Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Thực trạng tình hinh huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.35 KB, 12 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Năm 2007 vừa qua Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới
WTO, trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này là kết quả của một quá
trình đàm phán lâu dài. Gia nhập WTO, Việt Nam đang đứng trước cơ hội
hội nhập thế giới sâu rộng hơn bao giờ hết.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước rất thách thức, vậy nên
muốn cạnh tranh đứng vững và phát triển trong môi trường đầy tiềm năng
và nhiều thách thức này, các doanh nghiệp ngoài việc cần phải chuẩn bị kĩ
lưỡng về chiến lược kinh doanh lâu dài, yêu cầu cao về kỹ thuật, chất lượng
ngồn nhân lực thì có 1 điều kiện tiên quyết không thể thiếu đó là nguồn vốn
dồi dào. chúng ta có thể thấy rõ nhu cầu nghiên cứu và ứng dụng vấn đề thu
hút nguồn vốn sao cho hiệu quả, phục vụ những kế hoạch tài chính trong
ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của doanh nghiệp, em đã tìm hiểu về thực
trạng huy động vốn của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, sau đây em
xin trình bày phần tìm hiểu của mình mong rằng phần nào sẽ giúp cho các
bạn hiểu thêm về vấn đề này. Rất mong nhận được sự nhận xét của các bạn
và giảng viên thạc sĩ Phan Hồng Mai.
1
Nội dung
1. Các hình thức huy động vốn chủ sở hữu ở các DN VN hiện nay
1.1 Vốn góp ban đầu
Hiện hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều có quy mô nhỏ và vừa.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì có tới 96,81% số doanh nghiệp
nước ta thuộc nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó xét về vốn chủ sở
hữu, số doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,80%, số doanh
nghiệp có vốn từ 1 đến 5 tỷ chiếm 37,03% số doanh nghiệp vốn từ 5 đến 10
tỷ chỉ chiếm khoảng 8,15%, theo số liệu năm 2006 ta có 73% các doanh
nghiệp có số vốn dưới 10 tỷ đồng; số doanh nghiệp có số vốn từ 50-200 tỷ
đồng chiếm 8,5%.. Như vậy, quy mô vốn của các doanh nghiệp Việt Nam
rất nhỏ lẻ, không thể đáp ứng yêu cầu phát triển và cạnh tranh trong giai


đoạn hiện nay, khi Việt Nam gia nhập WTO. Nhu cầu tăng vốn, thu hút
vốn là rất lớn, khi mà năng lực tài chính lại quá yếu.
Tính đến ngày 01/01/2004, cả nước có 72.012 doanh nghiệp hoạt động
với tổng số vốn là 1.724.558 tỷ đồng, chỉ bằng một tập đoàn đa quốc gia cỡ
trung bình trên thế giới. Trong đó, doanh nghiệp Nhà nước chiếm 59,0%
tổng số vốn của các doanh nghiệp cả nước (1.018.615 tỷ đồng), doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,55% (337.155 tỷ đồng), doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 21,44% (868.788 tỷ đồng).
Trong 6 năm thi hành Luật Doanh nghiệp, cả nước có 160.752 doanh
nghiệp đăng ký kinh doanh với số vốn ban đầu là 321,25 ngàn tỷ đồng,
đồng thời các doanh nghiệp đăng ký bổ sung 103,47 ngàn tỷ đồng vốn.
Riêng năm 2005, số vốn đăng ký bổ sung này là 38,34 ngàn tỷ đồng.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong quý I
năm 2006, có 7.775 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh
nghiệp với số vốn đăng ký 29.063 nghìn tỷ đồng. Tuy giảm 8% về số
doanh nghiệp đăng ký kinh doanh nhưng tăng 25% về số vốn đăng ký. Như
2
vậy đã có chuyển biến tích cực trong cơ cấu nguồn vốn ban đầu, vốn góp
ban đầu của các doanh nghiệp đã có sự tăng cường .
1.2. Vốn từ lợi nhuận để lại
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn vốn từ lợi nhuận để lại chưa được quan
tâm đúng mức. Do trong khối các doanh nghiệp Nhà nước, các doanh
nghiệp được bao cấp về tài chính, nên nhu cầu nguồn vốn là không nhiều.
Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động không hiệu quả, nên
nguồn vốn từ lợi nhuận để lại là không có.
Trong trường hợp các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, do mâu thuẫn
giữa lợi tức cho cổ đông và lợi nhuận để lại tái sản xuất là từ cùng 1 nguồn
lợi nhuận sau thuế. Các doanh nghiệp này có quy mô nhỏ, uy tín chưa xây
dựng ổn định, nên việc đảm bảo mức lợi tức cổ phần cao là thường thấy,
như vậy, lợi nhuận để lại của các doanh nghiệp này rất nhỏ, không đủ phục

vụ nhu cầu tái sản xuất mở rộng.
1.3.Vốn từ phát hành cổ phiếu mới
Đây là kênh huy động vốn đặc biệt quan trọng đối với bất kỳ doanh
nghiệp cổ phần nào. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, thị trường chứng
khoán đang trên đà phát triển, tuy chưa ổn định, nên việc thu hút nguồn vốn
từ phát hành cổ phiếu mới là rất cần thiết và hoàn toàn có khả năng thực
hiện, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng hình ảnh thương hiệu từ phương
thức này, song cần thận trọng, chú ý đề phòng những rủi ro của thị trường.
Theo số liệu của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, tính đến ngày
31/12/2006, trên TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh (HoSTC) có 106 công
ty và 2 chứng chỉ quỹ, trên sàn GDCK Hà Nội (HaSTC) có 87 công ty,
tổng giá trị cổ phiếu niêm yết là 221,156 tỷ, chiếm 22,7% tổng GDP 2006,
và lớn gấp 20 lần năm 2005.
Số lượng công ty niêm yết tăng mạnh vào cuối năm 2006, chỉ riêng
tháng 12/2006 có tới 50 công ty niêm yết mới trên HoSTC, bình quân mỗi
ngày gần 2 công ty. Nguyên nhân chính của tình trạng lên sàn ồ ạt là do từ
3
01/01/2007, Luật chứng khoán chính thức có hiệu lực, bãi bỏ ưu đãi thuế
Thu nhập doanh nghiệp cho những doanh nghiệp niêm yết trên sàn sau
ngày này.
Như vậy, thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã có
bước phát triển vượt bậc, tạo kênh huy động vốn mới cho doanh nghiệp,
song, thực chất thị trường này còn rất nhiều bất cập.
Đầu tiên, ta điểm qua tình hình phát triển của thị trường chứng khoán
giai đoạn 2005-2007. Một số nét dễ nhận thấy đó là thị trường thường tăng
trưởng nóng trong những tháng cuối năm và đầu năm, còn từ tháng 4 đến
khoảng tháng 7-8 thị trường điều chỉnh giảm. Tình trạng này diễn ra liên
tục cho thấy khả năng tăng trưởng bong bóng và sự mất ổn định của thị
trường. Trong điều kiện tăng trưởng ồ ạt, việc các doanh nghiệp phát hành
cổ phiếu mới là một biện pháp giảm sốt hữu hiệu đối với thị trường, tăng

cung thì thị trường sẽ cân bằng hơn. Song khi thị trường mất ổn định, đi
xuống trong thời gian dài, kế hoạch tăng cung cho thị trường sẽ không khả
thi. Đây là một trong những khó khăn trong việc tăng vốn bằng phát hành
cổ phiếu của các doanh nghiệp.
Một vấn đề khác ta cần lưu tâm, đó là trong hoàn cảnh thị trường
chứng khoán Việt Nam phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay, các
doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng phát hành cổ phiếu mới, và điều này nếu lạm
dụng sẽ tạo ra sự mất cân đối trong cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, gây
ra những rủi ro khó lường.Nguyên nhân chính đó là các nhà đầu tư chứng
khoán ở Việt Nam hiện nay còn thiếu tính chuyên nghiệp, họ ít quan tâm
đến lợi nhuận và rủi ro của những kế hoạch đầu tư mà chủ yếu là mua bán
cổ phiếu kiếm lời trong ngắn hạn, do vậy doanh nghiệp sẽ rất dễ gặp rủi ro.
Khi doanh nghiệp đầu tư một dự án, hiệu quả chỉ diễn ra vài năm sau,
nhưng cổ tức vẫn phải trả hàng năm. Nếu không đảm bảo cổ tức cho cổ
đông, cổ phiếu công ty sẽ rớt giá không kìm được. Đây là một vấn đề cần
được quan tâm đúng mức trong điều kiện tình hình thị trường chứng khoán
4
Việt Nam hiện nay. Thậm chí, có những doanh nghiệp Việt Nam đã lấy tiền
từ phát hành cổ phiếu để trả nợ ngân hàng, đầu tư tài chính,.. tức nằm ngoài
mục tiêu chính của nguồn vốn dài hạn này là phát triển sản xuất kinh
doanh.
Một hạn chế khác của vấn đề phát hành cổ phiếu mới của các doanh
nghiệp đó là khả năng mất cân đối giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Nếu
doanh nghiệp không có kế hoạch thu hút vốn hợp lý, mà chỉ tập trung từ
nguồn vốn cổ phần, doanh nghiệp sẽ khó đảm bảo cơ cấu vốn tối ưu, dẫn
tới hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Một vấn đề rất đáng quan tâm hiện nay là sự thiếu hụt thông tin tài
chính của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp niêm yết trên TTGDCK
hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy mô vốn yếu, và một tình
hình chung là thông tin cung cấp cho các cổ đông và các nhà đầu tư thường

thiếu, không kịp thời và không minh bạch, thậm chí có những thông tin nội
gián, gây nhiều khó khăn trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh
nghiệp, cũng như dự báo rủi ro kinh doanh cổ phiếu của các nhà đầu tư.
Nguyên nhân tình trạng này là do các doanh nghiệp chưa có ý thức
trong việc cung cấp thông tin. Bề ngoài, các nhà đầu tư phải được cung cấp
những báo cáo tài chính thường kỳ của doanh nghiệp, bao gồm cả báo cáo
kiểm toán của một công ty kiểm toán độc lập. Song, trên thực tế, doanh
nghiệp chưa cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết. Lý do đó là doanh
nghiệp mang tâm lý đề phòng với các cơ quan quản lý nhà nước như thuế
vụ, công an, quản lý thị trường... và các doanh nghiệp phải dè chừng những
đối thủ cạnh tranh, sợ lộ những kế hoạch tài chính của mình.
Hệ thống khai báo và chính sách thuế của Việt Nam còn nhiều bất
cập, làm cho doanh nghiệp luôn muốn khai thấp doanh thu, khai tăng chi
phí để bảo toàn lợi nhuận. Hậu quả là tình hình tài chính của doanh nghiệp
bị bóp méo, gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp, và khó khăn
cho nhà đầu tư.
5

×