Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề văn lớp 8 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi văn 8 tham khảo bồi dưỡng (32)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.84 KB, 3 trang )

PHÒNG GD & ĐT SA PA ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN THCS
NĂM HỌC 2012-2013
MÔN NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm có 01 trang, 03 câu)

Câu 1 (2 điểm)
Cho đoạn văn: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với
nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm
mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc ”.
(Trích Lão Hạc, Nam Cao)
a. Tìm câu ghép trong đoạn văn trên. Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế
trong câu đó?
b. Chỉ rõ từ tượng hình, từ tượng thanh và phân tích giá trị biểu hiện (tác
dụng) của các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn đó?
Câu 2 (6 điểm)
Qua các văn bản: Trong lòng mẹ, Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối
cùng đã gợi lên cho em điều gì về sự cảm thông, tình thương yêu với những con
người nghèo khổ, bất hạnh? Hãy trình bày điều đó bằng một bài viết khoảng 10
đến 15 dòng.
Câu 3 (12,0 điểm)
Người thầy ấy sống mãi trong lòng tôi.
Hết
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

PHÒNG GD&ĐT SA PA
( Đáp án gồm có 02 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu 1 ( 2 điểm)
a/ - Câu ghép: Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu


như con nít. (0,5 điểm)
- Quan hệ ý nghĩa giữa 2 vế câu: quan hệ bổ sung hoặc đồng thời. (0,5 điểm)
b/ - Từ tượng hình: móm mém (0,25 điểm)
- Từ tượng thanh: hu hu (0,25 điểm)
- Giá trị biểu hiện (tác dụng): Gợi tả hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động có giá trị
biểu cảm cao. (0,5 điểm)
Câu 2 (6 điểm)
- Thấy và cảm nhận được nỗi cay đắng, tủi cực, số phận đau thương của những con
người nghèo khổ, bất hạnh. Từ đó cũng cho ta hiểu rõ hơn về phẩm chất tốt đẹp, khát vọng
vươn tới cuộc sống hạnh phúc của mỗi con người. (1,5 điểm)
- Gợi cho mỗi người chúng ta sự cảm thông với nỗi đau của con người, các câu
chuyện như lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần có tấm lòng yêu thương, trân trọng, sẻ
chia với những người nghèo khổ, bất hạnh (1,5 điểm)
* Hãy trình bày điều đó bằng một bài viết ngắn (10 đến 15 dòng tờ giấy thi). (3,0
điểm).
Học sinh dựng đoạn văn biểu cảm trình bày lại nhưng nội dung trên đây.
* Yêu cầu:
- Học sinh trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những nội dung trên bằng một bài viết
ngắn gọn (10 đến 15 dòng tờ giấy thi).
- Bài viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, thể hiện được những nội dung cơ bản như
trên, có liên hệ thực tế và nêu trách nhiệm của bản thân với việc giúp đỡ người nghèo,
người gặp hoàn cảnh khó khăn . . .
Câu 3 (12 điểm)
1- Yêu cầu chung:
Bài làm của học sinh đảm bảo là một bài văn hoàn chỉnh, bố cục hợp lý, tình tiết rõ
ràng, có kết hợp thức tự sự với miêu tả và biểu cảm; văn viết gãy gọn rõ ý, ít sai ngữ pháp,
chính tả.
2- Yêu cầu cụ thể:
Bài làm kể được các ý sau đây:
Yêu cầu: Kể về người thầy ấy sống mãi trong lòng tôi

Nội dung: Người thầy ấy
a) Mở bài: Giới thiệu chung về người thầy đã dạy khi nào, đặc điểm chung của thầy
(2 đ)
2
b) Thân bài: (8 đ)
- Kể diễn biến sự việc về thầy (4 đ)
- Chú ý tả người, kể việc, kể những cảm xúc trong tâm hồn mình. (4 đ)
c) Kết bài: (2 đ)
- Kết thúc sự việc
- Cảm nghĩ chung
3. Biểu điểm
- Điểm từ 10 →12: Làm đúng thể loại, có đủ các ý, kể theo trình tự hợp lý, mạch lạc,
có tính thống nhất, không sai chính tả, ngữ pháp; diễn đạt trôi chảy.
- Điểm từ 8 → 10: Diễn đạt hơi lủng củng, có sai 1, 2 lỗi chính tả, ngữ pháp.
- Điểm từ 5 → 8: Ý nghèo, thiếu mạch lạc → vụng, sai chính tả, ngữ pháp nhưng
vẫn nắm được chủ đề của bài.
- Điểm từ 2 → 5: chưa nắm vững phương pháp làm bài, ý quá nghèo. Diễn đạt ý
lủng củng, vụng về. Chưa kể được sự việc cụ thể, ý còn chung chung, sai nhiều lỗi chính
tả, ngữ pháp.
- Điểm từ 0 →2: Chưa nắm thể loại, nội dung bài, viết lung tung
Trên đây là những gợi ý, giám khảo căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh để
đánh giá cho điểm chính xác. Khuyến khích cho điểm cao những bài có sáng tạo, cảm
xúc chân thật, tự nhiên, trong sáng gây xúc động cho người đọc.
3

×