Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TRONG TRƯỜNG THPT CHU VĂN THỊNH, MAI SƠN, SƠN LA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.66 KB, 28 trang )

Lª L ¬ng D ¬ng – K53
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Điều 35 hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 đã ghi “Giáo dục
đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phải triển khai Giáo dục nhằm nâng
cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết TW 4 khoá VII của Đảng lần đầu tiên đã chỉ rõ vai trò quốc
sách hàng đầu của Giáo dục đào tạo, đồng thời cũng chỉ rõ sứ mệnh của giáo
dục đào tạo trong giai đoạn hiện nay là: “Cùng với Khoa học công nghệ,
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nhiệm vụ “Nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Nghị quyết TW 2 khoá VIII đặc biệt nhấn mạnh vai trò và vị trí của giáo
dục đào tạo trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết đã
đưa ra 6 tư tưởng chỉ đạo cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời
kỳ CNH, HĐH đất nước mà hiện nay chúng ta coi đó như phương châm cho
sự phát triển của giáo dục đó là:
“Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.
“Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung giáo dục”.
“Phát triển giáo dục toàn diện vừa “Hồng” vừa “Chuyên” như lời Bác Hồ
đã căn dặn”.
“Từng bước thực hiện công bằng trong giáo dục”.
Nghị quyết TW 6 khoá IX đã đánh giá xác đáng việc thực hiện nghị quyết
TW 2 khoá VIII và chỉ rõ những việc trước mắt cần thực hiện ngay để giáo
dục hoàn thành mục tiêu chiến lược đến năm 2010 đã thông qua báo cáo về
phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm 2006-2010 và
đã chỉ rõ những ưu tiên cho phát triển giáo dục.
1
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
Hơn nữa hiện nay Bộ GD&ĐT đang tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động
“Hai không” với 4 nội dung và gắn liền với các cuộc vận động khác như:


“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Thực hiện chỉ thị
32 về An toàn giao thông,… Vì vậy công tác quản lý giáo dục lại càng có
những nhiệm vụ nặng nề hơn do đó đòi hỏi người quản lý phải có những
phương pháp khoa học, phù hợp và mang tính khả thi nhất, đặc biệt với
những trường còn non trẻ.
Căn cứ vào các nghị quyết của Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ 12; Nghị
quyết Huyện Uỷ Mai Sơn – Sơn La lần thứ 17 và nghị quyết của Chi bộ
trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La nhiệm kỳ 2005-2007.
Là một người quản lý trong trường THPT ở một tỉnh phía bắc của tổ
quốc, tôi nhận thấy cá nhân mình phải thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của
một người quản lý để đưa nhà trường phát triển đi lên theo đúng tinh thần chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời phải năng động, sáng tạo trong việc
nghiên cứu, tìm tòi ra các phương pháp quản lý sao cho phù hợp với thực tế
của địa phương để giúp nhà trường phát triển vững chắc.
Xuất phát từ những lý do khách quan và chủ quan nói trên, tôi mạnh dạn
lựa chọn đề tài “Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT Chu Văn
Thịnh – Mai Sơn – Sơn La”.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề xuất và lý giải về các giải pháp nhằm quản lý tốt quá trình dạy học
trong trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Qua đề tài xác định cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong
trường THPT.
3.2. Đánh giá thực trạng của việc quản lý quá trình dạy học trong trường
THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.
2
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt quá trình dạy học trong trường
THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.
4. Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài tập trung nghiên cứu về quản lý quá trình dạy học trong trường
THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Nghiên cứu các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của Đảng từ trung ương
đến địa phương; Các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục và đào tạo
như Điều lệ trường trung học, chỉ thị năm học,…; Các văn bản,
hướng dẫn của Sở Giáo dục và đào tạo Sơn La về các vấn đề liên
quan đến quá trình dạy học.
- Nghiên cứu giáo trình, các tài liệu sư phạm lên quan đến quá trình
dạy học trong trường THPT.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Tổng hợp các kinh nghiệm thực tiễn quản lý quá trình dạy học của các cá
nhân và đơn vị điển hình; Trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong
khoá học Quản lý giáo dục khoá 53 - Học viện quản lý giáo dục.
5.3. Nhóm phương pháp hỗ trợ.
- Xử lý các số liệu, thống kê, lập các bảng biểu.
3
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở khoa học của việc quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.
1.1.1. Khái niệm quá trình dạy học.
“Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên
và học sinh trong đó dưới tác động chủ đạo (tổ chức, điều khiển) của giáo
viên, học sinh tự giác, tích cực tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động học nhằm
thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học đã đề ra”.
Bản chất của quá trình dạy học là một thể thống nhất toàn vẹn bao gồm
hai thành tố cơ bản quyết định, luôn tương tác với nhau đó là dạy và học.
Dạy và học xen kẽ và thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, sinh thành ra

nhau.
1.1.2. Cấu trúc của quá trình dạy học.
Theo tiếp cận hệ thống quá trình dạy học được cấu thành theo một hệ
thống đa thành tố mang dấu hiệu đặc trưng của quá trình sư phạm và có tính
xã hội. Cấu trúc đó bao gồm các thành tố:
- Mục đích dạy học.
- Nội dung dạy học.
- Phương pháp dạy học.
- Giáo viên.
- Học sinh.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học.
- Kết quả dạy học.
Cấu trúc quá trình dạy học có thể được thể hiện qua sơ đồ sau:
4
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
Sơ đồ cấu trúc quá trình dạy học
Hợp tác
Giúp đỡ
Cấu trúc của hệ thống quản lý quá trình dạy học (QLQTDH)
5
QUÁ TRÌNH
DẠY
HOẠT ĐỘNG DẠY
Tổ chức
Điều khiển
KẾT QUẢ HỌC TẬP
HOẠT ĐỘNG HỌC
Tự tổ chức
Tự điều khiển
Phương pháp học

Mối lên hệ ngoài thị trường –
Giáo dục – Đời sống xã hội
Đánh
giá sản
phẩm
dạy học
Kết
quả,
hiệu
quả
Mục
tiêu dạy
học
Kế
hoạch
dạy học
TỔ CHỨC QLQTDH
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Phương
pháp dạy
Hình thức dạy học
Bài học
Nội
dung
dạy
học
Điều
kiện
dạy
học

Kiểm
tra
K1
K2

Kn
Phương pháp học
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
1.1.3. Đặc điểm của quản lý quá trình dạy học.
- Mang tính chất quản lý hành chính sư phạm.
+/. Tính hành chính: Quản lý theo pháp luật và những nội qui, qui chế,
qui định có tính chất bắt buộc trong hoạt động dạy học.
+/. Tính sư phạm: Chịu sự qui định của các qui luật của quá trình dạy học,
giáo dục diễn ra trong môi trường sư phạm lấy hoạt động và quan hệ
Dạy - Học của thầy và trò làm đối tượng quản lý.
- Mang tính đặc trưng của khoa học quản lý.
+/. Nó vận dụng một cách có hiệu quả các chức năng của chu trình quản
lý trong việc điều khiển quá trình dạy học đó là:
+/. Có khả năng sử dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lý
trong quản lý quá trình dạy học.
- Có tính xã hội hoá cao.
+/. Chịu sự chi phối trực tiếp của các điều kiện kinh tế xã hội.
+/. Có mối quan hệ tương tác thường xuyên với đời sống xã hội.
- Hiệu quả quản lý quá trình dạy học được tích hợp trong quá trình đào tạo.
Kết quả đó được thể hiện qua các chỉ số:
+/. Số lượng học sinh đạt được mục đích học tập.
+/. Chất lượng dạy học.
+/. Hiệu quả dạy học (Hiệu quả trong và hiệu quả ngoài).
1.2. Cơ sở thực tiễn của quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.
Quản lý quá trình dạy học trong trường THPT cần phải dựa trên cơ sở

thực tiễn. Một mặt để khai thác những nhân tố tích cực, tiến bộ của nó nhằm
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục. Mặt khác điều chỉnh hoặc
6
Lập kế
hoạch
Tổ
chức
Chỉ
đạo
Kiểm
tra
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
loại bỏ các yếu tố tiêu cực có ảnh hưởng tới chất lượng của quá trình dạy
học. Những cơ sở thực tiễn nổi bật cần quan tâm đó là:
- Thực trạng thực hiện kế hoạch dạy học ở trường THPT: Các trường
THPT đã có nhiều cố gắng thực hiện kế hoạch dạy học với phân phối
chương trình qui định nhưng thực tiễn vẫn còn lúng túng chưa đảm bảo
thực hiện đủ như phân phối chương trình yêu cầu. Việc tổ chức dạy học
phân hoá bằng kết hợp phân ban với dạy tự chọn còn nhiều bỡ ngỡ, việc
chỉ đạo dạy học tự chọn có nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả. Đặc biệt
các bộ môn khoa học tự nhiên chưa đảm bảo thực hiện đủ các bài thí
nghiệm thực hành qui định trong chương trình.
- Thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT: Tính đến năm học 2006-2007 đội
ngũ giáo viên chưa đạt chuẩn ở môn Tin còn cao ( 27% Giáo viên Tin
chưa đạt chuẩn); Tỷ lệ giáo viên/lớp so với định mức thiếu về số lượng
(1,87); Cơ cấu giáo viên không đồng bộ, môn thì thừa giáo viên, môn thì
lại thiếu giáo viên và phân bổ ở các địa phương không đều; Công tác bồi
dưỡng giáo viên còn nhiều bất cập, tỷ lệ giáo viên THPT tham gia bồi
dưỡng dạy lớp 10 đạt 100% nhưng hiệu quả còn hạn chế, nội dung tập
huấn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của giáo viên, ở những vùng khó khăn

khó đảm bảo yêu cầu giảng dạy.
- Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học: Chỉ đạo đổi mới phương pháp
dạy học theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, tăng cường năng
lực tự học của học sinh được các trường THPT quan tâm nhưng tỷ lệ giáo
viên chủ động vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học trong thực
hiện đổi mới phương pháp dạy học còn thấp. Vai trò quản lý còn hạn chế,
đặc biệt chỉ đạo đổi mới phương pháp chưa đồng bộ với đổi mới hình
thức dạy học và kiểm tra đánh giá.
7
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
- Thực trạng về cơ sở vật chất - thiết bị dạy học: Mặc dù có sự quan tâm
nhưng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ở các trường THPT vẫn chưa đáp
ứng được yêu cầu. Thiết bị dạy học về quá chậm, các phòng máy vi tính,
phòng thí nghiệm, thực hành, thư viên trường học,… còn thiếu nên đã ảnh
hưởng rất lớn tới chất lượng dạy học.
1.3. Cơ sở pháp lí về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.
- Luật giáo dục 2005.
- Điều lệ trường trung học ban hành theo quyết định số 23/2000/QĐ-
BGD&ĐT, ngày 11/7/2000.
- Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo quyết định số
16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
- Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2007-2008 của Bộ Giáo dục và
Đào tạo.
- Phân phối chương trình kế hoạch giáo dục của Bộ GD&ĐT.
- Sách giáo khoa và hướng dẫn giảng dạy của môn học.
- Hướng dẫn đánh giá và xếp loại giờ dạy ở bậc trung học số 10227/THPT
ngày 14/9/2001.
2. Thực trạng về quản lý quá trình dạy học trong trường THPT.
2.1. Đặc điểm.
Trường THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La nằm trên địa bàn xã

Chiềng Ban của huyện Mai Sơn, cách trung tâm thị trấn Hát Lót 26Km và
cách trung tâm thị xã Sơn La 18Km.
Nhà trường được thành lập năm 2000 đến nay đã được 07 năm nhưng vẫn
còn nhiều khó khăn. Nhà trường được thành lập để phụ vụ nhu cầu học tập
của con em 12 xã vùng trong của huyện Mai Sơn. Đây là vùng kinh tế rất
khó khăn, đại đa số người dân nơi đây sống bằng nghề nông nghiệp, trình độ
dân trí thấp.
8
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
Học sinh của nhà trường đại đa số là người dân tộc (dân tộc Thái 90,03%,
dân tộc H’Mông 5,1%, dân tộc Kinh chỉ chiếm 4,5%, còn lại là các dân tộc
khác). Khoảng 1/3 số học sinh của nhà trường có nhà ở cách xa trường nên
phải ở nội trú tại trường (Phòng ở của các em được dựng tạm với các vật liệu
tranh tre, nứa, lá do sự đóng góp của nhân dân trong địa bàn). Việc quản lý,
hướng dẫn các em ăn, nghỉ, vệ sinh,… đều do giáo viên của nhà trường đảm
nhận nhưng nhà trường và các giáo viên này không hề được hưởng một chế
độ nào cả mà chỉ thực hiện công việc với lòng thương yêu học sinh và chia
sẻ, thông cảm với các em.
Đội ngũ giáo viên của nhà trường rất trẻ, đều là các giáo viên mới ra
trường được phân công về công tác. Đội ngũ Ban giám hiệu cũng rất trẻ, có
người chưa từng qua công tác quản lý trong trường học.
Nhà trường lại được xây dựng trên một vùng đất có rất ít dân sinh
sống mà đa số giáo viên nhà ở xa và ở miền xuôi lên công tác vì vậy giáo
viên phải ở tạm trong các căn phòng tranh tre được dựng tạm lên bằng sự
đóng góp của nhân dân. Điều kiện sinh hoạt cá nhân của giáo viên và học
sinh hết sức khó khăn (đặc biệt là vấn đề nước sinh hoạt rất thiếu thốn - phải
đi hơn một cây số mới lấy được nước).
Năm đầu thành lập, nhà trường có 05 lớp với 250 học sinh nhưng cho
tới nay, nhà trường đã có 29 lớp với 1450 học sinh. Quá trình phát triển của
nhà trường vẫn thường được ví là phát triển như Phù Đổng. Quá trình phát

triển về số lượng lớp thì nhanh nhưng nhà trường lại không được đầu tư kịp
thời về cơ sở vật chất. Nhà trường luôn thiếu phòng học và phải học hai ca
Sáng - Chiều. Hàng năm, nhà trường đều phải vận động các xã đóng góp
nguyên vật liệu để dựng thêm phòng học tạm và phòng ở nội trú cho học
sinh. Do các phòng học tạm làm bằng tranh tre, trát đất nên ảnh hưởng rất
9
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
nhiều đến việc dạy và học. Hiện nay, nhà trường có 21 phòng học thì chỉ có
09 phòng học là phòng kiên cố còn lại 12 phòng học là phòng học tạm.
2.2. Một số kết quả đạt được về quản lý quá trình dạy học trong trường
THPT Chu Văn Thịnh – Mai Sơn – Sơn La.
2.2.1. Ba năm đầu khi nhà trường mới thành lập (từ năm học 2000-2001
đến 2002-2003).
Với mục tiêu giữ trường, giữ lớp nhà trường tập trung vào việc vận động
học sinh đi học và huy động các nguồn lực trong dân để tiến hành dựng
phòng học tạm và phòng ở nội trú cho học sinh bằng tranh tre trát đất.
Giáo viên ban ngày lên lớp còn buổi tối làm bảo vệ cho học sinh nội trú
(Vì địa bàn phức tạp, thanh niên hay vào gây rối trong khu nội trú mà trường
thì cách xa trung tâm huyện) vì vậy công tác chuyên môn của nhà trường
chưa được quan tâm đúng mức.
Việc đánh giá học sinh mang nặng tính động viên khích lệ.
Việc thực hiện nền nếp chuyên môn phần lớn dựa vào sự nhiệt huyết của
đội ngũ giáo viên trẻ và tính tự giác của mọi người. Quy chế chuyên môn
chưa được xiết chặt.
Việc quản lý, điều hành quá trình dạy học phần lớn được thực hiện thông
qua các cuộc họp.
Công tác giáo dục học sinh chú trọng vào việc giáo dục đạo đức và phát
triển nhà trường thông qua các phong trào bề nổi như Văn nghệ, thể dục thể
thao.
Qua ba năm thành lập thì nhà trường đã thực hiện được mục tiêu ban đầu

là làm cho quy mô nhà trường phát triển một cách vượt bậc. Từ 5 lớp với 250
học sinh năm thứ nhất thành 21 lớp với 1050 học sinh ở năm thứ ba. Nhà
trường được toàn Tỉnh biết đến thông qua thành tích phát triển trường lớp về
số lượng và thành tích Thể thao.
10
Lª L ¬ng D ¬ng – K53
2.2.2. Giai đoạn phát triển tiếp theo cho đến nay.
Nhà trường đặt ra mục tiêu phát triển tiếp theo là vừa làm tốt công tác xã
hội hoá (vận động đóng góp để tiếp tục làm phòng học tạm và nhà ở nội trú
cho học sinh), vừa dần đưa nền nếp dạy và học vào khuôn khổ.
Các tiêu trí thi đua, đánh giá giáo viên được xây dựng và chỉnh sửa, bổ
sung qua từng năm học.
Các buổi ngoại khoá chuyên môn thường xuyên được tổ chức.
Hội thi giáo viên giỏi cấp trường thu hút được đông đảo giáo viên tham
gia. Công tác ôn luyện học sinh tham gia thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thi
Ôlimpic cấp tỉnh cũng được chú trọng. Nhà trường đã có học sinh đạt giải
trong các kỳ thi Ôlimpic cấp tỉnh ở các bộ môn Sinh, Địa, Sử; Có học sinh
đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh vòng 1 ở bộ môn Văn.
Việc kiểm tra thực hiện nội dung chương trình được xiết chặt thông qua
việc kiểm tra hồ sơ giáo viên, kiểm tra sổ đầu bài, lấy ý kiến học sinh,…
Trong vấn đề tổ chức thực hiện dạy học phân hoá bằng kết hợp phân ban
với dạy tự chọn: Bước đầu tổ chức thực hiện nhà trường có rất nhiều bỡ ngỡ
và lúng túng. Nhưng với tinh thần trách nhiệm cao, nhà trường đã thành lập
một ban chỉ đạo thực hiện gồm:
- Hiệu trưởng - làm trưởng ban.
- Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn - làm phó ban.
- Thư ký hội đồng – làm thư ký.
- Các tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn và Đoàn thanh niên – làm
uỷ viên.
Nhiệm vụ của ban chỉ đạo là tìm hiểu, nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn

chỉ đạo về việc tổ chức dạy học phân hoá; Căn cứ vào tình hình thực tế của
đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất và đối tượng học sinh để lập kế hoạch dạy
học phân hoá theo hình thức kết hợp phân ban với dạy tự chọn; Trình duyệt
11

×