Tải bản đầy đủ (.pdf) (483 trang)

Lý luận và thực tiễn về tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam- khuôn khổ chính sách đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.76 MB, 483 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020
KX.01/06-10

====*====




BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH
VỐN VÀ SỰ ỔN ĐỊNH KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM:
KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH ĐẾN NĂM 2020
Mã Số: KX.01.15/06-10





Chủ nhiệm Đề tài :
Cơ quan chủ trì:


TS. Nguyễn Toàn Thắng
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM




8301

HÀ NỘI - 2010


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020
KX.01/06-10

====*====




BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH
VỐN VÀ SỰ ỔN ĐỊNH KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM:
KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH ĐẾN NĂM 2020
Mã Số: KX.01.15/06-10





Chủ nhiệm :


Thư ký:



TS. Nguyễn Toàn Thắng
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Th.S. Bùi Văn Hải
Viện Chiến lược Ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam



HÀ NỘI - 2010

DANH SÁCH CÁC NHÀ KHOA HỌC THAM GIA
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


TT Họ và Tên
Chức
danh KH,
học vị
Cơ quan công tác
1 Nguyễn Toàn Thắng
(Chủ nhiệm đề tài cấp NN)
TS. Phó Thống đốc, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam
2 Bùi Văn Hải
(Thư ký đề tài cấp NN)
Th.S Viện Chiến lược NH, Ngân hàng
Nhà nước

3 Tô Thị Ánh Dương
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 1)
TS. Viện Kinh tế Việt Nam (Viện
Khoa học Xã hội Việt Nam)
4 Đỗ Thị Hồng Hạnh
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 2)
TS. Học viện Ngân hàng
5 Tô Kim Ngọc
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 3)
PGS. TS Học viện Ngân hàng
6 Nguyễn Thị Hồng
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 4)
Th.S Phó Vụ trưởng, Ngân hàng Nhà
nước
7 Nguyễn Ngọc Bảo
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 5)
TS Vụ trưởng, Ngân hàng Nhà nước
8 Nguyễn Hữu Nghĩa
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 6)
Th.S Vụ trưởng, Ngân hàng Nhà nước
9 Nguyễn Thị Kim Thanh
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 7)
TS. Viện trưởng, Ngân hàng Nhà
nước
10 Nguyễn Quang Huy
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 8)
Th.S Vụ trưởng, Ngân hàng Nhà nước
11 Nguyễn Đình Quang
(Chủ nhiệm ĐT Nhánh 9)
TS. Phó Viện trưởng, Ngân hàng Nhà

nước




1

MỤC LỤC
Danh mục các Bảng, Hình, Hộp 7

PHẦN MỞ ĐẦU 10
Phần thứ nhất 19
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH VỐN VÀ
SỰ ỔN ĐỊNH CỦA KHU VỰC TÀI CHÍNH 19

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH
VỐN 19

I. Phân loại các giao dịch vốn 19
1. Khái niệm giao dịch vốn 19
2. Phân loại các giao dịch vốn 19
II. Tự do hóa các giao dịch vốn 21
1. Khái niệm tự do hóa các giao dịch vốn 21
2. Mức độ tự do hóa các giao dịch vốn 22
3. Các quan điểm về tự do hóa các giao dịch vốn hay là lợi ích và rủi ro
của tự do hóa các giao dịch vốn 25

4. Lộ trình và tiền đề thực hiện tự do hóa các giao dịch vốn 31
5. Ứng xử với luồng vốn vào (gia tăng) 35
6. Thực tế và kinh nghiệm quốc tế về tự do hóa các giao dịch vốn 39

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ ỔN ĐỊNH CỦA KHU VỰC
TÀI CHÍNH 43

I. Khu vực tài chính và sự ổn định của khu vực tài chính 43
1. Khái niệm về khu vực tài chính và sự ổn định của khu vực tài chính 43
2. Tiêu chí đánh giá sự ổn định của khu vực tài chính 48
3. Vai trò của sự ổn định khu vực tài chính đối với nền kinh tế 57
II. Nguyên nhân gây nên sự bất ổn của khu vực tài chính 59
1. Nguyên nhân từ nội tại khu vực tài chính 62
2. Nguyên nhân từ các khu vực khác của nền kinh tế 64
3. Nguyên nhân từ bên ngoài tác động vào nền kinh tế 69
Chương 3: MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH
VỐN VỚI SỰ ỔN ĐỊNH CỦA KHU VỰC TÀI CHÍNH 70


2

I. Tác động của tự do hóa các giao dịch vốn tới khu vực tài chính 70
1. Tác động tích cực 71
2. Tác động tiêu cực 74
II. Các điều kiện cần thiết để đảm bảo ổn định khu vực tài chính
trong bối cảnh tự do hóa các giao dịch vốn 78

1. Củng cố và đảm bảo sự vững chắc của các định chế tài chính 79
2. Đảm bảo có cơ chế giám sát ngân hàng và chính sách quản lý thận
trọng từ các cơ quan quản lý tiền tệ 80

3. Các điều kiện về chính sách vĩ mô 81
III. Tác động của khu vực tài chính tới việc thúc đẩy tự do hóa các
giao dịch vốn 82


1. Mức độ phát triển và hội nhập của khu vực tài chính 83
2. Sức chịu đựng của khu vực tài chính trước những cú sốc từ bên ngoài.83
3. Mức độ hiệu quả của khu vực tài chính 83
IV. Kinh nghiệm quốc tế về tự do hóa các giao dịch vốn với sự ổn định
khu vực tài chính 87

1. Kinh nghiệm của một số nước phát triển 87
2. Kinh nghiệm của một số nước đang phát triển 91
3. Kinh nghiệm của một số nước chuyển đổi 94
4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 97
Phần thứ hai 101
TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH VỐN VỚI SỰ ỔN ĐỊNH KHU
VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM 101

Chương 1: THỰC TRẠNG TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH VỐN Ở
VIỆT NAM 101

I. Quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của khu vực tài chính Việt
Nam 101

1. Tổng quan về tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế của nền kinh tế
Việt Nam từ khi Đổi mới đến nay 101

2. Quá trình mở cửa và hội nhập quốc tế của khu vực tài chính từ khi
Đổi mới đến nay 107

3. Những vấn đề đặt ra nhằm cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và củng
cố tài chính 111



3

II. Thực trạng tự do hóa các giao dịch vốn ở Việt Nam 112
1. Chính sách tự do hóa các giao dịch vốn 112
2. Qui mô chu chuyển vốn các dòng vốn vào và ra khỏi Việt Nam 127
3. Đánh giá chung về việc kiểm soát vốn và các bước tự do hóa giao
dịch vốn của Việt Nam 144

Chương 2: MỐI QUAN HỆ TƯƠNG TÁC GIỮA TỰ DO HÓA
CÁC GIAO DỊCH VỐN VỚI SỰ ỔN ĐỊNH KHU VỰC TÀI
CHÍNH VIỆT NAM 148

I. Tác động của tự do hóa các giao dịch vốn tới sự ổn định của khu
vực tài chính Việt Nam 148

1. Tác động tích cực 148
2. Tác động tiêu cực 153
II. Khu vực tài chính Việt Nam và tác động tới quá trình tự do hóa
các giao dịch vốn 157

1. Thực trạng khu vực tài chính 157
2. Những đóng góp của khu vực tài chính đối với tiến trình tự do hóa
các giao dịch vốn 172

3. Những hạn chế của khu vực tài chính đối với tiến trình tự do hóa các
giao dịch vốn và phát triển kinh tế 173

Phần thứ ba 182
KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH

VỐN VÀ GIỮ ỔN ĐỊNH KHU VỰC TÀI CHÍNH VIỆT NAM ĐẾN
NĂM 2020 182

Chương 1: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 182

I. Các mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng đến 2020 của nền kinh tế
Việt Nam 182

1. Tình hình và xu thế kinh tế thế giới 182
2. Tình hình và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến
năm 2020 189

3. Định hướng phát triển khu vực tài chính Việt Nam đến 2020 192
II. Hội nhập kinh tế quốc tế: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam 194
1. Những cơ hội của Việt Nam khi gia nhập WTO 194

4

2. Thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ngày càng sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới 199

Chương 2: KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH TỰ DO HÓA CÁC GIAO
DỊCH VỐN TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 203

I. Định hướng tự do hóa các giao dịch vốn đến năm 2020 203
1. Quan điểm 203
2. Định hướng 204
II. Lộ trình tự do hóa các giao dịch vốn tại Việt Nam đến năm 2020 206
1. Giai đoạn 2011 - 2015 207

2. Giai đoạn 2016 - 2020 212
III. Thiết lập các điều kiện cần thiết cho quá trình tự do hóa các giao
dịch vốn 213

1. Nâng cao hiệu lực điều tiết của các chính sách vĩ mô 213
2. Phát triển và hoàn thiện các thị trường tài chính 214
3. Tăng cường hệ thống giám sát tài chính hiệu quả 214
4. Cải tiến công tác thu thập, phân tích và cung cấp thông tin 214
5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế 215
6. Xây dựng các biện pháp ứng phó trong trường hợp dòng vốn chuyển
vào quá lớn hoặc khi vốn đảo chiều 215

Chương 3: KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH KHU VỰC
TÀI CHÍNH ĐẾN NĂM 2020 215

I. Quan điểm và định hướng 215
1. Quan điểm 216
2. Định hướng 217
II. Củng cố và phát triển bền vững khu vực tài chính Việt Nam 219
1. Hoàn thiện mô hình tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ
thống ngân hàng Việt Nam ở cả hai cấp: NHTW và hệ thống các TCTD219

2. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiệu quả sử dụng đội ngũ
cán bộ 224

3. Phát triển mạnh công nghệ ngân hàng tiên tiến 225
III. Củng cố và phát triển hệ thống giám sát hữu hiệu đối với khu vực
tài chính Việt Nam 226



5

1. Hoàn thiện các quy chế thận trọng trong hoạt động ngân hàng 226
2. Tổ chức tốt việc theo dõi, thanh tra, giám sát thực hiện quy định thận
trọng, an toàn của các TCTD 228

3. Xây dựng mạng lưới an ninh tài chính và các giải pháp đặc biệt 228
IV. Phối hợp chính sách và các giải pháp hỗ trợ nhằm giữ ổn định
khu vực tài chính Việt Nam 231

1. Các giải pháp về phối hợp chính sách nhằm giữ ổn định khu vực tài
chính Việt Nam 231

2. Củng cố, phát triển và hoàn thiện thị trường tiền tệ, thị trường ngoại
hối; điều hành lãi suất, tỷ giá, điều hành cung ứng tiền, quản lý và sử
dụng dự trữ ngoại hối, tổ chức vận hành hệ thống thanh toán liên ngân
hàng một cách hợp lý để hỗ trợ các TCTD duy trì hoạt động thuận lợi,
thông suốt và an toàn 235

3. Các giải pháp hỗ trợ 236
KẾT LUẬN 237
TÀI LIỆU THAM KHẢO 242
PHẦN PHỤ LỤC 255
PHỤ LỤC 1: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO
DỊCH VỐN VỚI SỰ ỔN ĐỊNH KHU VỰC TÀI CHÍNH 256

PHỤ LỤC 2: TIẾN TRÌNH TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH VỐN TẠI
VIỆT NAM 309

PHỤ LỤC 3: CÁC GIẤY TỜ CÓ GIÁ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP 324

PHỤ LỤC 4: CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ KHÁC NGOÀI FDI VÀ FPI 327
PHỤ LỤC 5: LÝ THUYẾT VỀ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA KHU VỰC
TÀI CHÍNH 329

PHỤ LỤC 6: CÁC CAM KẾT CỦA VIỆT NAM GIA NHẬP WTO VỀ
LĨNH VỰC DỊCH VỤ TÀI CHÍNH 335

PHỤ LỤC 7: CỦNG CỐ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI
CHÍNH PHI NGÂN HÀNG 340

PHỤ LỤC 8: MỐI LIÊN HỆ GIỮA ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ ỔN
ĐỊNH TIỀN TỆ 345




6

Danh mục từ viết tắt

APEC Khối hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEM Diễn đàn hợp tác Á – Âu
BIS Ngân hàng thanh toán quốc tế
CSTT Chính sách tiền tệ
DTBB Dự trữ bắt buộc
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII/FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài
GDP Tổng sản phẩm quốc nội

ICOR Hệ số đầu tư tăng trưởng
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTMNN Ngân hàng thương mại nhà nước
NHTW Ngân hàng trung ương
NSNN Ngân sách nhà nước
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản
ROE Lợi nhuận trên vốn
TCTD Tổ chức tín dụng
WTO Tổ chức Thương mại thế giới

7

Danh mục các Bảng, Hình, Hộp
Bảng
Bảng 1: Ví dụ về các mức độ tự do hóa các giao dịch vốn 23
Bảng 2: Các chính sách đối phó với dòng vốn vào và hiệu lực 35
Bảng 3: Mức độ tự do hóa trên từng lĩnh vực của Việt Nam so với
một số nước năm 2010 105
Bảng 4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn
1998 – 2009 130
Bảng 5. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ
1989 - 2009 131
Bảng 6: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ
1989 - 2009 phân theo ngành kinh tế 133
Bảng 7: Tổng hợp giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trên thị
trường chứng khoán trong các năm 2000 – 2009 135

Bảng 8: Dư nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp (1997 -
2003) 139
B
ảng 9: Dư nợ nước ngoài của Chính phủ và doanh nghiệp 2004 –
2009 140
Bảng 10: Chỉ số Schindler của một số quốc gia 147
Bảng 11: Chỉ số đối với luồng vào và đối với luồng ra của một số
quốc gia 147
Bảng 12: Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo nhóm TCTD 161

Hình
Hình A: Các quan điểm về tác động của toàn cầu hóa tài chính ở
các nước đang phát triển 30
Hình B 31
Hình 1: Lộ trình mở cửa tài khoản vốn của IMF 32
Hình 2: Cách tiếp cận tự do hóa tài chính của ADB 34
Hình 3: Quy trình xử lý khi dòng vốn vào tăng nhanh: Xem xét
trên giác độ kinh tế vĩ mô và quy chế thận trọng 38

8

Hình 4: Khu vực tài chính 44
Hình 5 : Mức tự do kinh tế của Việt Nam (giai đoạn 1995-2008) 104
Hình 6: Dòng chu chuyển vốn qua biên giới từ năm 1999 – 2009 127
Hình 7: Kết cấu nguồn vốn vào của Việt Nam hàng năm 128
Hình 8: Đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 1990 – 2009 128
Hình 9: Dòng vốn đầu tư gián tiếp từ năm 1999 – 2009 134
Hình 10: Tốc độ tăng trưởng giá trị giao dịch mua và bán của nhà
đầu tư n
ước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2001 -

2009 136
Hình 11. Quy mô dư mua và tốc độ tăng trưởng dư mua của nhà
đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 2001 -
2008 136
Hình 12: Dòng vốn vay, trả nợ nước ngoài từ năm 1990 – 2009 140
Hình 13: Vay – trả nợ nước ngoài phân theo thời hạn 141
Hình 14: Tài sản có ngoại tệ ròng của Việt Nam thời kỳ 1992 –
2007 143
Hình 15: Lượng tiền gửi ngoại tệ tại nướ
c ngoài của Việt Nam 144
Hình 16: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu toàn hệ thống ngân hàng và
theo từng khối ngân hàng 2008 – 2009 159
Hình 17: Tỷ lệ nợ xấu theo toàn hệ thống ngân hàng và từng khối
ngân hàng 2005 - 2008 160
Hình 18: Lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của hệ thống
ngân hàng 2006 - 2009 162
Hình 19: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập toàn hệ thống ngân hàng và
từng khối ngân hàng 2005 – 2009 162
Hình 20: Tỷ lệ ROA toàn hệ thống ngân hàng và từng khối ngân
hàng năm 2005 – 2009 163
Hình 21: Tỷ lệ giữa tín dụng và tiền gửi và cơ cấu tiền gửi bằng
Việt Nam đồng 2005 - 2009 164
Hình 22: Tỷ lệ tiền gửi/M2 giai đoạn 2005 – 2009 165
Hình 23: Diễn biến cán cân vãng lai từ năm 1990 -2009 174

9

Hình 24: Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng từ năm 1990 - 2009 175
Hình 25: Mức độ Đô la hóa của nền kinh tế 175
Hình 26: Diễn biến lãi suất trong giai đoạn 2005 đến tháng 8 năm

2010 176
Hình 27: Tỷ giá USD theo tháng từ tháng 1/2005 đến tháng 7/2010177
Hình 28: Tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm 178
Hình 29: Thị phần cho vay bằng VND và ngoại tệ 2008 – 2009 178
Hình 30: Tỷ lệ ROE toàn hệ thống ngân hàng và từng khối ngân
hàng 2005 – 2009 179
Hình 31: Các yếu tố
của mạng lưới an ninh tài chính 229

Hộp
Hộp 1: Các khu vực chủ yếu và các khu vực thành phần trong nền
kinh tế 455



















10

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu
Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới, tiếp theo trào lưu mở cửa,
đẩy mạnh hoạt động thương mại và đầu tư trên phạm vi quốc tế, tự do hóa và toàn
cầu hóa tài chính cũng trở thành xu hướng lớn trên thế giới. Làn sóng tự do hóa tài
khoản vốn đầu tiên bắt đầu từ sau Chiến tranh thế giới lầ
n thứ II, rộ lên cao trào
vào những năm 1990 và bước sang những năm đầu thế kỷ 21, thế giới đã tiếp tục
chứng kiến làn sóng di chuyển vốn gia tăng mạnh mẽ. Trong những năm gần đây,
luồng vốn quốc tế chảy mạnh vào các nước châu Á, và châu Mỹ La-tinh là khu
vực có nhiều nền kinh tế mới nổi, bao gồm cả những luồng vốn truyền thống như
FDI, vay nợ nước ngoài cũng như các luồng vốn đầu tư vào giấy tờ có giá. Số liệu
thống kê và phân tích của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy tổng
luồng vốn vào các nước Châu Á và Mỹ La-tinh trong giai đoạn 1995 - 1996 là 335
tỷ USD và tiếp tục đạt 317 tỷ USD trong giai đoạn 2000 - 2005. Luồng vốn quốc
tế ngày càng luân chuyển mạnh hơn, nhanh hơn đã trở thành tâm điểm nghiên cứu
của nhiều nhà kinh tế trên thế
giới. Sự vận động xuyên quốc gia của các luồng vốn
này mang lại nhiều lợi ích cho các nền kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít những
thách thức, đặc biệt là đối với sự ổn định của khu vực tài chính của các quốc gia.
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế khu
vực và thế giới. Trong quá trình mở cửa và hội nhập, các giao dịch vốn đang dần
được tự do hóa ở các cấp độ ngày càng cao hơn. Mặc dù các bước đi của Việt
Nam là thận trọng, nhưng khu vực tài chính đã bắt đầu phải đối phó với các cơn
sốc tài chính do tác động từ luồng vốn bên ngoài, đe dọa sự ổn định và phát triển
bền vững của hệ thống. Thực tiễn cho thấy, giữ ổn định khu vực tài chính có ý
nghĩa sống còn đối vớ

i sự phát triển của nền kinh tế trong thời đại ngày nay, khi
lĩnh vực tài chính vẫn đang là hạt nhân của kinh tế hiện đại và có tác động rất
mạnh tới các khu vực kinh tế thực.
Ổn định khu vực tài chính của một quốc gia chịu tác động của nhiều yếu tố
từ vi mô đến vĩ mô, từ bên trong cũng như từ bên ngoài khu vực tài chính, bao
gồm cả những biến động t
ừ thị trường tài chính quốc tế và kinh tế thế giới. Trong
các yếu tố tác động đó, tự do hóa các giao dịch vốn là một yếu tố rất đáng quan
tâm, đặc biệt trong bối cảnh một nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhưng tích lũy trong nước còn thấp như Việt Nam hiện nay. Vấn
đề quan trọng là lựa chọn được một lộ trình tự do hóa phù hợp song song v
ới cải
thiện nền tảng hạ tầng thị trường tài chính, hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống thông
tin minh bạch và cơ chế phối hợp giữa các chính sách vĩ mô, để tận dụng tốt
những lợi ích của tự do hóa các giao dịch vốn đem lại, nhưng không gây ra bất ổn
cho khu vực tài chính. Việc lựa chọn nghiên cứu Đề tài “Lý luận và thực tiễn về

11

tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: khuôn
khổ chính sách đến năm 2020” vì thế là cần thiết, nhằm luận giải, đưa ra định
hướng giải quyết một cách khoa học và thấu đáo mối quan hệ giữa tự do các giao
dịch vốn và sự ổn định của khu vực tài chính, phục vụ cho mục tiêu giữ vững sự
ổn định khu vực tài chính trong bối cảnh t
ự do hóa các giao dịch vốn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu các lĩnh vực thuộc Đề tài
Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn ở các nước, vấn đề tự do hóa các giao
dịch vốn và sự ổn định của khu vực tài chính đã được nhiều nhà kinh tế trên thế
giới nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều khía cạnh khác nhau.

Tập hợp các nghiên cứu quốc tế cho thấy: Lập luận phổ biến trong những
năm 1980 đến đầu những năm 1990 là tự do hóa tài khoản vốn sẽ đem lại những
lợi ích to lớn cho sự phát triển. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều sự đồng thuận về
việc phải có cách nhìn thận trọng đối với tự do hóa tài khoản vốn, nhất là sau các
cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ ở Mexico năm 1994, ở mộ
t số nước Mỹ La-
tinh và ở châu Á năm 1997 - 1998. Nhìn chung, các nhà kinh tế đều thống nhất
quan điểm về sự cần thiết phải tự do hóa tài khoản vốn theo trình tự để không gây
ra khủng hoảng tài chính tiền tệ. Eichegreen B. and M. Mussa, 1998, trong nghiên
cứu “Capital Account Liberalization: Theoretical and Practical Aspect – Tự do hóa
cán cân vốn: Các vấn đề lý luận và thực tiễn, IMF Occational Paper No. 172”, chỉ
ra rằng tự do hóa giao dịch vốn chỉ mang lại hiệu quả khi tiến trình tự do hóa các
giao dịch vố
n có bước đi phù hợp và phải được hỗ trợ bởi một môi trường kinh tế
vĩ mô lành mạnh và ổn định.
Qua khảo sát thực tế, một số phân tích, nghiên cứu cho thấy nhiều nước sau
khi tiến hành tự do hóa các giao dịch vốn mạnh mẽ và triệt để đã rơi vào khủng
hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế theo nhiều kịch bản khác nhau. Từ đó, một
câu hỏi được đặ
t ra: phải chăng tự do hóa các giao dịch vốn là nguyên nhân dẫn
đến khủng hoảng? Vấn đề này được nhóm nghiên cứu của IMF dẫn đầu là Shogo
Ishii and Karl Habermeier nêu ra và mổ xẻ trong một nghiên cứu mang tên
“Capital Account Liberalization and Financial Sector Stability – Tự do hóa cán
cân vốn và ổn định khu vực tài chính” năm 2002.
Loser, Claudio and Eward Williams, 1997, “The Mexican Crisis and Its
Aftermath, - Khủng hoảng Mexico và hậu quả của nó”, nghiên cứu trường hợp của
Mexico cho thấy tự do hóa thương mại và đầu tư, mở cửa thị trường vố
n và trái
phiếu trong nước diễn ra vào thời gian đồng Peso bị định giá quá cao so với giá trị
thực của nó và trong bối cảnh mức độ chu chuyển vốn khá tự do. Việc phá giá

đồng Peso gây ra cuộc khủng hoảng trầm trọng và sâu rộng đến khu vực ngân
hàng trong nước vào thời điểm Mexico đang là con nợ của thế giới.

12

Đối với cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á 1997, Carl Johan
Lindgren, Tomas J.T.Balino, Charles Enoch, Anne-Marie Gulde, Marc Quintyn
and Leslie Teo, 1999, “Financial Sector Crisis and Restructuring: Lesson from
Asia – Khủng hoảng khu vực tài chính và tái cơ cấu: Bài học từ châu Á” đã cho
thấy nguyên nhân trực tiếp của cuộc khủng hoảng này là sự đảo chiều một cách
đột ngột của các luồng vốn. Chính những yếu kém về cơ cấu cộng với cơ chế quản
lý tỷ giá cứng nhắc đã khiến nền kinh t
ế dễ bị tổn thương khi luồng vốn bị rút ra
đột ngột.
Đặc biệt, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua, bản thân IMF
cũng đã phải thay đổi quan điểm của mình về tự do hóa các giao dịch vốn và thừa
nhận sự cần thiết của các hình thức hạn chế luồng vốn chảy vào những nước mới
nổi. Nghiên cứu của Jonathan D. Ostry, Atish R. Ghosh, Karl Habermeier, Marcos
Chamon, Mahvash S. Qureshi, and Dennis B.S Reinhardt, 2/2010, “Capital
Inflows: The Role of Controls – Các dòng vố
n vào: Vai trò của kiểm soát” đưa ra
kết luận rằng đôi khi việc kiểm soát cần được “coi là một phần của các công cụ
chính sách”. Điều này khác với quan điểm cơ bản trước đây của Quỹ khi luôn
phản đối việc kiểm soát các luồng vốn. Nghiên cứu này cũng cung cấp một số
bằng chứng rõ ràng hơn về tính hiệu quả của sự kiểm soát luồng vốn ch
ảy vào, đặc
biệt là các luồng vốn đầu tư vào lĩnh vực tài chính trong những trường hợp và tình
huống nhất định.
Tổng kết lại, Yoshitomi, M and K.Ohno, 1999, “Capital Account Crisis and
Credit Contraction” – Khủng hoảng tài khoản vốn và khủng hoảng tín dụng” cho

rằng khủng hoảng là kết cục của những nguyên nhân như: (i) Việc tự do hóa tài
khoản vốn vội vàng; (ii) Sự yếu kém về quản trị và tồn tại “vấn đề sai l
ệch kép”
trong bảng cân đối tài sản của hệ thống ngân hàng; (iii) Việc không đảm bảo thực
thi nhất quán các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là việc duy trì quá lâu chế độ tỷ
giá cố định.
Như vậy, tự do hóa các giao dịch vốn đem lại nhiều lợi ích nhưng cũng đặt
ra nhiều thách thức và gây rủi ro khủng hoảng với nhiều nước trên thế giới. Vậy
đâu là giải pháp để
đảm bảo ổn định khu vực tài chính trong bối cảnh tự do hóa
các giao dịch vốn, đưa nền kinh tế mỗi nước phát triển trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế mạnh mẽ? Vấn đề này nhiều nghiên cứu trên thế giới đã đề cập,
trong đó nổi bật là các nghiên cứu của Evans, Alfredo M.Leone, 2000,
“Macroprudential Indicators of Financial System Soundness – Các chỉ số thận
trọng vĩ mô của hệ thống tài chính lành mạnh”; Andrew Berg, Eduado Borensztein,
Gian Maria Milesi-Ferretti and Catherine Pattillo, 1999, “Anticipating Balance of
Payment Crises: The Role of Early Warning System – Dự báo khủng hoảng cán
cân thanh toán: vai trò của hệ thống cảnh báo sớm”… Các nghiên cứu này đã đưa
ra yêu cầu cụ thể về việc; thiết lập một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh để chống

13

đỡ các cuộc khủng hoảng; phối hợp các chính sách vĩ mô hợp lý để không vi phạm
nguyên lý về “bộ ba bất khả thi” và giám sát thận trọng hệ thống tài chính.
Cũng đã có một số nghiên cứu của chuyên gia nước ngoài về quá trình tự
do hóa tài khoản vốn của Việt Nam. Một nghiên cứu của Andreas Hauskrecht and
Nhan Le, 2005, “Capital Account Liberalization for a Small, Open Economy and
The Case of Vietnam – Tự do hóa tài khoản vốn đối với một nền kinh tế nhỏ, mở
cửa và trường hợp củ
a Việt Nam” đã đi đến kết luận: Tự do hóa tài khoản vốn tại

những nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn do khả
năng hấp thụ vốn hạn chế cũng như sự bất cân xứng thông tin làm giảm đáng kể
hiệu quả phân bổ vốn. Để đảm bảo tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam thành
công nên thi
ết lập các điều kiện tiền đề bao gồm việc vận hành cơ chế tỷ giá linh
hoạt hơn và hướng tới chính sách lạm phát mục tiêu; giải quyết vấn đề nợ xấu
trong hệ thống ngân hàng cũng như những sai lệch tiền tệ trong bảng cân đối và
khắc phục những yếu kém về quản trị.
Một nghiên cứu khác của Alexander K. Swoboda, 2010, “Notes on
International Experiences with Capital Account Liberalization and their Relevance
for Vietnam – Kinh nghiệm quố
c tế về tự do hóa tài khoản vốn và tham khảo cho
Việt Nam”, cũng đi đến kết luận: Song song với tiến trình mở cửa thương mại, tự
do hóa tài khoản vốn là một yêu cầu thiết yếu. Ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó ổn
định tiền tệ sẽ là chìa khóa đảm bảo thành công cho quá trình tự do hóa giao dịch
vốn tại Việt Nam. Để đảm bảo ổn định tiền tệ
có thể lựa chọn chính sách linh hoạt
tỷ giá trong khi theo đuổi lạm phát mục tiêu.
Về sự ổn định tài chính, có nhiều nghiên cứu nhưng có thể kể đến một số
nghiên cứu điển hình như sau:
Liên quan đến những vấn đề lý luận về ổn định tài chính: Crokett, A., 1997,
“The Theory and Practice of Financial Stability – Lý luận và thực tiễn về sự ổn
định tài chính” đã cho rằng không có một hệ thống tài chính nào hoàn toàn ổn định
mà không ch
ịu rủi ro. Do đó, một trong những chức năng quan trọng của các định
chế tài chính là quản lý rủi ro. Trong khi đó, Honohan, P., 1997, “Banking system
failures in developing and transition countries – Những thất bại của hệ thống ngân
hàng ở các nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển” đã làm rõ nhiều nguyên
nhân dẫn đến bất ổn trong hệ thống tài chính, bao gồm các nguyên nhân từ nền
kinh tế vĩ mô, những yếu kém nội tại của hệ thống tài chính và nhữ

ng can thiệp bất
hợp lý của chính phủ.
Tiếp đó, Garry J.Schinasi (năm 2004) đã có một nghiên cứu chuyên sâu,
đưa ra một tập hợp có hệ thống những định nghĩa về ổn định tài chính. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng bàn về một số hàm ý thực tế của các định nghĩa cần được
xem xét khi sử dụng cho mục đích phân tích chính sách và xây dựng khuôn khổ
chính sách.

14

Liên quan đến những nghiên cứu thực tiễn về ổn định tài chính của các
quốc gia, Eichengreen and Hausmann trong một nghiên cứu năm 1999 về “Double
mismatch – Sai lệch kép” đã xem xét nhiều nước chịu tác động của cuộc khủng
hoảng tài chính tiền tệ châu Á và thấy rằng trong bối cảnh nền kinh tế mở cửa,
nhiều nước có tình trạng sai lệch kép. Đây là tình trạng vừa có sai lệch về cơ cấu
thời hạn (các nguồ
n vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay dài hạn) vừa có sai
lệch về cơ cấu đồng tiền (có sự khác nhau trong cấu thành tiền tệ giữa tài sản có và
tài sản nợ). Đây là những sai lệch rất phổ biến tại các nước đang phát triển do tình
trạng Đô la hóa và do nhu cầu cao đối với việc thu hút vốn nước ngoài và phát
hành nợ bằng ngoại tệ, trong khi lại thiếu các công cụ
để hạn chế rủi ro tỷ giá. Đây
là trường hợp rất tương đồng thực tiễn Việt Nam trong những năm qua.
Tóm lại, nhiều nghiên cứu ở nước ngoài đã xem xét về quá trình tự do hóa
cán cân vốn và sự ổn định tài chính ở các nước trên thế giới, tổng kết những vấn đề
mang tính lý luận. Các công trình nghiên cứu trên là những tài liệu tham khảo rất
hữu ích trong quá trình triển khai nghiên cứu Đề tài này.
Tổ
ng quan tình hình nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu trong nước liên quan đến nội dung đề tài có thể chia thành các

nhóm vấn đề sau:
Nhóm 1: Nghiên cứu về tự do hóa tài chính và tác động của tự do hóa tài
chính đối với nền kinh tế: Thuộc nhóm này trước hết phải kể đến các nghiên cứu
về bản chất tự do hóa tài chính, tác động của tự do hóa tài chính và thực trạng tự
do hóa tài chính ở Việt Nam với các công trình của PGS.TS. Trần Thị Thái Hà,
2006, “Tự do hóa tài chính: Lý luận, kinh nghiệm quố
c tế và những vấn đề đặt ra
cho Việt Nam”; TS. Vũ Đình Ánh, 1999, “Tự do hóa tài chính và những vấn đề
tăng cường kiểm tra giám sát về an ninh tài chính”.
Nhóm 2: Nghiên cứu thực trạng của hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính
và sự phát triển của các thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế: Trước hết phải
kể đến 2 công trình nghiên cứu của TS. Phạm Thanh Bình, 2003, về “Nâng cao
năng lực c
ạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế” và TS. Vũ Thị Liên, 2004, “Cơ sở khoa học và giải pháp cải tổ hệ
thống ngân hàng Việt Nam phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước”. Hai đề tài này
đã phác thảo bức tranh toàn cảnh về thực trạng
hệ thống ngân hàng Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp nhằm cải
cách toàn diện hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy
nhiên, hai công trình chưa nghiên cứu tác động của tự do hóa các giao dịch vốn
với hệ thống ngân hàng.
Nhóm 3: Nghiên cứu về sự lưu chuyển các luồng vốn và tác động của nó
đến n
ền kinh tế với công trình “Điều tiết sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián

15

tiếp nước ngoài ở một số nước đang phát triển”, 2005 của PGS.TS. Nguyễn Hồng

Sơn đã đi sâu phân tích về sự di chuyển của dòng vốn tư nhân gián tiếp nước ngoài
ở một số nước đang phát triển.
Nhóm 4: Nghiên cứu về vấn đề an ninh tài chính – tiền tệ, giám sát tài chính
ngân hàng: Nổi bật là 2 công trình “Hệ thống giải pháp đảm bảo an ninh tài chính
của các NHTM Việt Nam”, 2004 của Phó Thống đốc NHNN Trần Minh Tuấn và
“Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của hệ thống giải pháp bảo đảm an ninh tài
chính Việt Nam trong phát triển và hội nhập” của Viện Khoa học tài chính (2000).
Các công trình trên đã đề cập khá toàn diện đến những vấn đề liên quan đến an
ninh tài chính tiền tệ; tuy nhiên, các nghiên cứu đó chưa nhìn nhận an ninh tài
chính tiền tệ dưới tác động của tự do hóa các giao dịch vốn.
Nhóm 5: Nghiên cứu một vài khía cạnh của tự do hóa các giao dị
ch vốn và
sự ổn định khu vực tài chính: Công trình của TS. Dương Thu Hương, 2001, “Hoàn
thiện CSTT và giải pháp điều hành phối hợp với các chính sách kinh tế vĩ mô khác
nhằm ổn định và phát triển kinh tế giai đoạn 2000-2020” đã đưa ra dự báo cũng
như đề xuất các giải pháp nhằm phát triển thị trường tài chính, thị trường tiền tệ
trong xu hướng tự do hóa tài chính, đổi mới hiệu quả các công cụ CSTT. Tuy
nhiên, những giải pháp này chưa đề xuất trên cơ sở một lộ trình tự do hóa các giao
dịch vốn; Công trình nghiên cứu của ThS. Nguyễn Thị Hồng, 2004, “Quản lý cán
cân thanh toán trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” cũng đề cập đến những rủi
ro tiềm ẩn đối với sự ổn định cán cân thanh toán trong quá trình tự do hóa các giao
dịch vốn. Công trình đề xuất cách thức quản lý cán cân vốn, các biện pháp giám
sát chặ
t chẽ chu chuyển của các dòng vốn và đối phó với sự biến động do chu
chuyển vốn gây ra từ góc độ điều hành CSTT.
Tóm lại, các nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với quá trình thực hiện Đề tài “Lý luận và thực tiễn về tự do hóa
các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính Việt Nam: Khuôn khổ chính
sách đến năm 2020” trong việc cung cấp tư liệ
u và cách tiếp cận đối tượng nghiên

cứu. Trên cơ sở vận dụng và kế thừa các nội dung cơ bản của các nghiên cứu trong
và ngoài nước, đặc biệt vận dụng những lý thuyết quốc tế, Đề tài đã nghiên cứu để
đánh giá thực trạng tự do hóa giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính của
Việt Nam một cách có hệ thống từ khi Đổi mới đến nay; kế
t hợp với phân tích bối
cảnh và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong 10
năm tới, Đề tài đề xuất khuôn khổ chính sách cho lộ trình tự do hóa các giao dịch
vốn và giữ ổn định khu vực tài chính Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
3. Mục đích nghiên cứu
Theo nhiệm vụ được giao (Thuyết minh Đề tài tại Phụ lục II-TMĐT kèm
theo Quyết định số 11/2007/QĐ-BKHCN ngày 4/6/2007 của Bộ tr
ưởng Bộ Khoa
học và công nghệ), Đề tài hướng tới giải quyết các vấn đề chủ yếu sau:

16

- Thứ nhất, nêu được những vấn đề lý luận về nguồn gốc gây nên sự bất ổn
của hệ thống tài chính, đặc biệt chú trọng những bất ổn của hệ thống tài chính gây
ra do việc tự do hóa các giao dịch vốn không đúng với trình tự và thiếu sự gắn kết
với các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Cụ thể:
+ Đề tài nêu và phân biệt rõ các nhóm nguyên nhân gây nên sự bất ổn của
h
ệ thống tài chính như: Những bất ổn phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô;
những yếu kém về cơ cấu nội tại của hệ thống tài chính; và những yếu tố đa dạng
khác tác động vào khu vực tài chính;
+ Đề tài phân tích những vấn đề lý luận về tự do hóa các giao dịch vốn, từ
việc phân loại các giao dịch vốn đến việc phân tích những lợi ích và rủi ro tiềm ẩn
c
ủa việc tự do hóa các giao dịch vốn, đặc biệt những rủi ro gây nên sự bất ổn cho
hệ thống tài chính. Qua đó nêu rõ sự cần thiết phải có một lộ trình thích hợp, cũng

như tạo lập các điều kiện cần thiết để việc tự do hóa các giao dịch vốn được thực
hiện, trong khi vẫn duy trì được sự ổn định của khu vực tài chính;
+ Đề tài tổng kế
t kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc tự
do hóa các giao dịch vốn và hệ quả của nó; từ đó, rút ra những bài học cần thiết về
tự do hóa các giao dịch vốn cho Việt Nam.
- Thứ hai, Đề tài làm rõ việc tăng cường sự vững mạnh và ổn định của hệ
thống tài chính sẽ là điều kiện quan trọng để nền kinh tế có thể
đẩy nhanh việc tự
do hóa các giao dịch vốn. Ngoài ra, Đề tài cũng phân tích rằng tăng cường hiệu
quả của hệ thống tài chính cần đi đôi với việc xây dựng và điều hành các chính
sách (chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều chỉnh cơ cấu) hợp lý sẽ giúp một
nước thành công trong việc tự do hóa các giao dịch vốn.
- Thứ ba, Đề tài đi sâu phân tích thực trạng tự do hóa các giao dịch vốn,
thự
c trạng của khu vực tài chính Việt Nam, cũng như tác động của tự do hóa các
giao dịch vốn đối với khu vực tài chính Việt Nam. Phần đánh giá thực trạng được
bám sát trên cơ sở lý luận, đồng thời nêu những điểm đặc thù trong quá trình tự do
hóa các giao dịch vốn của Việt Nam.
- Thứ tư, trên cơ sở thực trạng của Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định
hướng phát tri
ển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn chiến lược 10 năm
tới, Đề tài đề xuất một khuôn khổ chính sách đến năm 2020 cho tự do hóa các giao
dịch vốn và duy trì sự ổn định của khu vực tài chính Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là lý luận và thực tiễn kinh nghiệm các
nước về tự do hóa các giao dịch v
ốn và sự ổn định khu vực tài chính; tác động qua
lại giữa tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính; thực trạng tự

do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định của khu vực tài chính Việt Nam từ khi Đổi

17

mới đến nay và các giải pháp chính sách tự do hóa giao dịch vốn và đảm bảo sự ổn
định của khu vực tài chính tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2020.
Phạm vi nghiên cứu
Do chủ đề Đề tài khá rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề của nền
kinh tế và hệ thống tài chính, hơn nữa trong chương trình nghiên cứu trọng điểm
KX.01/06-10 đã có một số đề tài nghiên cứu theo từng mả
ng nội dung riêng biệt,
cụ thể là về phát triển ngành dịch vụ, phát triển bền vững thị trường chứng
khoán, phát triển thị trường tài chính, hệ thống giám sát tài chính,… phạm vi
nghiên cứu của Đề tài này tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hoạt động của hệ
thống ngân hàng và sự ổn định của nó. Tức là, trong khuôn khổ của Đề tài này,
khu vực tài chính được hiểu bó hẹp trong hệ thống ngân hàng; ổ
n định khu vực tài
chính được hiểu là ổn định hoạt động của hệ thống ngân hàng.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận nghiên cứu
Đề tài không đi sâu phân tích các vấn đề lý luận đơn thuần mang tính học
thuật, các học thuyết kinh tế - tài chính - tiền tệ mà tập trung phân tích chính sách,
xây dựng quan điểm nhằm xử lý những vấn đề cụ thể về tự do hóa các giao dịch
vốn v
ới sự ổn định khu vực tài chính, dự báo xây dựng kịch bản và đề xuất khuôn
khổ chính sách cho giai đoạn 10 năm (2011 – 2020).
Do Đề tài nghiên cứu hai vấn đề tương đối độc lập với nhau: tự do hóa các
giao dịch vốn và ổn định khu vực tài chính, vì thế, cách tiếp cận của Đề tài đối với
mỗi vấn đề có tính đặc thù riêng.
Đối với vấn đề tự do hóa các giao dịch vốn, cách tiế

p cận của Đề tài là lấy
quá trình mở cửa, hội nhập của nền kinh tế làm nền tảng và xuất phát điểm, bởi vì
tự do hóa giao dịch vốn là khái niệm thuộc về tự do hóa tài chính; trong đó tự do
hóa các giao dịch vốn được đặt trong mối tương quan với tự do hóa các tài khoản
vãng lai (cả hai đều thuộc khái niệm chung là cán cân thanh toán quốc tế - phản
ánh cân bằng đối ngoại của một nề
n kinh tế).
Còn cách tiếp cận đối với vấn đề ổn định khu vực tài chính lại gắn với việc
ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và vấn đề an toàn tài chính nói riêng. Theo đó,
nghiên cứu về ổn định khu vực tài chính dựa trên cơ sở phân tích các nhóm nguyên
nhân gây nên sự bất ổn của khu vực tài chính và từ đó đề ra các biện pháp để tạo ra
những điều kiện tiền đề cần thiế
t cho việc duy trì ổn định khu vực tài chính.
Sau đó, Đề tài nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa tự do hóa các
giao dịch vốn và sự ổn định khu vực tài chính theo cả hai chiều thuận và nghịch.
Trên cơ sở đó, Đề tài tập trung làm rõ tác động (cả tích cực và tiêu cực) của tự do
hóa các giao dịch vốn đến sự ổn định của khu vực tài chính và các giải pháp để giữ
sự ổn đị
nh của khu vực tài chính trong điều kiện tự do hóa các giao dịch vốn.

18

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: toàn diện, hệ thống,
thực tiễn và liên thông để giải quyết các vấn đề nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Gắn lý
luận với thực tiễn, dùng lý luận để xem xét thực tiễn, tổng kết thực tiễn để làm
sáng tỏ và bổ sung thêm các khía cạnh lý luận về tự do hóa các giao dịch vốn, ổn
định khu vực tài chính và mố
i quan hệ tương tác giữa tự do hóa các giao dịch vốn
và ổn định khu vực tài chính. Đề tài sử dụng phương pháp khảo sát điều tra xã hội

học, phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa, phương pháp
chuyên gia. Các kỹ thuật sử dụng bao gồm: kỹ thuật nghiên cứu chiến lược, kỹ
thuật dự báo, kỹ thuật lập chính sách, kỹ thuật phân tích thống kê, lập biểu và xử lý
số liệu lị
ch sử.
6. Kết cấu của Đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của đề tài được chia thành 3 phần 8 chương, được trình bày tóm tắt như sau:
Phần thứ nhất: Cơ sở lý luận về tự do hóa các giao dịch vốn và sự ổn định
của khu vực tài chính
Chương 1: Cơ sở lý luận về tự do hóa các giao dịch v
ốn
Chương 2: Cơ sở lý luận về sự ổn định của khu vực tài chính
Chương 3: Mối liên hệ giữa tự do hóa các giao dịch vốn với sự ổn định của
khu vực tài chính
Phần thứ hai: Tự do hóa các giao dịch vốn với sự ổn định khu vực tài
chính tại Việt Nam
Chương 1: Thực trạng tự do hóa các giao dịch vốn ở Việt Nam
Chương 2:
Mối quan hệ tương tác giữa tự do hóa các giao dịch vốn với sự
ổn định khu vực tài chính Việt Nam
Phần thứ ba: Khuôn khổ chính sách tự do hóa các giao dịch vốn và giữ
vững ổn định khu vực tài chính Việt Nam đến năm 2020
Chương 1: Định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam
đến năm 2020
Chương 2: Khuôn khổ chính sách tự do hóa các giao dịch vốn tại Việt
Nam
đến năm 2020
Chương 3: Khuôn khổ chính sách ổn định khu vực tài chính Việt Nam đến
năm 2020


19

Phần thứ nhất
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH VỐN VÀ SỰ ỔN
ĐỊNH CỦA KHU VỰC TÀI CHÍNH

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ DO HÓA CÁC GIAO DỊCH
VỐN
I. Phân loại các giao dịch vốn
1. Khái niệm giao dịch vốn
Giao dịch vốn được hiểu là những giao dịch liên quan đến chuyển dịch vốn
giữa người cư trú và người không cư trú của một quốc gia, được phản ánh trên cán
cân thanh toán (balance of payments) của quốc gia đó (hay còn được gọi là “cán
cân thanh toán quốc tế”).
Cán cân thanh toán quốc tế thể hiện mối quan h
ệ kinh tế đối ngoại của một
nền kinh tế với toàn bộ thế giới bên ngoài. Cân bằng hay mất cân bằng trong cán
cân thanh toán quốc tế phản ảnh trạng thái cân bằng đối ngoại của nền kinh tế.
Theo cách phân loại chung nhất, cán cân thanh toán bao gồm 2 bộ phận chính là:
(i) Cán cân vãng lai; (ii) Cán cân vốn. Trong đó:
- Cán cân vãng lai phản ánh toàn bộ các giao dịch giữa người cư trú và
người không cư trú về hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao vãng lai. Theo
đ
ó, cán cân vãng lai bao gồm cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, thu nhập và
chuyển giao vãng lai. Cán cân vãng lai thường được coi là một chỉ số cần kiểm
soát của kinh tế vĩ mô.
Các giao dịch ở trên cán cân vãng lai được gọi là các giao dịch vãng lai.



- Cán cân vốn tổng hợp các khoản chuyển giao vốn, các giao dịch về tài sản
có và tài sản nợ tài chính đối với người không cư trú.
Các giao dịch trên cán cân vốn được gọi là các giao dịch vốn.
2. Phân loại các giao dịch vốn
Các giao dịch vốn được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
2.1. Phân loại theo chức năng đầu tư
Cách phân loại thông dụng và bao quát nhất là phân loại theo chức năng
đầu tư của giao dịch vốn. Theo đó, các giao dị
ch vốn gồm:
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình
thức đầu tư quốc tế mà một đơn vị cư trú của một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp)
có lợi lích lâu dài ở một nền kinh tế khác.

20

So với các nguồn vốn nước ngoài khác, vốn FDI thường có tính ổn định
cao. Sử dụng số liệu của 111 quốc gia, Albuquerque (2003) đã chỉ ra rằng 89%
quốc gia trong mẫu chọn của ông có sự biến động của FDI nhỏ hơn nhiều so với
các luồng vốn khác.
- Đầu tư gián tiếp hay đầu tư vào giấy tờ có giá (Foreign Indirect
Investment – FII, hay Foreign Portfolio Investment – FPI) là hoạt động mà cá
nhân, tổ chức kinh tế hay chính phủ mua/bán tài sản tài chính nước ngoài nhằ
m
đầu tư kiếm lời từ cổ tức trên chứng khoán vốn, từ lãi phát sinh trên chứng khoán
nợ hay từ chênh lệch giá mua và bán chứng khoán đó. Các giao dịch này bao gồm
giao dịch đầu tư vào chứng khoán, đầu tư vào chứng khoán nợ dưới dạng trái
phiếu, kỳ phiếu, các công cụ thị trường tiền tệ và các công cụ tài chính phái sinh.
Đặc trưng cơ bản của FPI là: Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý
doanh nghiệp phát hành ch
ứng khoán hoặc các hoạt động quản lý nói chung của tổ

chức phát hành chứng khoán. Chủ đầu tư nhận lợi nhuận thông qua lợi tức phát
sinh trên cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác và chênh lệch giá mua/bán trong
trường hợp kinh doanh chứng khoán. Nguồn vốn được cung cấp từ các tổ chức phi
chính phủ, tư nhân và các tổ chức kinh tế không cư trú. Khác với FDI, vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài được thực hiện d
ưới dạng đầu tư tài chính thuần tuý với các
chứng khoán có thể chuyển đổi và mang tính thanh khoản cao trên thị trường tài
chính, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng
hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn đầu tư của mình về nước, hay chuyển sang
đầu tư dưới dạng khác, ở địa phương khác tuỳ theo kế hoạch và mục tiêu kinh
doanh của mình.
- Đầu tư khác: Bao gồm các khoản vay n
ợ nước ngoài ngắn, trung, dài hạn,
tín dụng thương mại, các khoản đầu tư dưới dạng tiền hay tiền gửi và các tài sản có
và tài sản nợ nước ngoài khác. Trong đầu tư khác ở các nước đang phát triển, vay
nợ nước ngoài thường chiếm tỷ trọng chủ yếu (mà chủ yếu là vay qua hệ thống
NHTM, trung gian tài chính) và tín dụng thương mại (thông qua hình thức L/C trả
chậm).
2.2. Phân loại theo chiều dịch chuyển củ
a luồng vốn
Theo tiêu chí này, các giao dịch vốn được phân thành: luồng vốn chuyển
vào nền kinh tế trong nước (inflow – bao gồm vốn mới nhận đầu tư và các khoản
thu hồi vốn gốc đã đầu tư trước đây từ nước ngoài về) và luồng vốn chuyển ra
khỏi nền kinh tế nước (outflow – bao gồm vốn đầu tư mới ra nước ngoài và các
khoản hoàn trả vốn gốc đầu tư
cho người không cư trú). Việc phân loại theo tiêu
chí này có ý nghĩa quan trọng, vì tác động của luồng vốn chuyển vào rất khác với
tác động của luồng vốn chuyển ra đối với một nền kinh tế. Nghiên cứu sâu hơn các
giao dịch vốn theo tiêu chí này có thể giúp đem lại cái nhìn cụ thể về mối quan hệ
chủ nợ/con nợ của từng giao dịch và mục đích của các giao dịch. Ví dụ, nếu luồng


21

vốn ra đang là trao lưu chủ đạo và đó là vốn của người cư trú đầu tư ra nước ngoài
biểu hiện đó là quốc gia thừa vốn hoặc tỷ suất lợi nhuận của nền kinh tế trong
nước không cao bằng ở nước ngoài. Nhưng nếu luồng vốn ra nhiều mà bản chất là
các khoản chuyển vốn về nước của các nhà đầu tư chính yếu khi thấy nhữ
ng dấu
hiệu bất ổn của nền kinh tế trong nước, thì điều đó lại cho thấy môi trường đầu tư
trong nước có vấn đề
2.3. Phân theo thời hạn của các giao dịch vốn
Theo tiêu chí này các giao dịch vốn có thể được phân thành: (i) Giao dịch
vốn ngắn hạn, thông thường là các khoản tín dụng, tín dụng thương mại, tiền gửi
nước ngoài, các giao dịch đầu tư gián tiếp với mục
đích kinh doanh… có thời hạn
đến 12 tháng; (ii) Giao dịch vốn trung và dài hạn là chu chuyển vốn dưới dạng vốn
đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp, các khoản vay và cho vay với thời hạn trên 12
tháng.
Về yếu tố thời hạn có một số vấn đề cần lưu ý để thấy rõ hơn tính ổn
định/bất ổn của từng luồng vốn.
Các khoản đầu tư trực ti
ếp khởi thủy là luồng vốn dài hạn và ổn định, bởi
nhà đầu tư gắn quyền lợi của mình vào sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
nhận vốn đầu tư trực tiếp, hay nói cách khác thời hạn của dòng vốn này gắn với
“cuộc đời” của doanh nghiệp. Đối với các khoản đầu tư gián tiếp, nhà đầu tư
không nhất thiết phải gắ
n chặt quyền lợi của mình vào hoạt động của tổ chức phát
hành mà hoàn toàn có thể mua đi, bán lại các chứng khoán đó trên thị trường thứ
cấp. Do vậy, thời hạn của dòng vốn này thường là ngắn hạn. Ngay cả khi nhà đầu
tư nắm giữ trái phiếu dài hạn thì nguồn vốn đó chưa hẳn đã là dài hạn. Chẳng hạn,

khi thấy có thông tin bất lợi nào về tổ chức phát hành, nhà
đầu tư có thể bán lại
chứng khoán vốn và chứng khoán nợ cho người cư trú để rút vốn khỏi quốc gia đó.
2.4. Phân loại theo chủ thể nắm giữ/đầu tư vốn
Các giao dịch vốn có thể được phân biệt để thấy được chủ nợ/con nợ thực
của các giao dịch này theo từng khu vực trong nền kinh tế như khu vực chính phủ,
khu vực tài chính (bao gồm các TCTD, các tổ chức tài chính khác), hay khu v
ực
nền kinh tế thực (tổ chức kinh tế, hộ gia đình và dân cư ). Thông thường, người ta
hay phân biệt giữa các giao dịch vốn thuộc khu vực chính phủ và các giao dịch
vốn thuộc khu vực tư nhân.
II. Tự do hóa các giao dịch vốn
1. Khái niệm tự do hóa các giao dịch vốn
Tự do hóa các giao dịch vốn là một khái niệm thuộc tự do hóa tài chính. Tự
do hóa tài chính được hiểu là việc dỡ bỏ kiểm soát đối vớ
i cấu trúc thể chế, các
công cụ và hoạt động của các chủ thể trên thị trường tài chính. Theo đó, tự do hóa

22

các giao dịch vốn có thể được hiểu một cách ngắn gọn là việc dỡ bỏ những hạn
chế áp dụng đối với những giao dịch này. Quá trình toàn cầu hóa tài chính
(financial globalization) ngày càng gia tăng cũng thúc đẩy quá trình tự do hóa các
giao dịch vốn.
Theo M.Ayhan Kose và Eswar Prasad, tự do hóa tài khoản vốn, hiểu theo
nghĩa rộng là việc nới lỏng các giới hạn đối với dòng vốn xuyên biên giới. Theo
Henry, tự do hóa giao dịch vốn là việc chính phủ một qu
ốc gia quyết định chuyển
từ cơ chế đóng cửa tài khoản vốn, tình trạng mà các dòng vốn không được tự do ra
vào quốc gia đó, sang một hệ thống tài khoản vốn mở mà ở đó vốn chuyển vào và

chuyển ra tùy ý. Khái niệm tự do hóa các giao dịch vốn (Capital Transaction
Liberalization) được coi là tương tự với khái niệm tự do hóa tài khoản vốn (Capital
Account Liberalization) hay là mở cửa tài khoản vốn (Open Capital Account).
Mỗi quốc gia đều có th
ể lựa chọn cho mình một con đường đi đến đích tự
do hóa giao dịch vốn khác nhau. Trong Điều lệ IMF chỉ đề ra yêu cầu tự do hóa tài
khoản vãng lai, chứ không bắt buộc tự do hóa tài khoản vốn đối với các nước
thành viên. Các quốc gia sẽ quyết định mở cửa tài khoản vốn tùy theo điều kiện
thực tiễn và chiến lược phát triển của mình. Tổ chức Thương mạ
i thế giới (WTO)
cũng để cho các quốc gia thành viên tự cam kết đối với việc mở cửa tài khoản vốn,
chỉ có OECD quy định các thành viên bắt buộc phải tự do hóa tài khoản vốn.
Trên cơ sở kết hợp giữa định nghĩa các giao dịch vốn và tự do hóa các giao
dịch vốn như trên, có thể thấy tự do hóa các giao dịch vốn bao gồm các nội dung
chủ yếu sau: (i) Cho phép người không cư trú sở hữ
u các tài sản tài chính trong
nước ở cả dạng giấy tờ nợ hoặc cổ phiếu; (ii) Cho phép người cư trú nắm giữ tài
sản tài chính nước ngoài; (iii) Cho phép cả người cư trú và người không cư trú
được tự do nắm giữ và trao đổi các tài sản tài chính trên thị trường nội địa; đây là
mức độ cao nhất của tự do hóa các giao dịch vốn, đồng thời cũng là mức độ cao
nhất của tự do hóa tài chính và ch
ỉ có một số ít quốc gia trên thế giới thực hiện.
2. Mức độ tự do hóa các giao dịch vốn
Mức độ tự do hóa các giao dịch vốn được nhiều học giả nghiên cứu, theo
đó tự do hóa tài khoản vốn có thể được chia thành 3 cấp độ: (i) Thái cực thứ nhất
là “kiểm soát vốn hoàn toàn”, tức thực hiện các biện pháp hành chính và kinh tế để
kiểm soát hay không cho phép tự do thực hiện các giao dịch vốn (mứ
c độ này còn
được gọi là “kiềm chế tài chính”, hàm ý mức độ tự do hóa rất thấp); (ii) Mức độ
trung gian là “kiểm soát một phần hay là tự do hóa một phần”, tức là các biện pháp

kiểm soát đối với các giao dịch vốn đã được nới lỏng, cụ thể là có giao dịch vốn
được khuyến khích hoặc tự do luân chuyển, có giao dịch vốn còn bị kiểm soát và
hạn chế. Mức độ “một phần” này tùy thuộ
c vào chính sách và bối cảnh kinh tế của
từng quốc gia và rất khác nhau giữa các quốc gia; (iii) Thái cực thứ hai là “tự do

×