Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của hạt cần tây (apium graveolens l)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 61 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






NGUYỄN HÙNG MẠNH

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU THÀNH
PHẦN HÓA HỌC CỦA HẠT CẦN TÂY
(Apium graveolens L.)




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ






HÀ NỘI – 2013


BỘ Y TẾ


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo mà tôi vô cùng
kính trọng TS.Nguyễn Thu Hằng (Bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược
Hà Nội), người thầy đã luôn ở bên dìu dắt, động viên và khích lệ tôi trong
suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cô đã chỉ dạy cho
tôi nhiều điều, truyền cho tôi niềm đam mê với công việc và tình yêu với cây
cỏ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các anh chị kỹ
thuật viên trong bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại
bộ môn.
Đồng thời, tôi muốn gửi lời cám ơn tới những người thân yêu trong gia
đình, bạn bè. Những người đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cổ vũ và động viên
tôi.
Trong phạm vi hạn chế của khóa luận, những kết quả thu được mới chỉ là
bước đầu và trong quá trình làm việc khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn bè.

Hà Nội tháng 05 năm 2013


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI







NGUYỄN HÙNG MẠNH

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA HẠT CẦN TÂY
(Apium graveolens L.)


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




Người hướng dẫn:

TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội



HÀ NỘI - 2013


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm,
giúp đỡ và hướng dẫn tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo mà tôi vô cùng
kính trọng TS.Nguyễn Thu Hằng (Bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược

Hà Nội), người thầy đã luôn ở bên dìu dắt, động viên và khích lệ tôi trong
suốt quãng thời gian tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cô đã chỉ dạy cho
tôi nhiều điều, truyền cho tôi niềm đam mê với công việc và tình yêu với cây
cỏ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các anh chị kỹ
thuật viên trong bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ
và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại
bộ môn.
Đồng thời, tôi muốn gửi lời cám ơn tới những người thân yêu trong gia
đình, bạn bè. Những người đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cổ vũ và động viên
tôi.
Trong phạm vi hạn chế của khóa luận, những kết quả thu được mới chỉ là
bước đầu và trong quá trình làm việc khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn bè.
Hà Nội tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Hùng Mạnh







MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1.Về thực vật 3
1.1.1. Tên gọi 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Apium graveolens L. 3
1.2. Thành phần hóa học của hạt Cần tây 4
1.2.1. Tinh dầu 4
1.2.2. Flavonoid 6
1.2.3. Coumarin 8
1.2.4. Một số chất khác 12
1.3. Tác dụng sinh học của hạt Cần tây 13
1.3.1. Tác dụng hạ huyết áp 13
1.3.2. Tác dụng chống viêm 13
1.3.3. Tác dụng hạ acid uric huyết thanh 14
1.3.4. Tác dụng giải độc 14
1.3.5. Tác dụng chống ung thư 15
1.3.6. Tác dụng kháng khuẩn 15
1.4. Công dụng 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16


2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 16
2.1.1. Nguyên liệu 16
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ 16
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu 16
2.2. Nội dung nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
Chương 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 20
3.1. Nghiên cứu thành phần tinh dầu hạt Cần tây 20
3.1.1. Định lượng tinh dầu trong hạt Cần tây 20
3.1.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của tinh dầu hạt Cần tây bằng

phương pháp GC/MS 20
3.2. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ hạt Cần tây 26
3.3. Phân lập chất từ phân đoạn dịch chiết n-hexan của hạt Cần tây 29
3.3.1. Sắc ký cột hấp phụ 29
3.3.2. Sắc ký chế hóa phân đoạn 2 (PĐ 2) 33
3.4. Bàn luận 37
KẾT LUẬN 39
ĐỀ XUẤT 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC





DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CÁC CHỮ VIẾT TẮT
3nB 3-n-butylphthalid
SKLM Sắc ký lớp mỏng
AST Ánh sáng thường
UV Ultra violet Spectroscopy

DANH MỤC CÁC BẢNG
TÊN BẢNG
TRANG
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dầu hạt Cần tây
4
Bảng 1.2: Các flavonoid có trong hạt Cần tây
6
Bảng 1.3: Các Coumarin trong hạt Cần tây 8
Bảng 1.4: Một số hợp chất khác trong hạt cây Cần tây 12

Bảng 3.1: Kết quả phân tích thành phần hóa học của tinh dầu
hạt Cần tây bằng GC/MS.
23

DANH MỤC CÁC HÌNH
TÊN HÌNH TRANG
Hình 2.1: Ảnh chụp cây Cần tây tại thực địa
17
Hình 2.2: Ảnh chụp hạt Cần tây
17
Hình 2.3: Sơ đồ bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến
18


Hình 3.1: Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất các phân đoạn
dịch chiết từ hạt Cần tây
26
Hình 3.2: Ảnh chụp sắc ký đồ chất M
1
ở 3 hệ dung môi
31
Hình 3.3: Ảnh chụp tinh thể M
1
dưới kính hiển vi
32
Hình 3.4: Ảnh chụp sắc ký đồ của M
2
với 3 hệ dung môi 35
Hình 3.5: Ảnh chụp sắc ký đồ của M
3

với hệ IV 35
Hình 3.6: Tóm tắt quy trình phân lập chất từ phân đoạn n-
hexan hạt Cần tây
34











1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng sung
túc, đầy đủ. Đi kèm theo đó là sự phát triển ngày càng gia tăng của một số
bệnh liên quan đến chuyển hóa như béo phì, gút, cao huyết áp, xơ vữa động
mạch, rối loạn chuyển hóa lipid… Chế độ sinh hoạt không hợp lý cùng với
việc sử dụng quá nhiều đồ ăn nhanh, giàu chất béo, lười vận động là nguyên
nhân trực tiếp gây ra tình trạng trên.
Từ xa xưa, con người đã biết khai thác và sử dụng nhiều loài thảo dược
để chữa bệnh. Cây Cần tây thuộc họ Cần (Apiaceae), có nguồn gốc từ châu
Âu, được du nhập vào Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi. Tại Việt
Nam, Cần tây từ lâu đã được sử dụng làm rau ăn, gia vị và làm thuốc. Cần tây
có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian (chữa thống phong, cao huyết áp,
phong thấp…). Một số kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng cây Cần tây

có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh liên quan đến chuyển hoá như các
bệnh về khớp (viêm khớp, gút), cao huyết áp [29], rối loạn chuyển hóa lipid,
xơ vữa động mạch [38]…Bên cạnh đó, dịch chiết từ hạt Cần tây còn có tác
dụng bảo vệ tế bào gan trước các tác nhân gây hại như Acrylamid, giúp chống
lại sự hình thành các khối u ở chuột thí nghiệm [17].
Nhận thức rõ vai trò và ứng dụng của Cần tây trong y học, một số
công trình nghiên cứu về thành phần hóa học của hạt Cần tây đã được thực
hiện nhưng chưa đầy đủ. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để xác định những
thành phần hóa học mới có hoạt tính sinh học từ cây Cần tây là cần thiết.
Với mục tiêu nghiên cứu về thành phần hóa học của hạt Cần tây, chúng
tôi tiến hành đề tài “Tiếp tục nghiên cứu thành phần hóa học của hạt Cần tây
(Apium graveolens L.)” với những nội dung sau:
1. Nghiên cứu thành phần tinh dầu hạt Cần tây.
2. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ hạt Cần tây.
2

3. Phân lập chất từ phân đoạn dịch chiết n-hexan hạt Cần tây và sơ bộ nhận
dạng các chất phân lập được.


























3

Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.Về thực vật
1.1.1. Tên gọi
- Tên khoa học của cây Cần tây: Apium graveolens L., họ Cần (Apiaceae)
- Tên đồng nghĩa: Apium dulce Mill, Apium graveolens subsp. dulce (Mill.)
Schübl. & G. Martens.
- Tên tiếng Anh: Celery.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Apium graveolens L.
Cây thảo, cao từ 15-150cm, có mùi thơm mạnh. Lá ở gốc có hình
thuôn hay hình trứng ngược, kích thước lá 7-18cm x 3.5-8cm, lá xẻ ba hay
chia ba thùy, thùy cuối cùng có dạng hình thoi, kích thước 1.2-2.5cm x 0.8-
2.5cm, có khía tai bèo hay có răng cưa. Các lá phía trên có cuống ngắn, phiến
lá hình tam giác thường xẻ 3, thùy cuối cùng có hình trứng ngược. Cụm hoa
tán thường mọc đối diện với lá, kích thước 1.5-4cm theo chiều ngang, cuống
hoa thường mập và ngắn, dài 4-15mm ít khi bị teo đi. Các cánh hoa bao bọc

phía ngoài của cụm hoa có 3-8(-16) cánh hoa mảnh, kích thước 0.5-2.5cm.
Các tán hoa có 7-25 hoa, hoa có kích thước 6-9mm theo chiều ngang. Cuống
quả dài 1-1.5mm, quả có kích thước 1.3-1.5 x 1-2mm. Ra hoa và ra quả từ
tháng 4 đến tháng 7 [19].
Loài Apium graveolens L. có nguồn gốc từ châu Á và châu Âu, được
du nhập và trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Từ thời cổ đại, cây đã được
trồng và sử dụng như một loại rau ăn và là một vị thuốc phổ biến trong nhiều
nền y học cổ truyền. [19]
Ở Việt Nam, loài A.graveolens L. thường gọi là cây Cần tây. Cây mới
di nhập vào nước ta và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn, làm
thuốc chữa cao huyết áp [8].

4

1.2. Thành phần hóa học của hạt Cần tây
1.2.1. Tinh dầu
Hạt Cần tây chứa 2-3% tinh dầu [13], trong đó có d-limonen (60%);
selinen (10%); các phthalid; santalol; α và β-eudesmol; hydrocarvon. Các
phthalid gồm 3-n-butyl phthalid; sedanenolid; sedanolid; anhydrid sedanonic
[13].
Thành phần hóa học của tinh dầu hạt Cần tây được tổng kết ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Thành phần hóa học của tinh dầu hạt Cần tây

hiệu
chất
Tên chất
Hàm lượng
(%)
(nếu có)
Tác dụng sinh học

(nếu có)
Tài
liệu
trích
dẫn
(1) Limonen 60
Chống ung thư
Giảm chứng trào ngược
dạ dày thực quản
Tan sỏi mật có chứa
cholesterol

[13]
[50]

(2) D-carvon 1.86

[33]
(3) L-carvon 0.33

[6]
(4) Hydrocarvon


[13]
(5) α -Selinen
1.63

[33]
(6) β -Selinen

19.53

[33]
(7) γ -Selinen
0.17

[6]
(8) n-amylbenzen 1.63

[33]
(9) Nerolidol 2.29

[33]
(10) Senkiunolid-J Chống viêm [26]
5

(11) Senkiunolid-N Chống viêm [26]
(11) β-elemen 0.26

[6]
(12) β-Pinen 1.22

[33]
(13) β-myrcen 1.3

[33]
(15) 3-n-Butyl phthalid 6.92
Hạ huyết áp.
Chống viêm.
Làm giảm khả năng gây

ung thư của Benzo α-
pyren ở chuột thí
nghiệm.
Làm giảm độc tính của
Acrylamid.
[17]
[28]
[33]
[40]
(16) Cis-limonen oxid 1.12

[33]
(17) Santalol

[13]
(18) eudesmol

[13]
(19) β-
humulen


[9]
(20) Linalol 0.15

[6]
(21)
Sedanenolid



[13]
(22)
Sedanolid

Chống viêm
Làm giảm khả năng gây
ung thư của Benzo α-
pyren ở chuột thí
nghiệm.
[26]
[40]
(23)
Anhydrid sedanonic


[13]
6

Nhận xét: Cho đến nay đã phát hiện 23 chất có trong thành phần tinh
dầu hạt Cần tây. Trong số đó, thành phần chính là d-limonen (60%), selinen
(10%).
1.2.2. Flavonoid
Các flavonoid trong hạt Cần tây được tổng kết ở bảng 1.2.
Bảng 1.2: Các flavonoid có trong hạt Cần tây

hiệu
chất
Tên chất Công thức cấu tạo
Tác dụng
sinh học

(nếu có)
Tài
liệu
trích
dẫn
(24) Apigenin

Hạ huyết
áp.
Chống
kết tập
tiểu cầu
invitro.
[18]
[21]
[39]
(25)
Apiin
(Apigenin -
7-O-apiosyl
glucosid)

Chống
viêm.
[24]
[25]
(26) Luteolin


[39]

7

(27)
Luteolin-7-
O-glucosid


[24]
(28)
Luteolin-7-
O-apiosyl
glucosid


[24]
(29)
Luteolin-3-
methylether-
7-apiosyl
glycosid


[13]
(30)
Chrysoerinol
-7-O-
glucosid




[24]
8

(31)
Chrysoerinol
-7-O-apiosyl
glucosid


[24]

Nhận xét: Từ bảng 1.2 cho thấy có 8 flavonoid được công bố có trong
hạt Cần tây, chủ yếu là dẫn chất của Apigenin và Luteolin.
1.2.3. Coumarin
Các Coumarin trong hạt Cần tây được tổng kết ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Các Coumarin trong hạt Cần tây

hiệu
chất
Tên chất Công thức cấu tạo
Tài liệu
trích dẫn
(32) Apiumetin

[47]
(33) Apiumosid

[13]
9


(34) Celereoin

[13]
(35) Celereosid

[13]
(36) Isoimperatorin


[16]
(37)
Umbelliferon
(7-hydroxy
coumarin)

[46]
(38) Nodakenin

[13]
(39) Psoralen

[13]
10

(40)
Xanthotoxin
(8-methoxy
psoralen)

[13]

(41)
Bergapten
(5-methoxy
psoralen)

[7]
(42)
8-hydroxy-
5-methoxy
psoralen

[46]
(43)
Isopimpinellin
(5,8-dimethoxy
psoralen)

[13]
(44)
4,5,8-trimethyl
psoralen

[13]
11

(45) Rutaretin

[47]
(46) Seselin



[48]
(47) Osthenol


[48]
(48)
Apigravin


[48]

Nhận xét: Có 17 coumarin được công bố có trong hạt Cần tây, chủ yếu
là các furanocoumarin.

12

1.2.4. Một số chất khác
Bảng 1.4: Một số hợp chất khác trong hạt cây Cần tây
Nhóm chất
Ký hiệu
chất
Tên chất
Tài
liệu
trích
dẫn
Glycosid
(49)
Citrosid A

Citrosid B
[49]
(50) Leonurisid A
(51) Syringin
Triglycerid (52)
[1,3-di(cis)-9-octadecenoyl]-2-
[(cis,cis)-9,12-octadecadienoyl]
glycerol
[27]
Benzodioxole

(53)
Acid myristicic (3-methoxy-4,5-
methylenedioxybenzoic acid ).
[46]

Phytosterol
(54) Taraxasterol [5]
(55)
Squalene
[44]
(56)
Campesterol
(57)
Spinosterol
(58)
Stigmasterol
(59)
β-Sitosterol
(60)

β-Amyrin
Amid (61)
N-[2-(4-hydroxyphenyl) etyl]
tetracosanamit
[5]


Nhận xét chung: Cho đến nay đã phát hiện khoảng 61 chất có trong hạt
Cần tây, chủ yếu thuộc các nhóm tinh dầu, flavonoid, coumarin. Trong đó có
13

hai nhóm chất rất được quan tâm nghiên cứu và được coi là hoạt chất chính
của hạt Cần tây là tinh dầu và flavonoid.
1.3. Tác dụng sinh học của hạt Cần tây
1.3.1. Tác dụng hạ huyết áp
Tác dụng hạ huyết áp của hạt Cần tây (A. graveolens L.) là do 3-n-
butylphthalid (3nB) - một thành phần có trong tinh dầu hạt Cần tây gây nên.
Cơ chế tác dụng của (3nB) tương tự như một thuốc lợi tiểu và giãn
mạch, nó tác động lên sự tổng hợp Prostagladin làm giảm thể tích tuần hoàn
và gây giãn mạch dẫn đến hạ huyết áp. Ngoài ra nó còn tác động như một
thuốc chẹn kênh Ca
++
làm cho các tế bào cơ được nghỉ ngơi và làm giảm nguy
cơ co thắt động mạch. Bên cạnh đó, 3nB còn có tác dụng hạ cholesterol máu,
làm giảm nguy cơ hình thành các mảng vữa xơ động mạch, làm tăng tính đàn
hồi của các mạch máu, giảm sức cản ngoại vi và giảm huyết áp [29].
Tiêm phúc mạc 13 ngày 3nB với liều 2.0 và 4.0mg/ngày cho thấy hiệu
quả hạ huyết áp đáng kể trong khi liều 0.5mg/ngày cho hiệu quả giảm huyết
áp đáng kể chỉ vào ngày thứ 12 [37].
1.3.2. Tác dụng chống viêm

Dịch chiết ether dầu hỏa, dịch chiết methanol từ hạt Cần tây có tác
dụng chống viêm. Nghiên cứu được thực hiện trên 4 lô chuột, mỗi lô gồm 6
chuột
cống trắng trọng lượng 150 + 6,049 g. 3 lô được tiêm màng bụng kali
oxonat liều 250 mg/kg. Một giờ sau, trong 3 lô đã tiêm kali oxanat, 1 lô được
uống dịch chiết ete dầu hỏa từ hạt Cần tây liều 500 mg/kg, 1 lô được uống
dịch chiết methanol từ hạt Cần tây liều 500 mg/kg. Sau 3h và 6h, lấy máu từ
tĩnh mạch mắt chuột để xác định tốc độ lắng hồng cầu (ESR), nồng độ nitric
oxid (chất trung gian gây viêm) [44].
Kết quả: Lô uống dịch chiết ete dầu hỏa, nồng độ nitric oxid giảm 19%
sau 3h, giảm 29% sau 6h so với lô chứng, chỉ số ESR giảm 40% sau 3h, giảm
14

36% sau 6h so với nhóm chứng. Lô uống dịch chiết methanol, nồng độ nitric
oxid giảm 13% sau 3h, giảm 23% sau 6h so với lô chứng, chỉ số ESR giảm
18% sau 3h, giảm 26% sau 6h so với nhóm chứng.
Dựa vào các kết quả trên ta thấy, dịch chiết ete dầu hỏa và dịch chiết
methanol từ hạt cần tây làm giảm đáng kể viêm nhiễm (giảm nitric oxid, giảm
ESR), dịch chiết ete dầu hỏa có tác dụng mạnh hơn dịch chiết methanol [44].
1.3.3. Tác dụng hạ acid uric huyết thanh
Dịch chiết ether dầu hỏa, dịch chiết methanol từ hạt Cần tây có tác dụng
hạ acid uric huyết thanh. Nghiên cứu được thực hiện trên 4 lô chuột, mỗi lô
gồm 6 chuột
cống trắng trọng lượng 150 + 6,049 g. 3 lô được tiêm màng bụng
kali oxonat liều 250 mg/kg. Một giờ sau, trong 3 lô đã tiêm kali oxanat, 1 lô
được uống dịch chiết ete dầu hỏa từ hạt Cần tây liều 500 mg/kg, 1 lô được
uống dịch chiết methanol từ hạt Cần tây liều 500 mg/kg. Sau 3h và 6 h, lấy
máu từ tĩnh mạch mắt chuột để định lượng acid uric huyết thanh [44].
Kết quả: Lô uống dịch chiết ete dầu hỏa, acid uric huyết thanh giảm
41% sau 3h, giảm 44% sau 6h so với lô chứng. Lô uống dịch chiết methanol,

acid uric huyết thanh giảm 38% sau 3h, giảm 31% sau 6h so với lô chứng.
Dựa vào các kết quả trên ta thấy, dịch chiết ete dầu hỏa và dịch chiết
methanol từ hạt cần tây có tác dụng hạ acid uric huyết thanh, dịch chiết ete
dầu hỏa có tác dụng mạnh hơn dịch chiết methanol [44].
1.3.4. Tác dụng giải độc
Dịch chiết nước từ rễ, lá và hạt cây Cần tây có tác dụng làm giảm độc
tính của Acrylamid. Ngiên cứu được thực hiện trên 6 lô chuột, mỗi lô gồm 5
chuột cống trắng 3 tháng tuổi có cân nặng trung bình là 221,4 g để so sánh các
dịch chiết với lô chứng và lô trắng. Tác dụng này được đánh giá qua các
thông số: thông số hủy tế bào gan (ASAT, ALAT, lactat dehydrogenase),
thông số tổng hợp protein (cholinesterase, protein toàn phần, albumins). Kết
15

quả cho thấy dịch chiết từ hạt Cần tây có khả năng bảo vệ gan mạnh nhất
[17].
1.3.5. Tác dụng chống ung thư
Dịch chiết methanol của hạt Cần tây có tác dụng chống ung thư gan, oxi
hóa trên chuột Wistar [34].
Các dịch chiết ether dầu hỏa, methanol, aceton của cây Cần tây có tác
dụng chống ung thư gan và làm giảm độc gan trên chuột albino. Tác dụng
được xác định bằng các thông số SGOT, SGPT, alkalin phosphotase, protein
toàn phần, albumin. Trong đó dịch chiết methanol có tác dụng mạnh nhất [14].
1.3.6. Tác dụng kháng khuẩn
Dịch chiết cồn hạt Cần tây được chiết phân đoạn bằng các dung môi
hữu cơ, sắc ký cột và HPLC. Các phân đoạn dịch chiết đều có khả năng chống
lại vi khuẩn Helicobacter pylori với nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt
khuẩn tối thiểu là 3,15µg/ml và 6,25-12,5 µg/ml [43].
Tinh dầu Cần tây có tác dụng ức chế một số chủng vi khuẩn
Staphylococcus aureus, Listeria monocytogenes và Listeria ivanovii strains.
Cặn chiết choloroform của hạt Cần tây có tính kháng vi sinh vật yếu, chỉ

kháng một số vi khuẩn Gram (-) là P.aeruginosa với nồng độ ức chế tối thiểu
là 200µg/ml [5].
1.4. Công dụng
Hạt Cần tây được dùng để chữa một số bệnh về khớp (thấp khớp, viêm
khớp, đau xương khớp) [13]. Hạt Cần tây có tác dụng lợi tiểu nhẹ và tác dụng
kháng khuẩn, do đó được dùng điều trị bệnh viêm bàng quang [1]. Ngoài ra,
hạt Cần tây còn làm giảm triệu chứng các bệnh phổi như bệnh suyễn, viêm
phế quản [1], kết hợp với các thảo dược khác làm giảm huyết áp [1].


16

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Hạt Cần tây được thu hái tại xã Hải Nam - Hải Hậu - Nam Định.
- Thời gian thu mẫu: tháng 12 năm 2012.
- Mẫu cây Cần tây có hoa đã được làm tiêu bản lưu giữ tại Phòng tiêu bản, Bộ
môn thực vật với số hiệu là HNIP/17860/13 và được xác định tên khoa học là
Apium graveolens L., họ Cần (Apiaceae).
- Xử lý mẫu: Hạt Cần tây thu hái về được phơi khô trong bóng râm, sau đó
được bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích, gồm có:
- Các dung môi hữu cơ: chloroform, ethyl acetat, cồn tuyệt đối, methanol, n-hexan…
- Silicagel dùng cho sắc ký cột cỡ hạt 0,040-0,063 mm (Merck).
- Bản mỏng Silicagel F 254 tráng sẵn (Merck).
Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình ngấm kiệt bằng thép không gỉ.
- Cột sắc ký kích thước 3cm × 50cm.

- Bình định mức, pipet, ống nghiệm, bình cầu, bình cất quay, cốc có mỏ và
ống đong các loại…
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ).
- Máy cất quay Buchi Rotavapor R-200 (Đức).
- Tủ sấy Memmert (Đức).
- Kính hiển vi Leica (Đức).
- Máy sắc ký khí kết hợp khối phổ AGILENT TECHNOLOGIES 7890A.
- Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến
17


Hình 2.1: Ảnh chụp cây Cần tây tại thực địa

Hình 2.2: Ảnh chụp hạt Cần tây
18

2.2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu thành phần tinh dầu hạt Cần tây.
- Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ hạt Cần tây.
- Phân lập chất từ phân đoạn dịch chiết n-hexan hạt Cần tây và sơ bộ nhận
dạng các chất phân lập được.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Định lượng tinh dầu trong hạt Cần tây
Nguyên tắc: Định lượng tinh dầu trong hạt Cần tây bằng phương pháp
cất kéo hơi nước sử dụng bộ định lượng tinh dầu cải tiến, ống hứng tinh dầu
nhẹ hơn nước (Hình 2.3). Từ lượng tinh dầu (gam hay ml) thu được trên một
lượng dược liệu xác định, tính ra hàm lượng phần trăm (kl/kl hay tt/kl) tinh
dầu có trong dược liệu.
Phương pháp cất kéo hơi nước dựa trên nguyên tắc cất một hỗn hợp 2

chất lỏng bay hơi được, không trộn lẫn vào nhau (nước và tinh dầu). Khi áp
suất hơi bão hòa bằng áp suất khí quyển, hỗn hợp bắt đầu sôi và hơi nước kéo
theo hơi tinh dầu.

A. Bình cầu đựng dược liệu B. Ống nối C. Sinh hàn
D. Bộ phận hứng tinh dầu nhẹ hơn nước
Hình 2.3. Sơ đồ bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến
D

×