Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi học kỳ 1 môn Địa lý lớp 12 THPT 20102011 TỈNH BẾN TRE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.97 KB, 2 trang )

SỞ GD&ĐT BẾN TRE
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2010-2011 LỚP 12 THPT
Môn: ĐỊA LÝ
Thời gian: 90 phút (không kể phát đề)
I. PHẦN BẮT BUỘC
Câu 1: (2,0 điểm)
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy xác định tên các cánh cung núi
thuộc vùng núi Đông Bắc và nêu nhận xét về độ cao địa hình của vùng.
Câu 2: (3,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau:
Địa điểm
Nhiệt độ trung bình
tháng I (
0
C)
Nhiệt độ trung
bình tháng VII (
0
C)
Nhiệt độ trung
bình năm (
0
C)
Hà Nội
Vĩ độ: 21
0
01’B
16,4 28,9 23,5
Huế
Vĩ độ: 16
0


24’B
19,7 29,4 25,1
TP.Hồ Chí Minh
Vĩ độ: 10
0
47’B
25,8 27,1 27,1
a) Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Hà Nội đến Huế và TP.Hồ Chí Minh.
b) Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi trên.
Câu 3: (2,0 điểm)
Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu một ví dụ để chứng minh có sự phân hóa thiên nhiên
theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta.
II. PHẦN TỰ CHỌN (3,0 điểm)
Thí sinh chọn 1 trong 2 câu dưới đây:
Câu 4.a:
Dựa vào kiến thức đã học và bảng số liệu sau:
Năm Tổng diện tích có
rừng (triệu ha)
Diện tích rừng tự
nhiên (triệu ha)
Diện tích rừng
trồng (triệu ha)
Độ che phủ
(%)
1943 14,3 14,3 0 43,0
1983 7,2 6,8 0,4 22,0
2005 12,7 10,2 2,5 38,0
a) Nhận xét về tình hình biến động rừng qua các năm.
b) Phân tích vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta.
Câu 4.b:

Dựa vào bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng đất của cả nước, năm 2005
Loại đất sử dụng Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất chuyên
dùng
Đất ở Đất khác Tổng số
Diện tích (ngàn ha) 9.412,2 14.437,3 1.401,0 602,7 7.268,0 33.121,2
Cơ cấu (%) 28,4 43,6 4,2 1,8 22,0 100,0
a) Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sử dụng đất của nước ta.
b) Kết hợp với kiến thức đã học, nêu đặc điểm nổi bật của vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở
các đồng bằng nước ta.
- Hết -
Lưu ý: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – Nhà xuất bản Giáo dục.
HƯỚNG DẪN CHẤM - ĐỊA LÝ 12 THPT
Câu Nội dung Điểm
1. -Xác định được tên 4 cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều. 1,0
-Nhận xét: Địa hình thấp dần từ TB xuống ĐN; núi cao trên 2000m nằm trên
vùng thượng nguồn sông Chảy, giáp biên giới V-T; ở trung tâm là đồi núi thấp,
đô cao trung bình 500 – 600m.
1,0
2. a) Nhận xét: từ Bắc vào Nam: 1,5
-Nhiệt độ tb năm, nhiệt độ tb tháng I: tăng dần
-Nhiệt độ tb tháng VII: cao, ít chênh lệch, riêng ở Huế nóng hơn HN và TPHCM
-Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm: giảm dần.
b) Giải thích nguyên nhân: 1,5
-Lãnh thổ trãi dài theo hướng B – N.
-Hoạt động của gió mùa: gió mùa đông làm cho HN, Huế có nhiệt độ xuống <
20

0
C (tháng I); gió mùa hạ gây thời tiết nóng (tháng VII).
-Ảnh hưởng của địa hình: gây thời tiết nóng bức ở Huế (tháng VII).
3. Chứng minh sự phân hóa thiên nhiên theo Đông – Tây ở vùng đồi núi nước ta: 2,0
*Yêu cầu: HS biết phân tích mối quan hệ giữa hoạt động của gió mùa với hướng
các dãy núi, nêu được 1 trong các đặc điểm điển hình sau:
-Vùng núi ĐB có cảnh quan thiên nhiên cận nhiệt đới gió mùa; vùng núi thấp
phía nam TB có cảnh quan nhiệt đới gió mùa;…
-Vào thu đông, sườn Đông Trường Sơn là mùa mưa, còn Tây Nguyên lại là mùa
khô; khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn nhiều nơi
chịu tác động của gió Tây khô nóng;…
4.a. a) Nhận xét về tình hình biến động rừng: 1,5
-Giai đoạn 1943-1983: tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ
đều giảm; diện tích rừng trồng tăng không đáng kể.
-Giai đoạn 1983-2005: tổng diện tích rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng
trồng, độ che phủ đều tăng; tuy nhiên vẫn không phục hồi được bằng như năm
1943.
b) Vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng: 1,5
-Có sự quản lý của Nhà nước về quy hoạch, bảo vệ, phát triển rừng; có quy định
về sử dụng và phát triển đối với từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng,
rừng sản xuất).
-Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng; giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng
cho người dân.
-Mục tiêu là nâng độ che phủ lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
-Một số biện pháp khác…
4.b. a) Vẽ biểu đồ: 1,5
-Yêu cầu: biểu đồ hình tròn, thể hiện cơ cấu (%) 5 loại đất sử dụng, đúng tỉ lệ; tên
biểu đồ, chú thích đầy đủ, khoa học; trình bày sạch, đẹp.
b) Đặc điểm của vấn đề sử dụng đất nông nghiệp ở các đồng bằng: 1,5
-Đất nông nghiệp đặc biệt thuận lợi cho trồng cây hàng năm, 3/4 là trồng lúa và

cây thực phẩm.
-Vùng có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản.
GV lưu ý:
-Những ý trên chỉ mang tính chất định hướng.
-Cần có sự thống nhất trong Tổ bộ môn trong việc vận dụng cho điểm trong từng ý,
nhưng không được vượt quá số điểm quy định của mỗi câu.
-Cần chú ý đánh giá đúng mức việc vận dụng kiến thức, các kỹ năng (bản đồ, biểu đồ, số
liệu…) của học sinh trong quá trình làm bài; không cho điểm tối đa đối với các bài làm có dấu
hiệu học thuộc lòng, ghi nhớ máy móc./.

×