Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Đánh giá hiên trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại thành phố biên hòa, tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 115 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
“Nước - hai tỷ người đang khát” chủ đề mà Liên Hợp Quốc đưa ra nhân ngày môi
trường thế giới năm 2003 đã cho thấy sự cấp bách của vấn đề nước sạch hiện nay. Đến
năm 2005 chủ đề ngày nước thế giới được chọn là “Nước cho cuộc sống’’. Đồng thời,
Đại hội đồng Liên Hợp Quốc cũng chọn thập kỉ 2005-2015 là thập kỉ của nước nhằm
nâng cao nhận thức của con người đối với vai trò của nước sạch. Vấn đề nước sạch là
một vấn đề mang tính toàn cầu.
Ô nhiễm nước và vệ sinh môi trường hiện nay đang thực sự trở thành vấn đề đáng
báo động. Nguồn nước trong lành đang ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm do các hoạt động
của con người và khai thác quá mức. Thiếu nước và nước dùng không đảm bảo chất
lượng đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của con người. Chất
lượng nước, điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong của
con người, đặc biệt là trẻ em. Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở
những nước mà phần lớn dân số không đảm bảo được cấp nước an toàn, nguy cơ bệnh
về đường ruột là rất lớn. Bartram J cho rằng 88% tổng số ca bị tiêu chảy là do sử dụng
nước không đảm bảo vệ sinh. Bệnh tiêu chảy là nguyên nhân chính gây tử vong của 2,2
triệu người, trên tổng số 3,4 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến nước [12].
Tại Việt Nam, vấn đề này đã được Đảng và Chính phủ sớm quan tâm. Năm 1997,
Thủ tướng Chính phủ đã phát động phong trào tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường
nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó tỉ lệ tiếp cận nước sạch của
người dân tăng lên đáng kể (từ 18,4% năm 1992 lên đến 51% năm 2002 ở khu vực
nông thôn). Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là cùng với việc tăng tỉ lệ tiếp cận nước sạch
của người dân thì liệu chất lượng nước sạch có đảm bảo hay không, khi mà có đến 80%
các nhà máy cấp nước hiện nay cùng với hệ thống ống dẫn đã cũ kĩ, lạc hậu và xuống
2

cấp nghiêm trọng. Công tác bảo dưỡng, nâng cấp chúng còn có nhiều hạn chế. Bởi vậy,
việc đánh giá chất lượng nước cấp hiện nay cần thiết hơn bao giờ hết [12].


Biên Hòa là thành phố của tỉnh Đồng Nai, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm - khu
vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh, rất có lợi thế trong việc
phát triển kinh tế - xã hội. Với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã đẩy
nhanh mức độ phát triển các khu công nghiệp – các khu chế xuất thì sông Đồng Nai
hiện đang hứng chịu nhiều nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động của các doanh nghiệp và
việc xả thải từ sinh hoạt dẫn tới chất lượng nước cấp phục vụ cho người dân đang bị đe
dọa. Ngoài ra, đây cũng là một thành phố có dân số tập trung rất đông, trong khi đó
lượng nước thải sinh hoạt rất lớn lại chưa được xử lý triệt để thải thẳng ra sông. Không
chỉ vậy, nước thải y tế những khu vực này cũng chưa được thu gom, xử lý triệt để, nhất
là nước thải ở các bệnh viện công. Tình trạng tràn dầu và các sự cố môi trường do hoạt
động giao thông thủy vẫn thường xuyên xảy ra Đây chính là những yếu tố khiến cho
chất lượng nước sông Đồng Nai, nguồn cung cấp nước thô cho nhà máy nước Biên
Hòa (NMN), ngày càng suy giảm.
Chất lượng nước cấp tại NMN Biên Hòa trong thời gian vừa qua nhìn chung là đáp
ứng được quy chuẩn 01:2009/BYT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn
uống. Tuy nhiên, trong một số thời điểm nhất định khi chất lượng nước nguồn thay đổi
xấu hơn, chất lượng nước cấp có biến động khi một số chỉ tiêu không đạt theo quy
chuẩn. Làm thế nào để đảm bảo nước sạch luôn đạt tiêu chuẩn chất lượng, đặc biệt về
khía cạnh sức khỏe, khi tới tay người sử dụng là một vấn đề cần phải giải quyết triệt
để.
Hiện nay, Biên Hòa có 3 NMN: NMN Long Bình có công suất 30000m
3
/ngày đêm,
NMN Thiện Tân có công suất 100000m
3
/ngày đêm, và NMN Biên Hòa có công suất
50000m
3
/ngày đêm. NMN Long Bình chủ yếu cung cấp nước cho người dân khu vực
phường Tân Biên và KCN Bầu Xéo thuộc huyện Trảng Bom, NMN Thiện Tân cung

3

cấp nước cho các KCN, khu dân cư các phường ngoại thành và hỗ trợ một phần cho
NMN Biên Hòa. Người dân sống tại khu vực thành phố Biên Hòa (Tp. Biên Hòa) sử
dụng nước sạch chủ yếu là nước của NMN Biên Hòa. Nhà máy này được xây dựng từ
năm 1930, với công nghệ xử lý truyền thống đã cũ, mạng lưới đường ống đã xây dựng
quá lâu (hiện còn trên 20 km ống xây dựng trên 70 năm chưa được thay thế) nên ống bị
hư, đóng cặn và mục nát nhiều nên tỷ lệ rò rỉ tồn thất nước còn cao. Theo báo cáo của
NMN Biên Hòa thì tỉ lệ rò rỉ năm 2010 là 30%, đến năm 2011 thì tỉ lệ rò rỉ đã có giảm
nhưng vẫn còn cao, 26% [3].
Rò rỉ trong hệ thống phân phối là một nguyên nhân chính gây lo ngại cho chất lượng
nước ăn uống. Khi đất được tràn ngập bởi nước thải từ cống bị rò rỉ hoặc từ các nguồn
khác, sau đó đường ống bị rò rỉ sẽ được thâm nhập vào với nước bị ô nhiễm khi áp
thấp. Với những nguyên nhân như vậy cần phải sử dụng các phần mềm quản lý mạng
lưới để xác định điểm rò rỉ, làm giảm thất thoát nước cho các nhà máy nước và cải
thiện được chất lượng nước đến người tiêu dùng.
Mặc dù lượng nước cấp bị thất thoát do rò rỉ tại khu vực Tp. Biên Hòa là khá cao
(26%), công ty TNHH MTV cấp nước Đồng Nai chưa sử dụng phần mềm quản lý
mạng để làm giảm thất thoát nước, công ty chỉ thành lập một nhóm dò bể trực thuộc
công ty, dùng thiết bị tai nghe khuếch đại âm để dò bể những khu vực nghi ngờ. Biện
pháp này không được khả quan vì rất tốn công và không được chính xác. Hiện nay, có
rất nhiều phần mềm phân tích thủy lực đã được ứng dụng tại các công ty cấp nước như
WaterCAD, Epanet nhằm quản lý mạng lưới cấp nước. Tuy nhiên, phần mềm
WaterGEMS v8i là phần mềm được nâng cấp từ WaterCAD, được đánh giá cao so với
phần mềm Epanet do chức năng tính toán, khoanh vùng rò rỉ và khả năng tích hợp với
nhiều môi trường như Cad, GIS…giúp cho người kỹ sư sử dụng dễ dàng.
Từ những luận cứ trên, đề tài “Đánh giá hiện trạng, khoanh vùng rò rỉ và đề xuất
các giải pháp quản lý chất lƣợng nƣớc cấp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai” được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn
4


nước cấp, xác định được vị trí rò rỉ, thất thoát, dẫn đến nước cấp có thể bị ô nhiễm tại
những vị trí đó dựa trên việc ứng dụng phần mềm WaterGems v8i và từ đó đề xuất, xây
dựng nền tảng cho phát triển lâu dài và phát triển bền vững hệ thống cấp nước cho Tp.
Biên Hòa.
2. MỤC TIÊU
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá hiện trạng chất lượng nước cấp tại thành phố Biên Hòa một cách đầy
đủ nhất, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc
quản lý chất lượng nguồn nước cấp, để bảo đảm cung cấp hệ thống nước máy tốt nhất
về mặt sức khỏe cho cộng đồng và từ đó ta có thể dự báo được chất lượng nước trong
những năm sau này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được hiện trạng nguồn nước thô (chất lượng nước sông Đồng Nai
khu vực gần NMN Biên Hòa), nước cấp vào mạng lưới và nước trên mạng lưới tới các
hộ dân tại Tp. Biên Hòa.
- Áp dụng số liệu quan trắc mẫu nước để đánh giá, phân tích các rủi ro tại nhà máy
nước Biên Hòa.
- Xác định, khoanh vùng rò rỉ trên mạng lưới và kiểm tra chất lượng nước sau vùng
rò rỉ.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật và quản lý phù hợp để quản lý chất lượng nước cấp
tại Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
5

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các yếu tố môi trường tự nhiên có liên quan đến chất lượng nước cấp.
- Chất lượng nước sông Đồng Nai tại khu vực Biên Hòa.
- Hệ thống mạng lưới cấp nước và chất lượng nước cấp của Tp. Biên Hòa.
3.2. Giới hạn phạm vi và nội dung nghiên cứu

3.2.1.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài lấy Tp. Biên Hòa làm địa bàn nghiên cứu, nhưng tập trung nghiên cứu ở vùng
nội ô.
Dân cư thành phố Biên Hòa chủ yếu sử dụng nước sinh hoạt là nước cấp đã được xử
lý từ nguồn nước sông nên đề tài chỉ tập trung vào nguồn nước thô là nước sông Đồng
Nai đoạn chảy qua Tp. Biên Hòa. Tại đoạn sông này chỉ nghiên cứu những điểm thuộc
khu vực cấp nước, đó là khu vực cầu Hóa An, khu vực NMN Biên Hòa và khu vực cầu
Rạch Cát.
Nước ngầm chỉ được sử dụng với quy mô nhỏ nên đề tài không nghiên cứu.
3.2.2. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Do điều kiện hạn chế về thời gian nghiên cứu cũng như các nguồn lực phục vụ cho
nghiên cứu đề tài luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về các khía cạnh sau:
(1) Một số nguyên nhân làm ô nhiễm đến chất lượng nguồn nước thô.
(2) Một số đặc điểm chính của nước cấp về thành phần vật lý, thành phần hóa học và
vi sinh vật.
(3) Nghiên cứu hiện trạng hệ thống cấp nước, mạng lưới cấp nước của Tp. Biên Hòa
và phân tích các ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp.
6

4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu các số liệu về hiện trạng môi trường, về điều kiện tự nhiên và phát
triển kinh tế xã hội tại Tp. Biên Hòa.
Thu thập các số liệu quan trắc về chất lượng nước sông Đồng Nai khu vực gần
NMN Biên Hòa, số liệu quan trắc của nước sau xử lý của NMN Biên Hòa và nước
cấp ngoài mạng lưới của khu vực Tp. Biên Hòa trong những năm gần đây.
Khảo sát các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp tại địa bàn nơi
nghiên cứu.
Khảo sát về mạng lưới cấp nước và tình trạng rò rỉ nước ảnh hưởng đến chất lượng
nước cấp của thành phố.
Sử dụng phần mềm thủy lực WaterGEMS để khoanh vùng, xác định vị trí rò rỉ trên

mạng lưới.
Đề xuất các biện pháp giải quyết hợp lý và đưa ra hướng xử lý khả thi trong tương
lai.
7

5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Sơ đồ nghiên cứu



















Hình 1: Sơ đồ trình tự nghiên cứu của đề tài
Tổng hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc nước
sau xử lý của NMN

Biên Hòa từ năm
2007-2011
Số liệu quan trắc nước
sông Đồng Nai khu
vực gần NMN Biên
Hòa từ 2007-2011
Số liệu quan trắc nước
ngoài mạng lưới từ
2009-2011
Tham khảo tài liệu liên quan
Đánh giá chất lượng nước cấp
Đánh giá chất lượng
nước sau xử lý tại NMN
Biên Hòa với QCVN
01:2009/BYT
Đánh giá chất lượng nước
trên mạng lưới với QCVN
01: 2009/BYT
Sử dụng ma trận rủi ro để đánh giá rủi ro
tại NMN Biên Hòa
Sử dụng phần mềm WaterGEMS để
khoanh vùng, xác định vị trí rò rỉ
Lấy mẫu và phân
tích mẫu tại các
điểm rò rỉ
Đề xuất các giải pháp quản lý
Đánh giá chất lượng
nước sông với QCVN
08:2008/BTNMT và dựa
trên chỉ số chất lượng

nước tổng hợp WQI
8

Để thực hiện được những mục tiêu đã nêu trong mục 2.2, đầu tiên là phải tìm hiểu,
tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài. Tiếp theo đó là tổng hợp các số liệu quan
trắc đã thu thập được của trung tâm quan trắc môi trường Đồng Nai và phòng kiểm
định của công ty TNHH MTV Cấp nước Đồng Nai từ năm 2007 - 2011. Với các số liệu
quan trắc này đề tài đã tiến hành đánh giá chất lượng nước cấp tại Tp. Biên Hòa bằng
cách đánh giá từ nguồn nước thô đến nước sau xử lý tại NMN Biên Hòa và cuối cùng
là nước ra mạng lưới.
Vì hệ thống xử lý nước của NMN Biên Hòa đã cũ kỹ và với các kết quả đã đạt được
của việc đánh giá chất lượng nước cấp, đề tài thấy cần thiết phải đánh giá rủi ro tại
NMN Biên Hòa xuyên suốt chu trình của nước từ việc thu nước để xử lý đến các điểm
tiêu thụ nước.
Tp. Biên Hòa còn rất nhiều đường ống cũ nên vấn đề rò rỉ, thất thoát nước là điều
không tránh khỏi. Rò rỉ cũng là một trong các nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng
nước cấp nên đề tài đã sử dụng phần mềm WaterGEMS để khoanh vùng rò rỉ, sau đó
lấy mẫu và phân tích mẫu tại các điểm xung quanh vị trí rò rỉ nhằm xác định chất
lượng nước cấp.
Sau khi đã đạt được các kết quả trên, đề tài sẽ đưa ra các giải pháp quản lý thích hợp
nhằm làm cho chất lượng nước cấp tại Tp. Biên Hòa được tốt hơn.
5.2. Phƣơng pháp cụ thể
Để thực hiện được các mục tiêu trên đề tài đã sử dụng các phương pháp cụ thể như
sau:
a. Phương pháp tham khảo tài liệu: các tài liệu đã được liệt kê trong phần tài liệu
tham khảo.
b. Phương pháp thu thập số liệu:
- Thu thập, biên hội số liệu về điều kiện tự nhiên khu vực thành phố Biên Hòa.
9


- Thu thập, biên hội số liệu về hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Tp.
Biên Hòa.
- Thu thập, biên hội các số liệu quan trắc chất lượng nước sông Đồng Nai khu vực
gần NMN Biên Hòa, số liệu chất lượng nước thô lấy tại NMN Biên Hòa, số liệu chất
lượng nước sau xử lý của NMN Biên Hòa và số liệu quan trắc nước cấp ngoài mạng
lưới.
c. Sử dụng phương pháp thống kê, xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Office:
tính sai số chuẩn, sử dụng phần mềm Excel để tính giá trị trung bình và sai số chuẩn.
d. Phương pháp so sánh, đánh giá: từ các số liệu đã tổng hợp được so sánh với các
tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước, chỉ số chất lượng nước WQI.
e. Đánh giá rủi ro được đánh giá xuyên suốt chu trình của nước từ việc thu nước đến
các điểm tiêu thụ nước.
f. Sử dụng phần mềm Bentley WaterGEMS để khoanh vùng rò rỉ.
 Lấy mẫu, phân tích chất lượng nước tại các nơi bị rò rỉ.
 Đánh giá kết quả nghiên cứu.
g. Sử dụng phương pháp chuyên gia để đưa ra nhận xét, đánh giá.
Các phương pháp này sẽ được trình bày cụ thể trong phần phương pháp và vật liệu
nghiên cứu ở chương 2.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
6.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích, các phần mềm tin học hỗ trợ,…để đánh giá được chất lượng nước cấp. Kết
quả nghiên cứu của đề tài có thể được ứng dụng thực tế tại Tp. Biên Hòa, tỉnh Đồng
Nai và các tỉnh thành trên cả nước.
10

6.2. Tính thực tiễn của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở dữ liệu về điều kiện kinh tế tự nhiên, kinh tế xã hội
và mạng lưới cấp nước của thành phố Biên Hòa. Từ đó đưa ra những đề xuất hợp lý
giúp cho việc quản lý chất lượng nước sạch tại thành phố ngày một tốt hơn.

7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn được cấu trúc thành 3 phần: mở đầu, nội dung chính (năm chương) và kết
luận – kiến nghị, cụ thể như sau:
 Mở đầu bao gồm đặt vấn đề, mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, ý
nghĩa khoa học và thực tiễn và cấu trúc của đề tài.
 Nội dung chính:
Chương 1: Tổng quan, nói về tình hình cấp nước tại các đô thị Việt Nam và Tp.
Biên Hòa, đặc điểm khu vực nghiên cứu, các giải pháp quản lý chất lượng nước cấp tại
Việt Nam và giới thiệu về phần mềm WaterGEMS.
Chương 2: Phương pháp và vật liệu nghiên cứu. Chương này trình bày cụ thể các
phương pháp đề tài đã sử dụng như phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu, số liệu,
phương pháp thống kê…
Chương 3: Hiện trạng chất lượng nước thô, nước sau xử lý và nước trên mạng lưới
tại Tp. Biên Hòa. Chương này đưa ra các kết quả so sánh của các thông số pH, độ đục,
TSS, COD, sắt tổng… với các QCVN 08:2008/BTNMT, 01:2009/BYT, WQI.
Chương 4: Đánh giá rủi ro tại NMN Biên Hòa và xác định vị trí rò rỉ, thất thoát nước
trên mạng lưới. Chương này đưa ra các rủi ro tại NMN và các kết quả tính toán khoanh
vùng rò rỉ.
11

Chương 5: Đề xuất các giải pháp quản lý nước cấp tại thành phố Biên Hòa, tỉnh
Đồng Nai như các giải pháp quản lý tại NMN Biên Hòa, các biện pháp quản lý mạng
lưới cấp nước của thành phố.
 Kết luận và kiến nghị
12


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1.THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH CẤP NƢỚC TẠI CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM
Trong thời gian qua, hệ thống cấp nước các đô thị Việt Nam đã được Đảng, Chính

phủ quan tâm ưu tiên đầu tư cải tạo và xây dựng, nhờ vậy tình hình cấp nước đã được
cải thiện một cách đáng kể. Tuy nhiên tình hình cấp nước đô thị còn nhiều bất cập:
- Tỷ lệ cấp nước còn rất thấp: trung bình đạt 45% tổng dân số đô thị được cấp nước.
- Công suất thiết kế của một số nơi chưa phù hợp với thực tế: Nhiều nơi thiếu nước,
nhưng cũng có đô thị thừa nước, không khai thác hết công suất.
- Tỷ lệ thất thoát thất thu nước còn cao: tại nhiều đô thị tỷ lệ thất thoát thất thu còn
cao như Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Tĩnh, Vinh. Theo các số liệu tổng kết, hiện nay tỉ lệ
nước thất thoát ở Việt Nam khoảng 30%. Đây có thể là con số chưa thật chính xác, vì
đó mới chỉ là số trung bình của các tỉ lệ thất thoát của tất cả các đơn vị cấp nước, tổng
khối lượng nước thất thoát thực tế của cả nước còn có thể lớn hơn. Tuy nhiên, thất
thoát nước với tỉ lệ lớn như vậy cũng là một tất yếu, là một thực tế hoàn toàn tương
ứng với hiện trạng kỹ thuật của các hệ thống cấp nước của chúng ta đang có, trong đó
phần lớn là nước thất thoát do nguyên nhân kỹ thuật (do rò rỉ trên mạng lưới đường
ống).
- Chất lượng nước: tại nhiều nhà máy chưa đạt tiêu chuẩn quy định, tình trạng
nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Việc chất
lượng nguồn nước bị ô nhiễm do nhiều nguyên nhân gây ra:
+Tình hình khí tượng thuỷ văn trong những năm gần đây có nhiều biến động phức
tạp, tình hình, hạn hán, lũ lụt ngày càng nghiêm trọng do hậu quả của hiện tượng phá
rừng kết hợp với ENNINO.
13

+Công tác khảo sát nguồn nước chưa sát với tình hình thực tế, chưa dự báo được
những biến động về mặt trữ lượng cũng như về mặt thuỷ địa hoá.
+Công nghệ xử lý nước tại một số nhà máy nước chưa đồng bộ và hoàn chỉnh.
+Tình hình xả nước thải không qua xử lý ra sông hồ đang là nguồn gây ô nhiễm cho
việc khai thác.
+Công tác quản lý khai thác nguồn nước mặt chưa được các cấp, các ngành quan
tâm thích đáng [17].
Tại Việt Nam có 68 công ty cấp nước, thực hiện cung cấp nước sạch cho các khu

vực đô thị. Nguồn nước mặt chiếm 70% tổng nguồn nước cấp và 30% còn lại là nước
ngầm. Có hơn 420 hệ thống cấp nước với tổng công suất thiết kế đạt 5,9 triệu m
3
/ngày.
Công suất hoạt động cấp nước đạt mức 4,5 triệu m
3
/ngày tương đương 77% công suất
thiết kế.
- Tính đến cuối năm 2010, có 18,15 triệu người dân đô thị có thể tiếp cận được với
nước sạch, chiếm 69% tổng số dân thành thị. Phần trăm số dân sử dụng nước sạch ở
các đô thị được thống kê như sau: 70% dân số ở đô thị đặc biệt và đô thị loại I, 45-55%
dân số ở đô thị loại II và III, 30-35% dân số ở đô thị loại IV và 10-15% dân số ở đô thị
loại V. Theo đó, lượng nước sử dụng trung bình của các đô thị là 80-90 lít/người/ngày
đêm; trong đó tại các thành phố lớn thì lượng nước này là 120-130 lít/người/ngày đêm
(theo nghiên cứu Bench-marking, Ngân hàng Thế giới - Hội Cấp thoát nước Việt
Nam). Các số liệu thực tế nêu trên đều thấp hơn kế hoạch mục tiêu quốc gia về phát
triển cấp nước đô thị.
- Hệ thống cấp nước: Công suất các hệ thống cấp nước còn hạn chế do sự đầu tư
không đầy đủ các nhà máy xử lý nước, các mạng lưới đường ống truyền dẫn và phân
phối nước sạch.
14

- Do mạng lưới truyền dẫn và phân phối nước sạch hiện có không được cải tạo và
nâng cấp đồng bộ với các nhà máy xử lý, do đó, theo Hội Cấp thoát nước Việt Nam, tỷ
lệ rò rỉ và thất thoát nước sạch là 30%, đặc biệt có một số thành phố tỷ lệ này rất cao
như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh lên tới 38-40% [1].
- Mặc dù công suất cấp nước đô thị hiện tại đã tăng lên gấp 3 và gấp 2 lần so với
năm 1975 và 1990, tuy nhiên so quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, rất nhiều khu
công nghiệp, khu đô thị mới được hình thành và dân số đô thị cũng tăng nhanh chóng,
nên hệ thống cấp nước vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của dân cư thành thị. Do

đó, hai phần ba thị tứ không có hệ thống cấp nước tập trung. Bên cạnh đó, do những
khó khăn về nguồn vốn đầu tư cũng như năng lực của các công ty cấp nước, sự thiếu
đồng bộ khi quy hoạch phát triển hệ thống cấp nước và thực hiện quy hoạch, nên nhiều
hệ thống cấp nước đã nâng cấp và nâng cao công suất, nhưng không hoạt động hết
công suất.
- Theo số liệu Bench-marking của Hội Cấp thoát nước Việt Nam, chỉ có 35 trong số
67 thành phố được khảo sát (chiếm 60%) đảm bảo cấp nước liên tục 24 giờ/ngày. Hầu
hết các thành phố còn lại chỉ hoạt động 14-20 giờ/ngày và có 3-4 thành phố chỉ có thể
hoạt động 8-10 giờ/ngày. Do việc giảm nhanh áp lực trong hệ thống phân phối, nước
chỉ có thể chảy vào các bể chứa nước dưới đất của các hộ gia đình mà không thể tự
chảy lên các bể ở cao hơn. Hơn nữa, chất lượng nước cấp đến các hộ gia đình cũng
không hoàn toàn đảm bảo theo tiêu chuẩn vệ sinh, mặc dù chất lượng nước xử lý tại
các nhà máy nước có thể đạt các chỉ tiêu của nước cấp. Nguyên nhân là do nước được
phân phối trong đường ống có áp lực thấp hay không có áp lực hay thậm chí có áp suất
âm, và các đấu nối bị hỏng, những nguyên nhân trên khiến cho nước dễ dàng bị thấm
khi vận chuyển trong đường ống nước. Khi áp lực nước bên trong ống tăng cao đến
mức đủ cho nước có thể tự chảy (lớn hơn 0,6m/s), những cặn bẩn lâu ngày trong hệ
thống ống có thể chảy lẫn trong ống và làm giảm chất lượng nước khi nước được cấp
15

đến các hộ gia đình. Theo như kết quả khảo sát, hiện nay có khoảng 50% mạng lưới
phân phối đạt tiêu chuẩn nước sạch.
- Theo Bộ Xây dựng, việc tiếp tục cải tạo, mở rộng hệ thống phân phối nước sẽ là một
vấn đề ưu tiên của ngành cấp nước đô thị ở Việt Nam. Ở giai đoạn tới, các khoảng đầu
tư sẽ tập trung vào các công trình như cống lấy nước thô, đường ống truyền tải, nhà
máy xử lý nước, đường ống vận chuyển và đường ống phân phối. Ngành nước sẽ phải
khắc phục sự chậm trễ, lệch pha giữa sự phát triển của các hạn mục công trình trên để
đảm bảo hiệu suất khai thác của hệ thống là cao nhất.Công nghệ xử lý nước chủ yếu ở
các nhà máy nước với nguồn nước mặt ở Việt Nam là trộn hóa chất keo tụ tạo bông
(phèn, vôi, một số nơi dùng thêm chất trợ keo), lắng, lọc và khử trùng bằng Clo lỏng

hay Javen. Ở nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp cấp nước đô thị đã mạnh dạn áp dụng các
công nghệ mới trong quản lý hệ thống cấp nước, điển hình là việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý mạng lưới cấp nước, kết hợp GIS và SCADA; lắp đặt các thiết
bị quản lý mạng như thiết bị kiểm soát chất lượng nước, các van giảm áp trên mạng
lưới, các thiết bị phát hiện rò rỉ, thất thoát nước, các thiết bị biến tần trong trạm bơm,
sử dụng các biện pháp thau rửa đường ống tiên tiến như vòi thủy lực, quả mút, vv… .
- Chất lượng nước nhìn chung tại các nhà máy nước cấp cho các đô thị đạt tiêu chuẩn
chất lượng nước cấp cho ăn uống theo QCVN 01:2009/BYT của Bộ Y tế. Tuy nhiên,
do chất lượng đường ống kém và tỷ lệ thất thoát, rò rỉ còn cao, nước cấp đến hộ sử
dụng thường không đảm bảo yêu cầu nước uống trực tiếp mà chỉ đạt tiêu chuẩn chất
lượng nước cấp cho sinh hoạt theo QCVN 02:2009/BYT. Đối với các hệ thống cấp
nước nông thôn, việc kiểm soát chất lượng nước còn rất nhiều thách thức và bất cập. Ở
nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm các chất độc hại đang ngày càng nổi cộm như ô nhiễm asen,
các hợp chất nitơ, hóa chất trừ sâu hay hóa chất công nghiệp độc hại, vv… Trong bối
cảnh nguồn nước cấp ngày càng bị ô nhiễm, quy trình công nghệ truyền thống không
cho phép loại bỏ các chất ô nhiễm đặc biệt như chất hữu cơ bền vững, kim loại nặng,
16

các ion độc hại hòa tan, … đang đặt ra yêu cầu bảo vệ nguồn nước, cải tiến, nâng cấp
các nhà máy xử lý nước và đổi mới phương thức quản lý hệ thống cấp nước [1].
1.2. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, Nam giáp huyện
Long Thành, Đông giáp huyện Trảng Bom, Tây giáp huyện Dĩ An, Tân Uyên tỉnh Bình
Dương và Quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh. Nằm 2 bên bờ sông Đồng Nai, cách trung
tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km (theo Xa lộ Hà Nội và Quốc lộ 1A), cách thành
phố Vũng Tàu 90Km (theo Quốc lộ 51) [19].



Hình 1.1: Bản đồ thành phố Biên Hòa
17

1.2.1.2. Tổng diện tích tự nhiên:
Hiện nay, sau khi sáp nhập một số xã của huyện Long Thành, Tp. Biên Hòa có diện
tích tự nhiên là 26.407,84 héc ta.
1.2.1.3. Các đơn vị hành chính
Tp. Biên Hòa có 30 đơn vị hành chính gồm: 23 phường: Trung Dũng, Thanh Bình,
Hòa Bình, Tam Hòa, Tân Mai, Tam Hiệp, Quang Vinh, Quyết Thắng, Bình Đa, Tân
Tiến, Tân Hòa, Hố Nai, Thống Nhất, Tân Biên, Tân Hiệp, Bửu Hòa Tân Vạn, An Bình,
Bửu Long, Long Bình Tân, Tân Phong, Trảng Dài, Long Bình và 7 xã: Tân Hạnh, Hiệp
Hòa, Hóa An, An Hòa, Long Hưng, Phước Tân, Tam Phước.
• Các cơ quan chuyên môn: phòng Nội Vụ; phòng Tư pháp; phòng Tài chính - Kế
hoạch; phòng Tài nguyên và Môi trường; phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
phòng Văn hóa và thông Tin; phòng Giáo dục và Đào tạo; phòng Y tế; Thanh tra;
phòng Kinh tế; phòng Quản lý Đô thị; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân [19].
1.2.1.4. Địa hình
Nhìn chung, địa hình Tp. Biên Hoà phức tạp và đa dạng gồm đồng bằng, chuyển
tiếp giữa đồng bằng và trung du. Địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông qua
Tây.
Khu vực phía Đông và Bắc thành phố, địa hình có dạng đồi nhỏ, dốc thoải không
đều, nghiêng dần về phía sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Cao độ lớn nhất là 75m, cao
độ thấp nhất là 2m. Về mùa mưa lũ tràn từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây Nam.
Khu vực phía Tây và Tây Nam, địa hình chủ yếu là đồng bằng. Ven bờ phải sông
Đồng Nai là ruộng vườn xen lẫn nhiều ao hồ do lấy đất làm gạch, gốm. cao độ tự nhiên
trung bình từ 1- 2m. Khu vực cù lao có cao độ thấp từ 0,5- 0,8m, hầu hết là ruộng vườn
xen lẫn khu dân cư. Khu vực trung tâm Tp. Biên Hòa có cao độ trung bình từ 2-10m,
mật độ xây dựng dày đặc.
18


Các suối phần lớn bắt nguồn từ ngoại ô chảy qua thành phố làm nhiệm vụ thu gom
nước mưa của từng lưu vực và xả ra sông Đồng Nai. Nhưng do địa hình phức tạp nên
thời gian tập trung dòng chảy rất nhanh gây ra ngập lụt về mùa mưa kể cả ở thượng và
hạ lưu [5,15].
1.2.1.5. Đất đai
Các loại đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét như đất xám (40,05%),
nâu xám, loang lổ chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (246.380 ha), phân bố ở phía nam,
đông nam của tỉnh (huyện Vĩnh Cửu, Thống Nhất, Biên Hoà, Long Thành, Nhơn
Trạch). Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn
ngày như đậu, đỗ…một số cây ăn trái và cây công nghiệp dài ngày như cây điều…
1.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.2.1. Dân số và lao động
Theo thống kê năm 2010, dân số thành phố khoảng 784.398 dân, mật độ dân số là
3.030 người/km². Nguyên nhân của sự gia tăng dân số thành phố là do số dân di cư rất
lớn từ các nơi khác đến để làm tại các khu công nghiệp. Thành phần dân cư thành phố
Biên Hòa phần lớn là người Kinh, ngoài ra còn có một bộ phận người gốc Hoa sinh
sống chủ yếu ở xã Hiệp Hòa và phường Thanh Bình. Có thể nói dân cư thành phố Biên
Hòa quá đông từ các tỉnh phía Bắc đến tận miền Tây Nam Bộ tập ở đây rất đông và
khó kiểm soát. Số người theo đạo là rất lớn, chủ yếu là 4 tôn giáo (Phật giáo, Thiên
Chúa giáo, Tin Lành và Hòa Hảo) và các tôn giáo khác; trong đó đạo Thiên Chúa giáo
tập trung đông ở các phường, xã (Tân Mai, Hố Nai, Tân Tiến, Thống Nhất, Quyết
Thắng, Trảng Dài, Tân Phong, Long Bình, An Hòa, ). Hiện nay, thành phố Biên Hòa
là thành phố thuộc tỉnh có dân số cao nhất nước Việt Nam.
Sự phân bố dân trong thành phố không đều, tập trung nhiều ở các phường nội. Nhìn
chung, sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn không lớn. Trong các năm qua, thành
phố đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hoá gia đình song song với việc phát triển các
19

KCN nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm (bình quân mỗi năm giảm được 0,04%) và tỷ

lệ tăng dân số cơ học tăng.
Bảng 1.1: Hiện trạng phân bố dân cư tại thành phố Biên Hòa
Phƣờng
Phân bố
dân cƣ
(ngƣời)
Phƣờng
Phân bố
dân cƣ

Phân bố
dân cƣ
(ngƣời)
Trung Dũng
23.757
Bình Đa
18.219
Hiệp Hòa
12.433
Quyết Thắng
19.214
An Bình
48.117
Hóa An
28.968
Quang Vinh
18.461
Long Bình
56.548
Tân Hạnh

8.792
Thanh Bình
5.727
Long Bình Tân
45.222
An Hòa
30.000
Hòa Bình
9.572
Tân Hiệp
25.000
Phước Tân
39.325
Bửu Long
24.559
Tân Hòa
37.913
Long Hưng
5.900
Thống Nhất
22.786
Tân Biên
32.519
Tam Phước
35.708
Tân Tiến
18.165
Hố Nai
31.568
Tổng cộng

161.126
Tân Mai
19.987
Trảng Dài
55.189
Tam Hiệp
18.165
Tân Phong
42.031
Tam Hòa
17.749
Bửu Hòa
19.372


Tân Vạn
13.432
Tổng cộng : 623.272 ngƣời
(Nguồn: phòng thống kê thành phố Biên Hòa năm 2010)
20

1.2.2.2. Phát triển ngành kinh tế
a. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Biên Hòa có 5 khu công nghiệp (KCN) được Chính phủ phê duyệt: KCN Biên Hòa
I, KCN Biên Hòa II, KCN Amata, KCN Tam Phước và KCN Loteco đã đi vào hoạt
động với cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ.
- KCN Biên Hoà I: Quy mô diện tích 335 ha. Đã hình thành trước năm 1975. Đang
xây dựng khu tái định cư, giải toả di dời dân và chỉnh trang mạng lưới kỹ thuật hạ tầng.
- KCN Biên Hoà II: Quy mô diện tích 365 ha. Được thành lập năm 1995, KCN Biên
Hòa II là một trong những bước đi tiên phong trong việc phát triển các KCN tại Đồng

Nai cũng như tại Việt Nam của Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi Biên
Hòa). KCN Biên Hòa II đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đến đầu tư tại Đồng Nai.
Kết quả là KCN này đã được lấp đầy năm 2002 với 116 dự án đầu tư và tổng vốn đầu
tư trị giá trên 1,3 tỉ USD.
- KCN Amata: Với thế mạnh về vị trí (sát Tp. Biên Hòa, cách Tp. Hồ Chí Minh 25
km, tại trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam), qui hoạch hiện đại, cơ sở hạ
tầng chất lượng quốc tế và hoàn chỉnh, cùng với dịch vụ chuyên nghiệp và tận tâm,
KCN Amata luôn là một trong những chọn lựa hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài
tại Việt Nam. Hiện nay, KCN là nơi qui tụ 107 nhà đầu tư với giá trị đầu tư hơn 1 tỉ đô
la Mỹ. Phần lớn các nhà đầu tư đến từ Nhật (40%), các công ty nổi tiếng thế giới hiện
có nhà máy tại KCN Amata như Ritek, NOK, San Miguel, YKK, Zamil Steel, Akzo
Nobel, Gannon, Amway…
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nhà đầu tư nước ngoài và nội địa, ngay
từ ban đầu, dự án đã được định hướng để trở thành một thành phố hoàn hảo, nơi mọi
người có thể sống, làm việc, học tập và giải trí; công ty đã qui hoạch xây dựng dự án
Khu Thương Mại, Dịch Vụ và Nhà ở qui mô quốc tế 19,19 ha ngay tại phần mặt tiền
của khu công nghiệp. Dự án đầu tư sẽ cung cấp nhiều dịch vụ, bao gồm các công trình
21

như: ngân hàng, văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, bưu điện, trung tâm y tế,
khu giải trí thể thao và nhà ở… Dự án này hiện đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư
quan tâm.
- KCN Loteco: Diện tích quy hoạch: 100 ha, trong đó có khu chế xuất, diện tich 30
ha. Hiệ n nay tỉ lệ đấ t cho thuê đạ t 61% diệ n tí ch đấ t dà nh cho thuê, cơ sở hạ tầ ng đượ c
xây dự ng tố t đá p ứ ng nhu cầ u cho nhà đầ u tư.
- KCN Tam Phước: được thành lập theo quyết định số 3576/QĐCT-UBT ngày 06
tháng 10 năm 2003. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có cơ sở hạ tầng
hoàn chỉnh nên chỉ sau 2 năm triển khai dự án, KCN Tam Phước đã thu hút 50 nhà đầu
tư từ nhiều quốc gia khác nhau đến thuê đất xây dựng nhà máy, triển khai sản xuất kinh
doanh và đã lắp đầy 100% diện tích đất cho thuê.

Các cụm công nghiệp nhỏ:
- Cụm công nghiệp phường Tân Hiệp 6 ha, các xí nghiệp may, đồ gia dụng.
- Cụm công nghiệp may mặc, thực phẩm tại đường 5 (phường Tân Tiến)
- Cụm công nghiệp gỗ, vật liệu xây dựng: 6 nhà máy (phường Long Bình)
- Cụm công nghiệp giày da và may mặc Pouchen, 19 ha (QL1K – xã Hoá An)
- Cụm công nghiệp giấy Tân Mai, diện tích 19 ha (phường Thống Nhất)
- Cụm công nghiệp sản xuất giày – phường Tam Hiệp.
b. Thương mại, dịch vụ
Đây là ngành kinh doanh đặc thù của đô thị Tp. Biên Hoà ngay từ khi được Chính
phủ công nhận là đô thị loại II, đã có sự phát triển bước đầu tạo ra mối quan hệ giữa
trung tâm và các vùng lân cận, doanh số kinh doanh của các ngành ngày một tăng cao,
ngành đang dần dần đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trong thu nhập GDP,
trong thu nhập GDP, trong việc giải quyết việc làm và nhất là nâng cao đời sống.
22

Toàn thành phố có 11 chợ khu vực. Ngoài ra có một số chợ nhỏ tại phường và mạng
lưới dịch vụ dọc theo các đường phố. Một số chợ được xây mới, phát huy năng lực
phục vụ tốt, phù hợp quy hoạch, nhiều chợ hiện trạng chật hẹp, lấn ra xung quanh, ra
vỉa hè đường phố, làm cản trở giao thông (chợ Sặt, Tân Mai, Biên Hoà…).
Hệ thống nhà hàng, khách sạn trên địa bàn thành phố đang phát triển hoàn thiện
nhằm thu hút nhiều khách du lịch đặc biệt là khách nước ngoài.
Hoạt động xuất nhập khẩu tăng trưởng nhanh. Tuy Tp. Biên Hoà nằm gần trung tâm
kinh tế cực lớn Tp. Hồ Chí Minh, nhưng thành phố vẫn giữ được nguồn xuất khẩu
ngày càng tạo ra nhiều mẫu mã phù hợp với thị hiếu của khách nước ngoài.
c. Du lịch
Thành phố Biên Hòa có những điểm du lịch khá hấp dẫn đã và đang được khai thác
như: Tuyến du lịch trên sông Đồng Nai, cù lao Ba Xê, cù lao Tân Vạn, khu du lịch Bửu
Long và nhiều di tích lịch sử văn hóa quốc gia
d. Nông nghiệp
Cơ cấu giữa trồng trọt và chăn nuôi có sự thay đổi đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu

về thịt ngày càng cao cho nhân dân Tp. Biên Hoà. Thành phố cũng là thực hiện chuyển
dịch từng bước về cơ cấu cây trồng, từ cây lúa sang cây rau, tạo vành đai xanh cho
thành phố.
1.2.2.3. Khu vực quanh vùng khảo sát
Nhà máy nước Biên Hòa nằm ngay trung tâm thành phố, thuộc phường Quyết
Thắng. Tại khu vực cầu Hóa An đang thực hiện công trình cầu Hóa An 2 nên khu vực
này có thể bị ô nhiễm. Khu vực giữa cầu Hóa An và NMN Biên Hòa có bệnh viện tỉnh
Đồng Nai và chợ Biên Hòa. Khu vực nhà máy nước Biên Hòa là nơi tiếp nhận trực tiếp
từ hai nguồn thải đó và tiếp nhận nguồn thải từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư Tp.
Biên Hòa.
23

1.2.2.4. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
Theo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Tp. Biên Hòa tỉnh Đồng Nai
năm 2010 và định hướng đến năm 2020” thì tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt năm 2010 là
150l/người. ngày và năm 2020 là 165 l/người.ngày. Dân số năm 2010 là 784.398, số
dân tại khu vực nội thành năm 2010 là khoảng 653.000 người, dự báo năm 2015, dân
số khoảng 874.000 người, đến năm 2020 dân số khoảng 954.000 người.
1.3. CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƢỚC MẶT [20]
1.3.1. Đặc tính của nƣớc mặt
Bao gồm các nguồn nước có trong các ao, đầm, hồ chứa và sông suối. Do kết hợp từ
các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với không khí nên các đặc trưng
của nước mặt là:
- Chứa khí hòa tan đặc biệt là oxy.
- Chứa nhiều chất rắn lơ lửng, riêng nước chứa trong các ao đầm, hồ do xảy ra quá
trình lắng cặn nên chất rắn lơ lửng còn lại trong nước có nồng độ tương đối thấp và chủ
yếu ở dạng keo.
- Có hàm lượng chất hữu cơ cao.
- Có sự hiện diện của nhiều loại tảo.
- Chứa nhiều vi sinh vật.

1.3.2 . Các phƣơng pháp xử lý
Có nhiều phương pháp để xử lý nước nguồn nước mặt, phương pháp xử lý phụ
thuộc vào: nhu cầu cấp nước, tiêu chuẩn dùng nước, đặc điểm của nguồn nước mặt, các
điều kiện tự nhiên, các điều kiện kinh tế xã hội,… Các quá trình xử lý cơ bản được tóm
tắt như sau:

24

Bảng 1.2: Các quá trình xử lý nước mặt
Quá trình xử lý
Mục đích
Hồ điều hòa và sơ lắng
(hồ chứa và lắng sơ bộ)
Điều hòa sự dao động lưu lượng và giữa nguồn và trạm bơm
nước thô.
Song chắn rác
Loại trừ các vật trôi nổi theo dòng nước.
Lưới chắn rác
Loại trừ rác, các mảnh vỡ kích thước nhỏ, một phần rong
rêu trôi theo dòng nước.
Bể lắng cát
Loại ra khỏi nước các hạt có tỷ trọng ≥ 1,2 và kích thước ≥
0,2mm để bảo vệ cho máy móc không bị bào mòn, giảm
lượng cặn trơ trong các bể tạo bông và bể lắng.
Xử lý nước tại nguồn
bằng hóa chất
Loại trừ khả năng phát triển của vi sinh vật và thực vật gây
ra mùi, vị, màu của nước.
Làm thoáng
- Lấy oxy từ không khí để oxy hóa sắt hay mangan hóa trị

II hòa tan trong nước.
- Khử khí CO
2
nâng cao pH của nước để đẩy nhanh quá
trình oxy hóa và thủy phân sắt, mangan trong dây chuyền
công nghệ khử sắt và mangan.
- Làm giàu oxy để tăng thế oxy hóa khử của nước, khử các
chất bẩn ở dạng khí hòa tan trong nước.
Clo hóa sơ bộ
- Oxy hóa sắt và mangan hòa tan ở dạng các phức chất hữu
cơ.
25

- Loại trừ rong, rêu và tảo phát triển các thành bể trộn, tạo
bông cặn, bể lắng và bể lọc.
- Trung hòa amoniac dư, diệt các vi khuẩn tiết ra chất nhầy
trên bề mặt lớp cát lọc.
Quá trình khuấy trộn hóa
chất
Phân tán nhanh, đều phèn và các hóa chất khác vào nước
cần xử lý.
Quá trình keo tụ và phản
ứng tạo bông cặn
Tạo điều kiện và thực hiện quá trình kết dính các hạt cặn
keo thành bông cặn có khả năng lắng và lọc với tốc độ kinh
tế cho phép.
Quá trình lắng
Loại trừ khỏi nước các hạt cặn và bông cặn có khả năng
lắng.
Quá trình lọc

Loại trừ các hạt cặn nhỏ không lắng được trong bể lắng
nhưng có khả năng dính kết lên bề mặt của hạt lọc.
Quá trình hấp thụ và hấp
phụ bằng than hoạt tính
Khử mùi, vị và màu của nước sau khi dùng phương pháp xử
lý truyền thống không đạt yêu cầu.
Flo hóa nước
Nâng cao hàm lượng flo trong nước từ 0,6 – 0,9 mg/l để bảo
vệ men răng và xương cho người dùng nước.
Khử trùng nước
Tiêu diệt vi khuẩn và vi trùng còn lại trong nước sau bể lọc.
Làm mềm nước
Khử các ion Ca
2+
và Mg
2+
đến nồng độ yêu cầu.
Khử muối
Khử ra khỏi nước các cation và anion các muối hòa tan đến
nồng độ yêu cầu.

×