Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa học bộ phận trên mặt đất cây cần tây thu hái ở nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 69 trang )



BỘ Y TẾ
Trường Đại học Dược Hà Nội




NGUYỄN THỊ LUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT
VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA
BỘ PHẬN TRÊN MẶT ĐẤT CÂY CẦN TÂY
THU HÁI Ở NAM ĐỊNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Hà Nội - 2013
























BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI




NGUYỄN THỊ LUYẾN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BỘ PHẬN
TRÊN MẶT ĐẤT CÂY CẦN TÂY THU HÁI
Ở NAM ĐỊNH


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thu Hằng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược liệu
Trường Đại học Dược Hà Nội

Hà Nội - 2013





LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và
hướng dẫn tận tình từ thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo mà tôi vô cùng kính trọng
TS.Nguyễn Thu Hằng (Bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược Hà Nội), người
thầy đã luôn ở bên dìu dắt, động viên và khích lệ tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực
hiện khóa luận tốt nghiệp này. Cô đã chỉ dạy cho tôi nhiều điều, truyền cho tôi niềm
đam mê với công việc và tình yêu với cây cỏ.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô và các anh chị kỹ thuật viên
trrong bộ môn Dược liệu – Trường đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện
cho tôi trong suốt quãng thời gian tôi thực hiện nghiên cứu tại bộ môn.
Đồng thời, tôi muốn gửi lời cám ơn tới những người thân yêu trong gia đình, bạn
bè. Những người đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ, cổ vũ và động viên tôi.
Trong phạm vi hạn chế của khóa luận, những kết quả thu được mới chỉ là bước đầu
và trong quá trình làm việc khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự
góp ý của thầy cô giáo và các bạn bè.

Hà Nội tháng 05 năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Luyến


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ………………………………………………………………………….1
Chương I: TỔNG QUAN…………………………………………………………… 3
1.1 Đặc điểm thực vật……………………………………………………………… 3

1.1.1. Vị trí phân loại của chi Apium L………………………………………………… 3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Apium L…………………………… 3
1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố của loài Apium graveolens L……………… 4
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố một số thứ của loài Apium graveolens L… 4
1.2 Thành phần hóa học………………………………………………………………5
1.2.1 Tinh dầu…………………………………………………………………… 5
1.2.2. Flavonoid…………………………………………………………………… 8
1.2.3. Coumarin…………………………………………………………………… 9
1.2.4. Một số hợp chất khác……………………………………………………….11
1.3 Tác dụng sinh học……………………………………………………………… 12
1.4 Công dụng……………………………………………………………………… 14
Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………… 15
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị………………………………………………………… 15
2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………………… 16
Chương III: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN…………………… 18
3.1. Nghiên cứu về thực vật……………………………………………………… 18
3.1.1. Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu………………………………….18
3.1.2. Thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu………………………………… 18
3.1.3. Đặc điểm vi phẫu thân Cần tây………………………………………………….21
3.1.4. Đặc điểm vi phẫu lá Cần tây…………………………………………………….21
3.1.5. Đặc điểm vi phẫu rễ Cần tây…………………………………………………….23
3.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây
3.2.1 Nghiên cứu thành phần tinh dầu……………………………………………… 24


3.2.2 Định tính các nhóm chất chính bằng phản ứng hóa học……………………….32
3.2.3. Xác định lượng chất chiết được trong ethanol của bộ phận trên mặt đất cây Cần
tây theo phụ lục 12.10 DĐVN IV…………………………………………………… 33
3.2.4. Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết……………………………………………35
3.2.5. Định tính các nhóm chất chính trong các phân đoạn dịch chiết bằng phản ứng

hóa học……………………………………………………………………………… 36
3.2.6. Định tính các phân đoạn dịch chiết bằng SKLM……………………………….39
3.3. Bàn luận……………………………………………………………………… 51
Chương IV : KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT………………………………………… 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC :
Phụ lục 1 : Giấy chứng nhận mã số tiêu bản
Phụ lục 2 : Kết quả sắc ký khí kết hợp khối phổ GC – MS tinh dầu cây Cần tây thu hái
ở Nam Định.


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT



- ALAT: Alanin amino transferase
- ASAT: Aspartat amino transferase
- HDL : High density lipoprotein
- iNOS : Inducible nitric oxid synthase
- CHCl
3
: Chloform
- EtOAc : Ethyl Acetat
- MeOH : Methanol
- PƯ : Phản ứng
- TLTK : Tài liệu tham khảo
- SKLM : Sắc ký lớp mỏng
- R
f
: Hệ số lưu













DANH MỤC CÁC BẢNG


STT
Tên bảng
Trang
1
Bảng 1.1: Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Cần tây
5
2
Bảng 1.2 : Thành phần hóa học của tinh dầu cây Cần tây
6
3
Bảng 1.3: Các hợp chất flavonoid có trong cây Cần tây
9
4
Bảng 1.4: Các hợp chất coumarin có trong cây Cần tây
9

5
Bảng1.5: Các hợp chất khác có trong cây Cần tây
11
6
Bảng 3.1: Kết quả phân tích thành phần hóa học tinh dầu của bộ
phận trên mặt đất cây Cần tây bằng GC/MS
27
7
Bảng 3.2: Kết quả định tính các nhóm chất trong cây Cần tây
32
8
Bảng 3.3: % lượng chất chiết được trong ethanol bộ phận trên mặt
đất cây Cần tây
34
9
Bảng 3.4: Kết quả chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ bộ phận
trên mặt đất cây Cần tây
36
10
Bảng 3.5 : Kết quả định tính các phân đoạn dịch chiết của bộ phận
trên mặt đất cây Cần tây
38
11
Bảng 3.6: Kết quả SKLM dịch chiết methanol cây Cần tây với hệ
dung môi IV
42
12
Bảng3.7: Kết quả SKLM phân đoạn dịch chiết n- hexan của cây
Cần tây với hệ dung môi II
44

13
Bảng 3.8: Kết quả SKLM phân đoạn dịch chiết Chloroform cây
Cần tây với hệ dung môi III
45
14
Bảng 3.9: Kết quả SKLM phân đoạn dịch chiết Ethyl Acetat của
cây Cần tây với hệ dung môi II.
47
15
Bảng3.10: Kết quả SKLM phân đoạn tủa dịch chiết cồn cây Cần
tây với hệ dung môi II
49


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

STT
Tên hình ảnh
Trang
1
Hình 3.1 : Ảnh chụp cây Cần tây
19
2
Hình 3.2: Ảnh chụp các đặc điểm cây Cần tây
20
3
Hình 3.3 : Ảnh chụp vi phẫu thân Cần tây dưới kính hiển vi
21
4
Hình 3.4 :Ảnh chụp vi phẫu phần gân lá Cần tây dưới kính hiển vi

22
5
Hỉnh 3.5 : Ảnh chụp vi phẫu phần phiến lá Cần tây dưới kính hiển
vi
23
6
Hình 3.6 : Ảnh chụp vi phẫu rễ Cần tây dưới kính hiển vi
23
7
Hình 3.7: Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết xuất các phân đoạn dịch
chiết từ cây Cần tây
35
8
Hình 3.8: Ảnh chụp sắc ký đồ dịch chiết toàn phần của cây Cần tây
với các hệ dung môi I, II, III, IV.
41
9
Hình 3.9: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn n – hexan của dịch chiết
cây Cần tây với hệ dung môi I, II, IV
43
10
Hình 3.10: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn Chloroform của dịch
chiết cây Cần tây với hệ dung môi III, IV, V
45
11
Hình 3.11: Ảnh chụp sắc ký đồ phân đoạn Ethyl Acetat của dịch
chiết cây Cần tây với hệ dung môi I, II, VIII, IX
47
12
Hình 3.12: Ảnh chụp sắc ký đồ tủa dịch chiết cồn của dịch chiết

cây Cần tây với hệ dung môi I, II, III.
49
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một trong những nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa.
Vì vậy, nước ta có một thảm thực vật vô cùng phong phú và có nhiều tiềm năng về
cây thuốc. Theo thống kê sơ bộ của Viện dược liệu, nước ta có khoảng 14.000 loài
thực vật, nấm và tảo, trong đó có gần 4.000 cây thuốc. Bên cạnh đó, nhân dân ta có
truyền thống lâu đời sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Theo thời gian, kho tàng
kinh nghiệm sử dụng ấy ngày càng lớn và hoàn thiện hơn. Ý thức được thế mạnh
đó, trong “Chính sách quốc gia về Dược giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn 2030 ”,
Đảng và chính phủ đặc biệt chú trọng tới việc quy hoạch, bảo tồn cũng như nghiên
cứu và phát triển các dược liệu.
Cây Cần tây có tên khoa học Apium graveolen L., thuộc họ Cần (Apiaceae),
có nguồn gốc từ châu Âu, di thực vào Việt Nam và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi.
Cần tây được dùng chủ yếu dưới dạng rau ăn và gia vị. Trong y học cổ truyền, Cần
tây được biết đến với rất nhiều tác dụng chữa bệnh. Ở Trung Quốc, Cần tây dùng
làm thuốc giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp [22] . Ở Ấn Độ,
nước sắc quả Cần tây là thuốc trị thấp khớp [22]. Tinh dầu Cần tây dùng làm thuốc
chống co thắt và kích thích thần kinh, trị viêm khớp dạng thấp và nhiễm khuẩn ruột
[ 22]….Còn ở Việt Nam, nước sắc Cần tây được sử dụng để chữa cao huyết áp,
chữa phong thấp, bí tiểu tiện, an thần và tiểu đường [6], [7], [13], [18]. Gần đây có
nhiều nghiên cứu đã chứng minh được tác dụng hạ huyết áp[12], [20], [21], [35],
[43]; hạ mỡ máu [44], [45]; kháng khuẩn [11], [12], [33], [48]; chống viêm của Cần
tây [36]….Với rất nhiều công dụng hữu ích, cây Cần tây ngày càng được quan tâm
2

hơn và đã được tiến hành một số nghiên cứu. Hướng tới mục đích tạo cơ sở dữ liệu
về thực vật, hóa học nhằm từng bước xây dựng các chỉ tiêu kiểm nghiệm dược liệu

và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo về thành phần hóa học và tác dụng sinh
học chúng tôi thực hiện đề tài : “Nghiên cứu đặc điểm thực vật và thành phần hóa
học bộ phận trên mặt đất của mẫu Cần tây thu hái ở Nam Định” với những mục tiêu
sau :
1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cần tây
2. Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây

















3

Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm thực vật.
1.1.1. Vị trí phân loại của chi Apium L.
Theo hệ thống phân loại Takhtajan (1987) [3], [7], chi Apium L. có vị trí
phân loại như sau :

Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Phân lớp: Rosidae
Bộ: Apiales
Họ: Apiaceae
Chi: Apium L.
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Apium L.
Theo tài liệu [39], chi Apium L. được mô tả như sau:
Cây thảo, sống hàng năm, hoặc 2 năm. Thân mọc thẳng, nhẵn, có nhiều rãnh
nông chạy dọc thân. Lá có cuống và có bẹ lá, phiến lá hình lông chim xẻ một đến ba
lần. Tán hoa kép, mềm và nhỏ, cuống hoa thường ngắn hoặc không phát triển đầy
đủ, lá bắc và lá bắc con tiêu biến, mỗi tán hoa rất ít hoa. Tràng hoa có màu trắng
hoặc vàng xanh, hình trứng hoặc gần tròn, đỉnh cánh hoa hẹp, cụp vào trong. Đài
hoa tiêu giảm, đế hoa hình nón tù, vòi nhụy ngắn, thẳng đứng. Quả hình cầu hoặc
hình elip, tròn 2 đỉnh đầu, mặt bên hơi dẹt. Lá noãn gần như tròn ở mặt cắt ngang,
bề mặt tiếp giáp giữa các lá noãn khít chặt, nhẵn, gồm 5 gân gồ lên, và nhọn, có 1
ống chứa tinh dầu trong mỗi rãnh và có 2 ống trong mỗi phần tiếp giáp giữa các lá
noãn. Bề mặt quả nhẵn. Cuống lá noãn chắc, liền hoặc nứt đôi ở đỉnh.
Trên thế giới, chi Apium L. có khoảng 40 loài, phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới
ấm và vùng núi cao nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi Apium L. chỉ có một loài Apium
graveolens L., là cây nhập di thực [22].

4

1.1.3. Đặc điểm thực vật và phân bố loài Apium graveolens L.
Cây thảo, cao 15-150cm, có mùi thơm, sống 1-2 năm. Thân mọc thẳng đứng,
nhẵn, có nhiều rãnh dọc, phân nhánh nhiều. Lá hình thuôn hoặc hình trứng ngược,
dài 7-18cm, rộng 3,5-8cm, chia làm 3 thùy hoặc xẻ 3, thùy cuối có hình thoi, kích
thước 1.2–2.5 × 0.8–2.5cm, có răng cưa hoặc có khía tai bèo. Lá phía trên có cuống

ngắn, phiến lá hình tam giác rộng, xẻ sâu 3 thùy, thùy cuối có hình trứng. Lá ở gốc
có cuống, bẹ to rộng, có nhiều sóng, hình tam giác – thuôn hoặc dạng 5 cạnh có gốc
cụt, xẻ 3-5 thùy hình tam giác, đầu tù, mép khía răng to, không lông. Cụm hoa tán
mọc đối diện với lá, kích thước 1,5-4,0cm, gồm nhiều tán dài, ngắn không đều, các
tán ở đầu có cuống dài hơn các tán bên trong và có kích thước 4-15mm. Tán kép
mang 8-12 tán, tán hoa có 7-25 hoa kích thước 6-9mm theo chiều ngang. Hoa phía
ngoài có 3-8 (-16) cánh hoa mảnh, kích thước 0,5-2,5cm [39]. Hoa nhỏ màu trắng
hoặc lục nhạt, tràng có cánh khum, bầu nhỏ [39].
Quả đôi dạng trứng, hơi dẹt, nhẵn, có cánh lồi chạy dọc [22], có 5 cạnh, 2n=22
[7].
Cuống quả dài 1-1.5mm, quả có kích thước 1.3-1.5 x 1-2mm.
Ra hoa và ra quả từ tháng 4 đến tháng 7 [39].
Trên thế giới, loài Apium graveolens L. bắt nguồn từ Châu Á và châu Âu, được
du nhập và trồng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới. Loài Apium graovelens L thích
hợp và phân bố nhiều ở vùng khí hậu ôn đới [39].
Ở Việt Nam, loài A.graveolens L. thường gọi là cây Cần tây. Cây mới di thực
vào nước ta và được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn [15].
1.1.4. Đặc điểm thực vật và phân bố một số thứ của loài Apium graveolens L
Loài Apium graveolens L. có 3 thứ sau:
- A. graveolens L. var. secalinum Alef (Cần tây cho lá): Cây có cuống mảnh,
màu xanh, lá phân thùy nông, rất thơm. Cây được trồng nhiều ở Trung Quốc, Việt
Nam và các nước Đông Nam Á khác. Cây được trồng ở vùng nhiệt đới, nhưng
thường vào vụ đông- xuân [22].
5

- A. graveolens L. var. dulce (Miller) Pers. (Cần tây cho cuống): Cây cho
nhiều lá, cuống mập thường mọc thẳng áp sát vào nhau tạo thành bó, phiến lá xẻ
thùy sâu, mép có răng cưa nhỏ, thơm. Nhóm giống này được trồng nhiều ở vùng ôn
đới ấm của châu Âu hay châu Á (Tây Liên bang Nga, Ucraina ) [22].
- A. graveolens L. var. rapaceum (Miller) Gaudin (Cần tây cho củ) : Phần gốc

phình thành củ (thân rễ), cuống lá mảnh, ngắn. Loại này chủ yếu được trồng ở châu
Âu.
Nhìn chung, tất cả các loại rau Cần tây đều ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung
bình từ 15 đến 21
o
C (ở Việt Nam và Đông Nam Á). Về mùa đông, cây chịu được
nhiệt độ dưới 5
o
C trong vài ngày, không chịu được nắng nóng. Quần thể rau Cần
tây mọc hoang dại ở châu Âu và một vài giống cây trồng ở Trung Quốc có thể chịu
được hạn. Cây ra hoa quả nhiều, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ quả [7], [22].
1.2. Thành phần hóa học
1.2.1 Tinh dầu
Toàn cây Cần tây có tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu thuộc các bộ phận của cây
được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Hàm lượng tinh dầu trong các bộ phận của cây Cần tây
Bộ phận Hàm lượng tinh dầu TLTK
Toàn cây
0,1%
[10]
Thân, lá khô
0,35%
[19]
Thân, lá tươi
0,145%
[10]
Thân
0.0369%
[16]


0,0949%
[16]
Rễ
0,038%
[16]
Hoa
0,42%
[16]
Quả
2 – 3 %
[22]

6

 Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây.
Toàn cây Cần tây có chứa 0.1% tinh dầu trong đó thành phần chính là 3-
isobutyliden-3α,4-dihydrophthalid; 3-iso validin-3α,4 dihydrophthalid; 3-isobutidin
phthalid; 3-isovaliden phthalid; cis-3-hexen-1-yl pyruvat; α-limonen; myrcen;
anhydrid sedanonic, neral [22].
Thành phần chính của tinh dầu thân lá Cần tây: limonen (31,48%), myrcen
(31,08%), cis – oximen (16%), β- selinen (3,43%), β-caryophylen (2,47%) và γ –
tecpinen (2,65%) [11].
Bảng 1.2 : Thành phần hóa học của tinh dầu Cần tây
STT Tên chất Bộ phận
Hàm lượng
(%)
Công thức cấu tạo TLTK
1 Sedanenolid Toàn cây 16,95-79,13

[16]

2
Sedanonic
anhydride
Toàn cây -

[22]
3 Sedanolid Toàn cây - [22]
4
Butyliden
phthalid
Toàn cây 1,453-2,50

[16]
5
1,5,8 –p-
Mentatrien
Toàn cây 0.21-0.28 ? [16]
6 Falcarinol Toàn cây 0.05-2.28

[16]
7 Ligustilid Toàn cây -

[16]
7

8 Miristicin Toàn cây 0.08-0.24

[16]
9
Trans –

Caryophillen
Toàn cây 0.34-2.79 ? [16]
10
3n-
Butylphtalid
Toàn cây -

[22]
12
Trans – β –
Ocimen
Toàn cây 0.04-0.17

[16]
13 Pentilbenzen

Toàn cây
0.29-1.49

[10]
14 α – Humulen Thân lá 0.04-0.38

[16]
15 γ-Terpinene Thân lá 2.65

[10]
16 Hex-3en-1-ol Thân lá 0.25

[10]
17

Caryophylene
oxit
Thân lá 0.15

[10]
8

18 Cnidilid Thân lá
R= n-
propyl-

[30]
19 Limonen Thân lá 31.48

[10]
20 Alloocimene Thân lá 0.12

[10]
21 p-cymene Thân lá 0.93

[10]
22
β-
Caryophyllen
e
Thân lá 2.74

[10]
23 α – pinen Thân lá 0.13


[10]
24 β-pinen Thân lá 0.59

[10]

1.2.2. Flavonoid
Theo các tài liệu thu thập được, các flavonoid trong cây Cần tây gồm 4 chất và
được tổng kết ở bảng 1.3.

9

Bảng 1.3: Các hợp chất flavonoid có trong cây Cần tây
STT
Tên chất
Bộ phận
Công thức hóa học
TLTK
1 Kaemferol Thân lá

[46]
2 Apigenin
Thân lá,
quả

[22],[46]
3
Apiin (Apigenin-7-O-
apiosyl glucosid)
Thân lá,
quả


[22], [34]
[36]
4 Luteolin
Thân lá,
quả

[22], [36]
[46]

1.2.3. Coumarin
Theo tài liệu thu thập được các Coumarin có trong cây Cần tây gồm 10 chất và
được tổng kết ở bảng 1.4.

Bảng 1.4: Các hợp chất coumarin có trong cây Cần tây
STT
Tên chất
Bộ phận
Công thức hóa học
TLTK
1
8-hydroxy-5-
methoxypsoralen
Toàn cây

[27]
10

2 Apigravin Toàn cây


[27]
3 Apiumetin Toàn cây

[27]
4
Bergaptene
(5-methoxy psoralen)
Thân lá,
quả

[11]
[22]
6 Isoimperatorin Toàn cây

[27]
7 Osthenol Toàn cây

[27]
8 Rutaretin Toàn cây

[27]
9 Seselin Toàn cây

[27]
10 Umbelliferon Toàn cây

[27]


11


1.2.4. Một số chất khác
Bảng1.5: Các hợp chất khác phân lập từ cây cần tây
Nhóm chất
Tên chất
Bộ phận
TLTK
Acid hữu cơ
5-p-trans-coumaroylquinic acid

Toàn cây

[47]
Benzoic acid
Toàn cây [47]
Caffeic acid Toàn cây [46]
Caffeoylquinic acid Toàn cây [47]
Eugenic acid
Toàn cây [47]
Ferulic acid Toàn cây [46]
Lunularic acid
Toàn cây [47]
p-coumaric acid
Toàn cây [46]
Succinic acid Toàn cây [47]
Trans-cinnamic acid
Toàn cây [47]
Trans-ferulic acid Toàn cây [47]
Đường
D-galactose (Gal) Thân [37]

D-galacturonic acid (GalA)
Thân [37]
L-arabinose (Ara) Thân [37]
L-rhamnose (Rha) Thân [37]
Sterol
Sitosterol
Thân lá
[11]
Stigmasterol
Thân lá
[11]

1.3. Tác dụng sinh học
1.3.1. Tác dụng hạ huyết áp
Dịch chiết phần trên mặt đất (thân, lá) và rễ có tác dụng lợi tiểu trên chuột
cống trắng với liều 1ml/100mg thể trọng. Dịch chiết của dược liệu với liều 10g/kg
có tác dụng hạ huyết áp trên mèo [20],[21].
Dung dịch Flavonoid toàn phần 10% từ thân lá Cần tây với liều 4mg/ml có tác
dụng hạ huyết áp trên chó 90 phút sau khi uống [12].
Hoạt chất 3-n-butylphthalid được phân lập từ Cần tây có tác dụng hạ huyết áp
trên chuột tăng huyết áp tự nhiên khi tiêm phúc mạc 13 ngày liên tiếp ở 2 mức liều
12

2.0mg và 4.0mg/ngày. Còn ở mức liều 0,5mg/ngày cho tác dụng hạ uyết áp thoáng
qua vào ngày thứ 12. Việc xuất hiện tác dụng này có thể là do sự phong tỏa kênh
Ca
2+
hoặc thông qua điện áp hoạt động và thụ thể trên kênh Ca
2+ .
[43].

1.3.2. Tác dụng hạ lipid máu
Dịch chiết nước Cần tây có tác dụng giảm đáng kể Cholesterol huyết thanh
(TC), cholesterol tỷ trọng thâp (LDL-C), và Triglycerid (TG). Phân tích dung dịch
nước Cần tây bằng sắc ký lớp mỏng (TLC) với hai hệ thống dung môi khác nhau
cho thấy dịch chiết không chứa 3-n-butylphthalide (BuPh) [45].
Dịch chiết nước Cần tây đã được chỉ ra giúp giảm đáng kể lượng cholesterol
toàn phần khi cho chuột uống dịch chiết trong suốt 8 tuần liên tục. Ngoài ra sử dụng
một phần nhỏ phân đoạn butanol và phân đoạn nước chiết xuất Cần tây với 7 ngày
tiêm phúc mạc có hiệu quả giảm Cholesterol toàn phần trong huyết thanh và lượng
Cholesterol HDL trên chuột Rico trưởng thành [48].
Flavonoid toàn phần của thân, lá Cần tây có tác dụng hạ Cholesterol toàn phần
với liều 0,3g/kg chuột [2].
1.3.3. Tác dụng chống viêm
Dịch chiết nước từ thân cây Cần tây cho thấy có tác dụng đáng kể trong việc
chống viêm trên tai chuột và ức chế Carragenan tác nhân gây phù nề [29].[41]
Dịch chiết Ethanol/nước (1:1) của lá Cần tây (Apium graveolens var. dulce) ức
chế enzym tổng hợp các chất trung gian gây viêm Nitric Oxid (Inducible nitric oxide
synthase-iNOS) [36].
1.3.4.Tác dụng giảm đau
Cho chuột dùng các thuốc giảm đau, gây ngủ như: Paracetamol và Aminopyrin
với nước ép Cần tây cho thấy tăng tác dụng gây ngủ của các thuốc trên do ức chế
enzym chuyển hóa Cytocrom P450 [32].
Cho những bệnh nhân bị viêm xương khớp, loãng xương hoặc gút có thể bị đau
từng cơn hoặc liên tục sử dụng dịch chiết Cần tây 34mg, 2 lần /ngày . Sau 3 tuần,
hiệu quả giảm đau trung bình đạt 68%. Đa số các bệnh nhân đạt hiệu quả diều trị tối
đa sau 6 tuần [38].
13

1.3.5. Tác dụng giải độc, bảo vệ gan
Dịch chiết nước từ rễ, lá và quả Cần tây có tác dụng làm giảm độc tính của

acrylamid. Nghiên cứu thực hiện trên 6 lô chuột: lô chứng, lô trắng và các lô sử
dụng dịch chiết Cần tây. Kết quả được đánh giá qua các thông số hóa sinh: thông số
hủy tế bào gan (ASAT, ALAT, lactate dehydrogenase), thông số tổng hợp protein
(cholinesterase, protein toàn phần, albumins). Kết quả cho thấy có khả năng giải
độc của dịch chiết Cần tây [28].
1.3.6. Tác dụng chống loét dạ dày
Dịch chiết Cần tây với liều 250mg/kg và 500mg/kg có tác dụng bảo vệ niêm
mạc dạ dày và ức chế sự tiết acid ở dạ dày chuột, có thể thông qua khả năng chống
oxy hóa của nó. Không có triệu chứng có hại hay gây độc hoặc tử vong trong
khoảng thời gian là 14 ngày [25].
1.3.7. Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm
Các dịch chiết: methanol, chloroform, n-hexan, etyl acetate, tinh dầu thân lá,
tinh dầu quả có tính kháng khuẩn với Gr(-) E.coli, P. aeruginosa, Gr(+) B.subtillis,
S.aureus, nấm mốc Asp.niger, F.oxyporum và nấm men S.cererisiae và không có
tính kháng khuẩn với nấm men C.albicans [11].
Dịch chiết Flavonoid toàn phần ở nồng độ 1-5mg/ml có tác dụng ức chế sự
phát triển của vi nấm [12],[[33].
1.3.8. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu
Apigenin trong Cần tây có tác dụng ức chế sự kết tập tiểu cầu trong máu thỏ
gây ra bởi collagen, ADP, acid arachidonic, và các nhân tố hoạt động của tiểu cầu
nhưng không tác dụng trong trường hợp đông máu gây ra bởi thrombin hay
ionophore [42].
1.3.9. Một số tác dụng khác
Dịch chiết Cần tây có tác dụng hạ đường huyết [18]. Dịch chiết quả Cần tây
làm tăng thải ure và các chất khác, giảm acid máu, cải thiện lưu thông máu tới cơ
và xương. Tác dụng chống oxy hóa, chống ung thư [26], [40].

14

1.4. Công dụng của phần trên mặt đất

* Trong Y- Dược
- Nước ép từ lá Cần tây có tác dụng bổ dưỡng [1], [20], chữa loét miệng, viêm
họng, khản tiếng [22].
- Lá Cần tây giã đắp vết thương, mụn nhọt [22].
- Nước sắc rau Cần tây, điều trị tăng huyết áp, lợi tiểu, ngâm chân chữa nứt nẻ,
gội đầu để làm bền chân tóc [22].
- Theo y học cổ truyền ở một số nước trên thế giới: Cần tây làm thuốc kích thích
tử cung khi đẻ ở Brazil, giải nhiệt, giảm ho, giúp tiêu hóa, lợi tiểu và hạ huyết áp ở
Trung Quốc, lợi tiểu và điều kinh ở Philippin [22].
- Cần tây dùng uống chữa suy nhược cơ thể [3], [8] do làm việc quá sức, trị suy
thượng thận, kém tiêu hóa, trạng thái thần kinh dễ bị kích thích, mất chất khoáng
(ho lao), tràng nhạc, sốt gián cách, thống phong, sỏi niệu đạo, sỏi thận. Dùng ngoài
trị vết thương, mụn nhọt, nứt nẻ [6], [7], [8].
- Tinh dầu Cần tây dùng trong các bệnh phù thũng, có tác dụng an thần, giảm
đau, chống co thắt, sử dụng trong các trường hợp đau bàng quang, đau do viêm
khớp [23].
* Trong thực phẩm
Cần tây được dùng phổ biến làm rau ăn, hương liệu trong chế biến ( món tráng
miệng có sữa lạnh, kẹo bánh, thịt khô, đồ ăn nhẹ, súp, nước sốt [3], [15], [24].
* Trong kỹ nghệ hương liệu
Tinh dầu Cần tây làm hương liệu trong xà phòng, chất tẩy rửa, kem thuốc hoặc
nước hoa [24].






15


Chương II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.1. Nguyên liệu
- Cần tây được thu hái tại xã Hải Nam - Hải Hậu - Nam Định.
- Thời gian thu mẫu: Tháng 11 năm 2012.
- Xử lý mẫu: Cây Cần tây rửa sạch, cắt bỏ rễ, sau đó cắt thành những đoạn có độ dài
từ 5- 7 cm. Dược liệu được chia làm 2 phần.
+ Phần 1: Dược liệu tươi để cất tinh dầu.
+ Phần 2 : Dược liệu được phơi khô trong bóng râm 1 tuần, sau đó được đem
sấy trong tủ sấy tại bộ môn Dược Liệu ở nhiệt độ 60ºC trong 4h. Dược liệu Cần tây
sau sấy được bảo quản trong túi nilon kín, để nơi khô ráo, thoáng mát.
- Mẫu cây có hoa được ép tiêu bản, lưu giữ tại phòng Tiêu bản bộ môn Thực vật với
số hiệu tiêu bản là : HNIP/17860/13.
2.1.2. Hóa chất và dụng cụ
Hóa chất dùng cho nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích, gồm có:
- Các dung môi hữu cơ: CHCl
3
, EtOAc, cồn tuyệt đối, toluen, acid formic,
aceton,amoniac, nước cất, acid acetic…
- Hóa chất vô cơ: NaOH, AlCl
3
, HCl, FeCl
3

- Các thuốc thử: Mayer, Dragendorff,…
- Bản mỏng Silicagel F 254 tráng sẵn (Merck).
- Thuốc nhuộm vi phẫu: Xanh methylen, đỏ carmin.
Dụng cụ thí nghiệm:
- Bình ngấm kiệt
- Bình định mức, pipet, ống nghiệm, bình cầu, bình cất quay, cốc có mỏ và

ống đong các loại…
- Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến.
- Soxhlet
2.1.3. Thiết bị nghiên cứu
- Cân phân tích Mettler Toledo AB204-S9 (Thụy Sĩ)
16

- Máy sắc ký khí kết hợp khối phổ AGILENT TECHNOLOGIES 7890A
- Máy cất quay Buchi Rotavapor R-200 (Đức)
- Máy đo độ ẩm SATORIUS
- Tủ sấy Memmert (Đức)
- Kính hiển vi Leica (Đức)
- Máy cắt vi phẫu cầm tay
- Bộ dụng cụ định lượng tinh dầu cải tiến
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm thực vật của cây Cần tây
- Mô tả đặc điểm hình thái và thẩm định tên khoa học của mẫu nghiên cứu.
- Mô tả đặc điểm vi phẫn thân, lá, rễ cây Cần tây thu hái ở Nam Định.
2.2.2. Nghiên cứu thành phần hóa học của bộ phận trên mặt đất cây Cần tây
- Nghiên cứu thành phần tinh dầu
- Định tính các nhóm chất bằng phản ứng hóa học.
- Xác định các chất chiết được bằng ethanol.
- Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết từ bộ phận trên mặt đất cây Cần tây.
- Định tính các phân đoạn dịch chiết bằng phản ứng hóa học và SKLM.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu về thực vật
- Mô tả đặc điểm hình thái của mẫu nghiên cứu, đối chiếu với bản mô tả loài ở
“Thực vật chí Trung Quốc” [39] để xác định tên khoa học.
- Mẫu thân, lá, rễ Cần tây được cắt vi phẫu bằng máy cắt cầm tay, tẩy bằng
nước Javen, nhuộm vi phẫu theo phương pháp nhuộm kép.

- Mô tả và chụp ảnh đặc điểm vi phẫu bằng máy ảnh Canon.
- Xử lý ảnh bằng phần mềm Microsoft office access 2007.
2.3.2. Nghiên cứu về hóa học
- Định lượng tinh dầu có trong Cần tây bằng bộ dụng cụ định lượng tinh dầu
cải tiến với ống hứng tinh dầu nhẹ hơn nước.
17

- Nghiên cứu thành phần tinh dầu Cần Tây bằng phương pháp sắc ký khí kết
hợp khối phổ (GC/MS) với sự hỗ trợ các phần mềm INSTRUMENT I và
DATA ANALYSIS. Xác định hàm lượng tương đối các thành phần của tinh
dầu dựa trên diện tích pic. Nhận dạng các thành phần bằng thời gian lưu và
đối chiếu thư viện khối phổ FLAVOR 2 và NIST 08.
- Xác định các chất chiết được bằng ethanol của bộ phận trên mặt đất cây Cần
tây theo phụ lục 12.10 DĐVN IV [5].
- Định tính các nhóm chất có trong cây Cần tây bằng phản ứng hóa học theo
phương pháp ghi trong tài liệu Thực tập dược liệu [4].
- Chiết xuất các phân đoạn dịch chiết
Dược liệu được tán nhỏ và ngâm với cồn 80 ºC ở nhiệt độ phòng. Cất thu
hồi cồn dưới áp suất giảm thu được dịch chiết đặc. Thêm nước nóng vào,
sau đó lắc lần lượt với các dung môi theo thứ tự tăng dần độ phân cực: n-
hexan, Chloroform, Ethyl Acetat thu được các phân đoạn tương ứng là: n-
hexan, Chlorofom, Ethyl Acetat . Các phân đoạn dịch chiết thu được đem cất
thu hồi dung môi dưới áp suất giảm thu được các cắn các phân đoạn tương
ứng. Cắn các phân đoạn kí hiệu lần lượt : A,B,C,N (phân đoạn nước).
- Định tính các nhóm chất chính trong các phân đoạn dịch chiết bằng phản ứng
hóa học và bằng SKLM.











×