Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 88 trang )

GIỚI THIỆU CHUNG
1. Đặt vấn đề
Từ khi thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Việt Nam đã đạt được
nhiều thành tích đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội, tổng sản phẩm trong nước
(GDP) liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2011 là
6,8%/năm, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng chiếm 41,3%
[1]
và chiếm
một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế. Trong giai đoạn 2011 – 2012, mặc
dù bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp xây dựng vẫn có
đóng góp quan trọng trong nền kinh tế đất nước (chiếm tỷ lệ 38,9%)
[2]
. Bên cạnh những
đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, việc phát triển công nghiệp cũng làm
nảy sinh nhiều vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc phát thải các chất thải như nước thải,
khí thải và chất thải rắn. Do tính chất đặc thù và khả năng tác động của các loại chất
thải, dẫn đến việc tập trung quản lý đến các loại chất thải cũng khác nhau và gần như
mối quan tâm tập trung chủ yếu về vấn đề nước thải và khí thải. Đối với chất thải rắn,
công tác quản lý mới tập trung vào việc quản lý chất thải rắn nguy hại và chất thải rắn
sinh hoạt, riêng chất thải rắn công nghiệp thông thường vẫn chưa được quan tâm đúng
mức mặc dù cùng với phát triển công nghiệp, lượng chất thải rắn công nghiệp đã tăng
nhanh chóng trên 10% mỗi năm
[3]
. Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, công tác
quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay còn nhiều bất cập và yếu kém trong cả hai
hệ thống quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật. Hệ thống văn bản pháp lý nhà nước
đối với chất thải công nghiệp còn thiếu, việc phân công trách nhiệm quản lý còn chồng
chéo và nhiều lỗ hổng,… hệ thống kỹ thuật còn hạn chế từ khâu phân loại, thu gom đến
xử lý. Hệ quả là trong các năm gần đây tại một số địa phương đã bắt đầu phát sinh các
xung đột về môi trường do ô nhiễm chất thải rắn. Với định hướng phát triển kinh tế của
đất nước trong đó ngành công nghiệp xây dựng vẫn giữ vai trò chủ đạo thì việc nghiên


cứu hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp là điều hết sức cần thiết
1
nhằm đảm bảo tính bền vững của sự phát triển kinh tế cũng như tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Là một tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với thuận lợi về vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên với chính sách thu hút đầu tư hợp lý, nền kinh tế - xã hội của
tỉnh đã nhanh chóng chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp – xây dựng và dịch
vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh đã tăng từ
58,09% (năm 2000) đến 62,17% (năm 2011), đã góp phần lớn trong việc đảm bảo tốc
độ , tăng trưởng GDP đạt trên 12,5%, với GDP bình quân đầu người là 44,2 triệu
đồng. Bên cạnh các đóng góp cho sự phát triển kinh tế của tỉnh, việc phát triển nhanh
và mạnh của công nghiệp cũng làm phát sinh nhiều vấn đề môi trường cần phải giải
quyết, đặc biệt là vấn đề chất thải rắn công nghiệp. Theo quy hoạch tổng thể quản lý-
xử lý chất thải rắn tỉnh Bình Dương đến năm 2030 thì tổng lượng chất thải rắn công
nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh hiện nay là 7.700 tấn/ngày, trong đó chất thải nguy
hại là 290 tấn/ngày
[4]
. Công tác thu gom xử lý chất thải nguy hại hiện do 34 công ty
thực hiện trong đó có 14 cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Riêng đối với chất
thải công nghiệp không nguy hại, thì hiện nay có khoảng trên 500 cơ sở tham gia thu
gom vận chuyển cùng với 34 công ty hành nghề quản lý chất thải nguy hại
[5]
. Cũng
theo Quy hoạch, các cơ sở thu gom chất thải công nghiệp không nguy hại này hầu hết
đều mang tính tự phát và không đăng ký hoạt động kinh doanh
[4]
. Các cơ sở này chủ
yếu quan tâm đến lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các loại chất thải có giá trị
kinh tế, còn riêng đối với chất thải công nghiệp cần phải xử lý thì các cơ sở này tìm

cách trộn chung với chất thải sinh hoạt hoặc mang đi đổ bậy tại các khu đất trống trên
địa bàn tỉnh hoặc các tỉnh lân cận như phản ánh của các phương tiện thông tin truyền
thông
[6,7,8,9]
. Để giảm thiểu các tác động của chất thải công nghiệp đến môi trường, tận
dụng các giá trị kinh tế của chất thải đồng thời quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia
thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống
2
quản lý là hết sức cần thiết, đó cũng chính là lý do đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện hệ
thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh Bình Dương” được đặt ra. Kết quả của
nghiên cứu sẽ là cơ sở dữ liệu góp phần định hướng và nâng cao hiệu quả quản lý công
tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương, góp phần hỗ trợ và phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường tại tỉnh Bình Dương.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Bình Dương, từ đó xây dựng và đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tỉnh
Bình Dương đến năm 2020.
4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Nội dung 1: Tổng quan về đặc điểm địa lý và tự nhiên; hiện trạng và quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương các quy hoạch, quy định về quản lý
chất thải rắn của cả nước, của vùng Đông Nam Bộ và của tỉnh Bình Dương.
Nội dung 2: Tổng quan về chính sách, quy định pháp lý về quản lý chất thải rắn
công nghiệp cũng như bài học kinh nghiệm về quản lý chất thải công nghiệp của thế
giới.
Nội dung 3: Điều tra, khảo sát, hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện
tại của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Nội dung 4: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp, các bất cập
hiện nay của hệ thống.
Nội dung 5: Dự báo tình hình phát sinh và các vấn đề môi trường do chất thải rắn

công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.
Nội dung 6: Xây dựng, đề xuất hệ thống quản lý chất thải công nghiệp của tỉnh
Bình Dương.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
3
5.1 Phương pháp luận
Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học
nhằm đạt tới chân lý khách quan dựa trên cơ sở của sự chứng minh khoa học. Điều
này có nghĩa rằng, các nghiên cứu khoa học cần phải có những nguyên tắc và phương
pháp cụ thể, mà dựa theo đó các vấn đề sẽ được giải quyết.
Việc nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp sẽ đưa ra được bức
tranh tổng thể về tình hình phát sinh (số lượng, chủng loại) và thành phần tham gia
trong hệ thống quản lý chất thải, qua đó đánh giá được các tồn tại về mặt quản lý (văn
bản quy định pháp luật, tổ chức quản lý) để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp cho
tình tình phát triển của địa phương.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và nội dung nêu trên, các phương pháp nghiên cứu sau
được tổ chức thực hiện.
- Phương pháp kế thừa: nghiên cứu sử dụng các thông tin, số liệu sẵn có về địa
phương thông qua sách, mạng thông tin, niên giám thống kê, các đề tài, dự án có liên
quan đã hoàn thành; các báo cáo, số liệu thống kê từ các cơ quan quản lý Nhà nước;
các bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu có liên quan,
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu – xử lý thống kê: bằng phương thức điều
tra, thu thập số liệu thông qua hình thức điều tra trực tiếp, lập phiếu điều tra và phân
tích số liệu từ các bá o cáo giám sát môi trường,
- Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh: thông qua phương thức này giúp
cho có cái nhìn toàn diện về hệ thống và mô hình quản lý hiện nay.
- Phương pháp chuyên gia: thông qua việc tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu
ngành về quản lý chất thải rắn từ đó điều chỉnh các giải pháp đề xuất cho phù hợp và
khoa học.

4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN KINH NGHIỆMVỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
CÔNG NGHIỆP Ở TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
1.1 Tổng quan về chính sách và các quy định pháp lý về quản lý chất thải rắn
công nghiệp của Việt Nam hiện nay
Qua nghiên cứu cho thấy, khung thể chế pháp lý về quản lý chất thải công nghiệp
đã được xây dựng tương đối đầy đủ cụ thể:
Trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, có thể thấy công tác quản lý chất thải
công nghiệp được quy định tại Chương VIII gồm các Điều 67, 68, 70, 71, 72 73, 74,
75, 76, 77, 78, 79 và 80. Trong đó công tác quản lý chất thải nguy hại được quy định
tại các điều 70 – 76 và một phần của Điều 67; các điều còn lại quy định chung về chất
thải thông thường, sản phẩm hết hạn và tái chế chất thải.
Đối với văn bản dưới Luật, hiện nay chỉ có Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày
09/04/2007 của Chính phủ là quy định về quản lý chất thải trong đó, công tác quản lý
chất thải công nghiệp được đề cập trong các chương từ Chương III đến Chương VII,
tuy nhiên các vấn đề liên quan đến chất thải rắn công nghiệp thông thường không được
quy định cụ thể trong các chương này. Bên cạnh Nghị định này, Chính phủ cũng ban
hành Nghị định số 174/2007 NĐ-CP ngày 29/11/2007 quy định về việc thu phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Nghị định số
69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 về Chính sách khuyến khích xã hội hóa đối
với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao,
môi trường, theo đó đã ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu
chuẩn của các cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y
tế, văn hóa, thể thao, môi trường, trong đó có lĩnh vực hoạt động về quản lý chất thải
rắn công nghiệp. Ngày 25/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
798/QĐ-TTg quy định Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 với
mục tiêu nhằm huy động và tập trung các nguồn lực xã hội tham gia vào đầu tư xử lý
5
chất thải rắn, theo đó mục tiêu đến năm 2020 tỉ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn công

nghiệp và chất thải nguy hại đạt tỉ lệ 90%.
Ngoài các Nghị định hướng dẫn quy định về quản lý, Chính Phủ cũng ban hành
Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 về xử lý vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó các Điều 16, 17, 18, 19 quy định về mức
xử phạt đối với các hành vi quản lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
sai quy định.
Dưới Nghị định hiện nay có một số Thông tư được ban hành nhằm hướng dẫn
thực hiện Nghị định và Luật trong đó liên quan đến quản lý chất thải công nghiệp bao
gồm:
- Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 39/2008/TT-BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định số 174/2007 NĐ-CP ngày 29/11/2007 quy định về việc thu phí bảo vệ
môi trường đối với chất thải rắn.
Ngoài ra việc quản lý chất thải rắn công nghiệp đối với các doanh nghiệp trong
khu công nghiệp, khu kinh tế cũng được đề cập đến trong các Thông tư như:
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 quy định quản lý về bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp.
- Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 về sửa đổi bổ sung một số
điều của thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 quy định quản lý về bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp,
trong đó các khoản 3, 12 Điều 1 của Thông tư này quy định rõ về trách nhiệm về quản
lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại của chủ đầu tư và các
cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và
cụm công nghiệp.
6
Bên cạnh các quyết định của Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương
cũng ban hành một số quy định liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn công
nghiệp cụ thể:
- Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 25/01/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh

Bình Dương ban hành Quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
với mục tiêu nhằm cụ thể hóa các quy định của Trung ương, đồng thời xác định rõ
chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã và các cơ quan có liên quan đối với công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn theo
đúng quy định của pháp luật.
- Quyết định số 46/2010/QĐ-UBND ngày 22/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương Ban hành quy định về chế độ miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất
đối với các cơ sở thực hiện xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trong đó có lĩnh
vực xã hội hóa về quản lý chất thải rắn công nghiệp, chế độ ưu đãi bằng nhiều hình
thức như: miễm giảm tiền sử dụng đất, thuế và một số chính sách ưu đãi khác.
- Quyết định số 63/2012/QĐ-UBND ngày 18/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương ban hành Quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương,
trong đó có các Điều 46, 47, 48, 49, 54, và 55 quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư
hạ tầng khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất công nghiệp, các tổ chức hành nghề thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải nguy hại
trên địa bàn tỉnh.
1.2 Tổng quan về quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay của Việt Nam
và trên thế giới
1.2.1 Tình hình nghiên cứu quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam
và một số nước trong khu vực
Tại Việt Nam
Do lĩnh vực quản lý chất thải rắn công nghiệp còn tương đối mới vì vậy các
nghiên cứu cũng mới chỉ bắt đầu được tiếp cận vào các năm gần đây, tuy nhiên hầu hết
7
các nghiên cứu tập trung chủ yếu về mảng chất thải công nghiệp nguy hại, đối với chất
thải rắn công nghiệp thông thường thì chưa được quan tâm nhiều, tuy nhiên cũng đã
bắt đầu có nhiều đề tài khai thác về vấn đề này, có thể liệt kê một số đề tài như sau:
- Đề tài “Nghiên cứu hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn bao gồm thu hồi
năng lượng” do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với
Cục Môi trường thành phố Osaka (Nhật Bản) thực hiện (08/2012).Tại hội thảo, các

chuyên gia Nhật Bản trong lĩnh vực môi trường cũng giới thiệu các công nghệ tiên tiến
liên quan đến xử lý chất thải, thu hồi năng lượng từ lò đốt…
- Đề tài “Cơ sở khoa học xác định chi phí xử lý chất thải công nghiệp” do TS.
Trần Thị Mỹ Diệu & TS. Nguyễn Cửu Đỉnh công tác tại Đại học Văn Lang thực hiện
năm 2007, đề tài đã xác định công thức tính toán giá sàn xử lý các chất thải công
nghiệp. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã đặt nền tảng cho việc xây dựng cơ sở khoa
học xác định giá sàn xử lý chất thải công nghiệp giới hạn ở một số loại chất thải công
nghiệp nhất định và đã xây dựng được phương pháp luận, các bước tính toán chi tiết,
có cơ sở khoa học (về kỹ thuật và kinh tế tính chi phí) và thực tiễn. Đây là cơ sở để Sở
Tài nguyên và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh và các nhà quản lý dễ dàng kiểm tra
xem các công ty xử lý chất thải công nghiệp đã đầu tư đủ các hạng mục cần thiết và
các chi phí đã bao gồm đủ chi phí để xử lý triệt để chất thải đáp ứng yêu cầu bảo vệ
môi trường theo quy định của Nhà nước hay chưa.
- Đề án ‘Điều tra khảo sát, thống kê, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản
lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại của các cơ sở công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Bình Dương” do PGS.TS Nguyễn Văn Phước thực hiện năm 2008 – 2009. Đề
tài đã đưa ra hệ số phát thải và dự báo khối lượng chất thải công nghiệp và nguy hại
phát sinh từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh và đề xuất được một số giải pháp quản
lý.
- Đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý phù hợp để thu
hồi, tái chế, xử lý và thải bỏ an toàn các loại hình chất thải công nghiệp nguy hại điển
8
hình tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” do TS. Lê Thanh Hải thực hiện năm 2006-
2008. Đề tài đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp công nghệ xử lý một số chất
thải nguy hại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như bùn thải từ thuộc da, xi mạ;
nước thải thuốc bảo vệ thực vật, đất ô nhiễm….
- Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và dự báo khối lượng chất thải rắn công nghiệp –
chất thải nguy hại tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020” do TS. Lê Ngọc Tuấn
công tác tại Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên thành phố Hồ Chí Minh thực hiện
năm 2008. Đề tài đã so sánh lựa chọn phương pháp tối ưu trong việc dự báo khối lượng

rác thải công ngiệp – chất thải rắn nguy hại phát sinh tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Đề tài “Nghiên cứu công nghệ xử lý và tái sử dụng bã thải rắn trong công nghiệp
mạ crôm, niken” do TS. Phạm Đức Thắng công tác tại viện khoa học vật liệu thực hiện
năm 2006 -2007, đề tài đã hoàn thành các mục tiêu đề ra nhằm thu hồi các kim loại
nặng, giảm thiểu các tác nhân độc hại trong bã thải rắn cuối cùng.
- Đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý chất thải rắn công
nghiệp và chất thải nguy hại ở thành phố Hồ Chí Minh” do Trung tâm ENTEC thực
hiện năm 2000. Đề tài đã đưa ra được hệ số phát sinh chất thải công nghiệp và chất thải
nguy hại của các ngành công nghiệp cũng như đề xuất một số giải pháp quản lý.
Tại một số nước trong Khu vực
- Việt Nam, Lào, Campuchia cùng tổ chức chương trình Waste – Econ, qua sự
xúc tiến việc Quản lý Tích hợp Rác thải (Integrated Waste Management – IWM) đã hỗ
trợ một ngành kinh tế rác thải năng động, giúp nâng cao thu nhập và điều kiện làm việc
và cùng lúc tăng cường sự bền vững, sự giảm rác thải và sự tái chế. Đây là chương
trình hợp tác kéo dài 6 năm, được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Canada
(Canadian International Development Agency) với sự phối hợp thực hiện giữa Đại học
Toronto và một số cơ quan chính phủ, các trường đại học, các tổ chức phi chính phủ và
bán phi chính phủ ở Việt Nam, Lào và Campuchia. Chương trình này đang giúp củng
9
cố năng lực của các cơ quan quản lý, điều cốt lõi để tạo ra các chiến lược IMW có hiệu
quả ở cấp địa phương và quốc gia.
- Chương trình của trung tâm Ayala về SWM (Solid Waste Management - xử lý
chất thải rắn) đã tiến hành được 10 năm tại San Lorenzo, Philippines , bắt đầu với việc
triển khai thử nghiệm việc thu gom và tái chế rác thải polystyrene1 và nhựa vào năm
1996 với sự phối hợp của Hiệp hội Trung tâm Ayala, Quỹ Ayala, Banrangay San
Lorenzo và Hiệp hội Bao bì Polystyrene của Philipin. Được thiết kế như một chiến
dịch nhằm giảm lượng chất thải rắn ở các bãi rác, chương trình SWM đã được triển
khai với sự tham gia của hơn 1.000 thương gia ở Trung tâm Ayala.
1.2.2 Tổng quan về tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay của
Việt Nam và một số nước trên thế giới

Tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Việt Nam
Theo Tổng cục Môi trường, tùy theo ngành công nghiệp, khu công nghiệp khác
nhau, lượng chất thải công nghiệp sẽ khác nhau và các hình thức thu gom chất thải rắn
cũng khác nhau. Theo kết quả điều tra, chất thải rắn công nghiệp có chứa thành phần
nguy hại, đang được thuê/giao/bán cho doanh nghiệp có giấy phép hành nghề vận
chuyển chất thải nguy hại. Tuy nhiên, vấn đề kiểm soát chất thải sau hợp đồng chưa
thực hiện tốt, nguy cơ làm phân tán chất thải nguy hại ra môi trường cao, và hiện nay
chưa có báo cáo đánh giá về tỷ lệ thu gom chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp. Tỷ lệ thu gom sẽ khác nhau giữa doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp và
doanh nghiệp ngoài khu, trong đó tỷ lệ thu gom từ các doanh nghiệp trong khu có tỷ lệ
cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ thu gom sẽ còn tùy thuộc rất nhiều vào giá trị kinh tế của chất
thải. Việc thu gom chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại chủ hiện đang được
thực hiện bởi rất nhiều loại hình doanh nghiệp, từ doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh
đến các cơ sở kinh doanh mua bán. Nhìn chung đối với chất thải nguy hại thì hầu hết
do các công ty được cấp phép hành nghề thu gom, tuy nhiên đối với chất thải công
nghiệp không nguy hại thì ngoài các doanh nghiệp có giấy phép, việc thu gom vận
10
chuyển còn được thực hiện bởi rất nhiều thành phần như đã nói ở trên làm cho diễn
biến của thị trường này hết sức phức tạp. Đâu đó tại các địa phương vẫn có tình trạng
thải bỏ chất thải vào các bãi đất trống gây ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân do công
tác quản lý chưa được tốt do còn thiếu thể chế chính sách và trong quy định chức năng
nhiệm vụ quản lý nhà nước còn chồng chéo, bất cập… Cũng theo Tổng cục Môi trường
cần phải có các nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn đặc
biệt là chất thải công nghiệp.
Một số mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại một số tỉnh thành trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại tỉnh Đồng Nai
Theo thống kê năm 2011, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Đồng Nai khoảng 950,6 tấn/ngày; trong đó chất thải rắn công nghiệp thông thường
chiếm 864 tấn/ngày, còn chất thải nguy hại là 86,6 tấn/ngày Tỷ lệ thu gom, vận chuyển

chất thải nguy hại chiếm khoảng 67,2% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh. Phần
lớn lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh do các công ty thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn tư nhân thực hiện, trong đó có 9 đơn vị đóng trên địa
bàn tỉnh và khoảng 11 đơn vị từ các tỉnh thành khác. Về đơn vị nhà nước tham gia thu
gom, xử lý chất thải rắn công nghiệp chỉ có Công ty TNHH MTV DV-MT-ĐT Đồng
Nai (URENCO) chịu trách nhiệm thực hiện (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng
Nai, 2011).
- Về quản lý hành chính đối với chất thải rắn công nghiệp: Sở Tài nguyên và Môi
trường chịu trách nhiệm cấp sổ đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải;
hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép quản lý chất thải nguy hại cho các đơn vị thu gom,
vận chuyển, xử lý chất thải rắn nguy hại; phối hợp với các phòng tài nguyên môi
trường quận huyện thanh kiểm tra môi trường các cơ sở sản xuất ngoài khu công
nghiệp. Ngoài ra, đối với các khu công nghiệp, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Đồng Nai (DIZA) chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục hủy phế liệu, phế phẩm và thanh
11
kiểm tra vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn của các cơ sở sản xuất trong các
khu công nghiệp.
- Về nguồn thu phí quản lý chất thải rắn công nghiệp: thực hiện theo quyết định
số 13/2010/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về thu phí bảo vệ môi
trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh. Ở cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường
chịu trách nhiệm tổ chức thu phí chất thải rắn đối với các đối tượng phải lập báo cáo
đánh giá tác động môi trường hoặc có tính chất và quy mô tương ứng với đối tượng
phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Ở cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện
ủy quyền cho phòng Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tổ chức thu phí đối
với các đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc có tính chất và quy mô
tương ứng với đối tượng phải lập bản cam kết bảo vệ môi trường. Nguồn thu phí chất
thải rắn công nghiệp được trích lại 20% chi cho hoạt động của cơ quan thu phí. Mô
hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được trình bày tại
Hình 1.1.
12

Hình 1.1 Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
13
Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh
Năm 2011, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh khoảng 1750 - 2350 tấn/ngày; trong đó chất thải rắn công nghiệp thông
thường phát sinh khoảng 1500 - 2000 tấn/ngày, chất thải công nghiệp nguy hại phát
sinh khoảng 250 - 350 tấn/ngày Tỷ lệ tái chế chất thải rắn công nghiệp thông thường từ
70 - 80% tổng lượng phát sinh, phần còn lại chủ yếu được chôn lấp cùng với rác sinh
hoạt. Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp nguy hại từ 55 - 70%, xử lý bằng phương pháp
hóa rắn 8% và đốt từ 15 - 18% Hoạt động thu gom, vận chuyển, chất thải rắn công
nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do cả lực lượng doanh nghiệp nhà nước và
tư nhân đảm nhận. Trong đó, nhóm doanh nghiệp nhà nước tham gia thu gom, vận
chuyển có các Công ty Dịch vụ Công ích quận, huyện và Công ty TNHH MTV Môi
trường Đô thị thành phố (CITENCO), còn nhóm doanh nghiệp tư nhân có các công ty
chỉ có chức năng thu gom, vận chuyển và các công ty thu gom, vận chuyển, kèm chức
năng xử lý chất thải rắn công nghiệp. Riêng hoạt động xử lý chất thải rắn chủ yếu là do
doanh nghiệp tư nhân thực hiện, chỉ có một doanh nghiệp nhà nước có chức năng xử lý
là công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị thành phố (CITENCO) hoạt động trong lĩnh
vực này. Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn thành phố được trình
bày thành sơ đồ Hình 1.2.
14
Hình 1.2 Mô hình quản lý chất thải rắn công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Về quản lý hành chính đối với chất thải rắn công nghiệp: trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chính trong quản lý chất
thải rắn công nghiệp. Phòng Quản lý Chất thải rắn trực thuộc Sở chịu trách nhiệm thực
thi các nhiệm vụ quản lý sau:
+Hướng dẫn thực hiện và cấp sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại cho
các đơn vị, cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh,
dịch vụ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
15

+Hướng dẫn thực hiện và cấp giấy phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại cho
các đơn vị thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố HCM;
+Phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp thành phố thanh kiểm tra vi
phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp đối với các khu, cụm công
nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao;
+Phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường mỗi quận, huyện thanh kiểm tra
xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp đối với các cơ sở sản
xuất trên địa bàn quận huyện nhưng nằm ngoài khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất,
khu công nghệ cao.
- Về nguồn thu phí chất thải rắn công nghiệp: triển khai và thực hiện tuân theo
các hướng dẫn chung của trung ương tại thông tư 38/2008/TT- BTC ngày 19/5/2008
hướng dẫn thực hiện nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về
phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Tổng quan tình hình quản lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay trên thế giới
Tại Mỹ
Quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Mỹ được điều hành trực tiếp bởi Văn phòng
Chất thải rắn và Ứng phó Sự cố (Office of Solid Waste and Emergency Response), trực
thuộc Cục quản lý môi trường Mỹ (United State Enviroment Protection Agency) và
được kiểm soát bởi Luật Bảo tồn và Phục hồi Tài nguyên (RCRA) ban hành lần đầu
vào năm 1976; sửa đổi, bổ sung vào năm 1982. Luật RCRA có 10 phần quy định về
quản lý chất thải rắn (trong đó có 5 phần hướng dẫn các tiêu chuẩn phân loại, lưu trữ,
xử lý chất thải rắn và một tiêu chuẩn xây dựng cho các bãi chôn lấp hợp vệ sinh) và 17
phần quy định dành cho quản lý chất thải rắn nguy hại (trong đó có 9 phần quy định về
các tiêu chuẩn trong quản lý chất thải nguy hại từ việc xác định thành phần chất thải
nguy hại cho đến tiêu chuẩn về đối tượng quản lý và thiết bị xử lý chất thải nguy hại).
Các quy định này được áp dụng khác nhau tùy thuộc vào từng tiểu bang. Một số tiểu
bang thiết lập quy định khắt khe hơn so với hướng dẫn của RCRA. Tuy nhiên, các tiểu
16
bang đều tuân thủ nguyên tắc quản lý chất thải công nghiệp dựa trên kiểm soát các tiêu
chuẩn môi trường về chất thải công nghiệp. Một ví dụ cụ thể của cách thức quản lý

chất thải rắn dựa trên việc kiểm soát tiêu chuẩn tại tiểu bang Texas, Mỹ như sau: Tiểu
bang Texas thành lập một cơ quan kiểm soát chất lượng môi trường gọi là Ủy ban
Texas về Chất lượng Môi trường TCEQ (Texas Commission on Environmental
Quality). Ủy ban này có trách nhiệm cấp giấy phép hành nghề cho các tổ chức cá nhân
hoạt động trong lĩnh vực có tác động tới môi trường.
Nhiệm vụ cụ thể của TCEQ là đào tạo và tổ chức thi lấy giấy phép hành nghề, cấp
giấy phép và đổi mới giấy phép hành nghề. Texas quy định 13 loại giấy phép hành
nghề đối với các loại nghề nghiệp có tác động đến môi trường trong đó có giấy phép
quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại; giấy phép xử lý chất thải y tế, giấy
phép xử lý chất thải rắn đô thị, giấy phép xử lý chất thải phóng xạ và giấy phép xử lý
bùn thải. Các giấy phép được cấp với thời hạn 5 năm. Để đảm bảo hoạt động phân loại
và mã hóa chất thải công nghiệp ở Texas tuân thủ đúng với quy định của chính quyền
(tiểu mục 40 trong RCRA của Liên bang và tiểu mục 30 trong quy định quản lý hành
chính của Texas), TCEQ ngẫu nhiên kiểm toán một số các báo cáo về dòng thải chất
thải công nghiệp mỗi năm. Khi một nguồn phát sinh chất thải (hoặc một doanh nghiệp)
nhận được một yêu cầu kiểm toán của TCEQ, các thông tin về phân loại và mã dòng
thải của nguồn phát sinh phải được báo cáo đầy đủ lên TCEQ. Trong đó phải cung cấp
đầy đủ tài liệu mô tả, phân tích các cơ sở và lý do phân loại chất thải. Ngoài ra, mỗi
một đơn vị, cá nhân được cấp giấy phép đều phải trả lệ phí kiểm tra giám sát chất thải
hàng năm cho TCEQ gọi chung là phí đánh giá hàng năm.
Tại Singapore
Singapore là một đại diện điển hình trong quản lý chất thải rắn hiệu quả ở khu vực
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm 2005, tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại
Singapore là 5 triệu tấn, đến năm 2008 tăng lên khoảng 6 triệu tấn. Trước áp lực từ
hoạt động thu gom, xử lý chất thải rắn, Singapore đã phát triển 2 chiến lược quản lý
17
chủ chốt để giảm lượng chất thải đến bãi chôn lấp đó là chiến lược giảm thiểu chất thải
chôn lấp và chiến lược tái chế chất thải. Đến năm 2009, Singapore đã đạt được một tỷ
lệ khá lý tưởng trong quản lý chất thải rắn như sau: khoảng 56% tổng lượng chất thải
rắn (bao gồm cả chất thải rắn công nghiệp) được tái chế; 41% được thiêu đốt tại nhà

máy năng lượng để thu hồi năng lượng (nhiệt được tạo ra từ quá trình đốt cháy được sử
dụng để sản xuất điện, cung cấp khoảng 2% tổng nguồn cung cấp điện của Singapore).
Do vậy, chỉ còn 3% tổng lượng chất thải ban đầu và một lượng tro khoảng 10% lượng
chất thải thiêu đốt, được xử lý thông qua chôn lấp (ASEAN Secretariat, 2009).
Tổ chức hành chính quản lý chất thải rắn công nghiệp và chất thải công
nghiệp nguy hại (Nea,2010).
Singapore đã thiết lập 2 đơn vị trực thuộc Cơ quan Môi trường Quốc gia (NEA) là
Cục Quản lý Tài nguyên và Chất thải WRMD (Waste and Resource Management
Department) và Ban Kiểm soát ô nhiễm PCD (Pollution Control Department). Cục
Quản lý Tài nguyên và Chất thải WRMD chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách để
thúc đẩy việc giảm thiểu các loại chất thải công nghiệp chủ yếu tại Singapore; phát
triển, thúc đẩy và giám sát việc thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải và tái chế;
thực hiện các nghiên cứu để nâng cao khả năng tái chế chất thải. Ban Kiểm soát ô
nhiễm PCD chịu trách nhiệm kiểm tra mọi kế hoạch phát triển công nghiệp tại
Singapore ngay từ giai đoạn lập kế hoạch. Hai nội dung sàng lọc kế hoạch phát triển do
PCD chịu trách nhiệm kiểm duyệt là nguồn phát sinh chất thải và đề xuất xử lý chất
thải công nghiệp. PCD sẽ phê duyệt đề xuất phát triển công nghiệp chỉ khi chất thải
phát sinh có thể được xử lý an toàn tại Singapore. Ngoài ra, PCD sẽ yêu cầu ngành
công nghiệp sử dụng các quy trình giảm thiểu chất thải hoặc tạo điều kiện cho việc tái
sử dụng, phục hồi và tái chế chất thải.
WRMD cùng với PCD làm việc chặt chẽ với các ngành công nghiệp để thúc đẩy
giảm thiểu chất thải công nghiệp. Một số nội dung quản lý chất thải công nghiệp được
WRMD và PCD chịu trách nhiệm thúc đẩy bao gồm:
18
- Trao đổi chất thải công nghiệp: hỗ trợ liên kết các ngành công nghiệp để trao
đổi chất thải giữa các doanh nghiệp. Chất thải từ một quy trình sản xuất có thể là
nguyên vật liệu của một quy trình sản xuất khác.
- Sử dụng công nghệ sạch: trong giai đoạn tham vấn quy hoạch, PCD sẽ tư vấn và
khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ sạch, giảm thiểu phát sinh
chất thải.

- Tái sử dụng và tái chế chất thải: hỗ trợ thành lập các nhà máy tái chế chất thải.
- Kiểm toán chất thải: quy trình kiểm toán do chuyên gia tư vấn có thẩm quyền tại
Singapore hướng dẫn thực hiện kiểm toán chất thải cho các ngành công nghiệp.
Riêng về quản lý chất thải công nghiệp nguy hại, ngành công nghiệp ở Singapore được
yêu cầu phải thiết kế các quy trình sản xuất và cung cấp các cơ sở kiểm soát ô nhiễm
theo các yêu cầu về kiểm soát ô nhiễm khí thải, nước thải và chất thải công nghiệp độc
hại. Việc thu gom, xử lý chất thải công nghiệp nguy hại tại Singapore được kiểm soát
theo Luật Sức khỏe Môi trường (EPHA) và Quy định về Môi trường Y tế Công cộng
(TIWR).
19
CHƯƠNG 2
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1 Đặc điểm về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Bình Dương là một tỉnh thuộc
miền Đông Nam bộ, thuộc Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam với
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; Phía
Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành
phố Hồ Chí Minh; Phía Nam giáp
thành phố Hồ Chí Minh và Phía Bắc
giáp tỉnh Bình Phước. Nhìn chung
Bình Dương có vị trí chiến lược
quan trọng cả về kinh tế và chính trị
trong vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam nói chung và vùng Đông Nam
Bộ nói riêng
Đặc điểm khí hậu

Bình Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, phân bố thành 2
mùa rõ rệt trong năm: mùa mưa từ tháng 5 – 11 và mùa khô từ khoảng tháng 12 năm
trước đến tháng 4 năm sau. . Khí hậu Bình Dương tương đối hiền hoà, ít thiên tai như
bão, lụt… Nhiệt độ trung bình trong 05 năm là 26,78
0
C, nhiệt độ trung bình tháng cao
nhất là 29,2
0
C (tháng 4/2005), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 24,4
0
C (tháng
1/2009). Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là 4,8
0
C.
20
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Dương.
Độ ẩm không khí trong 05 năm trung bình từ 80 – 84% và có sự biến đổi theo
mùa khá rõ rệt. Độ ẩm trung bình vào mùa mưa là 90% và độ ẩm trung bình vào mùa
khô là 78%.
Lượng mưa trung bình trong 05 năm qua từ 1.734,2 – 2.286,8mm. Tháng mưa
nhiều nhất là tháng 9, trung bình 341mm; tháng mưa ít nhất là tháng 1, trung bình dưới
20mm.
Chế độ gió tương đối ổn định, Bình Dương có hai hướng gió chủ đạo trong năm là
gió Tây – Tây Nam và gió Đông – Đông Bắc. Gió Tây – Tây Nam là hướng gió thịnh
hành trong mùa mưa và hướng gió Đông – Đông Bắc là hướng gió thịnh hành trong
mùa khô. Tốc độ gió bình quân khoảng 0,7m/s, tốc độ gió lớn nhất quan trắc được là
12m/s thường là Tây – Tây Nam.
Địa hình, thổ nhưỡng
Bình Dương nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Nam Trung Bộ với
đồng bằng sông Cửu Long nên địa hình chủ yếu là những đồi thấp, thế đất bằng phẳng,

nền địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với
độ cao trung bình 20 – 25m so với mặt biển, độ dốc không quá 3 – 15
0
.
2.1.2 Tổng quan về kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế
Trong các năm gần đây, Bình Dương đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá ấn
tượng, tổng sản phẩm (GDP) liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng GDP bình quân
giai đoạn 2006-2011 trên 14%/năm
[10]
, trong năm 2012, mặc dù chịu ảnh hưởng chung
của kinh tế cả nước, tốc độ tăng GDP của tỉnh vẫn đạt trên 12,5%
[11]
. Trong cơ cấu kinh
tế thì ngành công nghiệp xây dựng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của
tỉnh (chiếm 62,17% - năm 2011).
Phát triển công nghiệp
Công nhiệp trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh trong những năm gần đây. Theo Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương
[12]
, hiện trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã
21
có 28 KCN được thành lập với tổng diện tích là 9.094,85ha, trong đó 26 KCN đi vào
hoạt động. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện nay cũng có 8 cụm công nghiệp trong đó 5
cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 1.527
dự án đầu tư vào khu cụm công nghiệp và 8.138 dự án đầu tư ngoài khu cụm công
nghiệp. Việc đầu tư phát triển công nghiệp đã giúp tốc độ tăng GDP bình quân của tỉnh
duy trì ở tốc độ trên 14%/năm.
Dân số và lao động
Theo niên giám thống kê tỉnh Bình Dương năm 2011 dân số toàn tỉnh là 1.691.413

người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1274913 người.
Nông, lâm, ngư nghiệp
Trong nông nghiệp, ngành trồng trọt tăng bình quân 3,2%; ngành chăn nuôi tăng
13,7% hàng năm; tỷ trọng trồng trọt – chăn nuôi đến năm 2011 là 68,2% - 26,7%; cây
công nghiệp và chăn nuôi tập trung tiếp tục là thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh.
Giao thông vận tải
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với TP. Hồ Chí Minh, có các trục lộ giao
thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí
Minh, đường Xuyên Á …; cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ
10 - 15 Km… thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện. Các công trình giao
thông chủ yếu của tỉnh, giao thông bên trong các khu công nghiệp, khu đô thị được đầu
tư đồng bộ tạo thành mạng lưới giao thông kết nối các địa phương trong Tỉnh và Vùng
kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.1.3 Định hướng phát triển công nghiệp
Theo đề án điều chỉnh và bổ sung quy hoạch các KCN của Ủy ban nhân dân tỉnh
Bình Dương thì đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 38 KCN tập trung với tổng diện
tích quy hoạch trên 19.000 ha. Mục tiêu của Bình Dương là trong giai đoạn 2010 –
2020 tiếp tục phát triển công nghiệp và ngành công nghiệp xây dựng đồng thời chuyển
dịch dần cơ cấu kinh tế sang dịch vụ, tuy nhiên công nghiệp vẫn tiếp tục đóng vai trò
22
then chốt trong việc phát triển kinh tế của tỉnh. Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020, dự kiến phát triển về công nghiệp và xây
dựng là: “Tiếp tục thu hút đầu tư các ngành công nghiệp theo hướng đa dạng hoá sản
phẩm, chú trọng công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, sử dụng nguyên liệu trong
nước”. Xây dựng công nghiệp đạt trình độ tiên tiến và hiện đại, sản phẩm có khả năng
cạnh tranh cao trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Một số mục tiêu chính
trong phát triển công nghiệp như sau:
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 27% giai đoạn 2011 - 2015 và 25%
giai đoạn 2016 - 2020;
- Giảm tỷ lệ gia công, tăng tỷ lệ nội địa hoá từ 55% năm 2010 lên 60% năm 2015

và 70% năm 2020;
- Nâng dần hàm lượng công nghệ cao trong các sản phẩm công nghiệp; công nghệ
sạch từ 40% năm 2010 lên 50% năm 2015 và 60% năm 2020. Tốc độ đổi mới công
nghệ của ngành trung bình khoảng 20 - 25%/năm.
2.2 Hiện trạng phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải công nghiệp
2.2.1 Hiện trạng phát sinh, phân loại và lưu giữ tại các cơ sở sản xuất
Theo số liệu thống kê từ các sổ đăng ký chủ nguồn thải và báo cáo giám sát môi
trường thì hiện nay các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh có phát sinh chất
thải công nghiệp có thể chia thành 14 nhóm ngành nghề trong đó chủ yếu là các ngành
như may mặc; sơn, vecni, mực in; chế biến thực phẩm đồ uống; chế biến gỗ và sản
phẩm từ gỗ được trình bày theo sơ đồ tại Hình 2.2.
23
Hình 2.2 Tỉ lệ nhóm ngành nghề sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình
Dương.
Với đặc thù phát triển của Bình Dương, hầu hết các ngành đều bố trí ngoài khu
công nghiệp, lượng doanh nghiệp bố trí trong khu công nghiệp chiếm tỷ lệ trung bình
khoảng 15% được trình bày theo sơ đồ tại Hình 2.3.
24
Hình 2.3 Tỉ lệ nhóm ngành nghề sản xuất công nghiệp bố trí trong và ngoài khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Văn Phước
[12]
thì tùy theo đặc tính của
ngành mà sẽ có thành phần chất thải và số lượng khác nhau được trình bày tại Bảng
2.1.
Bảng 2.1 Các loại chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên đại bàn tỉnh Bình
Dương theo nhóm ngành.
Stt
Nhóm
ngành công

nghiệp
Nguyên liệu
Chất thải rắn công
nghiệp thông
thường
Chất thải nguy hại
1 Thuộc da và
gia công
giày da
Da thú (bò)
hoặc các loại
polymer nhân
tạo
Vụn giày da thải
Bao bì nhựa, giấy và
Pallet không dính
CTNH
Khuôn đúc kim loại
Bùn từ hệ thống xử lý
nước thải
Khối da hỏng
Bao bì, thùng chứa hoá
chất, dung môi thải
25

×