Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Chính sách quản lý di sản thế giới ở việt nam từ thực tiễn di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.23 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
___________________
PHẠM ĐÌNH HUỲNH
CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI
Ở VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN DI SẢN THIÊN NHIÊN
THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH
Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 60 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THỊ AN


Hà Nội - Năm 2015
1
MỤC LỤC
CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH SÁCH CÔNG 1
MÃ SỐ: 60 34 04 02 1
HÀ NỘI - NĂM 2015 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 3
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN 4
MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN
THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 14
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN THẾ GIỚI VỊNH
HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH, GIAI ĐOẠN 2010-2014 38
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DI SẢN
THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 73
KẾT LUẬN 86


TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
CBVCL  Cán b viên chc lao   ng
Ci, Cii, Ciii, Civ, Cv, Cvi (Culture)
Tiêu chí v di sn vn hóa
DSTG Di sn th gii
JICA (The Japan International
Cooperation Agency)
Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
Nvii, Nviii, Nix, Nx (Nature) Tiên chí v di sn t nhiên
IUCN (International Union for
Conservation of Nature)
T chc bo tn thiên nhiên quc t
H ND Hi   ng nhân dân
UBND  y ban nhân dân
UNESCO (United Nations
Educational Scientific and Cultural
Organization):
T chc Giáo dc, Khoa hc và Vn
hoá ca Liên Hp Quc
3
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Stt S  hi u N i dung Trang
1 Bng 1.1
Phân tích chủ thế chính sách quản lý di
sản thế giới ở Việt Nam
25
2 Bng 1.2
Môi trường thể chế chính sách quản lý di

sản thế giới
26
3 Bng 2.1
Phân tích chủ thể chính sách quản lý di
sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long
49
4 Bng 2.2
Bảng thống kê số liệu rác thải thu gom
trên Vịnh
60
5 Bng 2.3
Bảng thống kê hoạt động đào tạo của
Ban quản lý vịnh Hạ Long
63
6 Bng 2.4
Thống kê các vụ vi phạm trên vịnh Hạ
Long
64
7 Bng 2.5
Ngân sách hoạt động vịnh Hạ Long
67
8 Bng 2.6
Bảng so sánh thu phí tại các di sản thế
giới ở Việt Nam năm 2014
67
9 Hình 2.7
Bảng thống kê lượng khách du lịch đến
vịnh Hạ Long năm 2010-2014
69
4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổ chức Giáo dục - Văn hóa - Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO)
đã xác nhận nhiều danh hiệu trong các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học,
giáo dục và nhân văn. Các danh hiệu này đều mang lại các giá trị nhất định,
phục vụ cho sự phát triển kinh tế, nâng cao uy tín, tuyên truyền quảng bá về
văn hóa đặc sắc hình ảnh của một dân tộc. Các danh hiệu gồm: Di sản văn hóa
thế giới, Di sản thiên nhiên thế giới, Kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể
của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể, Chương trình ký ức thế giới, Khu
dự trữ sinh quyển, Công viên địa chất, Di sản tư liệu thế giới, Di sản văn hóa
phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại, Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại.
Các danh hiệu này đều mang lại các giá trị nhất định ở các mức độ khác
nhau về vật chất, tinh thần, hữa hình hoặc vô hình. Ở Việt Nam hiện có các
danh hiệu như sau:
- Danh hiệu về Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới:
+ Di sản Văn hóa thế giới và Thiên nhiên thế giới. 05 Di sản văn hóa:
Quần thể di tích cố đô Huế (2003), Khu phố cổ Hội An (1999), Di tích Mỹ
Sơn (1999), Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long (2010), Thành Nhà Hồ
(2011). 02 Di sản thiên nhiên: vịnh Hạ Long (1994, 2000), Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng(2003) và 01 Di sản hỗn hợp: Quần thể danh thắng
Tràng An (2014).
+ Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại: Di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của nhân loại: Nhã nhạc-Âm nhạc cung đình Huế (2003), Không gian
văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (2005), Dân ca quan họ Bắc Ninh (2009),
Hát ca trù (2009), Hội Gióng tại đền Sóc và đền Phù Đổng (2010), Hát xoan
(2011), Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012), Đờn ca tài tử Nam Bộ
(2013), Dân ca Ví dặm Nghệ Tĩnh (2014).
5
- Danh hiệu về các lĩnh vực thông tin, khoa học:

+ Di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn (2009), Bia tiến sỹ Văn
Miếu (2010), Mộc bản Kinh Phật Thiền phái Trúc Lâm chùa Vĩnh Nghiêm
(2012), Châu bản triều Nguyễn (2014).
+ Mạng lưới các khu dự trữ sinh quyển:
Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ
(2000),
Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà
(2004),
Khu dự trữ sinh quyển
châu thổ sông Hồng
(2004),
Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang
(2006),
Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An
(2007).
Khu dự trữ sinh quyển
Mũi Cà Mau
(2009),
Khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm
(2009),
Khu dự trữ sinh
quyển Đồng Nai
(2011).
+ Công viên địa chất: Cao nguyên đá Đồng Văn (2010).
Việc UNESCO công nhận các Di sản tiêu biểu của Việt Nam đã góp
phần xây dựng và quảng bá hình ảnh quốc gia, truyền bá các giá trị văn hóa
tinh thần của Việt Nam ra thế giới và bạn bè quốc tế thông qua du lịch, giao
lưu và hợp tác. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI, Đảng ta đã khẳng
định “Phát huy các di sản được UNESCO công nhận, góp phần quảng bá hình

ảnh đất nước và con người Việt Nam”. Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới
không chỉ có giá trị tinh thần lớn lao, mà còn là nguồn lực quan trọng góp
phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Các Di sản đã thực sự là nguồn tài
nguyên vật chất, trở thành tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch góp phần
không nhỏ vào công cuộc phát triển kinh tế xã hội của địa phương cũng như
của đất nước, góp phần giới thiệu các giá trị văn hóa truyền thống và thiên
nhiên tươi đẹp của đất nước đến bạn bè quốc tế.
Trong Luận văn này, học viên chỉ xin đề cấp đến vấn đề quản lý các Di
sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam, danh hiệu mà có thể mang lại
lợi ích nhiều mặt cho đất nước.
Các khu di sản thế giới là những cảnh quan văn hóa và tự nhiên trải
rộng trên các hệ sinh thái đã được tuyển chọn kỹ lưỡng bởi UNESCO theo
Công ước bảo vệ Di sản văn hóa và Thiên nhiên thế giới, ký tại Paris ngày
16/11/1972. Mỗi quốc gia thành viên tham gia Công ước có trách nhiệm đảm
6
việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và chuyển giao các di sản văn hóa, di sản thiên
nhiên của đất nước cho thế hệ mai sau. Công ước yêu cầu mỗi quốc gia thành
viên phải bảo vệ, bảo toàn và giới thiệu di sản thế giới có trên lãnh thổ mình
bằng những hành động pháp lý thích đáng. Khi một khu di sản được ghi nhận
vào danh sách các di sản thế giới, trách nhiệm của quốc gia thành viên là duy
trì các giá trị mà di sản được công nhận.
Đứng trước sự phát triển chung hiện nay, để bảo tồn và phát huy các
giá trị chung của di sản gặp rất nhiều thách thức. Bảo tồn thế nào để Di sản
luôn đáp ứng được tiêu chí UNESCO đưa ra? phát huy thế nào để đóng góp
tích cực cho kinh tế - xã hội mà không ảnh hưởng tới tính nguyên vẹn và sự
an toàn của di sản? vì giữa các hoạt động bảo tồn và các hoạt động khai thác
luôn tồn tại các sự tác động tiêu cực lẫn nhau. Việc phát triển kinh tế - xã hội
nếu không được quy hoạch phù hợp sẽ tác động xấu trực tiếp đến các di sản,
đòi hỏi các nhà quản lý cũng như hoạch định chính sách phải cân nhắc thật kỹ
lưỡng trước khi quyết định để tạo được sự cân bằng giữa phát triển bền vững

và bảo tồn các di sản. Không hy sinh di sản để phát triển kinh tế và cũng
không vì việc bảo tồn di sản mà ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước, đây là một bài toán khó đối với các nhà quản lý các di sản.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý các di sản thế giới
tại Việt Nam, để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên
nhiên của đất nước ngang tầm quốc tế, Nhà nước ta đã phê chuẩn một số
Công ước quốc tế quan trọng của tổ chức UNESCO, đồng thời tích cực xây
dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo tồn và phát huy di sản thế
giới. Ở các địa phương có di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã ban hành
nhiều văn bản quy định, bảo vệ các di sản cụ thể khác để phù hợp với đặc thù
của di sản và địa phương.
Tuy nhiên, có thể thấy cơ chế chính sách quản lý các khu di sản còn
nhiều hạn chế bất cập, cụ thể:
- Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý, bảo tồn và phát
huy di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở nước ta còn thiếu, chưa đồng bộ.
7
- Công tác quản lý di sản đang có sự chồng chéo, một di sản thuộc sự
quản lý của nhiều cơ quan, Bộ, ngành khác nhau. Bộ máy các cơ quan quản lý
di sản thế giới ở nước ta rất khác nhau, việc phân công, phân cấp, giao trách
nhiệm cụ thể cho các cơ quan quản lý di sản thế giới ở một số địa phương còn
nhiều bất cập chưa tương xứng với tầm vóc quản lý di sản thế giới. Thẩm
quyền của các cơ quan quản lý di sản còn hạn chế, hiệu quả, hiệu lực quản lý
nhà nước đối với di sản thấp.
- Nguồn tài chính cho quản lý di sản còn hạn chế, quy định quản lý và
sử dụng nguồn thu, chi tại mỗi địa phương sở hữu di sản còn rất khác nhau,
chưa tập trung nguồn lực cho các mục tiêu ưu tiên.
- Năng lực của đội ngũ các bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di sản thế
giới còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ cho hoạt động
quản lý di sản còn yếu.
- Chưa thực sự huy động được sức mạnh tổng hợp của cộng đồng vào

công cuộc bảo tồn di sản thế giới.
Trong những năm qua, các chính sách của Đảng, Nhà nước ta đã tác
động tích cực đến công tác quản lý các di sản thế giới, thực hiện nghiêm túc
cam kết với quốc tế trong việc bảo tồn các di sản thế giới. Các di sản thế giới
đã góp phần ngày càng tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội cũng đặt ra những thách thức
cho sự tồn tại bền vững của các di sản thế giới, điều này đòi hỏi phải tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý các di sản thế giới tại
Việt Nam để huy động sức mạnh của toàn xã hội từ các cơ quan quản lý nhà
nước đến từng người dân và sự hỗ trợ của quốc tế.
Chính những lý do nói trên, học viên lựa chọn nghiên cứu “Chính sách
quản lý di sản thế giới ở Việt Nam từ thực tiễn Di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành
chính sách công.
8
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề quản lý các di sản thế giới ở Việt Nam đã được một số tác giả
nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, cụ thể như:
- Ở phạm vi giá trị Di sản thế giới ở Việt Nam tác giả Phạm Sanh Châu
trong bài viết “Sức sống cho sự tồn tại của di sản Việt Nam” (2011), đã khẳng
định giá trị của một di sản thường được xác định bởi một danh hiệu cao quý
và danh hiệu cao quý nhất trên thế giới hiện nay đó là danh hiệu di sản thế
giới do UNESCO trao tặng và danh hiệu cũng chính là động lực để chúng ta
gìn giữ di sản.
-Từ bình diện khoa học quản lý, PGS, TS Nguyễn Quốc Hùng có bài
viết “Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
và thiên nhiên”; “ Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên
trong quá trình hội nhập và phát triển” (2013) và thạc sỹ Nguyễn Đức Cường
“Vấn đề nghiên cứu, áp dụng quy định quốc tế trong thực tiễn bảo vệ và phát
huy giá trị di tích ở nước ta”. Các bài viết đã đưa ra một số kinh nghiệm quản

lý các di sản thế giới, sự tham gia của chính phủ Việt Nam với các Công ước
quốc tế và ban hành một số chính sách liên quan đến công tác quản lý di sản.
- Từ phương diện phát huy giá trị di sản, NCS Nguyễn Thị Thống Nhất
đã có luận án “Khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm phát triển du
lịch Miền Trung Việt Nam” (2014). Đề tài nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý
luận có liên quan đến hoạt động du lịch tại các di sản văn hóa thế giới và khai
thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới nhằm thúc đẩy phát triển du lịch. Đánh
giá tính hợp lý trong khai thác các di sản văn hóa thế giới tại Miền Trung, từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hợp lý các di sản văn hóa thế giới
nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Miền Trung Việt Nam.
- Một số bài báo viết về tình trạng chưa đồng bộ, còn chồng chéo trong
quản lý di sản như: “Quản lý di sản: vẫn kiểu “có nhà nhưng không thể tự
quyết” của tác giả An Ngọc đăng trên báo Việt Nam, ngày 23/05/2014;
“Khủng hoảng mô hình quản lý di sản” của tác giả Trịnh Nguyễn đăng trên
báo Thanh Niên ngày 24/05/2014; “Chồng chéo trong quản lý di sản thế giới”
9
của tác giả Quỳnh Trang đăng trên báo Vnexpress ngày 24/05/2014; “Di sản
thế giới bị khuyến nghị bảo tồn: không quá ngạc nhiên” của tác giả Hà
Phương đăng trên báo VOV ngày 30/10/2014; “Quản lý di sản còn thiếu đồng
bộ” của tác giả Hạnh Nguyễn đăng trên báo Nhân đạo và Đời sống ngày
04/6/2014; “Bất cập quản lý di sản thế giới” của tác giả Vũ Luận đăng trên
báo Nhân dân ngày 03/03/2015; “Quản lý di sản bằng gì?” Của tác giả Hương
Lê đăng trên báo Đại đoàn kết ngày 03/06/2015.
Trong các nghiên cứu, bài viết khoa học trên chưa có nghiên cứu nào
về chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam. Bởi vậy học viên xem đây
như là cố gắng khoa học đầu tiên nghiên cứu về “Chính sách quản lý di sản
thế giới ở Việt Nam từ thực tiễn Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long,
tỉnh Quảng Ninh”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nâng cao hiệu quả và góp phần hoàn thiện chính sách quản lý di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; đáp ứng yêu cầu quản lý ngày càng cao,
tương xứng với vị trí của di sản thế giới, bảo tồn nguyên trạng các giá trị của
di sản đồng thời phát huy tiềm năng, lợi thế di sản vào phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Ninh và khu vực phía Bắc.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết cơ bản về chính
sách quản lý di sản thế giới tại Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chính sách quản lý di sản thế
giới tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long: mục tiêu, giải pháp, công cụ
và vai trò của các chủ thể tham gia thực hiện chính sách; các yếu tố ảnh
hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách quản lý di sản thế giới tại di sản
vịnh Hạ Long.
- Đề xuất khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý di
sản thế giới ở Việt Nam.
10
4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động thực thi chính sách và công tác quản lý nhà nước về Di sản
thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Thời gian: 2010-2014.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận văn sử dụng cách tiếp cận đa ngành, liên ngành xã hội học và vận
dụng triệt để phương pháp nghiên cứu chính sách công. Đó là cách tiếp cận
quy phạm chính sách công về chu trình chính sách từ hoạch định đến xây

dựng, thực hiện và đánh giá chính sách công có sự tham gia của các chủ thể
chính sách. Qua thực tiễn chính sách công giúp hình thành lý luận về chính
sách chuyên ngành.
5.2. Câu hỏi nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận về quản lý di sản thế giới ở Việt Nam hiện nay
là gì?
- Thực trạng thực hiện chính sách quản lý di sản thế giới ở vịnh Hạ
Long? Những kết quả đạt được đã đáp ứng đươc mục tiêu chính sách đã đề ra
hay chưa?
- Giải pháp nào đổi mới, hoàn thiện chính sách quản lý di sản thế giới ở
Việt Nam?
5.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp tổng hợp, thu thập số liệu.
11
+ Số liệu thứ cấp: các số liệu về hoạt động quản lý vịnh Hạ Long.
+ Các văn bản: nghị quyết của Đảng, chính sách của nhà nước quy định
về quản lý di sản thế giới tại Việt Nam.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn, khái
quát hóa.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến các nhà quản lý.
- Phương pháp định tính kết hợp định lượng.
6. Ý nghĩa của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
- Đề tài vận dụng, bổ sung lý thuyết khoa học chính sách công để làm
rõ vấn đề khoa học và thực tiến của chính sách quản lý các di sản thế giới tại
Việt Nam.
- Đề tài cung cấp các nghiên cứu, tư liệu, khảo sát thực tế tại vịnh Hạ
Long qua đó góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận của khoa học
chính sách công.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua thực tiễn nghiên cứu chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới
tại vịnh Hạ Long chỉ ra được những khó khăn, hạn chế trong việc hoạch định
và thực thi chính sách, đồng thời kết quả nghiên cứu cũng giúp lãnh đạo Ban
quản lý vịnh Hạ Long, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, các nhà hoạch định chính
sách có cơ sở khoa học, thực tiễn để vận dụng, điều chỉnh và tổ chức thực hiện
chính sách quản lý di sản thế giới tại vịnh Hạ Long có hiệu quả hơn.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phụ lục, danh mục các chữ viết tắt,
danh mục các bảng, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được bố cục
thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về chính sách quản lý di sản thế giới ở
Việt Nam
12
Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý di sản thiên nhiên thế giới
vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2010-2014
Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện chính sách quản lý di sản thế giới
ở Việt Nam
13
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ
DI SẢN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Chính sách công
Trong hệ thống các công cụ quản lý được Nhà nước dùng để điều hành
hoạt động kinh tế - xã hội thì chính sách được coi là công cụ nền tảng định
hướng cho các công cụ khác. Chính sách công có vai trò đặc biệt quan trọng
đối với sự phát triển, là động lực thúc đẩy các quá trình phát triển xã hội; phát
huy các mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực, nâng cao chất lượng phát triển và
quản lý phát triển xã hội. Ngoài ra, chính sách công còn có vai trò tạo lập sự

cân đối hài hòa, bền vững trong phát triển.
Thuật ngữ chính sách hiện nay có rất nhiều cách hiểu, nhiều định nghĩa
khác nhau.
Quan niệm về Chính sách công của quốc tế:
Theo James Anderson “Chính sách công là một quá trình hành động
có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các
vấn đề mà họ quan tâm”. (James Anderson 2003).
Theo B. Guy Peter “Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của
Nhà nước có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi người
dân” (B. Guy Peter 1990). Như vậy theo quan điểm này thì B. Guy Peter đã
chỉ ra rằng chủ thể ban hành và thực thi chính sách công là Nhà nước, đồng
thời nhấn mạnh tác động của chính sách công đến đời sống của người dân với
tư cách là cộng đồng. Còn William Jenkim lại cho rằng “Chính sách công là
một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị hay
một nhóm nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải
pháp để đạt được mục tiêu đó”. (William Jenkin 1978).
Theo quan điểm của các học giả trong nước:
Thuật ngữ Chính sách được hiểu là: “Chủ trương và các biện pháp của
một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị xã hội”. Theo Vũ
Cao Đàm “Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một
14
chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo ra sự ưu đãi một
hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định
hướng hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong
chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Quản lý học đại cương, Bài
giảng, Đại học đại cương Đại học Quốc gia Hà Nội
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Phú Hải - Học viện Khoa học xã hội đã
đưa ra định nghĩa về chính sách công như sau: “Chính sách công là một tập
hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các
mục tiêu cụ thể với các giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề

của xã hội theo mục tiêu đã xác định của Đảng chính trị cầm quyền”
[8,tr.37].
Từ các quan niệm trên, chính sách công với các nội hàm như sau:
Trước hết, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ là một bộ
phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói chung của mỗi nước.
Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt
động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng
hóa, dịch vụ công cộng cho nền kinh tế.
Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng
để: (i) Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho nền
kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư; (ii) Quản lý
nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối với cả kinh tế,
chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn. Nói cách
khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực hoạch
định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định trách
nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản
công, tài nguyên đất nước.
Như vậy, Chính sách công là thể hiện cụ thể của những chủ trương,
quan điểm, định hướng của Đảng cầm quyền và Nhà nước về phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước; có những chủ trương, định hướng phát triển chung và
những chủ trương định hướng cho từng ngành và lĩnh vực cụ thể. Chủ thể ban
hành chính sách công là Nhà nước, cơ quan trong bộ máy Nhà nước là chủ thể
15
ban hành chính sách công, thông qua “Tập hợp các quyết định chính trị có
liên quan của nhà nước”. Các quyết định về chính sách công là những quyết
định chính trị, bao hàm ý chí chính trị và thực tiễn cuộc sống nhằm đáp ứng
nhu cầu của người dân. Các quyết định chính trị ở đây được hiểu là các văn
bản quy phạm pháp luật. Văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành hoặc phối
hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định
trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Chính sách công tập trung giải quyết vấn đề xã hội đang đặt ra trong
đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu tổng thể đã xác định, không chỉ đề ra
mục tiêu và các giải pháp nhằm giải quyết một hoặc một số vấn đề có mối
quan hệ biện chứng đang đặt ra trong đời sống xã hội, mà còn giải quyết mối
quan hệ giữa các bên tham gia chính sách.
1.1.2. Chính sách công trong lĩnh vực quản lý di sản thế giới ở Việt
Nam
1.1.2.1. Các văn bản quốc tế liên quan đến chính sách quản lý di sản
thế giới ở Việt Nam
Để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa và di sản thiên nhiên
thế giới của đất nước ngang tầm quốc tế, Nhà nước đã phê chuẩn một số Công
ước quốc tế quan trọng của tổ chức UNESCO, cụ thể là: năm 1987 phê chuẩn
Công ước bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới 1972; năm 2005 phê
chuẩn Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003 và Công ước về các
biện pháp ngăn cấm nhập khẩu, xuất khẩu và chuyển giao quyền sở hữu trái
phép tài sản văn hóa 1970; năm 2007 phê chuẩn Công ước bảo vệ và phát
triển sự đa dạng của biểu đạt văn hóa năm 2005.
1.1.2.2. Các văn bản quốc gia liên quan đến chính sách quản lý di
sản thế giới ở Việt Nam
Lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng lý
luận và kim chỉ nam cho hành động, Đảng ta luôn khẳng định vị trí và tầm
quan trọng của văn hóa trong cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã
16
hội chủ nghĩa và nhất là trong thời kỳ đổi mới. Đảng đã xây dựng và ban hành
nhiều văn kiện có tính chất định hướng cho việc xây dựng và phát triển nền
văn hóa đất nước trong đó có công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các di sản
thế giới. Kết luận Hội nghị lần thứ 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) những năm
sắp tới cũng nêu chủ trương “Kết hợp hài hòa việc bảo vệ, phát huy các di sản
văn hóa với các hoạt động phát triển kinh tế du lịch”. Nghị quyết Hội nghị lần

thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã chỉ rõ “Xây dựng cơ chế
để giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát
triển kinh tế - xã hội”.
Song song với việc phê chuẩn các Công ước, Nhà nước đã tích cực xây
dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về bảo tồn và phát huy di tích
nói chung và Di sản thế giới nói riêng nhằm lựa chọn, giải quyết các mục tiêu
cụ thể, giải pháp và công cụ chính sách để giải quyết vần đề quản lý các di
sản thế giới theo mục tiêu tổng thể của Đảng và Nhà nước đã xác định. Luật
Di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản
văn hóa năm 2009 là văn bản pháp lý quan trọng giúp cho việc thực thi các
biện pháp quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản thế giới.
Liên quan trực tiếp tới lĩnh vực bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa và thiên
nhiên, trong những năm qua Chính phủ và Bộ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã ban hành hàng loạt văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là: Nghị định
số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật di sản văn hóa; Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7/2001
của Bộ trưởng Bộ văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch) phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử -
văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020; Quyết định số 86/2008/QĐ-
BVHTTDL, ngày 30/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
ban hành Quy chế khai quật khảo cổ; Chỉ thị số 79/CT-BVHTTDL, ngày
22/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch về việc tổ chức
17
triển khai thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020; Thông tư số
09/2011/TT-BVHTTDL, ngày 14/7/2011 của Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch
về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam
thắng cảnh; Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL, ngày 14/7/2012 của Bộ
Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định chi tiết một số quy định về bảo quản,
tu bổ, phục hồi di tích; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP, ngày 18/9/2012 của

Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, phê duyệt quy hoạch,
dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hóa; Thông tư số
18/2012/TT-BVHTTDL, ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định chi tiết về một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;
Thông tư số 17/2013/TT-BVHTTDL, ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch hướng dẫn xác định chi phí lập quy hoạch, dự án, báo cáo
kinh tế - kỹ thuật bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.
1.1.2.3. Các văn bản địa phương liên quan đến chính sách quản lý
di sản thế giới ở Việt Nam
Ở các địa phương có di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới đã ban hành
nhiều văn bản quy định, bảo vệ các di sản như: Quy chế quản lý đối với từng
khu di sản (Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hội An, Thành Nhà Hồ); Kế
hoạch quản lý tổng hợp (Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Hoàng thành Thăng
Long, Thành Nhà Hồ); Các di sản thế giới đều có Quy hoạch tổng thể bảo tồn,
phát huy và các địa phương cũng ban hành hàng loạt các văn bản quy định cụ
thể khác để phù hợp với đặc thù của di sản và địa phương.
1.1.3. Các yếu tổ ảnh hưởng đến việc xây dựng, thực hiện chính
sách công trong lĩnh vực quản lý di sản thế giới ở Việt Nam
1.1.3.1. Vấn đề của chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam
Phát hiện vấn đề chính sách là giai đoạn đầu tiên trong quy trình xây
dựng chính sách công, những vấn đề đó thường là những mâu thuẫn, khó
khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Theo PGS, TS Đỗ Phú Hải, Học
viện Khoa học xã hội “việc xác định vấn đề chính sách được bắt đầu bằng
18
cảm nhận vấn đề so với cấu trúc vấn đề, đó là cảm nhận về các trở ngại,
vướng mắc trong xã hội cần được giải quyết bằng chính sách hoặc các bất hợp
lý gây mâu thuẫn, mất cân bằng, mất ổn định về kinh tế xã hội, cản trở tăng
trưởng kinh tế hoặc những nhu cầu trong tương lai cần đạt được bằng chính
sách” [8,tr.39]. Vấn đề chính sách mang cả tính hiện thực và tương lai, các
hiện tượng đang tồn tại thực tế sẽ làm nẩy sinh các vấn đề trong tương lai.

Vấn đề quản lý các di sản thế giới đang là vấn đề được quan tâm trong
quá trình bảo tồn, phát huy các giá trị truyền thống của đất nước và hội nhập
quốc tế. Trong những năm qua nhiều chính sách của nhà nước đã đề cập, điều
chỉnh các vấn đề liên quan đến các di sản thế giới ở Việt Nam, tuy nhiên lĩnh
vực quản lý di sản thế giới là một lĩnh vực tương đối khó không chỉ ở nước ta
mà nhiều quốc gia, nhiều di sản trên thế giới vẫn đang trong quá trình xây
dựng và hoàn thiện chính sách quản lý. Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật
sửa đổi bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 là văn bản
pháp lý quan trọng giúp cho việc thực thi các biện pháp quản lý nhà nước và
chuyên môn nghiệp vụ đối với di sản thế giới. Tuy nhiên Luật chủ yếu điều
chỉnh các lĩnh vực của di sản văn hóa, do đó đối với các di sản thiên nhiên khi
áp dụng có những điều không phù hợp gây ra khó khăn trong công tác quản lý
các di sản thiên nhiên.
Một thực trạng trong công tác quản lý các di sản ở nước ta đó là sự
chồng chéo, một di sản thuộc sự quản lý của nhiều cơ quan, Bộ, ngành khác
nhau. Các di sản thế giới đều thuộc sự quản lý của Cục Di sản Văn hóa - Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, sự chỉ đạo Ủy Ban UNESCO Việt Nam - Bộ
Ngoại giao. Trong khi đó một di sản thường mang nhiều ý nghĩa khác nhau
như: văn hóa, thiên nhiên, môi trường… ví dụ đối với Vườn quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng ngoài chịu sự quản lý của hai cơ quan nêu trên như các di sản
khác còn chịu sự quản lý Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn; Cục bảo tồn Đa dạng sinh học - Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Đồng thời các di sản thế giới thường xuyên báo cáo, xin tham vấn của
Hội đồng di sản văn hóa quốc gia - cơ quan tư vấn giúp Thủ tướng Chính phủ
19
về những vấn đề quan trọng liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di
sản thế giới.
Bộ máy các cơ quan quản lý di sản thế giới ở nước ta rất khác nhau,
việc phân công, phân cấp, giao trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan quản lý di
sản thế giới ở một số địa phương còn nhiều bất cấp chưa tương xứng với tầm

vóc quản lý di sản thế giới dẫn đến các trở ngại trong quá trình vận hành và
xử lý công việc. Ở địa phương mỗi cơ quan quản lý di sản trực thuộc các cấp
khác nhau: trực thuộc UBND tỉnh (Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, Ban
quản lý vịnh Hạ Long, Ban quản lý vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng,
Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, Ban quản lý danh thắng
Trang An); trực thuộc UBND huyện (Trung tâm bảo tồn di sản văn hóa Hội
An, Ban quản lý di tích và du lịch Mỹ Sơn) và trực thuộc Sở Văn hóa Thể
thao và Du lịch (Trung tâm bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ).
Thẩm quyền của các cơ quan quản lý di sản còn hạn chế, hiệu quả hiệu
lực quản lý nhà nước đối với di sản thấp. Các cơ quan này là các đơn vị sự
nghiệp do đó khi xử lý các vi phạm xâm hại đến giá trị di sản thường không
đủ thẩm quyền, chỉ phát hiện, ngăn chặn và mời các đơn vị quản lý nhà nước
khác đến xử lý.
Bên cạnh sự chồng chéo và phân cấp phức tạp thì năng lực của đội ngũ
các bộ làm công tác quản lý, bảo tồn di sản thế giới cũng là thách thức lớn đối
với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Khi được công nhận là di sản
thế giới, các tiêu chí, bảo tồn và phát huy giá trị không chỉ bó hẹp trong phạm
vi quốc gia mà còn mở ra tầm thế giới vì khi đưa ra các biện pháp bảo tồn
trình độ kiến thức của cán bộ quản lý phải ở trình độ cao, trình độ quốc tế.
Tuy nhiên, các biện pháp, giải pháp bảo tồn của các di sản hầu hết chỉ mang
tính chữa cháy, thiếu tầm chiến lược, đi sau sự phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh phí, ngân sách là vấn đề khó khăn dễ nhận thấy, đây là nguồn lực
để bảo tồn các di sản. Để bảo tồn và phát huy được các di sản thế giới thì yếu
tố quan trọng là tính nguyên vẹn của di sản. Công việc này đòi hỏi một nguồn
kinh phí không nhỏ, khó khăn này càng được tăng lên khi nước ta đang trong
20
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội do nguồn
ngân sách quốc gia hay các địa phương có di sản thường được ưu tiên cho
nâng cấp cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống nhân dân.
Các vấn đề đời sống xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến các di sản thế

giới, các quốc gia trong quá trình phát triển bao giờ cũng phát sinh các mặt
trái, đó là thách thức thức trong công tác bảo tồn các di sản thế giới trong quá
trình phát triển hiện nay như đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự biến đổi khí hậu phát
triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, công tác bảo vệ các di sản thế giới cần được
thương lượng với các bên liên quan tìm ra biện pháp khắc phục mối đe dọa
trên. Vấn đề được đặt ta đối với các di sản thế giới đó là bảo vệ di sản hay
phát triển địa phương? Câu hỏi không hề mới đối với các địa phương có di
sản, một bên là sự phát triển kinh tế địa phương, một bên là việc bảo tồn tính
nguyên vẹn của di sản. Hai vấn đề này luôn có tác động tiêu cực đến nhau,
việc cân bằng hai vấn đề này không đơn giải, làm sao nâng được đời sống
nhân dân trong khi vẫn bảo vệ được di sản. Nếu bảo tồn làm ảnh hưởng đến
đời sống nhân dân là không được vì đời sống nhân dân là thước đo cho sự tác
động tích cực hay tiêu cực đến di sản. Nếu chỉ quan tâm đến phát triển đời
sống mà coi nhẹ công tác bảo tồn giá trị di sản thì các di sản bị tác động mạnh
hay có thể dẫn đến việc loại khỏi danh mục di sản thế giới. Trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển
của kinh tế, du lịch đã mạng lại những thay đổi tích cực cho các địa phương
có di sản. Tuy nhiên cùng với sự phát triển này cũng diễn ra một sự hủy hoại
đang lặng lẽ diễn ra, đó là sự hủy hoại lối sống vốn có, là sự tàn phá thiên
nhiên không dễ nhận ra bằng mắt thường. Thách thức của vấn đề đời sống xã
hội không chỉ ở vấn đề phát triển tại địa phương mà còn ở ý thức của người
dân, sự tồn tại vĩnh cửu hay mai một nhanh chóng của một di sản đều phụ
thuộc vào người dân, tuy nhiên ý thức bảo vệ của người dân đối với các di sản
thế giới chưa cao. Các hành động tiêu cực dù vô tình hay cố ý vẫn diễn ra
thường xuyên khiến di sản ngày càng mai một, đó là việc số lượng khách du
21
lịch quá cao, xã rác bừa bãi, khói thuốc, khai thác động thực vật quá mức…
đã tác động tiêu cực đến các giá trị di sản.
Hầu hết các chính sách quản lý di sản của chúng ta chỉ tập trung quản
lý các tác động của con người, của kinh tế - xã hội, tuy nhiên còn một vấn đề

đang tác động không nhỏ đến quản lý các di sản đó là tác động từ môi trường
tự nhiên. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, tác động từ môi
trường đối với các di sản ngày càng trở lên rõ rệt, qua trình mưa, bão, nước
biển dâng, hạn hán, cháy rừng thay đổi cả về số lượng, cường độ, diễn biến và
thời gian xuất hiện. Những tác động này đến các vùng biến đảo, vùng bảo vệ
các loài quý hiếm, các khu vực gần hành lang di trú của các loài, vùng ven
biển và các vùng đất ngập nước của các di sản thiên nhiên. Còn đối với các di
sản văn hóa thì các tác động này làm lụt lội, đổ sập, các di tích bị xuống cấp,
các vật liệu bị biến dạng làm ảnh hưởng đến tính nguyên vẹn của di sản.
Hệ thống kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách quản lý di sản và thực
hiện Công ước quốc tế còn hạn chế. Hành vi xâm hại các giá trị di sản thế giới
vẫn đang diễn ra ở các mức độ khác nhau do các vấn đề về sinh kế người dân
sống trong di sản, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, thậm chí cả lợi ích
nhóm… Tuy nhiên, hàng năm chỉ có báo cáo của cơ quan quản lý di sản mà
thôi, còn các cơ quan giám sát, quản lý khác của địa phương thì hầu như
không nhắc đến. Đồng thời tại các Hội nghị của Ủy ban di sản thế giới, các di
sản phải báo cáo giải trình các khuyến nghị của UNESCO, tuy nhiên vì nhiều
lý do khác nhau các yếu tố minh bạch trong báo cáo này cũng bị hạn chế.
Nhiều vụ xâm hại các giá trị di sản, vi phạm Luật di sản tại các di sản thế giới
chỉ được biết đến bởi các cơ quan truyền thông.
1.1.3.2. Chủ thế chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt Nam
Chủ thể ban hành chính sách quản lý di sản thế giới gồm các cơ quan
nhà nước có thẩm quyền như: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Văn hóa thể thao và
du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên - môi trường, Bộ Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải. Chính quyền địa
22
phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các sở, ban ngành và một
số huyện có di sản thế giới.
Bảng 1.1. Phân tích chủ thế chính sách
quản lý di sản thế giới ở Việt Nam

Hệ thống
tổ chức
Các bên
tham gia
Chức năng/nhiệm vụ Vai trò Động cơ
thái độ
Cấp
Trung
ương
Quốc hội Ban hành Luật; giám sát thực
hiện Luật; giám sát hoạt động
của chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang bộ… trong việc
thực hiện chính sách quản lý
di sản thế giới
Ban hành,
thẩm tra,
giám sát
Quan
tâm, hỗ
trợ
Chính phủ Thống nhất quản lý các
DSTG trong phạm vi cả
nước, ban hành các văn bản
quy phạm pháp luật, cơ chế,
chính sách quản lý DSTG
Quản lý
trong
phạm vi
toàn quốc

Quan
tâm, hỗ
trợ
Bộ Văn
hóa thế
thao và du
lịch
Là cơ quan của chính phủ
thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về DSTG, ban hành
các văn bản theo thẩm quyền
Quản lý
cấp Trung
ương
Ảnh
hưởng
Các bộ Quản lý nhà nước về DSTG
trong ngành, lĩnh vực theo sự
phân công của Chính phủ.
Quản lý
theo lĩnh
vực,ngành
Ảnh
hưởng
Hội đồng
di sản quốc
gia
Đề xuất ý kiến, tham mưu
cho Thủ tướng chính phủ
quyết định phương hướng,

chiến lược, quy hoạch các
DSTG
Tư vấn
cho Thủ
tướng
Chính phủ
Vô tư
Cấp địa
phương
Chính
quyền địa
phương các
tỉnh
Quản lý nhà nước về DSTG
trên địa bàn địa phương; ban
hành một số văn bản quản lý
theo thẩm quyền được phân
cấp
Quản lý
cấp địa
phương
Ảnh
hưởng
Các sở, cơ
quan quản
lý DSTG
Tham mưu giúp UBND tỉnh
quản lý DSTG trên địa bàn
Tham
mưu và

trưc tiếp
quản lý
Ảnh
hưởng
Các huyện Quản lý nhà nước về DSTG Quản lý Ảnh
23
có DSTD trên địa bàn địa phương cấp địa
phương
hưởng
1.1.3.3. Môi trường thể chế chính sách quản lý di sản thế giới ở Việt
Nam
Hệ thống thể chế giúp cho mọi hoạt động diễn ra có trật tự theo một hệ
thống nhất định. Vì vậy chính sách quản lý DSTG cũng phải có một thể thống
nhất từ trung ương đến địa phương, hệ thống thể chế chính sách quản lý
DSTG cũng phải tuân thủ thể chế chung về ban hành văn bản pháp luật. Quá
trình xây dựng, thẩm định, phê duyệt, ban hành phải tuân theo quy định. Thể
chế chính sách quản lý DSTG có nhiều loại khác nhau và được nhiều cơ quan
quản lý nhà nước ban hành theo thẩm quyền:
Thể chế do Trung ương gồm các văn bản Luật do Quốc hội ban hành,
các văn bản dưới Luật do Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành.
Thể chế do chính quyền địa phương bao gồm các văn bản quy phạm do
HĐND, UBND và các cơ quan ở cấp địa phương ban hành.
Bảng 1.2. Môi trường thể chế chính sách quản lý DSTG
Hệ thống thể chế Chủ thể ban hành Thẩm quyền ban hành
Cấp Trung ương
Quốc hội - Hiến pháp
- Luật
Chính phủ - Nghị định
- Nghị quyết
Thủ tướng Chính phủ - Nghị quyết

- Chỉ thị
- Quy hoạch
Bộ văn hóa thế thao và du lịch
và các Bộ, cơ quan thuộc chính
phủ có liên quan
- Quyết định
- Chỉ thị
- Thông tư, Thông tư
liên tịch.
Cấp địa phương
HĐND các tỉnh, thành phố - Nghị quyết
UBND các tỉnh, thành phố - Quyết định
- Chỉ thị
- Quy chế
- Kế hoạch quản lý
DSTG
Các sở và cơ quan quản lý - Quyết định
24
DSTG
1.1.3.4. Các yếu tố tác động đến chính sách quản lý di sản thế giới ở
Việt Nam
* Hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị nước ta là một thể thống nhất, gắn bó chặt chẽ, bao
gồm: Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các tổ chức chính trị xã hội. Hệ thống chính trị xã hội Việt Nam là
thể chế nhất nguyên chính trị, không tồn tại các đảng chính trị đối lập và gắn
liền với vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, toàn bộ hệ
thống chính trị được tổ chức và hoạt động trên nền tảng tư tưởng chủ nghĩa
Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Các yếu tố hình tác động đến việc ban hành chính sách quản lý các di

sản thế giới:
- Văn hoá chính trị là những giá trị mang tính tương đồng, ổn định phản
ánh nhận thức và các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong hệ thống
chính trị. Hành vi ứng xử của đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống
các cơ quan nhà nước có ảnh hưởng quan trọng đến chu trình chính sách quản
lý các di sản thế giới.
- Hiến pháp là luật gốc quy định quyền, nghĩa vụ của công dân, cơ cấu,
nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước trong đó có các cơ
quan lập pháp do đó mọi chính sách phải dựa trên Hiến pháp và chính sách
quản lý các di sản thế giới cũng không có ngoại lệ.
- Thể chế chính trị tác động vào quá trình xây dựng, hoạch định chính
sách quản lý các di sản thế giới. Thể chế chính trị thúc đẩy các tổ chức chính
trị, doanh nghiệp và người dân tham gia thảo luận chính sách thì chất lượng
chính sách cao hơn.
* Các yếu tố bên trong
Bên cạnh hệ thống chính trị thì chính sách quản lý các di sản thế giới ở
nước ta còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tổ bên trong khác như: công luận,
truyền thông, các giá trị xã hội và kinh tế.
25

×