Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

Đề văn lớp 8 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi văn 8 tham khảo bồi dưỡng (28)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.36 KB, 1 trang )

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VĂN 8
Câu 1: (3 điểm)
Trong chương trình Ngữ văn 8, em đã học bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, trong tác phẩm ấy có
xuất hiện hình ảnh con chim tu hú. Một nhà thơ khác, đó là Bằng Việt, trong bài thơ “Bếp lửa” của mình
cũng nhắc đến hình ảnh chim tu hú.
Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa
Tu hú kêu trên những cánh đồng xa
Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!
(Bằng Việt – “Bếp lửa”)
a) Theo em, có gì giống nhau và khác nhau trong cảm nhận tiếng chim tu hú ở hai nhà thơ Tố Hữu và
Bằng Việt?
b) Trong bài thơ “Khi con tu hú” của Tố Hữu, mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng
tâm trạng người tù khi nghe tiếng tu hú kêu thể hiện ở câu đầu và câu cuối rất khác nhau.
* Hai tâm trạng đó khác nhau như thế nào?
* Vì sao?
* Em cảm nhận điều mãnh liệt nào diễn ra trong tâm hồn con người từ những lời cuối cùng của bài thơ
“Khi con tu hú”.
c) Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do là cảm xúc thường gặp trong thơ tù của nhiều chiến sĩ cách
mạng. Trong cuộc sống thường ngày, trong suy nghĩ của mỗi người cũng luôn luôn tồn tại tình yêu cuộc
sống và khát vọng tự do. Suy nghĩ của em về tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của con người. Liên
hệ thực tế ngày nay.
Câu 2: (1 điểm)
a) Tại sao người biên soạn lại đặt tên đoạn văn trích trong chương XVIII của tác phẩm “Tắt đèn” (Ngô
Tất Tố) là “Tức nước vỡ bờ” (Sách giáo khoa Ngữ văn 8). Em hãy lí giải cụ thể điều này.
b) Trong bài thơ “Kẽm Trống”, Hồ Xuân Hương viết:
Hai bên thì núi, giữa thì sông.
Có phải đây là Kẽm Trống không?
Gió giật sườn non khua lắc cắc,
Sóng dồn mặt nước vỗ long bong.


Các từ tượng thanh lắc cắc, long bong ở đây có giá trị nghệ thuật thế nào?
Câu 3: (6 điểm)
Có nhận xét sau: “Văn học viết từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XV tập trung thể hiện tinh thần yêu nước, tinh
thần quật khởi chống xâm lược.” Với hai tác phẩm “Hịch tướng sĩ” và “Nước Đại Việt ta” (trích “Bình
ngô Đại Cáo”), em hãy viết bài văn nghị luận để phân tích và làm rõ nhận xét trên.
Hết

×