Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tiểu luận ngoại tác tích cực rừng ngập măn.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.89 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
KHOA KINH TẾ
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: KINH TẾ CÔNG
ĐỀ TÀI:
GVHD: Ths. Trần Thu Vân

Tp. HCM, ngày 02 tháng 06 năm 2009
MỞ ĐẦU
Rừng ngập mặn chiếm một phần đáng kể trong các kiểu rừng ngập nước
thường tồn tại ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Trên thế giới hiện nay còn
khoảng trên 15 triệu hecta rừng ngập mặn phân bố ở các vùng biển có bùn, các
cửa sông lớn, các vịnh cạn và các đầm mặn tiếp giáp với biển.
Rừng ngập mặn có tác động hữu ích đến môi trường chung quanh, đây là nơi
cung cấp nhiều loại thức ăn quan trọng cho con người, bảo vệ đất chống xói lở,
tạo điều kiện tốt để bồi lắng phù sa, làm giảm nhẹ tác động của hai loại thiên tai
và bão lụt. Rừng ngập mặn còn quan trọng vì là bãi ươm nuôi cho nhiều loại
tôm, cá, thủy hải sản và các loài động vật trên cạn, thêm vào đó, nó còn là nguồn
cung cấp củi chất đốt và gỗ xây dựng…
Theo phân chia, bốn vùng rừng ngập mặn chủ yếu có ở Việt Nam theo vị trí
địa lý từ Bắc xuống Nam như sau:
- Từ Móng Cái đến Đồ Sơn hơn 39.400 ha.
- Từ Đồ Sơn đến Lạch Trường (tỉnh Thanh Hóa).
- Từ Lạch Trường đến Vũng Tàu.
- Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên.
Rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong khu vực thứ tư, tiếp giáp với thành phố
Hồ Chí Minh. Nó đóng vai trò như là lá phổi xanh cung cấp oxy cho thành phố
đông dân nhất cả nước này, nhưng cùng với thời gian do chiến tranh và do con
người tàn phá, “lá phổi” này cũng đã bị suy thoái một cách đáng kể. Vì vậy, việc
phục hồi và tái tạo lại rừng ngập mặn Cần Giờ là một vấn đề rất cần thiết, không
chỉ đối với người dân thành phố Hồ Chí Minh mà còn là vấn đề mang tính quốc


gia, thậm chí là toàn cầu.
2
NGOẠI TÁC TÍCH CỰC
I. KHÁI NIỆM - PHÂN LOẠI NGOẠI TÁC
1. Khái niệm
Ngoại tác được hiểu như là những hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó
gây tác động đến đối tượng này không được đền bù hoạt không phải bị đền bù.
Các chủ thể ở đây có thể là cá nhân hoạt các đơn vị hoạt động sản xuất kinh
doanh. Sự tác động của các chủ thể này là sự tác động tốt hoặc tác động xấu. Các
chủ thể này không chịu bất cứ một trách nhiệm kinh tế nào về sự tác động của họ,
cũng như họ không đòi hỏi sự đền bù nào.
Ngoại tác thể hiện mối quan hệ sản xuất - sản xuất, sản xuất – tiêu dùng và tiêu
dùng – tiêu dùng.
2. Phân loại
* Tính hiệu quả của sự tác động:
Trên giác độ hiệu quả kinh tế - xã hội của ngoại tác đến các đối tượng tác
động, người ta chia ngoại tác làm 2 loại:
- Ngoại tác tích cực: Có tác động tốt đến đối tượng chịu tác động.
Ví dụ: Rừng Cần Giờ tạo tác động tích cực đến môi trường xung quanh (“lá
phổi xanh”quý giá của thành phố Hồ Chí Minh, khu lọc nước thải quan trọng)
Chiến dịch tình nguyện mùa hè xanh tạo tác động tích cực đến xã hội.
- Ngoại tác tiêu cực: Có tác động xấu đến đối tượng chịu tác động.
Ví dụ: Các lô cốt trên đường tạo tác động tiêu cực đến người đi đường (đi lại
khó khăn, kẹt xe, tai nạn…)
Xe máy quá nhiều tạo tác động tiêu cực đến môi trường và chính người
đi đường (ô nhiễm không khí do khói bụi và tình trạng ùn tắc giao thông)
3
II. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI TÁC TÍCH CỰC
Ví dụ: Rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Đường cầu thị trường về du lịch sinh thái D, đó cũng chính là lợi ích biên MB

- Rừng Cần Giờ đã mang lại ngoại tác tác tích cực như cải tạo sự trong sạch của
không khí; giữ nước, độ ẩm, chống sói mòn; chống bão…
Gọi lợi ích biên ngoại ứng do việc trồng rừng mang lại MEB. Khi đó lợi ích
biên xã hội là:
MSB = MB + MEB
- Chi phí biên của việc trồng rừng làm khu du lịch sinh thái là MC, đó cũng
chính là chi phí biên xã hội: MC = MSC
- Hiệu quả của thị trường đạt được khi: MB = MC, ta có điểm cân bằng thị
trường là E tương ứng với mức sản lượng Q
E
và giá P
E
- Hiệu quả xã hội đạt được khi: MSB = MSC, ta có điểm cân bằng mới là E’,
tương ứng với mức sản lượng Q
E’
và giá P
E’
Q
E’
, P
E’
: sản lượng và giá mang lại hiệu quả xã hội
* Như vậy, khi có ngoại tác tích cực thì:
+ Hiệu quả thị trường (E) ở dưới mức hiệu quả xã hội (E’) mong muốn
+ Sản lượng thị trường (Q
E
) nhỏ hơn sản lượng hiệu quả (Q
E’
): Q
E

< Q
E’
=>Nền kinh tế không có hiệu quả, tổn thất kinh tế được biểu thị bằng diện tích
tam giác BE’E.
Q
E
MC = MSC
Q
E’
P
MEB
Q
E
B
E’
D=MB
MSB
P
E
4
III. NHỮNG GIẢI PHÁP TƯ NHÂN ĐỐI VỚI NGOẠI TÁC
1. Định lý Ronal Coase
Khi có ngoại tác sẽ làm thủ tiêu tính hiệu quả của cân bằng thị trường. Sản
lượng được sản xuất hoặc tiêu thụ thường vượt quá (hoặc thấp hơn) sản lượng hiệu
quả. Như vậy, cần thiết phải giảm (hoặc tăng) mức độ của ngoại tác, Coase phát
biểu biện pháp nhằm khắc phục ngoại tác như sau:
- Khi quyền sở hữu được xác định một cách rõ ràng (bất kể thuộc về ai) thì kết
quả thương lượng giữa các chủ thể và đối tượng sẽ thành công, cả hai bên đều có
lợi. Nền kinh tế (bao gồm chủ thể và đối tượng) sẽ đạt trạng thái hiệu quả.
- Xuất phát từ quyền sở hữu tài sản được thừa nhận hoặc có các qui định của

chính phủ, chỉ có các cá nhân, tập thể sở hữu tài sản mới có quyền hạn duy nhất đối
với tài sản của họ. Do đó, họ sẽ kiểm soát và duy trì tính hiệu quả của việc khai
thác, sử dụng tài sản dưới sự hướng dẫn tác động của thị trường. Ngoại tác bị ngăn
chặn hoàn toàn, (bị hạn chế) hoặc được kích thích đến mức tối đa.
2. Sự thất bại của các giải pháp tư nhân đòi hỏi phải có sự can thiệp của
chính phủ
Mặc dù thị trường tư nhân có thể hạn chế hoặc loại trừ được sự tác động tiêu
cực của ngoại tác. Tuy nhiên, không phải bất cứ trường hợp nào cũng mang lại hiệu
quả Pareto nền kinh tế.Trong những trường hợp nhất định, các giải pháp thị trường
tư nhân tỏ ra kém hiệu quả, đòi hỏi phải có sự can thiệp của chính phủ.
- Đối với ngoại tác tác động đến việc cung cấp và hưởng thụ các loại hàng hóa
công thuần túy mà việc loại trừ một người nào đó sẽ là không thực hiện được hay
rất tốn kém thì các giải pháp của thị trường tư nhân sẽ không đem lại hiệu quả.
- Thị trường tư nhân cũng không thể xử lí được các yếu tố ngoại tác một cách
thỏa đáng những vấn đề xuất phát từ hệ thống các quyền về tài sản. Nhất thiết phải
có những qui định luật lệ chung, hệ thống luật pháp được mọi người cùng nhau xây
dựng, được duy trì thực hiện và kiểm soát bởi chính phủ.
IV. RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
Rừng ngập mặn Cần Giờ là một minh họa tiêu biểu cho ngoại tác tích cực.
1. Vị trí địa lý
- Rừng mặn Cần Giờ (RNMCG) được hình thành ở hạ lưu sông Đồng Nai– Sài
Gòn nằm ở cửa ngõ Đông Nam thành phố Hồ Chí Minh tọa độ: 10°22’ – 10°40’ độ
vĩ Bắc và 106°46’ – 107°01’ kinh độ Đông.
Cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km, giáp tỉnh Đồng Nai ở
phía Bắc, giáp biển Đông ở phía Nam, giáp tỉnh Tiền Giang và Long An ở phía Tây,
và giáp tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu ở phía Đông.
Tổng diện tích RNMCG là 75.740 ha, trong đó: vùng lõi 4.721 ha, vùng đệm
41.139 ha, và vùng chuyển tiếp 29.880 ha.
- Đây là khu rừng ngập mặn với một quần thể động thực vật đa dạng, trong số
đó nổi bật là đàn khỉ đuôi dài cùng nhiều loài chim, cò.

5

×