Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tri thức sử dụng và thử tác dụng sinh học của cây dây đằng ca ( specuridaca inappendiculata hassk)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 86 trang )







BỘ Y
TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ
NỘI





















TRẦN THẾ DUYỆT










NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TRI THỨC SỬ
DỤNG VÀ THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
CÂY DÂY ĐẰNG CA
(SECURIDACA INAPPENDICULATA HASSK.)








KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ






HÀ NỘI –
2014





BỘ Y
TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ
NỘI






TRẦN THẾ DUYỆT










NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT,
THÀNH PHẦN HÓA HỌC, TRI THỨC SỬ
DỤNG VÀ THỬ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA
CÂY DÂY ĐẰNG CA
(SECURIDACA INAPPENDICULATA HASSK.)







KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ







Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Trần Văn Ơn

2. DS. Nghiêm Đức Trọng

Nơi thực hiện:

Bộ môn Thực vật trường Đại
học Dược Hà Nội


HÀ NỘI –
2014



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
PGS.TS. Trần Văn Ơn, người thầy đáng kính người thầy trao cho tôi
đề tài và trực tiếp hướng dẫn tận tình, tạo những điều kiện tốt nhất để tôi hoàn
thành đề tài này.
DS. Nghiêm Đức Trọng, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo
tận tình và giúp tôi hoàn thành khóa luận, người đã truyền cho tôi sự đam mê,
nhiệt huyết trong công việc, giúp tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất
trong thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn đến:
Các thầy cô, cùng các anh chị trong bộ môn Thực Vật, bộ môn Dược
liệu, bộ môn Dược lí, Trường Đại học Dược Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ dìu
dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Chú Quàng Văn Thanh (Điện Biên), bà Lương Thị Lộc (Tuyên
Quang), bà Triệu Thị Lá (Thái Nguyên) đã giúp đỡ, tạo những điều kiện
thuận lợi trong thời gian nghiên cứu.
Ban giám hiệu phòng Đào tạo và các thầy cô giảng dạy trong bộ môn
Thực Vật, cũng như trong trường Đại học Dược Hà Nội đã trang bị cho tôi
những kiến thức và kỹ năng quý báu làm hành trang để tôi vững bước tiến vào
cuộc sống.
Xin dành lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình và các bạn cùng
khóa K64 và các em K65, K66 cùng làm đề tài ở bộ môn Thực vật, Trường
Đại học Dược Hà Nội, đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực
hiện đề tài.

Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2014.
Sinh viên làm đề tài

Trần Thế Duyệt


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………… 1
PHẦN I: TỔNG QUAN 3
1.1. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Securidaca L. 3
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Securidaca L. 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Securidaca L. và Securidaca
inappendiculata Hassk. 3
1.1.3. Thành phần hóa học của cây Dây đằng ca 4
1.1.4. Tác dụng sinh học và công dụng của cây Dây đằng ca. 11
1.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên- xã hội của địa bàn nghiên cứu 13
1.2.1. Tỉnh Thái Nguyên 13
1.2.2. Tỉnh Tuyên Quang 16
1.2.3. Tỉnh Điện Biên 18
PHẦN II: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………22
2.1. Đối tượng nghiên cứu 22
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 22
2.2.2. Thời gian nghiên cứu 22
2.3. Phương tiện nghiên cứu 22



2.4. Nội dung nghiên cứu 23
2.4.1. Về đặc điểm thực vật cây Dây đằng ca 23
2.4.2. Định tính các nhóm chất tự nhiêncó trong cây Dây đằng ca 24
2.4.3. Điều tra tri thức sử dụng của người dân 24
2.4.4. Thăm dò tác dụng sinh học của cây Dây đằng ca dựa vào kết quả
cuộc điều tra 24
2.5. Phương pháp nghiên cứu 24
2.5.1. Về đặc điểm thực vật cây Dây đằng ca 24
2.5.2. Xác định các hợp chất tự nhiên có trong cây Dây đằng ca 24
2.5.3. Điều tra tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của một số cộng đồng
dân tộc 25
2.5.4. Thử tác dụng sinh học 26
PHẦN 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN …………………………….… 28
3.1. Đặc điểm thực vật cây Dây đằng ca 28
3.1.1. Đặc điểm hình thái của cây Dây đằng ca. 28
3.1.2. Đặc điểm vi phẫu cây Dây đằng ca……………… 29
3.1.3. Đặc điểm bột cây Dây đằng ca 32
3.2. Các hợp chất tự nhiên trong cây Dây đằng ca 34
3.3. Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của một số cộng đồng dân tộc 37
3.3.1. Nhận biết và tên gọi cây Dây đằng ca 37
3.3.2. Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca 38
3.3.3. Mức độ sử dụng cây Dây đằng ca 43
3.4. Thử tác dụng tăng lực của lá cây Dây đằng ca 45
3.4.1. Ảnh hưởng của cao 2:1 lên sự tăng trưởng thể trọng chuột 45
3.4.2. Đánh giá tác dụng của cao 2:1 46


3.5. Bàn luận 47

3.5.1. Về phương pháp……………………………………… ………… 47
3.5.2. Về kết quả … 49
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 555
4.1. Kết luận 55
4.1.1. Về thực vật 55
4.1.2. Về các hợp chất tự nhiên có trong cây Dây đằng ca 55
4.1.3. Về điều tra tri thức sử dụng 55
4.1.4. Về thử tác dụng dược lý 56
4.2. Đề xuất 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



DANH MỤC VIẾT TẮT

EC 50
Liều tác dụng tối đa trên 50% đối tượng thử
KL
Kết luận
KQ
Kết quả
MP
Nhiệt độ nóng chảy
NCCT
Người cung cấp tin
TTC
Thể trọng chuột
IC 50
Nồng độ ức chế 50% đối tượng thử

UBND
Ủy ban Nhân dân
VNU
Đại học Khoa học Tự nhiên





DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1
Các chất hóa học có trong cây Dây đằng ca đã được
nghiên cứu
6
Bảng 3.1
Kết quả định tính các thành hóa học trong lá, thân và rễ
cây Dây đằng ca.
35
Bảng 3.2
Tên gọi cây Dây đằng ca theo 4 dân tộc
37
Bảng 3.3
Bảng tỷ lệ người nhận thức đúng cây
38
Bảng 3.4
Tri thức sử dụng cây Dây đằng ca
39

Bảng 3.5
Khối lượng chuột tăng sau 7 ngày của 4 lô

45




DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình ảnh
Tên hình ảnh
Trang
Hình 1.1
Công thức hợp chất xanthon có trong cây Dây đằng ca
9
Hình 1.2
Công thức của một số benzophenon có trong cây Dây
đằng ca
10
Hình 1.3
Công thức một số hợp chất Saponin có trong cây Dây
đằng ca
10
Hình 1.4
Công thức của một số sterol có trong cây Dây đằng ca
11
Hình 1.5
Xã Yên Ninh
13
Hình 1.6

Xã Đội Cấn.
17
Hình 1.7
Xã Hua Thanh
20
Hình 1.8
Người Thái
21
Hình 1.9
Người Dao
21
Hình 1.10
Người Sán Chay
21
Hình 1.11
Người Tày
21
Hình 3.1
Mẫu cây Dây đằng ca
28
Hình 3.2
Vi phẫu thân cây Dây đằng ca
30
Hình 3.3
Vi phẫu lá cây Dây đằng ca
31
Hình 3.4
Bột thân cây Dây đằng ca
32
Hình 3.5

Bột lá cây Dây đằng ca
33
Hình 3.6
Đường cong tri thức sử dụng cây Dây đằng ca của
người dân 4 dân tộc
38


Hình 3.7

Biểu đồ mức độ sử dụng cây của người dân
43
Hình 3.8
Biểu đồ nhu cầu sử dụng cây Dây đằng ca trong tương
lai
44
Hình 3.9
Biểu đồ box plot về thời gian bơi của chuột ở 4 lô
46
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu năm 2006, Việt Nam có
3,948 loài thực vật và nấm lớn được sử dụng làm thuốc. Tuy nhiên phần lớn
các cây, con được sử dụng theo kinh nghiệm dân gian hoặc theo Y học cổ
truyền mà chưa được nghiên cứu kỹ và đầy đủ. Trong dân gian còn lưu truyền
rất nhiều cây thuốc và bài thuốc quý, đặc biệt là ở các vùng đồng bào ít người,
chưa được phát hiện, gìn giữ và bảo tồn dễ bị đứng trước nguy cơ mất đi dưới
sự tác động của con người vào thiên nhiên hiện nay.
Trong các cuộc điều tra thực địa ở vùng miền núi phía Bắc, chúng tôi

được tiếp xúc với nhiều dân tộc khác nhau và nhận thấy có một cây được các
thầy lang và người dân rất tin dùng, nhất là trong các bệnh có sự ứ huyết, khí
huyết không lưu thông như bị chấn thương, đau nhức xương khớp, đau
đầu,….Và đặc biệt là người dân tộc Dao ở Thái Nguyên rất tin tưởng vào tác
dụng tăng lực của cây, họ gọi cây với tên là cây Động lực. Điều đó cho thấy
tiềm năng, giá trị làm thuốc rất lớn của cây. Chúng tôi thu mẫu và tiến hành
giám định sơ bộ và tạm kết luận cây có tên khoa học là Securidaca
inappendiculata Hassk., còn gọi là cây Dây đằng ca.
Với mục đích tìm hiểu thêm về cây Dây đằng ca và tri thức sử dụng của
người dân một số cộng đồng dân tộc, để góp phần làm phong phú thêm nguồn
tài nguyên cây thuốc được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, tri thức
sử dụng của người dân và thử tác dụng sinh học của cây Dây đằng ca” với các
mục tiêu sau:
1. Mô tả đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học của cây Dây đằng
ca.
2. Định tính các nhóm chất tự nhiên của cây Dây đằng ca.
2

3. Điều tra tri thức sử dụng của người dân tộc Sán Chay ở xã Đội Cấn,
thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang; người dân tộc Tày và
Dao ở xã Yên Ninh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên; người
dân tộc Thái ở Xã Thanh Hua, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.
4. Thăm dò một tác dụng sinh học của cây Dây đằng ca dựa trên kết
quả điều tra.

3

PHẦN I: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật và phân loại chi Securidaca L.

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Securidaca L.
Theo hệ thống phân loại thực vật, chi Securidaca L. Họ Viễn chí
(Polygalaceae), Bộ Viễn chí (Polygalales), Phân lớp Hoa hồng (Rosidae), Lớp
Ngọc lan (Magnoliopsida), Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) [18].
1.1.2. Đặc điểm thực vật, phân bố của chi Securidaca L. và
Securidaca inappendiculata Hassk.
1.1.2.1. Đặc điểm thực vật chi Securidaca L.
Cây bụi leo. Lá đơn, so le, có tuyến ở mấu rõ, gân thứ cấp hình mạng
lưới. Cụm hoa chùm hoặc chùy, ở đầu cành hoặc nách lá. Hoa đối xứng hai
bên, nhỏ, có lá bắc. Đài 5, rụng sớm, không đều, 3 đài ngoài nhỏ, 2 đài trong
hình cánh hoa, lớn. Tràng 3, cánh hoa bên và cánh thìa hàn liền hoặc rời, cánh
thìa hình mũ, có phần phụ ở đỉnh. Nhị 8, đính nhau ở dưới, tạo thành hình
máng mở ở phía trên và đính với cánh hoa; bao phấn 2 ô, hình trứng, mở bằng
lỗ không đều. Đĩa dạng thận. Bầu 1 ô, noãn 1, noãn đảo, treo; vòi nhụy cong
hình liềm; đầu nhụy ngắn, chia thùy hoặc không. Quả khô, không tự mở,
thường có cánh, 1 hạt; cánh hình thuôn hoặc hình thoi - thuôn, mỏng, dai, với
nhiều gân. Hạt gần hình cầu, nội nhũ không có, mồng không có; áo hạt dạng
màng [8], [44].
Chi Securidaca L. có khoảng 80 loài: nguồn gốc ở vùng nhiệt đới châu
Mỹ, một số lượng nhỏ các loài phân bố ở các vùng nhiệt đới của châu Phi
và châu Á. Có một loài ở Việt Nam (Securidaca inappendiculata Hassk.) [8],
[7]. Hai loài (một loài đặc hữu) ở Trung Quốc [44].
1.1.2.2. Đặc điểm loài Securidaca inappendiculata Hassk.
Cây bụi leo cao 2-10m lên các cây gỗ. Thân hình trụ, nứt dọc, có rạch
đỏ [7]. Cành và cành non màu hơi đỏ, hơi có lông nằm. Lá màu lục nhạt, có
4

tuyến ở mấu rõ hình elip hay tròn, cuống lá dài 5-8mm, gốc lá tròn, có mũi
nhọn ngắn ở đầu, dài 7-9cm, rộng khoảng 4cm, mặt dưới trắng nhạt, mọc so
le, xếp hai dãy; gân bên 10-12 cặp, với các gân thứ cấp mờ [8], [44].

Cụm hoa ở nách lá hay ở ngọn thành chùy phân nhánh, gần nhẵn, dài
15cm. Cuống hoa dạng sợi, dài hơn hoa. Lá bắc dạng vẩy, dễ rụng. Hoa hồng
hoặc đỏ, dài 7mm. Đài 5, không đều, ngoài 3 đài hình chữ nhật hoặc hình
elip, gần như bằng nhau, nhỏ, dài 2 mm, đỉnh tù, có lông nhỏ; bên trong 2 đài
lớn, 7 × 5 mm, ở ngoài mép hơi vuốt lên, đỉnh tù, có lông nhỏ [44].
Cánh hoa 3, dính nhau, 2 cánh ở phía sau có phần rời hình tam giác
ngược, cụt ở đầu, cánh hoa thứ ba ở phía trước thành cánh thìa gần tròn,
không cuống hay gần không cuống, có mào ở đỉnh; mào dạng quạt có hình
thùy dạng răng, mở về phía lưng hoa. Nhị 8, dính ở gốc bởi chỉ nhị có phần
trên rời; bao phấn dài gấp 3 lần chỉ nhị, hình bầu dục. Bầu không cân, hình
elip, không có tai; vòi dính lưng với bầu, tạo thành khớp vuông góc về phía
giữa dạng sợi; đầu nhụy khó phân biệt với vòi; bầu chỉ còn 1 ô do bị tiêu biến.
Quả có cánh, dài 7-8cm, phần mang hạt ở dưới, có vân, nhăn nheo, hơi dẹp;
phần không sinh sản dạng màng, rộng 18mm, dạng lưỡi hái tù; hạt hình trứng,
treo, không có phôi nhũ [7], [44].
Phân bố: Bangldesh, Cambodia, Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanmar, Nepal, Philippines, Thái Lan [31], [44]. Ở Việt Nam, cây mọc
trong rừng thường xanh từ Kontum tới Đồng Nai [8], [7]. Ở Trung Quốc: khu
rừng rậm trong thung lũng , độ cao 500-1100 m ở Quảng Đông, Quảng Tây,
Hải Nam, Vân Nam [44]. Cây mọc rải rác trong rừng thường xanh. Ra hoa
quả từ tháng 5 đến tháng 9 [44].

1.1.3. Thành phần hóa học của cây Dây đằng ca

5

- Ở Việt Nam:
Hiện chưa thấy nghiên cứu nào về thành phần hóa học của cây Dây
đằng ca.
- Trên thế giới:

Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra trong cây có các thành phần thuộc
các nhóm chức như acid, benzophenone, xanthone, sterol (Bảng 1.1)


Bảng 1.1. Các chất hóa học có trong cây Dây đằng ca đã được nghiên cứu
STT
Nhóm chất
Tên chất
Bộ
phận
Tài liệu
1
Acid
+ Acid 4,4-Dimethyl-1,7-heptanedioic
Thân
[22]
- + Acid 3, 4-dihydroxybezoic
- + Acid 3-hydroxy-4-methoxylbenzoic
+ Coniferaldehyde
Cả cây
[39]
 + Acid ferulic
- + Acid cinnamic
- + Acid palmitic
- + Acid salicylic
+ Acid benzoic
Thân
cây
[40]
+ Acid oleanolic

- - + Acid p-hydroxytruxinic
+ Acid p-coumaric
Cả cây
[41]
2
Benzophenone

+ 4-hydroxy-2, 3-dimethoxybenzophenon
+ 2-methoxy-(3,4-methylenedioxy)benzophenone
Rễ
[32]
+ 4-hydroxy-2,6-dimethoxy-benzophenone
Rễ
[43]
3
Đường
+ β-D-(3,4-O- disinapoyl)fructofuranosyl-α-D-(6-O-sinapoyl) gluco-
pyranoside
+ β-D-(3-O-feruloyl)fructofuranosyl-α-D-(6-O-sinapoyl)glucopyrano-side
Thân
cây
[42]
6


STT
Nhóm chất
Tên chất
Bộ
phận

Tài liệu
+ β-D- (3-O-feruloyl) fructofuranosyl-α-D- (6-O-feruloyl)glucopyranoside
4
Xanthone
+ 1,7-Dihydroxy-3,4-dimethoxyxanthone
+ 2,7-Dihydroxy-1-methoxyxanthone
+ 1,6-Dihydroxyxanthone
+ 1,7-Dihydroxyxanthone
+ 1,3,7-Trihydroxy-2-methoxyxanthone
Thân
[22]
+ 3-hydroxy-1,2,5,8-tetramethoxyxanthone
Rễ
[33]
+ Securixanthones A (1,3,7-trihydroxy-2,8-dimethoxyxanthone)
+ Securixanthones B (3,7-dimethoxy-4-hydroxyxanthone
Thân
[34]
+ Securixanside A (6-O-beta-D-glucopyranosyl-1-hydroxy-4,7-
dimethoxyxanthone)
+ Securixanside B (3-O-beta-D-glucopyranosyl-1,7-dihydroxy-2-
methoxyxanthone).
+ Securixanside C (6-O-beta-D-glucopyranosyl-1-hydroxy-4,7-
dimethoxyxanthone).
Thân
[36]
+ 1, 2, 5-trihydroxy-6, 8-dimethoxy-9H-xanthen-9-one
+ 1, 5-dihydroxy-2, 6, 8-trimethoxy-9H-xanthen-9-one
+ 3, 8-dihydroxy-1, 4-dimethoxy-9H-xanthen-9-one
+ 4, 6-dihydroxy-1, 5, 7-trimethoxy-9H-xanthen-9-one

Thân rễ
[38]
7


STT
Nhóm chất
Tên chất
Bộ
phận
Tài liệu
+ 1, 7-dihydroxy-9H-xanthen-9-one
+ 4-hydroxy-3, 7-dimethoxy-9H-xanthen-9-one
+ 1,7-dimethoxy-9H-xanthen-9-one
+ Aucuparin
+ 7-hydroxy-1, 2, 3, 8-tetramethoxyxanthone
+ 1, 3, 8-trihydroxy-4-methoxyxanthone
+ 1, 3, 6-trihydroxy-2,7-dimethoxyxanthone
+ 7-hydroxy-1, 2, 3, 8-tetrame thoxyxanthone
+ 1, 3, 8-trihydroxy-4-methoxyxanthone-1, 3, 8-trihydroxy-2-
methoxyxanthone
Thân rễ
[39]
5
Saponin
+ Securiosides A and B
Rễ
[30],
[37]
+ Beta-sitosterol

+ Daucosterol
Thân rễ
[41]
6
Sterol
+ Securisteroside
+ Sterols, spinasterol
+ 3-O-beta-D-glucopyranosyl-spinasterol
Rễ
[27]
8
9

Công thức hợp chất xanthon

Hình 1.1. Công thức hợp chất xanthon có trong cây Dây đằng ca
1,3,7-trihydroxyl-xanthone (A) R1, R3, R7 = OH.
1,3,7-trihydroxyl-2-methoxyl-xanthone (B) R1, R3, R7 = OH, R2 =
OCH
3
.
1,5-dihydroxyl-2,6,8-trimethoxyl-xanthone (C) R1, R5 = OH, R2, R6,
R8 = OCH
3
.
1,3,7-trihydroxyl-4-methoxyl-xanthone (D) R1, R3, R7 = OH, R4 =
OCH
3
.
1,7-dihydroxyl-3,4-dimethoxyl-xanthone (E) R1, R7 = OH, R4 =

OCH
3
.
1,7-dihydroxyl-xanthone (G) R1, R7 = OH.
1,3,7-trihydroxyl-2,8-dimethoxyl-xanthone (H) R1, R3, R7 = OH, R2,
R8 = OCH
3
.
2- hydroxyl-1,7-dimethoxyl-xanthone (I) R2 = OH, R1, R7 = OCH
3
.
1,3,6-trihydroxyl-2,7-dimethoxyl-xanthone (J) R1, R3, R6 = OH, R2,
R7 = OCH
3
.
7-hydroxyl-1,2- dimethoxyl-xanthone (K) R7 = OH, R1, R2 = OCH
3
.



10

Công thức của benzophenon [32]

1: 2-methoxy-(3,4-methylenedioxy)benzophenone
2: 4-hydroxy-2,3-dimethoxybenzophenon
Hình 1.2. Công thức của một số benzophenon có trong cây Dây
đằng ca.
Công thức của saponin














Securioside A và B [30]
Daucosterol [41]


Beta-sitosterol [41]
Hình 1.3. Công thức một số hợp chất Saponin có trong cây Dây đằng ca
Công thức của sterol [27]
11



3-O-beta-D-glucopyranosyl-
spinasterol
Spinasterol

Hình 1.4. Công thức của một số sterol có trong cây Dây đằng
ca

1.1.4. Tác dụng sinh học và công dụng của cây Dây đằng ca.
1.1.4.1. Tác dụng sinh học
- Tác dụng hạ đường huyết
Dịch chiết từ thân cây có tác dụng ức chế α-glucosidase, điều trị đái tháo
đường: Dịch chiết cồn 95
0
của thân cây lần lượt được lắc với các dung môi
Dicloromethane (SID), Ethyl acetat (SIE), Aceton (SIA) và Methanol (SIM).
Các phân đoạn lần lượt được thử tác dụng ức chế α-glucosidase trên chuột
nhắt. Kết quả: tính ức chế các phần phân đoạn khác nhau là khác nhau. Tất cả
các phân đoạn đều ức chế hoạt động α-glucosidase. SIE ức chế sự hoạt động
bằng 70.6%, trong khi SIA và SIM cho thấy tương đối hoạt động thấp ức chế
(40.0%). Tất cả các phân đoạn ức chế hoạt động của enzym trong một loại
liều phụ thuộc. Các IC50s của SID, SIE, SIA, SIM, và Acarbose là 712, 446,
1123, 1418 và 735mg/mL [25].
- Tác dụng kháng khuẩn, chống viêm
Chất 1,3,7-Trihydroxyxanthone được chiết từ thân cây có tác dụng
kháng khuẩn Mycobacterium tuberculosis, chống viêm trung bình (IC
12

(50) = 2500.85 ± 50.50 µM), chống gốc tự do với khả năng 63.4% ở 10 µg/mL
và 47.8% ở 2 µg/mL [22], [28].
- Tác dụng gây độc tế bào
Chất 1,7-Dihydroxyxanthone được chiết từ thân cây có tác dụng gây
độc tế bào (tế bào ung thư bạch cầu P388 ED50= 1.21μg/mL, kiểm soát
Mithramycin ED50= 0.06μg/mL, tế bào ung thư đại tràng HT29 ED50 =
3.94μg/mL, Mithramycin ED50= 0.08μg/mL), gây độc tế bào không hoạt
động (dòng tế bào ung thư phổi NCI-H187, kiểm soát Ellipticine, IC50 =
(0.35±0.15)μg/mL), chống viêm [22].
- Tác dụng chống viêm

Chất Securiosides A và B được chiết từ rễ cây có tác dụng gây độc tế
bào chọn lọc mạnh, chống lại M-CSF được kích thích bởi đại thực bào và đã
được đề xuất có tiềm năng như các nhân tố mới cho điều trị các bệnh viêm
nhiễm như viêm khớp dạng thấp và xơ vữa động mạch [30], [37].
- Tác dụng lợi tiểu
Chất α– Spinasterol (24α-ethyl-5α-cholesta-7-trans,22-dien-3β-ol [481-
7-4] C
29
H
48
O). Tinh thể hình kim không màu (ethanol), m
p
159 ~ 160 ºC, m
p

157 ~ 159 ºC, (


= -0.05 º (C = 0.055, CHCl
3
). Tác dụng dược lý: chống
viêm; thuốc lợi tiểu; ức chế sự tăng sinh tế bào (tế bào mô liên kết cầu thận
gây ra bởi nồng độ đường cao ở môi trường xung quanh, IC50 = 3.9ng/mL,
9.5pmol / L, khả năng ức chế cao hơn khoảng 1000 lần, làm giảm đáng kể
tăng triglyceride trong huyết thanh, trọng lượng thận và protein trong nước
tiểu do streptozotocin gây ra bệnh tiểu đường chuột) [23].
1.1.4.2. Công dụng của cây Dây đằng ca
Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ [7], [8].
Tính vị, tác dụng: Vị cay, ngọt, đắng, chua, mặn, tính hơi hàn; có tác
dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng giảm đau, thanh nhiệt lợi niệu [7], [8].

13

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được dùng trị đòn ngã tổn thương,
phong thấp đau xương, viêm dạ dày - ruột cấp tính [7], [8].
- Dịch chiết rễ cây có tác dụng giải cảm trúng gió, thấp ứ đọng, tan máu
ứ và giảm đau. Ví dụ như trong một số bệnh như chấn thương, ngã, đau nhức
xương khớp do khí huyết ứ, viêm dạ dày ruột, viêm da dị ứng [24].
1.2. Khái quát đặc điểm tự nhiên- xã hội của địa bàn nghiên cứu
1.2.1. Tỉnh Thái Nguyên
1.2.1.1. Xã Yên Ninh (huyện Phú Lương- tỉnh Thái Nguyên) [18]

Hình 1.5. Xã Yên Ninh
a. Điều kiện tự nhiên
Xã Yên Ninh là một xã phía Bắc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 43km. Xã nằm dọc
14

hai bên đường quốc lộ số 3, có diện tích 55.35km
2
và độ cao từ 200-400m so
với mặt nước biển.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội [19]
Xã gồm 16 thôn, 1571 hộ với 6400 dân (2005). Thành phần dân tộc của
xã bao gồm: Tày (2845 người), Kinh (1548 người), Dao (955 người), Sán
Chay (633 người), Nùng (237 người) và một số hộ gia đình dân tộc Mường,
Hoa, Thái.
Trong xã, người Dao cư trú trên đất núi đá vôi ở phía Đông Nam với
hoạt động canh tác một phần vẫn là phát nương làm rẫy và vẫn gắn liền với
núi rừng. Trong khi đó, người Tày cư trú ở khu vực đất ferarit trên nền cát với
độ dốc vừa phải ở phía Tây, người Kinh cư trú chủ yếu dọc đường quốc lộ và

các dải đất ven suối, với hoạt động canh tác chính là trồng lúa nước.
Về giáo dục, xã có một trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và
một trường trung học phổ thông phục vụ nhu cầu giảng dạy cho 920 học sinh.
Ngoài ra còn có một số trường mẫu giáo ở các thôn. 100% trẻ con trong độ
tuổi được đi học. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông cơ sở trong xã đạt
96.2%. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông khoảng 60%.
Về y tế, xã có một trạm y tế với 7 cán bộ trong đó có một bác sĩ, 5 y tá
và một hộ lý. Bên cạnh đó, mỗi thôn đều có một nhân viên y tế thôn bản và
một cộng tác viên dân số. Xã có một chi hội Đông y với 22 thành viên thuộc
các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Kinh. Hoạt động chữa bệnh bằng y học cổ
truyền tại xã vẫn còn rất mạnh.
1.2.1.2. Dân tộc Dao Tiền [1]
Người Dao Tiền vốn có nguồn gốc ở Quảng Đông (Trung Quốc), di cư tới
Quảng Yên rồi phân tán tới Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang,
Lào Cai, Yên Bái và khoảng cuối thế kỉ XVIII. Hiện nay, người Dao Tiền cư
trú ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.
15

Người Dao tự gọi mình là “ Dìu miền” hay ” Kiềm miền”. “Dìu miền”
có nghĩa là người Dao. Còn “Kiềm miền” có nghĩa là người ở rừng do cuộc
sống hộ luôn gắn liền với lúa nương trên ruộng bậc thang, ngô, sắn và một số
loại rau màu khác trên những sườn núi. Bên cạnh đó người Dao còn một số
nghề phụ khác và nghề thủ công như: đan lát, dệt vải, làm giấy… Đặc biệt là
nghề làm thuốc Nam do xuất phát từ cuộc sống ở vùng sâu vùng xa nên y học
dân tộc luôn đóng một vai trò chủ đạo. Phần lớn các gia đình người Dao đều
tự chữa bệnh cho các thành viên trong gia đình theo các bài thuốc cha truyền
con nối. Cây thuốc được người Dao sử dụng rất đa dạng và để chữa nhiều
bệnh chứng khác nhau.
Không biết từ bao đời nay, dù mùa đông hay mùa hè, theo
truyền thống những thế hệ con cháu của đồng bào dân tộc Dao đều sử dụng

những loài cây cỏ khác nhau để đun nước tắm chữa bệnh, mỗi nhà đều tự nấu
cho mình một nồi nước tắm mỗi ngày. Thuốc tắm đã trở thành phương tiện ch
ăm sóc sức khỏe không thể thay thế được những khi gia đình có người ốm
đau, mệt mỏi. Khi người mẹ sinh con, người chồng lại lên rừng hái lá thu
nấu nước tắm cho vợ. Người Dao cho rằng, sau khi sinh 3 ngày, chỉ cần
người phụ nữ Dao tắm lá thuốc mỗi ngày một lần trong 7 ngày thì sẽ khỏe
mạnh trở lại và phòng được các chứng bệnh yếu mỏi khi về
già. Bất kỳ khi nào làm việc nhiều, thấy cơ thể mỏi mệt, khi thời tiết thay đổi,
nhức đầu, khản cổ, đi đường xa, đau chân, đau tay… đều tắm lá thuốc. Đó là
truyền thống từ rất lâu đời của dân tộc Dao

1.2.1.3. Người Tày [1]
Tên gọi khác: Thổ.
Nhóm địa phương: Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa Dí.
Dân số: 1,477,514 người.

×