tinh thể TA05 dưới KHV vật kính 40
30
12
Hình 3.11
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA05
32
13
Hình 3.12
Cấu trúc hóa học của hợp chất TA06
34



1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với vị trí địa lý và thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm, thích hợp cho việc phát triển hệ thực vật
phong phú và đa dạng, trong đó đặc biệt kể đến nhóm tài nguyên cây thuốc. Y
học dân gian có nhiều cây vừa được dùng làm rau ăn lại vừa được dùng làm
thuốc như ngải cứu, cải cúc, rau diếp, …và trong đó có rễ Ngưu bàng.
Tại Nhật Bản, rễ Ngưu bàng được sử dụng phổ biến như một loại thức
ăn, phối hợp với củ cải trắng, cà rốt và nấm đông cô tạo thành một loại thức
ăn bổ dưỡng dưới tên gọi “canh dưỡng sinh”, và được coi như là một phương
thuốc chữa bách bệnh. Ở các nước khác trên thế giới (Trung Quốc, Canada,
Ấn Độ,…), rễ Ngưu bàng lại là một vị thuốc được dùng để điều trị đái tháo

đường, đau xương khớp, trị các bệnh ngoài da, bệnh Gout; có tác dụng làm ra
mồ hôi, lọc máu, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa.
Tại Việt Nam, Ngưu bàng mới chủ yếu dùng quả (Ngưu bàng tử) trong
y học cổ truyền làm thuốc điều trị cảm cúm, trị viêm phổi, viêm amidan, trị
sốt, chữa hầu họng sưng đau, có tác dụng cầm máu, giải độc, nhuận tràng…
còn rễ Ngưu bàng (Ngưu bàng căn) thì hầu như chưa thấy được sử dụng
(trước khi xuất hiện “phong trào” nấu canh dưỡng sinh [12]) và nghiên cứu.
Từ năm 2006, Nguyễn Thái An và cộng sự đã tiến hành khảo sát,
nghiên cứu thành phần hóa học của rễ Ngưu bàng có nguồn gốc khác nhau và
đã thu được các kết quả bước đầu. Nhằm khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có
ứng dụng vào phòng và điều trị bệnh song song với việc chứng minh kinh
nghiệm sử dụng rễ Ngưu bàng trong dân gian góp phần bổ sung vào kho tàng
cây thuốc Việt Nam một dược liệu mới, đề tài: “Phân lập một số thành phần
từ phân đoạn chloroform chiết xuất từ rễ cây Ngưu bàng” được thực hiện
với các mục tiêu sau:
1. Chiết xuất, phân lập một số thành phần từ phân đoạn chloroform.


2
2. Nhận dạng chất phân lập.
Để thực hiện các mục tiêu đề ra đề tài được tiến hành nghiên cứu với
các nội dung sau:
1. Giám định tên khoa học mẫu nghiên cứu.
2. Chiết xuất phân đoạn chloroform.
3. Phân lập chất tinh khiết từ phân đoạn chloroform.
4. Nhận dạng chất phân lập được dựa trên các dữ liệu phổ MS, NMR
(
1
H-NMR,
13

C-NMR, DEPT).











3
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
1.1.1 Vị trí phân loại của chi Arctium L. [4], [8]
Chi Arctium nằm trong phân họ Hoa ống (Tubuliflorae), họ Cúc
(Asteraceae), bộ Cúc (Asterales), phân lớp Cúc (Asteridae), lớp Ngọc lan
(Magnoliopsida), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Vị trí của loài Arctium
lappa L. trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như sau:
Ngành Magnoliophyta
Lớp Magnoliopsida
Phân lớp Asteridae
Bộ Asterales
Họ Asteraceae
Phân họ Tubuliflorae
Chi Arctium L.
1.1.2 Đặc điểm thực vật của họ Asteraceae [4]
Cây cỏ hay bụi, ít khi là dây leo hay cây gỗ. Lá đơn, ít khi lá kép hoặc

tiêu giảm, mọc so le. Không có lá kèm. Cụm hoa hình đầu. Hoa lưỡng tính
hoặc đơn tính. Quả đóng, mỗi quả có một hạt. Hạt có phôi lớn, không có nội
nhũ.
1.1.3 Đặc điểm thực vật chi Arctium L.
Cây thảo, lá ở gốc xếp hình hoa thị, lá ở thân mọc so le. Cụm hoa đầu
có bao chung, gồm nhiều lá bắc kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở đỉnh, khi
chín sẽ thành móc quặp giúp cho sự phát tán nhờ động vật. Chi Arctium L.
gồm 10 loài ở vùng ôn đới cựu lục địa. Ở nước ta có nhập trồng 1 loài là
Arctium lappa L. [7].



4
1.1.4 Đặc điểm thực vật và phân bố loài Arctium lappa L.
1.1.4.1 Đặc điểm thực vật
Tên Việt Nam: Ngưu bàng
Tên khác: Đại đao, Á thực, Hắc phong tử, Thử niêm tử [6].
Cây thảo sống hàng năm hay hai năm, cao 1,5-2m, thân thẳng phân
nhánh, có rãnh dọc, màu tím tía, hơi có lông. Lá hình trái xoan, mọc thành
hình hoa thị ở gốc và so le ở trên thân, mặt dưới có nhiều lông trắng mịn,
cuống lá dài, phiến lá to rộng, gốc hình tim, đầu tù hay nhọn, mép có răng cưa
hay lượn sóng. Lá dài 30cm-40cm, rộng 20cm-30cm. Cụm hoa hình đầu, mọc
ở đầu cành, đường kính 2cm-4cm. Hoa màu đỏ hay tím nhạt, các lá của bao
chung kéo dài thành mũi nhọn, có móc ở chóp. Quả bế, thuôn hoặc gần hình
trứng hơi có cạnh tam giác màu xám nâu. Quả có nhiều móc quặp, phía trên
có một mào lông ngắn [7]. Củ tròn và dài có thể dài từ 1,2m-2,7m nếu trồng
được từ 2 năm trở lên [10]. Nở hoa vào tháng 6-7, có quả tháng 7-8 [2], [7],
[9], [15], [16].
1.1.4.2 Phân bố, sinh thái.
Ngưu bàng ưa ẩm, ưa sáng và thích nghi với vùng có khí hậu á nhiệt

đới núi cao, nhiệt độ trung bình 15
0
C [17].
Ngưu bàng có nguồn gốc ở vùng ôn đới ấm thuộc Nam Âu hoặc Tây Á.
Hiện nay, cây mọc tự nhiên ở vùng cận Himalaya thuộc Ấn Độ, Nepal và
Trung Quốc. Còn được trồng nhiều nơi tại Trung Quốc và Nhật Bản [17].
Từ năm 1959, Ngưu bàng được nhập trồng từ Trung Quốc vào Việt
Nam. Bước đầu được trồng thử ở Sapa, sau mở rộng trồng ở Bắc Hà (Lào
Cai) và Sìn Hồ (Lai Châu) [13], [17].
Ngưu bàng rất dễ trồng. Tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây, cây
không được chú ý phát triển nên chỉ còn một số cây được duy trì thường
xuyên với mục đích giữ giống tại Trại thuốc Sapa - Viện dược liệu [17].


5
Từ năm 2004, Ngưu bàng được trồng ở bãi giữa sông Hồng, hạt giống
nhập từ Úc.
1.1.4.3. Bộ phận dùng
Theo [13], [17] các bộ phận của Ngưu bàng được sử dụng:
Quả (Ngưu bàng tử).
Rễ ( Ngưu bàng căn).
Lá.
1.2 THÀNH PHẦN HÓA HỌC.
1.2.1 Quả Ngưu bàng:
Năm 1994 từ dịch chiết phân đoạn butanol của lá Ngưu bàng, Han BH
và cộng sự đã phân lập được arctigenin, arctiin, diarctigenin [28].
Theo Min Yong, Gu Kun & Min-Hua Qiu, năm 2007, từ dịch chiết
n-BuOH của quả Ngưu bàng, các tác giả đã phân lập được mairesinol, lappaol
A, lappaol E, lappaol F, lappaol H, arctignan A, arctignan G, arctignan H,
neoarctin A [59].

Năm 2007, Park SY. và cộng sự (Nhật Bản) đã phân lập được
isolappaol C, lappaol C, lappaol D, lappaol F, diarctigenin từ dịch chiết phân
đoạn dichloromethan [47] chiết xuất từ quả Ngưu bàng.
Từ quả Ngưu bàng, các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã phân lập
được arctigenin, arctiin, diarctigenin từ dịch chiết methanol chiết xuất bằng
phương pháp ngâm lạnh, siêu âm và chiết bằng dụng cụ chiết Soxhlet [40].
Theo [17], [19], quả Ngưu bàng còn chứa các thành phần: L-arctigenin,
(+)-7,8-didehydro arctigenin, diarctigenin, các lappaol-B, neoarc B, các
etignan A-E, neoarctiin-A, neoarctiin-B.
Ngoài ra trong quả Ngưu bàng còn chứa: Daucosterol (nhóm sterol)
[17], innulin (nhóm polysaccharide) [17]; nhóm dầu béo 15-30% [37], 25-
30% [13], [19] với thành phần chủ yếu gồm các glycerid của các acid


6
palmatic, stearic, oleic [13], acid arachidonic, một ít acid stearic, acid
palmatic với trị số iod là 138, 83 [19]; nhóm các thành phần khác như acid
chlorogenic, matairesinol [17], germacranolid [17].
1.2.2. Lá Ngưu bàng :
Theo [17] lá Ngưu bàng chứa: Arctiol (8α-Hydroxyeudesmol), Δ
9(10)
-
fukinon (dehydrofukinol), fukinol, fukinanolid, β-eudesmol, petasitolon,
eremophilen, taraxasterol, onopor - dopicrin, arctiin và arctigenin.
Năm 2012, S.Jeelani và M.A. Khuroo (Ấn Độ) từ dịch chiết phân đoạn
chloroform của lá cây Ngưu bàng, bằng phương pháp chạy sắc ký đã phân lập
được 2 hợp chất là 3-hydroxylanosta-5,15-diene và 3-acetoxy-hop-22(29)-ene
[35].
Ngoài ra trong lá còn chứa men oxydase [13].
1.2.3 Trong rễ Ngưu bàng (Ngưu bàng căn).

Rễ Ngưu bàng có chứa: 70% nước [19]; nhóm polysaccharide (inulin
khoảng 50% [17], 56mg% [19], 57% (có khi tới 70%) [13], 45% [4], aretose ,
glucose 5-6% [13], fructofuranan có trọng lượng phân tử thấp (một dạng
inulin)), 2% albumin [19], các vitamin (B1, B2, PP,C), hợp chất acetylen như
polyacetylen [17]: hàm lượng 0,001-0,002% (tính theo dược liệu khô kiệt),
bao gồm chủ yếu: 1,11-tridecadien-3,5,7,9-tetrayne và 1,3,11-tridecatrien-
5,7,9-triyne, acid artiic (hợp chất acetylene có S) [17], các aldehyd như
formaldehyd, acetaldehyde, propionic aldehyd, isopropyl aldehyd [9], alkyl
polyalkyl 0,001-0,002% (trong đó: 1,11- tridecadien-3,5,7,9-tetrayne chiếm
50%, 1,3,11- tridecatrie-5,7,9-triyne chiếm 30% [19])
Ngoài ra theo [17], [19], rễ Ngưu bàng còn chứa các acid:
+ Acid bay hơi: acid acetic, acid propionic, acid butyric, acid isovaleric
[17], [19], acid 3-hexanoic, acid 3-octenoic, acid costic [17], acid crotonic
[19].


7
+ Acid không có nhóm -OH: acid laric, acid myristic, acid stearic, acid
palmitic [17].
+ Acid polyphenol: 3,65% [19] trong đó có: acid cafeic và acid
chlorogenic [17], [19], acid isochlorogenic [14].
+ Acid alkyl của sulfur: acid aretic có kết cấu: 5’-(1-propynyl)-2,2’-
bithienyl-5-carboxylic acid [19].
+ Acid γ-guanidine- n-butyric [17].
+ Acid béo: acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic [19].
+ Năm 2011, Jaiswal R. và Kuhnert N. đã phân lập 15 dẫn xuất của
acid malic, acid succinic, acid fumaric có chứa clo. Đó là 3-succinoyl-4,5-
dicaffeoyl hay 1-succinoyl- 3,4-dicaffeoylquinic acid; 1,5-dicaffeoyl-3
succinoylquinic acid; 1,5-dicaffeoyl-4-succinoylquinic acid và 3,4-dicaffeoyl-
5-succinoylquinic acid; 1,3-dicaffeoyl-5-fumaroylquinic acid và 1,5-

dicaffeoyl-4-fumaroylquinic acid; 1,5-dicaffeoyl-3-maloylquinic acid; 1,4-
dicaffeoyl-3-maloylquinic acid và 1,5-dicaffeoyl-4-maloylquinic acid; 1,3,5-
tricaffeoyl-4-succinoylquinic acid; 1,5-dicaffeoyl-3,4-disuccinoylquinic acid;
1,5-dicaffeoyl-3-fumaroyl-4- succinoylquinic acid và 1-fumaroyl-3,5-
dicaffeoyl-4-succinoylquinic acid; dicaffeoyldimaloylquinic acid; và 1,5-
dicaffeoyl-3-succinoyl-4-dimaloylquinic acid. Tất cả cấu trúc đều xác định
bằng LC-MS
n
[33].
- Theo [56], từ rễ Ngưu bàng phân lập được baicalin và genistin (một
dẫn chất của baicalin).
- Rễ Ngưu bàng còn chứa methylen chloride, alcolhol [19], chất béo
0,4%, hàm lượng lớn các chất nhầy [13], chất đắng, nhựa [13]; các nguyên tố
vi lượng như calci, phospho, natri, sắt, men peroxydase [17], chất sợi.
- Trong rễ tươi có chứa tinh dầu, tannin, acid stearic, một carbua
hydrogen và một phytosterol [6].


8
Bảng 1.1: Một số hợp chất phân lập từ các bộ phận dùng khác nhau của cây Ngưu
bàng
Stt Tên Công thức Bộ phận TLTK
1 Arctigenin
CO
O
CH
3
HO
CH
3

O

Lá, quả,
rễ, hạt
[17],
[40],
[24],
[28].
2 Arctiin
O
H
OH
3
C
OGlu
OCH
3
OCH
3
O
H

Lá, quả,
rễ
[59],
[17],
[40],
[24].
3 Neoarctiin


Quả
[17],
[24].
4 Lappaol D
OH
CH
2
OH
OH
OMe
O
OMe
OMe
MeO
OH
O

Quả
[47],
[17],
[24],
[30].
5 Lappaol A

Quả
[47],
[17]
O
MeO
C

2-
O
MeO
OMe
OMe
H
3-
O
O
H
H
OMe
CH
3
MeO
O
O
MeO
OH
MeO
CH
2
OH
OH
OMe
O


9
6 Acid chlorogenic

O
H
H
H
COOH
O
H
H
H
O
H
H
H
OCOCHCH
O
H
O
H

Lá, vỏ rễ
[24],
[19],
[17]
7 Genistin
O
OH
OH
O
OH
OH

O
OH O
OH

Rễ [56]
8 Baicalin
O
HOOC OH
OH
OH
O O
OH
OH O

Rễ [56]
9
3-hydroxylanosta-
5,15-diene.
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3

CH
3
OH
CH
3

Lá [35]
10
3-acetoxy-hop-
22(29)-ene.
CH
3
MeOOC
CH
3
CH
3
CH
3
CH
3
H
CH
3
CH
2
CH
3

Lá [35]

11 Lappaol E
MeO
O
O
O
OH
OMe
HOH
2
C
OH
OH
MeO

Quả
[17],
[59]



12 Beta-eudesmol
C
H
2
CH
3
CH
3
CH
3

O
H
CH
3

Quả

[24]


13 Acid caffeic

OH
OH
O
O
H

Quả
[24]





10
14
Trachenogenin

H

3
CO
OH
O
OH
O
OCH
OCH
3
H

Thân
cây, vỏ
rễ
[24]
15 Innulin
C
H
2
O
H
H
OC
H
2
O
H
H
H
O

H
O

Rễ
[24]

16
Sitosterol-beta-D-
glucopyranoside

O
H
O
H
O
O
H
O
O
H
H
H
H
H


Rễ


[24],

[45],
[52]
17 Diarctigenin

O
O
H
HCO
H
3
CO
OH
OH
H
3
CO
OCH
3
O
O
H
OCH
3
OCH
3
H
H

Quả, rễ,
hạt



[24],
[32]


18 Lappaol F

O
O
O
OH
OCH
3
HOH
2
C
OCH
3
H
H
H
3
CO
CH
2
OH
OCH
3
OH

O

Quả, hạt
[24],
[32]






11
1.3 TÁC DỤNG DƯỢC LÝ VÀ CÔNG DỤNG CỦA RỄ CÂY NGƯU
BÀNG.
1.3.1 Tác dụng dược lý của rễ Ngưu bàng:
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu ghi nhận những hoạt tính sinh học
của Ngưu bàng:
- Tác dụng kháng khuẩn:
Ngưu bàng có hoạt tính kháng khuẩn cao [17].
Năm 2006, theo nghiên cứu của Gentil M. và cộng sự, dịch chiết ethyl
acetat của Ngưu bàng có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật:
Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Lactobacillus acidophilus,
Streptococcus mutans và Candida albicans [26].
- Tác dụng hạ đường huyết:
Cao rễ Ngưu bàng có tác dụng hạ glucose máu [18], [53].
Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết trên mô hình chuột mắc bệnh tiểu
đường do streptozotocin của Jianfeng Cao và cộng sự năm 2012 cho thấy dịch
chiết ethanol của rễ cây Ngưu bàng (BRE) làm giảm đáng kể lượng đường
huyết và tăng insulin ở chuột bị tiểu đường. Ngoài ra, ở liều 400 mg/kg trọng
lượng cơ thể BRE cải tiến rõ rệt dung nạp glucose ở chuột có glucose huyết

thanh bình thường [23].
- Tác dụng ức chế HIV và tế bào ung thư:
Rễ Ngưu bàng có tác dụng chống khối u [57] (tuy nhiên tác dụng này
chưa được thử nghiệm trên người); có khả năng ức chế sự phát triển của virus
HIV. Dịch chiết diclorua methan của Ngưu bàng và arctigenin phân lập từ
Ngưu bàng có tác dụng làm giảm nguồn dinh dưỡng của yếu tố gây độc tế bào
ở nồng độ 0,01µg/ml với hiệu quả gần 100% . Cơ chế là do sự bất hoạt Akt do
thiếu glucose [21].


12
Nước sắc Ngưu bàng được ủ với một dịch treo chứa tế bào H9 và HIV,
sau 4 ngày ủ ấm, nhuộm soi tìm tế bào kháng nguyên HIV bằng phương pháp
miễn dịch huỳnh quang gián tiếp và so với đối chứng. Kết quả cho thấy, Ngưu
bàng có khả năng ức chế HIV cao trong thử nghiệm này [17].
Baicalin và genistin ức chế chọn lọc trên DNA polymerase của động vật
có vú, trong đó genestin là dược chất kháng đột biến, ức chế chọn lọc trên
hoạt động của TdT (Terminal deoxyribonucleotidyl Transferase) [56].
- Tác dụng trên gan và chống viêm:
Cao toàn phần rễ Ngưu bàng có tác dụng bảo vệ gan trên mô hình gây tổn
thương gan bằng tetra cloruacarbon [39] và bằng acetaminophen với liều
600mg/kg thể trọng chuột, theo cơ chế chống oxy hoá; có tác dụng chống
viêm trên mô hình gây phù chân chuột bằng dung dịch carragenin [39];
baicain trong dịch chiết diclorua methan của Ngưu bàng có tác dụng chống
viêm và hạ nhiệt [58].
- Tác dụng giảm ho:
Fructan trong rễ Ngưu có tác dụng giảm ho trên mèo tương đương tác
dụng của các chế phẩm tổng hợp giảm ho không gây nghiện khác [37].
- Tác dụng chống oxy hóa:
Theo [51], dịch chiết ethanol rễ Ngưu bàng (EET) có tác dụng thúc đẩy

tái sinh của niêm mạc dạ dày thông qua cơ chế chống bài tiết acid và chống
oxy hóa: khi uống EET với các liều 1, 3, 10 và 30 mg/kg làm giảm diện tích
tổn thương dạ dày lần lượt là 29,2%, 41,4%, 59,3% và 38,5%. Với liều 10
mg/kg thúc đẩy quá trình tái tạo niêm mạc dạ dày, khôi phục lại hoạt động
superoxide dismutase, ngăn chặn việc giảm mức độ glutathione, ức chế sự
hoạt động myeloperoxidase và giảm tính thấm vi mạch. Trong in-vitro, EET
giảm gốc tự do và tăng thu dọn của 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl (DPPH)
các gốc tự do.


13
Bảng 1.2: Tác dụng dược lý của một số hợp chất phân lập từ Ngưu bàng
Hợp chất Bộ phận Tác dụng dược lý
LTK
Arctigenin

Lá, quả, rễ,
hạt
Chống ung thư, chống virus [21], [24],
[27], [32]
Tanin Rễ Chống ung thư, ức chế miễn dịch
[41]
Arctiin Lá, quả, rễ
Chống lại tế bào ung thư đang hoạt động,
chống sự tăng sinh của các yếu tố chống tế
bào B của tế bào hybridoma, MH60
[24], [29],
[44], [54]

Trachenogenin


Quả Hoạt động đối kháng Ca
++
, chống HIV
[24], [31],
Lappaol F Quả, hạt Ức chế sản xuất NO
[32], [47]
Diarctigenin Quả, rễ, hạt Ức chế sản xuất NO
[32], [47]
Beta-eudesmol Quả Chống vi khuẩn, antiangiogenic
[55], [56]
Caffeic acid
Thân cây,
vỏ rễ
Chống oxy hóa và các gốc tự do hoạt động
22], [47]
Chlorogenic acid Lá, vỏ rễ
Chống oxy hóa, chống sốc phản vệ, bảo vệ
thần kinh, chống HIV [25], [38]
Innulin Rễ
Tác dụng prebiotic, hạ huyết áp, chống đái
tháo đường

38],
[50],[52]
Sitosterol-β-D-
glucopyranoside
Rễ
Chống tiểu đường và béo phì, tác động đến
AND polymerase của động vật có vú 45], [52]




14
1.3.2 Công dụng của rễ cây Ngưu bàng:
Rễ (Ngưu bàng căn) có vị đắng cay, tính hàn, có tác dụng lợi tiểu (loại
được acid uric), khử độc, ra mồ hôi, lợi mật, nhuận tràng, chống giang mai, trị
đái đường, chống nọc độc [7].
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, rễ Ngưu bàng được xem như một
dược liệu có tác dụng lọc máu, kích thích tiêu hoá. Ngoài ra, còn được dùng
trong hay dùng ngoài để điều trị eczema, vẩy nến, đau xương khớp và có tác
dụng lợi tiểu. Có thể dùng phối hợp với các vị thuốc khác để điều trị viêm
họng, viêm amidal, cảm lạnh, sởi. Rễ chứa hàm lượng lớn chất nhầy có tác
dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày [7].
Ở Ấn Độ, rễ Ngưu bàng được coi có tác dụng lợi tiểu, làm ra mồ hôi và
phục hồi sức khoẻ [17].
Ở Nhật Bản và một số nơi khác, rễ Ngưu bàng được sử dụng như một
loại thức ăn và ngày càng trở nên thông dụng: một loại chè để chữa ung thư.
Y học hiện đại dùng rễ Ngưu bàng làm thuốc lợi tiểu, ra mồ hôi, lọc
máu; dùng trong bệnh thấp khớp, trị đau và sưng khớp; bệnh ngoài da (hắc
lào, trứng cá, mụn nhọn, lở loét). Rễ, cuống lá và thân cây dùng điều trị bệnh
đái tháo đường. Dạng cao thuốc hoặc thuốc bột có tác dụng hạ glucose máu
và tăng lượng glycogen trong gan [17].
Ở châu Âu, rễ Ngưu bàng được dùng làm thuốc chữa bệnh ngoài da và
bệnh Gout [17]. Nhân dân châu Âu còn dùng lá non và thân Ngưu bàng, có
khi cả rễ giã nhỏ đắp vào nơi rắn rết độc cắn, côn trùng, ong, muỗi đốt [49].
Theo Hoàng Văn Vinh [19], rễ Ngưu bàng có tác dụng trừ phong nhiệt,
tiêu độc sưng, trị phong độc mặt sưng, đầu chuếnh choáng, họng hầu sưng nóng,
đau răng, ho, tiêu khát, mụn nhọt lở ngứa. Rễ, thân chữa thương hàn nóng lạnh,
trúng phong, mặt sưng, tiêu khát, trúng nhiệt, trục thuỷ. Ngoài ra, rễ cắt vụn đảo

với miến ăn chữa đầy bụng. Dùng rễ, lá với chút muối giã đắp để loại mụn nhọt.


15
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN VẬT LIU VÀ THIT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
- Mẫu nghiên cứu:
+ Cành mang hoa, lá tươi để giám định tên khoa học
+ Rễ Ngưu bàng được làm sạch thái nhỏ, sấy ở 60
o
C đến khô, nghiền
thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo, thoáng mát làm
nguyên liệu nghiên cứu.


a b c

d e f
Hình 2.1. Ảnh cây Ngưu bàng và một số bộ phận của cây Ngưu bàng
a) Cây Ngưu bàng lúc mới gieo b) Cây Ngưu bàng 2 năm tuổi
c) Lá Ngưu bàng d) Cụm hoa Ngưu bàng
e) Quả Ngưu bàng f) Rễ Ngưu bàng



16
- Nơi thu hái: Hà Nội
- Thời điểm thu hái: 2/2012

- Mẫu nghiên cứu đã được PGS. TS Nguyễn Khắc Khôi - Viện Sinh
thái và tài nguyên sinh vật giám định tên khoa học là Arctium lappa L., họ
Cúc (Asteraceae).
2.1.2. Hóa chất và thiết bị
2.1.2.1. Hóa chất
Các thuốc thử, dung môi, hóa chất sử dụng trong nghiên cứu đạt tiêu
chuẩn phân tích theo tiêu chuẩn của Dược điển Việt Nam IV [5].
2.1.2.2. Máy móc thiết bị
- Cột sắc ký.
- Bản mỏng Silicagel GF
254
(Merck)
- Cân kỹ thuật Sartorius
- Cân phân tích Precisa
- Đèn tử ngoại
- Máy xác định độ ẩm Sartorius
- Tủ sấy Shellab
- Kính hiển vi Leica CME
- Máy ảnh LUMIX DMC TZ7
- Máy cất quay chân không Buchi Rotavapor R-200
- Máy đo phổ khối lượng (ESI-MS): AGILENT 6310 LC-MSD Trap, Viện
Hóa học các hợp chất thiên nhiên - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Máy đo phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): Bruker AM500 FT-NMR
Spectrometer, Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- Máy đo điểm nóng chảy: Kofler micro-hotstage, Viện Hóa học các hợp
chất thiên nhiên - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.



17

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Định tính thành phần hóa học
Định tính các nhóm chất trong mẫu nghiên cứu bằng phản ứng hóa học
và sắc ký lớp mỏng theo các tài liệu sau:
- Bài giảng Dược liệu I [1].
- Thực tập Dược liệu - Phần hóa học [3].
- Phương pháp nghiên cứu hóa học cây thuốc [11].
2.2.2. Chiết xuất và phân lập
- Chiết xuất bằng phương pháp chiết nóng với dụng cụ chiết liên tục
(Soxhlet) sử dụng dung môi: n-hexan, chloroform, ethyl acetat
- Sử dụng phương pháp sắc ký cột (CC) với chất phụ là silicagel
- Sử dụng sắc ký điều chế (PTLC)
- Kiểm tra độ tinh khiết của các chất phân lập bằng SKLM với một số
hệ dung môi khai triển.
2.2.3. Nhận dạng chất tinh khiết
Nhận dạng chất phân lập được dựa trên dữ liệu phổ MS, NMR (
1
H-
NMR,
13
C-NMR, DEPT).











×