SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I -NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÝ; LỚP 12
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1. (3,5 điểm)
GIÓ MÙA Ở BẮC BỘ
“Vào mùa đông, các đợt gió mùa Đông Bắc nối tiếp nhau tràn về, mang theo loại
khí lạnh của miền Xibia xa xôi. Những cơn gió lạnh buốt mùa đông làm người đi đường
bất giác phải kéo áo che ngực lại. Bầu trời xám một màu tro, xen kẽ là những ngày xuất
hiện Mặt Trời và nắng ấm. Trong tiết trời khô hanh, những cành sầu đông gầy gò rụng
hết lá, còn những chiếc lá bàng thì đỏ như được trát một lớp son”.
a) Trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta.
b) Giải thích nguyên nhân sinh ra “những ngày xuất hiện Mặt Trời và nắng ấm”
trong đoạn văn trên?
Câu 2. (3,0 điểm)
Trình bày sự phân bố các loại đất theo đai cao ở nước ta. Nguyên nhân tạo nên đặc
điểm đó?
Câu 3. (3,5 điểm)
Dựa vào bảng số liệu:
Sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn 1943 - 2005 (Đơn vị: triệu ha)
Năm Tổng diện tích rừng Diện tích rừng tự nhiên Diện tích rừng trồng
1943 14,3 14,3 0
1983 7,2 6,8 0,4
2005 12,7 10,2 2,5
a) Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sự biến động diện tích rừng ở nước ta giai đoạn
1943 - 2005.
b) Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự biến động diện tích
rừng ở nước ta.
Hết
Học sinh không được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam và các tài liệu khác.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên học sinh:……………………………………………. Số báo danh:……………
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2014 - 2015
MÔN: ĐỊA LÝ; KHỐI 12
(HDC gồm: 02 trang)
Câu Ý Nội dung Điểm
1
(3,5 đ)
a Trình bày đặc điểm gió mùa mùa đông ở nước ta. 3,0
- Nguồn gốc: khối khí lạnh phương Bắc, xuất phát từ áp cao Tây
Xibia.
0,5
- Thời gian hoạt động: từ tháng XI đến tháng IV năm sau. 0,5
- Hướng gió: đông bắc (còn được gọi là gió mùa Đông Bắc) 0,5
- Phạm vi hoạt động: 16
0
B trở ra Bắc (Do khi di chuyển xuống phía
nam, gió mùa Đông Bắc càng suy yếu và biến tính; hầu như bị
chặn lại ở dãy Bạch Mã)
0,5
- Đặc điểm:
+ Tạo ra một mùa đông lạnh ở miền Bắc.
0,5
+ Nửa đầu mùa đông thời tiết lạnh khô, nửa sau mùa đông lạnh ẩm,
có mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc
Trung Bộ.
0,5
b Giải thích nguyên nhân sinh ra “những ngày xuất hiện Mặt
Trời và nắng ấm” trong đoạn văn trên?
0,5
- Nước ta thường xuyên chịu ảnh hưởng của Tín phong BBC. Vào
mùa đông, gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh đã lấn át hoạt động
của Tín phong BBC ở miền Bắc nước ta.
0,25
- Khi gió mùa Đông Bắc suy yếu, gió Tín phong BBC hoạt động
mạnh lên (với tính chất khô, nóng) đã sinh ra “những ngày xuất
hiện Mặt Trời và nắng ấm”
0,25
2
(3,0 đ)
Trình bày sự phân bố các loại đất theo đai cao ở nước ta.
Nguyên nhân tạo nên đặc điểm đó?
3,0
- Đai nhiệt đới gió mùa: có hai nhóm đất:
+ Nhóm đất phù sa chiếm gần 24% diện tích đất tự nhiên cả nước,
bao gồm: đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát,…
0,5
+ Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm trên 60% diện tích tự
nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ
phát triển trên đá mẹ badan và đá vôi.
0,5
- Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:
+ Ở độ cao 600 - 700m đến 1600 - 1700m: nhiệt độ giảm làm hạn
chế quá trình phân giải chất hữu cơ, mùn được tích lũy, hình thành
đất feralit có mùn với đặc tính chua.
0,5
Câu Ý Nội dung Điểm
+ Ở độ cao từ 1600 - 1700m đến 2600m: nhiệt độ thấp, quá trình
feralit ngừng trệ, hình thành đất mùn.
0,5
- Đai ôn đới gió mùa trên núi:
Nhiệt độ thấp, hình thành đất chủ yếu là đất mùn thô.
0,5
- Nguyên nhân: do nước ta có sự phân bậc địa hình, sự thay đổi
nhiệt độ và độ ẩm theo độ cao.
0,5
3
(3,5 đ)
a Vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện sự biến động diện tích rừng ở
nước ta giai đoạn 1943 - 2005.
1,5
- Biểu đồ cột chồng: (vẽ biểu đồ khác không cho điểm).
- Yêu cầu: vẽ chính xác số liệu, khoảng cách năm. Có đầy đủ: tên
biểu đồ, ký hiệu, chú giải, số liệu, đơn vị, năm. Trình bày sạch,
đẹp, rõ ràng.
(Nếu thiếu, sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm)
1,5
b Từ bảng số liệu và biểu đồ đã vẽ hãy nhận xét và giải thích sự
biến động diện tích rừng ở nước ta.
2,0
Nhìn chung diện tích rừng nước ta biến động qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn 1943 - 1983: diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng
(dẫn chứng).
0,25
Nguyên nhân: do chiến tranh, chặt phá rừng trái phép, cháy rừng,
…
0,25
+ Giai đoạn 1983 - 2005: diện tích rừng tăng lên (dẫn chứng). 0,25
Nguyên nhân: do công tác trồng, bảo vệ rừng,… được đẩy mạnh. 0,25
+ Diện tích rừng trồng tăng liên tục (dẫn chứng). 0,25
Nguyên nhân: do nước ta đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ xanh đất
trống đồi núi trọc.
0,25
+ Diện tích rừng tự nhiên luôn lớn hơn diện tích rừng trồng (dẫn
chứng).
0,25
Nguyên nhân: do việc trồng rừng mới được chú trọng trong thời
gian gần đây.
0,25
Tổng điểm toàn bài thi 10,0
Hết