Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Thăm dò độc tính cấp và đánh giá tác dụng an thần thực nghiệm của bài thuốc an thần hoàn sử dụng tại bệnh viện y học cổ truyền hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 61 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THỊ HUẾ

THĂM DỊ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG AN THẦN
THỰC NGHIỆM CỦA BÀI THUỐC
AN THẦN HOÀN SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
HẢI DƢƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI – 2014


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

MAI THỊ HUẾ

THĂM DỊ ĐỘC TÍNH CẤP VÀ
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG AN THẦN
THỰC NGHIỆM CỦA BÀI THUỐC
AN THẦN HOÀN SỬ DỤNG TẠI
BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN
HẢI DƢƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

Ngƣời hƣớng dẫn:


1. TS. Nguyễn Hoàng Anh
2. DS. Phạm Đức Vịnh
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI – 2014


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc cho phép em được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới
TS. Nguyễn Hồng Anh, người thầy đáng kính đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ cho
em giúp em tiến hành nghiên cứu khoa học cũng như hồn thiện khóa luận này.
Đồng thời cho phép em gửi lời cảm ơn tới DS. Phạm Đức Vịnh cùng các thầy
cô của bộ môn Dƣợc lực đã chỉ bảo cho em trong suốt quá trình hồn thành khóa
luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cơ trong Ban giám hiệu nhà trường,
các phịng ban, các Bộ môn trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình dạy dỗ, giúp
đỡ em trong suốt quá trình học tập của em tại trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị kĩ thuật viên của bộ mơn Dược lực
đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình tiến hành thực nghiệm.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình
và bạn bè đã ln ủng hộ và tạo động viên lớn cho em trong quá trình hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên

Mai Thị Huế



MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ...................................................................................3
1.1. Mất ngủ..........................................................................................................3
1.1.1.

Khái niệm mất ngủ ...........................................................................3

1.1.2.

Dịch tễ học mất ngủ .........................................................................3

1.1.3.

Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ ........................................................3

1.1.4.

Ảnh hưởng của mất ngủ đến cuộc sống và sức khỏe .......................4

1.2. Điều trị mất ngủ theo y học hiện đại ............................................................5
1.2.1.

Phương pháp điều trị hành vi nhận thức .........................................5

1.2.2.

Các thuốc dùng trong điều trị mất ngủ ............................................6

1.3. Dược liệu trong điều trị mất ngủ ..................................................................7

1.4. Điều trị mất ngủ theo Y học cổ truyền .........................................................9
1.4.1.

Khái niệm mất ngủ theo Y học cổ truyền .........................................9

1.4.2.

Nguyên nhân ..................................................................................10

1.4.3.

Phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền ...................................10

1.5. Bài thuốc An thần hoàn..............................................................................11
1.5.1.

Xuất xứ của bài thuốc ....................................................................11

1.5.2.

Thành phần của bài thuốc..............................................................11

1.5.3.

Công dụng chủ trị của bài thuốc An thần hoàn .............................15

1.5.4.

Ý nghĩa phối ngũ trong bài thuốc An thần hồn ............................16


1.6. Các mơ hình thực nghiệm trên động vật đánh giá tác dụng an thần .......16
Chƣơng 2. NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ...................................................................................................19


2.1. Nguyên liệu, thiết bị ....................................................................................19
2.1.1.

Nguyên liệu ....................................................................................19

2.1.2.

Hóa chất, dung môi ........................................................................19

2.1.3.

Thiết bị - dụng cụ ...........................................................................19

2.1.4.

Động vật dùng trong thử nghiệm ...................................................19

2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................20
2.3. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................20
2.3.1.

Chiết xuất dược liệu và chuẩn bị thuốc thử ...................................20

2.3.1.1. Các mức liều sử dụng trong nghiên cứu ........................................20
2.3.1.2. Chiết xuất dược liệu .......................................................................21

2.3.1.3. Chuẩn bị hỗn dịch diazepam ..........................................................22
2.3.2.

Qui trình tiến hành thí nghiệm .......................................................22

2.3.2.1. Thăm dị độc tính cấp của bài thuốc An thần hồn ........................22
2.3.2.2. Đánh giá tác dụng an thần của bài thuốc An thần hoàn và các thành
phần trong bài thuốc .....................................................................................23
2.3.3.

Phương pháp xử lý số liệu .............................................................26

Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ..........................................................27
3.1. Kết quả .........................................................................................................27
3.1.1.

Thăm dị độc tính cấp của bài thuốc An thần hoàn .......................27

3.1.2.

Đánh giá tác dụng an thần của bài thuốc An thần hoàn ...............29

3.1.2.1. Tác dụng giãn cơ ............................................................................29
3.1.2.2. Tác dụng đối kháng co giật gây ra bởi strychnin ...........................30
3.1.2.3. Tác dụng giải lo âu .........................................................................31
3.1.2.4. Tác dụng an thần ............................................................................33


3.1.3.


Đánh giá tác dụng an thần của các thành phần trong bài thuốc An

thần hoàn…… ..............................................................................................34
3.1.3.1. Tác dụng giãn cơ ............................................................................34
3.1.3.2. Tác dụng giải lo âu .........................................................................35
3.1.3.3. Tác dụng an thần ............................................................................37
3.2. Bàn luận ......................................................................................................38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

2X bình vơi

Bình vơi liều 2X

2X cịn lại

Phần dược liệu cịn lại liều 2X

4X bình vơi

Bình vơi liều 4X

4X cịn lại

Phần dược liệu cịn lại liều 4X

ATH


An thần hồn

ATH X (2X, 4X, 8X)

An thần hoàn liều X (2X, 4X, 8X)

CBT

Cognitive behavioral therapy (Phương pháp điều trị
hành vi nhận thức)

dd

Dung dịch

DSM-5

Hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm
thần, ấn bản lần thứ 5 của Hiệp hội Tâm thần học
Hoa kỳ

EPM

Mô hình chữ thập nâng cao

OTC

Thuốc khơng kê đơn


TDKMM

Tác dụng khơng mong muốn

YHCT

Y học cổ truyền


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng
3.1

Tên bảng
Trạng thái của chuột quan sát được trong thử nghiệm độc tính
cấp

Trang
28

3.2

Kết quả đánh giá độc tính cấp của bài thuốc ATH

29

3.3

Tác dụng của ATH trong thí nghiệm leo dây


30

3.4

Tác dụng của ATH lên co giật gây ra bởi strychnin

31

Tác dụng của diazepam, bình vơi, phần dược liệu còn lại liều
3.5

2X, 4X lên khả năng bám giữ của chuột trong thí nghiệm leo

35

dây
3.6

Tác dụng của diazepam, bình vơi, phần dược liệu cịn lại lên
thời gian lưu lại trong tay hở và trong tay kín của chuột

36


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình

Tên hình


Trang

2.1

Dụng cụ thí nghiệm mơ hình leo dây

24

2.2

Dụng cụ thí nghiệm mơ hình chữ thập nâng cao

25

Tác dụng của diazepam và ATH lên thời gian lưu lại tay
3.1

hở, thời gian lưu lại tay kín của chuột trên mơ hình chữ

32

thập nâng cao
Tác dụng của diazepam và ATH lên số lần vào tay hở, số
3.2

lần vào tay kín, và tổng số lần di chuyển vào hai cánh tay

33


của chuột trên mơ hình chữ thập nâng cao
3.3

Tác dụng của diazepam và ATH trên thời gian ngủ gây ra
bởi thiopental

34

Tác dụng của diazepam, bình vơi, phần dược liệu cịn lại
3.4

lên số lần di chuyển vào tay hở, vào tay kín và tổng số lần
di chuyển vào hai cánh tay của chuột trên mơ hình chữ

37

thập nâng cao
3.5

Tác dụng của bình vơi và phần dược liệu cịn lại lên thời
gian ngủ gây ra bởi thiopental

38

Sơ đồ 2.1 Nội dung nghiên cứu

21

Sơ đồ 2.2 Sơ đồ chiết xuất dược liệu


23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Mất ngủ là rối loạn giấc ngủ thường gặp nhất trong một vùng dân cư, được định
nghĩa là rối loạn về số lượng và chất lượng giấc ngủ. Khi xã hội ngày càng phát
triển, số người mắc bệnh mất ngủ ngày càng tăng. Ước tính trong một năm có tới 30
– 45% số người lớn bị mất ngủ, gây hậu quả không nhỏ về sức khỏe, kinh tế và các
vấn đề xã hội khác [14] [39]. Nhu cầu điều trị mất ngủ vì vậy đã tăng lên nhanh
chóng. Hai phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị mất ngủ bao gồm
phương pháp trị liệu không dùng thuốc và phương pháp điều trị có dùng thuốc. Các
thuốc được sử dụng nhiều nhất là những thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược như
các thuốc nhóm benzodiazepin và barbiturat. Hạn chế lớn nhất của các nhóm thuốc
trên là có nhiều tác dụng khơng mong muốn, khi dùng kéo dài sẽ gây ra tình trạng
quen thuốc, lệ thuộc vào thuốc, và khi ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra hội chứng
cai thuốc [6] [47].
Hiện nay, y học đang có xu hướng quay trở lại sử dụng các sản phẩm có nguồn
gốc tự nhiên do chúng có ít tác dụng phụ, và có hiệu quả nhất định trong điều trị
mất ngủ. Ở Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới có nguồn dược liệu
phong phú, cùng với nhiều kinh nghiệm YHCT với các bài thuốc điều trị mất ngủ
[5] [50] [75]. Tuy nhiên để tạo cơ sở khoa học nhằm phát triển, sử dụng rộng rãi các
dược liệu và bài thuốc YHCT này cần tiến hành các nghiên cứu dược lý và lâm sàng
đánh giá tác dụng, hiệu quả điều trị và độ an toàn của chúng.
Tại tỉnh Hải Dương, bài thuốc “an thần hoàn” (ATH) đã được lương y Nguyễn
Tiến Khẩn phát triển để điều trị mất ngủ thể tâm tỳ hư từ năm 1980. Bài thuốc phối
hợp 5 dược liệu có tác dụng dưỡng tâm an thần kết hợp kiện tỳ ích khí bao gồm
bình vơi, bạch truật, đảng sâm, hồi sơn và liên nhục. Hiện tại, mỗi năm có gần
2000 bệnh nhân được điều trị tại viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương bằng bài

thuốc này [16]. Tuy nhiên, việc sử dụng bài thuốc ATH mới chỉ dựa trên kinh
nghiệm dân gian và kinh nghiệm điều trị, chưa từng có cơng trình nghiên cứu khoa
học nào đánh giá độc tính trên động vật thực nghiệm cũng như tác dụng dược lý
hướng thần kinh của bài thuốc ATH [16]. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài “thăm


2

dị độc tính cấp và đánh giá tác dụng an thần thực nghiệm của bài thuốc An thần
hoàn sử dụng tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương” với hai mục tiêu:
1. Thăm dị độc tính cấp và xác định liều LD50 của bài thuốc ATH trên động
vật thực nghiệm.
2. Đánh giá tác dụng dược lý an thần của bài thuốc ATH và của các thành
phần trong bài thuốc trên các mơ hình thực nghiệm.


3

Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Mất ngủ
1.1.1. Khái niệm mất ngủ
Hội tâm thần học Hoa kỳ định nghĩa mất ngủ là khó đi vào giấc ngủ, duy trì
giấc ngủ hay khơng thể lấy lại giấc ngủ mặc dù đã có tất cả các điều kiện thuận lợi
để ngủ, cùng với việc suy giảm hoạt động ban ngày, các triệu chứng kéo dài ít nhất
4 tuần [25].
Mất ngủ cũng có thể được định nghĩa là rối loạn về số lượng và chất lượng giấc
ngủ. Mất ngủ có thể chỉ là triệu chứng duy nhất của bệnh, gặp trong mất ngủ tiên
phát; hoặc là một triệu chứng trong các bệnh tâm thần khác như trầm cảm, lo âu lan
tỏa, tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, nghiện rượu…[14].
1.1.2. Dịch tễ học mất ngủ

Rối loạn mất ngủ là bệnh thường gặp nhất của tất cả các rối loạn liên quan đến
giấc ngủ. Khoảng một phần ba số người lớn phản ánh họ có các triệu chứng mất
ngủ, trong số đó 10% -15% trải qua tình trạng suy giảm hoạt động vào ban ngày, và
6% - 10% có các triệu chứng đáp ứng tiêu chí cho rối loạn mất ngủ. Mất ngủ phổ
biến ở phụ nữ hơn ở nam giới, với tỷ lệ theo giới tính khoảng 1,44:1. Mất ngủ
thường được ghi nhận trong mối quan hệ với các bệnh khác hay với các rối loạn tâm
thần. Ví dụ, 40% - 50% người bị mất ngủ có một rối loạn tâm thần đi kèm [25]. Ở
Canada một phần năm số người từ 15 đến 24 tuổi, và hơn một phần ba số người từ
75 tuổi trở lên đã từng bị mất ngủ [39].
Ở Việt Nam, nghiên cứu về dịch tễ học bệnh mất ngủ còn rất hạn chế. Theo một
khảo sát của bệnh viện tâm thần thành phố Hồ Chí Minh tiến hành trên 753 người
độ tuổi từ 18 đến 65, từ tháng 11/2004 đến tháng 9/2005, tỷ lệ người mắc chứng
mất ngủ trên địa bàn thành phố là 18,32% [20].
1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ
Theo DSM-5 tiêu chuẩn chẩn đoán mất ngủ bao gồm các triệu chứng sau [14] [25]
[68]:


4

A. Người bệnh phàn nàn về chất lượng và số lượng giấc ngủ cùng với một trong
các triệu chứng sau:
(1)

Mất ngủ đầu giấc. (ở trẻ em thường có biểu hiện khó đi vào giấc ngủ dù

khơng có sự làm phiền của người chăm sóc)
(2)

Mất ngủ giữa giấc, trong giấc ngủ thường hay bị thức giấc, sau đó họ khó


ngủ tiếp được. (ở trẻ em thường có biểu hiện khó quay lại giấc ngủ dù khơng có
sự làm phiền của người chăm sóc)
(3)

Mất ngủ cuối giấc, giấc ngủ khơng kéo dài, sau đó họ tỉnh giấc vào sáng

sớm và khơng sao ngủ lại được.
B. Rối loạn giấc ngủ gây ra lo ngại đáng kể về mặt lâm sàng; hoặc ảnh hưởng xấu
đến các hoạt động xã hội, công việc, học tập, giảng dạy, cách cư xử hoặc các hoạt
động quan trọng khác.
C. Việc khó ngủ xảy ra ít nhất 3 đêm mỗi tuần
D. Việc khó ngủ kéo dài ít nhất 3 tháng.
E. Khó ngủ xảy ra mặc dù đã có tất cả các điều kiện thuận lợi cho việc ngủ.
F. Mất ngủ không xuất hiện trong phạm vi của một rối loạn ngủ-thức khác (bệnh
ngủ ngáy, mất ngủ do hô hấp, rối loạn nhịp thức ngủ hàng ngày hoặc rối loạn cận
giấc ngủ).
G. Mất ngủ không phải do một chất (ma túy, thuốc).
H. Mất ngủ không phải là một triệu chứng của các bệnh tâm thần khác (trầm cảm,
lo âu lan tỏa, sảng)
Chẩn đoán mất ngủ được đưa ra cùng với các rối loạn tâm thần, rối loạn giấc
ngủ hay các bệnh khác nếu có. Nếu mất ngủ nặng thì phải chẩn đoán mất ngủ như là
một bệnh riêng.
1.1.4. Ảnh hưởng của mất ngủ đến cuộc sống và sức khỏe
Mất ngủ gây ra các khó khăn trong giao tiếp xã hội, giữa các cá nhân và trong
cơng việc. Đó có thể là do mất ngủ hoặc do người bệnh lo lắng quá mức tới giấc
ngủ gây ra trạng thái dễ bị kích thích vào ban ngày và giảm sự tập trung. Sự giảm
tập trung và chú ý do mất ngủ làm tăng tỉ lệ các vụ tai nạn. Mất ngủ liên tục cũng



5

gây ra các hậu quả lâu dài, bao gồm việc tăng nguy cơ rối loạn trầm cảm, tăng huyết
áp [70], và nhồi máu cơ tim; giảm chất lượng cuộc sống; giảm năng suất và thời
gian lao động; và tăng gánh nặng kinh tế [25]. Mối liên quan giữa mất ngủ và các
bệnh tim mạch đã được chỉ ra trong nhiều nghiên cứu [67]. Một nghiên cứu được
tiến hành trên 1741 người đã chỉ ra rằng nam giới mắc chứng mất ngủ có tỷ lệ tử
vong cao hơn bình thường [71].
Mất ngủ là một bệnh mắc kèm chung của nhiều bệnh, trong đó có bệnh đái tháo
đường, bệnh mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm khớp, hội chứng đau
cơ xơ hóa, và các bệnh đau mạn tính khác. Mất ngủ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh
trên, và các bệnh trên làm tăng nguy cơ mất ngủ. Mối liên quan này khơng phải lúc
nào cũng rõ ràng và có thể thay đổi. Người mắc rối loạn mất ngủ thường có rối loạn
tâm thần kèm theo (rối loạn lưỡng cực, trầm cảm và rối loạn lo âu). Mất ngủ liên tục
là một yếu tố nguy cơ hoặc một triệu chứng sớm của rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,
lo âu và rối loạn sử dụng thuốc. Người bị mất ngủ có thể lạm dụng thuốc hoặc uống
rượu để có thể ngủ vào ban đêm, thuốc giải lo âu để chống lại sự căng thẳng hoặc lo
âu, và cafein hoặc các chất kích thích khác để chống lại sự mệt mỏi quá mức. Ngồi
việc làm xấu đi tình trạng mất ngủ, việc sử dụng thuốc như vậy trong một số trường
hợp có thể tiến triển thành một rối loạn lạm dụng thuốc [25].
1.2.

Điều trị mất ngủ theo y học hiện đại
Mất ngủ hiện vẫn là một rối loạn không thể chữa khỏi và phương pháp điều trị

hành vi nhận thức có thể giúp giảm nhẹ các gánh nặng do mất ngủ gây ra cả về sức
khỏe và kinh tế [57]. Các thuốc điều trị mất ngủ chỉ nên dùng khi phương pháp điều
trị khơng dùng thuốc khơng có hiệu quả hoặc trong trường hợp thực sự cần thiết do
các tác dụng không mong muốn [47].
1.2.1. Phương pháp điều trị hành vi nhận thức

Có nhiều bằng chứng đã được đưa ra để chứng minh hiệu quả điều trị của
phương pháp điều trị hành vi nhận thức (Cognitive behavioral therapy, CBT) trong
điều trị mất ngủ kéo dài [41]. CBT tập trung vào điều chỉnh những hành vi và suy
nghĩ không phù hợp làm tăng tình trạng mất ngủ. CBT gồm 5 phần chính: điều trị


6

kích thích, các nguyên tắc khi ngủ, các phương pháp thư giãn, trị liệu nhận thức và
giáo dục vệ sinh giấc ngủ. CBT được coi là phương pháp rất quan trọng trong điều
trị mất ngủ với tác dụng tương tự các thuốc gây ngủ được dùng trong một thời gian
ngắn để điều trị mất ngủ mạn tính. Tuy nhiên, CBT duy trì tác dụng ngay cả sau
nhiều tháng hoặc nhiều năm điều trị [41] [63]. Các tác dụng này có cả ở trên bệnh
nhân mất ngủ đơn thuần hoặc mất ngủ có liên quan đến các rối loạn tâm thần khác
[36] [41].
Phương pháp vệ sinh giấc ngủ được đề cập đến trong nhiều tài liệu nhưng hiệp
hội rối loạn giấc ngủ của Hoa kỳ khẳng định rằng khơng có đủ bằng chứng để cho
rằng vệ sinh giấc ngủ là một liệu pháp riêng. Liệu liệu pháp này có hiệu quả khi
nằm trong các phương pháp khác hay không cũng chưa được xác định rõ từ các dữ
liệu hiện có [41].
1.2.2. Các thuốc dùng trong điều trị mất ngủ
Các chất dẫn truyền thần kinh (histamin, acetylcholin, noradrenalin, serotonin,
orexin, và dopamin) có tác dụng kích thích thần kinh trung ương làm cơ thể tỉnh
táo. Khi chất đối kháng với các chất dẫn truyền thần kinh này được đưa vào cơ thể
sẽ gây cảm giác buồn ngủ và gây ngủ. Các nhà khoa học miêu tả hoạt động thức
ngủ của não bộ như là một công tắc „sự chuyển đổi ngủ-thức‟. Khi một mặt của
chuyển đổi này được kích hoạt, bệnh nhân sẽ thức dậy và tỉnh táo; khi mặt cịn lại
được kích hoạt, bệnh nhân sẽ đi vào giấc ngủ. Những thuốc gây ngủ được sử dụng
nhiều là các thuốc tác động trên receptor GABAA. Các thuốc làm tăng khả năng gắn
của GABA vào receptor GABAA (dẫn chất barbituric, benzodiazepin, zolpidem) sẽ

gây ngủ và ức chế vùng thức của não. Các thuốc đối kháng histamin được dùng
nhiều dưới dạng thuốc OTC. Các thuốc này ngăn cản sự gắn histamin vào receptor
H1 do đó làm ức chế vùng thức của vỏ não và gây ngủ. Một số thuốc chống trầm
cảm, an thần như trazodon, mirtazapin, hay amitriptylin cũng được sử dụng ngoài
chỉ định (off-label) để gây ngủ tương tự như các thuốc kháng histamin H1.
Ramelteon là thuốc chủ vận receptor melatonin nhóm 1 (MT1) và melatonin nhóm
2 (MT2) và hoạt động tương tự như melatonin. Melatonin là hormon được tiết ra ở


7

tuyến tùng có nhiệm vụ báo hiệu cho cơ thể biết trời tối và sau đó chuyển đổi thứcngủ được đẩy về phía ngủ. Tương tự như vậy, nếu ramelteon được sử dụng, receptor
melatonin cũng được kích thích trực tiếp và chuyển đổi được chuyển giống như
melatonin nội sinh đang có mặt [30] [50] [68] [69].
 Tác dụng khơng mong muốn:
Các thuốc ngủ nhóm benzodiazepin và barbiturat làm tăng khả năng gắn của
GABA bằng cách liên kết dị lập thể với vị trí liên kết của GABA trên receptor
GABAA. Do mỗi thuốc khác nhau có các liên kết khác nhau với receptor GABAA
nên tác dụng và độ an toàn của chúng cũng khác nhau. Benzodiazepin và barbiturat
liên kết ở các vị trí khác nhau trên các nhóm dưới của receptor GABAA. Khi dùng
quá liều barbiturat sẽ nguy hiểm hơn so với dùng benzodiazepin, barbiturat thường
gây ra lệ thuộc thuốc, sự lạm dụng thuốc và hội chứng cai thuốc nặng nề hơn so với
benzodiazepin. Phenobarbital là chất gây cảm ứng mạnh các enzym chuyển hóa
thuốc ở cytocrom P450 nên làm giảm hoặc mất tác dụng của nhiều thuốc phối hợp,
bản thân phenobarbital còn gây tự cảm ứng nên khi dùng lâu dài tác dụng của chính
nó cũng bị giảm. Do benzodiazepin là nhóm thuốc thay thế phù hợp cho barbiturat
nên có thể giảm sự lạm dụng barbiturat bằng cách chỉ kê đơn khi thật cần thiết [30]
[50] [68] [69]. Dùng thuốc ngủ barbiturat đơi khi có tác dụng nghịch thường như
mất ngủ, có một giai đoạn hưng phấn nhẹ hoặc gặp ác mộng vào ban đêm. Thuốc
ngủ barbiturat thường gây tác dụng không mong muốn sau khi thức dậy như mệt

mỏi, chóng mặt, giảm phản xạ có điều kiện và có thể bị lú lẫn [3].
Thuốc kháng histamin H1 gồm cả thuốc OTC (diphenhydramin và doxylamin)
và thuốc kê đơn doxepin, có các tác dụng không mong muốn liên quan đến tác dụng
kháng cholinergic (nhìn mờ, táo bón, suy giảm trí nhớ và khơ miệng). Các thuốc có
thể gây ra buồn ngủ vào buổi sáng trong trường hợp dùng thuốc vào tối hôm trước;
quen thuốc và tăng cân [3] [69].
1.3. Dược liệu trong điều trị mất ngủ
Việc sử dụng thuốc có nguồn gốc tổng hợp hóa dược để điều trị mất ngủ gây ra
nhiều tác dụng không mong muốn đồng thời giá thành của các thuốc này cũng là


8

một vấn đề cần quan tâm. Do đó xu hướng hiện tại là tìm kiếm các loại thuốc an
thần, gây ngủ có nguồn gốc tự nhiên. Trên thực tế cách đây hơn 100 năm, nhiều loại
thuốc có hiệu quả cao đều có nguồn gốc từ thực vật như digoxin (dương địa hồng),
paclitaxel (thơng đỏ), cafein (cà phê, chè, etc.), reserpin (ba gạc), galantamin (thủy
tiên hoa vàng) và morphin (cây thuốc phiện) [37] [75]. Mặt khác, các dược liệu
thường được sử dụng từ rất lâu đời theo YHCT nên việc tìm kiếm các thuốc ngủ
mới có nguồn gốc dược liệu là hồn tồn có cơ sở hợp lý. Tuy nhiên độ an toàn,
hiệu quả và cơ chế tác dụng của các dược liệu này vẫn chưa được khẳng định chắc
chắn.
 Nghiên cứu một số dược liệu thường được sử dụng trong điều trị mất ngủ:
-

Cây nữ lang (Valeriana officinalis): cây nữ lang đã được nghiên cứu trong

nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên, có sử dụng giả dược, trong đó có một vài nghiên cứu
được thực hiện trên người cao tuổi. Kết quả chủ quan từ người dùng cho thấy tác
dụng tốt của cây nữ lang lên giấc ngủ đặc biệt khi sử dụng từ hai tuần trở lên. Tuy

nhiên các thử nghiệm quan sát khách quan không cho thấy hoặc không rõ các kết
quả này. Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng cây nữ lang làm tăng giấc ngủ sóng chậm,
nhưng cần có thêm nhiều nghiên cứu khác để có được kết luận cuối cùng. Nguyên
nhân của sự khác biệt giữa các kết quả là do phương pháp nghiên cứu chưa thống
nhất, sự khác biệt về công thức bào chế dược liệu và cỡ mẫu nhỏ trong các tài liệu
hiện có [42] [50].
-

Các dược liệu như cây cỏ ban (Hypericum perforatum), cây hồ tiêu rễ (Piper

methysticum), chanh leo (Passiflora incarnata Linn.) đã có các thử nghiệm ngẫu
nhiên có kiểm sốt trên người bệnh được công bố và tổng kết bao gồm thử nghiệm
tiến hành với dược liệu đơn độc hoặc trong công thức phối hợp. Trong phần lớn các
thử nghiệm, các dược liệu đem thử đều thể hiện tác dụng giải lo âu. Tuy nhiên với
Passiflora incarnata Linn. do các thử nghiệm được tiến hành trên các đối tượng
bệnh nhân khác nhau nên cần thêm các nghiên cứu khác để chứng minh tác dụng
của Passiflora incarnata Linn. tùy theo mỗi chỉ định. Với Hypericum perforatum
việc sử dụng riêng dược liệu này để điều trị các rối loạn lo âu và các rối loạn bệnh


9

lý khác có liên quan tới lo âu cần được cân nhắc do dược liệu này chỉ thể hiện tác
dụng khi được phối hợp với Valeriana officinalis [51].
Ở các nước phương Tây, dược liệu thường được sử dụng đơn độc trong khi đó
các nước phương Đơng lại có xu hướng kết hợp các dược liệu với nhau. Do vậy khó
có thể kết luận chính xác về dược liệu có tác dụng chính trong cơng thức và sự
tương tác giữa các dược liệu [75]. Hơn nữa các thuốc từ dược liệu thường có thành
phần hóa học phức tạp nên khó xác định thành phần có tác dụng chính nhưng điều
này cũng cho phép có nhiều chỉ định khác nhau với cùng một loại dược liệu. Tác

dụng của các dược liệu đôi khi có thể do tác dụng tâm lý (placebo) trên các bệnh
nhân. Vì vậy, trong thực hành hiện đại dựa trên quan điểm của y học dựa trên bằng
chứng, hiệu quả của các phương pháp chữa bệnh theo y học truyền thống hay các
dược liệu cần được khẳng định thông qua các nghiên cứu dược lý và các thử nghiệm
lâm sàng có kiểm sốt [74].
Tại Việt Nam, một số lồi trong chi Stephania Lour. [2] [15], bột alcaloid lá sen
[10], hoạt chất Majonosid-R2 trong sâm Việt Nam [13], dược liệu xấu hổ (Mimosa
pudica L., Mimosaceae) [12], tinh dầu từ vỏ quả chi Citrus họ Rutaceae [1], và
nhiều dược liệu khác đã được đánh giá tác dụng giải lo âu, an thần trên động vật
thực nghiệm.
1.4.

Điều trị mất ngủ theo Y học cổ truyền

1.4.1. Khái niệm mất ngủ theo Y học cổ truyền
Mất ngủ theo YHCT là một chứng bệnh mà giấc ngủ khơng được bình thường.
Mất ngủ nhẹ thì khó ngủ, dễ thức tỉnh hoặc sau tỉnh khó ngủ trở lại, có khi lúc ngủ
lúc tỉnh; mất ngủ nặng thì suốt đêm khơng ngủ được [8].
Chứng khơng ngủ có khi xuất hiện đơn độc, cũng có khi xuất hiện với các triệu
chứng nhức đầu, chóng mặt, hay quên [8].
Mất ngủ có nhiều thể bệnh khác nhau trong đó có thể tâm tỳ lưỡng hư. Hư lao
thể tâm tỳ hư thực chất là phối hợp giữa tâm huyết hư và tỳ khí hư. Thể tâm tỳ hư
thường gặp ở những người suy nhược cơ thể (ăn kém, ngủ ít, sút cân) sau khi mắc
bệnh cấp tính, dinh dưỡng kém [18].


10

1.4.2. Nguyên nhân
Theo YHCT Trung Quốc, mất ngủ là một biểu hiện của mất cân bằng âmdương, cũng như sự tương tác của năm thành phần cơ bản và các bộ phận quan

trọng trong cơ thể. Nói cách khác, mất ngủ là một triệu chứng có thể liên quan tới
những mất cân bằng khác nhau của nhiều bộ phận khác nhau ví dụ như âm hư hỏa
vượng [74].
Theo YHCT Việt Nam bệnh mất ngủ có nhiều nguyên nhân gây ra như: lo nghĩ,
mệt nhọc, tổn hại tâm tỳ, dương không giao với âm, tâm thận bất giao, âm hư hỏa
vượng, can dương nhiễu động, tâm dương khí hư và trong vị khơng hịa, đều có thể
ảnh hưởng đến tâm thần sinh mất ngủ [8].
Cơ chế mất ngủ thể tâm tỳ hư:
-

Tâm làm chủ huyết, tỳ là nguồn sinh ra huyết, tâm tỳ suy hư, huyết không

dưỡng tâm, thần không yên vị gây ngủ hay chiêm bao, hay quên, tim hồi hộp, hay
tỉnh giấc [8].
-

Khí huyết suy hư, khơng lên ni dưỡng cho não, thanh dương khơng thăng gây

chống, chóng mặt [8].
-

Huyết hư không vinh nhuận lên trên gây sắc mặt khơng tươi sáng, sắc lưỡi nhợt

[8].
-

Tỳ khơng kiện vận thì ăn uống khơng ngon, huyết ít khí hư thì tinh thần không

phấn chấn, tay chân rã rời, mạch tế nhược [8].
1.4.3. Phương pháp điều trị theo Y học cổ truyền

 Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: châm cứu, thiền, thái cực quyền,
bấm huyệt và bấm huyệt tai. Thái cực quyền được chứng minh trong một nghiên
cứu rằng nó làm tăng chất lượng cuộc sống vào ban ngày trên đối tượng là những
người lớn tuổi. Thiền có tác dụng tốt trong điều trị mất ngủ do làm giảm stress,
thiền có thể được áp dụng cho bệnh nhân ung thư. Châm cứu được dùng để trị mất
ngủ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Phương pháp bấm huyệt và bấm huyệt ở tai
làm cải thiện chất lượng giấc ngủ và thời lượng ngủ cũng như hiệu quả giấc ngủ
[42].


11

 Dùng thuốc theo YHCT:
Nguyên tắc: trị mất ngủ trước hết phải biết rõ nguyên nhân gây mất ngủ, sau
đó biện luận là hư chứng hay thực chứng rồi tìm cách chữa bệnh theo nguyên tắc hư
thì bổ, thực thì tả, điều chỉnh lại cho cân bằng âm dương [8].
Bệnh mất ngủ do hư lao thể tâm tỳ hư thuộc hư chứng, nghĩa là bệnh biểu
hiện sự suy yếu của toàn cơ thể hoặc từng tạng phủ, từng bộ phận của cơ thể. Bệnh
kéo dài, diễn biến từ từ, không dữ dội. Loại bệnh tạng phủ hư thì trị bằng các thuốc
bổ trực tiếp vào tạng đó nên dùng bài Quy tỳ thang [5].
Thuốc an thần: là những thuốc có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ, dùng thích hợp
với những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền; thường xuất hiện bệnh do
chức năng tạng tâm mất thăng bằng hoặc có hiện tượng bệnh lý. Trong khi dùng tùy
theo tình hình cụ thể mà phối hợp với các thuốc khác cho thích hợp [5].
Thuốc an thần có thể chia làm hai loại: loại trọng trấn an thần với tác dụng an
thần mạnh hơn như chu sa, thần sa, long cốt… loại dưỡng tâm an thần có tác dụng
an thần gây ngủ, đưa lại giấc ngủ một cách sinh lý hơn như toan táo nhân, bá tử
nhân, ngải tượng (bình vơi),…[5]
1.5. Bài thuốc An thần hoàn
1.5.1. Xuất xứ của bài thuốc

Bài thuốc ATH được lương y Nguyễn Tiến Khẩn phát triển từ năm 1980 tại Hải
Dương. Bài thuốc ATH là sự kết hợp của 5 dược liệu bình vơi, bạch truật, đảng
sâm, hoài sơn và liên nhục. Bài thuốc được dùng để điều trị cho hầu hết bệnh nhân
được chẩn đoán mất ngủ do hư lao thể tâm tỳ hư nhập viện và điều trị tại bệnh viện
Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương từ hơn 30 năm nay [16].
Bài thuốc được bào chế dạng viên hồn theo qui trình: các dược liệu được tán
thành bột thô, trộn đều thu được bột kép đồng nhất, thêm mật ong, mạch nha đã đun
chảy vào nhào thành khối dẻo; cho vào bàn lăn lăn thành sợi, cắt và hoàn viên
(80g/viên); sấy viên ở 800C [16].
1.5.2. Thành phần của bài thuốc
 Bình vơi:


12

-

Là củ đã phơi hay sấy khô của một số lồi chi bình vơi (Stephania sp., họ Tiết

dê, Menispermaceae). Thành phần hóa học: L-tetrahydropalmatin (rotundin), tinh
bột, đường, axit malic, men oxydase [7] [17] [24].
-

Tác dụng dược lý: rotundin rất ít độc, tác dụng trấn kinh rõ rệt trên nhu động vị

tràng, điều hòa tim và bổ tim nhẹ, điều hòa hơ hấp, có tác dụng an thần, gây ngủ và
chống co quắp, hạ huyết áp [7] [17] [24].
-

Công năng, công dụng: an thần (suy nhược thần kinh dẫn đến mất ngủ, động


kinh co giật, phối hợp với câu đằng, thiên ma). Bình vơi được xếp vào nhóm thuốc
dưỡng tâm an thần, giúp đem lại giấc ngủ sinh lý, dùng để điều trị mất ngủ do tâm
âm hư, tâm huyết hư gây khó ngủ, ngủ ít, ngủ khơng sâu, hồi hộp, tim nhanh. Kiện
vị giảm đau trong loét dạ dày, tá tràng, đau răng, đau dây thần kinh, đau do chấn
thương. Giải độc tiêu viêm trừ phong thũng phối hợp với thổ phục linh, kim ngân.
Thanh phế chỉ ho trong các trường hợp viêm đường hô hấp (viêm họng, viêm phế
quản), ho lao. L-tetrahydropalmatin được dùng trong y học hiện đại với nhiều biệt
dược (Rotunda, Stilux) làm thuốc an thần gây ngủ, giảm đau, điều trị một số rối
loạn tâm thần chức năng, trạng thái căng thẳng thần kinh, mất ngủ dai dẳng nguyên
nhân tâm thần [7] [17] [24].
-

Ở Việt Nam củ của của loài S.rotunda đã được dùng trong dân gian để chữa

mất ngủ (WHO, 1990). Trong các alkaloid được chiết ra từ lồi này, l-stepholidin,
palmatin, roemerin, và sinomenin có tác dụng gây ngủ [28] [40].
+ l-stepholidin có hiệu quả trong điều trị đau nửa đầu do tác dụng chẹn kênh
calcium và ức chế receptor 5-HT của serotonin. Hơn nữa, chất này có tác dụng chữa
mất ngủ do làm khởi phát và duy trì giấc ngủ khơng có vận động nhãn cầu nhanh
(non-rapid eye movement sleep) và làm hoạt hóa trung tâm ngủ ở não chuột (Qiu et
al., 2009) [64].
+ Palmatin làm giảm serotonin ở thân não nhưng làm tăng nồng độ của chất này và
làm giảm nồng độ dopamin ở vỏ não từ đó có tác dụng gây êm dịu (Hsieh et al.,
1993) [48]. Với hệ số Ki = 62 nM, roemerin có ái lực mạnh với receptor 5HT2A của


13

serotonin và do vậy có thể được áp dụng trong điều trị tâm thần phân liệt và mất

ngủ (Munusamy et al., 2013) [60].
+ Sinomenin có tác dụng giải lo âu ở nhiều mơ hình động vật gặm nhấm. Các
nghiên cứu hành vi chỉ ra sinomenin làm tăng khả năng khám phá và quan hệ bầy
đàn (social relationship). Tuy nhiên, tương tự các thuốc giải lo âu khác, sinomenin
có tác dụng gây êm dịu và làm giảm khả năng di chuyển (Chen et al., 2005a) [34].
+ l-THP có tác dụng giải lo âu ở chuột cống ở mức liều 25 mg/kg tiêm màng bụng
(Henkes et al., 2011) [44]. Chất này cũng có tác dụng gây ngủ (Leung et al., 2003)
[53], thơng qua cơ chế có liên quan đến receptor GABA (Halbsguth et al.,) [43]
[58].
Dịch chiết nước từ các loài Stephania sinica Diels., loài Stephania dielsiana
Y.C. Wu [2], loài Stephania venosa [58] cũng đã được chứng minh có tác dụng an
thần, giải lo âu trên các mơ hình thực nghiệm trên động vật. Theo Nguyễn Quốc
Huy, độc tính cấp của củ lồi S.dielsiana ở Việt Nam trên chuột nhắt khi được dùng
qua đường uống là LD50 = 22,2 g/kg thể trọng chuột/ngày [15].
 Bạch truật:
-

Là thân rễ phơi hay sấy khô của cây Bạch truật (Atractylis macrocephala

(Koids.). Hand-Mazz, họ Cúc, Asteraceae). Thành phần hóa học: tinh dầu
(atractylon), các sesquiterpen (eudesmol), các dẫn chất lacton (atractynolid I, II, III)
[7] [17] [24].
-

Tác dụng dược lý: chống loét dạ dày, tăng tiết mật, tăng cường chức năng giải

độc của gan và chống viêm. Bạch truật tỏ ra khơng độc trong các thí nghiệm về độc
tính cấp và bán trường diễn, không gây các tác dụng phụ trên động vật thực nghiệm
khi dùng thuốc dài ngày [7] [17] [24].
-


Công năng, công dụng: kiện tỳ, lợi thủy, ráo thấp, kiện vị tiêu thực, cố biểu liễm

hãn, an thần, chỉ huyết. Bạch truật được coi là vị thuốc bổ dưỡng dùng trong điều trị
các chứng bệnh đau dạ dày, đái đường, bụng trướng đầy, nôn mửa, chậm tiêu, thấp
nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mạn tính, an thai khi có thai đau bụng, ốm
nghén nơn ọe [7] [17] [24].


14

-

Các loài trong chi Atractylodes đã được sử dụng từ lâu đời ở khu vực Đông Á.

Thân rễ khô của chúng là thành phần chính trong các bài thuốc ở Trung Quốc để
chữa các bệnh đường tiêu hóa [33]. Thân rễ của Atractylodes macrocephala đã
được sử dụng từ lâu trong y học truyền thống phương đông như một thuốc lợi tiểu
với giả thuyết làm giảm sự tái hấp thu nước tại ống thận [52].
 Đảng sâm:
-

Là rễ đã phơi hay sấy khô của cây Đảng sâm (Codonopsis sp. họ Hoa chng,

Campanulaceae). Thành phần hóa học: ít được nghiên cứu về thành phần hóa học,
sơ bộ thấy trong rễ có đường, chất béo, khơng có saponin [7] [17] [24].
-

Tác dụng dược lý: gây tăng phát triển nội mạc tử cung kiểu progesteron mức độ


nhẹ (trên thỏ nhỏ), gây tăng trương lực cổ tử cung, tiết sữa ở động vật mẹ cho con
bú, và đồng thời có tác dụng chống viêm, tăng chức năng của tủy xương sản xuất
các tế bào có hoạt tính miễn dịch và các dưỡng bào, do đó điều hòa và làm giảm hội
chứng suy giảm miễn dịch ở chuột với mức độ nhất định; tác dụng bổ tồn thân [7]
[17] [24].
-

Cơng năng, cơng dụng: bổ tỳ vị, sinh tân dịch, ích khí bổ phế, lợi niệu. Dùng

trong các trường hợp tỳ vị hư hàn, phế khí suy nhược gây kém ăn, mất ngủ, đại tiện
lỏng, mệt mỏi, háo khát lâu ngày, ốm lâu cơ thể suy nhược, băng huyết, rong huyết,
thiếu máu, vàng da, viêm thận, nước tiểu có albumin kèm theo phù. Dùng riêng
hoặc phối hợp với các vị thuốc khác trong các bài Tứ quan, Bát vị, Thập tồn đại
bổ, Bổ trung ích khí, Nhân sâm dưỡng vinh [7] [17] [24].
-

Xu và cộng sự, đã báo cáo sáu triterpenoid saponin mới trong rễ của

Codonopsis lanceolata (Campanulaceae) có tác dụng chống viêm rõ rệt khi thử
nghiệm trên chuột gây phù trên tai bởi xylen [55].
 Hoài sơn:
-

Là thân rễ đã phơi hay sấy khô của cây Củ mài (Dioscorea persimilis Prain et

Burkill, họ Củ nâu, Dioscoreaceae). Thành phần hóa học: chủ yếu là tinh bột, ngồi
ra cịn có chất nhày (mucin), allantoin, các acid amin, cholin, vitamin C, các nguyên
tố vi lượng [7] [17] [24].



15

-

Tác dụng dược lý: tăng trọng lượng cơ thể, tăng đồng hóa, tác dụng nội tiết

hướng sinh dục (tăng trọng lượng tử cung, trọng lượng tinh hoàn, tuyến tiền liệt, túi
tinh và cơ nâng hậu môn) trên động vật thực nghiệm [7] [17] [24].
-

Công năng, công dụng: kiện tỳ, chỉ tả, bổ phế, ích thận, cố tinh, giải độc, tiêu

viêm. Hoài sơn được coi là một vị thuốc bổ, chữa tỳ vị hư nhược, ăn uống kém tiêu,
viêm ruột kinh niên, tiêu chảy lâu ngày không khỏi, phế hư ho hen, bệnh đái tháo
đường, di tinh, di niệu, bạch đới [7] [17] [24].
-

Một nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng làm giảm đường huyết và làm giảm nồng

độ lipid trong máu của thân rễ các loài trong chi Dioscoreae (D.opposita, D.fordii,
D.persimilis, D.alata) [54].
 Liên nhục:
-

Là hạt còn màng đỏ bên ngồi đã phơi hay sấy khơ của cây Sen (Nelumbo

nucifera Gaertn, họ Sen súng, Nelumbonaceae). Thành phần hóa học: tinh bột
(thành phần chính), acid amin, chất béo [7] [17] [24].
-


Tác dụng dược lý: mặc dù nhiều nghiên cứu với dịch chiết từ lá sen [10] (liên

diệp) và tâm sen (liên tâm) cũng như alkaloid nuciferin chiết từ hai bộ phận dùng
này nhưng chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào được công bố về tác dụng của hạt
sen [7] [17] [24].
-

Công năng, công dụng: dưỡng tâm, an thần, bồi bổ cơ thể dùng trong các

trường hợp tâm phiền táo, hồi hộp mất ngủ, chóng mặt. Phối hợp với toan táo nhân,
hạt sen, viễn chí, phục thần, phục linh, hồng kỳ, đảng sâm, cam thảo, trần bì trong
bài Táo nhân thang [7] [17] [24].
-

Tác dụng chống oxy hóa từ dịch chiết cồn của hạt sen đã được nghiên cứu in

vitro và in vivo. Độc tính cấp của dịch chiết từ hạt sen không được phát hiện khi đã
dùng đến liều 1000 mg/kg ở chuột [65]. Dịch chiết từ thân rễ và hạt của Nelumbo
nucifera được cho là có tác dụng kích thích miễn dịch bằng cách điều chỉnh một số
thông số miễn dịch [59].
1.5.3. Công dụng chủ trị của bài thuốc An thần hoàn
-

An thần, kiện tỳ, dưỡng âm sinh tân dịch [16].


16

-


Các trường hợp tâm tỳ khí hư, mệt mỏi vơ lực, ăn uống kém ngon, tinh thần bất

ổn, hay quên, mất ngủ, ngủ không ngon giấc [16].
1.5.4. Ý nghĩa phối ngũ trong bài thuốc An thần hồn
-

Bình vơi là thuốc dưỡng tâm an thần làm quân dược; liên nhục trợ bình vơi để

dưỡng tâm, an thần, ngồi ra cịn có tác dụng kiện tỳ bổ khí là thần dược; đảng sâm,
bạch truật, hồi sơn đều thuộc nhóm thuốc bổ khí, điều trị khí hư, khí kém, cơ thể
suy nhược yếu mệt đều là tá dược [16].
-

Bài thuốc có 2 đặc điểm kết hợp ích khí bổ huyết với dưỡng tâm an thần làm

cho phương thuốc có tác dụng dưỡng tâm vượng thần [16].
1.6. Các mơ hình thực nghiệm trên động vật đánh giá tác dụng an thần
Hiện nay phần lớn các thuốc mới được tìm ra nhờ phương pháp tiếp cận cổ điển
trong các mơ hình thí nghiệm trên động vật. Phương pháp tiếp cận này có ưu điểm
là khả năng dự đốn khá cao, nhưng cũng có nhược điểm là có ít thơng tin được
cung cấp về cơ chế phân tử liên quan đến các tác dụng của thuốc quan sát được, và
ln cần có các mơ hình mới để phát hiện các thuốc với các cơ chế tác dụng mới
[72]. Trong các nghiên cứu tâm thần kinh các mơ hình thực nghiệm được sử dụng
rộng rãi và trở thành một công cụ thiết yếu cho việc xác định các cơ chế hoạt động
và sinh học thần kinh dựa trên tác dụng của thuốc. Dựa trên mục đích đánh giá các
tác dụng khác nhau của cùng một thuốc hoặc đánh giá cùng một tác dụng của các
thuốc khác nhau có nhiều mơ hình để lựa chọn, các tiêu chí cần xem xét là độ tin
cậy và tính hợp lý của mơ hình [32].
Thuốc ngủ đối với người là thuốc được sử dụng với mục đích tạo ra giấc ngủ
sinh lý vào ban đêm mà sau đó bệnh nhân có thể tỉnh lại mà khơng cảm thấy có bất

kì khó chịu nào. Trong các mơ hình thí nghiệm trên động vật, thuật ngữ thuốc ngủ
có thể được dùng cho pha sâu hơn nhiều của sự trầm cảm trung ương của thuốc gây
ra mất nhận thức cùng với mất khả năng trương lực cơ và phản xạ thăng bằng. Vì
vậy phần lớn các mơ hình dược lý cần phải được xem xét về khả năng phỏng đốn
của chúng để tìm ra một thuốc ngủ lý tưởng cho điều trị trên người. Nhiều mơ hình


×