Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

tiểu luận Ngoại vi tiêu cực của khói thuốc lá.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.75 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN
NGOẠI VI TIÊU CỰC CỦA
KHÓI THUỐC LÁ
I. Yếu tố ngoại vi:
1. Định nghĩa
Được hiểu như là hoạt động của một chủ thể nhất định nào đó gây tác
động đến các đối tượng này không được đền bù hoặc không phải đền bù.
2. Phân loại :
a) Ngoại vi tích cực : Là yếu tố ngoại vi tác động tốt đến đối tượng
chịu tác động.
Ví dụ:
Trồng rừng, lệnh chống phá rừng sẽ điều hòa nguồn nước, chống xói
mòn, bảo vệ đất, cây trồng vật nuôi nông nghiệp.
Việc xây dựng các khu công nghiệp sẽ tạo việc làm cho người lao
động.
b) Ngoại vi tiêu cực : là yếu tố ngoại vi tác động xấu đến đối tượng
chịu tác động.
Ví dụ:
Nông dân trồng lúa ở vùng thượng lưu dùng thuốc diệt côn trùng, sâu
bệnh gây ra những tác động xấu cho những nông dân nuôi cá ở vùng hạ lưu
sử dụng chung nguồn nước.
Chất thải của nhà máy không được sử lý ảnh hưởng đến môi trường
xung quanh.
II. Ngoại vi tiêu cực của khói thuốc lá
Trên thế giới, hàng năm có hơn 5 triệu
người chết vì thuốc lá - nhiều hơn số người chết vì
HIV/AIDS, sốt rét và lao cộng lại. Riêng tại Việt
Nam, mỗi một giờ lại có 5 ca tử vong liên quan đến
thuốc lá. Có nghĩa là khoảng 40.000 người chết mỗi
năm, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông
mỗi năm.


1. Thuốc lá:
Thuốc lá là một loại cây có độc, nhất là
những lá già, có hàm lượng Nicotin cao., Nicotine
là một chất gây nghiện và rất độc. Người ta đã thấy
người lớn chết do dùng khoảng 15 – 20g thuốc lá
dưới dạng thuốc nước để thụt tháo đại trực tràng.
Trẻ con chỉ cần uống một vài gram sẽ tử vong.
GVHD: ThS.TRẦN THU VÂN 1
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN
Hoạt chất chủ yếu của thuốc lá hoặc thuốc lào là chất Nicotin, một loại Alcaloid.
Hàm lượng Nicotin trong các loại thuốc nầy thay đổi từ 2 – 10%. Một số loại thuốc lào tốt
có thể chứa đến 16% Nicotin. Nicotin được sử dụng ở liều thấp, tạo ra sự sảng khoái nhẹ
nhàng, làm dịu cơn đói và bớt mệt mỏi. Tuy nhiên nếu dùng lâu dài sẽ gây lệ thuộc và độc
hại cho cơ thể, liều cao sẽ gây chết người.
2. Những chất độc hại trong khói thuốc lá
Khói thuốc được phân ra : khói thuốc chính và khói thuốc phụ:
a) Khói thuốc chính
Khói thuốc chính là khói thuốc do người hút hít vào, thở ra có chứa hơn 4700 chất khác
nhau gồm những chất chính sau:
Nicotine, trong một điếu thuốc có chứa khoảng 1 –3mg Nicotine là một chất gây
nghiện và rất độc.
Carbon monoxide (C0), trong một điếu thuốc có chứa khoảng 20ml CO, đây là một
chất ngăn cản sự vận chuyển Oxy trong máu, như vậy ở một người vốn đã bị suy hô hấp thì
khói thuốc sẽ làm cho tình trạng bệnh lý trầm trọng thêm.
Các chất gây kích thích (aldéhyd, acid, phenol…) gây viêm phế quản, gây rối loạn
thông khí và nguy hiểm nhất là các chất gây ung thư, đó là các chất như: Benzopyrens,
Dibenzoanthracène, Benzofluenthène, Dibenzopyrène, cancérogènes, các phức hợp Nitrite
đa vòng…
b) Khói thuốc phụ
Khói thuốc phụ là khói toả ra ở đầu điếu thuốc để cháy tự nhiên khi không hút và thành

phần chất độc chứa trong khói thuốc phụ cũng tương tự như trong khói thuốc chính nhưng
cao hơn rất nhiều lần, vì vậy nó rất nguy hiểm cho người hút, đặc biệt là những người hút
thuốc thụ động (người hít phải khói thuốc).
3. Tác động ngoại vi tiêu cực của khói thuốc lá
Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất hóa học, trong đó có 43 chất gây ung thư, gây ra
25 căn bệnh nguy hiểm khác nhau như ung thư phổi, bệnh tim mạch, phổi tắc nghẽn, vô
sinh.... Thuốc lá giết chết một nửa số người sử dụng nó. Một nửa số này chết ở lứa tuổi
trung niên. Trung bình một ngày trên thế giới có 10.000 người chết do sử dụng thuốc lá.
Hiện nay, hút thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 10% số ca tử vong của người
trưởng thành trên thế giới. Thuốc lá không những gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của
người hút thuốc mà còn có tác động tới người không hút thuốc.
Những người hít phải khói thuốc thường xuyên phải chịu những tác hại do khói
thuốc gây ra không kém gì những người hút thuốc.
Các tác hại về mặt sức khoẻ do hút thuốc lá thụ động tương tự với người hút thuốc
lá: Nguy cơ mắc các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh đường hô hấp đặc biệt cao.
GVHD: ThS.TRẦN THU VÂN 2
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN
Riêng đối trẻ sơ sinh - trẻ em, phụ nữ mang thai thì khói thuốc lá cũng gây ra những
tác động vô cùng nguy hiểm.
a) Đối với trẻ sơ sinh - trẻ em
Khuất Trang – theo

Nếu bị hít khói thuốc lá ngay từ những năm tháng đầu đời, trẻ sẽ có nguy cơ mắc
bệnh dị ứng sau này, thuốc lá làm suy giảm chức năng phổi ở trẻ. Khi trẻ luôn ở trong tình
trạng hút thuốc lá tự động ngay từ trong bụng mẹ hay khi mới chào đời, nguy cơ mắc hen
suyễn cũng theo đó tăng lên. Nhưng những bằng chứng cho thấy dị ứng cũng có nguồn gốc
từ đây.
Những trẻ 4 tuổi có cha mẹ hút thuốc ngay khi trẻ chào đời có nguy cơ mắc chứng
dị ứng với thực phẩm, thuốc men hay với các chất gây dị ứng như lông chó mèo… cao hơn
các trẻ khác và chúng cũng có nguy cơ mắc chứng dị ứng với nhiều loại thực phẩm như

sữa, trứng và bột mỳ…
Đồng thời, trẻ dễ bị viêm phế quản, viêm phổi, khả năng phát triển phổi chậm, tác
động xấu đến khả năng học tập và hành vi của trẻ, viêm màng não, ung thư và bệnh máu
trắng, bệnh lý về Tai - Mũi – Họng, nhức đầu.
GVHD: ThS.TRẦN THU VÂN 3
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN
b) Đối với sức khỏe của phụ nữ
Khói thuốc lá cũng gây ra những ảnh hưởng đối với sức khỏe của phụ nữ như: tỷ lệ
sinh đẻ thấp, vô sinh, chậm phát triển thai nhi, trẻ sinh ra nhẹ cân, dị tật bẩm sinh, sẩy thai
tự phát, biến chứng thai sản, gây ung thư phổi, làm tăng tần xuất của những cơn “bốc hỏa”
trong giai đoạn tiền mãn kinh… Tỷ lệ mắc các triệu chứng kích thích của các cơ quan hô
hấp, thần kinh, tai, mũi, họng trên phụ nữ cao hơn nam giới và nhóm người già (60 tuổi trở
lên) và trẻ em (dưới 5 tuổi) cao hơn các nhóm khác.
Khói thuốc cũng khiến cho những bà
mẹ mang thai có nguy cơ sinh ra những đứa
trẻ bị rối loạn hành vi, tính tình hung hăng,
hay cáu gắt. Sắc đẹp của họ cũng nhanh tàn
phai như tóc giòn, dễ gãy, da lão hóa…
Theo TS Ngô Ngọc Oanh, Vụ GD -
Ủy ban Dân số, Gia đình Trẻ em, Tại Việt
Nam, tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 56,1%, nữ
giới là 1,8%. Mỗi năm khoảng 8.000 tỷ đồng
được chi dùng cho việc mua thuốc lá, số tiền
mua thuốc lá của người hút thuốc tương
đương với hơn một nửa khẩu phần ăn của
một người trong ngày, gấp 3 lần chi phí cho
việc học hành của con cái họ và chữa bệnh
cho các thành viên trong gia đình.
Thói quen hút thuốc lá là một gánh nặng cho gia đình (đặc biệt là đối với phụ nữ),
khói thuốc không chỉ gây ra thiệt hại về kinh tế mà còn đem đến cho các thành viên trong

gia đình những ảnh hưởng tâm lý của một gia đình không khỏe mạnh.
4. Một số biện pháp can thiệp của Chính phủ
Tại Việt Nam, mỗi một giờ lại có 5 ca tử vong liên quan đến thuốc lá. Có nghĩa là
khoảng 40.000 người chết mỗi năm, gấp 4 lần số người chết vì tai nạn giao thông mỗi năm.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn không biết việc hút thuốc có hại như thế nào đến cơ thể của họ.
Do đó, chúng ta cần:
a) Tăng cường công tác truyền thông giáo dục phòng, chống tác hại của thuốc lá
cho người học, nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục:
Tuyên truyền, vận động nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục hạn chế
hút thuốc lá, tiến tới không hút thuốc lá.
Tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người học,
nhà giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục để phòng, chống tác hại của thuốc lá;
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền về tác hại của thuốc lá; tăng cường lồng ghép
nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá trong các môn học và các hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
GVHD: ThS.TRẦN THU VÂN 4
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM BÀI TIỂU LUẬN
Tổ chức có hiệu quả Tuần lễ quốc gia không thuốc lá (từ ngày 25-31/5) và ngày
Thế giới không thuốc lá (31/5).
b) Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8
năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành
chính nhà nước. Nghiêm cấm hút thuốc lá ở lớp học, nơi làm việc tại các cơ quan quản lý
giáo dục và các cơ sở giáo dục. Treo biển hoặc biểu tượng "Cấm hút thuốc lá" ở các hành
lang, lớp học, phòng họp và các phòng làm việc của người học, nhà giáo, cán bộ, công
nhân viên ngành giáo dục.
c) Xây dựng môi trường trường học, môi trường làm việc không khói thuốc lá. Nhà
giáo, cán bộ, công nhân viên ngành giáo dục gương mẫu thực hiện không hút thuốc lá nơi
công cộng.
d) Thực hiện nghiêm túc quy định về cấm quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị và sử
dụng thuốc lá gắn với mục đích sản xuất hoặc kinh doanh thuốc lá.

e) Không nhận tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các đơn vị sản xuất, kinh doanh
các sản phẩm thuốc lá có gắn với mục đích quảng cáo các sản phẩm thuốc lá.
f) Cấm bán các sản phẩm thuốc lá tại các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở
giáo dục.
g) Các cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức, đoàn thể tại
địa phương để tuyên truyền, vận động cha mẹ, người thân gương mẫu không hút thuốc lá.
h) Người học, cán bộ, nhà giáo, công nhân viên ngành giáo dục không được tham
gia các hoạt động buôn lậu, vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh, tiêu thụ thuốc lá trái pháp
luật.
i) Đưa công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá vào nội quy, quy chế cơ quan và
các cơ sở giáo dục. Làm tốt công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá là một trong các
tiêu chí để đánh giá thi đua đối với các cơ quan quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục.
j) Thực hiện nghiêm việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi hút thuốc lá ở nơi
công cộng và bán thuốc lá cho trẻ em được quy định tại Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày
6 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
(Điều 16, Khoản 1).
k) Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong công
tác phòng, chống tác hại của thuốc lá và xử lý nghiêm tập thể và cá nhân không thực hiện
các quy định tại Chỉ thị này.
Bên cạnh đó cần cảnh báo mạnh hơn về
tác hại của thuốc lá trên vỏ bao thuốc: như những
cảnh báo sức khỏe: "Hút thuốc có hại cho thai nhi
và trẻ nhỏ", "Hút thuốc gây chảy máu não"; hình
ảnh về những bệnh tật do thuốc lá gây ra: hình ảnh
chụp những lá phổi xơ xác, những bào thai bị đẻ
non và não bị xuất huyết…
GVHD: ThS.TRẦN THU VÂN 5

×