Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước-trường hợp điển hình tại công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.14 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM



TRẦN QUỐC THÁI

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
CHO NGÀNH SẢN XUẤT SỮA NƯỚC –
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY
TNHH FRIESLAND CAMPINA VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TPHCM



TRẦN QUỐC THÁI

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
CHO NGÀNH SẢN XUẤT SỮA NƯỚC –
TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY
TNHH FRIESLAND CAMPINA VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: 60520320

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM HỒNG NHẬT

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2014
CÔNG TRÌNH NÀY ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ Tp. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HỒNG NHẬT


Luận văn Thạc sỹ được bảo vệ tại Trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
vào ngày 25 tháng 04 năm 2014.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:

Số TT Họ và Tên Chức danh hội đồng
1 GS. TS. Hoàng Hưng Chủ tịch
2 PGS. TS. Lê Mạnh Tân Phản biện 1
3 TS. Thái Văn Nam Phản biện 2
4 TS. Trịnh Hoàng Ngạn Uỷ viên
5 TS. Nguyễn Thị Hai Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Tp.HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2014

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên học viên: Trần Quốc Thái Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 18/10/1980 Nơi sinh: Đồng Nai
Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường MSHV: 1241810022
I - Tên đề tài:
Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước – Trường
hợp điển hình tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam
II - Nhiệm vụ và nội dung:
 Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường tại công ty TNHH
Friesland Campina Việt Nam.
 Thu thập tài liệu về quy trình sản xuất, lượng nước tiêu thụ của nhà máy.
 Thu thập số liệu, đo đạc và tính toán lượng nước và nguyên vật liệu thất
thoát trong quá trình sản xuất.
 Khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng môi trường.
 Nội dung 2: Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với hiện trạng Công ty.
 Xác định các công đoạn gây lãng phí thông qua cân bằng vật chất.
 Phân tích cơ hội và đề xuất các giải pháp SXSH có thể áp dụng cho các
công đoạn lãng phí đã được xác định.
 Nội dung 3: Lựa chọn các giải pháp SXSH thích hợp.
 Dựa trên các cơ hội SXSH đã đánh giá và đề xuất, lựa chọn các giải pháp
SXSH thích hợp cho nhà máy.
 Phân tích các lợi ích kinh tế và môi trường đạt được để đánh giá hiệu quả
của các giải pháp đã đề xuất.
 Nội dung 4: Đưa ra các biện pháp tổng hợp cải thiện môi trường sau khi áp
dụng SXSH.
III - Ngày giao nhiệm vụ: 07/8/2013

IV - Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 29/04/2014.
V - Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. PHẠM HỒNG NHẬT

Cán bộ hướng dẫn Khoa quản lý chuyên ngành





i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Học viên thực hiện Luận văn


Trần Quốc Thái


ii

LỜI CẢM ƠN

Đề tài: “Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất sữa nước –

Trường hợp điển hình tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam” được hoàn
thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS. Phạm Hồng Nhật, người
thầy đã theo sát, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên
cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí
Minh, phòng QLKH và Đào Tạo Sau Đại Học, quý Thầy cô giáo giảng dạy cao học
ngành Môi trường đã dạy dỗ, quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành
luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên tại
công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, đã cung cấp thông tin, đóng góp các ý
kiến quý báu, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè
đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Mặc dù rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian thực hiện đề tài có hạn
nên luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định. Tác giả xin cảm ơn và rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô, các nhà khoa học, các cơ quan và
các đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn.
Trân trọng!
Học viên thực hiện


Trần Quốc Thái


iii

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Ngành sản xuất sữa nước trong những năm qua đã từng bước phát triển và là
ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và

có tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên ngành công nghiệp sản xuất sữa nước
cũng là một trong những ngành công nghiệp tiêu hao nguồn tài nguyên rất lớn, và
thải ra nhiều chất thải, đặc biệt là lượng nước thải cũng đáng kể, góp phần gây ô
nhiễm môi trường tự nhiên, nên cần phải được đẩy mạnh quản lý môi trường.
Chính vì thế, đề tài: “Nghiên cứu cải thiện môi trường cho ngành sản xuất
sữa nước – trường hợp điển hình tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam”
được thực hiện từ tháng 07/2013 đến tháng 03/2014 là rất cần thiết để giúp cải thiện
tình hình môi trường cho ngành sản xuất sữa nước, nhằm hướng tới sự phát triển
bền vững.
Áp dụng phương pháp sản xuất sạch hơn trong đề tài này là cách tiếp cận
mới nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi trường và tăng hiệu quả sử dụng nguồn nguyên
vật liệu, và hướng đến sản xuất bền vững thông qua việc tìm ra các giải pháp tối ưu
để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm
thiểu các tác động đến môi trường do quá trình sản xuất gây ra.
Thực hiện đề tài, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
 Giảm thiểu được chất thải trong quá trình sản xuất.
 Tiết kiệm nước và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
 Cải thiện môi trường thông qua các giải pháp tổng thể, bao gồm cả công
nghệ và quản lý.
 Mang lại lợi ích kinh tế cho công ty và qua đó mang lại lợi ích cho môi
trường và xã hội.



iv

ABSTRACT

Liquid milk hasgradually developed during the last few years and become an
important sectorwithin the Vietnam’s economy with a rather high growth rate.

Though, the production of liquid milkis a natural resourcesintensive consumer and a
big waste discharger. Especially, due to the generation of a large volume of
wastewater, contributing considerably to the environmental pollution, environmentl
management for this sector has to be enhanced.
As such, the study “Environmental improvement in liquid milk production –
case study at Friesland Campina Vietnam Lt.co” conducted from July, 2013 to
March, 2014 was essential in order to find ways for improving environmental
performance for the sector towards sustainable development.
Cleaner Production applied in this study is a new approachto for preventing
environmentalpollution and increasingeffectiveness of natural resources utilization,
in order to obtain highest economic efficiency, contribute to environmental
protection and minimize negative impacts caused by liquid milk production.
Through the study, the following results have been obtained:
 Minimization of wastes generated by the production.
 Reduction in water and materials consumed for the production.
 Improvement of the environmental performance by integrated measures,
including both technological and managerial ones.
 Contibute to not only economic profits for the company, but also benefits
for the environment and the society.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN iii
ABSTRACT iv
DANH MỤC VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC HÌNH ẢNH xii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Tính cấp thiết của đề tài 2
3. Mục tiêu của đề tài 3
4. Nội dung của đề tài 3
5. Phương pháp nghiên cứu 4
6. Phạm vi nghiên cứu 5
7. Ý nghĩa của đề tài 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 7
1.1. Tổng quan về SXSH 7
1.1.1. Sự ra đời của SXSH 7
1.1.2. Các nhóm giải pháp SXSH 9
1.1.3. Hiện trạng áp dụng SXSH và chiến lược SXSH trong công nghiệp đến năm
2020 ở Việt Nam 13
1.2. Tổng quan của ngành sản xuất sữa nước 18
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa trên thế giới 18
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sữa ở Việt Nam 19
1.2.3. Công nghệ sản xuất sữa 22
1.2.3.1. Nguyên nhiên liệu và hóa chất sử dụng 22
1.2.3.2. Tính chất của sữa 22
1.2.3.3. Một số công nghệ sản xuất sữa kèm theo dòng thải 23


vi

1.2.3.4. Các vấn đề môi trường liên quan đến ngành sản xuất sữa nước 25
1.2.3.5. Các tác động đến môi trường của ngành sản xuất sữa nước 28
CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY TNHH
FRIESLAND CAMPINA VIỆT NAM 30

2.1. Giới thiệu về công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam 30
2.1.1. Giới thiệu về công ty 30
2.1.2. Sơ đồ tổ chức của công ty 31
2.1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng của công ty 32
2.1.4. Sơ đồ bố trí mặt bằng của khu vực chế biến 33
2.1.5. Giới thiệu một số sản phẩm của công ty 34
2.1.6. Nguyên liệu và công nghệ sản xuất sữa của công ty 35
2.1.6.1. Nguyên liệu 35
2.1.6.2. Quy trình công nghệ sản xuất sữa nước 41
2.2. Hiện trạng môi trường của công ty 44
2.2.1. Môi trường không khí 44
2.2.1.1. Trong khu vực sản xuất chế biến 44
2.2.1.2. Khí thải lò hơi và máy phát điện 45
2.2.1.3. Điều kiện vi khí hậu 46
2.2.1.4. Tiếng ồn 47
2.2.2. Nước thải 48
2.2.2.1. Nước thải sinh hoạt 48
2.2.2.2. Nước thải từ các hoạt động sản xuất chế biến 49
2.2.3. Chất thải rắn 51
2.2.3.1. Chất thải rắn sản xuất 51
2.2.3.2. Chất thải rắn sinh hoạt 51
2.2.3.3. Chất thải nguy hại 51
2.2.4. Các vấn đề môi trường khác 52
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY
TNHH FRIESLAND CAMPINA VIỆT NAM 54


vii

3.1. Kết quả áp dụng sản xuất sạch hơn 54

3.1.1. Cân bằng vật chất 54
3.1.1.1. Nguyên tắc cân bằng vật chất 54
3.1.1.2. Tính toán cân bằng nước và nguyên vật liệu 56
3.1.2. Phân tích cơ hội SXSH 67
3.1.2.1. Xác định tổn thất và nguyên nhân gây lãng phí 67
3.1.2.2. Đề xuất các giải pháp SXSH cho các công đoạn 68
3.1.2.3. Đánh giá sơ bộ các cơ hội SXSH 69
3.1.3. Áp dụng sản xuất sạch hơn 76
3.1.3.1 Nghiên cứu tính khả thi cho giải pháp cần nghiên cứu thêm 76
3.1.3.2. Đề xuất các bước thực hiện SXSH cho công ty 82
3.1.4. Phân tích các lợi ích đã đạt được 83
3.1.4.1. Lợi ích kinh tế 83
3.1.4.2. Lợi ích môi trường 83
3.1.4.3. Lợi ích xã hội 84
3.1.5. Những khó khăn và thuận lợi khi áp dụng SXSH tại công ty 84
3.1.5.1. Khó khăn 84
3.1.5.2. Thuận lợi 85
3.2. Các biện pháp tổng hợp khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường tại
công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam 86
3.2.1. Xử lý nước thải 86
3.2.2. Biện pháp hạn chế tiếng ồn và rung 91
3.2.3. Quản lý chất thải rắn 92
3.2.3.1. Chất thải sinh hoạt 92
3.2.3.2. Chất thải công nghiệp 93
3.2.3.3. Chất thải nguy hại 94
3.2.4. Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động 94
3.2.4.1. Các biện pháp chống nóng, ẩm đảm bảo vi khí hậu môi trường làm việc 94
3.2.4.2. Các biện pháp an toàn lao động 94



viii

3.2.4.3. Phòng ngừa khả năng cháy nổ 95
3.2.4.4. Phòng ngừa tai nan lao động 96
3.2.5. Duy trì chương trình giám sát môi trường 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99
1. Kết luận 99
2. Kiến nghị 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Một số hình ảnh của hệ thống xử lý nước thải tại công ty TNHH
Friesland Campina Việt Nam
Phụ lục 2: QCVN 40: 2011 – Quy chuẩn nước thải quốc gia về nước thải công
nghiệp
Phụ lục 3: Giới thiệu phần mềm SAP _ System application production (Hệ thống
ứng dụng sản xuất)
Phụ lục 4: Một số hình ảnh của phần mềm tự động quản lý số lượng nước và hóa
chất sử dụng
Phụ lục 5: Phiếu kết quả thử nghiệm của mẫu nước thải trước xử lý và sau xử lý
của công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam




ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

AMF – Anhydrous milk fat Chất béo khan từ sữa
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT Bộ Tài Nguyên Môi Trường
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Oxy hòa tan
FCV Friesland Campina Việt Nam
GMS Glyceryne monostearate
KTXH Kinh tế xã hội
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SAP_ System application production Hệ thống ứng dụng sản xuất
SCR Song chắn rác
SMP_ Skim milk powder Sữa bột gầy
SXSH Sản xuất sạch hơn
TNTN Tài nguyên thiên nhiên
TSVKHK Tổng số vi khuẩn hiếu khí
UHT Thanh trùng nhiệt độ cao






x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Sản lượng sữa nước (triệu tấn) ở một số quốc gia trên thế giới năm
2013 19
Bảng 1.2: Nồng độ ô nhiễm trong nước thải nhà máy chế biến sữa 27
Bảng 2.1 : Bảng chỉ tiêu cảm quan, hóa lý và vi sinh của sữa tươi 35
Bảng 2.2: Bảng chỉ tiêu đánh giá sữa bột gầy 37
Bảng 2.3: Bảng đánh giá chỉ tiêu chất béo khan từ sữa 38

Bảng 2.4: Chỉ tiêu hoá lý của đường saccharose 39
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu của nước sản xuất 40
Bảng 2.6: Yêu cầu kĩ thuật công đoạn gia nhiệt và bài khí 42
Bảng 2.7: Kết quả đo môi trường không khí trong khu vực công ty 44
Bảng 2.8: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu 45
Bảng 2.9: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện 46
Bảng 2.10: Kết quả đo vi khí hậu trong nhà máy 46
Bảng 2.11: Kết quả đo mức ồn trong nhà máy 48
Bảng 2.12: Nồng độ và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 49
Bảng 2.13: Thành phần và tính chất nước thải sản xuất 50
Bảng 2.14: Thành phần và khối lượng chất thải rắn sản xuất 51
Bảng 2.15: Thành phần và khối lượng chất thải nguy hại 52
Bảng 3.1: Cách tính toán chi tiết lượng nguyên liệu thất thoát trong quá trình chế
biến của một chu kỳ sản xuất (theo phần trăm chât khô) 57
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các nguyên nhân gây thất thoát nguyên liệu và bán thành
phẩm sữa 58
Bảng 3.3: Tỉ lệ thất thoát của nguyên liệu trong quá trình chế biến của 07 chu kỳ
sản xuất (theo phần trăm chât khô) 60
Bảng 3.4: Số liệu đầu vào phân xưởng chế biến 61
Bảng 3.5: Số liệu đầu ra phân xưởng chế biến 62
Bảng 3.6: Cân bằng nước cho công đoạn phối trộn 62


xi

Bảng 3.7: Cân bằng nước cho công đoạn thanh trùng 63
Bảng 3.8: Cân bằng nước cho công đoạn chuẩn hóa 63
Bảng 3.9: Cân bằng nước cho công đoạn tiệt trùng 64
Bảng 3.10: Cân bằng nước cho công đoạn đóng gói 64
Bảng 3.11: Phân tích sơ bộ lợi ích của các giải pháp đề nghị 70

Bảng 3.12: Sàng lọc các cơ hội SXSH cho khu chế biến của nhà máy sữa Friesland
Campina VN 74
Bảng 3.13: Phân tích tính khả thi về kỹ thuật 76
Bảng 3.14: Chi phí tiết kiệm được từ nhà máy khi áp dụng giải pháp 5 79
Bảng 3.15: Chi phí đầu tư thiết bị cho giải pháp 5 79
Bảng 3.16: Chi phí vận hành cho giải pháp 5 80
Bảng 3.17: Tính khả thi kinh tế khi áp dụng giải pháp 5 81
Bảng 3.18: Bảng tính toán lợi ích tổng thể sau khi áp dụng SXSH 81
Bảng 3.19: Thành phần và tính chất nước thải sản xuất sau khi áp dụng sản xuất
sạch hơn 86
Bảng 3.20: Chất lượng nước thải sau xử lý của Công ty Friesland Campina Việt
Nam 90



xii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Vai rò của chuyên gia trong sản xuất sạch hơn 5
Hình 1.2: Các nhóm giải pháp của SXSH 9
Hình 1.3: Sơ đồ các bước thực hiện SXSH 11
Hình 1.4: Sơ đồ tóm tắt 18 nhiệm vụ trong đánh giá SXSH 12
Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ sản xuất sữa tươi tiệt trùng kèm theo dòng thải. 23
Hình 1.6: Sơ đồ công nghệ sản xuất sữa chua kèm theo dòng thải. 24
Hình 2.1: Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam 30
Hình 2.2: Sơ đồ bố trí nhân sự của công ty 31
Hình 2.3: Sơ đồ bố trí mặt bằng của công ty 32
Hình 2.4: Sơ đồ bố trí mặt bằng khu vực chế biến 33
Hình 2.5: Một số sản phẩm của công ty 34
Hình 2.6: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng 41

Hình 3.1: Sơ đồ dòng chi tiết các công đoạn sản xuất 55
Hình 3.2: Sơ đồ tổng thể cân bằng vật liệu của khu vực chế biến của công ty TNHH
Friesland Campina VN 66
Hình 3.3: Minh họa một hệ thống thu hồi nước khi vận hành hệ thống máy tiệt
trùng UHT (giải pháp 5.1) 77
Hình 3.4: Minh họa một hệ thống thu hồi nước khi vận hành hệ thống máy tiệt
trùng UHT (giải pháp 5.2) 78
Hình 3.5: Biểu đồ so sánh tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau
khi thực hiện SXSH 87
Hình 3.6: Quy trình xử lý nước thải Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam 88
Hình 3.7: Quy trình tái sử dụng nước thải đề xuất 91
Hình 3.8: Sơ đồ xử lý rác sinh hoạt tại nhà máy 93





1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi. Sữa cung cấp
nhiều chất bổ dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. Dù
kinh tế khó khăn, tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam vẫn đạt ở mức cao khi người
tiêu dùng Việt Nam vẫn đánh giá sức khỏe là một trong những quan tâm hàng đầu.
Hiện nay khi nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sữa ngày càng tăng luôn kéo theo
các vấn đề liên quan đến môi trường. Ngành sản xuất sữa nước là một trong những
ngành tiêu thụ nguồn tài nguyên nước rất lớn, và tạo ra nhiều chất thải, đặc biệt là
nước thải, góp phần làm ô nhiễm môi trường tự nhiên, nếu chúng ta không có
những giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản lý môi trường phù hợp nào. Vì vậy

chúng ta phải hết sức quan tâm và có những biện pháp giảm thiểu và phòng ngừa ô
nhiễm môi trường.
Trong những năm 80 của thế kỷ trước, các phương pháp xử lý chất thải là
thực hiện xử lý cuối đường ống nên hiệu quả không cao và giá thành xử lý cao,
không mang lại hiệu quả về môi trường và kinh tế. Ngày nay, được xem SXSH là
một trong những cách tiếp cận tiên tiến nhằm đạt các mục tiêu: giảm chất thải, giảm
ô nhiễm, mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường [2]. SXSH đã được giới
thiệu vào Việt Nam những năm cuối thế kỷ trước, và đã được áp dụng thành công
trong một số ngành công nghiệp như chế biến thuỷ sản (dự án SEAQUIP của Đan
Mạch), sản xuất giấy và bột giấy…
Cùng với việc cung cấp các sản phẩm chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm được tín nhiệm như: Dutch Lady, Yomost, Ovaltine, Fristi… thì công ty
TNHH Friesland Campina Việt Nam còn quan tâm đến công tác “Bảo vệ môi
trường, hướng tới sự phát triển bền vững”, đây cũng là tiêu chí quan trọng để đánh
giá sự thành công của công ty [1]. Chính vì thế, đề tài: “Nghiên cứu cải thiện môi
trường cho ngành sản xuất sữa nước – trường hợp điển hình tại công ty TNHH
Friesland Campina Việt Nam” là rất cần thiết để giúp cải thiện tình hình môi trường
của Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam và góp phần BVMT cho ngành


2

sản xuất sữa, nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành sản xuất sữa nước là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng khá cao trong hơn 2 thập
kỷ vừa qua, tuy nhiên ngành công nghiệp sản xuất sữa nước cũng là một trong
những ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm, cần phải được đẩy mạnh quản
lý môi trường.
Để đạt được các quy định về xả thải và giảm chi phí cho các hệ thống xử lý

nước thải, nhất là trong điều kiện hạn chế đất đai, đòi hỏi phải áp dụng những công
nghệ tiên tiến. Chính vì thế, SXSH là một trong những cách tiếp cận tiên tiến để
giảm thiểu ô nhiễm, tuy nhiên có rất ít đề tài mà nghiên cứu về SXSH trong ngành
sản xuất sữa nước. Vì vậy vấn đề nghiên cứu được đặt ra là hết sức cấp thiết và hứa
hẹn mang lại những đóng góp thiết thực cho ngành công nghiệp quan trọng này.
Ngành sản xuất sữa nước là một trong những ngành tiêu hao nguồn tài
nguyên nước lớn, và lượng nước thải ra cũng rất đáng kể (như ở công ty TNHH
Friesland Campina Việt Nam định mức sử dụng nước khoảng 1,2 m
3
/tấn sản phẩm).
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất sữa nước thành phần gây ô nhiễm chính trong
nước thải là sữa và các sản phẩm từ sữa, và từ một số nguyên liệu bổ sung trong
sữa, ngoài ra còn có hóa chất sử dụng cho quá trình vệ sinh thiết bị, nhà xưởng.
Thông thường, các chỉ số cần quan tâm đối với nước thải sản xuất sữa là BOD,
COD, SS và chất béo. Chính vì thế, giảm thiểu chất thải, tiết kiệm năng lượng,
nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, là những khía cạnh thiết yếu phải quan tâm
không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn cho cả xã hội.
Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một cách tiếp cận giúp tiết kiệm nguyên nhiên
vật liệu ở đầu vào và giảm thiểu chất thải ở đầu ra. Trong những năm gần đây khi
sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường, SXSH đang ngày càng thu hút sự quan tâm
của nhiều tổ chức doanh nghiệp sản xuất. Với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
như hiện nay, các doanh nghiệp phải phát triển sản xuất sao cho phù hợp để tiết
kiệm nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, và đảm bảo sức khỏe của cộng đồng


3

mới có thể hội nhập được với nền kinh tế thế giới. Trước vấn đề này, các cơ sở sản
xuất nhận ra cần phải có một cách tiếp cận mới nhằm ngăn ngừa ô nhiễm môi
trường và tăng hiệu quả sử dụng nguồn nguyên vật liệu, phải hướng đến sản xuất

bền vững thông qua việc tìm ra các giải pháp tối ưu để đạt được hiệu quả kinh tế
cao nhất đồng thời góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu các tác động đến môi
trường do quá trình sản xuất gây ra. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng
SXSH và đã đạt được những hiệu quả nhất định, mang lại cả lợi ích kinh tế lẫn lợi
ích môi trường [3].
3. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là đề xuất các giải pháp tổng hợp cải thiện điều kiện môi
trường trên cơ sở áp dụng các giải pháp SXSH cho ngành sản xuất sữa nước, với
trường hợp điển hình tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam.
4. Nội dung của đề tài
 Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sản xuất và môi trường tại công ty TNHH
Friesland Campina Việt Nam.
 Thu thập tài liệu về quy trình sản xuất, lượng nước tiêu thụ của nhà máy.
 Thu thập số liệu, đo đạc và tính toán lượng nước và nguyên vật liệu thất thoát
trong quá trình sản xuất.
 Khảo sát và thu thập thông tin về hiện trạng môi trường.
 Nội dung 2: Đề xuất các giải pháp SXSH phù hợp với hiện trạng Công ty.
 Xác định các công đoạn gây lãng phí thông qua cân bằng vật chất.
 Phân tích cơ hội và đề xuất các giải pháp SXSH có thể áp dụng cho các công
đoạn lãng phí đã được xác định.
 Nội dung 3: Lựa chọn các giải pháp SXSH thích hợp.
 Dựa trên các cơ hội SXSH đã đánh giá và đề xuất, lựa chọn các giải pháp
SXSH thích hợp cho nhà máy .
 Phân tích các lợi ích kinh tế và môi trường đạt được để đánh giá hiệu quả của
các giải pháp đã đề xuất.



4


 Nội dung 4: Đề xuất các biện pháp tổng hợp cải thiện môi trường sau khi áp dụng
SXSH.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và nội dung trên, các phương pháp sau đây sẽ được sử
dụng:
Phương pháp thu thập thông tin
 Thu thập các tài liệu tổng quan về hoạt động sản xuất sữa nước, về hiện trạng
nước thải của hoạt động sản xuất sữa nước của Công ty TNHH Friesland
Campina Việt Nam.
 Thu thập thông tin về công nghệ sản xuất, năng suất, nguồn nguyên nhiên liệu
đầu vào, lượng nước sử dụng, lượng nguyên vật liệu thất thoát, lượng nước
thải đầu ra, hiện trạng ô nhiễm do nước thải và tình hình quản lý và xử lý nước
thải.
 Thu thập tài liệu về công nghệ xử lý nước thải hiện nay, cũng như quá trình áp
dụng các giải pháp SXSH vào sản xuất.
Phương pháp điều tra thực địa
 Thu thập thông tin, số liệu, tài liệu, và xem xét hoạt động, tìm hiểu quy trình
công nghệ sản xuất tại nhà máy.
 Phỏng vấn trực tiếp công nhân viên tại các nhà máy.
Phương pháp xử lý số liệu và so sánh
 Thống kê và xử lý số liệu có được từ những phân tích ở trên để xác định tải
lượng ô nhiễm từ các dòng thải (dùng chuẩn thống kê student để đánh giá giá
trị trung bình lưu lượng nước thải, nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải, với P
= 90%).
 Đối chiếu các kết quả phân tích mẫu nước với Quy chuẩn Việt Nam về nước
thải công nghiệp (QCVN 40/2011/BTNMT).
Phương pháp phân tích hệ thống
 Phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động.
 Dựa trên quá trình khảo sát trực tiếp của nhà máy và các số liệu thu thập được



5

để đánh giá hiện trạng và hệ thống lại tất cả các nguyên nhân tiềm năng gây ô
nhiễm và lãng phí nước của nhà máy.
Phương pháp tính toán tổng hợp
 Tính toán cân bằng vật chất và nhu cầu sử dụng, xả thải nước tại nhà máy lựa
chọn khảo sát.
Phương trình cân bằng vật chất được biểu hiện bằng các công thức tổng quát
sau:
Khối lượng vật chất đi vào hệ
thống (nguyên liệu, nhiên liệu)
=

Sản phẩm +
Chất thải (CTR + khí
thải+ nước thải)
 Tính toán lượng nước tối đa trên lý thuyết có thể tiết kiệm được.
Phương pháp chuyên gia: Tham vấn từ các chuyên gia về SXSH nhằm hoàn
thiện các giải pháp SXSH đề xuất. Vai trò của chuyên gia trong SXSH tóm tắt
như sau:


Hình 1.1: Vai rò của chuyên gia trong sản xuất sạch hơn

Phương pháp kế thừa: Kế thừa kết quả của báo cáo giám sát môi trường của
công ty Friesland Campna Việt Nam.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này được nghiên cứu tại công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam,
phường Bình Hòa, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Chuyên gia
kinh tế
Chuyên gia
kỹ thuật
Chuyên gia
môi trường
- Tính toán lợi
ích, chi phí
- Lập cân bằng
vật chất và năng
lượng
- Tư vấn, thiết kế quy
trình, công nghệ sản
xuất
- Đào tạo kỹ thuật
viên
- Giải pháp tiết kiệm
năng lư
ợng

- Đề xuất biện
pháp giảm thiểu
chất thải
- Tư vấn, thiết kế
xử lý chất thải


6

7. Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa khoa học
Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu về sau trong việc đánh giá và xây
dựng các cơ hội SXSH tại các nhà máy sữa khác.
Làm cơ sở khoa học cho các nhà quản lý nhà máy sữa đưa ra các định mức
chuẩn trong quá trình sản xuất sữa, góp phần đưa ra những giải pháp SXSH thích
hợp.
Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi luận văn được hoàn thành, các kết quả nghiên cứu sẽ là một công cụ
quản lý môi trường áp dụng cho Nhà máy, sẽ mang lại những lợi ích về môi trường
và KTXH như sau:
 Giảm thiểu chất thải trong quá trình sản xuất.
 Tiết kiệm nước và nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
 Cải thiện môi trường thông qua các giải pháp tổng thể, bao gồm cả công nghệ và
quản lý
 Mang lại lợi ích kinh tế cho nhà máy và qua đó mang lại lợi ích cho môi trường
và xã hội.


7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về SXSH
1.1.1. Sự ra đời của SXSH
Trong những thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng
gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu khai
thác TNTN và nảy sinh các vấn đề môi trường không chỉ mang tính khu vực mà còn
tác động đến môi trường toàn cầu.
Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình sản
xuất công nghiệp nào. Mức độ phát thải về lượng cũng như mức độ ô nhiễm của
một quá trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, quản lý

sản xuất, công nghệ, thiết bị, mức độ tận dụng – tái sử dụng và xử lý chất thải…
Cách tiếp cận, ứng phó với các vấn đề ô nhiễm chất thải công nghiệp qua các giai
đoạn khác nhau, pha loãng, xử lý cuối đường ống và tiếp theo là ngăn ngừa, giảm
thiểu chất thải [8].
Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm được triển khai ở các nhà máy trên thực tế
làm tăng chi phí sản xuất và các doanh nghiệp coi đó như một khoản đầu tư không
sinh lợi, không có thời gian hoàn vốn. Hơn nữa các giải pháp xử lý chất thải thực ra
là chuyển từ hình thức ô nhiễm này sang hình thức ô nhiễm khác sao cho giảm về
lượng cũng như mức độ nguy hại. Trong vòng 10 – 15 năm trở lại đây đã có rất
nhiều ý tưởng mới xuất hiện nhằm làm giảm phát thải từ các nguồn chất thải thải
vào môi trường, đồng thời đảm bảo không làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí về sản
xuất [12]. Đó là khi “Sản Xuất Sạch Hơn” được đề cập và quan tâm.Vậy SXSH là
gì? Bắt đầu được biết đến khi nào?
UNEP định nghĩa: “Sản xuất sạch hơn là quá trình ứng dụng liên tục một
chiến lược tổng hợp phòng ngừa về môi trường trong các quá trình công nghệ, các
sản phẩm, và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu các rủi ro
đối với con người và môi trường.”
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng
lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại và giảm lượng và tính độc hại của tất cả các


8

chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong
suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ cuối cùng.
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và
phát triển các dịch vụ. SXSH đòi hỏi phải thay đổi quan điểm, thực hiện quản lý
môi trường có trách nhiệm và đánh giá các giải pháp lựa chọn về công nghệ.
Các khái niệm tương tự với sản xuất sạch hơn là:

 Giảm thiểu chất thải
 Ngăn ngừa ô nhiễm
 Năng suất xanh
Về cơ bản, các khái niệm này và SXSH đều cùng có ý tưởng cơ sở là làm
cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất hiệu quả hơn và ít ô nhiễm hơn.
Mục tiêu của SXSH là ngăn ngừa và tránh tạo ra chất thải ngay từ đầu, giảm
thiểu ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một
cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ
nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm [8].
Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự
phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái. Trong khi phương pháp xử lý
cuối đường ống luôn làm tăng chi phí sản xuất thì SXSH lại mang lại lợi ích kinh tế
cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ nước, năng lượng và
nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu chất thải ngay từ đầu quy trình sản
xuất.







×