Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần tinh dầu cây co chuông hôm ở điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 57 trang )







 U

NGHIÊN CU M THC VT
VÀ THÀNH PHN TINH DU CÂY
CO CHUÔNG HÔM
(CINNAMOMUM SP.)  N BIÊN

KHÓA LUN TT NGHIP 


- 2014




 U

NGHIÊN CM THC VT
VÀ THÀNH PHN TINH DU CÂY
CO CHUÔNG HÔM
(CINNAMOMUM SP.)  N BIÊN

KHÓA LUN TT NGHI



ng dn:
Ds. Nghiêm Đức Trọng
c hin:
Bộ môn Thực Vật
Trường Đại học Dược Hà Nội

- 2014

Lời cảm ơn
Trong thời gian tôi thực hiện và hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ hết sức nhiệt tình cả về tinh thần và điều
kiện vật chất phục vụ nghiên cứu của thầy Nghiêm Đức Trọng, qua đây xin
được gửi tới thầy lời biết ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Toàn thể các thầy cô và các chị kỹ thuật viên của Bộ môn Thực vật-
Trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Các cá nhân và tập thể của Bộ môn Dược liệu-Trường Đại học Dược
Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong phương diện kĩ thuật để hoàn thành khóa luận,
bên cạnh đó cũng xin được gửi lời cảm ơn tới hai thầy Vũ Ngọc Lộ và Phạm
Văn Khiển nguyên cán bộ của Bộ môn về những tài liệu và ý kiến góp ý vô
cùng quý báu.
Cuối cùng tôi xin được cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn
bè đặc biệt là các sinh viên nghiên cứu tại Bộ môn Thực vật-Trường Đại học
Dược Hà Nội đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khóa luận của mình.
Hà Nội, tháng 5/2014.


ĐỖ VĂN HIỆU





MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ……………………… ………………………………
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN………………………………………………
22222 2

1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN
BỐ CHI CINNAMOMUM SCHAEFFER……………………

2


1.1.1. Vị trí phân loại chi Cinnamomum Schaeffer…………
2


1.1.2. Đặc điểm thực vật chi Cinnamomum Schaeffer………
2


1.1.3. Phân bố các loài thuộc chi Cinnamomum Schaeffer
3

1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TINH DẦU CỦA MỘT SỐ

LOÀI THUỘC CHI CINNAMOMUM SCHAEFFER Ở
VIỆT NAM………………………………………… ………


3


1.2.1. Những nghiên cứu về tinh dầu Vù hương (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack) Nees).……………………… ………

3


1.2.2. Những nghiên cứu về tinh dầu Long não (Cinnamomum
camphora (L.) J. Presl)……………………………………

9


1.2.3. Nghiên cứu về tinh dầu Quế cuống dài (Cinnamomum
longipetiolatum H. W. Li)…………………………………

14

1.3. CAMPHOR……………………………………………………
15

1.3.1. Công thức phân tử……………………………………………
15


1.3.2. Nguồn gốc, điều chế………………………………………
16

1.3.3. Tác dụng dược lý……………………………………………
17


1.3.4. Công dụng…………………………………………………
17
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……
19

2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị………………………………………
19


2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu …………………………………….
19




2.1.2. Thiết bị và hóa chất nghiên cứu……………………………
19

2.2. Nội dung nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu………….
20


2.2.1. Nghiên cứu về đặc điểm thực vật…………………………

20


2.2.2. Nghiên cứu hàm lượng và thành phần tinh dầu……………
20
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ……………………………
23

3.1. Kết quả thực nghiệm………………………………………….
23


3.1.1. Đặc điểm thực vật cây Co chuông hôm……………………
23


3.1.2. Hàm lượng và thành phần tinh dầu………………………….
30

3.2. Bàn luận………………………………………………………
34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………….………………………………
38
PHỤ LỤC………………………………………………………………

PHỤ LỤC I
Phiếu giám định tên khoa học
PHỊ LỤC II

Giấy chứng nhận mã số tiêu bản (HNIP)
PHỤ LỤC III
Pic sắc kí GC/MS
PHỤ LỤC IV
Ảnh bộ dụng cụ định lƣợng tinh dầu















Danh mục viết tắt


STT
Từ/ cụm từ đầy đủ
Viết tắt
1
Gas Chromatography Mass Spectometry
GC/MS
2

Hàm lượng tinh dầu
HLTD
3
Số thứ tự
STT
4
Tinh dầu
TD















Danh mục bảng biểu

Số hiệu
Tên bảng
Trang
Bảng 1.1.
Hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ Safrol trong tinh dầu

gỗ rễ Vù hương phân bố ở các vùng khác nhau của
Việt Nam
4
Bảng 1.2.
So sánh các thành phần tinh dầu ở 2 dạng Vù
hương (“xanh” và “tía đỏ”) tại Định Hóa (Thái
Nguyên)
6
Bảng 1.3.
Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Vù
hương Tam Đảo-Vĩnh Phú
7
Bảng 1.4.
Tỷ lệ Safrol và Methyl eugenol trong tinh dầu các
bộ phận của Vù hương Tam Đảo-Vĩnh Phú
8
Bảng 1.5.
So sánh hàm lượng tinh dầu lá Long não ở các độ
tuổi khác nhau
9
Bảng 1.6.
Phân nhóm Long não dựa vào thành phần
hóa học tinh dầu lá
12
Bảng 1.7.
Thành phần chính tinh dầu gỗ rễ Long não của
các nhóm I, II, III
13
Bảng 1.8.
Tỷ lệ các hợp chất trong tinh dầu lá của

Quế cuống dài
15
Bảng 2.1.
Chương trình nhiệt độ sử dụng trong GC/MC phân
tích tinh dầu
22
Bảng 3.1.
Hàm lượng tinh dầu các bộ phận của cây
30


Bảng 3.2.
Thành phần tinh dầu gỗ rễ Co chuông hôm
31
Bảng 3.3.
Thành phần tinh dầu gỗ thân Co chuông hôm
32
Bảng 3.4.
Thành phần tinh dầu lá Co chuông hôm
33
Bảng 3.5.
So sánh hàm lượng tinh dầu lá Co chuông hôm với
các bộ phận khác nhau của cây Long não ở Việt
Nam
35
Bảng 3.6.
So sánh tỷ lệ Camphor trong tinh dầu của lá Co
chuông hôm với các mẫu tinh dầu Long não và
Quế cuống dài ở Việt Nam
36
















Danh mục hình vẽ, đồ thị

Số hiệu
Tên hình vẽ, đồ thị
Trang
Hình 1.1
Công thức cấu tạo của Camphor
16
Hình 3.1
Ảnh chụp cây Co chuông hôm tại thực địa
24
Hình 3.2
Đặc điểm hình thái lá
25
Hình 3.3

Hình thái cụm hoa và lá bắc
25
Hình 3.4
Một số đặc điểm hoa
26
Hình 3.5
Hình vẽ mô tả hoa
26
Hình 3.6
Vi phẫu thân
27
Hình 3.7
Vi phẫu gân lá
28
Hình 3.8
Vi phẫu phiến lá
29





1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong một chuyến đi khảo sát các tài nguyên thực vật có tinh dầu tại
huyện Điện Biên-Tỉnh Điện Biên vào tháng 8 năm 2011, chúng tôi đã phát
hiện ở đây một loài cây gỗ cao lớn, lá có mùi thơm giống như mùi Long não
mà người Thái ở đây vẫn gọi là Co chuông hôm. Theo phân loại sơ bộ của
chúng tôi loài này thuộc chi Cinnamomum họ Long não (Lauraceae).

Khảo sát sơ bộ về tinh dầu trong lá của cây thực hiện tại Hà Nội cho
thấy hàm lượng tinh dầu trong lá là khá cao (khoảng 4,0%) với thành phần
chính là Camphor.
Sau đó qua tìm hiểu từ những người dân địa phương chúng tôi được
biết khoảng đầu những năm chín mươi của thế kỉ trước, rễ của cây Co chuông
hôm được thu mua ồ ạt ngay tại địa phương để chưng cất tinh dầu làm cho số
cá thể cây loài này trong vùng giảm mạnh, hầu hết các cây to, nhiều năm tuổi
đều bị khai thác hết, các cây còn lại tại thời điểm chúng tôi khảo sát đều là
cây có độ tuổi dưới 20 năm.
Nhận định đây là loài cây tinh dầu rất đáng chú ý, có khả năng đem lại
lợi ích kinh tế cao, không chỉ vậy chúng đang rất cần được nghiên cứu để bảo
tồn trước nguy cơ bị cạn kiệt bởi nạn khai thác tràn lan tài nguyên rừng.
Chính vì những lí do đó chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm
thực vật và thành phần tinh dầu của cây Co chuông hôm (Cinnamomum
sp.) ở Điện Biên” với các mục tiêu:
1. Nghiên cứu, mô tả các đặc điểm thực vật và xác định tên khoa học
cây Co chuông hôm.
2. Xác định được hàm lượng và thành phần hóa học tinh dầu các bộ
phận khác nhau của cây.
2

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. VỊ TRÍ PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN BỐ
CỦA CHI CINNAMOMUM SCHAEFFER
1.1.1. Vị trí phân loại chi Cinnamomum Schaeffer
Cinnamomum là một chi thực vật nằm trong họ Long não (Lauraceae).
Vị trí của chi Cinnamomum trong khung phân loại thực vật của Takhtajan
1987 như sau [4]:
Ngành Ngọc lan Magnoliophyta

Lớp Ngọc lan Magnoliopsida
Phân lớp Ngọc lan Magnoliidae
Liên bộ Ngọc lan Magnolianae
Bộ Long não Laurales
Họ Long não Lauraceae
Chi Long não Cinnamomum

1.1.2. Đặc diểm thực vật chi Cinnamomum Schaeffer
Theo các tài liệu [4], [7], [17] chi Cinnamomum được mô tả như sau:
Cây gỗ hoặc cây bụi, thường xanh; có vỏ, cành, lá có mùi thơm. Lá
mọc đối hoặc so le, có 3 gân chính, đôi khi có gân lông chim, có hai tuyến ở
gần gốc phiến lá.
Cụm hoa chùy ở nách lá, ngọn cành hoặc xếp ở bên phía gốc các nhánh
non. Hoa màu vàng, trắng, kích thước nhỏ hay trung bình; lưỡng tính hoặc
đơn tính do tiêu biến; các hoa cái thường lớn hơn các hoa đực. Bao hoa có 6
3

phiến gần bằng nhau. Nhị sinh sản 9 hoặc ít hơn do tiêu biến; các nhị vòng 1
và 2 không có tuyến, bao phấn hướng trong, 4 ô phấn; các nhị vòng 3 hướng
ngoài, gốc có 2 tuyến; nhị lép 3, đầu hình tim hay mũi tên. Nhụy có bầu nằm
trong ống, thon lại thành vòi tận cùng là đầu nhụy dạng đĩa hoặc hơi có 3
thùy. Quả mọng đính trên đế hoa bằng phẳng hoặc đồng trưởng, cụt hoặc có 6
thùy; các thùy bao hoa rụng sớm hoặc tồn tại.
1.1.3. Phân bố các loài thuộc chi Cinnamomum Schaeffer
Chi Cinnamomum Schaeffer có khoảng 250 loài, phân bố chủ yếu ở
châu Á, Australia và Tây Thái Bình Dương [7], [14], [17]. Theo thống kê chi
Cinnamomum có 42 loài tại Việt Nam [13], [14].
1.2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TINH DẦU CỦA MỘT SỐ LOÀI
THUỘC CHI CINNAMOMUM SCHAEFFER Ở VIỆT NAM
Rất nhiều loài trong chi Cinnamomum được sử dụng làm thuốc, làm gia vị

hay lấy gỗ, ngoài ra chúng còn là những nguồn nguyên liệu tinh dầu rất có giá trị
[14]. Sau đây là tổng quan các nghiên cứu về tinh dầu của một số loài thuộc chi
Cinnamomum.
1.2.1. Những nghiên cứu về tinh dầu Vù hƣơng (Cinnamomum
parthenoxylon (Jack) Nees)
Vù hương còn gọi là Xá xị hay Gù hương là cây có chứa tinh dầu có
giá trị cao do đó vào những năm tám mươi, chín mươi của thế kỉ trước loài
này đã bị khai thác ồ ạt tới cạn kiệt tại Việt Nam [1], [4], [12].
Tinh dầu có trong hầu hết các bộ phận của cây, nhưng hàm lượng và
thành phần tinh dầu trong từng bộ phận của cây lại biến đổi rất lớn. Hàm
lượng và thành phần tinh dầu không chỉ biến đổi theo bộ phận mà còn thay
4

đổi theo dạng, vùng trồng, thời gian thu hái [12], [14]. Sau đây là một số kết
quả nghiên cứu về tinh dầu Vù hương tại Việt Nam.
 Hàm lượng và thành phần tinh dầu rễ Vù hương
- Tinh dầu gỗ rễ Vù hương phân bố ở các vùng khác nhau ở Việt Nam
đều chứa hợp chất Safrol với tỷ lệ lớn. Hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ Safrol
trong tinh dầu gỗ rễ của cây Vù hương phân bố trên các vùng khác nhau của
nước ta ít biến đổi [14]:
Bảng 1.1. Hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ Safrol trong tinh dầu gỗ rễ
Vù hương phân bố ở các vùng khác nhau của Việt Nam
Vùng phân bố
HLTD trung bình (%)
Hàm lượng
Safrol
Ghi
chú
Lâm Đồng
3,1

90-94

Thừa Thiên Huế
3,2
94-96

Quảng Bình
3,0
90-92

Hà Tĩnh
3,2
91-94

Nghệ An
3,2
91-94

Hòa Bình
3,1
92-95

Sơn La
3,1
92-94

Thái Nguyên
3,3
91-93


Tuyên Quang
3,4
92-96

Vĩnh Yên
3,1
90-93

Tam Đảo-Vĩnh Phú
tháng 3
2,47
93,27
[12]
5

Tam Đảo-Vĩnh Phú
tháng 5
2,6
90,57
[12]

Bảng trên cho thấy hàm lượng tinh dầu của các cây Vù hương phân bố
ở các khu vực địa lý khác nhau tại Việt Nam thay đổi không nhiều trong
khoảng 2,47-3,4%. Safrol là thành phần chính trong tinh dầu gỗ rễ, tỷ lệ
Safrol trong các mẫu tinh dầu Vù hương phân bố tại khu vực địa lý khác nhau
dao động nhỏ trong khoảng 90-96%.
- Cũng từ rễ, nhưng thành phần tinh dầu của vỏ rễ và gỗ rễ rất khác
nhau [14]:
Tinh dầu gỗ rễ có chứa khoảng 21 hợp chất, thành phần chính là
Safrol (90-96%) tiếp theo là các thành phần Elemicin (2,6%), Methyl eugenol

(1,3%), Benzyl Benzoat (1,1%), Tetradecanal (0,9%), Còn trong tinh dầu vỏ
rễ lại có tới 40 hợp chất, trong đó chủ yếu là Benzyl benzoat (52%), tiếp theo
đó là δ-Cadinen (5,0%), δ-Cadinol (5,0%), Calamenen (4,5%), Safrol (3,1%),
α-Copaen (2,5%),…
 Thành phần tinh dầu của các dạng Vù hương khác nhau:
Loài Vù hương phân bố rộng khắp ở Đông Nam Á và Nam Trung Quốc
do đó rất đa dạng về hình thái, riêng ở Định Hóa (Thái Nguyên) đã gặp 2
dạng Vù hương khác nhau là Vù hương “xanh” và Vù hương “tía đỏ”, nghiên
cứu thành phần hóa học tinh dầu của 2 dạng Vù hương này cho kết quả như
sau (Bảng 1.2.) [14]:





6

Bảng 1.2. So sánh các thành phần tinh dầu ở 2 dạng
Vù hương (“xanh” và “tía đỏ”) tại Định Hóa (Thái Nguyên)

Hợp chất

Tỷ lệ (%)
Dạng Vù hương “xanh”
Dạng Vù hương “ tía đỏ”

Thân
Rễ

Thân

Rễ
Safrol
1,4
89,9
91,0
6,3
78,2
89,7
Methyl eugenol
9,5
2,0
2,3
-
11,2
4,5
1,8-Cineol
32,2
1,0
-
Vết
0,2
0,1
Linalol +
Terpinolen
2,2
0,2
0,06
33,2
Vết
-

Sabinen
12,5
Vết
0,1
13,0
0,1
Vết
Terpinen-4-ol
3,9
Vết
-
-
-
-
α-Pinen
5,2
Vết
0,9
1,3
Vết
Vết
Số hợp chất đã
biết
38
27
7
12
31
22


Thành phần chính của tinh dầu lá Vù hương “xanh” là 1,8-Cineol còn ở
Vù hương “tía đỏ” là Linalol và Terpinolen. Thành phần tinh dầu rễ vẫn có sự
giống nhau giữa 2 dạng với thành phần chính là Safrol phù hợp với các
nghiên cứu khác đã nói ở trên.



7

 Hàm lượng và thành phần tinh dầu ở các bộ phận khác nhau của cây
Vù hương
Mẫu nghiên cứu được phân loại thành gỗ rễ, gỗ thân, vỏ rễ, vỏ thân,
cành non và lá thu tại Tam Đảo-Vĩnh Phú (cũ) vào tháng 3 và tháng 5. Kết
quả định lượng tinh dầu trong các bộ phận này như sau [12]:
Bảng 1.3. Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây
Vù hương Tam Đảo-Vĩnh Phú

Các bộ phận
của cây
HLTD (%)
Mẫu thu tháng 3
Mẫu thu tháng 5
Tươi
Khô tuyệt đối
Tươi
Khô tuyệt đối
Gỗ rễ
1,6
2,47
1,7

2,6
Gỗ thân
1,4
2,17
1,6
2,48
Vỏ rễ
0,4
0,81
0,5
1,05
Vỏ thân
0,5
0,85
0,4
0,68
Cành non
0,7
1,15
0,6
0,99

2,0
3,56
1,8
3,20

Bảng trên cho thấy hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Vù
hương có sự khác nhau khá lớn, tinh dầu tập trung nhiều ở lá, gỗ rễ, gỗ thân, ở
các bộ phận khác hàm lượng tinh dầu thấp hơn đáng kể. Hàm lượng tinh dầu

của các bộ phận thu vào tháng 5 không thay đổi nhiều so với mẫu thu tháng 3.
8

Khi phân tích các mẫu tinh dầu thu được ở trên, đã xác định được 2
thành phần chính là Safrol và Methyl eugenol, kết quả được tóm tắt như sau:
Bảng 1.4. Tỷ lệ Safrol và Methyl eugenol trong tinh dầu các bộ phận của
Vù hương Tam Đảo-Vĩnh Phú
Hợp chất

Bộ phận
Safrol
Methyl eugenol
Mẫu thu
tháng 3
Mẫu thu
tháng 5
Mẫu thu
tháng 3
Mẫu thu
tháng 5
Gỗ rễ
93,27
90,57
5,54
7,25
Gỗ thân
74,89
79,88
23,57
17,24

Vỏ rễ

46,48*
14,02**
36,64

32,48
83,10
20,59

Vỏ thân
5,55
7,42
94,44
86,36
Cành non
3,25
15,35
96,55
70,62

2,48
1,79
97,36
98,02
Ghi chú: (*) tinh dầu vỏ rễ phần nặng hơn nước
(**) tinh dầu vỏ rễ phần nhẹ hơn nước
Dễ dàng nhận thấy Safrol chủ yếu ở phần gỗ, đặc biệt là gỗ rễ, ở phần
vỏ ít hơn và giảm dần từ vỏ rễ, vỏ thân đến lá. Ngược lại Methyl eugenol lại
có nhiều ở vỏ, tăng dần từ vỏ rễ đến vỏ thân và cao nhất ở lá.

Cũng như hàm lượng tinh dầu, tỷ lệ các thành phần trong tinh dầu của
mẫu thu vào tháng 3 và tháng 5 khác biệt không nhiều.
9

1.2.2. Những nghiên cứu về tinh dầu Long não (Cinnamomum camphora
(L.) J. Presl)
Long não là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất Camphor tự nhiên, ở
nước ta cây đã được trồng từ lâu và trên diện tích khá rộng [2], [8], [9], [10],
nhưng do nhiều yếu tố nên khả năng sản xuất tinh dầu và Camphor còn nhiều
hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu nội địa [9], [11], [14]. Sau đây là các
nghiên cứu về tinh dầu Long não phân bố tại Việt Nam.
 Hàm lượng tinh dầu:
Nghiên cứu hàm lượng tinh dầu Long não phân bố tại Việt Nam cho kết
quả dưới đây [9]:
- Hàm lƣợng tinh dầu trong lá:
+ Hàm lượng tinh dầu trong lá dao động lớn từ 0,1-2,6%, những cây có
hàm lượng tinh dầu trong lá nhỏ hơn 0,5% chiếm tỷ lệ khá cao (với các mẫu
nghiên cứu ở Hà Nội là 45,3%, ở 9 tỉnh gồm có Vĩnh Phú, Lạng Sơn, Yên
Bái, Sơn La, Bắc Thái, Hải Dương, Lâm Đồng, Sơn Tây, Lào Cai tỷ lệ này là
31,0%).
+ Hàm lượng tinh dầu trong lá của những cây có độ tuổi khoảng 18 năm,
7 năm, 3 năm và 1 năm có xu hướng lớn hơn của các cây có độ tuổi khoảng
70 năm (Bảng 1.5.).
Bảng1.5. So sánh hàm lượng tinh dầu lá Long não ở các độ tuổi khác nhau
Độ tuổi năm
Ghi chú
Số lượng mẫu
HLTD (%)
1


57
1,0±0,1
3-4 năm

217
1,2±0,2
Khoảng 18

87
1,1±0,1
3-4
Tái sinh sau khi chặt
34
1,3±0,2
10

75-80
Thu tại Hà Nội
75
0,9±0,1
75-80
Thu tại 9 tỉnh
100
0,9±0,2

- Hàm lƣợng tinh dầu trong gỗ thân cây Long não:
Khi nghiên cứu mẫu gỗ thân thu tại Hà Nội và Lạng Sơn cho kết quả
hàm lượng tinh dầu cũng biến thiên lớn từ 0,8-6,6%. Hàm lượng tinh dầu
trung bình ở các mẫu thu tại Hà Nội là 3,7%±0,17% thấp hơn hàm lượng
trung bình của các mẫu thu tại Lạng Sơn là 4,1%± 0,25%.

- Hàm lƣợng tinh dầu gỗ rễ Long não:
Kết quả định lượng tinh gỗ rễ Long não tại Hà Nội cũng cho thấy sự
biến thiên lớn, hàm lượng tinh dầu dao động từ 1,6-6,4%. Hàm lượng trung
bình là 3,4±0,3% thấp hơn hàm lượng trung bình trong gỗ thân.
- Hàm lƣợng tinh dầu trong hoa và quả:
Hàm lượng tinh dầu ở hoa và quả thu tại Hà Nội lần lượt là 0,4±0,1 và
0,5±0,1 thấp hơn nhiều so với các bộ phận khác của cây.
 Thành phần tinh dầu long não
Thành phần hóa học của tinh dầu Long não thay đổi rất phức tạp, chúng
thay đổi không chỉ tùy theo các bộ phận khác nhau của cùng một cây mà còn
phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện môi trường và đặc biệt là tính di truyền
[14].
Có khá nhiều các nghiên cứu về Long não ở Việt Nam và trên thế giới,
dựa theo thành phần tinh dầu mà người ta phân loại loài này thành các chủng
hóa học khác nhau (chemotype). Ở Việt Nam có ít nhất 6 chủng hóa học được
phân loại như sau: camphor-type, camphor-sesquiterpen type, camphor-
11

cineol-sesquiterpen type, camphor-cineol type, camphor-linalol type và
camphor-α,β-phelladren type [9][14].
Theo các nghiên cứu của các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam về
thành phần chính của tinh dầu Long não các chủng hóa học được phát hiện và
phân loại như sau [11]:
+ Long não chứa Camphor (camphor type): Camphor chiếm 70-90%.
+ Long não chứa Linalol (linalol type): Linalol chiếm 80-90%.
+ Long não chứa Cineol (cineol type): Cineol chiếm 76%.
+ Long não chứa Nerolidol (nerolidol type): Thành phần chính nerolidol
chiếm 40-60%.
+ Long não chứa Isonerolidol (isonerolidol type): Thành phần chính
trong tinh dầu là Isonerolidol 57,7%.

+ Long não chứa α-Phellandren (α-phellandren type): Thành phần
chính trong tinh dầu là α-Phellandren 60%.
+ Long não chứa Borneol (borneol type): Thành phần chính là Borneol
81,8%.
+ Long não chứa Camphor + Sesquiterpen (camphor + sesquiterpen
type).
+ Long não chứa Camphor + Cineol (camphor + cineol type).
+ Long não chứa Safrol (safrol type): Safrol trong tinh dầu là 80%




12

Nghiên cứu thành phần tinh dầu cây Long não phân bố ở Việt Nam cho
kết quả như sau [9]:
- Thành phần tinh dầu lá:
Thành phần tinh dầu lá rất khác nhau và thay đổi rất phức tạp. Trong đó
thành phần chính của tinh dầu lá Long não ở Việt Nam gồm có Camphor,
Cineol, các Sesquiterpen, Linalol hay Phellandren. Các thành phần chính này
đủ lớn để làm căn cứ phân loại chúng thành nhóm riêng biệt:
Bảng 1.6. Phân nhóm Long não dựa vào thành phần
hóa học tinh dầu lá
Nhóm
Thành phần chính
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
I
Camphor
75,35±3,73

Thu tại Hà Nội
92,78±1,37
Thu tại một số tỉnh
II

Cineol

54,64±4,87
Thu tại Hà Nội
56,76±1,51
Thu tại một số tỉnh
III
Sesquiterpen


IV
Linalol
90,23±0,61

V
phelladren
60,85±0,31


- Thành phần tinh dầu gỗ thân
Thành phần tinh dầu gỗ thân Long não thu tại Hà Nội có thành phần
chính là Camphor và Cineol với các tỷ lệ khác nhau.

13


- Thành phần tinh dầu gỗ rễ, hoa, quả
Tác giả dựa vào sự phân loại cây Long não theo thành phần tinh dầu lá
(Bảng 1.6.) để chia các mẫu gỗ rễ, hoa và quả tương ứng vào các nhóm và
xác định thành phần từng nhóm. Kết quả nghiên cứu 3 nhóm I, II, III thu tại
Hà Nội cho kết quả như sau:
+ Thành phần tinh dầu gỗ rễ (Bảng 1.7.)

Bảng 1.7. Thành phần chính tinh dầu gỗ rễ Long não
của các nhóm I, II, III
Nhóm
Thành phần chính trong lá
Thành phần chính trong gỗ rễ
I
Camphor
Camphor
II
Cineol
Camphor + Cineol
III
Sesquiterpen
Camphor
Camphor + Cineol

+ Thành phần tinh dầu hoa:
Thành phần chính giống với thành phần chính của tinh dầu lá, tức là
thành phần chính của tinh dầu hoa ở nhóm I, II, III cũng lần lượt là Camphor,
Cineol và Sesquiterpen. Đôi khi cũng có trường hợp ngoại lệ là tinh dầu lá
nhóm III ngoài Sesquiterpen có thêm một lượng đáng kể Linalol.
+ Thành phần tinh dầu quả:
Mẫu tinh dầu quả nhóm I, II có thành phần gần giống với thành phần

tinh dầu lá và hoa của cây cùng nhóm, có đôi chút khác biệt là ngoài các
14

thành phần chủ yếu như đã kể trên tinh dầu quả nhóm I, II có thêm 1 lượng
đáng kể Safrol, α-Terpineol, hay α-Copanen.
Thành phần tinh dầu quả nhóm III lại rất khác lá và hoa, thành phần
chính không phải là Nerolidol (Sesquiterpen) mà là α-Copaen hoặc Phelladren
và một lượng Cineol.
Dựa vào mối quan hệ giữa thành phần tinh dầu lá và thành phần tinh
dầu gỗ thân, Phạm Văn Khiển chia loài Long não Việt Nam thành 6 nhóm là:
Nhóm I: camphor type; Nhóm II: camphor-sesquiterpen type; Nhóm III:
Camphor-cineol-sesquiterpen type, Nhóm IV: Camphor-cineol type; Nhóm
V: Camphor-linalol type; Nhóm VI: camphor-phellandren type.
 Kết quả nghiên cứu khác
Nghiên cứu thành phần tinh dầu của các cây Long não mọc từ hạt của
một cây Long não có thành phần chính là Camphor cho kết quả như sau [9]:
+ Thành phần chính trong tinh dầu không chỉ là Camphor mà còn có thể
là Cineol hoặc Sesquiterpen.
+ Hàm lượng tinh dầu và tỷ lệ các thành phần trong lá cây 1 năm tuổi đã
cao xấp xỉ như ở cây 75-80 năm.
1.2.3. Nghiên cứu tinh dầu Quế cuống dài (Cinnamomum longipetiolatum
H. W. Li.)
Theo một nghiên cứu mới đây về loài Quế cuống dài tại Việt Nam cho
kết quả rất đáng chú ý về hàm lượng và thành phần tinh dầu. Hàm lượng tinh
dầu trong lá tươi của loài này được xác định là 0,91%. Đã xác định được 12
hợp chất có trong tinh dầu chiếm 98,8% trong đó Camphor chiếm 87.5%
(Bảng 1.8.) [16].

15


Bảng 1.8. Tỷ lệ các hợp chất trong tinh dầu lá của
Quế cuống dài
STT
Thành phần
Tỷ lệ (%)
1
α-Pinen
2,7
2
Camphen
2,3
3
β-Pinen
1,2
4
Myrcen
1,2
5
α-Phellandren
0,2
6
p-Cymen
0,2
7
Limonen
2,3
8
α-Terpinolen
0,3
9

Camphor
87,5
10
Borneol
0,4
11
α-Terpineol
0,2
12
α-Humulen
0,3

Cả hàm lượng tinh dầu và thành phần Camphor của cây Quế cuống dài
đều rất cao, đây có thể là nguồn Camphor thiên nhiên mới rất đáng chú ý.

1.3. Camphor
1.3.1. Công thức phân tử
Camphor là một terpennoid với công thức hóa học là C
10
H
16
O.
16


Hình 1.1. Công thức cấu tạo của Camphor
- Tên IUPAC: 1,7,7-Trimethylbicyclo [2.2.1] heptan-2-on
- Tên đồng nghĩa: 2-Bornanon; 2-Camphanon; Gum Camphor; Japan
Camphor; Laurel Camphor; Long não; Camphora; Camphre; Long não
bột; Long não tinh thể [6], [8], [10], [15].

- Tính chất vật lý [15]:
+ Khối lượng phân tử: 152,23g/mol.
+ Tỷ trọng ở 25
o
C: 0,992g/ml; Nhiệt độ nóng chảy: 179
0
C; Nhiệt độ sôi:
209
0
C ( áp xuất 101,3kPa).
+ Độ tan: Rất ít tan trong nước (1g Camphor tan trong khoảng 800ml
nước), tan tốt trong Chloroform, Ether, Ethanol.
1.3.2. Nguồn gốc, điều chế
Camphor được điều chế từ thiên nhiên bằng cách cất kéo hơi nước gỗ,
lá của cây Long não (Cinnamomum camphora (L.) J. Presl.) họ Long não
Lauraceae (thu được Camphor thiên nhiên - hữu tuyền), cũng có thể điều chế
bằng tổng hợp hóa học (thu được Camphor tổng hợp, racemic hay tả tuyền)
[2], [6], [8], [15].
Ngành dược Việt Nam có thể điều chế Camphor theo cả 2 con đường
thiên nhiên và tổng hợp hóa học này để sử dụng trong y học [8].

×