BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VŨ THỊ HÒA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC
VẬT VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN
HÓA HỌC CỦA CÂY MỒNG TƠI NÚI
[ANREDERA CORDIFOLIA (TEN.)
STEENIS], HỌ MỒNG TƠI
(BASELLACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI - 2014
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VŨ THỊ HÒA
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA
HỌC CỦA CÂY MỒNG TƠI NÚI
[ANREDERA CORDIFOLIA (TEN.)
STEENIS], HỌ MỒNG TƠI
(BASELLACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Viết Thân
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược Liệu – Trường Đại học
Dược Hà Nội
HÀ NỘI – 2014
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được thực hiện tại Bộ môn Dược Liệu – Trường Đại học Dược Hà
Nội. Trong thời gian nỗ lực nghiên cứu hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được
rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ, hướng dẫn của thầy cô, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy: PGS.
TS Nguyễn Viết Thân – giảng viên Bộ môn Dược Liệu – trường Đại học Dược Hà
Nội đã hết lòng tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Quốc Huy – giảng viên Bộ môn
Thực Vật – trường Đại học Dược Hà Nội đã tận tình tư vấn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi
trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên bộ
môn Dược liệu Trường Đại Học Dược Hà Nội, những người đã chia sẻ và giải đáp
các vướng mắc của tôi trong suốt quá trình làm khóa luận, đã tạo điều kiện thuận lợi
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Bộ môn và toàn thể thầy cô
giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình dạy bảo tôi trong suốt 5 năm học
vừa qua.
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn tới bố mẹ, gia đình, người thân và bạn bè,
những người đã luôn sát cánh động viên và giúp đỡ tôi vượt qua những lúc khó
khăn nhất trong học tập và quá trình hoàn thành khóa luận.
Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Vũ Thị Hòa
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ MỒNG TƠI (BASELLACEAE) 3
1.1.1. Vị trí phân loại họ Mồng tơi (Basellaceae) 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Mồng tơi 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI ANREDERA 4
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Anredera 4
1.2.2. Phân loại thực vật chi Anredera 5
1.2.3. Đặc điểm một số loài thuộc chi Anredera 7
1.2.3.1. Anredera vesicaria (Lam.) C. F. Gaertn (1807). 7
1.2.3.2. Anredera baselloides (Kunth) Baill (1888). 8
1.2.3.3. Anredera cordifolia (Ten.) Steenis (1857) 8
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 12
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU 12
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu 12
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 12
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ 12
2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
2.2.1. Về mặt cảm quan 13
2.2.2. Về mặt vi học 13
2.2.3. Về mặt hóa học 14
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 16
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY MỒNG TƠI NÚI 16
3.1.1. Đặc điểm hình thái cây Mồng tơi núi 16
3.1.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu 17
3.1.2.1. Tiến hành 17
3.1.2.2. Kết quả 17
3.1.3. Nghiên cứu vi học bột Mồng tơi núi 21
3.1.3.1. Tiến hành 21
3.1.3.2. Kết quả 21
3.2. NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC 24
3.2.1. Định tính sơ bộ các nhóm chất có trong thân rễ Mồng tơi núi bằng phản
ứng hóa học 24
3.2.2. Định tính dịch chiết thân rễ Mồng tơi núi bằng sắc ký lớp mỏng 33
3.2.2.1. Chuẩn bị dịch chiết 33
3.2.2.2. Tiến hành và kết quả 33
3.3. BÀN LUẬN 38
3.3.1. Về phương pháp nghiên cứu 38
3.3.2. Về kết quả nghiên cứu 38
3.3.2.1. Đặc điểm thực vật 38
3.3.2.2. Thành phần hóa học 39
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 40
4.1. KẾT LUẬN 40
4.1.1. Về thực vật 40
4.1.2. Về mặt hóa học 40
4.2. ĐỀ XUẤT 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
Tên đầy đủ
DC : Dịch chiết
H.T : Hiện tượng
Nxb : Nhà xuất bản
P.Ư : Phản ứng
R
f
: Hệ số lưu
SKLM
: Sắc ký lớp mỏng
TT
: Thuốc thử
UV
: Ultraviolet
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
1
Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong thân rễ Mồng
tơi núi
31
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
1 Hình 3.1. Cây Mồng tơi núi 18
2 Hình 3.2. Hoa Mồng tơi núi 18
3 Hình 3.3. Vi phẫu lá Mồng tơi núi 20
4 Hình 3.4. Vi phẫu thân Mồng tơi núi 20
5 Hình 3.5. Vi phẫu thân rễ Mồng tơi núi 20
6 Hình 3.6. Một số đặc điểm bột lá Mồng tơi núi 22
7 Hình 3.7. Một số đặc điểm bột thân Mồng tơi núi 22
8 Hình 3.8. Một số đặc điểm bột thân rễ Mồng tơi núi 23
9
Hình 3.9. Sắc ký đồ dịch chiết thân rễ Mồng tơi núi trong MeOH
triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat - Acid formic (5:4:1)
34
10
Hình 3.10. Sắc ký đồ dịch chiết thân rễ Mồng tơi núi trong MeOH
triển khai hệ dung môi Toluen - Ethyl acetat - Acid formic -
Methanol (4:4:0,5:1)
34
11
Hình 3.11. Đồ thị, bảng biểu diễn kết quả sắc ký đồ dịch chiết thân
rễ Mồng tơi núi trong MeOH khi triển khai ở hệ dung môi Toluen -
Ethyl acetat - Acid formic - Methanol (4:4:0,5:1) ở bước sóng
254nm
35
12
Hình 3.12. Đồ thị, bảng biểu diễn kết quả sắc ký đồ dịch chiết thân
rễ Mồng tơi núi trong MeOH khi triển khai ở hệ dung môi Toluen -
Ethyl acetat - Acid formic - Methanol (4:4:0,5:1) ở bước sóng
366nm
36
13
Hình 3.13. Đồ thị, bảng biểu diễn kết quả sắc ký đồ dịch chiết thân
rễ Mồng tơi núi trong MeOH khi triển khai ở hệ dung môi Toluen -
Ethyl acetat - Acid formic - Methanol (4:4:0,5:1) ở ánh sáng thường
sau khi phun thuốc thử hiện màu
37
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thực vật Việt Nam rất phong phú và đa dạng.Từ xa xưa, ông cha ta đã biết
khai thác dược liệu từ thiên nhiên để làm thuốc góp phần làm giàu thêm cho kho
tàng y học dân tộc, trong đó có rất nhiều loại dược liệu đã được nghiên cứu và áp
dụng trong điều trị dựa trên cơ sở khoa học, tuy nhiên, một số loại thực vật mới chỉ
được sử dụng theo kinh nghiệm, trong đó có các cây thuộc họ Mồng tơi.
Họ Mồng tơi (Basellaceae) là một họ thực vật hạt kín, có đặc điểm hình thái
khá đa dạng và thành phần phong phú. Nơi sống thích hợp của các loài trong họ
Mồng tơi là vùng nhiệt đới ẩm. Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực
vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam” do GS Nguyễn Tiến Bân
soạn thảo năm 1997, trên Thế giới hiện có 4 chi với khoảng 20 loài, chủ yếu ở Châu
Mỹ, riêng chi Basella có ở Châu Á, Châu Phi. Ở Việt Nam có 2 chi là Basella
(Basella rubra) và Anredera [Anredera cordifolia (Ten.) Steenis] [1].
Cây Mồng tơi núi thuộc chi Anredera, họ Mồng tơi (Basellaceae) là một loài
cây mới được phát hiện ở một số tỉnh miền núi nước ta. Đặc biệt ở xã Mường Lống,
huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An, người dân tộc Mông đã trồng và sử dụng cây Mồng
tơi núi như một loại rau ăn hàng ngày. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra
rằng, cây Mồng tơi núi có tác dụng trong điều trị bệnh tiêu hóa (nhuận tràng), các
bệnh về khớp, bệnh tiểu đường, chữa bỏng…Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa
có nhiều tài liệu nghiên cứu về Mồng tơi núi.
Với mong muốn góp phần nâng cao giá trị sử dụng của Mồng tơi núi cũng như
đóng góp vào công tác nghiên cứu và kiểm nghiệm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
loài Mồng tơi núi thu hái ở Mường Lống và được trồng tại Hà Nội, đề tài “Nghiên
cứu đặc điểm thực vật và xác định thành phần hóa học của cây Mồng tơi núi
[Anredera cordifolia (Ten.) Steenis], họ Mồng tơi (Basellaceae)” được tiến hành
với mục tiêu: “Xây dựng cơ sở dữ liệu về thực vật, hiển vi, hóa học của cây Mồng
tơi núi nhằm từng bước bổ sung tài liệu cho các công tác kiểm nghiệm dược liệu và
các nghiên cứu sau này, góp phần tránh nhầm lẫn giữa các loài Mồng tơi với nhau”.
2
Để thực hiện mục tiêu đã đề ra, đề tài được tiến hành bao gồm các nội dung:
- Nghiên cứu về thực vật: vi phẫu và bột (lá, thân, thân rễ) của cây Mồng tơi
núi.
- Nghiên cứu về hóa học: Định tính các nhóm chất trong thân rễ Mồng tơi núi
bằng các phản ứng hóa học và tiến hành sắc ký lớp mỏng dịch chiết methanol của
thân rễ cây Mồng tơi núi.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ HỌ MỒNG TƠI (BASELLACEAE)
1.1.1. Vị trí phân loại họ Mồng tơi (Basellaceae)
Theo “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta,
Angiospermae) ở Việt Nam” [1] và các tài liệu phân loại thực vật khác (hệ thống
của Armen Takhtajan năm 1987 và hệ thống APG II), vị trí phân loại họ Mồng tơi
trong giới thực vật như sau:
Giới Thực Vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Cẩm chướng (Caryophyllidae)
Bộ Cẩm chướng (Caryophyllales)
Họ Mồng tơi (Basellaceae)
1.1.2. Đặc điểm thực vật họ Mồng tơi
Theo khóa phân loại thực vật chí Đông Dương [23] và các tài liệu phân loại,
mô tả khác, đặc điểm thực vật họ Mồng tơi (Basellaceae) như sau:
Cây dây leo, lâu năm. Thân tròn, mọng nước, nhẵn, có các “khối treo” ở nách
lá, màu xanh hoặc tím đỏ. Lá đơn, nguyên, dày, hình tim, mọc cách, có cuống hoặc
không cuống, không có lá kèm. Cụm hoa hình bông, chùm hoặc hình chùy, mọc ở
kẽ lá, màu trắng hay tím đỏ nhạt. Hoa đều lưỡng tính, không cuống hoặc có cuống
nhỏ, 1-2 lá bắc mọc đối. Bao hoa đôi, dưới bầu, riêng biệt hoặc dính nhau tại gốc,
xếp đè lên nhau trong nụ. Lá đài 2, riêng biệt hoặc hợp sinh. Cánh hoa 5, tuyến mật
hình vòng, bền và bao bọc xung quanh quả. Nhị 5, đối diện với cánh hoa và dính
vào gốc. Chỉ nhị dựng đứng hoặc dính vào bao hoa, mở rộng hơn ở gốc, dính ở đáy
ống tràng. Bao phấn 4 ngăn, thường mở bằng lỗ ở đỉnh, hoặc nứt theo chiều dọc.
Hạt phấn hình cầu hoặc hình khối. Bầu trên, 1 ô, đính noãn gốc. Nhụy xẻ 3, đính
gốc, đầu nhụy nứt đôi hình chùy. Quả mọng, nhỏ, thường bao quanh bởi bao hoa
khô hoặc thịt, hình cầu hoặc trứng, đường kính khoảng 5-6mm. Hạt thường bị rỉ
4
màu, vỏ hạt có màng, nội nhũ dồi dào, phôi cong hình bán nguyệt bao quanh nội
nhũ [1], [23].
Trên thế giới đã phát hiện 4 chi (Tournonia, Ullucus, Basella, Anredera), gồm
20 loài chủ yếu ở Châu Mỹ, riêng chi Basella có ở Châu Á, Châu Phi [1]. Theo “Từ
điển Cây Thuốc Việt Nam, tập II” của P.T.S Võ Văn Chi (2013), ở Việt Nam có 2
chi (Basella và Anredera) thuộc họ Mồng tơi (Basellaceae), trồng phổ biến là Mồng
tơi (Basella rubra) và Mồng tơi củ [Anredera cordifolia (Ten.) Steenis] [8].
Dưới đây là 2 chi phổ biến có ở Việt Nam:
- Basella: Cây thảo, dây leo, hơi mọng nước. Lá mọc so le, hình trứng tới hình
tim, có cuống. Cụm hoa đơn hay phân nhánh, thành bông dài nhiều hay ít, mang
nhiều hoa nhỏ ở nách của những lá bắc rất nhỏ dễ rụng. Hoa không cuống. Hai lá
bắc con tạo thành 1 phần lồi dạng ống nhỏ chẻ đôi ở quanh hoa (tạo thành tổng bao
ở dưới đài). Bao hoa thịt, dạng hũ, hầu như không mở khi nở, 5-7 thùy. Nhị 5 cong
trong bao hoa. Bầu hình trứng, vòi nhụy ngắn, bầu nhụy 3. Quả mọng giả mọng
nước, nằm trong bao hoa nạc, không lông [1], [8], [16].
- Anredera: Hoa có cuống nhỏ. Bao hoa màng, luân phiên khi nở. Chỉ nhị
cong trong nụ và dựng đứng khi hoa nở [19].
1.2. TỔNG QUAN VỀ CHI ANREDERA
Anredera Juss. (1789), tên đồng nghĩa: Boussingaultia Kunth (1825).
1.2.1. Đặc điểm thực vật và phân bố chi Anredera
Dây leo, phân nhánh. Thân tròn, nhẵn, không có lông, màu tím nhạt, đôi khi có
“khối treo” tạo ra ở nách lá. Lá mọc cách, đơn, nguyên, không cuống hoặc có
cuống, màu xanh, dày, hình tim hoặc hình trứng ngược, nhọn ở đỉnh. Chùm hoa
dạng chùm hoặc bông, hoa nhỏ, có cuống rõ ràng. Lá bắc hình mác. Hoa đều lưỡng
tính, hiếm khi đơn tính, có mùi thơm, có cuống nhỏ, cuống không rụng. Lá bắc con
mọc chéo chữ thập hợp sinh với các bao hoa, hình trứng hoặc tam giác. Đài hoa
ngắn hơn cánh hoa. Cánh hoa 5, màng mỏng, khi nở có màu trắng. Nhị 5. Chỉ nhị
cong trong nụ và đựng đứng khi hoa nở. Bao phấn đa diện, nứt dọc. Nhụy xẻ 3 thùy.
Bầu trên, 1 ô, đính noãn gốc. Quả hình trứng hoặc hình cầu, ít thấy quả [16], [19].
5
Phân bố: Chi Anredera có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới
nước Mỹ và Caribbe. Một số loài được trồng làm cảnh và đã có mặt trên toàn thế
giới [16].
1.2.2. Phân loại thực vật chi Anredera
Anredera là một chi thuộc họ Basellaceae, dưới đây là khóa phân loại các loài
thuộc chi Anredera [16]:
1. Lá nguyên, không có các tuyến; cụm hoa đơn, dạng chùm hoặc bông………….2
2. Cánh hoa tù ở đỉnh; bao phấn đính lưng, mở bằng khe nứt dọc …………………4
4. Trục cụm hoa không mập; hoa có cuống nhỏ (Anredera)…… ………….……. 9
9. Nhụy xẻ 3 thùy ở trên 1/3 chiều dài hoặc nhụy 3…………………………… 10
9. Nhụy 1, không phân chia……………………………………………………… 12
10. Bao hoa khô màu nâu sẫm ………………………… …10. Anredera cordifolia
10. Bao hoa khô nhạt màu…………………………………………….……………11
11. Cánh hoa không có cánh lưng trong quả; đầu nhụy nguyên vẹn…. 8. Anredera
floribunda
11. Cánh hoa có cánh lưng trong quả; đầu nhụy thường xẻ đôi………………. 9.
Anredera vesicaria
12. Bao hoa khô màu nâu, bao lỏng lẻo quanh quả………….……………………13
12. Bao hoa khô màu đen, bao bọc chặt quả………………………………………16
13. Đài hoa thường ngắn hơn cánh hoa, cánh hoa đều………………….…………14
13. Đài hoa bằng cánh hoa, 2 cánh hoa bên ngoài và 3 cành hoa bên trong
thẳng……………………………………………………………………………. . .15
14. Cụm hoa không hoặc ít phân nhánh; cuống hoa mập, cánh hoa dài trên
3mm……………………………………………………… 11. Anredera baselloides
14. Cụm hoa thường phân nhiều nhánh; cuống hoa mảnh mai; cánh hoa ngắn hơn
3mm………………………………………………….…12. Anredera krapovickasii
15. Gốc lá hình trái tim; tất cả các cánh hoa đều dày…… 13. Anredera densiflora
6
15. Gốc lá tròn, ba cánh hoa bên trong mỏng và nhạt màu hơn 2 cánh bên ngoài, đặc
biệt rõ khi bao bọc quanh quả………………………….14. Anredera tucumanensis
16. Cánh hoa lồi lên ở gốc, đặc biệt trong trái cây………………………… …….17
16. Cánh hoa không lồi, gốc mềm…………………………………………………18
17. Phiến lá chiều rộng bằng hoặc lớn hơn chiều dài; bao hoa vàng khi
nở………………………………………… ….19a. Anredera ramose subsp. Aurea
17. Lá hình lưỡi, chiều dài lớn hơn chiều rộng; bao hoa thường có màu trắng khi nở,
ít khi màu vàng nhạt……………………… 19b. Anredera ramose subsp. Ramosa
18. Cuống lá xù xì có các mấu; bao phấn dài trên 8mm……. . .15. Anredera aspera
18. Cuống lá nhẵn; bao phấn ngắn hơn 8mm …………………. . …………. . ….19
19. Cụm hoa ở nách lá, phân nhánh tại gốc …………. .16. Anredera brachystachys
19. Cụm hoa đơn ở nách lá, không phân nhánh hoặc phân nhánh ở gốc ………… 20
20. Bao hoa đỏ khi nở……………………………………. …. .17. Anredera diffusa
20. Bao hoa trắng khi nở………………………………. .…18. Anredera marginata
Một số loài thuộc chi Anredera điển hình [16]:
Anredera aspera Sperling (1995 publ.1996)
Anredera baselloides (Kunth) Baill. (1888)
Anredera brachystachys (Moq.) Sperling (1995 publ.1996)
Anredera cordifolia (Ten.) Steenis (1957)
Anredera densiflora Sperling (1995 publ.1996)
Anredera diffusa (Moq.) Sperling (1993)
Anredera floribunda (Moq.) Sperling (1995 publ.1996)
Anredera krapovickasii (Villa) Sperling (1995 publ.1996)
Anredera marginata (Kunth) Sperling (1993)
Anredera ramosa (Moq.) Eliasson (1970)
Anredera tucumanensis (Lillo & Hauman) Sperling (1995 publ.1996)
Anredera vesicaria (Lam.) C. F. Gaertn. (1807)
7
Theo “Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập II” của P.T.S Võ Văn Chi (2013), ở
Việt Nam mới phát hiện 1 loài thuộc chi Anredera (Họ Basellaceae) là cây Mồng
tơi củ - Anredera cordifolia (Ten.) Steenis [8].
Ngày 21/12/1999, Cử nhân Ngô Văn Trại đã tìm ra cây Mồng tơi giả, (Mồng
tơi củ) tại xã Đồng Văn - tỉnh Hà Giang. Sau đó, ông tiếp tục phát hiện loại cây này
tại xã Mường Lống – huyện Kỳ Sơn – Tỉnh Nghệ An (27/10/2004) và xã Nậm Cắn
– huyện Kỳ Sơn – tỉnh Nghệ An (1/11/2004). Tất cả các mẫu trên đã được giám
định tên khoa học là Anredera cordifolia (Ten.) Steenis và mẫu tiêu bản khô được
lưu ở Khoa Tài nguyên Dược Liệu tại Viện Dược Liệu (phụ lục).
1.2.3. Đặc điểm một số loài thuộc chi Anredera
1.2.3.1. Anredera vesicaria (Lam.) C. F. Gaertn (1807).
Tên đồng nghĩa: Anredera leptostachys (Moq.) Steenis; Anredera scandens
(L.) Moq; Anredera spicata J. F. Gmelin; Boussingaultia leptostachys Moq [16].
Đặc điểm thực vật: Cây dây leo, thịt, có nhiều “khối treo” mọc trên thân. Thân
màu xanh lá cây hoặc tím, thường nhẵn. Lá có cuống dài khoảng 1cm, hình trứng,
phiến tròn, kích thước 3-6 x 1,5-4cm, mỏng. Cụm hoa gồm nhiều hoa nhỏ, mỗi cụm
dài khoảng 5-10cm. Hoa đơn tính khác gốc. Cuống nhỏ, dài 1,5-2mm, không rụng.
Lá bắc ở dưới hình tam giác, tiêu giảm, lá bắc ở trên màu trắng xanh, hình thuyền,
dài 2-2,5mm. Bao hoa 5, màu trắng xanh, đường kính 2,5mm, mỏng, trong suốt, ít
mở khi nở. Nhị 5. Nhụy 3, trắng, dính gốc. Quả thường có hình cầu, ít khi thấy quả
được tạo ra [16].
Phân bố: Nguồn gốc ở phía nam của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Caribê, phía nam
Nam Mỹ, chủ yếu ở nơi có độ cao thấp, được trồng để trang trí, phát tán đến những
vùng nhiệt đới và cận nhiêt đới trên thế giới [16].
Công dụng: thân rễ của Anredera scandens (Lam.) C. F. Gaertn được sử dụng
từ xa xưa làm thuốc đắp vết thương và trị bỏng [13].
8
1.2.3.2. Anredera baselloides (Kunth) Baill (1888).
Tên đồng nghĩa: Boussingaultia baselloides Kunth (1825); Boussingaultia
weberbaueri Ulbr. (1934); Anredera weberbaueri (Ulbr.) Soukup (1967) [16].
Đặc điểm thực vật: Cây dây leo. Thân nhẵn, không tạo ra các “khối treo” ở
nách lá. Lá đơn, nguyên, mọng nước, phiến lá dài 2-8,5cm, rộng khoảng 1,5cm,
hình elip, ở gốc tròn, thuôn đến đỉnh lá nhọn. Chùm hoa dài 4-25cm, thường không
phân nhánh hoặc phân nhánh. Hoa nhỏ, có cuống, cuống dài 1-3mm. Lá bắc phẳng,
không rụng, hình tam giác đến hình trứng. Hoa lưỡng tính. Đài hoa 2,5-3,5 x 2-
2,5mm, thường ngắn hơn cánh hoa, hình trứng hoặc elip, màu trắng hoặc màu kem,
tồn tại tới khi tạo quả, có màu nâu. Cánh hoa 3-4 x 1-2mm, dài bằng nhau, hình
trứng ngược, khi nở màu kem hay trắng. Bao phấn hơi đỏ. Vòi nhụy 1, không phân
chia. Quả được bao bọc hoàn toàn bởi lá bắc bền [16].
Phân bố: Anredera baselloides (Kunth) Baill thường thấy ở những nơi khí hậu
khô hoặc những nơi rừng ẩm ướt trong dãy Andes của Ecuador và Peru [16].
Ghi chú: Anredera baselloides (Kunth) Baill được xem là một loài quý hiếm
và đã được công nhận bởi các đặc điểm: phiến lá hình elip, cành mập và các hoa có
cuống nhỏ. Các bao hoa trở thành vỏ bao bọc quả. Tên này được áp dụng sai cho
một số loài khác trong chi, một trong những nguồn minh họa sai ban đầu là
Anredera cordifolia của Hooker (Hooker 1837) [16].
1.2.3.3. Anredera cordifolia (Ten.) Steenis (1857)
Tên gọi khác: Boussingaultia gracilis Miers (1864); Boussingaultia cordifolia
Ten. (1853) [16].
Tên thông thường: Madeira vine, Lamb’s tails, Minonette vine [16], [21],
Mồng tơi núi, Mồng tơi củ [8], Mồng tơi giả.
Đặc điểm thực vật: Cây dây leo, lâu năm. Thân tròn, có thể leo dài 30m, lúc
non nhớt có màu xanh, chuyển dần sang thân thảo có màu hồng đến màu tím đỏ, sau
đó chuyển sang nâu, tế bào hóa gỗ theo năm, đường kính thân khoảng 2-3cm, có
nhiều “thân rễ” thịt ở dưới rễ (đường kính thân rễ khoảng 1-2cm) và các “khối treo”
mọc ra từ các nách lá trên thân cây. Các “khối treo” có nhiều hình dạng, phát triển
9
mạnh, có màu nâu hoặc xanh lá cây, kích thước từ 5-25mm. Lá đơn, mọc cách,
phiến lá dày, nhiều thịt, hình trái tim, dài 1-12cm, rộng 0,8-8cm, cuống lá dài
khoảng 0,3-3,5cm, mỗi bên của gân chính có 4-6 gân phụ, đỉnh tù hoặc nhọn. Cụm
hoa hình bông, dài 6-20cm, không phân nhánh hoặc chia làm 2-4 nhánh, thõng
xuống. Hoa nhỏ, có cuống, đường kính 3-5mm, mùi thơm, màu xanh trắng hoặc
kem, nhiều và ngắn. Tràng hoa màu trắng, có các thùy hình trứng thuôn dài, hình
elip, dài 1-3mm, đỉnh tù. Nhụy và nhị hoa đều có màu trắng. Nhụy ngắn hơn nhị,
nửa nhụy trên xe làm 3 thùy, mỗi nhị gắn với 1 chỉ nhị. Chỉ nhị hẹp, hình tam giác,
có gốc rộng, uốn cong ra phía ngoài, dài 1,5-3mm. Mỗi hoa đối diện với 1 lá bắc
phẳng, dài 1,5-1,8mm. Đế hoa hình chén, bao bọc bởi 2 lá đài bền, các lá đài trên
xanh trắng, phẳng, hình elip, dài khoảng 1-2mm và ngắn hơn bao hoa. Lá đài bền
sau khi tràng hoa rụng. Quả ít khi thấy, hình cầu hơi nén thành hình tam giác,
đường kính 0,9-1,1mm.
Bộ phận dùng: toàn cây (thân, thân rễ, “khối treo” và lá), thu hái quanh năm,
thường dùng tươi.
Thành phần hóa học chính: Các nghiên cứu sơ bộ [11] cho thấy loài Anredera
cordifolia (Ten.) Steenis có chứa:
- Saponin trên toàn cây: trong đó saponin triterpenoid có trong thành phần của
tất cả các bộ phận, còn saponin steroid chỉ được tìm thấy trong thân và lá [11].
- Alkaloid, glycosid tim, polysaccharid [11].
- Flavonoid ở lá, thân, hoa và thân rễ [11].
- Acid amin (protein nhiều trong thân rễ như Ancordin) [14].
Phân bố: Nguồn gốc ở miền nam và trung của Nam Mỹ (Brazil, Bolivia,
Colombia, Ecuador, Peru, Argentina, Paraguay và Uruguay), được trồng làm cảnh ở
khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới. Anredera cordifolia (Ten.)
Steenis được xem như 1 loài cỏ dại ở một số nơi trên thế giới vì tốc độ phát triển và
phát tán nhanh thông qua hình thức sinh sản vô tính của nó [16]. Nó được sử dụng
như rau ở Đài Loan [11] và là thực phẩm trong đời sống của người dân tộc Mông ở
xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.
10
Ghi chú: Anredera cordifolia (Ten.) Steenis được phân biệt bởi: hoa thơm, có
cuống nhỏ rõ ràng với bao hoa mà khi khô có màu nâu sẫm, bao bọc lấy quả. Lá bắc
phẳng. Nhụy chia 3 thùy rõ rệt. Hoa khác với các loài khác ở vòi nhụy xẻ sâu 3
thùy. Hơn nữa, cụm hoa thường lớn, có phân nhánh với rất nhiều hoa nhỏ, được
xem như một loại cây cảnh. Nó thường sinh sản và phân tán bằng các “khối treo”
trên thân [16].
Sinh sản và phát tán: Hoa có từ tháng 5 đến tháng 12 ở Úc (cao nhất trong
mùa thu). Hoa lưỡng tính, có mùi thơm, có tuyến mật tại nhị hoa và thu hút sự thụ
phấn từ côn trùng nhưng lại không tạo quả [17].
Hình thức sinh sản sinh dưỡng chủ yếu của cây là sinh sản vô tính (thông qua
thân rễ dưới mặt đất và “khối treo” ở thân cây). Ngoài ra có thể sinh sản vô tính từ
thân già [12]. Loài này đã trở thành một vấn đề lớn trong một số khu vực, nơi mà nó
xâm lấn như một loài cỏ dại [21], rất khó để kiểm soát vì sự tăng trưởng nhanh
chóng và hiệu quả của việc sinh sản vô tính bằng các “khối treo” [16].
Một số nghiên cứu về tác dụng dược lý của Anredera cordifolia (Ten.) Steenis
- Các nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của saponin trong tất cả các bộ phận
của cây được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền [18]. Saponin là chất có tác
dụng quan trọng trong phục hồi sau phẫu thuật, có thể ức chế vi sinh vật nhờ hoạt
tính kháng khuẩn (chống vi khuẩn, chống nấm, virus), có tiềm năng làm sạch và
loại bỏ collagen, tái tạo protein và giúp phục hồi vết thương sau phẫu thuật [11].
Ngoài ra, saponin còn được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, dược phẩm và mỹ
phẩm [11]. Một số nghiên cứu khác cho thấy saponin steroid có hoạt tính hạ đường
huyết, đóng vai trò quan trọng điều trị bệnh tiểu đường trong Y học dân gian [20].
- Người ta đã phân lập ra Ancordin là một loại protein trong cây, thành phần
chính có trong thân rễ, ít thấy trong lá tươi, có hoạt tính ức chế proteinase [14].
- Dịch chiết Ethanol của lá Anredera cordifolia (Ten.) Steenis có tác dụng cải
thiện suy thận ở chuột [22].
- Flavonoid được phân lập từ lá cây Anredera cordifolia (Ten.) Steenis có tác
dụng chống oxy hóa [16] .
11
Công dụng
- Thuốc chống viêm, làm lành các vết thương [10].
- Chữa bệnh đường hô hấp, chữa đái tháo đường, viêm thận, viêm đại tràng,
kiết lị, chảy máu chân răng [10].
- Đẩy nhanh việc phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật hoặc sau sinh [10].
- Bồi bổ sức khỏe cho người già yếu, tăng cường sinh lực nam giới, điều hòa
huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ, điều trị viêm loét, vết thương do tai nạn [10].
- Lá tươi của cây thường được sử dụng làm rau ở Đài Loan và được dùng
tương tự các thuốc dân gian làm thuốc giảm đau và nhuận tràng [11], [15].
Cách dùng và liều lượng: Ngày dùng 15-20g, dạng thuốc sắc, thuốc bột, dùng
ngoài không kể liều lượng, dùng riêng hay phối hợp các vị thuốc khác [10].
Bài thuốc
- Thuốc bổ sức khỏe cho người già yếu, tăng cường sinh lực nam giới, phục
hồi sức khỏe sau phẫu thuật, chữa các vết thương bên trong cơ thể: thân rễ Mồng tơi
núi 20g, rửa sạch, thái mỏng, đun sôi, uống 2 – 3 lần/1 ngày [10].
- Thuốc nhuận tràng, chữa viêm đại tràng: lá, thân Mồng tơi núi nấu canh ăn
hàng ngày [10].
- Chữa thấp khớp, đau nhức do thấp khớp, đau cơ bắp, chữa lành vết bầm và
làm mềm da: lá và thân cây Mồng tơi núi nghiền nát, đắp vào chỗ đau [10].
- Chữa bỏng: lá Mồng tơi núi nghiền nát, đắp vào chỗ bỏng [10].
12
2 CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ THIẾT BỊ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là mẫu cây Mồng tơi núi được thu hái tại Mường Lống
vào năm 2011 và đem về trồng tại Hà Nội.
Nguyên liệu được thu hái tại Hà Nội vào tháng 12/2013 và sau đó được đem
trồng tại xã Cúc Phương - Huyện Nho Quan - Tỉnh Ninh Bình và tại vườn Thực vật
trường Đại học Dược Hà Nội để tiến hành theo dõi, giám định tên khoa học của
loài.
Các bộ phận được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:
- Lá và thân dùng để cắt vi phẫu, phần còn lại rửa sạch, sấy khô, nghiền mịn
đem soi bột.
- Thân rễ dùng để cắt vi phẫu, phần còn lại rửa sạch, thái mỏng, sấy khô, đem
nghiền mịn, soi bột, tiến hành xác định sơ bộ thành phần hóa học (định tính sơ bộ,
sắc kí lớp mỏng).
2.1.2. Thiết bị nghiên cứu
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dược
điển Việt Nam IV [9].
- Hóa chất: dung dịch Cloramin B, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn,
nước cất, Natri sulfat khan, NaOH, HCl, Amoniac (NH
3
), H
2
SO
4
.
- Dung môi hữu cơ: Cloroform, Ethanol, Methanol, Ethyl acetat, Acid formic,
Ether dầu hỏa, Toluen…
- Thuốc thử: Các thuốc thử dùng trong các phản ứng định tính và thuốc thử
hiện màu sắc kí (Mayer, Dragendorff, Bouchardat, TT diazo mới pha, FeCl
3
5%,
Gelatin 1%, Chì acetat 10%, Đồng acetat 10%, Ninhydrin 3%, Lugol, Fehling A,
Fehling B, Vanilin/H
2
SO
4
đặc…).
13
- Bản mỏng Silicagel 60 F
254
(Merck), độ dày 0,2mm, hoạt hóa trong tủ sấy ở
110
o
C trong 60 phút.
- Dụng cụ: các dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí
nghiệm (bộ dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, dao cắt, cốc có mỏ, đũa thủy tinh, đĩa
petri, ống nghiệm, pipet, bình gạn, bình nón, lam kính, chày cối, bát sứ, mao quản,
cốc chạy sắc ký…)
2.1.2.2. Thiết bị dùng trong nghiên cứu
- Kính hiển vi Labomed.
- Cân kỹ thuật Sartorius, cân phân tích Precisa.
- Tủ sấy.
- Nồi cách thủy, bếp điện.
- Máy chấm sắc ký Camag Linomat 5.
- Máy chụp sắc ký Camag Reprostar 3.
- Máy vi tính với phần mềm winCATS và VideoScan.
- Máy ảnh Canon, Samsung 10.3.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Về mặt cảm quan
Quan sát, mô tả dược liệu về đặc điểm thực vật, hình dạng, màu sắc, mùi vị,
kích thước bằng mắt thường và chụp ảnh [7].
2.2.2. Về mặt vi học
- Nghiên cứu đặc điểm vi phẫu các bộ phận: Mẫu nguyên liệu tươi (lá, thân,
thân rễ) đem cắt vi phẫu bằng dụng cụ cắt, sau đó tẩy, nhuộm theo phương pháp
nhuộm kép theo các tài liệu: “Thực tập dược liệu phần kiểm nghiệm bằng phương
pháp hiển vi” [2], “Dược liệu học, tập I” [4],
“
Thực tập Thực vật và nhận biết cây
thuốc” [7]. Soi qua kính hiển vi, sử dụng máy ảnh kĩ thuật số chụp lại đặc điểm vi
phẫu, quan sát cấu tạo các bộ phận, từ đó mô tả đặc điểm giải phẫu của lá, thân,
thân rễ.
- Nghiên cứu đặc điểm bột: Sấy khô mẫu (thân, lá, thân rễ) trong tủ sấy ở
60
o
C, đem tán thành bột mịn bằng thuyền tán hoặc cối sứ, rây qua rây. Soi tìm các
14
đặc điểm đặc trưng qua kính hiển vi, sử dụng máy ảnh kỹ thuật số và chụp lại đặc
điểm bột [2], [4].
2.2.3. Về mặt hóa học
- Định tính các nhóm chất trong thân rễ Mồng tơi núi bằng các phản ứng hóa
học theo các tài liệu:
Định tính glycosid tim: loại chất nhầy trong dịch chiết trong cồn thấp độ bằng
chì acetat, chiết glycosid tim bằng hỗn hợp cloroform – ethanol (4:1), loại nước
bằng natri sulfat khan, cô cách thủy đến cắn, sử dụng cắn làm các phản ứng
Lieberman – Bourchadat, Baljet, Legal và Keller – Kiliani [3].
Định tính saponin: quan sát hiện tượng tạo bọt của dịch chiết trong nước và
tiến hành phản ứng Salkowski dịch chiết trong Ethanol 90% [3].
Định tính alkaloid: kiềm hóa và chiết alkaloid bằng Cloroform, chuyển sang
dạng muối bằng acid, lấy lớp acid làm các phản ứng với TT Mayer, Bouchardat,
Dragendorff [3].
Định tính flavonoid: chiết flavonoid bằng ethanol 90%, lấy dịch chiết làm các
phản ứng Cyanidin, phản ứng với kiềm, FeCl
3
, thuốc thử Diazo [5].
Định tính anthranoid: định tính anthranoid dạng tự do và dạng toàn phần trong
dịch chiết bằng phản ứng Borntraeger, tiến hành vi thăng hoa bột thân rễ [3].
Định tính coumarin: chiết coumarin bằng cồn cao độ, lấy dịch chiết làm các
phản ứng đóng mở vòng lacton, P.Ư với TT Diazo, huỳnh quang [3].
Định tính tanin: chiết tanin bằng nước cất, tiến hành làm các phản ứng với
gelatin và ion kim loại nặng [3].
Định tính đường khử: chiết đường khử bằng nước cất, lấy dịch chiết làm phản
ứng với Felling A, B [6].
Định tính polysaccharid: chiết polysaccharid bằng nước cất, lấy dịch chiết làm
phản ứng với TT Lugol [6].
Định tính acid amin: chiết acid amin bằng nước cất, lấy dịch chiết làm phản
ứng với TT Ninhydrin [6].
15
Định tính acid hữu cơ: chiết acid hữu cơ bằng nước cất, lấy dịch chiết làm
phản ứng với Na
2
CO
3
[6].
Định tính chất béo, caroten, steroid: dịch chiết trong ether dầu hỏa đem tiến
hành các thí nghiệm: nhỏ dịch chiết lên giấy lọc để định tính chất béo, định tính
steroid bằng phản ứng Lieberman – Bourchadat, phản ứng với H
2
SO
4
đặc để định
tính caroten [6].
- Nghiên cứu thành phần trong dịch chiết toàn phần bằng sắc ký lớp mỏng theo
sách “Thực tập Dược liệu phần kiểm nghiệm bằng phương pháp hóa học” [3] và
“Dược liệu học tập II” [5] nhằm mục đích:
Phát hiện sự có mặt của các thành phần hóa học có trong dược liệu ở trong
dịch chiết toàn phần, dựa vào sắc ký đồ dưới ánh sáng ở các bước sóng khác nhau là
254nm, 366nm, ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử hiện màu.
Xây dựng và phân tích sắc ký đồ dựa vào phần mềm winCATS và VideoScan,
tạo cơ sở cho quá trình nghiên cứu và kiểm nghiệm dược liệu sau này.
Các bước tiến hành:
- Bản mỏng được tráng sẵn Silicagel 60 F
254
(Merck), đã hoạt hóa ở 110
o
C
trong 1 giờ, bảo quản trong bình hút ẩm.
- Dịch chấm sắc ký: chuẩn bị theo quá trình chuẩn bị dịch chiết.
- Thuốc thử hiện màu: TT vanilin/Acid sulphuric đặc.
- Bình chạy sắc ký được bão hòa dung môi, khai triển theo chiều từ dưới lên.
16
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY MỒNG TƠI NÚI
Tên gọi khác: Mồng tơi củ, Mồng tơi giả.
3.1.1. Đặc điểm hình thái cây Mồng tơi núi
Mồng tơi núi là cây dây leo, lâu năm. Thân thường tròn, không có lông hay
gai, lúc non mọng nước, nhầy, nhẵn, có màu xanh, sau đó dần chuyển sang tím đỏ
và hóa gỗ theo năm, thân già có màu nâu, bề mặt xù xì, có nhiều mấu trên thân. Lá
dày, hình tim, mọc cách, đơn, nguyên, có cuống, có tuyến nhớt, không có lá kèm.
Trên thân cây có nhiều mầm mọc ra tại các nách lá, sau đó phình to thành các khối
trên thân, có nhiều hình dạng, màu xanh hoặc hơi tím, gọi là các “khối treo” (Hình
3.1, tr.18). Các “khối treo” này khi rụng hoặc khi đem vùi xuống đất thì nảy mầm
rất nhanh thành cây mới, cũng có thể chúng nảy mầm ngay trên các “khối treo” khi
ở trên thân - đây là hính thức sinh sản vô tính của loài cây này (Hình 3.1, đặc điểm
số 3). Sau khi phát triển thành cây mới, phần đem vùi xuống đất phát triển, sinh sản
mạnh tạo thành dạng thân rễ có đặc điểm hình thái khác với “khối treo” ban đầu:
màu nâu hoặc xám, kích thước lớn hơn (đường kính 2-3cm, dài từ 3-7cm), với
nhiều đốt trên bề mặt (Hình 3.1, đặc điểm 4). Tuy nhiên, có thể sử dụng thân già
đem giâm xuống đất thành cây mới. Cụm hoa mọc ở nách lá, hình bông hoặc hình
chùm, dài tới 20cm, thõng xuống, có thể không phân nhánh hoặc đôi khi phân thành
2-4 nhánh. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5, màu trắng, có mùi thơm. Đế hoa lõm
hình chén, lá bắc 2, phẳng, màu xanh, đối xứng dưới bao hoa. Tràng hoa 5, màu
trắng, hình trứng, đỉnh tù hoặc nhọn. Nhị 5, chỉ nhị hẹp, đứng xen kẽ cánh hoa, bao
phấn đính lưng. Bầu trên, 1 ô, đính noãn gốc. Nhụy xẻ làm 3 thùy rõ rệt ở 1/3 phía
trên (Hình 3.2, tr.18).
Căn cứ vào các đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, kết hợp với khóa phân
loại [16] cùng với sự tư vấn của TS. Nguyễn Quốc Huy (Bộ môn Thực vật – trường
ĐH Dược HN), chúng tôi kết luận mẫu Mồng tơi núi nghiên cứu có tên khoa học là
Anredera cordifolia (Ten.) Steenis, thuộc chi Anredera, họ Mồng tơi (Basellaceae).
17
Kết luận này cũng phù hợp khi so sánh với các mẫu tiêu bản khô cây và hoa Mồng
tơi núi (hay Mồng tơi củ) do Cử nhân Ngô Văn Trại thu hái tại 2 xã Mường Lống
và Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An và tại Đồng Văn, Hà Giang, được giám
định và được lưu tại Khoa Tài nguyên Dược Liệu của Viện Dược Liệu.
3.1.2. Nghiên cứu vi học vi phẫu
Nguyên liệu bao gồm thân, lá và thân rễ tươi, tiến hành làm vi phẫu các bộ
phận nhằm mục đích góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho công tác kiểm nghiệm
dược liệu Mồng tơi núi.
3.1.2.1. Tiến hành
- Thân, lá, thân rễ ngâm trong hỗn hợp cồn - nước (1:1) để bảo quản mẫu, tiến
hành cắt bằng dụng cụ cắt vi phẫu cầm tay, chọn các lát cắt mỏng, nguyên vẹn.
- Tẩy lát cắt bằng Cloramin B cho tới khi lát cắt trắng hoàn toàn.
- Rửa sạch nhiều lần bằng nước cất.
- Ngâm lát cắt trong dung dịch acid acetic 5% trong 30 phút.
- Nhuộm xanh methylen trong vòng 15 phút.
- Rửa sạch nhiều lần với nước cất.
- Nhuộm đỏ son phèn trong 15 phút.
- Rửa sạch nhiều lần với nước cất.
- Nhỏ 1 giọt Glycerin lên phiến kính, dùng chổi lông mềm đặt lát cắt lên, đậy
lamen, soi trên kính hiển vi.
3.1.2.2. Kết quả
Đặc điểm vi phẫu lá Mồng tơi núi
Quan sát vi phẫu lá qua kính hiển vi thấy có những đặc điểm sau:
Phần gân lá (Hình 3.3, tr.20): Gân trên lõm, gân dưới lồi. Biểu bì trên (1) và
biểu bì dưới (1’) cấu tạo gồm 1 hàng tế bào hình tròn nhỏ, xếp đều đặn. Sát biểu bì
trên và biểu bì dưới là mô mềm cấu tạo bởi các tế bào thành mỏng, hình đa giác
kích thước không đồng đều (2). Bó libe - gỗ nằm ở giữa xếp thành hình cung, gỗ (3)
ở trên, libe (4) ở dưới. Các bó mạch xếp rải rác trong mô mềm (6). Tinh thể calci
oxalat hình cầu gai nằm rải rác trong mô mềm (5).