Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.71 KB, 7 trang )

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
62
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
SOLUTIONS TO EXPAND FOREIGN EXCHANGE BUSINESS AT VIETNAM JOINT
STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE - DANANG BRANCH

SVTH: Trần Thị Thảo Nhi
Lớp 32k07.1, Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế
GVHD: PGS-TS Lâm Chí Dũng
Khoa Tài chính – Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế

TÓM TẮT
Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO thì hoạt động ngoại thương của nước ta thật sự khởi
sắc. Điều này đã làm cho thị trường kinh doanh ngoại tệ ngày càng trở nên sôi động và hấp dẫn
hơn đối với nhiều ngân hàng. Thêm vào đó, với xu hướng cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện
nay thì việc các ngân hàng chuyển mình sang các hoạt động phi truyền thống, đặc biệt là hoạt
động kinh doanh ngoại tệ, là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu cấp thiết của thực tiễn. Thông qua tìm
hiểu về tình hình kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng và khảo
sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh trong công tác phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đầu
cơ… của các doanh nghiệp tại thành phố Đà Nẵng, bài viết muốn đề cập đến những thành quả
cũng như những hạn chế trong hoạt động này của chi nhánh trong thời gian qua và những tiềm
năng trong kinh doanh các sản phẩm hối đoái phái sinh. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm
giúp ngân hàng mở rộng hoạt động này hơn nữa trong tương lai.
ABSTRACT
Since Vietnam participated in WTO, foreign trade activities of our country have prospered.
This makes the foreign currency market more active and attractive to a lot of banks. In addition to,
with the tendency of competing more violently among the banks, banks’ gradual transformation
from traditional activities into untraditional ones is totally suitable for pratical demands. After
researching the situation of trading foreign currency at Vietnam Joint Stock Commercial Bank for
Industry and Trade – Danang branch and surveying the businesses’ needs of using derivative


foreign exchange products to prevent them from exchange rate risk, to speculate… in Danang city,
the article wants to focus on achievements as well as limitations of this branch in this foreign
exchange business in the past and potentialities of trading derivative foreign exchange products.
Then it mentions some solutions to help the bank expand this business in the future.
1. Mở đầu
Thị trường ngoại tệ phát triển đã tạo ra môi trường kinh doanh ngoại tệ cho các
ngân hàng thương mại. Vì vậy, nghiên cứu về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân
hàng là phù hợp với yêu cầu cấp thiết của thực tiển.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm tìm hiểu về thực trạng kinh doanh ngoại tệ
tại ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng và tiềm năng kinh doanh các sản phẩm
hối đoái phái sinh; để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm mở rộng và phát triển hoạt động
kinh doanh ngoại tệ trong tương lai.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh
ngoại tệ tại ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng qua 3 năm 2007, 2008, 2009 và
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
63
khảo sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh nghiệp trên địa bàn Đà
Nẵng.
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê và phương pháp phân tích-tổng hợp.
2. Nội dung
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngân hàng Công Thương
– Chi nhánh Đà Nẵng
2.1.1. Tình hình mua bán ngoại tệ theo đối tượng
Bảng 1: Doanh số mua ngoại tệ theo đối tượng
ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%)
Khách hàng cá nhân 3,961 10.37 5,572 11.34 2,225 6.92
Tổ chức kinh tế 14,607 38.24 18,122 36.88 10,634 33.07
Ngân hàng Công
Thương Việt Nam

19,630 51.39 25,443 51.78 19,297 60.01
Tổng 38,199 100 49,137 100 32,157 100
Năm 2008Năm 2007
Chỉ tiêu
Năm 2009

(Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)
Bảng 2: Doanh số bán ngoại tệ theo đối tượng
ST TT (%) ST TT (%) ST TT (%)
Khách hàng cá nhân 5,627 14.75 7,847 15.97 3,936 11.88
Tổ chức kinh tế 29,224 76.6 38,081 77.5 29,197 88.12
Ngân hàng Công
Thương Việt Nam
3,300 8.65 3,209 6.53 0 0
Tổng 38,152 100 49,557 100 33,133 100
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

(Nguồn: Phòng tổng hợp ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng)
Từ bảng 1 và 2 chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng nguồn cung ngoại tệ chủ yếu cho
chi nhánh là mua từ ngân hàng Công Thương Việt Nam và cầu ngoại tệ của chi nhánh phần
lớn là bán cho các tổ chức kinh tế hay là các doanh nghiệp nhập khẩu. Như vậy, do mất cân
đối giữa khách hàng xuất khẩu và khách hàng nhập khẩu nên buộc chi nhánh phải gia tăng
mua ngoại tệ từ ngân hàng Công Thương Việt Nam và việc nguồn cung ngoại tệ quá dựa
vào hội sở chính làm cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh mất đi tính tự chủ,
như thế là không hiệu quả chi nhánh cần tăng cường mua ngoại tệ từ dân cư và tổ chức
kinh tế nhiều hơn nữa. Đặc biệt vào năm 2009, khi nguồn cung ngoại tệ trở nên khan hiếm
- do doanh nghiệp và dân cư găm giữ ngoại tệ chờ tỷ giá lên nên không chịu bán cho ngân
hàng - làm cho doanh số mua và bán trong năm này giảm mạnh, thấp nhất trong 3 năm gần
đây.

2.1.2. Tình hình mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ
Cơ cấu mua bán ngoại tệ theo nghiệp vụ bị lệch pha, phần lớn nghiêng về giao dịch
giao ngay, các giao dịch phái sinh được sử dụng còn rất hạn chế (xem hình 1 và 2). Cụ thể,
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
64
trong cơ cấu mua ngoại tệ theo nghiệp vụ thì 100% là mua từ giao dịch giao ngay không hề
phát sinh bất kì một giao dịch phái sinh nào. Trong khi đó, hoạt động bán ngoại tệ cho
khách hàng đã có sự tham gia của giao dịch hối đoái phái sinh, cụ thể là giao dịch kỳ hạn,
nhưng chiếm tỷ trọng còn rất hạn chế 0% vào năm 2007, sau đó đạt 6,71% năm 2008 và
15,8% năm 2009.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh ngoại tệ theo nghiệp vụ thật sự trầm lắng, cung cấp
rất nhiều sản phẩm nhưng sự tồn tại của phần lớn sản phẩm chỉ mang ý nghĩa tượng trưng.
2.2. Khảo sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh nghiệp tại thành
phố Đà Nẵng
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Qua tìm hiểu nhu cầu sử dụng các sản phẩm hối đoái phái sinh của các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để giúp chúng ta có thể xác định nguyên nhân vì
sao sản phẩm hối đoái phái sinh chưa được doanh nghiệp sử dụng phổ biến. Từ đó tìm ra
giải pháp khắc phục tình trạng này, nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường hối đoái
phái sinh cũng như nâng cao hiệu quả cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng.
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Sau khi sàng lọc dữ liệu, 130 bản câu hỏi hợp lệ được đưa vào phân tích (chỉ lấy
kết quả khảo sát của những doanh nghiệp có giao dịch mua bán ngoại tệ với ngân hàng) và
các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê và phương pháp phân tích tổng hợp.
2.2.3. Kết quả khảo sát nhu cầu sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh nghiệp
Bảng 3: Loại giao dịch hối đoái mà doanh ngoại đang sử dụng
Giao dịch Số người Tỷ lệ (%)
Giao ngay 122 93,8
Kỳ hạn 7 5,4

Hoán đổi 1 0,8
Quyền chọn 0 0
Qua bảng 3, chúng ta có thể nhận xét rằng việc sử dụng các sản phẩm hối đoái phái
sinh trong thực tế còn gặp rất nhiều hạn chế (chỉ có 8/130 doanh nghiệp được hỏi có trả lời
đang sử dụng sản phẩm này). Và theo bảng 4 nguyên nhân chính của tình trạng là do tỷ giá
trong thời gian qua ít biến động và do doanh nghiệp không am hiểu lắm về sản phẩm này.
0 50,000 100,000 150,000
Giao ngay
Hoán đổi
38,199
0
0
0
49,137
0
0
0
32,157
0
0
0
2007 2008 2009
Hình 1: Doanh số mua ngoại tệ theo nghiệp vụ



0 50,000 100,000 150,000
Giao ngay
Kỳ hạn
Hoán đổi

Quyền chọn
38,199
0
0
0
49,137
0
0
0
32,157
0
0
0
2007 2008 2009
Hình 2: Doanh số bán ngoại tệ theo nghiệp vụ
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
65
Bảng 4: Nguyên nhân doanh nghiệp chưa sử dụng sản phẩm hối đoái phái sinh
Nguyên nhân Số người Tỷ lệ (%)
Không có nhu cầu 11 9.0
Không am hiểu 43 35.2
Tỷ giá biến động ít 54 44.3
Mức ký quỹ/phí 6 4.9
Khác 8 6.6
Tổng 122 100.0

Do tỷ giá thuộc về yếu tố khách quan, ngân hàng chỉ là một chủ thể nhỏ trong nền
kinh tế nên không thể tác động đến được, do đó trên cơ sở giả định tỷ giá biến động mạnh
trong thời gian sắp tới, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến của doanh nghiệp về vấn đề:
“Ngân hàng nên làm gì để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm hối đoái

phái sinh?”. Theo bảng 4 và 5 do doanh nghiệp không am hiểu nhiều về lĩnh vực này,
chính vì thế điều mà doanh nghiệp mong muốn nhất ở ngân hàng là hãy nâng cao sự hiểu
biết cho chính họ.
Bảng 5: Điều mà doanh nghiệp muốn ngân hàng làm để tạo điều kiện cho họ sử dụng
các sản phẩm hối đoái phái sinh
Giải pháp Số người Tỷ lệ (%)
Tổ chức hội thảo, hội nghị 59 48.4
Giảm mức ký quỹ/phí 10 8.2
Nhân viên ngân hàng tư vấn 45 36.9
Khác 8 6.6
Tổng 122 100

Theo quan điểm Marketing, bí quyết chính giúp ngân hàng có thể gia tăng được lợi
nhuận chính là hiểu và thỏa mãn được những mong đợi của khách hàng. Do đó khi thỏa
mãn được những mong đợi trên thì nhu cầu về sản phẩm phái sinh là khá cao (theo bảng
6).
Bảng 6: Nhu cầu về sản phẩm hối đoái phái sinh của doanh nghiệp.
Ý kiến Số người Tỷ lệ (%)
Muốn sử dụng 79 64,8
Không muốn sử dụng 13 10,7
Chưa quyết định 30 24,6
Tổng 122 100

2.3. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngân hàng Công
Thương – Chi nhánh Đà Nẵng
Kết quả đạt được
- Với lợi thế về uy tín cũng như thâm niên lâu năm trong lĩnh vực này đã tạo lợi thế
cho chi nhánh trong việc thu hút và duy trì mối quan hệ lâu dài với doanh nghiệp, đặc biệt
là những doanh nghiệp lớn.
- Quy trình nghiệp vụ rõ ràng, đơn giản tạo điều kiện cho doanh nghiệp giao dịch

với ngân hàng.
- Đội ngũ nhân viên phụ trách mảng kinh doanh ngoại tệ năng động, nhiệt tình.
Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010
66
- Có sự phối hợp hỗ trợ ăn ý giữa các bộ phận với nhau (bộ phận kinh doanh ngoại
tệ – bộ phận thanh toán quốc tế…) góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.
- Kết quả kinh doanh ngoại tệ hàng năm đều có lãi, góp phần gia tăng lợi nhuận cho
chi nhánh.
- Thoả mãn nhu cầu đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng (tương ứng với
việc thực hiện mua bán 14 loại ngoại tệ khác nhau).
Hạn chế
- Mất cân đối giữa khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu, nguồn cung
ngoại tệ cho chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào hội sở chính.
- Một bộ phận cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế cả về chuyên môn và ngoại
ngữ. Đội ngũ nhân viên nhiều về số lượng nhưng chưa thực sự đảm bảo về chất lượng, đặc
biệt cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối còn ít, chủ yếu là do kinh
nghiệm chứ không được đào tạo cơ bản, cơ chế tuyển dụng cán bộ còn chưa hợp lí .
- Sản phẩm đa dạng nhưng triển khai không mang lại hiệu quả, chủ yếu là giao dịch
giao ngay.
- Công tác phục vụ doanh nghiệp mang tính bị động, khi khách hàng có nhu cầu
ngoại tệ thì họ phải tự tìm đến ngân hàng, chi nhánh chưa chủ động tiếp cận với những
khách hàng tiềm năng.
2.4. Giải pháp nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngân hàng
Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng
2.4.1. Thứ nhất, hỗ trợ tài trợ ngoại thương tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh ngoại
tệ của chi nhánh phát triển.
- Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, để thực hiện được phương án kinh doanh thì
trong quá trình sản xuất, doanh nghiệp luôn có nhu cầu về vốn lưu động bằng nội tệ để
trang trải tiền nguyên vật liệu, tiền lương cho nhân viên… Do đó, chi nhánh cần phải đẩy
mạnh hỗ trợ bằng cách cho doanh nghiệp vay VND theo lãi suất USD, với điều kiện doanh

nghiệp phải cam kết bán lại nguồn USD thu về từ hợp đồng xuất khẩu cho ngân hàng ngân
hàng Công Thương – Chi nhánh Đà Nẵng theo tỷ giá tại thời điểm giải ngân (Chính sách
ưu đãi ở đây có thể là lãi suất và điều kiện vay vốn)
- Đối với doanh nghiệp nhập khẩu thì họ lại có nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán
tiền hàng cho đối tác nước ngoài. Chính vì vậy, trong điều kiện khan hiếm ngoại tệ như
hiện nay thì chi nhánh cần đẩy mạnh cho vay USD với lãi suất ưu đãi nhằm thu hút và lôi
kéo được họ.
2.4.2. Thứ hai, là giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm hối đoái phái sinh. Như chúng
ta đã biết, những điều kiện để phát triển sản phẩm hối đoái phái sinh là tỷ giá phải biến
động theo một biên động lớn và ngẫu nhiên, tiếp đến nhân viên kinh doanh ngoại tệ phải
có trình độ chuyên môn cao và cuối cùng ngân hàng phải có những trang thiết bị hiện đại
để có thể cập nhập nhanh trước những thay đổi chóng mặt của thị trường. Do đó, tác giả
có một số đề xuất sau:
- Về chính sách Marketing: Theo kết quả khảo sát đã thực hiện ở mục 2.2 thì

×