Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Đề văn lớp 8 - sưu tầm đề kiểm tra, thi học sinh giỏi văn 8 tham khảo bồi dưỡng (110)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.72 KB, 3 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC GÒ VẤP
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐỀ BÀI
PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế
giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất
có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên
cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến
thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “ thời thượng”, nhất là khả
năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không
nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có
và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy trí thức cơ bản và biến
đổi không ngừng .
Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? (1 đ)
Câu 2: Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt nào? Nêu nội dung chính của
văn bản ? (1đ)
Câu 3: Chỉ ra hai phép liên kết có trong đoạn trích? (1đ)
Câu 4: Từ việc hiểu nội dung đoạn văn trên, em hãy viết một văn bản nghị luận
ngắn trình bày suy nghĩ về một điểm mạnh và một điểm yếu của chính bản thân
em. (3 đ)
PHẦN II: Tạo lập văn bản (4 điểm)
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời


Từ giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
(Mùa Xuân Nho Nhỏ-Thanh
Hải)
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
(Sang Thu- Hữu Thỉnh)
Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên qua hai khổ thơ trên.
PHÒNG GIÁO DỤC GÒ VẤP
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN CHIÊU
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi: NGỮ VĂN 9
Ngày kiểm tra:
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
ĐÁP ÁN
PHẦN I: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)
Câu 1: Trích “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” (0,5đ). Tác giả: Vũ Khoan
(0,5đ)
Câu 2: Học sinh nêu được phương thức biểu đạt nghị luận (0,25 đ) Nêu nội dung
chính: Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam (0,75 đ).
Câu 3: Học sinh chỉ ra đúng hai phép liên kết. Mỗi phép liên kết đúng (0.5đ)
Gợi ý:
- (2)-(1): bản chất trời phú ý (thế đồng nghĩa)
- (3)- (2): Nhưng (phép nối)
- (4)- (3): Ấy là (phép nối)
- (5)- (4): lỗ hổng (phép lặp từ ngữ)
- (5)- (1): thông minh (phép lặp từ ngữ)

Câu 4: Học sinh viết đoạn văn ngắn trình bày nhiều cách, nhưng đảm bảo ý cơ bản
sau:
- Giải thích 1 đểm mạnh và 1 điểm yếu
- Học sinh có thể lựa chọn 1 điểm mạnh như: thông minh, nhạy bén, đoàn kết,
nhân ái, tốt bụng…
- Nêu biểu hiện của điểm mạnh. Ý nghĩa của nó đối với bản thân, gia đình, xã
hội.
- Điểm yếu học sinh có thể lựa chọn như: đố kị, thiếu nghị lực vượt khó, sùng
ngoại hoặc bài ngoại,…
- Nêu biểu hiện của điểm yếu. Tác hại của nó đối với bản thân, gia đình, xã
hội.
- Nhận thức và biện pháp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
PHẦN II: Tạo lập văn bản
Trình bày cảm nhận của em về thiên nhiên qua hai khổ thơ trên.
Yêu cầu :
- HS biết vận dụng phương pháp làm bài nghị luận văn học (phân tích thơ) vào
một bài làm cụ thể.
- Hs thể hiện năng lực cảm thụ văn học qua việc nhận xét, đánh giá cái hay- cái
đẹp ẩn chứa trong đoạn thơ, biết phân tích tác dụng của các tín hiệu nghệ thuật
(ngôn từ gợi tả - gợi cảm, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, các biện pháp tu từ,…)
- Bố cục rõ ràng, cân đối. Diễn đạt gợi cảm, trong sáng. Lí lẽ phân tích sâu sắc, có
tính thuyết phục cao.
Một số gợi ý
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ và nêu nhận xét, đánh giá của mình.
2. Trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung nghệ thuật của đoạn thơ.
 Mùa xuân nho nhỏ
- Phép đảo ngữ “mọc” -> vừa đột ngột, vừa làm trỗi dậy một sức sống mạnh mẽ.
- Sự phối hợp hai gam màu: xanh và tím biếc là biểu tượng của sự đằm thắm, dịu
dàng, thanh nhã.
- Từ cảm thán rất Huế “Ơi, chi mà” -> vừa tạo âm điệu ngọt ngào vừa diễn tả nỗi

vui sướng của thi nhân khi thưởng thức âm thanh tiếng chim.
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “giọt long lanh” ->Tình cảm yêu thiên nhiên tha thiết,
say sưa, ngất ngây với vẻ đẹp của tiếng chim.
- “Hứng” -> một thái độ trân trọng, nâng niu biết bao đối với giọt âm thanh tiếng
chim, giọt sự sống.
=> Nhân vật trữ tình “tôi” hạnh phúc khi được yêu thương, gắn bó với đất trời, với
thiên nhiên vào xuân.
 Sang thu
- Cảm nhận hương thu bằng hương ổi.
- Từ “bỗng” -> cảm giác ngỡ ngàng, hứng thú.
- Từ “phả” được dùng rất chọn lọc, tinh tế -> biểu đạt độ sánh, độ ngọt của hương
thơm.
- Từ láy kết hợp với nhân hóa “sương chùng chình” ->cố ý chậm bước lại, nửa
muốn đi nhưng nửa muốn dùng dằng ở lại.
- Hình ảnh “ngõ" -> vừa lả ngõ thực của làng xóm thôn quê vừa trở thành hình ảnh
ẩn dụ cho cửa ngõ thời gian thông giữa hai mùa.
- “Hình như” -> cảm xúc ngỡ ngàng của con người trước tiết trời giao mùa.
=> Sự thành công của khổ thơ không chỉ nghệ thuật tả lập thu mà còn là tình yêu
thiên nhiên của nhà thơ.
3. Nhận xét, đánh giá về thiên nhiên và cảm xúc của hai tác giả
4. Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ

×