TRƯỜNG THCS HAI BÀ TRƯNG
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Sinh học 9
Thời gian: 45 phút (Không tính thời gian giao đề)
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm).
Câu 1. Chọn câu trả lời đúng nhất trong các ý sau:
1. Tập hợp những cá thể sinh vật nào là quần thể sinh vật?
A. Các cá thể cá chép ở hai hồ nước khác nhau
B. Các cây lúa trong hai ruộng lúa.
C. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm trong một hồ nước.
D. Các cá thể voi, hổ, báo, khỉ trong rừng.
2. Các con cá chép trong hồ nước có mối quan hệ:
A. Cạnh tranh B. Cộng sinh
C. Vừa cộng sinh vừa cạnh tranh D. Hội sinh
3. Giun đũa sống trong ruột người là ví dụ về mối quan hệ:
A. Cộng sinh B. Hội sinh
C. Cạnh tranh D. Kí sinh
4. Quần thể sinh vật có những đặc trưng cơ bản:
A. Mật độ B. Tỉ lệ giới tính
C. Thành phần nhóm tuổi D. Cả 3 phương án trên
5. Cây trồng nổi tiếng của vùng núi phía Bắc là:
A. Cây công nghiệp như quế, hồi ; cây lương thực có lúa nương.
B. Chè, sắn củ, khoai lang
C. Cà phê, cao su, chè
D. Lúa nước
Câu 2. Có các sinh vật sau: cua, mèo rừng, sâu, cây, dê, cỏ, chim sâu, hổ, vi sinh vật,
chuột. Hãy sắp xếp các sinh vật trên thành ba nhóm: Sinh vật phân giải, sinh vật tiêu
thụ và sinh vật sản xuất.
PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm).
Câu 3(2 điểm). Ô nhiễm môi trường là gì? Nêu các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm
môi trường.
Câu 4(2 điểm). Thế nào là quần xã sinh vật? Nêu các dấu hiệu điển hình của quần xã.
Câu 5(1 điểm). Ưu thế lai là gì? Cho ví dụ.
Câu 6(1 điểm). Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay
gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suát vật nuôi, cây trồng?
Lưu ý : Giám thị coi thi không giải thích gì thêm
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ HỌC KÌ II NĂM HỌC: 2014- 2015
Môn: Sinh học - Lớp 9
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM(4 điểm)
Câu 1(2,5đ)
Ý 1 2 3 4 5
Đáp án C A D D A
Thang điểm 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5
Câu 2(1,5đ). Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
- Sinh vật sản xuất: cây, cỏ
- Sinh vật tiêu thụ: Cua, sâu, dê, chim sâu, hổ, chuột, mèo rừng
- Sinh vật phân giải: vi sinh vật
PHẦN II: TỰ LUẬN(6 điểm)
Câ
u
Nội dung Điể
m
3
- Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật
lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống con người và các
sinh vật khác
Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm:
+ Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt
+ Ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ
+ Ô nhiễm do các chất thải rắn
+ Ô nhiễm do sinh vật gây bệnh
0,5
1,5
4 - Quần xã sinh vật là tập hợp những quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng
sống trong một khong gian xác định và chúng có mối quan hệ gắn bó như một thể
thống nhất nên quần xã có cấu trúc tương đối ổn định. Các sinh vật trong quần xã
thích nghi với môi trường sống của chúng.
- Những dấu hiệu điển hình của quần xã.
+ Quần xã có các đặc điểm cơ bản về số lượng và thành phần các loài sinh vật.
+ Các đặc điểm của quần xã
Đặc điểm Các chỉ số Thể hiện
Số lượng các
loài trong
quần xã
Độ đa dạng Mức độ phong phú về số lượng loài trong
quần xã
Độ nhiều Mức độ cá thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặp Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong
tổng số địa điểm quan sát
Thành phần
loài trong
quần xã
Loài ưu thế Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưng Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều
hơn hẳn các loài khác.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
5 - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F
1
có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh 0,5
trưởng, phát triển, khả năng chống chịu, năng suất, chất lượng.
- Ví dụ: Lợn Đại Bạch lai với lợn ỉ cho con lai F
1
có ưu thế lai. 0,5
6 - Cần trồng cây và nuôi động vật với mật độ hợp lí, áp dụng các kĩ thuật tỉa thưa đối
với thực vật hoặc tách đàn đối với động vật khi cần thiết, cung cấp thức ăn đầy đủ và
vệ sinh môi trường sạch sẽ.
1