Tải bản đầy đủ (.docx) (174 trang)

Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ lúa giống của công ty cổ phần tổng công ty giống cây trồng con nuôi ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (970.88 KB, 174 trang )

Danh mục viết tắt
DN : Doanh nghiệp
NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
CNH – HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
UBND : Ủy ban nhân dân
KH : Kế hoạch
TH : Thực hiện
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHXH : Bảo hiểm xã hội
TSCĐ : Tài sản cố định
CNV : Công nhân viên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
NG : Nguyên giá
HMLK : Hao mòn lũy kế
CC : Cơ cấu
BQ : Bình quân
NSLĐ : Năng suất lao động
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
1
1
MỤC LỤC
2
2
LỜI MỞ ĐẦU
Nông nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng trong công nghiệp hóa hiện đại
hóa đất nước. Giá trị của ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng không nhỏ trong việc
tăng trưởng GDP của đất nước.Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và
Nhà nước kinh tế của nước ta đã có những biến chuyển, đạt được nhiều thành tựu
lớn. Ngành nông nghiệp cũng đã có những thay đổi rõ rệt từ một nền nông nghiệp


còn lạc hậu đã trở nên phát triển mạnh mẽ phục vụ cho toàn quốc, một phần còn
phục vụ cho xuất khẩu. Để đạt được sự tăng trưởng đó phải kể đến sự đóng góp
quan trọng không thể thiếu của yếu tố giống cây trồng và con nuôi trong nông
nghiệp, đặc biệt là sản xuất giống lúa bởi nền nông nghiệp nước ta sản xuất lúa
chiếm phần lớn trong tổng giá trị sản xuất của ngành. Việc đưa giống lúa mới vào
trong sản xuất đã tạo ra năng xuất cao hơn, chất lượng tốt hơn, thuận tiện trong
công tác sản xuất đặc biệt có khả năng tạo ra môi trường sinh thái.
Đất nước đang trong tiến trình hội nhập và chuẩn bị bước sang giai đoạn mở
cửa thị trường với sự canh tranh gay gắt không chỉ của các doanh nghiệp trong nước
mà cả với các doanh nghiệp nước ngoài do đó buộc các doanh nghiệp phải năng
động sáng tạo tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của các khâu và
một trong những khâu quan trọng nhất đó là công tác tiêu thụ sản phẩm. Vì hoạt
động tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả thì kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp mới đạt được tính kinh tế mang lại lợi nhuận.
Trong kinh doanh nông nghiệp cũng giống như kinh doanh bất cứ lĩnh vực
nào khác nó cũng đòi hỏi phải có công tác tiêu thụ, công tác marketing thật hoàn
hảo để có thể bán được nhiều hàng hóa thu được lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp,
bên cạnh đó doanh nghiệp phải đảm bảo nâng cao được chất lượng sản phẩm của
mình nhất là các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất. Công ty Cổ
phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình là doanh nghiệp mới được
cổ phần hóa chủ yếu cung cấp lúa giống, con nuôi cây trồng cho nhân dân trên địa
bàn tỉnh, là một doanh nghiệp đi đầu trong Tỉnh về hoạt động sản xuất và kinh
doanh giống cây trồng và con nuôi. Trong những năm qua công ty đã hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao phó, làm ăn có hiệu quả, đóng góp cho nền kinh tế quốc dân và
trở thành nhà cung cấp giống tin cậy cho bà con trong tỉnh Ninh Bình và một số tỉnh
lân cận
Việc cung cấp giống cây trồng, con nuôi và đặc biệt là lúa giống của công ty đã đạt
được một số thành tựu nhất định:
- Dần thay đổi giống lúa cũ chất lượng năng xuất thấp bằng giống lúa
mới chất lượng và năng xuất cao hơn, tốt hơn cho nhân dân.

- Phương thức phục vụ được cải tiến, đơn giản dễ thực hiện
3
3
- Thực hiện hướng dẫn cho nông dân tiếp thu kỹ thuật mới đạt hiệu quả
- Chọn lọc và lai tạo giống mới
+ Tuy nhiên trong quá trình sản xuất kinh doanh lúa giống vẫn còn một số
tồn tại, một số vấn đề cần khắc phục, đặc biệt là trong hoạt độngtiêu thụlúa
giống của Công ty vẫn còn nhiều hạn chế.
- Lực lượng cán bộ thị trường còn ít trình độ chưa đồng đều, chưa đáp
ứng được thị trường đòi hỏi ngày càng cao về giống lúa
- Địa bàn tiêu thụ lúa giống chưa rộng.
- Các chính sách về sản phẩm còn nhiều hạn chế.
- Hệ thống kênh tiêu thụ, phân phối chưa thực sự mang lại hiệu quả.
- Các chính sách xúc tiến sản phẩm chưa được chú trọng, quan tâm…
Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số
biện phápthúc đẩy hoạt động tiêu thụ lúa giống của Công ty Cổ phần Tổng Công
ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình”
Chương 1:Tình hình chung và các điều kiện sản xuất kinh doanh chủ yếu
của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình
Chương 2: Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình năm 2014
Chương 3: Một số biện pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ lúa giống của
Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình.
4
4
CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH CHUNG VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN SẢN
XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG
CON NUÔI NINH BÌNH

5
5
1.1 Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tổng Công
ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình.
Với tiền thân là một DN nhà nước trực thuộc Sở NN&PTNT Ninh Bình sau
khi thay đổi cơ cấu kinh tế bước sang nền kinh tế thị trường, để đáp ứng được sự
phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và phát huy được những nguồn lực sẵn có của
Công ty doanh nghiệp được cổ phần hóa từ DN nhà nước thành Công ty Cổ phần
Tổng Công ty giống cây trồng con nuôi Ninh Bình: Quyết định số 475/QD-UB
Ngày 08/03/2004 của UBND Tỉnh Ninh Bình.
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Công ty Cổ phần số 09-03-000059
Tên công ty: Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh
Bình
Tên quốc tế:NinhBinh Seed Plants Levestock Company.
Số tài khoản: 4700311300057 tại Ngân hàng NN & PTNT Ninh Bình
Điện thoại: 0303871319 Fax: 030871319
Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có trụ sơ chính giao
dịch ổn định. Được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật
Vốn điều lệ của công ty là 25 tỉ đồng.
Mệnh giá cổ phần: 100000 đồng/1 cổ phần
Tổng cổ phần: 250000 cổ phần
Cơ sở vật chất của công ty ngoài diện tích dành cho trụ sở giao dịch chính
của công ty còn có 85 ha đất nông nghiệp dùng sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp được phân làm 6 chi nhánh.Đây cũng là 6 chi nhánh sản xuất chính của
công ty.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là bình quân mỗi
năm sản xuất 2000 tấn đến 3000 tấn lúa giống, ngoài ra còn sản xuất ra một khối
lượng khá lớn ngô, khoai, đậu, liều tinh lợn…
Sau khi được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước sang Công ty Cổ phần
doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế mới là doanh nghiệp “hạch toán kinh doanh

độc lập” trong nền kinh tế thị trường. Công ty tiếp tục duy trì phát triển, đẩy mạnh
sản xuất kinh doanh và phát triển mở rộng ngành nghề kinh doanh của mình.
1.2Điều kiện địa lý, kinh tế nhân văn của tỉnh Ninh Bình.
+ Điều kiện địa lý:
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc bộ, 19
0
50’ đến 20
0
27’
độ Vĩ Bắc, 105
0
32’ đến 106
0
27’ độ Kinh Đông. Dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng
Tây Bắc – Đông Nam, làm ranh rới tự nhiên giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá.
Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh, giáp với hai tỉnh Hà Nam và Nam
Định, phía Bắc giáp tỉnh Hoà Bình, phía Nam là biển Đông, Quốc lộ 1A, Quốc lộ
6
6
10 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua tỉnh.Các tỉnh lân cận này đều có đất nông
nghiệp chiếm một diện tích khá lớn, tạo thành khu vực có tiềm năng về nông nghiệp
ở khu vực đông bằng Bắc Bộ. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
Công ty.Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.390 km2 với các loại đất phù sa,
đất Feralitic.Vùng đồng bằng bao gồm: Thành phố Ninh Bình, huyện Yên Khánh,
huyện Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác trong tỉnh, diện tính khoảng
101 nghìn ha, chiếm 71,1% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư
đông đúc nhất tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này độ cao trung
bình từ 0,9÷1,2m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được bồi và không được bồi. Tiềm
năng phát triển của vùng là nông nghiệp: Trồng lúa, rau màu, cây công nghiệp ngắn
ngày. Tỉnh có 8 đơn vị hành chính được chia làm 3 vùng rõ rệt là trung du miền núi,

đồng bằng trũng trung tâm và đồng bằng ven biển. Với quy mô hành chính nhỏ gọn
và địa hình đa dạng như vậy, Ninh Bình hội tụ đầy đủ điều kiện để phát triển kinh tế
- xã hội với thế mạnh của từng vùng.Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây
trồng con nuôi Ninh Bình được qui hoạch trên lô đất của xã Ninh Phúc-Thành phố
Ninh Bình.Nằm sát tuyến đường 10 thuận tiện cho lưu thông và trao đổi giống cây
trồng, con nuôi. Công ty nằm về phía nam của thành phố, cách trung tâm thành phố
Ninh Bình 3km.Mặt khác công ty nằm ở trung tâm của tỉnh thuận tiện cho việc quản
lý và phân phối giống cho các cơ sở các huyện trong toàn tỉnh. Thêm vào đó là điều
kiện địa lý của Tỉnh Ninh Bình tạo cho Công ty những cơ hội để mở rộng thị trường
hơn nữa.
Công ty có 7 đơn vị thành viên là văn phòng công ty và 6 chi nhánh trực
thuộc làm nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất các loại giống cây trồng và chăn nuôi.Các
chi nhánh của Công ty được phân bố rộng rãi tại các khu vực lân cận trong Tỉnh
đảm bảo cho việc cung cấp cây giống và con nuôi cho bà con trên địa bàn tỉnh cũng
như tỉnh lân cận một cách thuận tiện và nhanh nhất có thể.
+Thời tiết khí hậu:
Ninh Bình là một tỉnh đồng bằng thuộc đồng bằng Châu Thổ sông Hồng,
chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mùa đông lạnh có sương giá, sương
muối và ít mưa.Mùa hè nóng có gió Lào, khô nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung
bình hàng năm 26 , tháng nóng nhất là tháng 5 và tháng 7 nên tới 36-37
,tháng lạnh nhất là tháng 1 xuống tới 11 .Đặc biệt nhiệt độ thấp mức tuyệt đối
là 7-9 , nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 38-39,5 .Lượng mưa trung bình hàng
7
7
năm là 1800 mm. Với điều kiện khí hậu như vậy là điều kiện thuận lợi cho nhiều lại
cây trồng phát triển và chăn nuôi một số loài gia súc gia cầm.
+Điều kiện về lao động, dân số:
Dân số trung bình năm 2014 là 874,2 nghìn người với mật độ dân số 623
người /1km
2

, nơi đông nhất là thành phố Ninh Bình 6400 người/km
2
và nơi thấp
nhất là huyện Nho Quan 298 người/km
2
. Trong tỉnh có 23 dân tộc cùng sinh sống.
Lương thực bình quân trong những năm gần đây 400kg/người/năm, thu nhập của
người dân chủ yếu là từ nông nghiệp và phát triển từ các làng nghề như đan cói, đá
mỹ nghệ…Hoạt động chủ yếu làm nông nghiệp lâu năm nên có thể coi đây là thị
trường tốt cho doanh nghiệp phát triển
+Điều kiện kinh tế:
Trong “dòng chảy hội nhập”, đối với Ninh Bình, những năm gần đây, được
sự quan tâm của Trung ương, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành
trong tỉnh, nông nghiệp Ninh Bình đã có bước phát triển khá toàn diện theo hướng
sản xuất hàng hóa tập trung, kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng CNH,
HĐH, bảo đảm an ninh lương thực, từng bước đổi mới mô hình sản xuất nông
nghiệp ngày càng tiên tiến; tổng giá trị của ngành có sự tăng tưởng liên tục qua các
năm. Trong 5 năm gần đây, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản bình quân
hàng năm tăng 2%. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản năm 2014 đạt 7.924
tỷ đồng, tăng 1.358 tỷ đồng so với năm 2010. Lĩnh vực trồng trọt năm 2014 đạt
4.647 tỷ đồng, tăng 153 tỷ đồng so với năm 2010. Giá trị sản xuất lĩnh vực thủy sản
năm 2014 đạt 1.007 tỷ đồng, tăng 259 tỷ đồng so với năm 2010. Giá trị sản xuất
lĩnh vực chăn nuôi năm 2014 đạt 1.891 tỷ đồng, tăng 133 tỷ đồng so với năm
2010….Cũng trong thời gian qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã triển khai 343 mô
hình phát triển sản xuất, nhân rộng 82 mô hình tốt, trong đó có nhiều mô hình đạt
hiệu quả kinh tế cao như: Chuyển đổi cơ cấu theo hướng sản xuất đa canh ở xóm
13, xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh); xóm 8, xã Thượng Kiệm (huyện Kim
Sơn); mô hình chăn nuôi gà đồi ở các xã Cúc Phương, Gia Lâm (huyện Nho Quan);
mô hình nuôi cá nước ngọt thâm canh ở các xã Gia Phương, Gia Xuân (huyện Gia
Viễn)…, góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2014 còn 3,92%, giảm 7%

so với năm 2010…Những kết quả nêu trên có thể coi là nền tảng tốt để nông nghiệp
Ninh Bình hội nhập kinh tế quốc tế một cách chủ động, hiệu quả…
1.3Công nghệ sản xuất của Công ty Cổ phần Tổng Công ty Giống cây trồng
con nuôi Ninh Bình:
Quy trình sản xuất lúa giống của Công ty:
1.3.1 Kỹ thuật sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng
8
8
Quy trình sản xuất lúa hạt giống siêu nguyên củng của Công ty được thực
hiện theo sơ đồ 1-1:
Lúa giống siêu nguyên chủng của Công ty được tạo ra sau 4 vụ. Sau mỗi vụ
sẽ tạo ra hạt giống khác nhau vụ thứ nhất là hạt giống tác giả, vụ thứ 2 là hạt giống
siêu nguyên chủng, vụ thứ 3 là hạt giống nguyên chủng và vụ cuối cùng sẽ tạo ra
hạt giống xác nhận.
Trong đó:
1. Hạt giống tác giả: Là hạt giống thuần do tác giả chọn, tạo ra.
2. Hạt giống siêu nguyên chủng: Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống tác
giả hoặc phục tráng từ hạt giống sản xuất theo quy trình phục tráng hạt giống siêu
nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
3. Hạt giống nguyên chủng: Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống siêu
nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
4. Hạt giống xác nhận là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng
và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
9
9
Hình 1-1: Quy trình sản xuất lúa giống siêu nguyên chủng của công ty
1.3.1.1Vụ thứ nhất (G0)
Chọn ruộng có độ phì khá, bằng phẳng, đầy đủ ánh sáng, chủ động tưới tiêu,
sạch cỏ dại và sâu bệnh, không có lúa vụ trước mọc lại, ít bị tác động bởi các điều
kiện ngoại cảnh bất thuận.

* Đánh giá và chọn cá thể tại ruộng: Trên cơ sở bản mô tả giống của cơ quan
khảo nghiệm hoặc của tác giả, người sản xuất giống phải căn cứ vào thực tế của địa
phương để bổ sung và hoàn thiện bảng các tính trạng đặc trưng của giống nêu ở phụ
lục 1, làm cơ sở để chọn lọc các cá thể.
Gieo cấy hạt giống vật liệu trên ruộng có diện tích ít nhất 100m
2
. Khi bắt
đầu đẻ nhánh, chọn ít nhất 200 cây điển hình và cắm que theo dõi. Thường
xuyên quan sát các tính trạng đặc trưng của từng cây để loại bỏ dần những cây
10
10
có tính trạng không phù hợp, cây sinh trưởng kém, cây bị sâu bệnh hại hoặc
chống chịu yếu.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối và tiếp tục loại bỏ cây
không đạt yêu cầu, nhổ hoặc cắt sát gốc những cây đạt yêu cầu, đeo thẻ đánh số thứ
tự để tiếp tục đánh giá trong phòng.
* Đánh giá và chọn cá thể trong phòng: Tiến hành đo đếm các tính trạng số
lượng của từng cá thể đã được chọn ngoài ruộng, tính giá trị trung bình, độ lệch
chuẩn so với giá trị trung bình
Cắt bông của các cá thể đạt yêu cầu ở vị trí dưới cổ bông khoảng 10cm, cho
vào túi vải hoặc túi giấy riêng biệt, ghi mã số, phơi cả túi đến khô và bảo quản trong
điều kiện an toàn để gieo trồng ở vụ tiếp theo.
1.3.1.2 Vụ thứ hai (G1)
Gieo riêng toàn bộ lượng hạt giống của các cá thể được chọn ở vụ thứ nhất
và cấy mỗi dòng thành một ô, các ô tuần tự theo hàng ngang. Chiều dài các ô phải
bằng nhau, số hàng cây nhiều hay ít tuỳ thuộc vào số lượng mạ đã có, không được
để đất trống trong ô. Vẽ sơ đồ ruộng giống và cắm thẻ đánh dấu ở đầu mỗi ô ngay
sau khi cấy xong.
Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, không được khử bỏ
cây khác dạng, trừ trường hợp xác định được chính xác cây khác dạng là do lẫn cơ

giới thì phải khử bỏ sớm trước khi trỗ. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng sinh
trưởng - phát triển kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh
bất thuận hoặc do các nguyên nhân khác.
Trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, đánh giá lần cuối các dòng được chọn và thu
mỗi dòng 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để đánh
giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Loại bỏ các dòng có
giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ lệch chuẩn.
Thu hoạch, phơi khô, làm sạch và tính năng suất cá thể (gam/cây) của từng
dòng, tiếp tục loại bỏ các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu.
Đối với lúa thơm thì loại bỏ các dòng không có mùi thơm.
Nếu số dòng đạt yêu cầu lớn hơn hoặc bằng 85% tổng số dòng G1 thì hỗn
hạt của các dòng này thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu
gửi kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định. Bảo quản cẩn thận để
sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
Nếu số dòng đạt yêu cầu nhỏ hơn 85% tổng số dòng G1 thì tiếp tục đánh giá
và nhân các dòng được chọn ở vụ thứ ba (G2)
11
11
Có thể sử dụng các dòng đạt yêu cầu ở ruộng G1 làm vật liệu khởi đầu để
chọn cá thể nhằm tiếp tục sản xuất lô hạt giống siêu nguyên chủng khác với các
bước như trên.
1.3.1.3 Vụ thứ ba (G2)
Lượng hạt giống của mỗi dòng thu được ở vụ trước được chia làm hai phần:
Phần nhỏ (khoảng 1/3 - 1/4) để dự phòng, phần còn lại được gieo cấy trên ruộng so
sánh và ruộng nhân dòng, các ruộng phải có sơ đồ riêng sau khi cấy.
- Ruộng so sánh: Chọn ruộng thật đồng đều, cấy các dòng thành từng ô theo
phương pháp tuần tự không nhắc lại, mỗi ô có diện tích ít nhất 10m2 và cách nhau
30 - 35cm. Thường xuyên theo dõi từ lúc gieo, cấy đến thu hoạch, chỉ được phép
khử bỏ cây khác giống do lẫn cơ giới trước khi tung phấn, không khử bỏ các cây
khác dạng khác. Loại bỏ dòng có cây khác dạng, dòng có tính trạng biểu hiện không

phù hợp với mức độ biểu hiện chung của đa số dòng, dòng sinh trưởng - phát triển
kém do nhiễm sâu bệnh, bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc do
các nguyên nhân khác.
Đánh giá các dòng đạt yêu cầu lần cuối trước khi thu hoạch 1 - 2 ngày, mỗi
dòng thu 10 cây mẫu tại 2 điểm ngẫu nhiên bằng cách nhổ hoặc cắt sát gốc để
đánh giá trong phòng, không lấy cây đầu hàng và cây ở hàng biên. Tiếp tục loại bỏ
các dòng có giá trị trung bình của bất cứ tính trạng số lượng nào nằm ngoài độ
lệch chuẩn.
- Ruộng nhân dòng: Sau khi cấy ruộng so sánh, cấy hết số mạ còn lại ở ruộng
nhân dòng. Tiến hành kiểm định các dòng đã được chọn ở ruộng so sánh vào thời
kỳ trỗ 50% và trước thu hoạch để phát hiện cây khác dạng. Cho phép khử bỏ cây
khác giống do lẫn cơ giới, loại bỏ các dòng có cây khác dạng.
Thu hoạch và tính năng suất của các dòng được chọn (kg/m
2
), tiếp tục loại bỏ
các dòng có năng suất thấp và dòng có hạt gạo lật khác màu, nếu là lúa thơm thì loại
bỏ các dòng không có mùi thơm.
Dựa trên kết quả đánh giá ở ruộng so sánh, ruộng nhân dòng và kết quả đánh
giá trong phòng để chọn ra các dòng đạt yêu cầu.
Tự kiểm tra chất lượng gieo trồng của từng dòng được chọn trước khi hỗn
các dòng đạt yêu cầu thành lô hạt giống siêu nguyên chủng. Sau khi hỗn, lấy mẫu
gửi phòng kiểm nghiệm, đóng bao và gắn tem nhãn theo quy định, bảo quản cẩn
thận để sản xuất hạt giống nguyên chủng ở vụ sau.
1.3.2 Kỹ thuật sản xuất hạt giống nguyên chủng
Hạt giống nguyên chủng phải được nhân trực tiếp từ hạt giống siêu nguyên
chủng.
12
12
Diện tích đất gieo mạ bằng khoảng 1/5 - 1/25 diện tích ruộng cấy, lượng
giống gieo để cấy 1ha lúa nguyên chủng khoảng 22 – 30kg tuỳ giống và thời vụ.

Cấy 1 dảnh (kể cả ngạnh trê), theo băng.
Tuỳ tập quán và điều kiện cụ thể, có thể gieo thẳng theo hàng và băng trên
ruộng giống.
Thường xuyên theo dõi, phát hiện và khử bỏ cây khác dạng trong ruộng
giống từ khi gieo, cấy đến trước khi thu hoạch. Ruộng giống phải được kiểm định
theo quy định và phải đạt tiêu chuẩn ruộng giống.
Quá trình thu hoạch, chế biến cần đề phòng lẫn cơ giới. Sau khi thu hoạch và
chế biến xong, lô hạt giống phải được lấy mẫu để kiểm nghiệm. Nếu lô hạt giống
đạt yêu cầu kỹ thuật đối với hạt giống cấp nguyên chủng theo tiêu chuẩn Việt Nam
"Hạt giống lúa nước - Yêu cầu kỹ thuật" (TCVN 1776-2004) thì được công nhận là
lô hạt giống nguyên chủng.
Hạt giống nguyên chủng được đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và
được bảo quản cẩn thận để sản xuất hạt giống xác nhận ở vụ sau.
1.3.3 Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận
Hạt giống xác nhận phải được nhân trực tiếp từ hạt giống nguyên chủng.
Kỹ thuật sản xuất hạt giống xác nhận như sản xuất hạt giống nguyên chủng.
Sau khi kiểm định và kiểm nghiệm theo quy định, nếu lô hạt giống đạt yêu
cầu kỹ thuật đối với hạt giống cấp xác nhận theo tiêu chuẩn Việt Nam "Hạt giống
lúa nước - Yêu cầu kỹ thuật" (TCVN 1776-2004) thì được công nhận là lô hạt giống
xác nhận. Hạt giống xác nhận được đóng bao, gắn tem nhãn theo quy định và được
bảo quản cẩn thận để sản xuất đại trà.
1.3.4 Thu hoạch và bảo quản
Phải kiểm tra cẩn thận các thiết bị, dụng cụ, phương tiện chuyên chở, bao bì,
sân phơi và kho trước khi thu hoạch. Chú ý các thao tác trong quá trình thu hoạch,
chế biến và đóng bao để phòng ngừa lẫn tạp cơ giới.
Bao giống trong kho được xếp theo hàng, theo lô, theo cấp, không để sát
tường, có lối đi thông thoáng, tiện cho việc lấy mẫu kiểm tra và xử lý khi cần thiết.
Kiểm tra định kỳ 2,0 – 2,5 tháng một lần đối với các chỉ tiêu độ ẩm, tỷ lệ nảy
mầm và sâu mọt, trước khi xuất kho một tháng phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng
gieo trồng của lô giống lần cuối.

Nhận xét:
Nhược điểm: Quy trình sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thời tiết do sản
xuất mang tính chât nông nghiệp phải sử dụng nhiều lao động, sản xuất mang tính
13
13
Giám đốc
Chi nhánh giống lúa Khánh Nhạc
Chi
nhánh cây trồng Khánh An
Chi
nhánh cây trồng con nuôi Gia Viễn
Chi
nhánh giống Khánh An
Chi
Nhánh giống Gia Vượng
Chi nhánh giống Khánh Mậu
Phó giám đốc
Hội đồng quản trị
chất thô sơ, sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học gây ảnh hưởng tới môi
trường, phải lựa chọn kỹ càng và qua nhiều khâu xử lý
Ưu điểm: Không cần sử dụng quá nhiều máy móc, trang thiết bị hiện đại, quy
trình làm cũng đơn giản dễ thực hiện.
1.3.5 Các trang thiết bị chủ yếu của Công ty
Là Công ty hoạt đọng trong lĩnh vực nông nghiệp nên trang thiết bị chủ yếu
của Công ty là những sản phẩm để phục vụ cho quá trình làm đất như máy cày, máy
bừa, máy xúc, máy bơm nước Ngoài ra Công ty còn mua sắm thêm một số thiết bị
hiện đại phục vụ cho gieo trồng để giảm bớt công sức của người lao động như máy
gặt, máy gieo lúa, máy sấy
BẢNG 1-1: TRANG THIẾT BỊ CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY NĂM 2013 -2014
Năm Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2014/2013

Trang thiết bị Số lượng (cái) Số lượng (cái)

%
Máy cày 35 36 1 102.86
Máy bừa 40 41 1 102.50
Dàn máy bơm 45 46 1 102.22
Máy gặt 14 16 2 114.29
Máy gieo lúa 5 7 2 140.00
Máy sấy 7 7 0 100.00
Máy khảo nghiệm giống 5 5 0 100.00
Máy xúc 2 2 0 100.00
Máy cẩu 2 2 0 100.00
Máy vi tính 15 17 2 113.33
Máy móc thiết bị của Công ty được trang bị khá đầy đủ, chủ yếu là các thiết
bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như máy cày, máy bừa, máy sấy… Nhưng
thiết bị máy móc vẫn còn khá thô sơ, chưa có nhiều máy móc để phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp cấp cao. Năm 2014 số lượng các trang thiết bị có sự tăng lên so
với năm 2013 cụ thể là máy cày tăng 1 cái, máy bừa tăng 1cái, máy gieo lúa tăng
thêm 1 cái, trong năm công ty còn mua thêm 2 máy gieo lúa và 2 máy vi tính do
Công ty mở rộng sản xuất nên đã mua sắm thêm máy móc, thiết bị để phục vụ cho
quá trình sản xuất diễn ra ổn định, tránh tình trạng khi mùa vụ đến mà chưa có
ruống gieo cấy
1.4Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty Cổ phần Tổng
Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình
1.4.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty
14
14
Phòng
tổ chức
hành chính

Phòng Kế toán tài chính
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
kinh doanh
Hình 1-2: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty
+ Là một đơn vị SXKD trong cơ chế thị trường nên gắn liền công ty là một
bộ máy quản lý được hình thành phù hợp để thực hiện đầy đủ các chức năng và nhu
cầu quản lý. Bên cạnh đó bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được sắp xếp bố trí
phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh của công ty. Do đó công ty đã nhanh
chóng tinh giảm bộ máy quản lý gián tiếp từ đó năng xuất lao động và hiệu quả
SXKD của Công ty được nâng cao. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty trong
những năm qua được sắp xếp, tổ chức khoa học được thể hiện qua sơ đồ bộ máy.
Qua sơ đồ cho thấy bộ máy tổ chức quản lý của công ty tương đối gọn
nhẹ,được tổ chức theo sơ đồ trực tuyến chức năng để quản lý tốt tình hình SXKD của
Công ty thì từng bộ phận cần thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng cụ thể của mình.
Nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận phòng ban công ty cụ thể như sau:
-Giám đốc: Giữ vai trò lãnh đạo toàn Công ty, là đại diện pháp nhân của
công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn Công ty.
-Phó Giám đốc Công ty: Thay mặt giám đốc chỉ đạo toàn bộ khâu sản xuất,
phụ trách kỹ thuật và tham mưu cho Giám đốc trực tiếp chỉ đạo các phòng tổ chức
và tính toán khối lượng công việc và chịu trách nhiệm trước giám đốc về những
công việc được phân công.
-Phòng Tổ chức hành chính có nhiệm vụ sắp xếp các hoạt động SXKD của
Công ty và có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi cho cán bộ công nhân viên trong Công ty.
15
15
-Phòng Kế toán giúp Giám Đốc quản lý về tài chính, xây dựng kế hoạch tài
chính đảm bảo nhiệm vụ cho hoạt động SXKD được thuận lợi, kiểm tra tình hình
chấp hành chính sách chế độ tài chính của Nhà nước trong toàn đơn vị. Mặt khác

phòng Kế toán có nhiệm vụ tổng hợp thống kê kết quả SXKD của Công ty, kiểm
định chứng từ hóa đơn trong hoạt động SXKD.
-Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của Công
ty, khảo nghiệm giống các trạm đồng thời xây dựng dự án thử các loại giống mới.
-Phòng Kinh doanh dịch vụ có nhiệm vụ tìm kiếm tiếp cận thị trường, lên kế
hoạch và chịu trách nhiệm tạo nguồn hàng hóa tiêu thụ hàng hóa, đồng thời thiết lập
mối quan hệ Công ty với khách hàng.
-Các chi nhánh có nhiệm vụ sản xuất, lai tạo các giống cây trồng, con nuôi
để tạo nguồn giống cho Công ty. Trong đó:
+ Trung tâm sản xuất lúa giống lớn nhất là chi nhánh giống lúa Khánh Nhạc
được bố trí trên xã Khánh Nhạc-Yên Khánh-Ninh Bình. Chi nhánh nằm sát quốc lộ
10, với diện tích đất tự nhiên thuộc chi nhánh quản lý là 61,45 ha, trong đó diện tích
đất trồng lúa là 59,45 ha. Chi nhánh sản xuất chủ yếu giống lúa thuần như: Khang
Dân, Xi23, Mộc hương…và lúa lai như: Nhị Ưu 838, HYT 108…
+ Chi nhánh cây trồng con nuôi Gia Viễn thuộc địa phận thị trấn Me-Gia
Viễn-Ninh Bình với diện tích đất tự nhiên của Gia Viễn là 6,1 ha trong đó đấ trồng
lúa là 3,5 ha, đất mặt nước là 2,3 ha. Chi nhánh sản xuất các giống lúa thuần và các
loại cá như: Cá trắm, Mè, Trôi…
+ Chi nhánh cây trồng Khánh An thuộc địa giới xã Khánh An-Yên Khánh-
Ninh Bình nằm sát đường 10. Diện tích đất tự nhiên là 3 ha, diện tích đất trồng lúa
là 2,5 ha.Đơn vị này chủ yếu sản xuất lúa giống cung cấp cho công ty và một phần
cung cấp rau mầu, cây giống
+ Chi nhánh giống Yên Khánh thuộc địa giới thị trấn Yên Ninh-Yên Khánh-
Ninh Bình.Diện tích đất tự nhiên của chi nhánh là 10 ha. Đơn vị này chủ yếu sản
xuất các giống cây để cung cấp giống cho công ty.
+ Chi nhánh giống Gia Vượng, thược địa giới xã Gia Vượng-Gia Viễn –Ninh
Bình. Chi nhánh này có nhiệm vụ sản xuất lợn ngoại, lợn giống, lợn thương phẩm.
+ Chi nhánh giống Khánh Mậu, thuộc địa giới xã Khánh Mậu-Yên Khánh-
Ninh Bình.Chi nhánh này ngoài việc sản xuất lợn ngoại ngoài ra còn sản xuất một
số giống cây trồng như: Khoai tây, đâu, lạc…

1.4.2 Tình hình lao động
Nguồn lao động đóng vai trò quan trọng trong quá trình SXKD của DN, vì
khi có lao động thì quá trình sản xuất mới được diễn ra, được tiến hành. Do đó việc
16
16
sử dụng lao động hợp lý, đầy đủ chất lượng và trình độ lao động sẽ tiết kiệm được
chi phí và nâng cao được năng suất lao động. Từ đó có điều kiện để cạnh tranh về
giá và chất lượng sản phẩm với các DN khác.
Với đặc thù là DN nông nghiệp sản xuất theo thời vụ, do đó Công ty khá chú
trọng đến việc củng cố nguồn lực mà đặc biệt là đội ngũ lao động có sức khỏe ổn
định, tinh thần làm việc hăng hái. Xét theo trình độ lao động, do có tính chất của
hoạt động sản xuất nông nghiệp cần nhiều lao động do đó cơ cấu lao động của toàn
Công ty có lao động phổ thông là chiếm tỷ lệ lớn nhất so với tổng lao động.
Dưới đây là bảng thể hiện tình hình lao động của công ty trong những năm
gần đây:
BẢNG 1-2:TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
TRONG2 NĂM 2013-2014
Chỉ tiêu
Năm
2013
Năm
2014
Số

ợn
g
(n

ời)
C

ơ
cấ
u
(
%
)
Số

ợn
g
(n

ời)
C
ơ
cấ
u
(
%
)
Tổng số
CBCNV
25
2
1
0
0,
0
0
43

0
1
0
0,
0
0
I. Phân theo
công việc
-
-LĐ trực tiếp
17
5
6
9,
4
4
32
7
7
6,
0
5
-LĐ gián tiếp 77
3
0,
5
6
10
3
2

3,
9
5
II. Phân theo
trình độ
-
Trên đại học 9
3,
5
7
11
2,
5
6
-Đại học,Cao 55 2 87 2
17
17
đẳng
1,
8
3
0,
2
3
-Trung cấp 62
2
4,
6
0
10

2
2
3,
7
2
-LĐ phổ
thông
12
6
5
0,
0
0
23
0
5
3,
4
9
III. Phân theo
giới tính
-
-Nam 85
3
3,
7
3
10
5
2

4,
4
2
-Nữ
16
7
6
6,
2
7
32
5
7
5,
5
8
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Đội ngũ công nhân viên của công ty có thâm niên lâu năm trong nghề, có
nhiều kinh nghiệm về sản xuất giống lúa, cây trồng, có kinh nghiệm trong chăn
nuôituy nhiên thì trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý chưa cao. Hiện nay nhân
sự cao cấp là một vấn đề hết sức quan trọng đối với công ty trong nền kinh tế Việt
Nam phát triển với tốc độ cao. Do vậy, công ty cần có những biện pháp để khuyến
khách đào tạo những cán bộ có trình độ chuyên môn cao để nâng cao chất lượng lao
động.
Xét về trình độ chuyên môn lao động: Lao động của công ty chủ yếu là lao
động phổ thông do công việc sử dụng sức lao động nhiều hơn không đòi hỏi quá
cao về trình độ chuyên môn. Lao động có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ còn thấp
năm 2013 là 9 người chiếm tỉ lệ 3,57%; năm 2014 tăng thêm 2 người là chiếm 2,56
% trong tổng số lao động của Công ty. Lao động có trình độ đại học năm 2013 là 55
người chiếm 21,83 %, năm 2014 số lượng tăng lên là 87 người, chiếm 20,23 % tổng

số lao động.Điều này cho thấy Công ty đã, đang chú trọng nâng cao chất lượng
động và kết cấu lao động của Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như thế
là tương đối hợp lý.
Tổ chức sản xuất mang tính thời vụ cao: các kế hoạch kinh doanh, vốn, trang
thiết bị chỉ là những vật bất động. Để biến chúng thành những đồng lợi nhuận phải
nhờ đến sức lao động của con người. Nhân viên luôn là yếu tố quan trọng cho sự
18
18
thành công của công ty. Vì vậy các dự án kinh doanh của công ty bao gồm các kế
hoạch tuyển dụng và thuê các nhà quản lý, nhân viên đòi hỏi phải có chất lượng.
Việc ưu tiên kế hoạch tuyển dụng đến đâu sẽ phụ thuộc vào tính phức tạp của hoạt
động kinh doanh, vai trò của các nhân viên, quy mô của công ty.
Tính đến năm 2014 số CNV là 430 người tăng số lượng lớn so với năm 2013
có tổng số lao động 252người.
Lượng công nhân viên của công ty trong năm 2014 tăng lên một cách nhanh
chóng do công tiến hành mở rộng, hoàn thiện sản xuất ở nhiều chi nhánh, thêm vào
đó là công ty tiến hành xây dựng thêm nhà máy chế biến nông sản lớn tại chi nhánh
Khánh An nên lượng công nhân tăng lên rất nhiều so với năm trước.
Chế độ làm việc của công nhân:
a. Thời gian làm việc
Thời gian làm việc mỗi ngày của cán bộ, nhân viên được Công ty quy định
như sau:
- Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần:
Sáng từ 7h30p 00 đến 11h30p 00
Chiều từ 1h 30 đến 5h30p 00
- Thứ Bảy hàng tuần:
Sáng từ 7h30p 00 đến 11h30p 00.
b. Chế độ nghỉ phép – nghỉ lễ hàng năm
- Nghỉ Lễ:
Tết Dương lịch : 1 ngày

Tết Nguyên Đán : 5 ngày
Giỗ tổ Hùng Vương : 1 ngày
Lễ 30/4 – 1/5 : 2 ngày
Lễ Quốc Khánh : 1 ngày
- Nghỉ phép:
Người lao động làm việc liên tục 12 tháng thì được nghỉ phép hàng năm là
12 ngày. Cứ 5 năm làm việc sẽ được nghỉ thêm 1 ngày.
- Nghỉ việc riêng:
+ Chế độ nghỉ việc riêng vẫn hưởng lương:
1. Người lao động kết hôn : nghỉ 3 ngày
2. Con người lao động kết hôn : nghỉ 1 ngày
3. Tang gia ( tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con) : nghỉ 3 ngày
Thủ tục xin nghỉ: làm đơn xin nghỉ trước khi nghỉ 1 ngày. Trừ trường hợp 3
có thể thông báo trước bằng lời nói.
+ Chế độ nghỉ việc riêng không lương: Áp dụng theo Điều 78 và Điều 79 Bộ
luật Lao động và quy định của Công ty.
19
19
1.5Phương hướng phát triển của công ty Cổ phần Tổng Công ty giống cây
trồng con nuôi Ninh Bình trong tương lai
Từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm trước, dựa vào
tình hình thị trường, nhu cầu thị trường về sản phẩm của mình, Công ty đã đưa ra
phương hướng sản xuất kinh doanh năm 2015 với số liệu cụ thể như sau:
BẢNG 1-3: KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2015.
STT Chỉ tiêu ĐVT KH năm 2015 Ghi chú
1 Diện tích sản xuất lúa Ha 71,9
2 Trong đó: Sản xuất lúa lai 2 dòng Ha 52
3 Sản xuất lượng giống lúa Tấn 450
4 Ngô Tấn 50
5 Lượng giống bán ra Tấn 1.250

6 Liều tinh sản xuất Liều 55.000
7 Liều tinh tiêu thụ Liều 40.000
8 Doanh thu Tr.đ 30.000
9 Thuế các loại Tr.đ 700
10 BHXH, BHYT, BHTN Tr.đ 1.000
11 Thu nhập bình quân Tr.đ 3,5
12 Lãi Tr.đ 500
13 Cổ tức %/năm 2
Nguồn: Số liệu lấy từ báo cáo tổng kết năm 2014
- Cung ứng đầy đủ giống các loại ra thị trường, chủ lực là giống lúa Hoa ưu
109, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63, HYT 108…
- Tiếp tục khảo nghiệm lọc dòng, lai tạo những giống lúa có triển vọng
- Lai tạo các giống ngô, lạc …
- Thực hiện tốt kế hoạch đã được thống nhất
- Tiếp tục hoàn thiện và phát triển trung tâm nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp công nghệ cao AIQ, Tiếp tục nghiên cứu công nghệ sinh học áp dụng vào để
lai tạo giống lúa và một số sản phẩm cây trồng khác.
- Triển khai xây dựng nhà máy chế biến nông sản tỉnh Ninh Bình tại Chi
nhánh Khánh an để đưa vào hoạt động theo đúng kế hoạch cuối năm 2015.
- Tiếp tục xây dựng thương hiệu, hình ảnh của công ty trở thành thương hiệu
có uy tín trong tỉnh cũng như cả nước.
- Củng cố thị trường trong tỉnh và mở rộng thị trường ngoài tỉnh.
- Phấn đấu ổn định, phát triển từng bước nâng cao đời sồng cán bộ công nhân
viên toàn công ty.
20
20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Sau những năm xây dựng và phát triển Công ty Cổ phần Tổng công ty Giống
cây trồng con nuôi Ninh Bình đã tạo dựng được những cơ sở vật chất nhất định, đáp
ứng được nhu cầu mở rộng sản xuất. Bên cạnh đó trình độ tay nghề, sự đoàn kết của

cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng cao đã góp phần tăng năng suất lao
động, đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo nguồn cung cho thụ trường, tạo
uy tín với khách hàng. Qua tìm hiểu tác giả nhận thấy trong năm vừa qua Công ty
đã gặp không ít những thuận lợi cũng như khó khăn:
1. Thuận lợi
- Có sự đoàn kết trong HĐQT, Ban lãnh đạo công ty đến toàn thể CBCNV
quyết tâm vượt qua khó khăn để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch.
- Được sự quan tâm, hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp của các ban ngành như:
Trung tâm khuyến nông quốc gia, UBND tỉnh, Sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn, sở khoa học và công nghệ tỉnh.
- Công nghệ thực hiện sản xuất đơn giản, không phụ thuộc quá nhiều vào
máy móc.
- Mặc dù thời tiết bất lợi nhưng công ty đã cố gắng gieo trồng đúng thời vụ để đạt
được kết quả cao.
- Năm 2014, công ty đã ổn định sản xuất tại trung tâm nghiên cứu sản xuất nông
nghiệp công nghệ cao AIQ trên nền tảng Chi nhánh giống lúa Khánh Nhạc, cử một
đồng chí Phó tổng giám đốc trực tiếp phụ trách sản xuất tại Trung tâm.
- Giống ngô lai AQ 1268 mới của công ty được người dân trong tỉnh đánh
giá là chất lượng, năng suất
- Liều tinh lợn của Công ty cho con giống khỏe, đẹp
-Sản phẩm của Công ty được thị trường chấp nhận, đặc biệt là sản xuất lúa
giống,được người dân tin tưởng nhờ có truyền thống sản xuất từ lâu đời với những
sản phẩm chất lượng và năng suất cao.
- Nhờ sự giúp đỡ của Bộ NN&PTNT tỉnh sự ủng hộ nhiệt tình cảu cán bộ
công nhân viên công ty, của các ngành các cấp trong tỉnh Công ty đã mở rộng được
sản xuất ở nhiều chi nhánh.
2. Khó khăn
- Năm 2014, nền kinh tế trong nước vẫn bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế,
lãi suất vay ngân hàng có giảm nhưng vẫn ở mức cao. Việc huy động vốn còn gặp
khó khăn, ảnh hưởng tới sản xuất. Thời tiết diễn biến bất ổn dẫn đến nhiều dịch

bệnh phát triển trên cây trồng và con nuôi.
21
21
- Trong năm Công ty đã triển khai hơn 5 ha lúa lai là tổ hợp Nhị ưu 838, tổ
hợp Thục hưng 6, HD7, HYT 108 gặp thời tiết bất thuận khi cấy lúa gặp rét đậm
kéo dài làm lúa phát triển chậm. Giai đoạn thụ phấn gặp thời tiết thuận lợi nhưng do
thiếu mạ, cấy thưa dẫn đến năng suất hạt lai chưa được cao, đạt 40-50 kg/sào. Diện
tích còn lại tập trung gieo cấy các giống lúa Hoa Ưu 109, LTH1-34, HT9, HDT8,
A126…Nhìn chung giai đoạn mạ gặp thời tiết rét đậm rét hại kéo dài, mạ gieo dưới
dược gặp úng nước dẫn đến mạ bị chết do đó cấy không đúng cơ cấu như kế hoạch
ban đầu đề ra., chuột phá. Giai đoạn thu hoạch gặp mưa kéo dài, ảnh hưởng chất
lượng hạt giống.
- Vụ mùa gieo mạ gặp mưa nhiều diện tích gieo mạ bị dồn. Tình hình sâu
bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của cơn bão số 5, số 6 mưa nhiều gây úng
diện tích trũng, các loại dịch hại phá lúa như ốc bươu vàng, chuột phá, sản xuất
gặp không ít khó khăn
22
22
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
TỔNG CÔNG TY GIỐNG CÂY TRỒNG
CON NUÔI NINH BÌNH NĂM 2014
23
23
2.1 Đánh giá chung hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tổng
Công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ công tác tổ chức
và toàn bộ công tác tổ chức và quản lí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Các hoạt động này chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế khách

quan, trong quá trình phát triển của nền kinh tế theo cơ chế thị trường dứoi sự quản
lí vĩ mô của Nhà Nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì thế đòi hỏi các
hoạt động sản xuấ kinh doanh phải tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất
hàng hóa như quy luật cung cầu, giá trị, cạnh tranh. Đồng thời, các hoạt động này
còn chịu tác động của các nhân tố bên trong, đó là tình hình sử dụng các yếu tố sản
xuất, tình hình sản xuất tiêu thụ, khuyến mại… và các yếu tố bên ngoài doanh
nghiệp như sự thay đổi về cơ chế, chính sách thuế, tỷ giá ngoại tệ…
Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên nội dung các chỉ tiêu:
• Tổng sản lượng: khối lượng công việc đã thực hiện trong kì báo cáo.
• Sản lượng hàng hóa: khối lượng thành phẩm được sản xuất ra trong kỳ
báo cáo.
• Sản phẩm dở dang: khối lượng công việc chưa hoàn thiện trong kì.
• Sản phẩm thực hiện: khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong kì báo cáo.
• Phân tích quy mô của kết quả sản xuất: So sánh kì thực hiện với kì kế
hoạch =>đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.
• So sánh năm trước với năm nay => đánh giá xu hướng biến động thực tế.
Để đánh giá chính xác và có khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp, cần xây dựng các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu tổng hợp và
chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu này đã phản ánh được sức sản xuất, sức sinh lợi cũng
như sức hao phí của từng yếu tố, từng loại vốn.
Nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất lúa giống, ngô, lạc, đậu giống và
liều tinh lợn cung ứng cho bà con nông dân những loại giống và con nuôi năng suất
đi kèm với chất lượng. Năm 2014 là một năm đầy biến động và sóng gió của nền
kinh tế nói chung và của ngành nông nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên những
thử thách đó không thể đánh ngã được Ban lãnh đạo cũng như toàn thể công nhân
viên công ty Cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình. Họ đã vững
vàng, từng bước khắc phục khó khăn để đi đến những thắng lợi trong việc thực hiện
các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trước khi đi sâu vào phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty tác giả sẽ khái quát qua một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ
thuật chủ yếu thông qua bảng 2-1:

Năm 2014 tổng giá trị sản lượng sản xuất của Công ty đạt là 45.789 triệu
đồng tăng 76,24% so với năm 2013 tương ứng tăng là 19.808 triệu đồng, và đạt
99,78% so với kế hoạch đề ra.
24
24
Về doanh thu:Nền kinh tế thế giới nhiều biến động, thị trường tiêu thụnhiều
bất ổn. Bên cạnh đó, thời tiết trong năm mưa nhiều, đặc biệt trong quý II và quý III
gây đến sâu bệnh nhiều. Đứng trước những khó khăn, thử thách đó công ty đã chủ
động, linh hoạt trong chỉ đạo điều hành để đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh
doanh. Căn cứ vào nhu cầu thị trường để chuẩn bị nguồn hàng, Công ty đã xây
dựng phương án nhận loại giống cây, giống lúa và con nuôi phù hợp với yêu cầu
tiêu thụ, không để tồn kho quá cao. Đồng thời Công ty cũng chỉ đạo sát sao khâu
giám định, bám sát tác nghiệp từng ca, ngày. Do đódoanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ đạt 33.429 triệu đồng tăng 16.884 triệu đồng tương đương tăng 102,05% so
với năm 2013, đạt 98,79% so với kế hoạch trong năm 2014.
Về tình hình lao động và tiền lương: Trong năm 2014 tổng số công nhân
viên bình quân là 430người tăng 178 người so với năm trước và giảm so với kế
hoạch của Công ty là 3 người. Lượng công nhân của công ty tăng lên một cách
nhanh chóng do công ty mở rộng sản xuất, hoàn thiện các chi nhánhcần thêm
nhiều nhân lực để có thể phục vụ cho hoạt động sản xuất đều đặn, liên tục đạt
được các kết quả đề ra. Tổng quỹ lương trong năm là 14.736triệu đồng tăng so với
năm trước là 7.303 triệu đồng. Quỹ lương tăng 98,251 % trong khi lao động tăng
70,63%, tiền lương bình quân của Công ty trong năm tăng và tăng so với năm
2013 là 0,4 triệu đồng.
Năng suất lao động theo giá trị của công ty là 8,87 triệu đồng tăng 3,29 % so
với năm 2013 và tăng 1,42 % so với kế hoạch đề ra. Như vậy năng suất lao động
của Công ty không có sự thay đổi nhiều so với năm gốc cũng như kế hoạch đề ra.
Công ty cần đưa ra những biện pháp để tăng năng suất lao động như tăng tiền
lương, thưởng…
Năm 2014 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty là 2.528 triệu đồng tương

ứng đạt 101.12% kế hoạch đề ra và cao hơn so với năm 2013 là 396 triệu đồng.
Điều này cho thấy công ty đang hoạt động có hiệu quả việc mở rộng hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty là hợp lý.
Cuối cùng về kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh: Sau những nỗ lực
không ngừng của Ban lãnh đạo cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên, trong năm
2014 Công ty đã lập được rất nhiều thành tích đáng mừng. Với giá trị tổng tài sản
bình quân năm 2014 là 99.862 triệuđồng thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ đạt 33.429 triệu đồng, bảo toàn được vốn, sản xuất kinh doanh có lãi.
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2014 là 2.132 triệu đồng tăng
18,57% so với năm 2013. Nộp ngân sách nhà nước đạt 632 triệuđồng cao hơn
118,57 triệu đồng so với năm 2013.
25
25

×