Tải bản đầy đủ (.pdf) (359 trang)

Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Liên minh Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 359 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRỌNG ĐIỂM CẤP NHÀ NƯỚC
KX.01/06-10
************O0O************



BÁO CÁO TỔNG QUAN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP NHÀ NƯỚC



Tên đề tài:
QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU

Mã số: KX.01.04/06-10

Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Châu Âu
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn
Phó chủ nhiệm đề tài: GS.TS Bùi Huy Khoát
Thư ký đề tài: Ths. Đặng Minh Đức


7912


HÀ NỘI - 2009
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CHÍNH

1. PGS.TS Nguyễn Quang Thuấn


2. GS.TS Bùi Huy Khoát
3. TS. Nguyễn Trọng Hậu
4. TS. Nguyễn An Hà
5. TS. Trần Thị Kim Dung
6. TS. Hoàng Vĩnh Long
7. PGS.TS Đinh Công Tuấn
8. TS. Bùi Nhật Quang
9. TS. Bùi Quang Bình
10. Ths. Nguyễn Xuân Trung
11. Ths. Đặng Minh Đức
12. Ths. Đỗ Tá Khánh
Và nhiều thành viên khác





1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 1
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI NÓI ĐẦU 8
PHẦN MỘT.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ
KINH TẾ CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU 15
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA
VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU 15
1. Một số lý thuyết liên quan đến quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh

mới 16
2. Những quan điểm lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam v
ề hoạt động
kinh tế đối ngoại trong tiến trình đổi mới 34
3. Nhìn nhận lại những lợi thế và bất lợi thế của Việt Nam trong quan hệ
kinh tế với Liên minh Châu Âu 42
CHƯƠNG II. LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA MỘT
THỊ TRƯỜNG PHÁT TRIỂN CAO 50
1. Liên minh Châu Âu - liên kết khu vực ở trình độ cao 51
2. Những đặc điểm và yêu cầ
u của thị trường Liên minh Châu Âu 68
CHƯƠNG III. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ CỦA
MỘT SỐ NƯỚC VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU 83
1. Quan hệ hợp tác kinh tế Liên bang Nga - Liên minh Châu Âu 83
2. Quan hệ kinh tế của các nước Châu Phi với Liên minh Châu Âu 90
3. Quan hệ kinh tế Trung Quốc - Liên minh Châu Âu 96
4. Quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN – Liên minh Châu Âu 103
5. Nhận xét chung 111
PHẦN HAI. THỰC TRẠNG QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA VI
ỆT
NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY 116
CHƯƠNG IV. QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN
MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY 117
1. Quan hệ thương mại Việt Nam – EU giai đoạn 1995 – 2000 117

2
2. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU từ 2001 đến nay 120
3. Quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một số nước thành viên chủ chốt
của Liên minh Châu Âu 123
4. Quan hệ thương mại Việt Nam – Liên minh Châu Âu trong một số lĩnh

vực, ngành chủ chốt 133
5. Một số đánh giá về quan hệ thương mại Việt Nam - Liên minh Châu Âu 144
CHƯƠNG V. ĐẦU TƯ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀO VI
ỆT NAM
GIAI ĐOẠN TỪ 1995 ĐẾN NAY 148
1. Một số đặc điểm và chính sách đầu tư ra ngoài của EU 148
2. Kết quả thu hút đầu tư của EU vào Việt Nam giai đoạn từ 1995 đến nay 156
3. Đầu tư của một số nước chủ chốt EU vào Việt Nam 167
4. Nhận xét, đánh giá hoạt động đầu tư của EU vào Việt Nam 177
CHƯƠNG VI. QUAN HỆ H
ỢP TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CỦA LIÊN
MINH CHÂU ÂU VỚI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 ĐẾN NAY 185
1. Chính sách hỗ trợ phát triển chính thức của Liên minh Châu Âu và các
nước thành viên cho Việt Nam 185
2. Chính sách thu hút, quản lý, và sử dụng ODA của Việt Nam hiện nay 209
3. Thực trạng cung cấp và sử dụng ODA của Liên minh Châu Âu và các
thành viên ở Việt Nam từ 1995 đến nay. 216
4. Nhận xét 236
CHƯƠNG VII QUAN HỆ VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU TRONG
MỘT SỐ
LĨNH VỰC KHÁC 239
1. Hợp tác văn hóa - giáo dục và du lịch 239
2. Hợp tác về khoa học, công nghệ và môi trường 242
PHẦN BA. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP
TÁC KINH TẾ VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN NĂM 2020 247
CHƯƠNG VIII. BỐI CẢNH QUỐC TẾ, THẾ VÀ LỰC MỚI CỦA VIỆT
NAM VÀ EU TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ HỢP TÁC KINH TẾ CỦA VIỆT
NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU 247

1. Thế giới mới của toàn cầu hóa và xu hướng phát triển kinh tế 247

2. Châu Âu trong chiến lược của các nước lớn 260
3. Châu Á trong xu hướng hình thành Cộng đồng kinh tế Đông Á 266
4. Việt Nam trong xu thế tiến tới nước công nghiệp hóa mới 270

3
CHƯƠNG IX. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA
VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐẾN 2020 275
1. Thúc đẩy quan hệ chính trị - ngoại giao làm tiền đề đẩy mạnh sự hợp tác
trong lĩnh vực kinh tế 276
2. Mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại trên cơ sở hai bên cùng có lợi và
cùng phát triển, làm nền tảng của sự hợp tác bền vững và lâu dài giữa Việt
Nam và EU 277

3. Thúc đẩy quan hệ hợp tác trong một số lĩnh vực ưu tiên: 279
4. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước thành viên của EU 283
CHƯƠNG X. NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ
VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN 2020 286
1. Xây dựng chiến lược hợp tác toàn diện với EU 287
2. Về quan hệ thương mại 297
3. Về quan hệ đầu tư tr
ực tiếp nước ngoài 305
4. Về quan hệ hợp tác phát triển 311
5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 316
KẾT LUẬN 320
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 322








4
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

ACP
Các nước Châu Phi,vùng Caribe và Thái Bình Dương tham gia công
ước Lóme
APEC
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương
ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEM
Diễn đàn hợp tác Á – Âu
AU
Liên minh Châu Phi
CAP
Chính sách nông nghiệp chung
CCP
Chính sách thương mại chung
CET
Bảng thuế quan đối ngoại chung của Liên minh châu Âu
CPRGS
Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo
DCA
Ủy ban hỗ trợ phát triển thuộc OECD
DCI
Công cụ hợp tác phát triển
EC Cộ
ng đồng Châu Âu
ECB

Ngân hàng Trung ương Châu Âu
ECSC
Cộng đồng Than và Thép Châu Âu
EEC
Cộng đồng kinh tế Châu Âu
EFTA
Khu vực mậu dịch tự do Châu Âu
EMI
Viện tiền tệ Châu Âu
EMS
Hệ thống tiền tệ Châu Âu
EMU
Liên minh kinh tế và tiền tệ
EPA
Hiệp định đối tác kinh tế
EU Liên minh Châu Âu
Euratom
Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử Châu Âu
Europol
Văn phòng cảnh sát Châu Âu
Eurostat
Cơ quan thống kê Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiế
p nước ngoài
FP7
Chương trình khoa học và công nghệ khung lần thứ 7 của EU giai đoạn
2007-2013
FTA
Hiệp định tự do thương mại


5
GATS
Hiệp định về thương mại và dịch vụ
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
MFN
Quy chế tối huệ quốc
MUTRAP
Dự án hỗ trợ thương mại đa biên
NAFTA
Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ
NGO
Tổ chức phi chính phủ

ODA
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển
OECD
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
PCA
Hiệp định hợp tác và đối tác
PGAE
Nhóm đối tác về Hiệu quả và Hỗ trợ
R&D
Nghiên cứu và triển khai
SEDP

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ Việt Nam
SMEs
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SNG
Cộng đồng các quốc gia độc lập
TEC Hiệp ước về hình thành C
ộng đồng Châu Âu
TEU
Hiệp ước về hình thành Liên minh Châu Âu
TNCs
Các công ty xuyên quốc gia
TREATI
Sáng kiến thương mại xuyên khu vực EU - ASEAN
VAT
Thuế giá trị gia tăng
WB
Ngân hàng thế giới
WTO
Tổ chức thương mại thế giới

6
DANH MỤC BẢNG BIỂU


Bảng 3.1. Thâm hụt thương mại của EU với Nga trong giai đoạn 2001-
2007 85
Bảng 3.2. Lượng vốn FDI của EU vào Nga giai đoạn 2004- 2007 87
Bảng 3.3. Vốn FDI của Nga vào EU giai đoạn 2004-2007 88
Biểu 3.1. Thương mại hàng hóa của EU27 với Trung Quốc 98
Biểu đồ 3.2. Thương mại hàng hóa EU-ASEAN 107

Biểu đồ 4.1. Tỷ trọng c
ủa các đối tác lớn trong thương mại hàng hoá toàn
cầu năm 2006 118
Bảng 4.1. Các đối tác thương mại lớn nhất của EU-27 năm 2007 118
Bảng 4.2. Trao đổi thương mại Việt Nam – EU-15 thời kỳ 1995 – 1999 119
Biểu đồ 4.2. Trao đổi thương mại Việt Nam – EU15 thời kỳ 1996 – 2000 119
Bảng 4.3. Tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu chính trong tổng kim
ngạ
ch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1994-1999 120
Biểu đồ 4.3. Số liệu của phía EU về trao đổi thương mại EU25 - Việt Nam 121
Bảng 4.4. Những đối tác chủ yếu xuất khẩu vào thị trường EU 27 122
Bảng 4.5. Những đối tác chủ yếu nhập khẩu từ EU 27 122
Bảng 4.6. Các thành viên EU xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam 124
Bảng 4.7. Các thành viên EU nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam 124
Biểu đồ 4.5. Trao đổi thương mại Việt Nam – Anh 128
Biểu đồ 4.6. Trao đổi thương mại Việt Nam – Pháp 129
Biểu đồ 4.7. Trao đổi thương mại Việt Nam – Italia 132
Bảng 4.8. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU 134
Bảng 4.9. Xuất khẩu hàng dệt may của Việ
t Nam vào EU 136
Bảng 4.10. Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ EU giai đoạn 1997 - 1999 142
Bảng 4.11. Các mặt hàng chủ yếu nhập khẩu từ EU năm 2007 143
Bảng 5.1. Dòng FDI của EU-15 đến các thành viên mới 150
Bảng 5.2. Tỷ trọng đầu tư vào các thị trường đang nổi trong tổng đầu tư ra
ngoài của EU 152
Bảng 5.3. Đầu t
ư của EU vào các nước BRIC 2004-2007 153
Biểu đồ 5.1. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư của EU ra nước ngoài 155
Biểu đồ 5.2. Đầu tư của EU vào Việt Nam so với một số nước khác 157


7
Biểu đồ 5.3. Vốn FDI đầu tư mới của EU vào Việt Nam 159
Bảng 5.4. Các dự án đầu tư của EU qua các thời kỳ 159
Bảng 5.5. Quy mô vốn đầu tư của EU qua các thời kỳ 160
Biểu đồ 5.4. Qui mô vốn/dự án FDI của một số đối tác ở Việt Nam 161
Biểu đồ 5.5. Cơ cấu vốn FDI theo tổng vốn thực hi
ện ở Việt Nam 161
Biểu đồ 5.6. Vốn đầu tư và thực hiện của các nước EU 162
Biểu đồ 5.8. Đầu tư mới của Hà Lan vào Việt Nam 171
Biểu đồ 5.7. Đầu tư mới của Pháp ở Việt Nam 167
Biểu đồ 5.9. Đầu tư mới của Anh tại Việt Nam 173
Biểu đồ 5.10. Đầu tư m
ới của Đức tại Việt Nam 175
Bảng 5.6. So sánh môi trường đầu tư của Việt Nam và ASEAN/Ấn Độ so
với Trung Quốc 183
Hình 6.1. Mối quan hệ giữa một số chương trình phát triển và chương
trình hiệu quả hỗ trợ tại Việt Nam 189
Hình 6.2. Cam kết và giải ngân của EU từ 2004 - 2006 218
Bảng 6.1. Giải ngân ODA của Ủy ban Châu Âu - EC cho Vi
ệt Nam trong
giai đoạn 2002 – 2006 218
Hình 6.3. Hoạt động hợp tác của EU theo lĩnh vực năm 2006 222
Hình 6.4. Giải ngân của EU theo loại hình trợ giúp năm 2006 222
Hình 6.5. Giải ngân ODA của EU theo vùng năm 2006 223
Bảng 6.2. Giải ngân ODA của Pháp trong giai đoạn 2002 – 2006 224
Bảng 6.3. Giải ngân ODA của Anh trong giai đoạn 2002 – 2006 225
Bảng 6.4. Giải ngân ODA của Đức trong giai đoạn 2002 – 2006
226
Bảng 6.5. Giải ngân ODA của Thụy Điển trong giai đoạn 2002 – 2006 227
Bảng 7.1. Số lượng khách du lịch châu Âu đến Việt Nam 242











8
LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Liên minh châu Âu (EU) là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế thế giới.
Trong những năm qua quan hệ kinh tế của Việt Nam với Liên minh châu Âu đã
phát triển mạnh mẽ và EU đã trở thành một trong những đối tác kinh tế, thương
mại lớn nhất của Việt Nam.
Kể từ năm 1990 khi Việt Nam và EU (lúc đó là EC) thiết lập quan hệ ngoại
giao, tiếp sau đó tháng 7 n
ăm 1995 hai bên ký Hiệp định khung về hợp tác, quan
hệ song phương Việt Nam –EU đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là quan hệ
thương mại – đầu tư và các quan hệ hợp tác kinh tế khác. Năm 1990 kim ngạch
buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và EU mới chỉ đạt 295 triệu USD đến năm
1995 khi ký hiệp định khung đã tăng lên hơn 1,4 tỷ USD và 5 năm sau đó tăng lên
hơn 4 tỷ USD, rồi hơn 8,5 tỷ USD vào năm 2005. Bên cạnh đó là s
ự gia tăng
nhanh dòng vốn đầu tư từ các nước thành viên EU vào Việt Nam cũng như các
cam kết cấp vốn ở mức thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước của các nhà tài trợ EU.
Quan hệ hợp tác hai bên lại được khích lệ thêm với việc EU soạn thảo và công bố

lần đầu tiên Chiến lược đối với khu vực ASEAN (năm 2003) còn phía Việt Nam
cũng công bố Quyết định của Thủ t
ướng Chính phủ về việc xây dựng quan hệ đối
tác chiến lược với EU. Tuy nhiên, chính sự phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác
kinh tế song phương này đã cho thấy một số vấn đề cần được nhận thức đầy đủ và
xác định chiều hướng xử lý thỏa đáng. Đó là các vấn đề về tiềm năng phát triển
quan hệ giữa hai bên, vấn đề cán cân thương mạ
i, chống bán phá giá, vấn đề trợ
cấp của nhà nước, yêu cầu mở cửa thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh
cân bằng hai phía, vấn đề đối với Việt Nam trong việc tận dụng và nâng cao hiệu
quả sử dụng các ưu đãi thương mại của EU dành cho các nước đang phát triển,
vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư từ EU ở Việt Nam hiện nay v.v… Chính vì
vậ
y, việc nghiên cứu đề tài “Quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với Liên minh
Châu Âu” hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản vừa có ý nghĩa thực tiễn cấp
bách.

9
2. Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu ngoài nước:
Trên các sách báo nước ngoài (xuất bản ở Châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc)
hiện có tại Trung tâm tư liệu Châu Âu (cơ sở dữ liệu do Ủy ban Châu Âu tài trợ)
thuộc Viện Nghiên cứu Châu Âu – nơi được coi là lưu trữ đầy đủ nhất các tư liệu
về EU của nước ta mà chúng tôi tiếp cận được chưa thấy có công trình nghiên cứu
nào có chủ đề Quan hệ h
ợp tác kinh tế Việt Nam – EU. Gần gũi nhất với chủ đề
này chỉ có một số sách, chương sách và tư liệu đề cập đến quan hệ của EU với các
nước đang phát triển nói chung và với một số nhóm quốc gia như khối ACP,
ASEAN, ASEM, MERCOSUR v.v…Những công trình này tuy không đề cập đến
quan hệ kinh tế Việt Nam – EU nhưng đều là những tư liệu bổ ích cho việc nghiên

cứu trực tiếp quan hệ c
ủa EU với Việt Nam với tư cách một nước có nền kinh tế
đang phát triển.
Khác với chủ đề trên thì có khá nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử EU,
về tiến trình thống nhất Châu Âu và liên kết EU, các công trình nghiên cứu những
vấn đề kinh tế, chính trị, luật pháp, xã hội EU. Đây cũng là những tư liệu quí giúp
cho việc nghiên cứu toàn diện để hiểu biết đầy đủ, cặn kẽ về đố
i tác có ý nghĩa
chiến lược này ở Việt Nam.
- Nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, chủ đề EU và quan hệ Việt Nam – EU được nghiên cứu khá
nhiều những năm gần đây. Từ năm 1993, khi nhà nước có Quyết định thành lập
Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu (nay là Viện Nghiên cứu Châu Âu) như một cơ
quan nghiên cứu khoa học cơ bản gắn với thực tiễn về khu vực Châu Âu nói
chung và EU nói riêng thuộc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia
(nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) cũng như trong thời gian từ 2002 đến
2004 EC tài trợ cho Trung tâm này Dự án “Chương trình nghiên cứu Châu Âu tại
Việt Nam”, các đề tài nghiên cứu về Châu Âu và quan hệ với Việt Nam được triển
khai khá nhiều. Ngoài ra, một số cơ sở nghiên cứu và đào tạo (như Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Ngoại giao, Đại học
Ngoại thương, Viện Nghiên cứu Thương mạ
i v.v…) cũng như một số Vụ chuyên
về Châu Âu của các bộ như Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương… cũng triển khai

10
nghiên cứu một số đề tài về EU và quan hệ Việt Nam – EU. Mặc dù vậy, đây cũng
chủ yếu là những công trình nghiên cứu từng lĩnh vực hoặc một số khía cạnh đáp
ứng những yêu cầu cấp bách được thực hiện trong thời gian ngắn ở tầm các đề tài
cấp viện hoặc cấp bộ. Hơn nữa phần lớn các đề tài này không được công bố toàn
văn mộ

t cách rộng rãi ở hình thức các ấn phẩm mà chỉ được lưu trữ như các tài
liệu tham khảo hoặc được công bố từng phần qua các bài viết đăng trên các tạp chí
khoa học chuyên ngành. Do đó tầm ảnh hưởng và ý nghĩa thực tiễn bị hạn chế
nhất định. Vì vậy có thể xem các công trình này, bất kể được thực hiện ở đâu như
là bước chuẩn bị cho việc ra đời công trình l
ớn hơn đáp ứng yêu cầu cơ bản và cấp
bách về việc hình thành chiến lược hợp tác kinh tế của Việt Nam với EU trong bối
cảnh ngày nay.
Trong số các công trình đề cập trên có một số công trình tiêu biểu đáng
quan tâm hơn cả. Cuốn sách “Thúc đẩy quan hệ thương mại - đầu tư giữa Liên
hiệp Châu Âu và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI” do GS. Bùi Huy
Khoát chủ biên, là kết quả nghiên cứu ở
tầm đề tài cấp bộ có sự hợp tác của các
cán bộ của Viện Nghiên cứu Thương mại – Bộ Công thương.
Cuốn sách “Thị trường Châu Âu và khả năng đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001-2010 của PGS.TS Vũ Chí
Lộc và GS.TS. Nguyễn Thị Mơ là kết quả nghiên cứu đề tài cấp nhà nước “Luận
cứ khoa học xây dựng chiến lượ
c đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001-2010”. Mục tiêu chủ yếu của đề tài này là
xác lập luận cứ khoa học cho việc xây dựng chiến lược cụ thể đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU và SNG giai đoạn 2001-2010.
Hai công trình trên được hoàn thành trong bối cảnh khu vực Châu Á vừa
thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính và sự suy giảm của quan hệ kinh tế
- thương
mại quốc tế. Liên minh Châu Âu vừa công bố chiến lược Châu Á mới và chưa có
sự điều chỉnh chiến lược này cũng như chưa có chiến lược đối với ASEAN. Trong
khi đó Việt Nam chưa thúc đẩy các cuộc đàm phán gia nhập WTO với các đối tác
nói chung và với EU nói riêng, nhà nước chưa có chủ trương xây dựng chiến lược
quan hệ với đối tác EU cũng như chưa bị lôi cuố

n nhiều vào các cuộc điều tra
chống bán phá giá v.v… Những nghiên cứu của hai công trình trên mới dừng lại ở

11
thời điểm năm 2000 là chính và chỉ tập trung vào một số khía cạnh của quan hệ
thương mại- đầu tư Việt Nam – EU theo hướng xác định các thách thức và cơ hội
mà bối cảnh quan hệ ở những năm cuối thể kỷ XX đặt ra. Hơn nữa, đề tài của
PGS.TS Vũ Chí Lộc có đối tượng nghiên cứu toàn bộ Châu Âu chứ không chỉ EU
và chỉ tập trung vào lĩnh vực thương m
ại, do đó việc nghiên cứu EU cũng có giới
hạn nhất định.
Công trình thứ ba là cuốn sách xuất bản năm 2005 của PGS.TS Nguyễn
Quang Thuấn và TS. Nguyễn An Hà về “Các nước Đông Âu gia nhập Liên minh
Châu Âu và những tác động tới Việt Nam”. Cuốn sách này tập trung phân tích
chiến lược mở rộng của EU, sự cải cách hội nhập của các nước Đông Âu – bạn
hàng truyền thống của Việt Nam và những tác động củ
a việc gia nhập EU của các
nước Đông Âu tới quan hệ Việt Nam.
Ngoài những công trình trên, còn có một số đề tài nghiên cứu khoa học độc
lập cấp nhà nước và cấp bộ cũng gần với đề tài này:
Đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước: “Định hướng xuất khẩu của Việt
Nam trong giai đoạn tới năm 2010 và tầm nhìn 2020” của Viện Nghiên cứu
Thương mại do PGS.TS Nguyễn Vă
n Nam - chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm
2002. Mục tiêu của đề tài này tập trung chủ yếu vào việc xây dựng các định hướng
chính sách xuất khẩu nói chung của Việt Nam trong giai đoạn 2010 và tầm nhìn
2020.
Đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước “Những quan điểm và chính sách
phát triển hợp tác Việt Nam – Châu Âu” – do Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì và GS.TS Nguyễn Khắc Thân chủ nhiệm đề tài.

Mục tiêu chủ y
ếu của đề tài này tập trung làm rõ chính sách, đường lối đối ngoại
nói chung của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các quốc gia Châu Âu.
Một số đề tài nghiên cứu cấp Bộ như “Chiến lược mới của EU đối với
Đông Nam Á và đối sách của Việt Nam”, do GS.TS Bùi Huy Khoát chủ nhiệm,
nghiệm thu năm 2004. Đề tài này tập trung phân tích chiến lược mới của EU đối
với các nước Đông Nam Á (2003), chiến lược của EU đ
ã tạo ra những cơ hội và
thách thức trong việc phát triển quan hệ hợp tác kinh tế của các nước Đông Nam

12
Á nói chung và Việt Nam nói riêng với EU, đặc biệt nhấn mạnh những đối sách
của Việt Nam trước chiến lược mới của EU đối với khu vực Đông Nam Á.
Đề tài “EU mở rộng và tác động đến thế giới và Việt Nam” do PGS.TS
Nguyễn Quang Thuấn chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2004. Đề tài này tập trung
phân tích những tác động của việc Liên minh Châu Âu mở rộng với việc kết nạp
10 nước thành viên Đông, Trung Âu và vùng Ban Tích (1/5/2004) đố
i với thế giới
nói chung và quan hệ Việt Nam – EU nói riêng.
Nói tóm lại, những nghiên cứu về các vấn đề trong quan hệ của Việt Nam
với EU khá nhiều. Tuy nhiên chưa có công trình nào có nội dung giống với Đề tài
cũng như cách đặt vấn đề của Đề tài. Việc nghiên cứu quan hệ hợp tác kinh tế của
Việt Nam với EU được thể hiện trong đề tài này được cho là khá toàn diện và sẽ
bổ sung cho hệ thống nghiên cứu quan h
ệ kinh tế quốc tế của Việt Nam.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam với Liên
minh châu Âu từ năm 1995 đến nay, đề tài sẽ làm rõ cơ sở lý luận và xây dựng các
luận cứ khoa học – thực tiễn cho việc hoạch định chiến lược phát triển hợp tác
kinh tế của Việt Nam với EU trong giai đoạn từ nay đến 2020. Cụ th

ể:
- Đánh giá thực trạng phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam – EU giai đoạn
từ 1995 đến nay: Những thành tựu đã đạt được và những vấn đề đặt ra trong phát
triển quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với EU, những lợi thế, bất lợi thế và
nguyên nhân của nó.
- Trên cơ sở làm rõ bối cảnh quốc tế và những nhân tố tác động, đề tài đưa
ra định hướ
ng chiến lược phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với EU đến năm
2020, những giải pháp thực hiện và kiến nghị chính sách nhằm giúp cho phát triển
quan hệ Việt Nam – EU lên tầm cao hơn nữa.
- Đề tài cũng theo đuổi các mục tiêu dẫn xuất, trong đó quan trọng nhất là
góp phần vào công tác đào tạo đại học và sau đại học chuyên ngành Quan hệ quốc
tế và Kinh tế đối ngoại nói chung, đặc biệ
t là đào tạo chuyên gia về thị trường EU
và quan hệ Á – Âu.


13
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu quan hệ kinh tế của Việt Nam với Liên minh Châu Âu,
chủ yếu trên các vấn đề quan hệ thương mại, quan hệ đầu tư trực tiếp nước ngoài
của EU vào Việt Nam và quan hệ hỗ trợ phát triển của EU cho Việt Nam. Ngoài
những vấn đề chính trên, đề tài cũng phân tích quan hệ Việt Nam – EU trong một
số lĩnh vực khác như hợp tác khoa học kỹ thuật, văn hóa, giáo dục
để làm rõ thêm
mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với EU.
Về không gian và thời gian: Đề tài nghiên cứu quan hệ kinh tế của Việt
Nam với tất cả các nước thuộc EU, không loại trừ những nước mới gia nhập. Tuy
nhiên, ở một vài chỗ đề tài dành khối lượng phân tích các nước thuộc EU-15 nhiều
hơn. Còn về thời gian, đề tài phân tích mối quan hệ này từ năm 1995 tới nay và

đưa ra những định hướng và gi
ải pháp phát triển quan hệ hai bên trong tầm nhìn
đến năm 2020.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận theo phương pháp truyền thống: từ khảo sát thực tiễn đi đến
xem xét, soi sáng lý luận và trở lại làm sáng tỏ, chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Tuy
nhiên, điểm mới ở đây là cách tiếp cận toàn diện, đồng bộ đối tượng nghiên cứu
và tìm kiếm khâu đột phá trong xử lý tình huố
ng để tìm ra các giải pháp tối ưu
trên cơ sở tận dụng tối đa ưu thế mà các phương tiện thông tin tiên tiến mang lại.
Hướng giải quyết các vấn đề của đề tài là dựa trên các kết quả nghiên cứu lý luận
và tổng kết thực tiễn thông qua nghiên cứu tài liệu. Với phương pháp này, đề tài
chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phân tích, tổng hợp, so sánh và diễn giải. Hướng gi
ải
quyết tiếp theo là sử dụng phương pháp chuyên gia thông qua các buổi tọa đàm
lấy ý kiến chuyên gia cũng như tiến hành phỏng vấn sâu các nhà khoa học. Một
phương pháp khác được sử dụng là khảo sát thực tế bao gồm cả khảo sát trong
nước và nước ngoài, đồng thời đề tài cũng tiến hành phỏng vấn sâu các nhà hoạch
định chính sách, các doanh nghiệp hoạt động liên quan đến quan hệ với EU nhằm
tìm hiểu thực t
ế quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với EU. Phương pháp này sẽ bổ
sung cho hai hướng giải quyết trên, giúp cho việc đánh giá vấn đề được chính xác
hơn.

14
6. Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, nội dung của đề tài được chia
thành 3 phần cơ bản sau:
Phần một: “Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển quan hệ kinh tế Việt Nam
– EU”. Phần này sẽ làm rõ những vấn đề lý thuyết là cơ sở phát triển quan hệ kinh

tế Việt Nam – EU. Phần một cũng xác định những đặc điểm, cơ ch
ế, chính sách và
luật lệ của EU, những kinh nghiệm phát triển quan hệ hợp tác với EU của một số
nước.
Phần hai: “Thực trạng quan hệ hợp tác kinh tế của Việt Nam với EU giai
đoạn từ 1995 đến nay”. Phần này sẽ xem xét tổng quan, đánh giá thực trạng quan
hệ hợp tác kinh tế Việt Nam – EU kể từ khi hai bên ký Hiệp định khung hợp tác
(năm 1995) trên tất cả các lĩnh vực như
thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển,
khoa học công nghệ và các lĩnh vực khác. Phần này cũng đánh giá những thành
tựu đã đạt được và những vấn đề đặt ra hiện nay, những nguyên nhân làm cho
quan hệ kinh tế còn chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu hợp tác của cả hai
bên.
Phần ba: “Định hướng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác Việt Nam
với EU đế
n 2020”. Trên cơ sở những phân tích đánh giá tổng quan và từng mặt
quan hệ hợp tác kinh tế với EU, nhận diện đối tác và xem xét lại mình trong sự
biến động của bối cảnh quốc tế và khu vực, xác định và phân tích những lợi thế và
bất lợi thế của Việt Nam trong phát triển quan hệ hợp tác kinh tế với EU, phần này
sẽ đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển quan hệ hợp tác kinh t
ế Việt
Nam với EU đến năm 2020.

15
PHẦN MỘT
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ
CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU

Sự phát triển quan hệ kinh tế của Việt Nam với EU do những yêu cầu
khách quan và chủ quan của cả hai bên. Phần này sẽ tập trung vào ba vấn đề chính

sau: thứ nhất, xem xét tổng quan các lý thuyết liên quan tới phát triển quan hệ
kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó cũng phân tích tổng quan các
quan điểm, đường lối phát triển kinh tế Việt Nam; thứ hai, tập trung vào phân tích
toàn diện EU với đặc thù vừa không phải là m
ột quốc gia vừa ngày càng mang
tính chất một quốc gia; thứ ba, phân tích kinh nghiệm phát triển hợp tác kinh tế
của một số nước với EU từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.


CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
VỚI LIÊN MINH CHÂU ÂU

Việc hình thành Liên minh châu Âu cũng như sự phát triển các quan hệ
kinh tế quốc tế hiện nay được cho là có sự đóng góp rất lớn của các lý thuyết cổ
vũ thương mại quốc tế. Ngay từ thế kỷ XVII và XVIII, những nhà kinh tế học
Trọng thương đã đưa ra những quan điểm trong đó nhấn mạnh phát triển nền xuất
khẩu của quốc gia, coi đó là phương thức t
ạo ra của cải cho xã hội. Như vậy sức
mạnh và sự giàu có của quốc gia sẽ tăng lên nếu quốc gia đó xuất khẩu được
nhiều
(1)
. Tất nhiên lý thuyết này có cách nhìn thiên lệch, chỉ coi trọng xuất khẩu
mà không chấp nhận nhập khẩu. Các lý thuyết mới sau này nối tiếp nhau ra đời

1
Lập luận của các học giả trọng thương còn có nhiều hạn chế. Chẳng hạn như việc coi vàng bạc như là
hình thức của cải duy nhất của các quốc gia, gắn mức cung tiền tệ cao với sự thịnh vượng của quốc gia. Coi
thương mại là một trò chơi có tổng bằng không là sai lầm. Các học giả này chưa giải thích được cơ cấu
hàng hóa trong thương mại quố

c tế, chưa thấy được tính hiệu quả và lợi ích từ quá trình chuyên môn hóa
sản xuất và trao đổi, đặc biệt họ chưa nhận thức được rằng các kết luận của họ chỉ đúng trong một số
trường hợp nhất định (thực tiễn thương mại của Anh, Pháp thời bấy giờ) chứ không phải đúng cho mọi
trường hợp.


16
cũng thể hiện một quá trình phát triển từng bước và hoàn thiện thêm. Lý thuyết
“lợi thế tuyệt đối” của Adam Smith cũng như “lý thuyết lợi thế so sánh” của
D.Ricardo, Haberler hay Hechscher-Ohlin đều có những cách lý giải khác nhau về
lợi thế tuyệt đối và/hoặc lợi thế so sánh. Ngày nay, còn có những lý thuyết hiện
đại như Lý thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm, Lý thuyết lợi thế công nghệ, Lý
thuyế
t về đầu tư.v.v lý giải về sự phát triển thương mại và kinh tế quốc tế. Nhìn
chung, các lý thuyết cổ điển, tân cổ điển đều có những đóng góp nhất định mà
người ta vẫn nhắc tới. Đó chính là cơ sở để các nước phát triển các mối quan hệ
kinh tế với nhau, không chỉ thương mại mà cả đầu tư và các mối quan hệ kinh tế
khác. Có thể nói r
ằng, từ đầu thế kỷ XIX cho tới những năm 1970, lý thuyết
thương mại quốc tế gần như bị thống trị bởi khái niệm lợi thế so sánh. Chính lợi
thế so sánh này là cơ sở để các nước thu được lợi ích khi phát triển quan hệ kinh tế
với nhau. Nó cũng lý giải không chỉ các nước giàu mới có quan hệ kinh tế với
nhau mà cả những nước nghèo cũng có thể thu được lợ
i khi thiết lập quan hệ với
những nước giàu.
Ngày nay xu hướng liên kết và hợp tác kinh tế gần như là yêu cầu bắt buộc
với các nước. Thật hiếm khi bắt gặp những quan điểm phản đối hợp tác kinh tế.
Tuy nhiên, quan hệ kinh tế quốc tế trong bối cảnh mới hiện nay còn chịu tác động
của nhiều nhân tố mới.
1. Một số lý thuyết liên quan đến quan hệ kinh t

ế quốc tế trong bối cảnh mới
1.1. Các lý thuyết mậu dịch mới
Như đã phân tích, lý thuyết thương mại quốc tế gần như bị thống trị bởi
khái niệm lợi thế so sánh cho tới những năm 1970 của thế kỷ trước, mà có thể
định nghĩa là một quan điểm cho rằng các quốc gia trao đổi để thu được lợi thế từ
sự khác biệ
t của họ. Trong các mô hình chính thức, các nền kinh tế được giả định
là có đặc tính lợi thế không đổi theo qui mô và cạnh tranh hoàn hảo. Theo những
giả thiết này, mậu dịch diễn ra là do các quốc gia khác biệt nhau về thị hiếu, công
nghệ, hay trữ lượng các yếu tố. Mô hình Ricardo truyền thống nhấn mạnh các
khác biệt công nghệ như là nguyên nhân của mậu dịch; mô hình Heckscher-Ohlin-
Samuelson nhấn mạnh các khác biệt về cung ứng yếu tố. Các mô hình bổ
sung có

17
thể được tạo ra bằng cách thay đổi các giả thiết về số lượng hàng hoá và yếu tố,
bằng cách đặt ra các hạn chế đối với công nghệ, v.v. Các mô hình thay thế lẫn
nhau này có ảnh hưởng khác nhau trong một số khía cạnh quan trọng; ví dụ, các
tác động phân phối thu nhập không có trong mô hình của Ricardo, đặc biệt rõ ràng
trong mô hình Heckscher-Ohlin-Samuelson.
Mặc dù vậy, các nhà kinh tế học quốc tế từ lâu đã cho rằng lợi thế so sánh
không nhất thiết là nguyên nhân duy nh
ất dẫn đến mậu dịch quốc tế, và lợi tức
tăng dần có thể là một nguyên nhân độc lập của mậu dịch và chuyên môn hoá
quốc tế. Chính Ohlin nhiều lần nhấn mạnh điểm này. Hơn nữa, ít nhất là từ những
năm 1950 các nhà thống kê và những nhà quan sát không chính thức đã không
thoả mãn với lý thuyết mậu dịch chính thống, vì thế có một số lý luận nhấn mạnh
các ngu
ồn của mậu dịch khác với những gì được trình bày trong các mô hình
chính thức. Các tác giả như Linder và Raymond Vernon nhấn mạnh đến sự thay

đổi công nghệ nội sinh, trong khi nhiều tác giả bàn luận về vai trò của lợi thế nhờ
quy mô (economy of scale) như một nguyên nhân của mậu dịch quốc tế tách biệt
với lợi thế so sánh. Có một số bài viết đã thử đưa ra các mô hình mậu dịch trong
điều kiện lợi t
ức gia tăng. Tuy nhiên, tất cả các nỗ lực này đều bị vướng mắc ở
việc mô hình hoá cấu trúc thị trường. Nếu như giả thiết còn gây nhiều tranh cãi
rằng lợi thế nhờ quy mô hoàn toàn là yếu tố bên ngoài đối với công ty phản ánh
đúng thực tế, thì lợi tức gia tăng nhất định dẫn tới cạnh tranh không hoàn hảo.
Nhưng cho đến tận cuối những năm 1970, không có một cách thức
được thống
nhất chung để mô hình hoá cạnh tranh không hoàn hảo trong sự cân bằng tổng thể
(general equilibrium).
Trong những năm 1970 các nhà nghiên cứu về hình thái tổ chức bắt đầu
phát triển các mô hình cạnh tranh không hoàn hảo dễ sử dụng và áp dụng, mặc dù
còn thiếu tính tổng quát. Cụ thể, mô hình cạnh tranh độc quyền của Chamberline
đã được đặt trong một khung cân bằng tổng thể được đề xuất bởi các tác giả như
Michael Spencer và Avinash Dixit và Joseph Stiglitz. Các nhà lý thuy
ết mậu dịch
rất nhanh chóng nhận ra là các mô hình mới này cung cấp khung cần thiết cho việc
mô hình hoá vai trò của lợi tức gia tăng như là một nguyên nhân của mậu dịch
quốc tế. Avinash Dixit và Victor Norman, Kevin Lancaster, và Paul Krugman đã

18
công bố các bài viết mà trong đó lợi thế nhờ quy mô dẫn tới hiện tượng các quốc
gia chuyên môn hoá vào các sản phẩm của các ngành cạnh tranh độc quyền. Các
mô hình này đưa ra ý tưởng là các quốc gia chuyên môn hoá và trao đổi không chỉ
do các khác biệt tiềm ẩn, mà còn vì lợi tức gia tăng là một lực độc lập dẫn tới sự
tập trung sản xuất mỗi mặt hàng về mặt địa lý. Thực vậy, một cách logic, lợi tức
gia tăng cũng là một nguyên nhân cơ bản của mậu dịch quốc tế như lợi thế so
sánh.

Mặc dù các mô hình mậu dịch mới thách thức quan điểm truyền thống rằng
tất cả hiện tượng mậu dịch đều phản ánh sự tận dụng lợi thế so sánh, lý thuyết
mậu dịch mới không phải là thách thức đầu tiên đối với khẳng định là mậu d
ịch có
lợi qua lại cho các quốc gia tham gia mậu dịch. Cùng với việc có lợi từ các khác
biệt về nguồn lực và công nghệ, các quốc gia tham gia mậu dịch có thể chuyên
môn hoá vào sản xuất các hàng hoá khác nhau, tăng được quy mô sản xuất lên
trong khi vẫn giữ nguyên hay gia tăng sự đa dạng hàng hoá. Phải thừa nhận là một
thế giới cạnh tranh hoàn hảo tốt nhất không đảm bảo rằng các lợi ích tiềm năng từ
mậu dịch sẽ nhất thiết thành hiện thực. Tuy nhiên, trong hầu hết các mô hình
chính thức, sự tồn tại của lợi tức tăng dần làm tăng lên chứ không phải làm giảm
đi các lợi ích từ mậu dịch quốc tế. Ngoài ra, bằng việc tạo ra các thị trường lớn
hơn và cạnh tranh hơn, mậu dịch có thể làm giảm các lệch lạc mà có thể đi kèm
với cạnh tranh không hoàn hả
o trong một nền kinh tế đóng cửa. Vì thế ứng dụng
thực tế của lý thuyết mậu dịch mới có vẻ như tăng cường quan điểm truyền thống
rằng mậu dịch là một điều tốt, và vì thế tăng sức mạnh cho quan điểm ủng hộ tự
do mậu dịch.
Nhưng chứng minh rằng mậu dịch tự do tốt h
ơn không có mậu dịch không
hoàn toàn giống như chứng minh là mậu dịch tự do tốt hơn sự can thiệp khôn
ngoan có chọn lọc của chính phủ. Quan điểm cho rằng mậu dịch tự do là tốt nhất
trong các chính sách có thể được thực hiện là một phần của lập luận ủng hộ tự do
kinh doanh trong một nền kinh tế thị trường dựa trên giả thiết rằng các thị trường
có hi
ệu quả. Tuy nhiên, nếu lợi tức gia tăng và cạnh tranh không hoàn hảo là một
phần của sự diễn giải về mậu dịch quốc tế, thì chúng ta đang sống trong một thế
giới tốt nhất hạng nhì mà trong đó can thiệp của chính phủ về nguyên tắc có thể

19

cải thiện các kết cục thị trường. Vì thế mà khi các mô hình không dựa trên lợi thế
so sánh trong mậu dịch quốc tế được thiết lập, thì các nhà lý thuyết mậu dịch quốc
tế bắt đầu đặt vấn đề là liệu có phải quan điểm mới về nguyên nhân của mậu dịch
sẽ dẫn đến quan điểm mới về chính sách mậu dịch thích hợp. Có phải hiệu qu

nhờ quy mô được thừa nhận và cạnh tranh không hoàn hảo mở ra các lý luận mới
chống lại mậu dịch tự do?
1.2. Lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh
Với lý thuyết về lợi thế so sánh, mậu dịch và sự chuyên môn hóa dựa vào
nguồn lực (lao động, vốn, tài nguyên) giúp cho một quốc gia đạt được sự thịnh
vượng. Trong một thế giới mà thị trường phân khúc, có sự khác biệt về
sản phẩm,
khác biệt về công nghệ và các ngành có lợi thế kinh tế theo quy mô dường như lý
thuyết lợi thế so sánh không đủ để giải thích tại sao các công ty lại thành công trên
thị trường thế giới và đạt được mức tăng trưởng cao. Một cách tiếp cận mới nhằm
trả lời những câu hỏi sau: tại sao một số doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong
khi một số doanh nghiệp khác thì thất bại trong một ngành? Quố
c gia hay khu vực
phải làm gì để công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế?
Lý thuyết lợi thế cạnh tranh giải thích sự gia tăng mức sống của các quốc gia
dựa vào khả năng đổi mới, khả năng tiếp cận nguồn vốn và sự lan truyền công
nghệ. Nói tổng quát hơn là sức cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào sức
cạnh tranh của các ngành công nghiệ
p của nước mình. Sức cạnh tranh của một
ngành lại xuất phát từ năng lực của các doanh nghiệp trong ngành, khả năng đổi
mới công nghệ, sản phẩm, cung cách quản lý của ngành và môi trường kinh
doanh. Các đầu vào quan trọng không phải chỉ đơn thuần là lao động, vốn, tài
nguyên thiên nhiên mà còn là những đầu vào do công ty hoặc chính phủ tạo ra.
Theo Michael Porter, bốn yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh của một khu vực
hay m

ột quốc gia trong một ngành bao gồm:
- Chiến lược của doanh nghiệp, cơ cấu và sự cạnh tranh: Những ngành có
chiến lược và cơ cấu phù hợp với các định chế và chính sách của quốc gia, hoạt
động trong môi trường có cạnh tranh trong nước căng thẳng hơn sẽ có tính cạnh
tranh quốc tế mạnh hơn. Chẳng hạn như ngành sản xuất xe hơi của Nhật có một số

20
công ty cạnh tranh mạnh trên thị trường thế giới, một phần là do các công ty này
đã cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường trong nước.
- Các điều kiện về phía cầu: Những ngành phải cạnh tranh mạnh ở trong
nước thì có tính cạnh tranh quốc tế tốt hơn. Thị trường trong nước với số cầu lớn
và có những khách hàng đòi hỏi cao và những cạnh tranh trong ngành khốc liệt
hơn sẽ có khả n
ăng cạnh tranh cao hơn.
- Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Tính cạnh tranh của một ngành
phụ thuộc vào sức mạnh của các nhà cung cấp các nhập lượng và các dịch vụ hỗ
trợ. Các nhà cung cấp nhập lượng có khả năng cạnh tranh trên toàn cầu có thể
mang lại lợi thế cạnh tranh thông qua sự lan truyền công nghệ. Sự hiện diện cụm
công nghiệp tạo cho doanh nghiệp lợi thế kinh tế theo quy mô.
- Các đi
ều kiện về các yếu tố sản xuất: bao gồm chất lượng lao động, vốn rẻ,
cơ sở hạ tầng mạnh và công nghệ cao trong khu vực hay quốc gia sẽ ảnh hưởng
đến tính cạnh tranh của ngành, của khu vực và của cả quốc gia. Ở đây chúng ta
nhấn mạnh đến chất lượng của các yếu tố đầu vào được tạo ra chứ không phải là
nguồn l
ực ban đầu như trình độ của các chuyên gia và các nhà quản lý, kỹ năng
của người lao động.
Một quốc gia có lợi thế cạnh tranh trong những ngành khi người ta tìm thấy
bốn yếu tố cơ bản trên khá mạnh. Đây là những khu vực mà chính phủ nên tập
trung nỗ lực của họ nhằm thúc đẩy lợi thế cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh của một khu vực, một ngành hay quốc gia có phải ch
ủ yếu
dựa vào giá lao động rẻ không? Câu trả lời có thể thông qua việc so sánh sự khác
nhau giữa lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh. Lợi thế so sánh dựa vào mậu dịch
như là một cách thay thế cho sự di chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động
giữa các quốc gia. Lợi thế cạnh tranh tập trung cả vào phía cung của nền kinh tế.
Điều kiện nhập lượng như
giá nhân công rẻ đặc trưng chỉ một phần của lợi thế
cạnh tranh. Năng suất cao là một khái niệm chủ yếu liên quan đến lợi thế cạnh
tranh của một quốc gia mà nó bao gồm không những là giá nhân công rẻ, giá vốn
rẻ mà nó còn bao gồm chất lượng của các yếu tố sản xuất, cơ sở hạ tầng và cả việc

21
lựa chọn địa điểm đầu tư của các doanh nghiệp. Cạnh tranh đề cập không những
mậu dịch mà nó còn đề cập đến đầu tư.
Khả năng cạnh tranh mang tính động, ở các giai đoạn khác nhau thì lợi thế
cạnh tranh cũng bị chi phối bởi các yếu tố khác nhau. Trong giai đoạn phát triển
dựa vào các yếu tố, cạnh tranh được quyết định bởi đi
ều kiện các yếu tố sản xuất
cơ bản như giá nhân công rẻ và khả năng tiếp nhận các nguồn lực. Trong giai đoạn
này các doanh nghiệp tập trung vào khai thác các nguồn lực có sẵn. Trong giai
đoạn phát triển dựa vào đầu tư, lợi thế cạnh tranh được quyết định thông qua cải
thiện hiệu quả trong sản xuất đối với những sản phẩm tiêu chuẩn, công nghệ vẫn
còn phụ thuộc bên ngoài. Trong giai đoạn này có sự đầu tư rất lớn trong cơ sở hạ
tầng (cảng, bưu chính viễn thông, đường sá, ) cùng với sự đổi mới định chế liên
quan đến thủ tục hải quan, luật doanh nghiệp, luật cạnh tranh nhằm cải thiện môi
trường kinh doanh và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hòa nhập vào thị trường thế
giới. Trong giai đoạn phát triển dựa vào
đổi mới cạnh tranh nằm ở khâu sản xuất
ra những sản phẩm mới được thị trường chấp nhận.

Tóm lại, lợi thế so sánh chỉ ra một quốc gia có lợi thế so sánh đối với những
ngành sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dồi dào trong khi đó lợi thế
cạnh tranh nhấn mạnh đến cạnh tranh toàn cầu liên quan đến chiến lượ
c mà nó bao
gồm không chỉ mậu dịch mà còn cả đầu tư nước ngoài. Các công ty cạnh tranh
trên các thị trường được phân khúc với những sản phẩm khác nhau được quyết
định bởi sự đổi mới về công nghệ.
1.3. Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh mới
Tăng cường liên kết kinh tế và tự do hóa kinh tế không còn là vấn đề tranh
cãi nhiều trong những năm đầu thế kỷ
XXI. Vấn đề đáng quan tâm ở đây là sự ra
đời của chủ nghĩa bảo hộ mới song song với quá trình tự do hóa, có ảnh hưởng
mạnh mẽ đến sự phát triển các quan hệ kinh tế giữa các nước. Đặc biệt trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay, chủ nghĩa bảo hộ lại nhen nhóm phát triển ở
nhiều nước. Những tuyên bố cổ vũ cho việc “người M
ỹ dùng hàng Mỹ” trong giai
đoạn khủng hoảng của nước Mỹ đã tạo làn sóng bảo hộ mới. Mặc dù theo các nhà

22
phân tích xu hướng này sẽ chỉ diễn ra trong ngắn hạn nhưng những ảnh hưởng đến
thương mại quốc tế là rất lớn.
Nếu như thập kỷ 70 và thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đối tượng của chủ nghĩa
bảo hộ mậu dịch chủ yếu là các nước phương Tây với nhau, thì từ thập kỷ 90 của
thế kỷ XX và nhất là từ
đầu thế kỷ XXI, đối tượng chủ yếu của chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch đã chuyển từ các nước phát triển phương Tây sang các nước đang phát
triển, đương nhiên tranh chấp mậu dịch giữa các nước phát triển phương Tây vẫn
tiếp tục diễn ra, nhưng tranh chấp giữa các nước phương Tây với các nước đang
phát triển nổi cộm hơn cả và trở
thành trọng điểm của chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.

Điều này phản ánh trào lưu kinh tế chính trị ở các nước phát triển mong muốn bảo
hộ cho lợi ích của phần dân cư có thu nhập và kỹ năng lao động thấp là đối tượng
bị tổn thương đầu tiên khi các nước này tăng cường mậu dịch với các quốc gia
đang phát triển.
Sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ
chức thương mại thế giới (WTO) năm
2001, tranh chấp mậu dịch giữa Trung Quốc với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU)
chưa bao giờ gián đoạn. Thời gian gần đây, tranh chấp về hàng dệt may giữa
Trung Quốc với Mỹ, EU trở nên đối đầu gay gắt tới mức hai bên sẵn sàng lao vào
một cuộc chiến tranh mậu dịch. Kể từ ngày 1/1/2005, các nước bắt đầu thực hiện
tự do hóa buôn bán hàng dệ
t may thì cuộc chiến về hàng dệt may diễn ra càng ác
liệt giữa Trung Quốc với Mỹ và Trung Quốc với EU xung quanh vấn đề xuất nhập
khẩu mặt hàng này. Sau khi Mỹ đưa ra hạn ngạch đối với nhập khẩu hàng dệt may
Trung Quốc thì EU cũng làm theo. Tuy nhiên, việc thực hiện hạn chế hàng dệt
may Trung Quốc nhập khẩu vào thị trường EU sẽ bảo hộ được lợi ích về hàng dệt
may củ
a các nước Tây Ban Nha, Italia, nhưng lại làm thiệt hại lợi ích của các
nước như Đức, Anh. Phần tiếp sau sẽ xem xét các luận điểm chủ yếu của chủ
nghĩa bảo hộ mậu dịch trong bối cảnh hiện nay.
- Lập luận về bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ
Nhìn chung các nhà kinh tế đều đồng ý rằng lập luận về việc bảo hộ mậu
dịch có giá tr
ị từ quan điểm tạo ra phúc lợi cho toàn thế giới. Lập luận bảo vệ của
ngành công nghiệp non trẻ, một luận thuyết hết sức cơ bản của chủ nghĩa bảo hộ

23
mậu dịch, tồn tại đến tận ngày nay (tiêu biểu như lập luận của phía Trung Quốc
khi bảo hộ ngành da giày hay Đài Loan với ngành điện- điện tử) dựa trên sự tồn
tại của lợi thế kinh tế nhờ qui mô trong ngành. Giả sử rằng, sự tăng trưởng của

một ngành mới trong một quốc gia bị cản trở bởi những hàng hóa nhập khẩ
u có
chi phí thấp. Ngành sản xuất này trong nước chủ nhà có được một sự khởi đầu
muộn nên có chi phí trung bình cao hơn so với hàng nhập khẩu nhưng nhờ lợi thế
tiềm tàng sẽ có mức chi phí trên đơn vị sản phẩm thấp hơn hàng nhập khẩu một
khi đạt được qui mô sản xuất nhất định hoặc tích lũy được kinh nghiệm sản suất
thông qua quá trình học hỏi (learning by doing). Nếu nướ
c chủ nhà có thể tạm thời
cung cấp sự bảo hộ mậu dịch cho ngành này trong sự cạnh tranh với hàng nhập
khẩu, thì những xí nghiệp trong ngành này sẽ có khả năng thu được lợi thế kinh tế
qui mô hiệu quả.
Những kinh tế lợi thế nhờ qui mô trong nước này sẽ xuất hiện bởi vì những
xí nghiệp bây giờ sẽ sản xuất một lượng lớn sản phẩm, có ngh
ĩa là những nhà sản
xuất trong nước chủ nhà sẽ dịch chuyển theo hướng đi xuống trên đường chi phí
bình quân trong dài hạn. Cuối cùng, chi phí trên mỗi đơn vị sẽ giảm xuống đến
mức độ là ngành sản xuất trong nước trở thành nhà xuất khẩu. Tại thời điểm này,
việc bảo hộ có thể được tháo gỡ bởi vì nó không còn cần thiết nữa. Một đặc điểm
khác là ngành s
ản xuất này cũng có thể tạo ra lợi ích kinh tế ngoại biên thí dụ như
việc mở rộng sản xuất của nó sẽ dẫn đến việc huấn luyện cho lao động đạt được
năng suất cao hơn và được lan truyền trong nền kinh tế. Ðiều này mang lại lợi ích
cho cả nước chủ nhà và thế giới dưới dạng sử dụng nguồn lực có hiệu quả hơn và
giá cả hàng hoá thấp hơn. Ngành này của nước chủ nhà có một lợi thế so sánh
trong dài hạn, nhưng không thể nhận ra trong ngắn hạn nếu việc bảo hộ tạm thời
không được cung cấp. Những người tiêu dùng của nước chủ nhà sẽ được yêu cầu
tài trợ cho việc mở rộng ngành trong dài hạn, nhưng họ sẽ được trả lại nhiều hơn
khi lợi thế kinh tế nhờ qui mô xu
ất hiện.
Trong thực tế, lập luận về ngành công nghiệp non trẻ thường được đưa ra ở

các nước đang phát triển hơn là các nước phát triển. Những nước đang phát triển
thường đề xuất quan điểm này trong bối cảnh của một chương trình thay thế nhập
khẩu.

×