Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Xã hội hoá công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành ở sở giao thông vận tải tỉnh hưng yên trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.33 KB, 43 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
NGUYỄN CAO HOÀNG
ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐANG LƯU HÀNH Ở
SỞ GTVT TỈNH HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
ĐỀ ÁN
XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN
GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ ĐANG LƯU HÀNH Ở
SỞ GTVT TỈNH HƯNG YÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY
Người thực hiện: Nguyễn Cao Hoàng
Lớp: Cao cấp lý luận chính trị - K5 HưngYên
Chức vụ: Phó giám đốc
Đơn vị công tác: Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Hưng Yên
Ngườihướngdẫnkhoahọc: TS.Trần Thị Xuân Lan
Khoa Xã hội học và Khoa học LĐQL
HÀ NỘI, THÁNG 03 NĂM 2015
MỤC LỤC
Tran
g
A. MỞ ĐẦU
1
B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
4


1. Cơ sở xây dựng đề án
4
1.1
.
Cơ sở khoa học
4
1.2
.
Cơ sở chính trị, pháp lý
7
1.3
.
Cơ sở thực tiễn
11
2. Mục tiêu của đề án
12
3. Nội dung thực hiện của đề án
13
3.1
.
Bối cảnh thực hiện đề án
13
3.2
.
Thực trạng vấn đề cần giải quyết
17
3.3
.
Nội dung cụ thể cần thực hiện
22

4. Tổ chức thực hiện
25
4.1 Các giải pháp thực hiện đề án
25
4.2
.
Phân công trách nhiệm thực hiện đề án
28
4.3
.
Tiến độ thực hiện của đề án
29
4.4
.
Kinh phí thực hiện của đề án
30
5. Dự kiến hiệu quả của đề án
30
5.1
.
Ý nghĩa thực tiễn của đề án
31
5.2
.
Đối tượng hưởng lợi của đề án
32
5.3
.
Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề án
32

C KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN
35
1. Kiến nghị
35
2. Kết luận
38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
40
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành đề án tôi nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Tổ chức tỉnh ủy
Hưng Yên đã tạo điều kiện cho tôi được tham gia học tập để nâng cao trình độ
lý luận chính trị. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu
vực I, cùng các thầy, cô giáo đã tận tình giảng dạy cho tôi trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Thị Xuân Lan - Cô giáo
hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi về kiến thức khoa học cũng như
phương pháp làm việc, chỉnh sửa trong quá trình thực hiện đề án.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi, đặc biệt là các đồng
chí học viên trong lớp, những người thường xuyên hỏi thăm, động viên tôi
trong khi thực hiện đề án.
Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, nhưng đề án này của tôi không
tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của
các cấp Lãnh đạo, quý thầy, cô giáo và tất cả bạn bè.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, ngày 25 tháng 3 năm 2015
Tác giả đề án

NGUYỄN CAO HOÀNG
A. MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Thế kỷ XXI, cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ là sự phát
triển đến chóng mặt các phương tiện giao thông nói chung và phương tiện
giao thông đường bộ nói riêng cả về số lượng lẫn chất lượng. Theo Bộ
Giao thông vận tải, trong 10 năm qua, hệ thống giao thông vận tải tại các
thành phố lớn như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng
và Hải Phòng có sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị
hóa nhanh và việc di dân tự do không kiểm soát tại các đô thị cùng với sự
gia tăng nhanh chóng số lượng phương tiện cơ giới cá nhân (số phương
tiện cơ giới cá nhân năm 2012 tại Hà Nội là 4.346.860 xe, tại thành phố
Hồ Chí Minh là 5.477.902 xe, tại Hải Phòng là 826.661 xe, tại Đà Nẵng
là 578.050 xe, tại Cần Thơ là 568.339 xe) đã gây ra tình trạng ùn tắc giao
thông và cản trở quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các đô thị.
Theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, giai đoạn 2002 - 2012,
tốc độ tăng trưởng phương tiện hàng năm tăng nhanh ở tất cả các thành
phố lớn. Tại Hà Nội xe con tăng bình quân 17,23%/năm, xe gắn máy tăng
bình quân 11,02%/ năm, tại thành phố Hồ Chí Minh xe con tăng bình
quân 14,88%/năm, xe gắn máy tăng bình quân 9,79%/năm.
1
Nhưng không phải tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông
ra đều đạt các tiêu chuẩn đặt ra, vì vậy mà trong những năm gần đây số
lượng các vụ tai nạn do nguyên nhân kỹ thuật của các phương tiện tham
gia giao thông tăng lên đáng kể. Vì thế kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của các phương tiện tham gia giao thông ngày càng đóng
một vai trò quan trọng.
Cục đăng kiểm Việt Nam là một tổ chức trực thuộc Bộ giao thông
vận tải, thực hiện chức năng quản lý về đăng kiểm đối với các phương
tiện giao thông và phương tiện thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng,
container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải
đường bộ, đường sắt, đường sông, hàng không dân dụng trong phạm vi cả

nước. Cục đăng kiểm tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm an tòan kỹ
thuật các loại phương tiện thiết bị giao thông vận tải và phương tiện, thiết
bị thăm dò, khai thác dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.
Sự tăng đột biến các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã
dẫn đến tình trạng các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ở các thành phố
lớn và các tỉnh lận cận thường xuyên trong tình trạng quá tải, gây lãng phí
về mặt thời gian cho nhiều chủ phương tiện, mất thời gian khai thác của
phương tiện, làm nhỡ hợp đồng hoặc gây ra nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng
ít nhiều đến kinh tế doanh nghiệp và của cả nền kinh tế đất nước. Cũng từ
sự quá tải ở các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới này đã dẫn tới một số
hiện tượng tiêu cực trong ngành đăng kiểm. Trước tình hình này, Cục
đăng kiểm thuộc Bộ giao thông vận tải đã xây dựng đề án xã hội hóa
công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhằm huy
động tiềm năng nguồn lực của xã hội đầu tư cho hoạt động kiểm định,
1 Theo báo Đăng kiểm Việt Nam điện tử, ngày 25/11/2013.
đáp ứng nhu cầu kiểm định do tăng trưởng phương tiện, nâng cao chất
lượng kiểm định, tạo điều kiện tối đa cho chủ phương tiện, giảm bớt chi
ngân sách nhà nước, tạo sự cạnh tranh lành mạnh.
Để tiếp tục nâng cao chất lượng công tác kiểm định an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới, hạn chế tiêu cực, giảm sự quá tải ở
các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hiện nay tôi đã chọn đề tài “Xã hội
hoá công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang
lưu hành ở Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn hiện
nay” để làm đề án tốt nghiệp. Với cương vị phó giám đốc Trung tâm
đăng kiểm xe cơ giới Hưng Yên, qua đề án tốt nghiệp này tôi hy vọng có
thể góp phần cải thiện chất lượng công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu
hành trong giai đoạn hiện nay ở Trung tâm đăng kiểm thuộc Sở Giao
thông vận tải Hưng Yên.
2. Giới hạn
2.1. Đối tượng: Xã hội hoá công tác đăng kiểm giao thông cơ giới đường

bộ.
2.2. Không gian: Đề án triển khai thực hiện tại Trung tâm đăng kiểm xe
cơ giới tỉnh Hưng Yên.
2.3. Thời gian: 1 năm từ tháng 6/2015 - 6/2016.

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Khái niệm đăng kiểm
Xét về mặt ngữ nghĩa, từ “đăng kiểm” được ghép từ 2 từ “đăng” và
“kiểm”. Đăng có nghĩa là đăng ký, đăng ký một việc, một vật gì đó, nó
thường có tính chất để quản lý, kiểm tra kiểm soát. Kiểm có nghĩa là
kiểm tra, kiểm soát.
Vậy có thể hiểu đăng kiểm có nghĩa là kiểm tra kiểm soát một sự
vật, sự việc nào đó giúp cho quá trình quản lý được tốt hơn. Đăng kiểm
thường mang tính chất định kỳ.
Ví dụ: như hiện nay chúng ta phải đăng ký biển số xe ô tô, xe máy
với công an để quản lý, ở đây chúng ta phải đăng ký về chất lượng xe,
kiểu loại xe khi đang được lưu hành hoặc tạm thời không lưu hành nữa.
1.1.1.2. Khái niệm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Đối với bất kỳ loại phương tiện giao thông nói chung và phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ nói riêng đều phải kiểm định. Những
phương tiện giao thông cơ giới đường bộ mới khi được sản xuất hoặc khi
được nhập khẩu về đều đã được kiểm định, nhưng trước khi được đưa
vào sử dụng, hoặc tham gia giao thông phải kiểm định và ghi nhận vào
mạng quản lý kiểm định của Cục Đăng kiểm Việt Nam. Các phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ nào được phép tham gia giao thông khi đã
đạt đầy đủ các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như
đã quy định. Sau đó đối với những phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ đang lưu hành thì sau một khoảng thời gian sử dụng nhất định được

gọi là chu kỳ kiểm định phải được đưa đến các trung tâm đăng kiểm để
kiểm tra lại. Nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục được lưu hành. Ngược lại thì chủ
các phương tiện này phải sửa chữa hoặc không được phép lưu hành nữa.
Chu kỳ kiểm định được quy định cụ thể, nó tuỳ vào từng loại xe và vào
thời gian đã sử dụng phương tiện này. Nếu xe có thời gian sử dụng càng
lâu thì chu kỳ kiểm định càng ngắn.
Vậy đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu
hành là việc kiểm tra định kỳ các phương tiện giao thông cơ giới đường
bộ đang lưu hành, thực hiện việc quản lý các phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ đang lưu hành bằng phần mềm chuyên dụng của Cục
Đăng kiểm Việt Nam.
• Quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Quy trình đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là
quy trình kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
của các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm các bước:
 Thực hiện thủ tục kiểm định.
 Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
 Thông báo kết quả kiểm định.
 Thực hiện việc cảnh báo thông tin của phương tiện trên mạng
“VR” (nếu phương tiện không đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường)
 Lưu trữ hồ sơ kiểm định.
1.1.1.3. Khái niệm xã hội hoá đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ
Trước hết cần hiểu khái niệm xã hội hoá là gì? Hiện nay, khái niệm
xã hội hóa đang được hiểu và sử dụng theo hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất được sử dụng trong các khoa học xã hội & nhân
văn, đặc biệt là trong Xã hội học, Tâm lý học xã hội là xã hội hóa cá
nhân.
- Nghĩa thứ hai được sử dụng phổ biến trong quản lý xã hội, trong

đời sống xã hội là xã hội hóa các vấn đề, sự kiện hay hoạt động xã hội,
còn gọi là xã hội hóa các vấn đề, các sự kiện xã hội. Khái niệm này chỉ
sự tang cường, chú ý quan tâm của xã hội về vật chất và tinh thần đến
những vấn đề, sự kiện cụ thể nào đó của xã hội mà trước đây chỉ có một
bộ phận của xã hội có trách nhiệm quan tâm. Nói cách khác, do tầm quan
trọng, ý nghĩa xã hội của những vấn đề cụ thể mà từ chỗ chỉ một nhóm
hay một cộng đồng hay một bộ phận xã hội quan tâm, đến nay, ngày càng
được đông đảo quần chúng xã hội quan tâm.
2
Từ khái niệm trên có thể hiểu, xã hội hoá là một quá trình huy
động, tổ chức sự tham gia rộng rãi, chủ động của nhân dân và các tổ chức
vào hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng trên cơ sở phát huy tính sáng
tạo và khả năng đóng góp của mỗi người. Xã hội hóa thường mang đem
lại hiệu quả cao hơn so với sự cung ứng bao cấp của Nhà nước.
Xã hội hoá công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ mà đề án đề cập được hiểu theo nghĩa này. Từ đây có thể quan
niệm về việc xã hội hóa công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ như sau:
Xã hội hoá dịch vụ đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ đang lưu hành là cho phép người dân, các tổ chức xã hội tham
gia thành lập các trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới
đường bộ và tham gia vào việc kiểm định các phương tiện giao thông cơ
giới đường bộ.
2 Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, H. 1997, tr.253.
Xã hội hóa các dịch vụ công ích trong đăng kiểm là một chủ trương
đang được đẩy mạnh thực hiện ở nước ta, nhằm thu hút sự tham gia đầu
tư của xã hội. Bên cạnh mặt tích cực, trong quá trình chuyển đổi này, các
đơn vị công ích có thu như doanh nghiệp đăng kiểm cũng sẽ phải đối mặt
với nhiều vấn đề nảy sinh như: thiếu kinh phí đầu tư, thiếu nguồn nhân

lực trình độ cao, khó cân bằng giữa lợi ích doanh nghiệp và chất lượng
dịch vụ, làm nảy sinh nhiều tiêu cực khó có thể kiểm soát được, và chính
những tiêu cực này lại gây hậu quả làm ảnh hưởng đến từng người dân và
xã hội phải gánh chịu.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
Lĩnh vực giao thông vận tải được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan
tâm vì đây là một trong lĩnh vực quan trọng của một quốc gia. Công tác
đăng kiểm trong giao thông vận tải không được đề cập trực tiếp trong các
văn kiện của Đảng.
Tuy nhiên, Đảng ta đã có chủ trương phát triển các hình thức, các
loại hình, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, tức là xã
hội hoá, trong các kỳ Đại hội gần đây. Đáng chú ý, Đảng đã có chủ
trương, định hướng xã hội hoá dịch vụ xã hội “Đẩy mạnh đổi mới tổ
chức, cơ chế hoạt động của các dịch vụ công phù hợp vói kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các đơn vị này có quyền chủ động
và được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia thị trường, cung cấp ngày
càng nhiều và tốt hơn dịch vụ cho xã hội”.
3
Các văn bản pháp lý có liên quan đề án có thể thấy trong các văn
bản nhà nước ban hành liên quan đến công tác kiểm định phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ đó là:
3 Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb
Chính trị quốc gia, H. 2011, tr. 208.
- Luật Giao thông Ðường Bộ Ðiều 8 chương 1 những quy định
chung và Ðiều 48, 50, 52 chương IV: Phương tiện tham gia giao thông
đường bộ, ban hành 29/06/2001.
- Quyết định 75/CP Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức
bộ máy của Cục Ðăng kiểm Việt Nam.
Quyết định 195/1998/QÐ-TTg của Thủ tướng chính phủ Phê duyệt
"Hiệp định công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định xe cơ giới

thương mại do các nước ASEAN cấp".
Nghị định 23/2004/NĐ-CP của chính phủ Về quy định niên hạn sử
dụng của ô tô tải và ô tô chở người.
Liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm, Bộ Giao thông vận tải đã ban
hành về khá nhiều văn bản pháp lý như:
- Quyết định số 1658/QĐ-BGTVT về việc “Phê duyệt đề án Xã hội
hóa công tác Đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành” Ngày 16/05/2005 Bộ
trưởng bộ Giao thông vận tải.
- Quyết định số 45/2005/QĐ-BGTVT về việc quy định điều kiện
thành lập và hoạt động của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, Ngày
23/09/2005 Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải.
- Quyết định số 3544/2005/QĐ-BGTVT về việc phê duyệt tổng thể
phát triển mạng lưới các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đến năm 2015,
ngày 23/09/2005 Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
- Quyết định 1873/QĐ-BGTVT ngày 8/3/2012 của Bộ Giao thông
vận tải về việc phê duyệt "Đề án nâng cao chất lượng công tác kiểm định
phương tiện giao thông", trong đó đã xác định đẩy mạnh xã hội hóa công
tác đăng kiểm ô tô đang lưu hành theo mô hình: “Các thành phần kinh tế
đầu tư cơ sở vật chất, cơ quan nhà nước quản lý, thực hiện công tác kiểm
định và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật & bảo vệ môi trường cho
xe cơ giới”.
- Ngoài ra các văn bản trên còn một số thông tư, nghị định khác
liên quan cũng cần nghiên cứu để làm cơ sở pháp lý thực hiện việc xã hội
hóa công tác đăng kiểm Xe cơ giới đường bộ đang lưu hành như sau:
Thông tư 59/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013 của Bộ Giao
thông vận tải “quy định về việc thành lập và hoạt động của Trung tâm
đăng kiểm xe cơ giới.”
Thông tư 27/2013/TT-BGTVT ngày 24/09/2013 của Bộ Giao
thông vận tải “quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với
lãnh đạo, nhân viên Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới”.

Thông tư 42/2012/TT-BGTVT ngày 16/10/2012 của Bộ Giao
thông vận tải “quy định về trách nhiệm và sử lý vi phạm trong công tác
đăng kiểm”.
- Nghị định 23/2004/NĐ-CP về việc “Quy định niên hạn sử dụng
xe tải và xe chở người tham gia giao thông đường bộ”.
- Thông tư 06/2004/TT-BGTVT về việc “Hướng dẫn thực hiện
nghị định 23 /2004/NĐ-CP.
- Quyết định số 26/2008/QĐ-BGTVT ngày 04/12/2008 quy định về
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cục Đăng kiểm
Việt Nam.
- Quyết định số 182/2009/QĐ-ĐKVN ngày 31/03/200 quy định về
chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của phòng kiểm định,
cục Đăng kiểm Việt Nam.
- Thông tư 22/2009/TT-BGTVT ngày 02/10/2009 Quy định về thủ
tục kiểm định ATKT & BVMT phương tiện cơ giới đường bộ.
- Thông tư 10/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 Quy định về nội
dung kiểm định ATKT & BVMT phương tiện cơ giới đường bộ.
- Thông tư 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 Quy định về
điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.
Trong các văn bản pháp lý, đáng chú ý là Quyết định số 3771/QĐ-
BGTVT về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể các Trung tâm đăng kiểm
và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã
được Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 06/10/2014. Đây là cơ sở để
tăng cường công tác quản lý nhà nước, khai thác hiệu quả hoạt động của
hệ thống các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới
đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Theo Quy hoạch này, đến năm 2015, cả nước có 152 trung tâm
đăng kiểm với 298 dây chuyền kiểm định; đến năm 2020, số lượng trung
tâm đăng kiểm trên cả nước là 211 trung tâm đăng kiểm với 451 dây
chuyền kiểm định; số lượng trung tâm đăng kiểm trên cả nước vào

khoảng 269 trung tâm đăng kiểm vào năm 2030 với khoảng 600 dây
chuyền kiểm định.
Để thực hiện quy hoạch, sẽ ưu tiên đầu tư trung tâm đăng kiểm mới
nhằm giảm tải cho các trung tâm đăng kiểm tại các khu vực hiện đã quá
tải; ưu tiên đầu tư xây dựng các dây truyền kiểm định và trung tâm đăng
kiểm hiện đại, tiên tiến theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật quy định nhằm đáp
ứng nhu cầu của xã hội; ưu tiên đầu tư các trung tâm đăng kiểm xe cơ
giới có vị trí thuận tiện đi lại.
Bên cạnh đó, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong công tác
kiểm định của các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới; khuyến khích các
doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất các trang, thiết bị phục vụ công
tác đăng kiểm nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa, giảm chi phí đầu tư.
Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngăn chặn, phát
hiện và xử lý nghiêm khắc các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định
trong hoạt động kiểm định xe cơ giới đang lưu hành. Hỗ trợ kinh phí đào
tạo để nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ, người lao động tham gia
hoạt động quản lý điều hành, vận hành khai thác trong lĩnh vực đăng
kiểm tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Thực trạng về tình hình hoạt động của các trung tâm đăng kiểm xe
cơ giới đang hoạt động như thời gian gần đây, tại các trung tâm đăng
kiểm xe cơ giới thường xuyên trong tình trạng quá tải, gây lãng phí về
mặt thời gian cho nhiều chủ phương tiện, mất thời gian khai thác của
phương tiện, làm nhỡ hợp đồng hoặc gây ra nhiều hệ lụy khác, ảnh hưởng
ít nhiều đến nền kinh tế đất nước. Tuy vậy sự quá tải ở các trung tâm
đăng kiểm xe cơ giới dẫn tới một số hiện tượng tiêu cực trong ngành
đăng kiểm. Trước tình hình đó được bộ giao thông chỉ đạo và ra văn bản
cụ thể, Cục đăng kiểm đã có chủ trương tiếp tục đẩy nhanh việc xã hội
hóa công tác đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đã được
khởi động từ những năm trước đây.

Đến nay các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành hoạt
động theo mô hình xã hội hóa là 55 Trung tâm, các trung tâm này được
chuyển đổi từ các mô hình, thành lập mới. Theo thống kê đầy đủ của
ngành thì hầu hết các tỉnh đều có từ một đến hai trung tâm đăng kiểm xe
cơ giới xã hội hóa ra đời trong thời gian gần đây, loại trừ các tỉnh thuộc
vùng sâu, vùng xa không có đủ lượng xe để xây dựng hay đầu tư, hoặc vị
trí địa lý không phù hợp để tiến hành xây dựng. Tại các thành phố lớn thì
số lượng trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành ra đời nhiều hơn.
Năm 2014, công tác đăng kiểm đã có nhiều chuyển biến tích cực,
được xã hội và người dân đồng tình, ghi nhận. Chất lượng hoạt động đăng
kiểm được nâng cao, tiêu cực giảm dần Đó là sự “lột xác” của Cục
Đăng kiểm Việt Nam.
Đây là những đánh giá được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác
năm 2014 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2015 của Cục Đăng
kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải. Trong đó, công tác kiểm định xe
cơ giới đang lưu hành đã được cơ giới hóa, nối mạng thiết bị tại tất cả các
tỉnh, thành phố trên cả nước. Toàn bộ các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
đã trang bị hệ thống camera IP giám sát.
Tính đến ngày 10/1/2015, trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước có
133 trung tâm và chi nhánh đăng kiểm xe cơ giới, trong đó có 74 chi
nhánh trực thuộc các Sở Giao thông vận tải hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, 4
trung tâm trực thuộc Cục và phần còn lại đều đã được xã hội hóa (bao
gồm 41 trung tâm của tư nhân và 14 trung tâm được doanh nghiệp tư
nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị). Riêng năm 2014 đã có 26 đơn
vị đăng kiểm xã hội hóa đang xây dựng và đi vào hoạt động.
Đến hết ngày 31/12/2014, cả nước đã có 1.837.436 xe cơ giới vào
kiểm định, số lượt kiểm định năm 2014 đạt trên 2 triệu 400 nghìn lượt.
Năm 2014, cả nước đã loại bỏ 118.550 phương tiện xe cơ giới hết niên
hạn sử dụng, trong đó có 77.858 xe chở hàng và 40.692 xe chở
người; 16.354 phương tiện hết niên hạn sử dụng, trong đó có 3.234 xe

chở người và 13.120 xe chở hàng.
Năm 2014, các trung tâm đăng kiểm đã từ chối kiểm định 408 xe
khách do tự ý lắp thêm ghế, thêm giường hoặc cơi nới hầm chở hàng; 431
xe khách kiểm định không đạt do liên quan đến tự ý cải tạo; 801 xe chở
khách đã sửa chữa, khôi phục nguyên trạng quay vào kiểm định lại.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cũng đã đưa vào cảnh báo 1.243 xe do vi
phạm quy định của Luật giao thông đường bộ, yêu cầu phải có kết quả xử
lý của Thanh tra giao thông mới được kiểm định. Các đơn vị đăng kiểm
đã đưa vào cảnh báo 21.824 xe không đạt tiêu chuẩn, trong đó có trên
5.836 xe do lỗi liên quan đến thùng hàng.
Mặc dù công tác xã hội hóa được đánh giá là chủ trương đúng đắn,
Tổng kết thực hiện thí điểm xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới
đang lưu hành do Bộ Giao thông vận tải thì mô hình xã hội hoá còn bộc
lộ nhiều hạn chế, đặc biệt trong quản lý hoạt động, quản lý chất lượng và
chống tiêu cực trong quá trình kiểm định.
Theo Cục đăng kiểm Việt Nam, sau 9 năm triển khai thực hiện thí
điểm theo hai mô hình xã hội hóa đăng kiểm. Trong hoạt động đăng
kiểm, những trung tâm này đều bộc lộ hạn chế, cạnh tranh không lành
mạnh như hạ bớt tiêu chuẩn đăng kiểm, hạ phí sai quy định, không đăng
kiểm nhưng vẫn cấp giấy chứng nhận kiểm định…Trong khi đó, đăng
kiểm viên lại thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ hạn chế
Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng
trong hoạt động kiểm định xe cơ giới cần nâng cao vai trò quản lý nhà
nước ngay tại các sở giao thông vận tải, chú trọng đào tạo đội ngũ kiểm
định viên; đồng thời thực hiện xã hội hóa đăng kiểm phải gắn liền với
quy hoạch sử dụng đất, đảm bảo ổn định lâu dài.
Việc thực hiện trung tâm đăng kiểm xe cơ giới xã hội hóa theo mô
hình mới phù hợp với nhu cầu hiện nay khi mà phương tiện cơ giới ngày
càng tăng cao. Tuy nhiên, việc quản lý phải đi đôi với phát triển, đáp ứng
nguồn nhân lực đăng kiểm viên đủ năng lực, phẩm chất đạo đức để góp

phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm tai nạn giao thông.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
2.1. Mục tiêu chung
Từ những nghiên cứu về cơ sở khoa học, chính trị, pháp lý và cơ sở
thực tiễn, xuất phát từ tình hình đăng kiểm tại địa phương, đề án xây
dựng phương án xã hội hoá công tác đăng kiểm phương tiện giao thông
đường bộ tại tỉnh Hưng Yên. Đồng thời đề xuất giải pháp tổ chức thực
hiện công tác xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành
trong giai đoạn hiện nay của Sở Giao thông vận tải Hưng Yên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu những vấn đề về cơ sở khoa học, cở sở pháp lý và cơ sở thực
tiễn xung quanh xã hội hoá công tác đăng kiểm.
- Từ thực trạng những bất cập trong công tác đăng kiểm, đề tài triển khai
xã hội hóa công tác đăng kiểm xe cơ giới đang lưu hành tại tỉnh Hưng
Yên.
- Tổ chức thực hiện đề án thông qua các giải pháp thực hiện xã hội hoá
dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới của Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên
trong giai đoạn hiện nay.
3. NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
3.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Hưng Yên là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, có vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp các tỉnh thành là: Hà Nội, Bắc Ninh,
Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam. Hiện nay Hưng Yên có 10 đơn vị hành
chính, 01 thành phố và 9 huyện. Diện tích tự nhiên 923km
2
, dân số
1.134.211 người.
Hưng Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã
hội, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm kinh tế phía Bắc (Hà Nội - Hải
Dương- Hải Phòng - Quảng Ninh), giáp ranh với Hà Nội, là cửa ngõ phía

đông của Hà Nội.
Địa phận phía bắc của tỉnh có 23 km quốc lộ 5 và trên 20km đường
sắt tuyến Hà Nội chạy qua rất thuận tiện về giao thông để ra cảng biển
quốc tế Hải Phòng, đường đi ra sân bay quốc tế Nội Bài, đi Hà Nội và
Quảng Ninh.
Trong quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc Bộ đã
được Chính phủ phê duyệt, dọc trục đường 5 từ Hà Nội đi Hải Phòng là
khu vực ưu tiên bố trí các khu công nghiệp, tập trung phát triển các ngành
công nghiệp nhẹ, điện tử, chế biến
Sau hơn 10 năm được tái lập, kinh tế của tỉnh Hưng Yên đã tăng
trưởng nhanh, tương đối vững chắc và có hiệu quả. GDP tăng bình quân
trên 10%, năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP đạt 13,7%, cơ cấu
chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm
dần tỷ trọng nông nghiệp. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực.
Năm 2012, tổng sản phẩm (GDP) tăng 7,71%; sản xuất nông
nghiệp được mùa, giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản tăng 0,22%; sản
xuất công nghiệp tăng 9,01%; dịch vụ tăng 11,5%, tổng mức lưu chuyển
hàng hóa bán lẻ tăng 20,25%; chỉ số giá tiêu dùng chung tăng 6,35%; GDP
bình quân đầu người 28 triệu đồng; cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công
nghiệp - xây dựng, dịch vụ: 20,84% - 47,48% - 31,67%; kim ngạch xuất
khẩu 1.095 triệu đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước đạt 4.307
tỷ đồng, trong đó: thu nội địa 3.550 tỷ đồng; thu thuế xuất, nhập khẩu 750
tỷ đồng; thu từ xổ số kiến thiết 7 tỷ đồng.
Năm 2013, tổng sản phẩm (GDP) tăng 7,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tích cực: nông nghiệp: 17,05%; công nghiệp, xây dựng:
48,21%; dịch vụ: 34,74%. Tổng diện tích gieo trồng đạt 108.849 ha, tăng
0,71%, lúa chất lượng cao đạt 61,5% diện tích, tăng 1,4% so với năm
2012; diện tích cây vụ đông tăng 4,8%; giá trị chăn nuôi tăng 1,2%; giá trị
sản xuất thủy sản tăng 4,22%; sản lượng cây ăn quả nói chung đều tăng và

được giá. Sản xuất công nghiệp tăng khá, giá trị sản xuất tăng 7,31%; thu
hút được 84 dự án (trong đó: 54 dự án trong nước, 30 dự án nước ngoài)
với tổng số vốn đầu tư 2.980 tỷ đồng và 129 triệu USD. Các ngành dịch vụ
tiếp tục phát triển, giá trị sản xuất tăng 12,23%; tổng mức lưu chuyển hàng
hóa bán lẻ tăng 11,7% so với năm 2012, chỉ số giá tiêu dùng chung tăng
6,7% so với bình quân chung cùng kỳ năm trước; dịch vụ vận tải hành
khách và hàng hóa phát triển. Kim ngạch xuất khẩu đạt 1.700 triệu USD.
Tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 5.700 tỷ đồng, bằng 105% so với dự
toán Trung ương giao (trong đó thu nội địa trên 4.100 tỷ, thu thuế xuất
nhập khẩu 1.600 tỷ, thu xổ số kiến thiết 8 tỷ). GDP bình quân đầu người
đạt 30,5 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 5,77% (theo tiêu chí mới).
Hưng Yên là tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, tuy diện tích không lớn
(trên 900km2), song dân số khá đông (khoảng 1,2 triệu người). Năm
2012, vượt lên nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng GDP tăng khá và đạt
7,71%, thu ngân sách trên địa bàn đạt 4.600 tỷ đồng. Đầu tư phát triển
giao thông vận tải được tỉnh rất quan tâm. Năm 2014 ủy ban nhân dân
tỉnh Hưng Yên đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông
vận tải tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030,
trên cơ sở kết nối, phù hợp với hệ thống giao thông lớn của vùng được
quy hoạch đi qua và tác động đến tỉnh Hưng Yên. 90% đường xã và liên
xã đã đầu tư cứng hóa. Nhiều huyện, xã có phong trào nhân dân làm giao
thong nông thôn khá. Nhiều dự án giao thông quốc gia quan địa bàn được
tỉnh quan tâm làm tốt công tác giải phóng mặt bằng. Các năm 2011, 2012
tỉnh giảm được một số tiêu chí về tai nạn giao thông.
3.2. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
3.2.1. Một vài nét về Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hưng Yên
Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới Hưng Yên trực thuộc Sở Giao
thông vận tải Hưng Yên quản lý trực tiếp. Trung tâm hiện nay gồm 02 cơ
sở: cơ sở số 1 và cũng là trụ sở chính đặt tại xã Dị Sử huyện Mỹ Hào
Hưng Yên; cơ sở 2 được xây dựng tại xã Bảo Khê thuộc thành phố Hưng

Yên. Cơ cấu tổ chức Trung tâm gồm:
Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ về mọi mặt hoạt động
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Trung tâm (bao gồm cả 02 cơ sở).
Tổng số cán bộ, viên chức của Trung tâm là 23 người. Trong đó:
01 Phó giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi hoạt động ở cơ sở 2.
01 phó giám đốc phụ trách Hành chính ở cả 02 cơ sở và chỉ đạo
điều hành hoạt động khi Giám đốc đi vắng hoặc uỷ quyền.
01 Phụ trách kế toán.
12 đăng kiểm viên (bao gồm cả PGĐ và Giám đốc).
07 Nhân viên nghiệp vụ
Trong năm 2014, trung tâm cử cán bộ viên chức tham gia các lớp
học, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp
vụ, trình độ quản lý nhà nước cụ thể như sau:
+ Cao cấp lý luận chính trị: 01
người.
+ Đảng viên trẻ: 01
người.
+ Nhân viên nghiệp vụ: 01
người.
+ Đăng kiểm viên bậc cao: 02
người.
+ Thu phí sử dụng đường bộ: 05
người.
+ Nghiệp vụ đăng kiểm: 05
người.
3.2.2. Thực trạng hoạt động của Trung tâm đăng kiểm
Việc kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện
cơ giới đường bộ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Hưng Yên thường
xuyên đuọc các đăng kiểm viên thực hiện đúng các quy trình, quy phạm,
đánh giá các hạng mục kiểm tra theo tiêu chuẩn ngành và văn bản hướng

dẫn hiện hành, không bỏ sót hạng mục kiểm tra.
Đối với những trường hợp không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, đăng
kiểm viên đã tìm ra được các nguyên nhân đẫn đến không đạt, để hướng
dẫn cụ thể cho chủ phương tiện khắc phục sửa chữa, bên cạnh đó còn
hướng dẫn cho chủ phương tiện về chu trình chuẩn đoán, bảo dưỡng, sửa
chữa. Trong những năm qua không có phương tiện nào bị tai nạn do lỗi
kỹ thuật gây nên.
Việc luân chuyển giữa hai cơ sở đối với đăng kiểm viên được thực
hiện nghiêm túc, phân công nhiệm vụ trong dây chuyền kiểm định hợp lý,
đúng quy định giữa các công đoạn, nên rút ngắn được thời gian kiểm
định, thu hút nhiều phương tiện trong và ngoài tỉnh đến kiểm định.
Năm 2013 trung tâm có 1 sáng kiến được công nhận cấp ngành:
Giải pháp chống ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ Diezel phát
ra khu vực nhà kiểm tra xe.
Trung tâm thường xuyên báo cáo đầy dủ, kịp thời các phương tiện
sắp hết niên hạn sử dụng; phương tiện hết niên hạn sử dụng, theo nghị
định 95/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Thông báo chủ phương tiện và
niêm yết danh sách phương tiện sắp hết, hết niên hạn sử dụng tại phòng
tiếp nhận hồ sơ. Tuyên truyền giáo dục để chủ phương tiện, lái xe, tự
giác, nghiêm chỉnh chấp hành. Phát miễn phí 400 cuốn cẩm nang lái xe ô
tô an toàn cho các đối tượng: lái xe, chủ xe khách trên 24 chỗ, xe tải
nặng, container.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng kiểm định, lựa
chọn bố trí, sử dụng cán bộ đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ là
những người có năng lực, có ý thức vươn lên, có đạo đức nghề nghiệp để
phân công nhiệm vụ cho từng công đoạn phù hợp trong dây truyền kiểm
định.
Hàng năm đều bổ sung, sửa đổi hệ thống chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001 - 2008 đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.
Cải cách phong cách phục vụ để thu hút khách hàng, đảm bảo vệ sinh môi

trường nơi làm việc.
Mặc dù khối lượng công việc lớn, song đơn vị đã áp dụng nhiều
biện pháp nghiệp vụ phù hợp, giúp quy trình đăng kiểm kỹ thuật nhanh
gọn, thuận lợi hơn cho các chủ phương tiện. Trung tâm ứng dụng công
nghệ tin học vào quá trình quản lý, giám sát kỹ thuật nhằm nâng cao chất
lượng an toàn cho các phương tiện cơ giới. Các phương tiện khi được
kiểm định đều được các đăng kiểm viên thực hiện đầy đủ các bước kiểm
tra với 5 công đoạn và 55 hạng mục theo quy định.
Nhờ tuân thủ quy trình, quy phạm đăng kiểm, hàng năm trung tâm
đã tiến hành đăng kiểm, cấp chứng nhận lưu hành cho hàng chục nghìn ô-
tô các loại. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều phương tiện không đạt tiêu
chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải tiến hành tu sửa để
kiểm định lần hai. Nhiều trường hợp phải kiểm định lần ba, lần bốn cho
đến khi bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật, môi trường để được cấp phép lưu
hành.
Hiện nay, trung tâm có 2 cơ sở, mỗi cơ sở chỉ có 1 dây chuyền
kiểm định nên thời gian làm việc của cán bộ, công nhân viên trung tâm
thường phải kéo dài tới 20 giờ đêm nhằm bảo đảm phương tiện đã đến
trung tâm được kiểm định hết, không phải chờ đợi. Với lưu lượng ra vào
bình quân 40 ô-tô/ ngày như hiện nay và số lượng phương tiện có thể tiếp
tục tăng nên dây cở sở 1 của trung tâm tại phố Nối đã quá tải, nên đã phải
làm việc thêm giờ vào ngày thứ 7. Để đáp ứng nhu cầu thực tế, cần phải
xã hội hoá trung tâm để có điều kiện đầu tư lắp đặt thêm dây chuyền kiểm
định để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Kết quả cụ thể:
- Số phương tiện vào kiểm định năm 2013 của cả 02 cơ sở là: 21.452 lượt
phương tiện, tăng so với năm 2012 là 15,3%.
- Kinh phí thu được: 6.319.085.000đ tăng so với năm 2012 là 24% (do
phí kiểm định tăng từ tháng 10 năm 2013).
- Nộp ngân sách nhà nước: 1.311.694.000đ tăng so với năm 2012 là

22,5%.
- Thu phí bảo trì đường bộ của cả 2 cơ sở được: 69.998.755.133đ tăng so
với kế hoạch giao là 8%.
- Số phương tiện vào kiểm định năm 2014 của cả 02 cơ sở là: 20.551 lượt
phương tiện.
- Kinh phí thu được 7.538.080.000đ . Tăng so với năm 2013 là trên 10%.
- Nộp ngân sách nhà nước: 1.269.690.500đ .
- Thu phí bảo trì đường bộ của cả 2 cơ sở: 59.546.046.000đ tăng so với
kế hoạch giao là 1,2%.
Khó khăn lớn nhất trong thực hiện nhiệm vụ của trung tâm hiện
nay là cơ sở vật chất đã xuống cấp, cán bộ thường xuyên phải làm việc

×