Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tổng quan về công ty cổ phần may 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.36 KB, 27 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu
Sau hơn ba năm học tập tại trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội,
em được giới thiệu đến thực tập tại Công ty cổ phần May 19, tọa lạc tại số
311 Đường Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội. Đây là một công ty hoạt
động trong lĩnh vực may mặc, trực thuộc Bộ quốc phòng. Mục đích ban đầu
khi thành lập công ty là để cung cấp các trang phục cho Bộ quốc phòng.
Cùng với sự phát triển của đất nước, ngày nay đối tượng khách hàng
của công ty đã được mở rộng thêm, công ty sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bất
kỳ khách hàng nào, từ nhu cầu cá nhân đến tập thể, cả trong và ngoài ngành.
Bên cạnh đó, công ty còn nhận gia công thuê cho một số đối tác nước ngoài
như EU, Mỹ và một số quố gia Nam Á.
Trước đây, công ty Công ty cổ phần May 19 là một công ty Nhà nước.
Đến tháng 11/2005 được cổ phần hóa theo quyết định số 890/QĐ – QP của
Bộ quốc phòng với kỳ vọng tạo nên một bước ngoặt cho sự phát triển của
công ty. Sau khi cổ phần công ty không còn được hưởng những trợ cấp của
Nhà nước như trước đây, đồng thời được miễn nộp thuế thu nhập doanh
nghiệp trong ba năm đầu để công ty quen dần với cơ chế mới. Đây là một sự
ưu đãi cần thiết mà Nhà nước dành cho công ty. Nhờ đó mọi hoạt động của
công ty đã nhanh chóng đi vào ổn định và dần khởi sắc.
Quá trình đến công ty thực tập, xem xét, tìm hiểu về hoạt động của
công ty, vừa qua quan sát thực tế, vừa qua các tài liệu công ty cho mượn em
đã thấy được một cách khái quát hoạt động của công ty, cơ cấu tổ chức bộ
máy của công ty, cả những ưu điểm, hạn chế hiện tại của công ty. Với những
gì tìm hiểu được em đã viết báo cáo này và mạnh dạn đề xuất một số giải
pháp để công ty có thể khắc phục những hạn chế, phát huy tối đa nội lực,
vươn lên trở thành một doanh nghiệp lớn mạnh trong lĩnh vực may mặc, có
thương hiệu nổi tiếng không chỉ ở thị trường trong nước mà cả trên thế giới.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Báo cáo nghiên cứu về Công ty cổ phần May 19, một doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh may mặc. Đối tượng cụ thể
của báo cáo là tình hình sản xuất và kinh doanh, cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý của công ty. Xem xét xem công ty đã đạt được những kết gì và còn những
hạn chế, yếu kém gì.
Báo cáo nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của công ty kể
từ ngày mới thành lập (ngày 1/4/1983) cho đến nay, không đề cập đến những
doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực, trong đó tập trung vào giai đoạn từ
năm 2000 đến nay. Đây là giai đoạn công ty có những sự thay đổi lớn cả về
chất và lượng.
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu để thấy được hoạt động thực tiễn của một doanh nghiệp,
thấy cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ
phận trong cơ cấu đó, những hoạt động giao dịch kinh doanh, koạt động sản
xuất diễn ra như thế nào. Từ đó rút ra đánh giá về kết quả đạt được và những
yếu kém cần khắc phục của công ty. Cuối cùng là đề xuất một số giải pháp để
giúp công ty khắc phục hạn chế, vươn lên phát triển.
Qua việc nghiên cứu về công ty, tác giả mong muốn rút ngắn khoảng
cách giữa lý thuyết và thực tế, vận dụng những kiến thức đã học vào nghiên
cứu thực tiễn.
Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo được hoàn thành dựa trên việc sử dụng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau. Trong đó phương pháp nghiên cứu chủ đạo được
sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng và phân tích đánh giá. Bên cạnh
đó, phương pháp tổng hợp - thống kê, tư duy logic và phương pháp lịch sử
cũng được sử dụng.
Ngoài phần mở đầu có tính chất giới thiệu khái quát về báo cáo, bao
gồm: lời nói đầu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu,
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368

phương pháp nghiên cứu, thì phần nội dung chính của Báo cáo được trình bày
theo ba chương:
Chương 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 19
Chương 2. Tình hình phát triển của Công ty cổ phần May 19
Chương 3. Phương hướng và giải pháp phát triển Công ty cổ phần May
19

3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương 1.
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May 19
1.1.Sự hình thành
Để đáp ứng nhu cầu về trang phục cho Bộ quốc phòng, ngày 01/4/1983,
Xí nghiệp May Đo X19 thuộc Bộ quốc phòng được thành lập. Với chức năng
là may trang phục cho các đơn vị của bộ quốc phòng. Sau một quá trình hoạt
động, cơ sở vật chất, kỹ thuật của xí nghiệp được mở rộng và xí nghiệp đổi
tên thành Công ty 247 cho tương xứng với hoạt động của công ty. Công ty
247 đã nối tiếp truyền thống của Xí nghiệp May Đo X19 và ngày càng mở
rộng hoạt động sản xuất – kinh doanh, hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng,
máy móc trang thiết bị, và hoạt động phát triển nhân lực. Đến tháng 11/2005,
theo chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước của Đảng, Công ty
247 được cổ phần hóa theo quyết định số 890/QĐ – QP của Bộ trưởng Bộ
quốc phòng, đổi tên công ty thành Công ty cổ phần May 19 như ngày nay.
Trong công ty này, Nhà nước sở hữu 51% vốn kinh doanh, 49% còn lại là của
các cá nhân có nhu cầu. Như vậy Nhà nước vẫn giữ quyền gia quyết định của
công ty. Mặc dù mới được chuyển sang một cơ chế quản lý mới nhưng Công
ty cổ phần May 19 đã kịp thời chấn chỉnh mọi hoạt động, đi vào ổn định sản
xuất - kinh doanh, tiếp bước sự tăng trưởng của Công ty 247.
Công ty có tên giao dịch quốc tế là 19 Garment Joint Stock Company.
Công ty mới xây dựng thêm một chi nhánh nữa ở thành phố Hồ CHí Minh,

chuyên gia công các đơn đặt hàng cho đối tác nước ngoài.
1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty
Cho đến nay có thể chia quá trình hình thành và phát triển của công ty
thành ba giai đoạn chính:
1.2.1. Giai đoạn 1983 – 1988
Giai đoạn này công ty có tên là Xí nghiệp May Đo X19, được thành lập
theo số 769/QĐ – QP của Bộ quốc phòng.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đây là giai đoạn đầu mới thành lập công ty. Ở giai đoạn này, quy mô
nhà xưởng còn rất nhỏ bé, máy móc trang thiết bị thô sơ lạc hậu, nhân lực
cũng bé nhỏ. Toàn xí nghiệp chỉ có một xưởng may với hơn 40 công nhân,
các khâu sản xuất như cắt, máy, là được thực hiện ở trong cùng xưởng đó.
Máy móc thiết bị của xí nghiệp thì rất lạc hậu going như tình trạng chung của
đất nước lúc bấy giờ. Lúc đó xí nghiệp sử dụng máy khâu đạp chân của Trung
Quốc, các thao tác hầu như được thực hiện một cách thủ công, năng suất lao
động rất khiêm tốn, mỗi ngày chỉ hoàn thành được hơn 20 sản phẩm. Đời
sống của người lao động rất thiếu thốn, eo hẹp, tuy nhiên cũng dần được cải
thiện theo sự đổi mới của đất nước và xí nghiệp. Công việc quản lý và sản
xuất cũng chưa tách bạch, người quản lý cũng vẫn tham gia vào hoạt động sản
xuất. Năng suất và chất lượng sản phẩm rất thấp. Hoạt động sản xuất của xí
nghiệp chỉ nhằm cung cẩp trang phục chuyên ngành cho Bộ quốc phòng, hoạt
động kinh doanh với thị trường bên ngoài rất ít. Lúc đó sản phẩm chủ yếu của
công ty là trang phục công an, bộ đội, trang phục bảo hộ lao động. Mọi chi
phí của xí nghiệp như nguyên liệu, nhiên liệu, tiền lương công nhân viên…
đều do Nhà nước bao cấp, xí nghiệp chỉ sản xuất theo kế hoạch được Nhà
nước giao xuống. Hiệu quả kinh tế trong sản xuất không được đề cập đến,
không phải là một chỉ tiêu quyết định sự tồn tại của xí nghiệp. Dù sao xí
nghiệp cũng đã góp phần làm giảm bớt sự khan hiếm hàng hóa của đất nước
lúc bấy giờ.

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1989 – 2005
Số lượng khách hàng của xí nghiệp ngày càng nhiều lên, mở rộng ra
nhiều tỉnh thành. Thời gian này, trên thế giới khoa học công nghệ đang rất
phát triển. Khiến yêu cầu mở rộng sản xuất, hiện đại hóa máy móc trở nên cấp
thiết. Vì thế Bộ quốc phòng đã quyết định mở rộng nhà xưởng, thay thế
những thiết bị sản xuất lạc hậu bằng những thiết bị hiện đại hơn, tuyển thêm
lao động, đồng thời nâng cấp và chuyển xí nghiệp thành Công ty 247. Công ty
đã tiến hành quy hoạch lại nhà xưởng, thực hiện chuyên môn hóa trong sản
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
xuất cao hơn. Hai xưởng may, một xưởng cắt, một xưởng là và đóng gói sản
phẩm được xây dựng mới. Cơ sở hạ tầng từng bước được sửa sang, xây mới,
được bố trí lại một cách chuyên biệt, hợp lý hơn. Hệ thống máy móc thiết bị
liên tục được đổi mới theo xu hướng hiện đại, thay thế cho những máy móc
lỗi thời lạc hậu trước đây. Số lượng công nhân viên tăng lên đáng kể so với
ngày đầu mới thành lập. Năm 2000, tổng số cán bộ công nhân viên của Công
ty đã là 514 người.
Giai đoạn này còn đánh dấu một bước ngoặt trong công tác mở rộng thị
trường của công ty. Ngoài việc đáp ứng các đơn hàng truyền truyền thống của
Bộ quốc phòng, Công ty còn nhận may đo cho các khách hàng ngoài ngành có
nhu cầu, mặc dù doanh thu từ thị phần này chưa chiếm tỷ lệ đáng kể. Bên
cạnh đó, theo xu thế hội nhập mạnh mẽ của đất nước, Công ty cũng đã bước
đầu nhận gia công thuê các đơn hàng cho đối tác nước ngoài như Hàn Quốc,
EU, Mỹ…. Xuất khẩu hiện đang chiếm một tỷ lệ tăng dần trong tổng doanh
thu, cụ thể năm 2000 tỷ lệ này mới chỉ chiếm 3,7%, năm 2001 là 6,4% đến
năm 2005 đã đạt 40,3%. Công ty xác định xuất khẩu là một trong những mũi
nhọn phát triển trong tương lai.
Kể từ giai đoạn này, Nhà nước đã bắt đầu chú ý tới hiệu quả kinh tế
trong sản xuất đối với tất cả các doanh nghiệp Nhà nước. Càng về cuối giai
đoạn yêu cầu đó càng gay gắt, phần nào đã gây áp lực phải cải tiến phương

pháp quản lý đối với lãnh đạo công ty. Vì thế những hạn chế của cơ chế bao
cấp đã dân bị phai mờ. Lãnh đạo công ty chú ý đôn đốc nhân viên, kỷ luật lao
động được thắt chặt hơn.
Doanh thu của công ty liên tục tăng lên kể từ khi thành lập, nhất là
trong những năm gần đây.
Bảng 1.2: Doanh thu của Công ty 247 từ năm 2000 – 2005, đơn vị: tỷ
đồng
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005
Doanh thu 23,2 28,6 34,8 40,7 46,3 50,1
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Nguồn: Báo cáo tổng kết cuối năm 2000, 2001,2002, 2003, 2004, 2005
của Công ty 247.
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của công ty không ngừng tăng lên,
năm 2005 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2000, chứng tỏ hoạt động kinh doanh
của công ty đang ngày càng phát triển.
Tuy nhiên đây vẫn là một công ty Nhà nước cho nên vẫn tồn tại những
nhược điểm của cơ chế bao cấp. Kết quả hoạt động vẫn chưa tương xứng với
tiềm năng của Công ty, tâm lý trông chờ ỷ lại vẫn còn khá nặng nề trong hàng
ngũ cán bộ công nhân viên Công ty. Chính vì vậy cùng với xu hướng cổ phần
hóa, tư nhân hóa đang diễn ra như một giải pháp cấp thiết đối với sự làm ăn
kém hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà nước, thì vào tháng 11/2005 Bộ quốc
phòng đã quyết định cổ phần hóa Công ty và đổi tên Công ty thành Công ty
cổ phần May 19. Nhưng Nhà Nước vẫn nắm giữ 51% số cổ phần của Công ty.
Trong giai đoạn này Công ty 247 đã nhận được nhiều phần thưởng cao
quý:
Năm 1996 và 1997: Bộ tư lệnh quân chủng phòng không không quân
tặng cờ: “Đơn vị sản xuất – kinh doanh khá nhất” và cờ “ Đơn vị điển hình
tiên tiến”.
Năm 1998: Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng Nhì,

Bộ tư lệnh quân chủng tặng cờ: “ Đơn vị sản xuất – kinh doanh khá nhất khối
doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng” và cờ: “ Đơn vị điển hình tiên tiến – xuất
sắc giai đoạn 1989 – 1999”.
Năm 2000: Bộ tư lệnh quân chủng tặng cờ: “Đơn vị xuất sắc khối công
ty, xí nghiệp kinh tế - quốc phòng” và cờ: “ Đơn vị điển hình tiên tiến phong
trào thi đua ngành hậu cần quân đội làm theo lời Bác Hồ dạy 1995 – 2000”
Năm 2002: Nhà nước tặng huân chương Lao động hạng B
Năm2003: Bộ tư lệnh tặng cờ: Đơn vị tiên tiến - xuất sắc 2000 – 2003”
1.2.3.Giai đoạn từ tháng 11/2005 đến nay
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Để thúc đẩy sự tăng trưởng của công ty nhanh hơn nữa, tháng 11/2005
Bộ quốc phòng quyết định cổ phần hóa công ty 247 theo quyết định số 890/
QĐ – QP và đổi tên công ty thành Công ty cổ phần May 19.
Sau hơn một năm cổ phần đã cho thấy đây là một quyết định đúng đắn
đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp Nhà nước nói chung.Cổ phần
hóa đã thổi vào Công ty một luồng sinh khí mới. Không khí làm việc trong
công ty đã có nhiều thay đổi, kỷ luật lao động được thắt chặt hơn. Thái độ làm
việc của nhân viên các phòng ban đã bớt ì trệ, hiệu quả hơn trước.Có thể nói
sự thay đổi về hình thức sở hữu này là một bước ngoặt đối với công ty, báo
hiệu một khi thế phát triển mới của công ty.
Hiện nay đối tác của Công ty có mặt ở cả 64 tỉnh thành trên toàn quốc.
Khách hàng truyền thống đã tăng lên nhiều, số lượng đối tác nước ngoài cũng
nhiều hơn. Nếu như năm 2000 tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu của công ty
mới chỉ chiếm 10%, thì năm 2006 đã đạt hơn 50%. Doanh thu năm 2006 đạt
60 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2005.
Ngày nay công ty đã có một hệ thống trang thiết bị hiện đại, có khả
năng đảm nhận các sản phẩm may đo cao cấp phục vụ nhu cầu đa dạng của
thị trường trong và ngoài nướcnhư hệ thống ép hơi đa năng, máy tra tay
complet tự động…

Từ khi thành lập đến nay công ty đã nhận được nhiều phần thưởng cao
quý, đó là 18 huy chương các loại ( 13 huy chương vàng. 5 huy chương bạc)
tại các hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam, những sản phẩm đạt huy
chương vàng tiêu biểu là: trang phục sĩ quan an ninh, trang phục đông len
kiểm soát, trang phục công sở nữ, trang phục cảnh sát, áo măng tô nam, mũ
kê - pi ngành kiểm lâm…
1.3. Cơ cấu bộ máy
Qua một thời gian dài phát triển, bộ máy của công ty đã nhiều lần được
thay đổi và hoàn thiện. Hiện nay, bộ máy này gồm bốn cấp:
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cấp cao nhất là Hội đồng quản trị: gồm những cổ đông góp vốn của
công ty. Hội đồng quản trị bầu ra Ban giám đốc và hai phó tổng giám đốc
giúp việc cho.
Ban giám đốc có nhiệm vụ quản lý mọi hoạt động của công ty, ra các
quyết định và hướng dẫn cấp dưới thực hiện.
Cấp thứ ba là các phòng ban, bao gồm: phòng kinh doanh - xuất nhập
khẩu, phòng kế hoạch, phòng kế toán, kho vật tư, kho sản phẩm.
Cấp thứ tư là cấp phân xưởng, gồm năm xưởng may, một xưởng cắt,
một xưởng là.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy của công ty như sau:
Qua sơ đồ ta thấy Bộ máy của công ty được tổ chức khá đơn giản, linh
hoạt, phù hợp với quy mô của công ty. Mỗi bộ phận có một chức năng rõ
ràng, đảm bảo cho hoạt động của công ty luôn thông suốt.
9
Bộ quốc phòng
Hội đồng
quản trị
Ban giám đốc
Kho vật tư Phòng

KD - XNK
Phòng
kế hoạch
Phòng
kế toán
Phòng
kỹ thuật
Kho
sản phẩm
Xí nghiệp cắt Xí nghiệp
may 2, 3, 5
Xí nghiệp là và
đóng gói
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dưới đây là chức năng cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy của công
ty:
- Hội đồng quản trị: gồm những cổ đông chính của công ty, mỗi năm
họp hai lần ( sấu tháng một lần) để nghe báo cáo về tình hình hoạt động của
công ty và đề ra những chỉ tiêu cơ bản cho kỳ sau.
- Ban giám đốc: gồm một Tổng giám đốc và hai phó tổng giám đốc do
Hội đồng quản trị cử ra để quản lý công ty. Ban giám đốc có nhiệm vụ thay
mặt cho Hội đồng quản trị theo dõi tình hình hoạt động của công ty từng ngày
và ra các quyết định cần thiết để chỉ đạo hoạt động tới các phòng ban, xí
nghiệp. Ban giám đốc có thể thực hiện giao dịch với các đối tác quan trọng
của công ty.
- Kho vật tư: có chức năng xuất, nhập nguyên vật liệu cho các xí nghiệp
theo số liệu mà phòng kế hoạch chuyển tới.
- Phòng kinh doanh – xuất nhập khẩu: có chức năng giao dịch với
khách hàng, giải đáp các yêu cầu của khách hàng
- Phòng kế hoạch: căn cứ vào các hợp đồng đã kí kết để sắp xếp kế

hoạch sản xuất cụ thể , sau đó chuyển xuống các xí nghiệp để sản xuất.
- Phòng kỹ thuật: chuyên ngiên cứu thiết kế những sản phẩm mới, may
theo mẫu mà đối tác yêu cầu, đưa ra những giải pháp kỹ thuật hữu hiệu cho
công ty.
- Phòng kế toán: tiến hành ghi chép các khoản thu, chi của công ty, giải
quyết ché độ lương thưởng cho người lao động.
- Xí nghiệp cắt: có chức năng cắt sản phẩm theo số đo mà phòng kế
hoạch gửi xuống.
- Phân xưởng may 2,3,5: có nhiệm vụ máy lại những bán thành phẩm
đã được cắt.
- Kho sản phẩm: lưu giữ sản phẩm đã hoàn thành và giao cho khách
hàng.
1.4. Mối quan hệ trong bộ máy quản trị của Công ty
10

×