Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

bài giảng địa lý việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 64 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Ngôn ngữ học
Trần Thị Hồng Hạnh
ĐỊA LÝ VIỆT NAM
(Tài liệu dùng cho sinh viên Học viện Ngoại ngữ -
Đại học DT Quảng Tây )
Hà Nội, tháng 9 năm 2014
(Lưu hành nội bộ)
1
Chương I.
Những nét chính về địa lý Việt Nam.
I.Vị trí địa lý, lãnh thổ.
Đất nước Việt Nam gồm phần lãnh thổ trên đất liền và vùng biển, thềm
lục địa thuộc chủ quyền quốc gia, trong đó có rất nhiều đảo và quần đảo. Diện
tích phần đất liền Việt Nam là 329.241 km
2
.
Việt Nam nằm ở phần phía Đông bán đảo Đông Dương. Phía Bắc giáp
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) với đường biên giới dài tới
1400 km; phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với đường biên
giới là 2067 km và giáp Vương quốc Căm-pu-chia với đường biên giới là 1080
km; phía Đông, phía Nam là biển Đông và vịnh Thái Lan dài 3260 km. Vùng
biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của nhiều nước và vùng lãnh thổ là Trung
Quốc, Đài Loan, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia
và Thái Lan.
Trên đất liền, điểm cực Bắc của Việt Nam là 23
o
22
'
B tại xã Lũng Cú


huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang, điểm cực Nam là 8
o
30
'
B tại mũi Cà Mau tỉnh
Cà Mau, điểm cực Đông là 109
0
24
'
Đ tại bán đảo Hòn Gốm tỉnh Khánh Hoà và
điểm cực Tây là 102
0
10
'
Đ trên núi Pu-la-san ở xã A Pa Chải tỉnh Điện Biên.
Trên biển, đường biên giới còn chưa xác định đầy đủ vì vẫn còn những
điểm cần tiếp tục đàm phán với các nước láng giềng. Dọc theo bờ biển Việt
Nam có hàng nghìn hòn đảo lớn nhỏ tập trung ở các tỉnh và thành phố như
Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Cà Mau, Kiên Giang v.v. Có
những đảo nằm một mình như đảo Bạch Long Vĩ , có những đảo cụm lại thành
nhóm như quần đảo Cô Tô , có những đảo xa bờ như huyện đảo Hoàng Sa,
Trường Sa , nhiều đảo có cư dân cư trú đông đúc như Côn Đảo thuộc tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu hay huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang.
2
Bán đảo Đông Dương
Vị trí địa lý Việt Nam có nét độc đáo là nằm ở chỗ nối tiếp giữa Đông
Nam á lục địa và Đông Nam á hải đảo, đồng thời nằm giữa hai tiểu lục địa ấn
3
Độ và Trung Quốc. Vì thế, đây là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự
nhiên, của các nền văn hoá lớn và của nhiều luồng di dân trong lịch sử. Nhờ thế

mà thiên nhiên Việt Nam trở nên đa dạng và vô cùng phong phú, cư dân Việt
Nam là một cộng đồng đa dân tộc, đa văn hoá.
II. Những nét phác thảo về địa hình.
4
Việt Nam có tới hơn 3 phần 4 diện tích là núi và đồi, không quá 1 phần 4
là đồng bằng. Điều kiện địa hình núi đồi làm cho thiên nhiên phân hoá rất đa
dạng. Các dãy núi lớn thường làm thành ranh giới giữa những vùng tự nhiên
khác nhau và tương ứng với những vùng ấy là những vùng khí hậu khác nhau.
5
Vùng núi của Việt Nam là cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ
lại. Hướng sơn văn phần lớn là dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam và hướng
vòng cung. Mỗi miền tự nhiên đều có những đặc điểm địa hình rất đặc trưng và
rất đa dạng.
Miền Đông Bắc là xứ sở của những dãy núi hình vòng cung, xen kẽ là
những thung lũng sông cho phép các tuyến đường thuỷ, đường bộ men theo để
thông thương từ đồng bằng lên miền núi. Hướng núi vòng cung và độ cao thấp
xen kẽ nhau nên không cản trở gió lạnh từ phía Bắc tràn xuống làm cho vùng
này là nơi lạnh nhất về mùa Đông ở Việt Nam.
Đường đèo qua Hoàng Liên Sơn
Tiếp nối vùng núi cao phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng là vùng
trung du đồi núi thấp, trập trùng có rất nhiều triển vọng về phát triển kinh tế.
Miền Tây Bắc là xứ sở của những dãy núi cao, những khe sâu nên địa hình vô
cùng hiểm trở. Các dãy núi thường có độ cao trung bình 1500-2500m như Tà
6
Phình, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam xen kẽ
với những dãy núi thấp hơn và cao nguyên đá vôi. Đặc biệt, dãy Hoàng Liên
Sơn với đỉnh Phan-xi-păng cao 3.143m, cao nhất bán đảo Đông Dương, như bức
tường chắn ở mặt phía Đông làm cho miền Tây Bắc về mùa Đông ít bị lạnh hơn
rất nhiều.
Miền Trường Sơn Bắc là miền có những dãy núi già bị chia cắt dữ dội,

với những đỉnh núi cao trung bình khoảng 1.000m. Nối tiếp là vùng gò đồi thấp,
thoải dần xuống dải đồng bằng ven biển nhỏ hẹp miền Trung. Miền Trường Sơn
Nam có đặc trưng là các gờ núi cấu tạo bằng đá gra-nít, đá phun trào ri-ô-lít hay
đa-xít khá đồ sộ, với nhiều nhánh đâm ngang ra biển tạo nên nhiều vũng vịnh
kín đáo. Những gờ núi của miền này làm thành đường viền bao lấy các cao
nguyên ba-dan của vùng Tây Nguyên mầu mỡ và giầu có.
Cùng với Tây Nguyên là vùng Đông Nam Bộ với địa hình lượn sóng của
các cao nguyên đất đỏ ba-dan và phù sa cổ, rất thuận lợi cho việc phát triển
nông, lâm nghiệp và công nghiệp. Trong thực tế, các đường sống núi (hay còn
gọi là các đường phân thuỷ) thường làm thành ranh giới tự nhiên để xác định
biên giới quốc gia hay địa giới các đơn vị hành chính trong nước.
Việt Nam có hai đồng bằng lớn là đồng bằng châu thổ sông Hồng ở phía
Bắc (còn gọi là đồng bằng Bắc Bộ) và đồng bằng châu thổ sông Cửu Long ở
phía Nam (còn gọi là đồng bằng Nam Bộ). Đây thực sự là hai vựa lúa quan
trọng của cả nước. Ngoài ra, ở ven biển miền Trung còn có những đồng bằng
nhỏ như đồng bằng sông Mã ở Thanh Hoá, đồng bằng sông Cả ở Nghệ
An Vùng đồng bằng là nơi có những điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát
triển kinh tế của đất nước.
7
Đồng bằng sông Mê Công nhìn từ vệ tinh (nguồn: vietnamnet.com)
Như vậy, địa lý tự nhiên của Việt Nam từ bắc vào nam được chia thành
nhiều vùng khác nhau và mỗi vùng lại có miền núi, trung du và đồng bằng. Điều
đó cho thấy địa hình Việt Nam rất đa dạng và phong phú. Mỗi vùng miền như
thế sẽ có những tiềm năng kinh tế, những thuận lợi và những khó khăn rất khác
nhau. Nhờ đó, chúng sẽ bổ sung cho nhau trong việc phát triển nền kinh tế của
đất nước.
III. Khí hậu Việt Nam.
1.Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa ẩm.
Tính chất nhiệt đới của Việt Nam thể hiện ở tổng xạ trên miền Bắc là hơn
120 kcal/cm

2
/năm (ki lô ca lo trên một xăng ti mét vuông một năm) và miền
Nam là 130 kcal/cm
2
/năm. Cân bằng bức xạ quanh năm dương với miền Bắc là
86 kcal/cm
2
/năm và miền Nam là 112 kcal/cm
2
/năm. Nhiệt độ trung bình năm là
22-27
o
c, trong khi đó tiêu chuẩn nhiệt đới là 21
o
c. Mỗi năm ở Việt Nam, chủ yếu
là phần phía Bắc đất nước, có bốn mùa rõ rệt là mùa Xuân, mùa Hạ (hay mùa
Hè), mùa Thu và mùa Đông.
8
Mùa xuân - Hoa ban tím ở Tây Bắc (nguồn: vietnamnet.com)
Mùa Xuân (thường bắt đầu vào tháng Giêng Âm lịch), thời tiết ấm áp và
ẩm ướt, cây cối đâm chồi nảy lộc sau một mùa Đông rụng lá. Về mùa Hạ
(thường bắt đầu vào tháng Tư Âm lịch), thời tiết nắng nóng với những cơn mưa
rào và vào cuối mùa có những ngày trời nắng chói chang như đổ lửa. Mùa Thu
(thường bắt đầu vào tháng Bảy Âm lịch), nửa đầu trời còn nóng, nửa sau thời
tiết khô hanh, trời dịu mát với những ngọn gió heo may thổi nhẹ. Còn mùa Đông
(thường bắt đầu vào tháng Mười Âm lịch), nửa cuối thời tiết lạnh và rét, trời
thường có những ngày mưa phùn kéo dài, nhiều loại cây cối rụng lá để chờ tới
mùa Xuân. Từ phía Bắc chuyển dần vào phía Nam, đặc trưng bốn mùa nói trên
giảm dần.
Tính chất gió mùa làm cho khí hậu Việt Nam phân hoá và biến động rất

phức tạp. Khoảng cuối tháng 10 đến tháng 4 Dương lịch năm sau, từ khối núi
Bạch Mã ở tỉnh Thừa Thiên-Huế (vĩ tuyến 16
0
B ) trở ra Bắc, có gió Đông Bắc
thổi về gây ra lạnh và rét vào mùa Đông, gây ra lạnh vào đầu mùa Xuân và ẩm
9
ướt vào nửa cuối mùa Xuân. Còn từ phía Nam khối núi Bạch Mã trở vào Nam là
gió biển Thái Bình Dương thổi vào nên thời tiết mát mẻ.
Đèo Hải Vân - Bạch Mã (nguồn: vietnamnet.com)
Sang mùa Hạ và mùa Thu (tức là từ tháng 5 đến cuối tháng 10 Dương
lịch), chế độ gió ở Việt Nam rất phức tạp. Nửa đầu (tương ứng với mùa Hạ), gió
từ vịnh Ben-gan theo hướng Tây Nam thổi vào Việt Nam gây ra thời tiết khô và
rất nóng ở vùng Tây Bắc Bắc Bộ và vùng Bắc Trung Bộ (người Việt Nam
thường gọi gió này là gió Lào hay gió Nam chướng) nhưng lại gây mưa lớn ở
vùng Tây Nguyên và Nam Bộ. Nửa sau (tương ứng với đầu mùa Thu), vừa
thường xuyên có gió thổi theo hướng Tây Nam vào vùng Tây Nguyên và Nam
Bộ, vừa có gió theo hướng Nam vào miền Trung và theo hướng Đông Nam vào
Bắc Bộ. Những luồng gió này hay gây ra mưa lớn, lụt lội kéo dài cho cả hai
miền Nam Bắc, nhất là khi gặp các nhiễu động khí quyển như bão, áp thấp nhiệt
đới hay hội tụ nội chí tuyến.Vào nửa cuối mùa Thu ở Bắc Bộ, gió heo may hay
gió may (từ hướng Tây Bắc thổi về) làm cho trời dịu mát và sau đó chuyển dần
sang gió mùa Đông Bắc là đặc trưng của mùa Đông lạnh giá.
10
Tính chất ẩm của Việt Nam thể hiện ở lượng mưa trung bình năm từ
1500-2000 mm. ở những nơi đón gió của nhiều dãy núi, lượng mưa có khi đạt
tới 3500-4000 mm/năm, trong khi đó những nơi khô hạn như Ninh Thuận, Bình
Thuận ở phía Nam Trung Bộ lượng mưa chỉ khoảng 700-800 mm/năm. Độ ẩm
không khí ở Việt Nam thường xuyên đạt trên 80%. Ngoài ra, ở Việt Nam, nhất
là ở vùng Bắc Bộ, có hai tháng 3 và 4 là những tháng ẩm ướt, độ ẩm không khí
có khi là 100% gọi là trời Nồm, gây cho người ta cảm giác ẩm ướt rất khó chịu.

Bão ở biển Đông (nguồn:wikipedia)
2. Các vùng khí hậu ở Việt Nam.
Do chế độ mưa và chế độ nhiệt rất phức tạp nên khí hậu Việt Nam vừa
phân hoá rất rõ theo từng thời gian cụ thể trong năm, lại vừa phân hoá theo
11
không gian, tức là phân hoá theo chiều dài của đất nước từ bắc vào nam. Trên cơ
sở sự khác nhau đó, người ta phân chia thành các vùng khí hậu khác nhau trên
lãnh thổ Việt Nam như sau.
Vùng khí hậu phía Bắc tính từ dãy núi Hoành Sơn, hay còn gọi là đèo
Ngang, giữa tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình (vĩ tuyến 18
o
B) trở ra Bắc. Đây là
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa Đông lạnh và rét rõ nét nhất. Vùng khí
hậu này được chia làm năm tiểu vùng là: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Việt Bắc
hay là vùng núi phía Bắc, vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng núi Tây Bắc và vùng
Bắc Trung Bộ.
Lụt năm 2007 ở Ninh Bình (nguồn: việtnamnet.com)
Vùng khí hậu phía Nam gồm phần lãnh thổ Trung Bộ thuộc sườn phía
Tây dãy Trường Sơn (vùng cao nguyên Tây Nguyên), phần lãnh thổ Đông Nam
Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Đây tuy cũng là vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa nhưng về mùa Đông thời tiết lại mát mẻ. Vùng khí hậu này chỉ có hai tiểu
12
vùng nhỏ là: tiểu vùng Tây Nguyên, tiểu vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông
Cửu Long (hay Tây Nam Bộ).
Vùng khí hậu phía Đông dãy Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ phía
Đông Trường Sơn từ Nam dãy núi Hoành Sơn trở vào đến khoảng vĩ tuyến
12
o
B. Đây là vùng chuyển tiếp giữa hai vùng khí hậu chủ yếu phía Bắc và phía
Nam đã nói ở trên. ở đây có ba tiểu vùng nhỏ tính từ Bắc vào Nam là: vùng Bình

- Trị - Thiên, vùng Trung Trung Bộ và vùng Nam Trung Bộ.
Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm cũng như sự đa dạng về thời gian và
không gian của khí hậu làm cho Việt Nam vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn.
Thuận lợi là cây cối đa dạng, mùa nào thức nấy, các miền có thể bổ sung sản
phẩm nông nghiệp, hoa quả cho nhau. Khó khăn là suốt năm thiên tai như bão
gió, lụt lội lần lượt đe doạ hầu hết các vùng khác nhau của đất nước, thời vụ
nông nghiệp thì rất khắt khe và thời tiết luôn ảnh hưởng đến giao thông vận tải.
Đồng thời, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động công nghiệp do máy móc dễ bị ẩm mốc, dễ bị không khí ăn mòn. Có thể
nói điều kiện khí hậu có tác động mạnh mẽ cả tốt lẫn xấu đến mọi hoạt động
kinh tế xã hội của Việt Nam.
IV. Tài nguyên.
Việt Nam là một nước có tài nguyên vừa đa dạng, vừa phong phú về
chủng loại. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các chuyên gia kinh tế, nguồn
tài nguyên thiên nhiên ấy rất phức tạp về cấu trúc cũng như khả năng sử dụng để
phục vụ cho việc phát triển kinh tế đất nước. Người ta có thể nói đến một số
nguồn tài nguyên chính sau đây ở Việt Nam.
1. Những con sông chính ở Việt Nam.
Mạng lưới sông ngòi ở Việt Nam dày đặc, trung bình khoảng 0,5-1,0
km/km
2
. Cả nước có 2360 con sông có chiều dài từ 10 km trở lên. Đây là một
nguồn tài nguyên rất quan trọng của đất nước. Nó vừa là nguồn cung cấp nước
13
chủ yếu cho những vùng nông nghiệp và địa bàn sinh sống của cư dân Việt Nam
, vừa là nơi có một tiềm năng thuỷ điện rất to lớn để phát triển đất nước.
Sông dài nhất là sông Mê Kông (Mê Công). Con sông này dài khoảng
4500 km từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Căm-pu-chia rồi chảy
vào Việt Nam ở vùng Nam Bộ với tên gọi là sông Cửu Long (cũng có tên gọi
khác là sông Tiền và sông Hậu). Đây là con sông có lưọng dòng chảy trong năm

lớn nhất, tạo nên đồng bằng Nam Bộ rộng 4 triệu ha (héc ta) và rất mầu mỡ. Tuy
nhiên, đây cũng là con sông thường gây lụt lớn ở diện rộng từ tháng 6 đến tháng
11 hàng năm. Nhịp thở của sông Cửu Long đã trở thành nhịp sống của đồng
bằng trù phú và rộng lớn nhất nước Việt Nam này.
14
Sông Mê Công (nguồn wikipedia)
Sông Hồng cũng bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc là sông có độ dài
đứng sau sông Mê Kông. Vào Việt Nam, nó nhận thêm nước của hai con sông
lớn khác là sông Đà, sông Lô ở Việt Trì tỉnh Phú Thọ rồi chảy về xuôi và hợp
với sông Thái Bình làm thành đồng bằng châu thổ sông Hồng rộng 1,5 triệu ha.
Đây cũng là con sông thường gây nên lũ lụt lớn và đột xuất. Cho nên, ngay từ
thế kỷ thứ XI người Việt Nam đã xây dựng hệ thống đê điều để chế ngự nó và
đến nay hệ thống này đã phát triển khá hoàn chỉnh. Hệ thống đê điều chế ngự
15
sông Hồng là một công trình văn hoá rất đáng tự hào trong lịch sử xây dựng và
phát triển đất nước của người Việt Nam.
Lưu vực sông Hồng (nguồn wikipedia)
Sông Đồng Nai cùng với sông Vàm Cỏ ở miền Đông Nam Bộ và Nam
Tây Nguyên làm thành một hệ thống có diện tích lưu vực ở trong lãnh thổ Việt
Nam là 36.261 km
2
. Những con sông này hàng năm thường có nước lũ về mùa
Hạ (từ tháng 6 đến tháng 9) nhưng các tháng 3 và 4 nước lại rất kiệt. Đây là lưu
vực sông thuộc một vùng địa lý có nền kinh tế đang phát triển năng động nhất ở
Việt Nam hiện nay.
Sông Mã và sông Chu ở Thanh Hoá làm thành một lưu vực rộng 28.400
km
2
. Nó bắt nguồn từ vùng Tây Bắc Việt Nam chảy qua Lào rồi sau đó chủ yếu
nằm trong địa phận Thanh Hoá. Sông Mã cũng thường có lũ lụt lớn từ tháng 6

đến tháng 10 hàng năm. Hệ thống sông Mã cung cấp phù sa tạo nên đồng bằng
Thanh Hoá, một tỉnh đông dân nhất Việt Nam hiện nay.
Sông Cả (có tên gọi khác là sông Lam) bắt nguồn từ Lào chảy vào Nghệ
An rồi hợp lưu với một vài con sông nhỏ khác làm nên diện tích lưu vực 27.200
16
km
2
. Con sông này cũng thường có lũ lụt từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm và
nước cạn kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Sông Cả nhận thêm nước của
những con sông nhỏ trong vùng tạo nên đồng bằng Xứ Nghệ trù phú, nối liền
với đồng bằng Thanh Hoá ở phía Bắc làm thành một dải đồng bằng ven biển
Bắc Trung Bộ.
Đà Lạt - Tây Nguyên (nguồn: việtnamnet.com)
Trên vùng Tây Nguyên, có những sông nhánh khá quan trọng thuộc tả
ngạn sông Mê Kông là sông Xê Xan và sông Xrê-pok. Những con sông này có ý
nghĩa rất lớn trong việc phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên. Nó là nguồn cung
cấp nước cho vùng cây công nghiệp quan trọng nhất đất nước. Đồng thời, nó có
tiềm năng thuỷ điện rất lớn không chỉ cho Tây Nguyên mà cho cả nước.
Ngoài ra, ở dọc ven biển miền Trung có các sông như sông Gianh ở
Quảng Bình, sông Hiếu ở Quảng Trị, sông Hương ở Huế, sông Thu Bồn ở
Quảng Nam, sông Côn ở Bình Định, sông Đà Rằng (hay sông Ba) ở Phú Yên,
17
sông Cái Nha Trang ở Khánh Hoà Đây là những con sông tuy không dài lắm
nhưng có vai trò quan trọng đối với đời sống cư dân trong mỗi vùng.
2. Hệ sinh thái rừng và tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
Do vị trí địa lý và điều kiện khí hậu, ở Việt Nam cả thực vật và động vật
rất phong phú về thành phần loài. Ngoài các loài bản địa (chiếm khoảng một nửa
số loài), còn có các loài thuộc luồng Hi-ma-lay-a, luồng Ma-lai-xi-a - In-đô-nê-
xi-a, luồng ấn Độ - Mi-an-ma và các loài nội nhập về sau. Các loài nói trên phân
bố khá rõ nét dựa vào điều kiện địa hình và lịch sử lâu dài hình thành lãnh thổ

cũng như điều kiện và sự phân hoá về khí hậu.
Hệ sinh thái rừng Việt Nam gồm có rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa nhiệt
đới và rừng trên các loại thổ nhưỡng đặc biệt.
Rừng rậm nhiệt đới lại có nhiều kiểu khác nhau. Đó là rừng rậm nhiệt đới
ẩm thường xuyên xanh với kết cấu nhiều tầng và có sức sống mãnh liệt phân bố
chủ yếu ở Đông Trường Sơn. Loại rừng này có nhiều loại gỗ quý hiếm như Lim,
Sến, Táu, Chò, Gụ, Sao.v.v có giá trị kinh tế cao. Đó là rừng rậm nhiệt đới gió
mùa nửa rụng lá phát triển trong điều kiện có mùa Đông lạnh và mùa khô kéo
dài trong vài ba tháng. Loại rừng này, phổ biến ở miền Bắc và những vùng có
mùa khô rõ rệt như Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Đây là rừng có kết cấu nhiều
tầng tán vừa có cây xanh thường xuyên vừa có cây lá rụng và là rừng có trữ
lượng gỗ lớn. Đó là rừng rậm nhiệt đới gió mùa rụng lá ở nơi ít mưa, mùa khô
kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Loại rừng này phân bố chủ yếu ở vùng Tây Nguyên,
Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Về mùa khô hầu hết cây cối trong loại rừng này đều
rụng lá trơ cành. Trong những khu rừng loại này cây họ Dầu là cây chủ yếu, do
đó, rừng có trữ lượng gỗ rất thấp.
Rừng thưa nhiệt đới cũng có nhiều kiểu khác nhau. Trước hết là rừng thưa
nhiệt đới khô có lá rộng. Loại rừng này mọc ở những vùng đất khô hạn như
Ninh Thuận, Bình Thuận và Mường Xén (Nghệ An) và nó thường chỉ có loại
18
cây một tầng lá. Sau đó là rừng thưa nhiệt đới khô có lá kim. Loại này chủ yếu
là rừng thông trên đất trơ sỏi đá như Quảng Ninh và Lâm Đồng. Cuối cùng là
rừng thưa nhiệt đới khô cằn. Loại này chủ yếu là rừng chỉ có những tầng cỏ và
bụi cây thấp mọc rải rác trên mặt đất như ở vùng khô Ninh Thuận, Bình Thuận
và vùng đồi thấp Quảng Trị.
Rừng ngập mặn (nguồn: vacne.org.com.vn)
Rừng trên thổ nhưỡng đặc biệt có kiểu rừng nhiệt đới lá rộng xanh quanh
năm, sống trên núi đá vôi. Loại này phân bố ở miền Bắc. Kết cấu rừng đơn giản,
cây cối sinh trưởng chậm nhưng đều là loại cây quý như Nghiến, Trai Đây là
những khu rừng thường được quy hoạch thành khu dự trữ thiên nhiên hay vườn

quốc gia. Kiểu rừng nhiệt đới trên đất phèn, điển hình là vùng U Minh ở Nam
Bộ với cây chính là cây Tràm, cũng là loại rừng đặc biệt này. Rừng Tràm U
Minh là một khu rừng hiếm có ở Việt Nam, là nơi sinh sống của nhiều loài động
vật quý hiếm và là nơi tập trung trú ngụ đông đúc của nhiều loài chim. Ngoài ra,
19
còn có rừng ngập mặn phân bố ở các cửa sông ven biển Đông Bắc, vùng đồng
bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và đồng bằng Nam Bộ. Cây ở loại rừng
này chủ yếu là những loại như cây Sú, cây Vẹt, cây Đước
So với những quốc gia khác trên thế giới có cùng quy mô lãnh thổ, Việt
Nam là một nước có sự đa dạng sinh học khá nổi bật. Cả nước có tới 14.624 loài
thực vật thuộc gần 300 họ, có tới 11.217 loài và phân loài động vật, trong đó có
1009 loài và phân loài chim, 265 loài thú, 439 loài bò sát lưỡng cư, 2000 loài cá
biển, hơn 500 loài cá nước ngọt và hàng ngàn loài thuỷ sinh vật khác. Đây thực
sự là nguồn tài nguyên quý không chỉ của Việt Nam mà cả của thế giới. Chẳng
hạn, vài năm trước đây, người ta đã phát hiện giống hươu Sao La ở vùng rừng
Phù Mát (Nghệ An) là loại động vật quý hiếm trên thế giới. Tuy nhiên, trong
nhiều năm gần đây, nguồn tài nguyên này đang ngày một bị suy giảm.
3. Tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam.
Việt Nam có lịch sử hình thành địa chất lãnh thổ lâu dài và phức tạp. Vì
thế, nguồn tài nguyên khoáng sản ở đây tuy được đánh giá là rất phong phú về
thể loại nhưng lại khá phức tạp về cấu trúc. Do đó, người ta cho rằng nó rất hạn
chế về khả năng sử dụng và tiềm năng phát triển kinh tế.
20
Giàn khoan dầu ở biển (nguồn: wikipedia)
Dầu khí thiên nhiên là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng hàng đầu
ở Việt Nam. Kết quả thăm dò cho biết dầu khí có ở các bể trầm tích như bể sông
Hồng, các bể Trung Bộ, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Thổ Chu - Mã Lai. Dự báo
trữ lượng địa chất là khoảng 10 tỉ tấn dầu. Các mỏ hiện nay đã khai thác là mỏ
Tiền Hải ở phía Bắc, các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng ở vùng biển phía Nam. Ngoài
ra, gần đây cũng đã phát hiện thêm một vài mỏ mới có thể khai thác công nghiệp

như mỏ thuộc lô Yên Tử nằm ở bể trầm tích sông Hồng.
Đi chợ ở Hà Giang (nguồn: vietnamnet.com)
Than đá cũng là nguồn tài nguyên khoáng sản quan trọng ở Việt Nam.
Vùng than lớn nhất là bể than vùng Đông Bắc, chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh.
Trước kia, ở đây người ta thường khai thác lộ thiên nhưng hiện nay và trong
tương lai phần lớn sẽ phải khai thác hầm lò. Than Việt Nam chủ yếu là than
năng lượng; loại than mỡ chuyên dùng cho luyện kim ít, chỉ có ở một vài nơi
như Phấn Mễ, Làng Cẩm, Chợ Đồn v.v.
21
Việt Nam có nhiều khoáng sản kim loại. Các mỏ kim loại đen gồm có: sắt
ở Trại Cau (Thái Nguyên) và Thạch Khê (Hà Tĩnh) , man-gan ở Trùng Khánh
và Trà Lĩnh (Cao Bằng), crô-mit ở Cổ Định (Thanh Hoá), ti-tan ở Núi Chúa
(Thái Nguyên) Các mỏ kim loại màu ở Việt Nam thường là mỏ đa kim, trữ
lượng nhỏ và điều kiện khai thác khó khăn.
Khoáng sản không kim loại ở Việt Nam cũng rất phong phú. Đó là mỏ a-
pa-tit ở vùng Cam Đường (Lào Cai). Các mỏ đá quý (chủ yếu là ru-bi và sa-
phia) nằm rải rác nhiều nơi như ở Lục Yên (Yên Bái) và Quỳ Hợp (Nghệ An).
Cát thuỷ tinh ở Việt Nam có trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, tập trung ở 6 mỏ lớn là
Cửa Tùng (Quảng Trị), Quảng Ngãi, Tuy Hoà (Phú Yên), Nha Trang - Cam
Ranh (Khánh Hoà), Phan Rang (Ninh Thuận) và Phan Thiết (Bình Thuận).
Ngoài ra, đá vôi cũng là một nguồn tài nguyên quý giá dùng làm chất trợ dung
cho luyện gang và là nguyên liệu chính để sản xuất xi-măng. Loại nguyên liệu
này tập trung nhiều từ Thừa Thiên Huế trở ra Bắc, ở vùng Quảng Nam, Đà Nẵng
và Hà Tiên (Kiên Giang). Chính nhờ có nguồn nguyên liệu phong phú này mà
hiện nay ngành công nghiệp xi-măng ở Việt Nam ngày càng phát triển không
ngừng.
22
Mường Chăm ở Hoà Bình (nguồn: vietnamnet.com)
Nguồn nước khoáng trong lòng đất Việt Nam cũng rất phong phú. Cả
nước có trên 300 nguồn nước khoáng, nước nóng lộ ra ngoài mặt đất. Trong số

đó có 62 nguồn lộ ra có nhiệt độ trên 50
0
c. Nhiều nguồn nước khoáng, nước
nóng có giá trị chữa bệnh tốt đã được khai thác như Mỹ Lâm ( ở Tuyên Quang),
Kim Bôi (ở Hoà Bình), Thạch Bích (ở Quảng Ngãi), Vĩnh Hảo (ở Bình Thuận).
Đây là nguồn tài nguyên quý giá, là tiềm năng quan trọng phục vụ cho du lịch
và dịch vụ nghỉ ngơi ở Việt Nam. Tuy nhiên cho đến nay, nguồn tài nguyên này
vẫn còn chưa được khai thác tốt, đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch.
23
Ruộng bậc thang (nguồn: vietnamnet.com)
24
Chương II.
Các đơn vị hành chính ở Việt Nam.
I. Phân chia đơn vị hành chính hiện nay và những thay đổi trước đây.
1. Cách phân chia đơn vị hành chính hiện nay.
Các đơn vị hành chính ở Việt Nam hiện nay được phân định theo nguyên
tắc như sau:
- Cả nước chia thành tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương.
- Sau đó, cấp tỉnh được chia thành thành phố thuộc tỉnh, thị xã và huyện.
Còn thành phố trực thuộc trung ương được chia thành thành phố trực thuộc,
quận, thị xã và huyện.
- Sau đó nữa, thành phố trực thuộc, thành phố thuộc tỉnh và thị xã chia
thành thị trấn, phường và xã; cấp quận thì chia thành phường; còn huyện thì
chia ra thành thị trấn và xã.
Như vậy, những đơn vị có tên gọi là tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương là cấp trực thuộc trung ương; quận, huyện, thành phố trực thuộc, thành
phố thuộc tỉnh, thị xã là cấp trực thuộc tỉnh; phường, xã, thị trấn là là cấp trực
thuộc huyện và là đơn vị hành chính cấp cơ sở.
Đó là các đơn vị hành chính chính thức hiện nay ở Việt Nam.
ở cấp độ nước có Quốc hội do nhân dân bầu ra là cơ quan quyền lực cao

nhất. Quốc hội sẽ bầu ra Chủ tịch nước là người đứng đầu quốc gia (nguyên thủ
quốc gia). Quốc hội sẽ bầu Thủ tướng (người đứng đầu Chính phủ) và bầu
Chính phủ gồm các Bộ trưởng là chính quyền cấp trung ương của đất nước.
Từ tỉnh trở xuống đến huyện và xã, ở mỗi một đơn vị hành chính như thế
nhân dân sẽ bầu ra Hội đồng nhân dân. Sau đó Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban nhân dân. Đây là những tổ chức chính quyền
địa phương thuộc các cấp khác nhau.
25

×