Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Nghiên cứu khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 167 trang )


1
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
………………………………………………………………………………………………………….…………….…….
CHƯƠNG 1
: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH VÀ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM………………………
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh.………
1.1.1. Đònh nghóa về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, khả năng cạnh tranh…
1.1.2. Các lý thuyết cạnh tranh…….….…………………………….……………………………………………
1.1.3. Các chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh – Phương pháp đánh giá
khả năng cạnh tranh…………………………………………………………………………………………………………
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh………………………….………..
1.2. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gốm mỹ
nghệ Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………………….……….……
1.2.1. Gốm mỹ nghệ …….…………………….………………………………………………………………………..…
1.2.2. Vai trò của gốm mỹ nghệ và xuất khẩu gốm mỹ nghệ………………………….
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ
Việt Nam………………………………………………………………………………………………………………………………
1.3. Kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng gốm mỹ
nghệ tại một số quốc gia trong khu vực…………………………………………………………………………….
1.3.1. Kinh nghiệm của TRUNG QUỐC………………………..…………………………………….…
1.3.2. Kinh nghiệm của MALAYSIA ……………….………………………………………………….….
1.3.3. Kinh nghiệm của THAILAND………………………………….…………………………………….
1.3.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ……………………………………
Kết luận chương 1……………….……………….………………………………………………….………………………………….
CHƯƠNG 2
: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VÀ NHỮNG NHÂN


TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ
NGHỆ VIỆT NAM……………………………………………………………………………………………

2.1. Phân tích tổng quan tình hình sản xuất – xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt
Nam …………….……………….………………………………………………….…………………………………………………………………
2.1.1.Sơ lược lòch sử phát triển ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam……….……………
2.1.2.Tình hình sản xuất gốm mỹ nghệ hiện nay ………………………….………..…………
2.1.3. Tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam……………………………………….…
2.2. Đánh giá khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam ……….…………….…
Trang

4
7
8
10


17
17
17
20

26
30

37
37
39

40


49
50
51
54
54



56

56
56
62

2
2.2.1. Đánh giá khả năng cạnh tranh qua so sánh đơn giá bán sản phẩm….
2.2.2. Đònh vò khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam qua
phân tích đánh giá của thò trường nhập khẩu …………….…………………………………………
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ
Việt Nam………………………………………………………………………………………………………………………………….….…..
2.3.1. Các nhân tố bên ngoài ……………………………………………………………………………………...
2.3.2. Các nhân tố bên trong …………………………………………………………………………………….…
2.3.3. Hàm hồi quy biểu thò khả năng cạnh tranh …………………….……………………..…
Kết luận chương 2 …………………………………………………………………………………………………………………….…
CHƯƠNG 3
: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH NHẰM
ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM.……….
3.1. Mục tiêu, quan điểm và căn cứ đề xuất các giải pháp gia tăng khả năng
cạnh tranh nhằm mở rộng thò trường xuất khẩu cho ngành gốm mỹ nghệ

Việt Nam ……………………………………………………………………………………………………………………………………….…
3.1.1. Mục tiêu đề xuất giải pháp………………….……………………………………………………………
3.1.2. Quan điểm đề xuất giải pháp……………………………………………………………………………
3.1.3. Các căn cứ đề xuất giải pháp……………………………………………………….……………….…
3.2. Những giải pháp gia tăng khả năng cạnh tranh nhằm đẩy mạnh xuất
khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam …………………………………………………………………………………………………
3.2.1. Nhóm giải pháp về đầu tư đổi mới công nghệ ……………………………….………
3.2.2. Nhóm giải pháp về cải tiến mẫu mã sản phẩm, cải tiến phương
thức đóng gói……………………………………………………………………………..................................
3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường liên kết ……………………………………………………………
3.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ………………………….
3.2.5. Nhóm giải pháp về đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và
quảng bá thương hiệu gốm Việt .……….…..…………………………………………………………………
3.3. Các kiến nghò với Chính phủ…….…………….……………………………….……….……………………………
3.3.1. Quy hoạch lại ngành gốm mỹ nghệ để phát triển bền vững…………….…
3.3.2. Chính sách hỗ trợ tài chính ………………………………………………………………………………
3.3.3. Đẩy mạnh hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của Nhà nước …………
3.3.4. Hoàn thiện hơn công tác bảo hộ sở hữu kiểu dáng công nghiệp……….
3.3.5. Xây dựng chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài
theo chiến lược liên kết liên doanh với nhà nhập khẩu…………………………………….
Kết luận chương 3……………………………………………………………………….………………………………………………

67
75
75

79

95
95

95
123
132


134


134
134
134
135

136
136

140
142
151

155
159
159
162
163
163


3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Bảng phân loại gốm sứ theo nguyên liệu và nhiệt độ nung……………………..
Bảng 1.2: Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm gốm gia dụng, gốm mỹ nghệ của
thò trường Châu Âu……………………………………………………………………………………………………………………….
Bảng 1.3: Tổng kim ngạch nhập khẩu các loại hàng gốm (HS 69)vào Nhật Bản…
Bảng 2.1: Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam từ 1998 đến 2004……….
Bảng 2.2: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam ……….…
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ vào các nước Liên minh
Châu Âu giai đoạn 2000-2004 ……………………………………………………………………….………………………..
Bảng 2.4: Bảng so sánh giá bán các sản phẩm tương tự giữa Việt Nam-
Trung Quốc……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bảng 2.5: Bảng so sánh giá FOB của Việt Nam và Thái lan……………………………………...
Bảng 2.6: Bảng so sánh giá bán FOB những sản phẩm tương tự của Việt Nam
và Malaysia……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Bảng 2.7: Thò trường nhập khẩu gốm mỹ nghệ ………………………………………………………………..
Bảng 2.8: Doanh số nhập khẩu trung bình một năm của công ty nhập khẩu……….…
Bảng 2.9: Mục đích nhập khẩu gốm mỹ nghệ từ nước ngoài……………………………………….
Bảng 2.10: Những nhân tố chủ yếu tác động đến quyết đònh mua hàng của nhà
nhập khẩu gốm mỹ nghệ ……………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.11: Các quốc gia xuất khẩu hàng gốm mỹ nghệ và thò phần ……………………….
Bảng 2.12: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về chất lượng sản phẩm đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh …………
Bảng 2.13: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về giá đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh ………………………………………………
Bảng 2.14: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
38

42
45

68
69

73

76
78

78
80
80
81

82
83

85

86


4
nghệ về sự đa dạng mẫu mã đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh.…………….
Bảng 2.15: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về tốc độ đổi mới mẫu mã đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh …….
Bảng 2.16: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về sự phù hợp kiểu dáng với thò trường nhập khẩu…………………………………………….…
Bảng 2.17: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ
nghệ về chất lượng bao bì đối với Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh …………………
Bảng 2.18: So sánh và kiểm đònh mức độ hài lòng của nhà nhập khẩu gốm mỹ

nghệ về khả năng hoàn thành một đơn hàng lớn trong điều kiện giới hạn về thời
gian của gốm mỹ nghệ Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh ………………………………………
Bảng 2.19: So sánh và kiểm đònh sự khác biệt trong mức độ hài lòng của nhà
nhập khẩu gốm mỹ nghệ về cam kết giao hàng gốm mỹ nghệ Việt Nam và các
đối thủ cạnh tranh ……………………………………………………………………………………………………………………….…
Bảng 2.20: Thời gian sử dụng máy móc thiết bò …………………………………………………………….…
Bảng 2.21: Trình độ công nghệ…………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.22: Chi phí sản xuất của đơn vò sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ……….….
Bảng 2.23: Bảng tổng hợp mức biến động của các yếu tố sản xuất chính………………
Bảng 2.24: Bảng tổng hợp sự biến động giá nhiên liệu dùng để nung gốm
mỹ nghệ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Bảng 2.25: Tình hình sử dụng lao động trong ngành gốm mỹ nghệ ……………………….…
Bảng 2.26: Tuổi trung bình của công nhân trong từng khâu sản xuất…………………….…
Bảng 2.27: Bảng tổng hợp sự biến động của đơn giá tiền lương ………………………………..
Bảng 2.28: Bảng giá cước vận chuyển container trong nước …………………………………….…
Bảng 2.29: Bảng giá cước vận tải biển loại container 40’ đi Châu Âu………………….…
Bảng 2.30: Bảng tổng hợp chi phí giá thành trên mỗi đơn vò sản phẩm gốm…….…
Bảng 2.31: Bảng so sánh giá bán FOB và CFR giữa sản phẩm Việt Nam và
Trung Quốc……………………………………………………………………………………………………………………………………….
87

88

89

90


91



92
99
99
101
102

107
108
109
110
111
111
112

113

5
Bảng 2.32: Bảng so sánh giá bán FOB giữa sản phẩm Bát Tràng và Thái Lan…..
Bảng 2.33: Bảng so sánh một số yếu tố sản xuất chính giữa Việt Nam – Trung
Quốc – Tháilan – Malaysia ………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.34: Các phương thức tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp sản xuất –
kinh doanh gốm mỹ nghệ ……………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.35: Mô hình lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Bảng 2.36: Kết quả hồi quy đối với mô hình lý thuyết bằng phương pháp Enter…
Bảng 2.37: Chỉ tiêu tổng hợp của mô hình hồi quy (b)……………………………………………………
Bảng 2.38: Bảng phân tích kết quả hồi quy ( a)……………………………………………………….……….
Bảng 2.39: Giá trò trung bình của các biến đònh lượng trong hàm hồi quy………………
Bảng 2.40: Cơ cấu các doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu……………………….……………

Bảng 2.41: Công nghệ sản xuất ………………………………………………………………………………….……………
Bảng 3.1: Những điều nhà nhập khẩu kỳ vọng từ đó khuyến khích nhà nhập
khẩu tiếp tục nhập khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong tương lai………………………………
Bảng 3.2: Những nguồn thông tin quảng bá giúp khách hàng biết đến và quyết
đònh mua gốm mỹ nghệ của Việt Nam …………………………………………………………………………………
114

115

120

124
125
126
126
130
130
131

136

155












6
LỜI MỞ ĐẦU
1 – Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Gốm mỹ nghệ Việt Nam là một mặt hàng đặc biệt phản ánh văn hóa truyền
thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Gốm mỹ nghệ Việt Nam đã được thò trường
nước ngoài ưa chuộng, điều đó phản ánh qua kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng
cao từ 22,4 triệu USD kim ngạch xuất khẩu năm 1995 đã tăng liên tục và đạt mức
147,5 triệu USD vào năm 2004. Thò trường xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ cũng
không ngừng được mở rộng từ chỗ chỉ xuất khẩu theo Nghò đònh thư vào các thò
trường Xã hội Chủ nghóa trong thời kỳ bao cấp, ngày nay gốm mỹ nghệ Việt Nam
đã xuất hiện tại hầu hết các thò trường lớn có yêu cầu cao, như: Hoa Kỳ, Châu Âu,
Nhật Bản, các nước Trung Đông và Bắc Mỹ..vv. Nhờ sự phát triển tích cực này đã
thu hút đầu tư mở rộng sản xuất một cách mạnh mẽ tại các vùng sản xuất lớn như tại
Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vónh Long..vv, và đã tạo ra nhiều công ăn việc
làm cho người lao động. Đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ còn có ý nghóa quan
trọng là quảng bá văn hoá truyền thống của Việt Nam trên trường quốc tế và là cầu
nối giao lưu văn hoá với các dân tộc khác trên thế giới, giúp Việt Nam nhanh chóng
hội nhập với các nền kinh tế trong khu vực và thế giới.
Tuy nhiên, ngành gốm Việt Nam hiện đang phải cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại được sản xuất bởi các đối thủ cạnh tranh lớn, như: Trung Quốc, là nước có
kỹ thuật sản xuất cao và thương hiệu đã được khẳng đònh, Thái lan, Malaysia,
Indonesia …vv , là những quốc gia cũng có ngành sản xuất gốm phát triển, đã thâm
nhập và thiết lập được mối quan hệ thương mại rộng tại các thò trường lớn như Châu
Âu, Hoa Kỳ trước chúng ta khá lâu. Vì vậy, sự phát triển của ngành gốm mỹ nghệ
Việt Nam tuy phát triển mạnh nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của đất
nước và sự phát triển hiện nay cũng chưa bền vững do những yếu tố bất cập trong
nội bộ ngành, hơn nữa chúng ta cũng chưa tạo ra được một dòng gốm mang đậm nét

văn hoá Việt Nam để có thể khẳng đònh một thế đứng vững chắc trên thò trường. Là

7
một người có thời gian lâu dài gắn bó với lónh vực sản xuất, kinh doanh xuất khẩu
gốm mỹ nghệ, tác giả nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trên
thò trường xuất khẩu. Do đó, với hoài bão ứng dụng những kiến thức đã tiếp thu từ
nhà trường và những kinh nghiệm, hiểu biết quý giá đúc kết từ thực tiễn công tác
liên tục hơn 20 năm điều hành sản xuất, kinh doanh xuất khẩu gốm mỹ nghệ, để xây
dựng và đề xuất những giải pháp cấp thiết góp phần làm gia tăng khả năng cạnh
tranh cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, tác giả đã chọn đề tài: “Nghiên cứu khả
năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam nhằm đẩy mạnh xuất khẩu” làm
đề tài nghiên cứu cho luận án tiến só của mình.
2 – Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Đối tượng nghiên cứu :
Trên thực tế căn cứ theo công năng và những đặc tính lý hoá, có nhiều loại
sản phẩm gốm và sứ khác nhau, nhưng nhận thấy gốm mỹ nghệ là ngành hàng có
tiềm năng, lợi ích xuất khẩu cao của Việt Nam nên luận án chỉ nghiên cứu về gốm
mỹ nghệ. Trên 3 cấp độ cạnh tranh là khả năng cạnh tranh quốc gia, khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp, khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Luận án nghiên cứu ở
cấp độ khả năng cạnh tranh của sản phẩm gốm mỹ nghệViệt Nam.
Phạm vi nghiên cứu :
- Về không gian: Luận án không nghiên cứu tản mạn tại những đòa phương,
những làng nghề sản xuất gốm nhỏ lẻ rải rác nhiều nơi, mà chỉ tập trung nghiên cứu
thực đòa tại những vùng sản xuất chủ lực của Việt Nam, như: Bát Tràng, Bình
Dương, Đồng Nai, Vónh Long, vì ngành sản xuất gốm mỹ nghệ tại những đòa phương
này đã đóng góp tới hơn 95% kim ngạch xuất khẩu gốm của cả nước.
Song song với việc nghiên cứu sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ trong nước,
để có thể đònh vò được khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, luận

án còn nghiên cứu và so sánh với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu tại nước ngoài,

8
như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, chứ không so sánh với tất cả các quốc gia
khác trên thế giới cũng có ngành sản xuất gốm mỹ nghệ phát triển.
- Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động sản xuất – kinh doanh
xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam trong vòng 5 năm gần đây, kể từ năm 1999 đến
hết năm 2004.
3 – Mục đích nghiên cứu

Xuất phát từ đối tượng và phạm vi đề tài, mục đích nghiên cứu của luận án bao
gồm :
* Hệ thống lại những học thuyết về cạnh tranh nhằm xác đònh sự cần thiết phải
nâng cao khả năng cạnh tranh cho gốm mỹ nghệ Việt Nam.
* Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ
nghệ của một số quốc gia, như : Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia nhằm rút ra những
bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam.
* Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ Việt Nam để khẳng
đònh sự cấp thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ.
* Phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh và tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ.
* Đề xuất các giải pháp phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh cho gốm mỹ nghệ Việt Nam.
4 – Phương pháp nghiên cứu của luận án

Trên cơ sở nghiên cứu các số liệu thứ cấp từ các tài liệu, như: niên
giám thống kê, số liệu thống kê từ Bộ Thương mại, từ các đòa phương, thông tin trên
internet, và các số liệu thông tin sơ cấp…vv. Tác giả đã vận dụng hệ thống các
phương pháp phân tích đònh tính kết hợp với đònh lượng và các phương pháp duy vật
biện chứng, logic hình thức, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; phương pháp

khảo sát điều tra thực đòa, phương pháp chuyên gia để thu thập thông tin và phân
tích các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt
Nam.

9
Vì số liệu thứ cấp liên quan đến ngành gốm mỹ nghệ rất hạn chế, do đó để
thu thập thêm thông tin thực hiện nghiên cứu của mình, đích thân tác giả đã thực
hiện 3 cuộc khảo sát thực đòa một cách công phu ở trong và ngoài nước như sau:
1- Khảo sát tại Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia: Nhằm mục đích so sánh
khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ Việt Nam với các đối thủ chủ yếu và nghiên
cứu các kinh nghiệm của họ, tác giả đã thực hiện điều tra khảo sát tại các công ty, xí
nghiệp sản xuất kinh doanh gốm mỹ nghệ ở 3 quốc gia (phụ lục số 2), trong đó khảo
sát 12 đơn vò các tỉnh Quảng Châu, Phật Sơn, Triều Châu, Thẩm Quyến của Trung
Quốc; khảo sát 6 đơn vò tại các tỉnh Chonbury, Chan Lopburi, Lampang, Bangkok
của Thái Lan và 4 đơn vò tại tỉnh Ipoh – miền Bắc Malaysia.
2- Khảo sát tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm mỹ nghệ trong nước:
Nhằm thu thập những số liệu, thông tin để có thể đánh giá khả năng cạnh tranh của
ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam hiện nay, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học
bằng bảng câu hỏi đối với 115 cơ sở sản xuất gốm mỹ nghệ trong nước (phụ lục số 3
và 4) tại các vùng sản xuất chủ lực là Bát Tràng, Bình Dương, Đồng Nai, Vónh
Long.
3- Khảo sát tại các thò trường xuất khẩu: Để đònh vò khả năng cạnh tranh của
gốm mỹ nghệ Việt Nam so với các đối thủ ngay tại thò trường xuất khẩu, tác giả đã
tiến hành trực tiếp thu thập đánh giá của hơn 112 nhà nhập khẩu trong các đợt tham
gia Hội chợ Thương mại tại Chicago, Frankfurt, Cologn, HongKong, Melbourn,
Birmingham, Tokyo, Osaka… và trong các cuộc đàm đàm phán trực tiếp với khách
hàng tại trong và ngoài nước. (phụ lục số 5 và 6)
5 – Những đóng góp khoa học mới của luận án

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến

vấn đề phát triển xuất khẩu gốm mỹ nghệ như sau :
1 - Công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ : “Những giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam” do PGS. TS. Đòan Thò Hồng Vân làm chủ

10
nhiệm. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu phân tích thực trạng sản xuất - xuất khẩu
gốm mỹ nghệ Việt Nam và xác đònh những nguyên nhân cơ bản kìm hãm tiềm năng
xuất khẩu của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam từ đó đề ra những giải pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu trong thời gian sắp tới.
2 – Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh : “Nghiên cứu xây dựng chiến lược,
đề xuất giải pháp thực hiện chương trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh Vónh
Long đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020” do GS. TS. Võ Thanh Thu làm
chủ nhiệm đề tài, trong đó đã nghiên cứu và xây dựng các chiến lược nâng cao khả
năng cạnh tranh cho sản phẩm gốm mỹ nghệ của tỉnh Vónh Long trong một loạt
chiến lược tổng thể nâng cao khả năng cạnh tranh các lực lượng kinh tế của tỉnh
Vónh Long đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
3 – Đề án Phát triển ngành gốm mỹ nghệ xuất khẩu Vónh Long từ năm
2004 đến năm 2010 do Sở Công nghiệp tỉnh Vónh Long nghiên cứu. Nội dung chủ
yếu nghiên cứu những đặc điểm cụ thể về ngành gốm mỹ nghệ Vónh Long, phân
tích các điểm yếu, điểm mạnh, thách thức để đề xuất những biện pháp phát triển
ngành gốm mỹ nghệ của riêng Tỉnh Vónh Long.
4 - Báo cáo Quy hoạch phát triển ngành gốm mỹ nghệ tỉnh Đồng nai giai
đoạn 2001 – 2010 do Sở Công nghiệp tỉnh Đồng Nai soạn thảo. Báo cáo tập trung
phân tích sâu về những khó khăn và sự cạnh tranh ngành sẽ gặp phải trong tương lai
từ môi trường kinh doanh trong nước. Từ đó, xây dựng đònh hướng quy hoạch phát
triển chung cho ngành gốm đòa phương trong giai đoạn từ 2001-2010.
5 – Rất nhiều bài báo, tham luận được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành
hoặc trên các tờ báo của Trung ương lẫn đòa phương liên quan phản ánh tình hình
sản xuất – xuất khẩu của ngành gốm của các đòa phương trên cả nước cũng như một
số khuynh hướng tiêu dùng mới, công nghệ mới ..vv ..

Các công trình nghiên cứu nêu trên đã nghiên cứu một số vấn đề đẩy mạnh
xuất khẩu gốm mỹ nghệ Việt Nam thông qua những giải pháp tổng thể phù hợp với

11
trình độ thực tiễn của ngành gốm Việt Nam, nói chung và từng vùng sản xuất nói
riêng về công nghệ, nhân lực, vốn....vv . Tuy nhiên, ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam
vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn về những thách thức
do cạnh tranh quốc tế gay gắt mà ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam đang đối phó cũng
như chưa được nghiên cứu phân tích kỹ lưỡng những điểm yếu cụ thể trong sản xuất,
trong marketing xuất khẩu…vv đã làm cho khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ
Việt Nam kém hơn các đối thủ cạnh tranh.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiều tài liệu, các công trình nghiên cứu khoa học và thực
tiễn để thực hiện các nội dung của đề tài đã xác đònh, có thể tóm tắt một số đóng
góp khoa học mới luận án sẽ làm phong phú hơn về lý luận và thực tiễn mở rộng thò
trường xuất khẩu qua việc nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ
như sau:
1 . Hệ thống các lý thuyết về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, khả năng cạnh tranh,
các nhân tố ảnh hưởng… để làm rõ hơn những luận cứ khoa học về sự cần thiết phải
nâng cao khả năng cạnh tranh của gốm mỹ nghệ nhằm giữ vững và mở rộng thò
trường xuất khẩu.
2 . Đánh giá được khả năng cạnh tranh và xác đònh được các nhân tố ảnh hưởng
đến khả năng cạnh tranh của ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam.
3 . Nêu những bài học kinh nghiệm nâng cao khả năng cạnh tranh của các quốc
gia, như : Trung Quốc, Thailand, Malaysia, để ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam có thể
học tập nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình.
4 . Xây dựng những đònh hướng phát triển và những giải pháp cụ thể có tính khả
thi cao để có thể nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng những cơ hội
mới của hội nhập, đủ khả năng đối phó với cạnh tranh quốc tế nhằm củng cố thò
trường truyền thống và không ngừng mở rộng thò trường xuất khẩu cho ngành gốm
mỹ nghệ Việt Nam.




12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
VÀ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH CỦA GỐM MỸ NGHỆ VIỆT NAM
_______________
Để phân tích mối quan hệ giữa khả năng cạnh tranh và tác động của nó đối
việc mở rộng thò trường xuất khẩu cho ngành gốm mỹ nghệ, trước hết cần tìm hiểu
những khái niệm, những đònh nghóa về cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh, khả năng cạnh
tranh, những yếu tố tạo nên cạnh tranh cũng như các áp lực tác động đến khả năng
cạnh tranh. Bên cạnh đó cần nghiên cứu các bài học kinh nghiệm từ chính các đối
thủ cạnh tranh là những nước trong khu vực và phân tích sự thiết yếu của việc nâng
cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam. Từ những cơ sở
nghiên cứu trên đề xuất những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh nhằm giữ
vững mở rộng thò trường xuất khẩu.
1.
1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH
TRANH.
1.1.1. ĐỊNH NGHĨA VỀ CẠNH TRANH, LI THẾ CẠNH TRANH, KHẢ NĂNG
CẠNH TRANH
1.1.1 .1. Đònh nghóa về cạnh tranh
Theo đònh nghóa trong Đại Từ điển tiếng Việt, cạnh tranh được đònh nghóa là
“tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần
hơn, phần thắng về mình” [45]
Theo Từ điển thuật ngữ Kinh tế học “cạnh tranh –sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên
cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được” [59]


13
Trong Đại Từ điển Kinh tế thò trường cũng đưa ra đònh nghóa: “cạnh tranh hữu
hiệu là một phương thức thích ứng với thò trường của xí nghiệp, mà mục đích là
giành được hiệu quả hoạt động thò trường làm cho người ta tương đối thỏa mãn nhằm
đạt được lợi nhuận bình quân vừa đủ để có lợi cho việc kinh doanh bình thường và
thù lao cho những rủi ro trong việc đầu tư, đồng thời hoạt động của đơn vò sản xuất
cũng đạt được hiệu suất cao, không có hiện tượng quá dư thừa về khả năng sản xuất
trong một thời gian dài, tính chất sản phẩm đạt trình độ hợp lý…” [63]
Paul Samuelson trong cuốn sách Kinh tế học về cạnh tranh cũng đònh nghóa:
“cạnh tranh đó là sự kình đòch giữa các doanh nghiệp với nhau để giành khách hàng
hoặc thò trường” [46]
Như vậy, từ những khái niệm “đấu tranh đối lập” hay “kình đòch” để diễn tả
mâu thuẫn đối kháng về lợi ích của các chủ thể khác nhau diễn ra trong nhiều hoàn
cảnh, nhiều thời kỳ khác nhau… và trong ngay xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, với
chủ trương biến “chiến trường thành thò trường” của các quốc gia trên thế giới, theo
tác giả: khái niệm cạnh tranh dùng để diễn tả mọi mối quan hệ tương tác mà các
chủ thể tham gia sử dụng nhằm cố gắng tìm kiếm lợi thế cho riêng mình.
1.1.1.2 . Lợi thế cạnh tranh

Theo quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển: các yếu tố sản xuất như đất đai,
vốn, lao động, những yếu tố tài sản hữu hình là một nguồn lực quan trọng để tạo nên
lợi thế cạnh tranh. Adam Smith thì cho rằng: lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế
tuyệt đối về năng suất lao động, năng suất lao động cao nghóa là chi phí sản xuất
giảm, muốn tăng năng suất lao động thì phải phân công lao động và chuyên môn
hoá sản xuất. [50]
David Ricardo cho rằng: lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế
tuyệt đối, mà còn phụ thuộc vào cả lợi thế tương đối tức là lợi thế so sánh và nhân
tố quyết đònh tạo nên lợi thế cạnh tranh vẫn là chi phí sản xuất nhưng mang tính
tương đối. Đối với quan điểm của Heckscher-Ohlin-Samuel thì lợi thế cạnh tranh là

do lợi thế tương đối về mức độ dồi dào của các yếu tố sản xuất: vốn, lao động. Nhân

14
tố quyết đònh hình thành lợi thế cạnh tranh là chi phí về vốn và chi phí về lao
động.[18]
Theo Michael. E. Porter, lợi thế cạnh tranh trước hết dựa vào khả năng duy trì
một chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với đối
thủ cạnh tranh như: chất lượng sản phẩm dòch vụ, mạng lưới phân phối, cơ sở vật
chất, trang bò kỹ thuật.[75]
Theo tác giả : lợi thế cạnh tranh là cái làm cho doanh nghiệp khác biệt hơn
so với đối thủ cạnh tranh (làm tốt hơn) hoặc làm những cái mình có mà đối thủ
không có (là những cái mà doanh nghiệp dùng để xây dựng chiến lược cạnh tranh),
nhờ đó doanh nghiệp đạt được mục tiêu nhất đònh của mình.
1.1.1.3. Khả năng cạnh tranh

Theo đònh nghóa trong Đại Từ điển Tiếng Việt, khả năng cạnh tranh được
đònh nghóa là “khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa
cùng loại trên cùng một thò trường tiêu thụ” [45]
Theo quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống thì
năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về
chi phí sản xuất và năng suất.
Quan điểm của lý thuyết tổ chức công nghiệp thì xem xét khả năng cạnh
tranh dựa vào khả năng sản xuất ra sản phẩm ở mức chi phí ngang bằng hay thấp
hơn mức chi phí bình quân của xã hội, đảm bảo đứng vững trước các đối thủ hay sản
phẩm thay thế.
Theo Michael.E. Porter thì cho rằng khả năng cạnh tranh là khả năng tạo
những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo tạo ra giá trò gia tăng cao phù hợp
với nhu cầu khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận. [74]
Tóm lại, khả năng cạnh tranh là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử
dụng các nguồn lực có giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực..vv và các điều kiện

khách quan khác một cách có hiệu quả và sản xuất ra những sản phẩm có giá trò đặc

15
sắc cao hơn đối thủ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, từ đó đảm bảo
cho doanh nghiệp đứng vững, tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh.
1.1.2. CÁC LÝ THUYẾT VỀ CẠNH TRANH
1.1.2.1 . Lý thuyết cạnh tranh của C.Mác

Theo C. Mác, sự ra đời và tồn tại của cạnh tranh dựa vào hai điều kiện cơ bản đó
là:
-Phân công lao động : là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội loài người,
đến một giai đoạn nhất đònh, có phân công xã hội thì có trao đổi, có thò trường và
cũng có cạnh tranh. Theo Mác: “Sự phân công lao động trong xã hội đặt những
người sản xuất hàng hóa độc lập đối diện với nhau, những người này không thừa
nhận một uy lực nào khác ngoài uy lực cạnh tranh” [7]
-Chủ thể lợi ích khác nhau : sự tồn tại khách quan của các lợi ích đối kháng khác
nhau quyết đònh mỗi chủ thể có lợi ích kinh tế và sự theo đuổi lợi ích riêng đó đã tạo
ra động lực cạnh tranh.
Cạnh tranh diễn ra trên ba bình diện:
• Cạnh tranh giá thành thông qua nâng cao năng suất lao động giữa các nhà
tư bản nhằm thu hút được giá trò thặng dư siêu ngạch.
• Cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trò sử dụng hàng hóa.
• Cạnh tranh giữa các ngành thông qua khả năng luân chuyển tư bản để từ
đó các nhà tư bản chia nhau giá trò thặng dư.
Lý luận cạnh tranh của Mác thể hiện ở 4 nội dung cơ bản như sau :
1 / Quy luật cạnh tranh là quy luật tác động bởi quy luật giá trò thặng dư.
Cạnh tranh trong nền kinh tế hàng hóa lấy quy luật giá trò làm tiền đề, tác dụng tích
cực ở chỗ nó có vai trò điều tiết, phân phối các yếu tố sản xuất, kích thích lực lượng
sản xuất phát triển, đào thải cái lạc hậu, dựa trên tiền đề công bằng ngang giá trong
trao đổi hàng hóa.

2 / Cạnh tranh là sức mạnh thúc đẩy gia tăng giá trò thặng dư tương đối.
Thực hiện bằng cách rút ngắn thời gian lao động xã hội tất yếu, trên tiền đề nâng

16
cao năng suất xã hội. Trong hiện thực tư bản chủ nghóa, việc nâng cao năng suất lao
động xã hội được thực hiện nhờ các công ty theo đuổi giá trò thăng dư siêu ngạch, do
đó cạnh tranh diễn ra tự do hơn, triệt để hơn. Lợi ích thu được từ giá trò thặng dư
tương đối thôi thúc các công ty phát triển công nghệ, cuộc cách mạng về khoa học
kỹ thuật một lần nữa trở thành động lực cơ bản để cho các nhà tư bản chiếm hữu và
phân chia giá trò thặng dư tương đối.
3 / Cạnh tranh thúc đẩy qúa trình lưu thông các yếu tố của sản xuất. Theo
Mác thì tích luỹ tư bản và tái sản xuất mở rộng là xu thế phát triển của chủ nghóa tư
bản. Bởi vì, trước hết cạnh tranh gây sức ép từ bên ngoài, buộc các nhà tư bản phải
tích luỹ tư bản, tăng cường thực lực để chiến thắng trong cạnh tranh, họ phải đầu tư
ngày càng nhiều tư bản để mở rộng sản xuất, áp dụng công nghệ mới, giảm chi phí
sản xuất và nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động lại bò chi phối bởi kỹ
thuật sản xuất, quy mô sản xuất và hoạt động kinh doanh. Việc nâng cao trình độ kỹ
thuật sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh diễn ra trong cạnh tranh gay
gắt. Kết quả là cạnh tranh làm cho tư bản, sức sản xuất không ngừng chuyển dòch từ
ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao và cạnh tranh cũng phát triển
trong nội bộ của một ngành, cạnh tranh càng gay gắt thì tài nguyên về kinh tế xã
hội, tự nhiên càng đựơc phân phối lại một cách hợp lý hơn. Dẫn đến kết quả điều
chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực hiện mau chóng, tối ưu để tăng tích
lũy cơ bản. Như vậy, cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất thúc đẩy quá trình luân
chuyển vốn, luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung
sản xuất, tích luỹ tư bản.
4 / Cạnh tranh là cơ chế điều tiết việc phân phối lợi nhuận. Yêu cầu tất
nhiên của nhà tư bản trong việc theo đuổi lợi nhuận là phân chia và chiếm giữ giá trò
thặng dư. Sự phân chia giá trò thặng dư giữa các nhà tư bản chòu sự chi phối của cơ
chế cạnh tranh, còn tác dụng của cơ chế cạnh tranh lại chòu sự ảnh hưởng bởi quy

luật bình quân hóa lợi nhuận. Theo đà phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghóa,
cạnh tranh trong nội bộ một ngành ngày càng tăng lên để thu được lợi nhuận bình

17
quân, từ đó giá trò được chuyển hóa thành giá cả sản xuất. Các nhà tư bản luôn đòi
hỏi bất kỳ một đơn vò tư bản nào bỏ ra cũng phải thu về lợi nhuận như nhau. Yêu
cầu khách quan đó sẽ được thực hiện thông qua sự bình quân hóa lợi nhuận do cạnh
tranh giữa các ngành tạo ra. Như thế, quá trình bình quân hóa lợi nhuận cũng chính
là quá trình cạnh tranh trong nội bộ của một ngành và cạnh tranh giữa các nhà tư
bản chia nhau, chiếm giữ giá trò thặng dư. [50]
Vận dụng lý thuyết cạnh tranh của C.Mác cho thấy, cạnh tranh có tác động
tích cực đối với sự phát triển ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam vì cạnh tranh sẽ thúc đẩy
các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh gốm mỹ nghệ phải không ngừng cải tiến
công nghệ, nâng cao tay nghề, cải tiến trình độ quản lý nhằm khắc phục những nhược
điểm vốn có của một ngành nghề thủ công truyền thống đó là năng suất thấp, chất
lượng không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào thời tiết…vv từ đó có thể nâng cao năng
suất, giảm bớt hao phí sản xuất do hư hỏng, hạ giá thành sản phẩm làm cho sản
phẩm có khả năng cạnh tranh tốt hơn. Ngoài ra, cạnh tranh còn thúc đẩy quá trình
chuyên môn hóa giữa các doanh nghiệp theo hướng tập trung phát triển các mặt
mạnh của từng thành viên và sự hợp tác chặt chẽ hơn trong việc sử dụng các nguồn
lực, chia xẻ kinh nghiệm sản xuất, quản lý… cuối cùng khả năng cạnh tranh của
ngành cũng được tăng lên.
1.1.2.2. Thuyết cạnh tranh của Adam Smith

Adam Smith chủ trương tự do cạnh tranh, ông cho rằng cạnh tranh có thể phối
hợp các hoạt động kinh tế một cách nhòp nhàng và có lợi cho xã hội, vì cạnh tranh
trong quá trình của cải của quốc gia tăng lên, chủ yếu diễn ra thông qua thò trường
và giá cả, do đó cạnh tranh có quan hệ chặt chẽ với thò trường, tự do thúc đẩy con
người thực hiện các công việc một cách tốt hơn và năng suất hơn. Do đó, cạnh tranh
có thể khơi dậy nỗ lực của con người và làm cho của cải quốc gia tăng lên.

Smith còn cho rằng, cạnh tranh có thể điều tiết sự phù hợp trong quan hệ giữa
sản xuất và nhu cầu xã hội, trong điều kiện cạnh tranh, do có nhiều người cùng tham
gia nên họ phải thường xuyên theo dõi sự biến động của thò trường, họ còn phải chú

18
ý tới sự biến động cung cầu và áp lực cạnh tranh để điều chỉnh sản lượng cho thích
ứng với tình hình thay đổi cung cầu và áp lực cạnh tranh, như vậy cạnh tranh có thể
làm cân bằng cung cầu xã hội. Cạnh tranh còn có tác dụng nâng cao năng lực của
lao động, điều tiết, phân phối các yếu tố tư bản một cách hợp lý, cạnh tranh kích
thích người lao động rèn luyện và nâng cao kỹ năng lao động. Việc tuyển chọn lao
động làm cho các chủ thể cạnh tranh với nhau làm cho tiền lương có thể tăng lên
hoặc giảm xuống, sức lao động và tư bản có thể tự do di chuyển giữa các ngành và
công ty. [50]
Thuyết cạnh tranh của Adam Smith giúp làm rõ lợi ích của cạnh tranh trong
chiến lược phát triển ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp cần
phải gắn kết chặt chẽ sản xuất với thò trường, đặc biệt là thò trường xuất khẩu để cải
tiến đổi mới công nghệ, cải tiến mẫu mã, cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng
với yêu cầu ngày càng cao của thò trường và khách hàng. Quá trình cải tiến để đáp
ứng cho thò trường cũng giúp cho ngành gốm mỹ nghệ nâng cao khả năng cạnh tranh
của mình khi tham gia vào thò trường xuất khẩu…
1.1.2.3. Lý thuyết lợi thế cạnh tranh quốc gia của Michael .E.Porter


Theo M.Porter, của cải nhiều hay ít là do năng suất quyết đònh phụ thuộc vào
môi trường cạnh tranh của mỗi nước, môi trường này được sinh ra trong khung cảnh
nào đó giống như hình kim cương 4 cạnh. Theo lý luận này thông tin, nhân tố kích
thích, sức ép cạnh tranh, doanh nghiệp chủ lực, thể chế, công trình hạ tầng, năng lực
quan sát và kỹ năng của con người đều có tác dụng trong việc nâng cao năng suất
sản xuất của một quốc gia và một lónh vực nào đó. Việc nâng cao năng suất một
cách bền vững đòi hỏi bản thân nền kinh tế của mỗi quốc gia phải nâng cấp không

ngừng. Điều đó đồng nghóa với các công ty của mỗi nước phải kiên trì nâng cao
năng suất ngành bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ và
nâng cao hiệu quả sản xuất. Chỉ có đi theo con đường đó, công ty mới có thể tham
gia vào cạnh tranh quốc tế. Ngược lại nếu không có cạnh tranh quốc tế thì năng suất

19
nước này không hề gây ảnh hưởng đối với năng suất của nước khác. Nhưng nền
thương mại và đầu tư quốc tế đã tạo ra cơ hội nâng cao năng suất của tất cả các
nước, đồng thời cũng tạo sức ép cho các công ty lớn duy trì năng suất cao. Do vậy,
mỗi nước có thể chuyên kinh doanh những ngành mà doanh nghiệp nước mình có
năng suất cao hơn, và nhập khẩu những dòch vụ, hàng hóa do đối thủ cạnh tranh ở
nước ngoài sản xuất mà trong nước chỉ có thể sản xuất với năng suất thấp, từ đó có
thể nâng cao năng suất bình quân trong nước. Mặt khác, khi một nước trực tiếp tham
gia cạnh tranh quốc tế thì tiêu chuẩn về năng suất đối với mỗi ngành trong nước ấy
không còn là tiêu chuẩn trong nước mà là tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó thúc ép các
công ty trong nước vừa phải cạnh tranh với nhau, vừa phải cạnh tranh với các công
ty nước ngoài. [74]
Theo M. Porter, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả
năng khai thác các năng lực của mình để tạo ra sản phẩm có chi phí thấp và sự khác
biệt của sản phẩm, điểm cốt yếu của việc xây dựng chiến lược cạnh tranh là mối
liên hệ giữa doanh nghiệp và môi trường kinh doanh [70]. Hiện trạng của cuộc cạnh
tranh trong ngành phụ thuộc vào 5 lực lượng cạnh tranh cơ bản theo mô hình sau:



Nguy cơ đe dọa của những người mới vào cuộc



Quyền trả Quyền

giá của thương
Người bán lượng của
Người mua
Đe dọa từ sản phẩm thay thế


Các đối thủ cạnh tranh trong
ngành





Ma
ät độ của các nhà cạnh tranh
Người
cung cấp
Những sản
phẩm thay
thế
Người mua
Các đối thủ
tiềm năng

20
(Nguồn : Michael .E. Porter. “ Competitive advantage” New York Press , 1985)[75]
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ năm lực lượng cạnh tranh theo quan điểm Michael Porter
Với năm lực lượng trên theo quan điểm chiến lược, lực lượng mạnh nhất sẽ
thống trò và trở thành trọng yếu. Khi xác đònh được ảnh hưởng của các lực lượng
cạnh tranh, nhiệm vụ của doanh nghiệp là xác đònh những điểm mạnh, yếu của mình

và phải được xem xét trong mối tương quan với ngành. Nghóa là về phương dòên
chiến lược xác đònh thế đứng của doanh nghiệp trước các lực lượng cạnh tranh trong
ngành. Mục đích của chiến lược cạnh tranh là xác lập vò trí trong ngành, từ vò trí đó
doanh nghiệp có thể chống lại được các lực lượng cạnh tranh một cách tốt nhất, hoặc
có thể làm ảnh hưởng đến chúng theo hướng có lợi nhất . [74]
Lý thuyết cạnh tranh của Michael Porter có tác dụng đònh hướng rất lớn cho
ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam, vận dụng lý thuyết này các doanh nghiệp trong ngành
phải tham gia vào cạnh tranh quốc tế là quá trình tất yếu trong xu thế hội nhập của
đất nước. Vì thế, để tăng cường khả năng cạnh tranh của ngành cần phải cải tiến
công nghệ nhằm sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn hiện nay và đồng
đều hơn, ngành gốm mỹ nghệ Việt Nam cần tận dụng những lợi thế riêng có của một
ngành nghề truyền thống để tạo ra những sản phẩm có những nét đặc sắc văn hoá
truyền thống Việt Nam với chi phí thấp nhất… từ đó sản phẩm gốm mỹ nghệ của
chúng ta mới có sức cạnh tranh cao trên thò trường. Mặt khác, ngành gốm cũng cần
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình thông qua chiến lược hợp tác, liên kết chặt
chẽ giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau, và hợp tác rộng hơn với các ngành
sản xuất hỗ trợ khác để có thể huy động, phân bố và sử dụng một cách hiệu quả nhất
các nguồn tài nguyên, vốn, nhân lực… đồng thời cùng nhau thực hiện các chiến lược
mở rộng thò trường một cách hiệu quả .
1.1.3. CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH – PHƯƠNG
PHÁP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
1.1.3.1. Các khái niệm về cấp độ khả năng cạnh tranh


21
- Khả năng cạnh tranh quốc gia: là một khái niệm phức hợp, bao gồm các
yếu tố ở tầm vó mô, đồng thời cũng bao gồm năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong cả nước. Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế
đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút đựơc đầu tư, bảo đảm ổn đònh kinh tế xã hội,
nâng cao đời sống của người dân.

- Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng duy trì và mở rộng thò
phần, khả năng tổ chức, quản trò kinh doanh, áp dụng công nghệ tiên tiến, hạ thấp
chi phí sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao hơn của doanh nghiệp trong môi trường
cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay
nhiều sản phẩm và dòch vụ, do đó có thể phân biệt khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp với khả năng cạnh tranh của sản phẩm dòch vụ.
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dòch vụ: là khả năng trội hơn của một
loại hàng hoá, dòch vụ so với sản phẩm, dòch vụ cùng loại trên thò trường tại một thời
điểm; sản phẩm, dòch vụ có khả năng cạnh tranh cao hơn có thể đánh bại sản phẩm
dòch vụ cùng loại để chiếm lấy thò phần lớn hơn. Do đó khả năng cạnh tranh của sản
phẩm, dòch vụ được đo bằng thò phần của sản phẩm hay dòch vụ cụ thể trên thò
trường.
Ba cấp độ khả năng cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo
điều kiện cho nhau, chế đònh và phụ thuộc lẫn nhau. Một nền kinh tế có khả năng
cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, ngược
lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, môi trường kinh
doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách kinh tế vó mô phải rõ ràng, có
thể dự báo được, nền kinh tế phải ổn đònh; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt
động có hiệu quả, có tính chuyên nghiệp. Mặt khác, khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh của quốc gia, đồng thời khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua khả năng cạnh tranh của các sản phẩm và
dòch vụ mà doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh.

22
Như đã trình bày trong phần mở đầu, luận án tập trung nghiên cứu khả năng
cạnh tranh của sản phẩm gốm mỹ nghệ Việt Nam trong tương quan so sánh với các
đối thủ cạnh tranh trên thế giới và thông qua các giải pháp nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm gốm mỹ nghệ sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp nói riêng và ngành gốm nói chung. Đánh giá khả năng cạnh tranh của từng
cấp độ có những phương pháp và chỉ số sau đây:

1.1.3.2. Phương pháp và chỉ số đánh giá khả năng cạnh tranh

Phương pháp đánh giá khả năng cạnh tranh quốc gia đựơc Diễn đàn Kinh tế
Thế giới (WEF) sử dụng trong báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu hàng năm.
Phương pháp luận của báo cáo này do các giáo sư trường Đại học Tổng hợp
Harvard, gồm có giáo sư Michael. E. Porter, Jeffrey D. Sachs, Andrew M. Warner
và các chuyên gia của diễn đàn Kinh tế thế giới gồm Peter K. Cornelius, Mache
Levinson và Klauss Schwab xây dựng. Theo WEF (1999), khả năng cạnh tranh quốc
gia cấu thành bởi 8 nhóm nhân tố với các trọng số khác nhau như sau:
1. Mức độ mở cửa nền kinh tế, bao gồm mở cửa thương mại và đầu tư (16%)
2. Vai trò của Chính phủ (17%)
3. Tài chính (17%)
4. Kết cấu hạ tầng (11%)
5. Công nghệ (11%)
6. Quản lý của doanh nghiệp (6%)
7. Lao động (16%)
8. Thể chế (6%)
Các nhân tố đánh giá khả năng cạnh tranh quốc gia còn có thể chia thành 2 chỉ số :
* Chỉ số cạnh tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index - GCI ) :
Được sử dụng để đo lường các nhân tố đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP
đầu người, gồm ba nhóm chỉ số nhỏ có tác động lớn đến năng lực cạnh tranh về mức
tăng trưởng: sáng tạo kinh tế (trình độ công nghệ), môi trường vó mô về tài chính
tiền tệ (đo lường tính hiệu quả của hệ thống tài chính thông qua tỷ lệ tiết kiệm và

23
đầu tư) và hội nhập quốc tế (đo mức độ mở cửa thương mại –đầu tư hội nhập kinh tế
của quốc gia).
** Chỉ số cạnh tranh hiện tại (Current Competitiveness Index - CCI):
Nhằm xác đònh các nhân tố nền móng tạo ra năng suất hiện tại cao và củng
cố kết quả kinh tế hiện tại, được đo lường bằng mức GDP trên đầu người. Chỉ số

cạnh tranh hiện tại là phương pháp tổng hợp năng lực cạnh tranh vi mô với hai nhóm
chỉ số nhỏ:
Nhóm thứ nhất : Chỉ số đánh giá chiến lược và hoạt động của công ty:

Khả năng cạnh tranh của mỗi quốc gia đều xuất phát từ khả năng cạnh tranh
của mỗi doanh nghiệp. Ở cấp doanh nghiệp, lợi thế cạnh tranh thể hiện ở chi phí
thấp hoặc ở tính chất độc đáo, phân biệt với sản phẩm khác (bằng chất lượng, tính
năng sản phẩm, các dòch vụ sau khi bán hàng). Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
phụ thuộc vào việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh và vào các hoạt động tạo ra, tìm
kiếm, vận dụng và duy trì lợi thế cạnh tranh.
Việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào cấu
trúc ngành công nghiệp mà doanh nghiệp dự đònh tham gia việc xác lập vò trí của
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp được lựa chọn. Những lợi thế cạnh tranh trên
có thể xuất hiện ở bất kỳ khâu nào trong toàn bộ quy trình sản xuất, kinh doanh bao
gồm các hoạt động cơ bản (hoạt động cung ứng đầu vào của sản xuất, hoạt động sản
xuất, hoạt động cung ứng đầu ra, tiếp thò, dòch vụ sau bán hàng) và các hoạt động
phụ trợ (cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, quản lý nguồn nhân lực, phát triển công
nghệ, mua hàng). Doanh nghiệp phối hợp các hoạt động trên để tạo ra lợi thế về chi
phí hoặc tính chất độc đáo của sản phẩm. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải
thường xuyên tự đổi mới, tìm kiếm và áp dụng thường xuyên những đổi mới. Hơn
nữa, doanh nghiệp cũng phải luôn duy trì những lợi thế cạnh tranh. Điều này phụ
thuộc vào bản chất của lợi thế cạnh tranh, số lượng các nguồn tạo ra lợi thế cạnh
tranh hiện có và liên tục cải tiến, nâng cấp lợi thế cạnh tranh.

24
Đối với cấp độ ngành và công ty, trên giác độ hiệu ứng của các chính sách và
biện pháp được xem xét trên cơ sở tạo ra và duy trì khả năng sinh lời, bảo tồn thò
phần và mở rộng thò phần…vv, đánh giá khả năng cạnh tranh còn được thể hiện qua
các chỉ số như sau:
• Chỉ số về năng suất: năng suất lao động tổng hợp và năng suất của từng

yếu tố tham gia vào quá trình tạo ra giá trò sản phẩm.
• Chỉ số về công nghệ: như chỉ số về chi phí cho nghiên cứu phát triển, mức
độ hiện đại hóa trang thiết bò và công nghệ.
• Chỉ số đánh giá kết quả sản xuất–kinh doanh và các chính sách
marketing của công ty : chất lượng và mức độ khác biệt của sản phẩm, độ
linh hoạt về giá, hệ thống phân phối - tiêu thụ sản phẩm và các dòch vụ hỗ
trợ, xúc tiến thương mại. [67]
Nhóm thứ hai: Chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh.

Môi trường kinh doanh có thể thúc đẩy hay cản trở việc tạo ra lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp khi nó hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược cạnh tranh phù hợp,
cải tiến đối với sản phẩm hoặc tổ chức hoạt động nhận thức và áp dụng kòp thời các
chiến lược mới để cạnh tranh tốt hơn trên thò trường quốc tế. Môi trường kinh doanh
cung ứng các kỹ năng và nguồn lực cần thiết giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến
lược và duy trì lợi thế cạnh tranh, tạo áp lực buộc doanh nghiệp vượt qua sức ỳ và
liên tục cải tiến đổi mới, buộc doanh nghiệp phải tham gia cạnh tranh quốc tế.
Đối với ngành gốm mỹ nghệ, người ta thường dùng các chỉ số riêng phù hợp
với tính chất của sản phẩm thủ công mỹ nghệ để đánh giá khả năng cạnh tranh của
sản phẩm và của ngành như sau:
* Chỉ số về giá bán đơn vò sản phẩm.
* Chỉ số về chất lượng sản phẩm và chất lượng bao bì đóng gói.
* Chỉ số đo lường tốc độ đổi mới, mức độ đa dạng và mức độ phù hợp của
kiểu dáng, mẫu mã đối với thò trường.

25
* Chỉ số về khả năng hoàn thành đơn đặt hàng lớn trong thời gian hạn chế và
độ tin cậy đối với cam kết về ngày giao hàng.
1.1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
Theo những phân tích trên cho thấy khả năng cạnh tranh được hình thành bởi

nhiều nhân tố, do đó nhận diện và đánh giá đúng vai trò của những nhân tố tạo nên
vò thế khả năng cạnh tranh là một việc làm có ý nghóa hết sức to lớn. Có nhiều quan
điểm nhận đònh và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, tuy
nhiên có thể tập trung vào hai nhóm như sau :
1.1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh theo quan điểm
của Michael.E.Porter
Theo quan điểm của Michael. E. Porter: phát triển chiến lược kinh doanh là
phát triển vò thế cạnh tranh thông qua việc phát triển các lợi thế cạnh tranh [73].
Như vậy, bản chất của quản trò chiến lược chính là phát hiện ra và tăng cường các
lợi thế cạnh tranh, thông qua việc phân tích môi trường bên trong nhằm phát hiện
những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, từ đó xác đònh được khả năng và lợi
thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Đồng thời qua phân tích môi trường bên ngoài
nhằm nhận dạng những cơ hội hay những thách thức, đe dọa ảnh hưởng đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Từ quan điểm trên có thể nhận đònh các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh qua phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong như sau:
1.4.4.1.1. Nhóm nhân tố ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài
* Môi trường vó mô: tác động trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và
đem đến những cơ hội, đe dọa khác nhau cho mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp, các
nhân tố ảnh hưởng đến từ môi trường này gồm có: xu hướng tổng sản phẩm quốc nội
và thu nhập bình quân đầu người; xu hướng lãi suất; xu hướng tăng giảm thu nhập
thực tế; lạm phát; hệ thống thuế và mức thuế...vv

×