Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề văn lớp 8 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi văn 8 tham khảo bồi dưỡng (64)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.41 KB, 4 trang )

PHÒNGGD&ĐT ĐẠI LỘC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS MỸ HÒA NĂM HỌC 2013- 2014
MÔN: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 90 phút ( không kể thời gian giao đề)
Người ra đề:Trương Thị Mười
I. MA TRẬN ĐỀ:
Mức độ
kiến thức
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao Tổng số
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Tiếng việt C1a C1b




2

Văn học C2a C2b



2

Tập làm
văn
C3

1



Tổng số
câu
2 2 1 5
Tổng số
điểm tỉ lệ
2 2 6 10
4/6
1
Phòng GD & ĐT ĐẠI LỘC KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN - Lớp 8
THỜI GIAN: 90 phút ( không kể thời gian phát đề)

Người ra đề:Trương Thị Mười
Câu 1 . (2 điểm)
a. Thế nào là tình thái từ ? Nêu các loại tình thái từ ?
b. Đặt câu, trong đó mỗi câu có một tình thái từ sau: ạ, nhé, cơ, mà.
Câu 2 . (2điểm)
a. Chép chính xác 8 câu thơ của bài thơ ‘ Đập đá ở Côn Lôn’’của Phan
Châu Trinh.
b. Em hãy nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.
Câu 3:
Em hãy viết bài văn thuyết minh giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam.

2
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 8 (Kiểm tra HKI – NH 2013-2014)
Câu 1: ( 2 điểm)
a Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn,câu cầu
khiến,câu cảm thán và để biểu thị sắc thái tình cảm của người nói.
-Tình thái từ gồm một số loại đáng chú ý như sau:

+Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ, chăng,
+Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với,
+Tình thái từ cảm thán: thay, sao,
+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà, ( 1điểm)
b. Em chào cô ạ !
Nam học bài nhé !
Em nói thật với chị mà!.
Con thích được tặng cái cặp cơ ! ( 1điểm)
Câu 2: (2điểm)
a. Chép bài thơ.
Đập đá ở Côn Lôn
Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
Lừng lẫy làm cho lở núi non.
Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con! (1điểm)
b. Bằng bút pháp lãng mạn và giọng điệu hào hùng, bài thơ “Đập đá ở Côn
Lôn” giúp ta cảm nhận một hình tượng đẹp lẫm liệt, ngang tàng của người anh hùng
cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. (1điểm)
Câu 3: (6 điểm)
* Yêu cầu chung:
- Học sinh cần nắm được cách viết một bài văn thuyết minh, các phương pháp
thuyết minh, đồng thời cần có những hiểu biết chính xác, cụ thể về chiếc nón lá Việt
Nam. Bài viết có 3 phần đầy đủ: Mở bài, thân bài, kết bài.
* Thang điểm chấm:
1. Mở bài: (1điểm)
- Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam ( có thể bằng cách nêu một định nghĩa

hoặc khái niệm) .
2. Thân bài: (4 điểm)
3
-Hình dáng của nón như thế nào? Nón được làm bằng nguyên liệu gì?Cách làm
nón ra sào?Nón thường được sản xuất ở đâu?Vùng nào nổi tiếng về nghề làm nón?
-Nón có tác dụng như thế nào trong cuộc sống của người Việt Nam? Gắn bó với
người dân lao động…
-Có thể dùng nón làm quà tặng nhau được không?
-Em có biết một điệu múa tên là Múa nón không? Nó đã đi vào các lễ hội dân
gian…
-Em có nghĩ rằng nón đã trở thành một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam
không?
3. Kết bài: (1điểm)
-Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam. (1điểm)
4

×