Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện đà nẵng năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 69 trang )



BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI



TRẦN MINH HIỆP


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ
NẴNG NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ




HÀ NỘI - 2014









BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI






TRẦN MINH HIỆP

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SỬ
DỤNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ
NẴNG NĂM 2013

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
TS. Nguyễn Thị Thanh Hương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và kinh tế Dược

HÀ NỘI - 2014




























LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp hoàn thành khóa luận em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
và lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo, gia đình, bạn bè và
những người đã giúp đỡ, ủng hộ em trong thời gian qua.
Trước hết em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS.
Nguyễn Thị Thanh Hương – phó trưởng Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược,
người thầy kính mến đã tận tình chỉ bảo em trong suốt thời gian học tập và
thực hiện đề tài. Cảm ơn cô vì ngoài những kiến thức chuyên môn em còn
được dạy phương pháp làm việc hiệu quả, khoa học và trung thực.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới DS Trần Thị Đảm – trưởng
khoa Dược bệnh viện Đà Nẵng cùng các anh chị cán bộ khoa Dược, các bác
sĩ tại các khoa phòng đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu tại bệnh viện.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới DS Kiều Thị Tuyết Mai và các thầy cô
trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện

thuận lợi cho em trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo
Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy em trong suốt năm
năm qua, cám ơn thầy cô vì sự tận tụy với nghề, luôn là tấm gương sáng cả về
lối sống và đạo đức nghề nghiệp với sinh viên chúng em.
Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành tới những người bạn đã
luôn sát cánh, động viên và giúp đỡ em cả trong học tập và trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 13 tháng 06 năm 2014
Sinh viên
Trần Minh Hiệp



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
1
Chương 1:TỔNG QUAN
3
1.1. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam
3
1.1.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam những năm gần đây
3
1.1.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
5
1.1.3. Thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại
các BV
8
1.2. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc
10
1.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc

10
1.2.1. Phương pháp nghiên cứu chỉ số
14
1.3. Vài nét về bệnh viện Đà Nẵng
16
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đà Nẵng
16
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ
16
1.3.3. Khoa Dược bệnh viện Đà Nẵng.
17
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
19
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
19
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
19
2.2. Phương pháp nghiên cứu
19
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
19
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu.
19
2.2.3. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
20
2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu
23
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Phân tích cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà
25
Nẵng năm 2013
25



3.1.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng

25
3.1.2. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng theo phương pháp phân
tích nhóm điều trị.
26
3.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc nhóm kháng sinh
28
3.1.3. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
29
3.1.4. Cơ cấu và giá trị thuốc đơn thành phần – đa thành phần.
30
3.2. Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp phân tích ABC, VEN
30
3.2.1. Cơ cấu tiêu thụ theo phương pháp phân tích ABC
30
3.2.2. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân loại VEN
31
3.2.3. Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III
32
3.2.4. Phân tích nhóm thuốc không thiết yếu
34
3.3. Phân tích sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú được

BHYT chi trả.
34
3.3.1. Các chỉ số tổng quát về sử dụng thuốc trong điều trị ngoại trú
34
3.3.2. Chi phí trung bình một đơn thuốc
35
3.3.3. Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc.
36
3.3.4. Các loại kháng sinh được phối hợp.
37
3.3.5. Sử dụng các thuốc bổ trợ trong kê đơn
38
3.3.6. Tương tác thuốc trong kê đơn
38
BÀN LUẬN
41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
49









DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Tiếng Anh

Tiếng Việt
AHFS
American Hospital
Formulary servise
Hướng dẫn phác đồ điều trị
trong các bệnh viện Mỹ
BHYT

Bảo hiểm y tế
BV

Bệnh viện
BYT

Bộ Y Tế
DMTBV

Danh mục thuốc bệnh viện
DMT

Danh mục thuốc
DSLS

Dược sỹ lâm sàng
KS

Kháng sinh
HĐT&ĐT

Hội đồng thuốc và điều trị

INN
International
nonproprietary
names
Thuốc gốc quốc tế
GDP
Gross Domestic
Productz
Tổng thu nhập quốc dân
TCY

Thuốc chủ yếu
TTY

Thuốc thiết yếu
TW

Trung ương
WHO
World Health
Organization
Tổ chức y tế thế giới
WTO
World Trade
Organization
Tổ chức thương mại thế
giới
USD

Đô la Mỹ

VND

Việt Nam Đồng


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, PHỤ LỤC
Bảng
Tên bảng
Trang
1.1
Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 – 2011
3
1.2
Bốn nhóm tác dụng dược lý có SĐK cao nhất năm 2011
4
1.3
Chi phí tiền thuốc tại các bệnh viện Việt Nam năm 2010
5
1.4
Cơ cấu SD thuốc của 5 nhóm tác dụng Dược lý năm 2010
6
1.5
Số thuốc trung bình cho một bệnh nhân
8
1.6
Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh
9
1.7
Phân tích ABC tại 3 bệnh viện
11

1.8
Các chỉ số sử dụng thuôc cơ bản
14
1.9
Các chỉ số sử dụng bổ sung
15
1.10
Cơ cấu nhân lực khoa Dược BV Đà Nẵng
17
3.11
Giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013
25
3.12
Cơ cấu và giá trị tiền thuốc của 25 nhóm thuốc
26
3.13
Cơ cấu và kinh phí sử dụng các nhóm kháng sinh
28
3.14
Cơ cấu và giá trị tiền thuốc theo nguồn gốc xuất xứ
29
3.15
Cơ cấu và giá trị thuốc đơn thành phần – đa thành phần
30


3.16
Cơ cấu tiêu thụ thuốc theo phương pháp ABC
30
3.17

Kết quả phân tích Danh mục thuốc theo phân loại VEN
31
3.18
Cơ cấu danh mục thuốc theo phân nhóm I, II, III
31
3.19
Phân tích ma trân ABC/VEN chi tiết nhóm AN, BN
33
3.20
Phân tích ma trận ABC/VEN chi tiết nhóm AN, BN
34
3.21
Các chỉ số tổng quát về sử dụng thuốc trong điều trị ngoại
trú
35
3.22
Chi phí một đơn thuốc
36
3.23
Phối hợp kháng sinh trong kê đơn thuốc
36
3.24
Các loại kháng sinh được phối hợp
37
3.25
Tỷ lê đơn thuốc có kê các thuốc có tác dụng bổ trợ
38
3.26
Tỷ lệ đơn có tương tác
38

3.27
Các cặp tương tác có trong đơn
39








DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình
Tên hình
Trang
1.1
Tỷ lệ kinh phí mua thuốc khối bệnh viện công lập – tư nhân
năm 2010
5
1.2
Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đà Nẵng
15
3.3
Tỷ trọng tiền thuốc sử dụng trong tổng kinh phí bệnh viện
25
3.4
Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và chi phí các nhóm A, B, C.
31
3.5
Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và chi phí các nhóm V, E, N.

32
3.6
Tỷ lệ theo khoản mục thuốc và giá trị nhóm I, II, III
34













1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, có thể cứu được mạng sống của con
người và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, là một nhân tố không thể
thiếu trong quá trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trong
những năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức
cao so với thế giới và các nước trong khu vực, đời sống nhân dân ngày một
nâng cao[18], do đó nhu cầu sử dụng thuốc để chăm sóc sức khỏe ngày một
tăng. Tiền thuốc bình quân đầu người năm 2011 đạt 27,6 USD tăng 24,04%
so với năm 2010 và gấp 4,6 lần so với năm 2001[29]. Thị trường dược phẩm
nước ta ngày càng phong phú cả về số lượng và chủng loại, theo báo cáo của
Cục Quản lý Dược, tính đến ngày 31/12/2011, có đến 28.820 số đăng ký

thuốc còn hiệu lực với 1.495 hoạt chất[29].
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu hiện nay, lượng thuốc tiêu
thụ tại các bệnh viện chiếm khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ trong cả nước.
Lượng thuốc tiêu thụ tại các bệnh viện không ngừng tăng: tổng kinh phí mua
thuốc ở các bệnh viện trên cả nước năm 2011 là 18.500 tỷ đồng, tăng 26,7%
so với năm 2010[22]. Tỷ lệ giữa chi phí tiền thuốc sử dụng với tổng chi phí
của các bệnh viện ở Việt Nam năm 2011 là 58%[34]. Tuy nhiên vẫn còn
nhiều bất cập trong công tác sử dụng thuốc tại bệnh viện: sử dụng thuốc bất
hợp lý, lạm dụng biệt dược, các thuốc kháng sinh, vitamin trong kê đơn và
điều trị còn diễn ra phổ biến, chi phí cho sử dụng thuốc chiếm tỷ lệ cao trong
tổng chi phí của bệnh viện [28]. Đó là một trong những nguyên nhân làm tăng
chi phí cho người bệnh, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của
bệnh viện. Vì vậy hoạt động sử dụng thuốc tại bv đóng vai trò hết sức quan
trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
toàn diện cho người dân.
2

Bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện đa khoa hạng một trực thuộc Sở y tế,
với quy mô và chức năng quan trọng của bệnh viện, cùng với nhu cầu khám
chữa bệnh ngày càng tăng của người dân hiện nay, công tác sử dụng thuốc
cần được chú trọng, trong đó việc đánh giá hoạt động sử dụng thuốc là hết sức
cần thiết. Với mong muốn góp phần tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, an toàn
và hiệu quả cho bệnh viện, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích thực trạng
sử dụng thuốc tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013”, với hai mục tiêu:
- Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện Đà Nẵng năm 2013.
- Phân tích sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú được BHYT chi
trả theo một số chỉ tiêu.














3

Chương 1
TỔNG QUAN
1.2. Thực trạng sử dụng thuốc ở Việt Nam
1.2.1. Thị trường Dược phẩm Việt Nam những năm gần đây
Việt Nam đang trên đà phát triển trở thành một nước công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là một trong những nền kinh tế nóng, có tốc độ tăng trưởng cao
trong khu vực và trên thế giới: tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam năm
2009 là 5,32%, năm 2010 là 6,78% và năm 2011 là 5,89%[18]. Cùng với sự
phát triển kinh tế của đất nước, thị trường Dược phẩm Việt Nam tăng trưởng
với tốc độ cao, tương đối ổn định, theo dự báo trong 5 năm từ 2009 – 2014 sẽ
tăng trưởng từ 17% – 19% và đã đạt mức 2,4 tỷ USD vào năm 2011, tăng
27% so với năm 2010 (đạt 1,9 tỷ USD).
Bảng 1.1. Số liệu về sử dụng thuốc giai đoạn 2003 – 2011[22].
Năm
Tổng giá trị
tiền thuốc sử
dụng
(1.000 USD)

Trị giá thuốc
sản xuất trong
nước
(1.000 USD)
Trị giá thuốc
nhập khẩu
(1.000 USD)
Tiền thuốc
bình quân
đầu người
(USD/ người)
2003
608.699
241.870
451.352
7,6
2004
707.535
305.950
600.995
8,6
2005
817.396
395.157
650.180
9,85
2006
956.353
475.403
710.000

11,23
2007
1.136.353
600.630
810.711
13,39
2008
1.425.657
715.435
923.288
16,45
2009
1.696.135
831.205
1.170.828
19,77
2010
1.913.661
919.039
1.252.572
22,25
2011
2.383.939
1.140.000
1.527.000
27,6
4

Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng liên tục tăng qua các năm, trong vòng 9
năm từ năm 2003 – 2011, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tăng lên 4 lần: từ 608

triệu USD năm 2003 lên 2,4 tỷ USD năm 2011. Tiền thuốc bình quân đầu
người năm 2011 đạt mức 27,6 USD, gấp 4 lần so với năm 2003 (tiền thuốc
bình quân bình quân đầu người là 7,6 USD). Qua đó cho thấy nhu cầu được
chăm lo, đảm bảo sức khỏe của nhân dân ngày càng tăng lên, do vậy ngành y
tế càng cần phải nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu này.
Đặc biệt các thuốc sản xuất trong nước ngày càng đáp ứng được nhu
cầu của các tầng lớp nhân dân, các mặt hàng ngày càng trở nên phong phú, đa
dạng về số lượng chủng loại. Năm 2011, nước ta đã sản xuất được 524 hoạt
chất với tổng số 13.268 thuốc phân phối ở các nhóm bệnh, qua đó góp phần
đảm bảo nhu cầu bình ổn thuốc thiết yếu và bình ổn thị trường thuốc tại Việt
Nam, giảm áp lực và làm đối trọng với các thuốc nhập khẩu [29]. Ta có bảng
phân loại 4 nhóm tác dụng dược lý có số thuốc đăng ký nhiều nhất (đối với
các thuốc sản xuất trong nước) năm 2011.
Bảng 1.2. Bốn nhóm tác dụng dược lý có SĐK cao nhất năm 2011
TT
NHÓM DƯỢC LÝ
Số ĐK
1
Chống nhiễm khuẩn - ký sinh trùng
2691
2
Hạ nhiệt - giảm đau - chống viêm phi steroid
1528
3
Vitamin và thuốc bổ
1191
4
Thuốc đường hô hấp
447
Số liệu cho thấy nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn vẫn là nhóm thuốc có

tỷ lệ đăng ký cao nhất (với 2691 SĐK), điều này cho thấy nhu cầu sử dụng
kháng sinh ở Việt Nam vẫn còn rất cao.

5

1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện ở Việt Nam
Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu hiện nay, lượng thuốc tiêu
thụ tại các bệnh viện chiếm khoảng 50% lượng thuốc tiêu thụ trong cả nước.
Tổng kinh phí mua thuốc của 1018 bệnh viện trên cả nước (năm 2010) là
khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó 92% kinh phí là ở khối bệnh viện công
lập[4].
Hình 1.1. Tỷ lệ kinh phí mua thuốc khối BV công lập – tư nhân năm 2010
Theo báo cáo đánh giá Chính sách Thuốc Quốc gia của Cục Quản lý
Dược Việt Nam phối hợp với Viện Chiến lược và Chính sách y tế, hỗ trợ bởi
Tổ chức Y tế thế giới thì năm 2010 tại các bệnh viện ở Việt Nam có chi phí
tiền thuốc so với tổng chi phí thường xuyên của bệnh viện lên đến 58% [37].
Bảng 1.3. Chi phí tiền thuốc tại các bệnh viện Việt Nam năm 2010
Chỉ số
BV
tuyến
TW
BV
tuyến
tỉnh
BV
tuyến
huyện
Tỷ lệ
chung
% tiền chi cho thuốc/ tổng chi của

bệnh viện
64,4
70,1
53,0
58,0
% tiền chi cho thuốc nhập
ngoại /tổng tiền chi cho thuốc
93,9
76,7
39,2
52,2
92,00%
8,00%
Khối bệnh viện công lập Khối bệnh viện tư nhân
6

Ta thấy tỷ lệ phần trăm tiền chi cho thuốc nhập ngoại/ tổng tiền chi cho
thuốc ở 3 tuyến bệnh viện có sự khác biệt nhau rất rõ ràng. Ở các bệnh viện
tuyến TW, tỷ lệ này là 93,9%, điều đó phản ánh một điều là các công ty trong
nước mới chỉ sản xuất được các thuốc điều trị thông thường, dạng bào chế
đơn giản, chưa sản xuất được các thuốc chuyên khoa sâu – các loại thuốc này
được dùng chủ yếu ở tuyến trung ương – tuyến cuối cùng, nơi có bệnh nhân
bệnh nặng. Trong khi đó tỷ lệ này ở bệnh viện tuyến huyện là 39,2%, điều đó
chứng tỏ các bệnh viện tuyến huyện là nơi khám chữa bệnh tuyến cơ sở và
thường chỉ điều trị các bệnh thông thường, bệnh ở giai đoạn nhẹ cho người
dân.
Theo khảo sát của Cục Quản lý khám chữa bệnh tiến hành trên 1018
bệnh viện trong cả nước năm 2010, ta có bảng kết quả 5 nhóm tác dụng dược
lý có giá trị sử dụng chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng kinh phí sử dụng của
bệnh viện[22].

Bảng 1.4. Cơ cấu sử dụng thuốc của 5 nhóm tác dụng dược lý năm 2010
TT
Nhóm thuốc
Tiền thuốc
(1000 VNĐ)
Tỷ lệ
%
1
Kháng sinh
5.178.820.866
37,7
2
Vitamin
645.924.159
4,7
3
Dịch truyền
1.122.417.724
8,2
4
Corticoid
371.084.542
2,7
5
Thuốc giảm đau, chống viêm không
steroid
2.495.777.610
18,2
Tổng số tiền thuốc đã sử dụng
13.727.772.452

100
Theo kết quả khảo sát, nhóm kháng sinh có giá trị sử dụng cao nhất
chiếm tỷ lệ 37,7%, bằng 1/3 tổng kinh phí sử dụng thuốc, tiếp đến là là các
7

nhóm thuốc giảm đau, chống viên không steroid (chiếm tỷ lệ 18,2%), nhóm
dịch truyền (chiếm tỷ lệ 8,2%), nhóm vitamin (chiếm tỷ lệ 4,7%) và nhóm
corticoid (chiếm tỷ lệ 2,7%).
Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hương và cộng sự năm 2009 trên 38 bệnh
viện đa khoa (7 bệnh viện đa khoa tuyến trung ương, 14 bệnh viện đa khoa
tuyến tỉnh và 17 bệnh viện đa khoa tuyến quận/ huyện) đại diện cho 6 vùng
trên cả nước cũng cho kết quả tương tự với tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh
ở 3 tuyến bệnh viện trung bình là 32,5%, trong đó cao nhất là ở các bệnh viện
tuyến huyện (43,1%) và thấp nhất là ở các bệnh viện tuyến trung ương
(25,7%)[13].
Tại một số bệnh viện chuyên khoa tuyến trung ương có đến hơn 50% giá
trị tiền thuốc sử dụng phân bố cho nhóm kháng sinh. Tại bệnh viện Da Liễu
trung ương, nhóm kháng sinh chiếm đến 52,2% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng
(năm 2009)[30], đặc biệt tỷ lệ này lên đến 70,3% tại bệnh viện Phổi trung
ương (năm 2011)[15] và 89% tại bệnh viện Nhi thành phố Hồ Chí Minh (năm
2010)[16].
Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT trong cả
nước năm 2010, trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán nhiều nhất
(chiếm 43,7% tiền thuốc BHYT), có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh,
chiếm tỷ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT)[20].
Thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng tại bệnh viện, một phần cho thấy mô hình bệnh tật tại Việt Nam có tỷ lệ
các bệnh nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá tình trạng lạm dụng
kháng sinh vẫn còn phổ biến [9].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được sử dụng và có nguy cơ lạm dụng

cao. Kết quả phân tích tại 38 bệnh viện trong cả nước năm 2009 cho thấy
8

vitamin là một trong mười nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất tại tất cả
các tuyến bệnh viện [13].
Bên cạnh nhóm kháng sinh và vitamin, các thuốc có tác dụng bổ trợ,
hiệu quả điều trị chưa rõ ràng cũng đang được sử dụng phổ biến ở hầu hết các
bệnh viện trong cả nước. Kết quả khảo sát về thực trạng thanh toán thuốc
BHYT trong cả nước năm 2010 cho thấy trong tổng số 30 hoạt chất có giá trị
thanh toán lớn nhất có cả các thuốc bổ trợ là L-Ornithin-L-Aspartat, Ginkgo
Biloba và Agrinin. Trong đó hoạt chất L-Ornithin-L-Aspartat nằm trong số 5
hoạt chất chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị thanh toán [23].
1.2.3. Thực trạng sử dụng thuốc ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại các BV
Theo kết quả nghiên cứu của Cục quản lý khám chữa bệnh năm 2009 tại
các bệnh viện ở Việt Nam, số thuốc trung bình cho một bệnh nhân ngoại trú
tại các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương lần lượt là 3,64;
3,33; 3,76. Trong đó số thuốc nhiều nhất trong 1 đơn là 10 thuốc (tuyến trung
ương), 7 thuốc (tuyến tỉnh), 6 thuốc (tuyến huyện) [34].
Bảng 1.5. Số thuốc trung bình cho một bệnh nhân
TT
Tuyến bệnh viện
Số thuốc
TB
SD
Min
Max
1
Tuyến trung ương
3,76
1,59

0
10
2
Tuyến tỉnh
3,33
1,79
1
7
3
Tuyến huyện
3,64
1,14
1
6
Theo kết quả nghiên cứu tại BV nhân dân 115 năm 2009, số thuốc TB
trong một đơn ngoại trú là 3,62 thuốc[31], tại bệnh viện TW Quân đội 108
năm 2010, bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 và bệnh viện Đa khoa Vĩnh Phúc
năm 2011 cho số thuốc TB trong 1 đơn thuốc từ 4,2 – 4,4 thuốc[32],
[11],[19].
9

Kết quả nghiên cứu về tình hình kê đơn thuốc ngoại trú ở bệnh viện
Bạch Mai năm 2011 cũng cho tỷ lệ tương tự với số thuốc trung bình 1 đơn là
4.7 (với đơn không có BHYT) và 4.2 (với đơn BHYT). Trong đó, số đơn có
6-10 thuốc chiếm tỷ lệ 32,7% (với đơn không có BHYT) và 25,3% (với đơn
BHYT), có đơn (không có BHYT) sử dụng 11-15 thuốc chiếm tỷ lệ 4,8%[24].
Cũng theo kết quả nghiên cứu của Cục Quản lý khám chữa bệnh năm
2009, tỷ lệ kê đơn ngoại trú chỉ định dùng kháng sinh khá cao, dao động từ
30% – 50% tùy từng tuyến bệnh viện[34].
Bảng 1.6. Tỷ lệ đơn thuốc có kháng sinh

TT
Tuyến bệnh
viện
Đơn thuốc ngoại trú
Số đơn
khảo sát
Không dùng
KS (%)
Dùng 1 KS
(%)
Dùng >1
KS (%)
1
Bệnh viện
tuyến TW
457
62.8
32.8
4.4
2
Bệnh viện
tuyến tỉnh
246
58.1
39.8
2
3
Bệnh viện
tuyến huyện
672

48.1
44.9
7
Qua kết quả khảo sát ta thấy có sự khác biệt rõ rết về tỷ lệ kê đơn ngoại
trú chỉ định dùng kháng sinh giữa 3 tuyến bệnh viện, trong đó tỷ lệ này ở các
bệnh tuyến huyện có giá trị cao nhất (chiếm 51,9%), ở bệnh viện tuyến trung
ương đạt giá trị thấp nhất (chiếm 37,2%).
Theo nghiên cứu trên tại BV Bạch Mai năm 2011, tỷ lệ đơn có kháng
sinh là 32,3% (với đơn không có BHYT) và 20,5% (với đơn BHYT), trong
đó, sử dụng kết hợp KS tương đối phổ biến (45,9% với các đơn không BHYT
và 37,67% với các đơn BHYT) và chủ yếu là kết hợp 2 KS [20]. Các nghiên
10

cứu tại BV Trung ương Quân đội 108 năm 2010 và tại BV nhân dân 115 cuối
năm 2007 đến đầu năm 2008 cũng cho tỷ lệ khá tương đồng với tỷ lệ 26,5% –
28% đơn có kháng sinh [32], [33]. Trong khi đó, tại BV Đa khoa Vĩnh Phúc
năm 2011, có đến 59,5% đơn thuốc ngoại trú và 61,8% hồ sơ bệnh án khảo
sát có kê kháng sinh [11].
Vitamin cũng là hoạt chất thường được bác sĩ kê đơn trong điều trị ngoại
trú. Kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Tim Hà Nội năm 2010 cho thấy có 35%
đơn thuốc kê vitamin[19]. Một nghiên cứu khác tại bệnh viện Nhân dân 115
cũng cho tỷ lệ tương tự là 38%[31], trong khi đó tại bệnh viện Đa khoa Vĩnh
Phúc năm 2011, tỷ lệ này là 43,5%[11].
1.2. Một số phương pháp phân tích dữ liệu về sử dụng thuốc
Để giải quyết các vấn đề về sử dụng thuốc, cần có bước điều tra ban
đầu để nhận định vấn đề lớn. Có hai phương pháp chính để tiến hành điều tra,
đó là: Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc và phương
pháp nghiên cứu chỉ số [25].
1.2.1. Phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc
Trong nghiên cứu sử dụng thuốc, các dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc có

thể được phân tích theo 3 phương pháp chính bao gồm: Phân tích ABC, phân
tích nhóm điều trị và phân tích sống còn, thiết yếu, không thiết yếu (VEN).
Tất cả các phương pháp này là công cụ hữu hiệu giúp HĐT&ĐT quản lý danh
mục và phát hiện được các vấn đề trong sử dụng thuốc bất hợp lý [25].
1.2.1.1. Phương pháp phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc
tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ
lớn trong ngân sách cho thuốc của bệnh viện. Phân tích ABC có thể:
 Cho thấy những thuốc được sử dụng thay thế với lượng lớn mà có chi
phí thấp trong danh mục hoặc có sẵn trên thị trường. Thông tin này
11

được sử dụng để: lựa chọn những thuốc thay thế có chi phí điều trị thấp
hơn, tìm ra những liệu pháp điều trị thay thế, thương lượng với nhà
cung cấp để mua được thuốc với giá thấp hơn.
 Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe
của cộng đồng và từ đó phát hiện những vấn đề chưa hợp lý trong sử
dụng thuốc, bằng cách so sánh lượn thuốc tiêu thụ với mô hình bệnh
tật.
 Xác định phương thức mua các thuốc không có trong DMT thiết yếu
của bệnh viện.
Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ
một năm hoặc ngắn hơn. Phương pháp này cũng có thể áp dụng cho một hoặc
nhiều đợt đấu thầu.
Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt trong nhóm A cần
phải được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong
danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có
hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn [25].
Phân tích ABC được thực hiện tại 1 số bệnh viện điều trị nhiễm khuẩn
ruột vào năm 2007 cho thấy tỷ lệ (tính theo giá trị) của các nhóm A, B, C như

sau: Nhóm A (67,6%), nhóm B (26,1%) và nhóm C (6,3%) tương ứng với tỷ
lệ chủng loại là 14%, 23% và 63% [38].
Phân tích ABC cũng đã được sử dụng tại Việt Nam. Một nghiên cứu đã
sử dụng phương pháp ABC để phân tích cơ cấu tiêu thụ thuốc tại 3 bệnh viện:
bệnh viện Hữu Nghị, bệnh viện Nhi trung ương và bệnh viên Lao Phổi trung
ương năm 2008 cho kết quả như sau:



12

Bảng 1.7. Phân tích ABC tại 3 bệnh viện [17]
Nhóm
Chỉ số
BV Hữu
Nghị
Bệnh viên Nhi

BV Lao
Phổi TƯ
A
Chủng loại
79
42
17
Tỷ lệ %
15,7
9,6
9,9
Giá trị (tỷ đồng)

25
38,9
18,7
Tỷ lệ %
75
75
75
B
Chủng loại
71
49
20
Tỷ lệ %
14,1
11,2
8,2
Giá trị (tỷ đồng)
5
7,6
3,7
Tỷ lệ %
15
14,6
14,7
C
Chủng loại
352
348
208
Tỷ lệ %

70,1
79,3
84,9
Giá trị (tỷ đồng)
3,4
5,1
2,6
Tỷ lệ %
10,1
9,9
10,3
1.2.1.2. Phương pháp phân tích nhóm điều trị.
Phương pháp phân tích nhóm điều trị giúp:
Xác định những nhóm điều trị có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và chi phí
nhiều nhất.
Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý.
Xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu tiêu
thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể. VD: sốt rét và sốt
xuất huyết.
HĐT&DT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong
nhóm điều trị và thuốc lựa chọn trong liệu pháp điều trị thay thế.
13

Tương tự phân tích ABC, một số ít nhóm điều trị chiếm phần lớn chi
phí. Có thể tiến hành các phân tích cụ thể hơn cho mỗi nhóm điều trị chi phí
cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị thay thế có chi phí
hiệu quả cao [25].
1.2.1.3. Phân tích sống còn, thiết yếu và không thiết yếu (VEN)
Đôi khi nguồn kinh phí không đủ để mua tất cả các loại thuốc như mong

muốn. Phân tích VEN là phương pháp phổ biến giúp cho việc lựa chọn những
thuốc cần ưu tiên để mua và dự trữ trong bệnh viện. Các thuốc được phân chia
tùy theo tác dụng thành các hạng mục: sống còn, thiết yếu và không thiết yếu.
Phân tích VEN cho phép so sánh những thuốc có hiệu lực điều trị và khả năng
sử dụng khác nhau, khác với phân tích ABC và phân tích nhóm điều trị chỉ có
thể so sánh những thuốc có chung hiệu lực điều trị.
Theo thông tư 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của
HĐT&ĐT trong bệnh viện, BYT đã đưa ra cách phân chia thuốc theo 3 hạng
mục V, E, N như sau:
 Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu
hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám
bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
 Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp bệnh ít
nghiêm trọng hơn nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình
bệnh tật của bệnh viện.
 Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trường hợp
bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả
điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không
tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc [25], [5].


14

1.2.1. Phương pháp nghiên cứu chỉ số
Các chuyên gia của WHO đã đưa ra các chỉ số sử dụng thuốc nhằm đánh
giá việc thực hiện tại các cơ sở y tế tập trung 3 lĩnh vực liên quan đến sử dụng
thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban đầu, đó là: thực hành kê đơn thuốc của
thầy thuốc, các yếu tố cơ bản trong việc chăm sóc người bệnh và khả năng
sẵn có các yếu tố cần thiết để hỗ trợ cho sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Các
chỉ số này đã được tiêu chuẩn hóa cao, phù hợp với mọi quốc gia, được áp

dụng trong bất cứ nghiên cứu sử dụng thuốc nào. Chúng không đánh giá tất cả
các khía cạnh quan trọng của việc sử dụng thuốc, nhưng thay vào đó, các chỉ
số này trang bị 1 công cụ cơ bản cho phép đánh giá nhanh chóng và đáng tin
cậy một số vấn đề cốt lõi của việc sử dụng thuốc trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu. Các kết quả thu được với các chỉ số này chỉ ra những vấn đề cơ bản trong
sử dụng thuốc cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ hơn [25].
Bảng 1.8. Các chỉ số sử dụng thuốc cơ bản
TT
Chỉ số
1
Các chỉ số về kê đơn
1.1
Số thuốc trung bình trong 1 đơn
1.2
Tỷ lệ phần trăm thuốc kê bằng tên gốc
1.3
Tỷ lệ phần trăm đơn có kê kháng sinh
1.4
Tỷ lệ phần trăm đơn kê thuốc tiêm
1.5
Tỷ lệ phần trăm thuốc được kê đơn có trong DMTTY
(danh mục thuốc của cơ sở)
2
Các chỉ số chăm sóc người bệnh
2.1
Thời gian khám bệnh trung bình
2.2
Thời gian phát thuốc trung bình
2.3
Tỷ lệ phần trăm thuốc được cấp phát trên thực tế

2.4
Tỷ lệ phần trăm thuốc được dán nhãn đúng
15

2.5
Hiểu biết của bệnh nhân về liều lượng
3
Các chỉ số cơ sở
3.1
Sự sẵn có các thuốc thiết yếu hoặc thuốc dùng trong danh mục cho
BS kê đơn
3.2
Sự sẵn có các phác đồ điều trị chuẩn
3.3
Sự sẵn có các thuốc chủ yếu
Bên cạnh các chỉ số cơ bản được xem là các chỉ số cốt lõi, còn các chỉ số
bổ sung. Những chỉ số này không phải ít quan trọng hơn mà thường là khó
đánh giá hơn và trong 1 số trường hợp các số liệu không được thu thập một
cách đáng tin cậy. Ngoài ra, những chỉ số bổ sung ít được tiêu chuẩn hóa hơn,
vì nhiều chỉ số phụ thuộc vào từng địa phương, khu vực được kiểm tra [25].
Bảng 1.9. Các chỉ số sử dụng bổ sung
TT
Chỉ số
1
Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân được điều trị không dùng thuốc
2
Chi phí thuốc trung bình 1 đơn
3
Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho kháng sinh
4

Tỷ lệ phần trăm chi phí thuốc dành cho thuốc tiêm
5
Tỷ lệ phần trăm đơn kê theo phác đồ điều trị
6
Tỷ lệ phần trăm bệnh nhân hài lòng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
7
Tỷ lệ phần trăm số cơ sở y tế tiếp cận các thông tin thuốc khách quan




16

1.3. Vài nét về bệnh viện Đà Nẵng
1.3.1. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đà Nẵng
Hình 1.2. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Đà Nẵng
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện hạng một trực thuộc Sở Y tế thành
phố Đà Nẵng, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Đà Nẵng
và một số tỉnh của khu vực miền trung.
Quy mô: bệnh viện Đà Nẵng có khoảng 1010 giường bệnh, hơn 1200
cán bộ nhân viên bao gồm 31 TS & BSCK II và 20 ThS & BSCK I, thu dung
khoảng 2000 bệnh nhân mỗi ngày.
Chức năng, nhiệm vụ:
Khám và chữa bệnh: bệnh viện Đà Nẵng là bệnh viện tuyến cuối cùng của
thành phố Đà Nẵng, chịu trách nhiệm thu dung điều trị bệnh nhân của thành
phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và một số tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên

×