Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Chiến lược phát triển du lịch sinh thái huyện cần giờ tp HCM đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 108 trang )

1

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Đình Luận.
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)



Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ
TP. HCM ngày 24 tháng 4 năm 2013

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

1. TS. Trƣơng Quang Dũng - Chủ tịch Hội đồng.
2. TS. Nguyễn Văn Dũng – Phản biện 1.
3. TS. Nguyễn Hải Quang – Phản biện 2.
4. TS. Trần Anh Minh - Ủy viên.
5. TS. Đặng Thanh Vũ - Ủy viên thƣ ký.

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).

Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV






TS. Trƣơng Quang Dũng
2
TRƢỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 20 tháng 5 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên: Nguyễn Văn Chính Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 15/10/1981 Nơi sinh: Hải Dƣơng
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1184011016

I- TÊN ĐỀ TÀI: Chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ,
TP.HCM đến năm 2020.
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
- Làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần
Giờ.
- Định hƣớng các phân khu chức năng, các sản phẩm và các hoạt động du lịch
tại huyện Cần Giờ.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển di lịch sinh thái tại huyện
Cần Giờ.
2.2. Nội dung nghiên cứu:
2.2.1. Tìm hiểu về du lịch sinh thái:
Quan điểm về du lịch sinh thái, vai trò của du lịch sinh thái, tài nguyên du lịch
sinh thái, những nguyên tắc cơ bản phát triển du lịch sinh thái, đối tƣợng tham gia

và kinh nghiệm một số nƣớc về du lịch sinh thái.
2.2.2. Thực trạng du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ:
3
Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Cần Giờ, thực trạng tài nguyên
thiên nhiên, cơ sở vật chất phục vụ du lịch, nguồn nhân lực, khai thác du lịch và
quản lý nhà nƣớc về du lịch tại huyện Cần Giờ.
2.2.3. Chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ đến năm 2020:
Định hƣớng phát triển (quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, chiến lƣợc
phát triển); đề xuất các giải pháp thực kiện và kiến nghị.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 24 tháng 6 năm 2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ngày 20 tháng 5 năm 2013.
V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Nguyễn Đình Luận

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)




























4
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn


Nguyễn Văn Chính



















5
LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn nhận
đƣợc sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và gia đình. Tôi
xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:
- TS. Nguyễn Đình Luận, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp. HCM, Phòng Quản
lý Khoa học & Đào tạo sau Đại học, Quý thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong
suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
- Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu đã dành
tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2013
Tác giả Luận văn



Nguyễn Văn Chính











6
TÓM TẮT

1. GIỚI THIỆU
Huyện Cần Giờ là một huyện khó khăn nhất của thành phố. Tuy nhiên, Cần Giờ
có ƣu thế so với quận huyện khác của thành phố trong việc khai thác tài nguyên rừng,
biển và đặc biệt là du lịch sinh thái với mô hình phát triển bền vững. Do đó, phát triển
huyện Cần Giờ trở thành một trong những trung tâm du lịch về du lịch sinh thái có vai
trò và ý nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Chiến lược phát triển du lịch
sinh thái huyện Cần Giờ, TP.HCM đến năm 2020” làm đề tài tốt nghiệp bậc cao học
của mình.
2. NỘI DUNG Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận
văn đƣợc tổ chức thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và du lịch sinh thái.
1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lƣợc.
1.2. Tìm hiểu về du lịch sinh thái.
Chƣơng II: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ.

2.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái.
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
2.4. Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch.
2.5. Thực trạng khai thác du lịch.
2.6. Thực trạng đầu tƣ cho ngành du lịch sinh thái
2.7. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du
lịch sinh thái huyện Cần Giờ.
Chƣơng III: Chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM đến năm 2020.
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch sinh thái huyện
Cần Giờ, Tp.HCM đến năm 2020.
3.2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ,
Tp.HCM.
7
3.3. Lựa chọn chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ,
Tp.HCM.
3.4. Giải pháp thực hiện.
3.5. Kiến nghị.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Hệ thống hóa một số lý luận về chiến lƣợc, du lịch và du lịch sinh thái.
2. Phân tích thực trạng ngành du lịch, nhận định những điểm mạnh, điểm yếu,
cơ hội, thách thức của ngành du lịch Huyện.
3. Xây dựng, lựa chọn một số chiến lƣợc phù hợp: Qua phân tích, có 3 chiến
lƣợc mà huyện Cần Giờ có thể thực hiện đồng thời là: Chiến lƣợc tăng trƣởng tập
trung hƣớng phát triển sản phẩm du lịch; Chiến lƣợc liên doanh liên kết phát triển
du lịch; Chiến lƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch.
4. Đề ra 3 nhóm giải pháp để phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, đó là:
- Nhóm giải pháp thực hiện chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung hƣớng phát triển
sản phẩm du lịch: Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch; Phát triển các tuyến, điểm du
lịch mới.
- Nhóm giải pháp thực hiện chiến lƣợc liên doanh liên kết phát triển du lịch:

Tổ chức triển khai quy hoạch; Chính sách đầu tƣ và thu hút vốn; Xúc tiến quảng bá
du lịch.
- Nhóm Giải pháp thực hiện chiến lƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài
nguyên du lịch: Tuyên truyền và giáo dục; Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch.
5. Một số kiến nghị đối với Trung ƣơng và thành phố để tạo điều kiện thuận
lợi để chiến lƣợc lựa chọn đƣợc thực hiện tốt.
4. KẾT LUẬN
Luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển ngành, phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề ra chiến lƣợc phát triển du lịch sinh
thái huyện Cần Giờ đến năm 2020.


8
ABSTRACT
1. INTRODUCTION
Can Gio district is the poorest district of Ho Chi Minh city. However, it has the
advantage over the other district of Ho Chi Minh city about developing of resources of
the forest, the sea and specially, model sustainable development of ecotourism .
Therefore, develop Can Gio district becomes one of the ecotourism center has very
important role and meaning . So the author selected issues "development strategy
ecotourism of Can Gio district, Ho Chi Minh city to 2020" as the subject master's
thesis.
2. CONTENTS
Besides an introduction, conclusion, appendices and references, the thesis is
organized into three chapters:
Chapter 1: The theory of strategic and ecotourism
1.1. Some of basic theories about strategy .
1.2. To learn about ecotourism.
Chapter 2: Current situation development of ecotourism in Can Gio district
2.1. Geographical position, natural and socioeconomic features of Can Gio district.

2.2. Current situation natural resources of ecotourism.
2.3. Current situation material facilities, technology for reserving tourism.
2.4. Human resources of development for tourism.
2.5. Current situation exploitation of tourism.
2.6. Current situation of investment for branch of ecotourism.
2.7. Cosidering strengths point, weaknesses point, opportunities and challenges to
branch of ecotourism of Can Gio district.
Chapter 3: development strategy economy of Can Gio district, Ho Chi Minh
city to 2020
3.1. Point of views, objectives and directional development of ecotourism Can Gio
district, Ho Chi Minh City to 2020.
3.2. To build development strategy ecotourism of Can Gio district, Ho Chi Minh City
9
3.3. To choose development strategy ecotourism of Can Gio district, Ho Chi Minh City
3.4. Solutions and Petitions
3. RESULTS AND DISCUSSION
1. Systematize some of theory about strategies, tourism and ecotourism
2. Current situation analysis of tourism, considering strengths point ,weaknesses
point, opportunities and challenges of tourism of Can Gio district.
3. Building and choosing some of suitable strategies . Through analyzing, there are three
strategies that Can Gio district can simultaneously perform is the concentrated growing
strategy to develop touring products; the joint-venture and associated strategy to develop
tourist; the strategic preserve, embellishment and development of touring resources.
4. Propose 3 groups solutions for the development of tourism of Can Gio district That are:
- Solution of the concentrated growing strategy to develop touring products:
diversify of touring products, to build and develop some new destinations.
- Solution of the joint-venture and associated strategy to develop tourist: organize
deployment of projects, to attract capital investment policies, to promote touring propagation.
- Solution of the strategic preserve, embellishment and development of touring
resources: to propagandize, educate about strenghening state management of tourism.

5. Some petitions to central government and city in order to create favorable conditions for
strategic choice executed well.
4. CONCLUSION: The thesis has a theoretical foundation system of strategic tourism
development, analyze strengths point ,weaknesses point, opportunities, challenges and
propose development strategy ecotourism of Can Gio district, Ho Chi Minh city to 2020.







10
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT iii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ xiv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề: 1
2. Tính cấp thiết của đề tài: 1
3. Mục tiêu của đề tài: 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 2
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 3
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 3
7. Kết cấu của luận văn 5

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ DU LỊCH SINH THÁI. 6
1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lƣợc. 6
1.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc. 6
1.1.2. Chiến lƣợc phát triển ngành 8
1.1.3. Quy trình hoạch định chiến lƣợc. 9
1.1.3.1. Xác định mục tiêu: 9
1.1.3.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động: 9
1.1.3.3. Hình thành các phƣơng án chiến lƣợc. 9
1.1.3.4. Lựa chọn chiến lƣợc. 10
1.2. Tìm hiểu về du lịch sinh thái. 10
1.2.1. Quan niệm về du lịch sinh thái. 10
1.2.2. Định nghĩa về du lịch sinh thái. 10
1.2.2.1. Định nghĩa về du lịch sinh thái của hiệp hội du lịch sinh thái (1992). 10
11
1.2.2.2. Định nghĩa du lịch sinh thái ở Việt Nam (1999) 11
1.2.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái 11
1.2.4. Vai trò của du lịch sinh thái. 12
1.2.4.1. Lợi ích sinh thái. 12
1.2.4.2. Lợi ích kinh tế. 12
1.2.4.3. Lợi ích cho xã hội. 13
1.2.4.4. Tác động tiêu cực. 13
1.2.5. Tài nguyên du lịch sinh thái. 14
1.2.5.1. Hệ sinh thái tự nhiên. 14
1.2.5.2. Hệ sinh thái nhân văn: 15
1.2.6. Những nguyên tắc cơ bản của du lịch sinh thái. 15
1.2.6.1. Nguyên tắc hòa nhập. 15
1.2.6.2.Nguyên tắc tham gia cộng đồng địa phƣơng vào hoạt động du lịch sinh
thái 16
1.2.5.3. Nguyên tắc quy mô. 16
1.2.7. Đối tƣợng tham gia hoạt động du lịch. 18

1.2.7.1. Cơ quan quản lý Nhà nƣớc. 18
1.2.7.2. Các nhà điều hành du lịch và hƣớng dẫn viên du lịch. 18
1.2.7.3. Khách du lịch 19
1.2.8. Kinh nghiệm của một số nƣớc về du lịch sinh thái. 19
1.2.8.1. Kinh nghiệm của Malaysia. 19
1.2.8.2. Kinh nghiệm của Thái Lan 22
Tóm tắt chƣơng 1: 23
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI CẦN GIỜ. . 24
2.1. Vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 24
2.2.1. Vị trí địa lý. 24
2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên. 24
2.1.2. Kinh tế - xã hội của huyện Cần Giờ. 27
2.1.2.1. Dân cƣ – nguồn lao động 27
12
2.1.2.2. Về kinh tế. 27
2.1.2.3. Về văn hóa xã hội 28
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của huyện Cần
Giờ. 28
2.2. Thực trạng tài nguyên thiên nhiên du lịch sinh thái. 28
2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên. 28
2.2.1.1. Hệ sinh thái rừng ngập mặn. 28
2.2.1.2. Hệ sinh thái biển, sông, kênh rạch. 29
2.2.1.3. Hệ sinh thái ven bờ. 30
2.2.2. Tài nguyên nhân văn. 30
2.2.2.1. Văn hóa truyền thống. 30
2.2.2.2. Di tích lịch sử. 31
2.2.2.3. Di tích văn hóa tôn giáo – tín ngƣỡng. 32
2.2.2.4. Di tích văn hóa khảo cổ 34
2.2.2.5. Các làng nghề. 35
2.3. Thực trạng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch. 35

2.3.1. Cơ sở lƣu trú. 35
2.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng. 35
2.3.3. Hình thức vui chơi giải trí. 36
2.4. Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch. 37
2.5. Thực trạng khai thác du lịch. 38
2.5.1. Thực trạng khách du lịch tại huyện Cần Giờ. 38
2.5.2. Thực trạng hoạt động của các khu du lịch. 40
2.5.2.1. Khu du lịch 30/4. 40
2.5.2.2. Lâm viên Cần Giờ. 41
2.5.2.3. Khu du lịch Vàm Sát. 42
2.5.2.4. Trung tâm dã ngoại Thanh thiếu niên Tp. HCM 43
2.5.2.5. xã Long Hòa 44
2.5.2.6. Thị trấn Cần Thạnh 44
13
2.5.2.7. Đảo Thạnh An 44
2.6. Thực trạng đầu tƣ cho ngành du lịch sinh thái 45
2.7. Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành du lịch
sinh thái huyện Cần Giờ. 47
2.7.1. Những điểm mạnh 47
2.7.2. Những điểm yếu. 47
2.7.3. Những cơ hội. 48
2.7.4. Những thách thức: 49
Tóm tắt chƣơng 2: 50
CHƢƠNG III: CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
CẦN GIỜ, TP.HCM ĐẾN NĂM 2020. 52
3.1. Quan điểm, mục tiêu và định hƣớng phát triển du lịch sinh thái huyện Cần
Giờ, Tp.HCM đến năm 2020. 52
3.1.1. Quan điểm phát triển 52
3.1.1.1. Về môi trƣờng. 52
3.1.1.2. Về kinh tế. 52

3.1.1.3. Về văn hóa – xã hội 53
3.1.2. Một số mục tiêu cụ thể. 53
3.1.2.1. Lƣợt khách du lịch. 53
3.1.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch. 53
3.1.2.3. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch. 53
3.1.3. Định hƣớng phát triển. 53
3.1.3.1. Định hƣớng chung về phát triển du lịch sinh thái. 53
3.1.3.2. Định hƣớng hình thành các khu chức năng. 54
3.2. Xây dựng chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM 60
3.2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE). 60
3.2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE). 62
3.2.3. Ma trận SWOT. 62
3.2.4. Ma trận QSPM 63
14
3.3. Lựa chọn chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM. 68
3.3.1. Chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung hƣớng phát triển sản phẩm du lịch. 68
3.3.2. Chiến lƣợc liên doanh liên kết phát triển du lịch. 70
3.3.3. Chiến lƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch. 70
3.4. Giải pháp thực hiện. 71
3.4.1. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc tăng trƣởng tập trung hƣớng phát triển
sản phẩm du lịch. 71
3.4.1.1. Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch. 71
3.4.1.2. Phát triển các tuyến, điểm du lịch mới. 74
3.4.2. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc liên doanh liên kết phát triển du lịch. 76
3.4.2.1. Tổ chức thực hiện quy hoạch 76
3.4.2.2. Chính sách đầu tƣ và thu hút vốn . 76
3.4.2.3. Xúc tiến quảng bá du lịch 79
3.4.3. Giải pháp thực hiện chiến lƣợc giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên
du lịch. 80
3.4.3.1. Tuyên truyền và giáo dục: 80

3.4.3.2. Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về du lịch: 81
3.5. Kiến nghị 81
3.5.1. Đối với Trung ƣơng: 81
3.5.2. Đối với thành phố. 82
Tóm tắt chƣơng 3 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 86






15
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CG: Cần Giờ.
DK: Du khách
DLST: Du lịch sinh thái
TP.HCM: thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy ban nhân dân
SWOT: Ma trận kết hợp điểm mạnh và điểm yếu với cơ hội và mối đe dọa
(Strengths and Weaknesses - Opportunities and Threats)
EFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (External Factor Evaluation)
IFE: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor Evaluation)
QSPM: Ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng (Quantitative
Strategic Planning Matrix).
BOT: Hợp đồng xây dựng-kinh doanh-chuyển giao (Build-Operation-Transfer)
BT: Hợp đồng xây dựng-chuyển giao (Build -Transfer)















16
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lƣợng trƣờng, lớp, học sinh và giáo viên ở CG 27
Bảng 2.2: Số lƣợng khách DL đến CG từ năm 2007 – 2012 38
Bảng 2.3: Doanh thu từ du lịch từ năm 2007 – 2012 39
Bảng 2.4: Các dự án đầu tƣ hoàn chỉnh và các dự án đang đƣợc triển khai 46
Bảng 3.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong 61
Bảng 3.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài 62
Bảng 3.3: Ma trận kết hợp SWOT 63
Bảng 3.4: Ma trận QSPM (Nhóm S + O) 64
Bảng 3.5: Ma trận QSPM (Nhóm S + T) 65
Bảng 3.6: Ma trận QSPM (Nhóm W + O) 66
Bảng 3.7: Ma trận QSPM (Nhóm W + T) 67
















17

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 2.1: Số lƣợng khách đến CG từ năm 2007 – 2012 38
Biểu đồ 2.2: Doanh thu từ du lịch qua các năm 2007 – 2012 40

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề:
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng đã và đang phát triển nhanh
chóng trên phạm vi toàn cầu. Đặc biệt trong hai thập kỷ qua du lịch sinh thái nhƣ
một hiện tƣợng và một xu thế phát triển ngày càng chiếm đƣợc sự quan tâm của
nhiều ngƣời bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên có trách nhiệm hỗ trợ cho các
mục tiêu bảo tồn môi trƣờng thiên nhiên, giá trị văn hóa bản địa, phát triển cộng
đồng, đồng thời mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, góp phần tích cực vào sự
sự phát triển du lịch nói riêng và sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch đang đƣợc nhiều nƣớc trên thế giới
tích cực khai thác, sự hƣởng thụ của con ngƣời đang hòa nhập vào với thiên nhiên,

họ cần một nơi có môi trƣờng trong lành để thƣ giãn. Rừng và biển tại huyện Cần
Giờ với nhiều cảnh quan thiên phú và đa dạng cùng với những dấu ấn lịch sử văn
hóa dân tộc đa dạng và phong phú là tiềm năng to lớn cho việc phát triển du lịch
sinh thái tại huyện Cần Giờ. Do vậy, việc tìm hiểu và phát triển du lịch sinh thái tại
huyện Cần Giờ nhằm có những định hƣớng đúng đắn cho việc phát triển du lịch
sinh thái, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của ngƣời dân tại huyện.
2. Tính cấp thiết của đề tài:
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản
địa, gắn với giáo dục môi trƣờng, đóng góp vào việc bảo tồn và phát triển bền vững
với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phƣơng. Nói chung, đó là hình thức kinh
doanh du lịch đặc biệt nhằm thỏa mãn về nhu cầu nghỉ dƣỡng, tìm tòi khám phá về
thiên nhiên, văn hóa và những vùng đất mới. Trong xã hội công nghiệp, tình trạng ô
nhiễm và nhịp độ hoạt động ngày càng cao, vì vậy con ngƣời có xu hƣớng mong
muốn hòa mình với thiên nhiên nhằm tìm kiếm sự bình yên, trong sạch của môi
trƣờng và khám phá những điều mới lạ. Do vậy, trở về với thiên nhiên cũng là xu
thế phát triển hiện nay của hoạt động du lịch.
2
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, du lịch, khoa học công nghệ
lớn của cả nƣớc. Dù vậy, huyện Cần Giờ hiện vẫn là một huyện khó khăn nhất của
thành phố, chƣa tƣơng xứng với thực trạng phát triển của thành phố. Tuy nhiên,
tiềm năng kinh tế nói chung, tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế biển và đặc biệt
là kinh tế du lịch nói riêng rất lớn. Là huyện duy nhất của thành phố Hồ Chí Minh
giáp biển, có vùng đất ngập mặn và rừng có hệ thống động thực vật phong phú và
đa dạng đã đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, Cần Giờ có
ƣu thế so với quận huyện khác của thành phố trong việc khai thác tài nguyên rừng,
biển và đặc biệt là du lịch sinh thái với mô hình phát triển bền vững.
Nếu nhƣ hƣớng Bắc và hƣớng Đông của thành phố Hồ Chí Minh tiếp giáp
các tỉnh có đặc thu du lịch sinh thái về rừng nhiệt đới thì huyện Cần Giờ - phía Nam
của thành phố có đặc thù du lịch sinh thái rừng ngập mặn. Do đó, phát triển huyện

Cần Giờ trở thành một trong những trung tâm du lịch về du lịch sinh thái có vai trò
và ý nghĩa rất quan trọng.
Vì những lý do nêu trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Chiến lược phát
triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, TP.HCM đến năm 2020” làm đề tài tốt
nghiệp bậc cao học của mình.
3. Mục tiêu của đề tài:
- Làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần
Giờ.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức từ đó định hƣớng chiến
lƣợc phát triển phù hợp cho nghành du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ.
- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị để phát triển di lịch sinh thái tại huyện
Cần Giờ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch sinh thái huyện Cần Giờ. Đề
tài không đi sâu nghiên cứu các vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích
những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lƣợc phát
triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ.
3
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
 Phƣơng pháp luận:
Phƣơng pháp duy vật biện chứng, đặt việc phát triển du lịch sinh thái tại
huyện Cần Giờ trong mối quan hệ biện chứng với các lĩnh vực khác.
 Phƣơng pháp nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các thông tin và số liệu thứ cấp
thu thập đƣợc qua các phƣơng tiện thông tin đại chúng và từ tình hình phát triển du
lịch tại huyện những năm đã qua, nhằm đề xuất những giải pháp và kiến nghị góp
phần phát triển du lịch sinh thái tại huyện Cần Giờ.
6. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
 Giới thiệu tổng quan về du lịch sinh thái.
Du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế

giới và ngày càng thu hút đƣợc sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc
biệt đối với những ngƣời có nhu cầu tham quan du lịch và nghỉ ngơi. Ngoài ý nghĩa
góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng; sự phát
triển du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội
tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhƣ cộng đồng ngƣời
dân các địa phƣơng, nhất là ngƣời dân ở các vùng sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo
tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào
việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi
trƣờng, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi giải trí. Chính vì vậy ở nhiều nƣớc trên thế giới
và trong khu vực, bên cạnh các lợi ích về kinh tế, du lịch sinh thái còn đƣợc xem
nhƣ một giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trƣờng sinh thái thông qua quá trình làm
giảm sức ép khai thác nguồn lợi tự nhiên phục vụ nhu cầu của khách du lịch, của
ngƣời dân địa phƣơng khi tham gia vào các hoạt động du lịch.
Du lịch sinh thái là loại hình khá mới ở nƣớc ta, nhƣng trƣớc nhu cầu của thị
trƣờng và khả năng đáp ứng của các tiềm năng du lịch sinh thái của Việt Nam, tại
một số nơi hoạt động du lịch sinh thái cũng đã hình thành dƣới các hình thức khai
thác tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên khác nhau nhƣ du lịch tham quan, nghiên
4
cứu ở một số khu vƣờn quốc gia (Cát Bà, Cúc Phƣơng, Ba Bể, Nam Cát Tiên, Tam
Nông, U Minh ); du lịch thám hiểm, nghiên cứu vùng núi cao nhƣ Phanxipăng; du
lịch tham quan miệt vƣờn, sông nƣớc đồng bằng sông Cửu Long; du lịch lặn biển
(Hạ Long - Cát Bà, Nha Trang), thám hiểm hang động (Phong Nha) Mặc dù vậy,
thị trƣờng khách của loại hình du lịch sinh thái ở Việt Nam còn rất hạn chế, phần
lớn khách du lịch quốc tế đến các vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên là từ các
nƣớc Tây Âu, Bắc Mỹ và Úc, còn khách nội địa là sinh viên, học sinh và cán bộ
nghiên cứu.
 Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Du lịch sinh thái tại Việt Nam nói chung và du lịch sinh thái tại nói riêng
ngày càng thu hút sự chú ý của du khách trong và ngoài nƣớc. Có thể nói, trong
tƣơng lai không xa, Cần Giờ là điểm hẹn cuối tuần cho thành phố và các tỉnh lân

cận. Bên cạnh đó, năm 2000 rừng ngập mặn Cần Giờ đƣợc UNESCO công nhận là
Khu dự trữ sinh quyển thế giới nên đến nay đã có những công trình nghiên cứu,
tham luận, đề án về du lịch sinh thái tại Cần Giờ. Điển hình:
“Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần
Giờ” (2006), luận án Tiến sĩ của Lê Đức Tuấn. Tác giả đã phân tích, đánh giá tổng
thể và đề ra một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng sinh thái nhân văn rất hữu ích cho
việc phát triển du lịch sinh thái Cần Giờ; Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh
quyển rừng ngập mặn CG” (2002) của Lê Đức Tuấn và một số cộng sự đã đƣợc
Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành. Đây là công trình cung cấp đầy đủ nhất từ
trƣớc đến nay về môi trƣờng tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật Cần Giờ làm
cẩm nang cho việc vận dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở địa phƣơng này;
Huyện đã có các báo cáo thƣờng niên và định kì nhƣ: tựu xây dựng và phát
triển huyện Cần Giờ sau 30 năm Cần Giờ sáp nhập về Tp. HCM” (tháng 02/2008)
và “Báo cáo giới thiệu tiềm năng, quy hoạch và các dự án đầu tƣ phát triển du lịch
sinh thái Cần Giờ” (tháng 6/2008).
Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu du lịch
Vàm Sát, Đảo Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển Cần Giờ. Qua những bài
5
này cho thấy, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá cả hai khía cạnh đƣợc và mất trong
quá trình triển khai dự án cũng nhƣ đóng góp ý kiến rất hữu ích cho du lịch sinh thái
Cần Giờ.
Nhìn chung, các tham luận, nghiên cứu, đề tài về du lịch sinh thái Cần Giờ
chỉ mới dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng và một vài giải pháp mang
tính chất tình thế cho du lịch tại Cần Giờ, chƣa có những định hƣớng, giải pháp
tổng thể để đƣa du lịch sinh thái Cần Giờ đi lên, xứng tầm với tiềm năng và vị thế
vốn có của nó.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc và du lịch sinh thái.
Chƣơng 2: Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ.

Chƣơng 3: Chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ, Tp.HCM
đến năm 2020.














6
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC VÀ DU LỊCH SINH THÁI.

1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lƣợc.
1.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lƣợc.
Khái niệm:
Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lƣợc. Theo Ferd R.David
“chiến lƣợc là những phƣơng tiện để đạt đến những mục tiêu dài hạn; “Chiến lƣợc
có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hƣớng đến mục tiêu để các
năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng đƣợc những cơ hội và thách thức từ bên
ngoài” – diễn dàn doanh nghiệp – Web Bộ Công thƣơng.
Từ những nghiên cứu trên ta có thể hiểu: chiến lƣợc là tập hợp các quyết định
(mục tiêu, đƣờng lối, chính sách, phƣơng thức, phân bổ nguồn lực…) và phƣơng

châm hành động để đạt đƣợc mục tiêu dài hạn, phát huy những điểm mạnh, khắc
phục những điểm yếu của tổ chức, giúp tổ chức đón nhận những cơ hội và vƣợt qua
những nguy cơ từ bên ngoài một cách tốt nhất.
Vai trò của chiến lƣợc:
Một chiến lƣợc kinh doanh tốt giúp định vị đƣợc công việc kinh doanh hiện tại
đang ở vị trí nào, từ đó đặt ra các mục tiêu thực tế, phù hợp với tổ chức và biết đƣợc
một cách rõ ràng về cách đạt đƣợc chúng trong tƣơng lai. Có chiến lƣợc đúng đắn
với việc xác định các mục tiêu phù hợp sẽ tận dụng đƣợc tối đa các nguồn lực sẵn
có của tổ chức kết hợp với các cơ hội trên thị trƣờng để đạt đƣợc mục tiêu của tổ
chức một cách tối ƣu nhất.
Chiến lƣợc đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc
gia. Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã biết vận dụng chiến lƣợc vào phát triển kinh
tế và đã có những bƣớc nhảy thần kỳ, có thể nêu ra một số trƣờng hợp điển hình
nhƣ sau:
Singapore: để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau chiến tranh thế giới lần thứ hai
với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến 14%, đảo quốc này đã thiết lập một chiến lƣợc
phát triển đúng đắn với nhiều mục tiêu mũi nhọn: chiến lƣợc thu hút đầu tƣ trực tiếp
7
nƣớc ngoài thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn những rào cản về đầu tƣ và thƣơng
mại, áp dụng co chế một cửa cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, kết nối trực tiếp với
những khách hàng tiềm năng ở chính quốc gia của các nhà đầu tƣ nhằm thu hút các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào khu vực hóa dầu, sửa chữa tàu thuyền, chế tạo kim loại
và điện tử; chiến lƣợc tập trung xây dựng các khu công nghiệp chất lƣợng cao;
chiến lƣợc áp dụng mức thuế quan thấp; chiến lƣợc chi phí nhân công rẻ; chiến lƣợc
gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tƣ: với tỷ lệ tiết kiệm trung bình khoảng 45% đã giúp
chính phủ có quỹ tiết kiệm khổng lồ đầu tƣ trở lại phát triển co sở hạ tầng của đất
nƣớc nhƣ: giải phóng đƣờng biển và xây dựng các đƣờng cao tốc hiện đại, sân bay
tốt nhất thế giới Changi, bệnh viện, bệnh viện, trƣờng đại học, đƣờng hàng không
cũng nhƣ cơ sỏ hạ tầng cho ngành viễn thông cáp quang hiện đại.
Thái Lan: Nền kinh tế rơi vào tình trạng hết sức bi đát sau khủng hoảng kinh

tế khu vực năm 1997, tuy nhiên với những chiến lƣợc phát triển kinh tế đúng đắn,
Thái Lan dần phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trƣởng nhƣ hiện nay… Chính phủ Thái
Lan có những chiến lƣợc quan trọng nhằm cải tổ đất nƣớc: chú trọng nhân tố con
ngƣời – nhân tố chủ lực quyết định sự phát triển đất nƣớc, cải tổ chính sách tài
chính – tiền tệ nhằm thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao
động, ổn định trật tự, an toàn xã hội, lấy dịch vụ và xuất khẩu làm đầu tàu cho phát
triển kinh tế, tranh thủ lợi thế so sánh của từng nƣớc với từng lĩnh vực kinh tế để
phát triển hợp tác song phƣơng…
- Việt Nam: kinh tế nƣớc ta gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân
nhƣng với chiến lƣợc ổn định và phát triển kinh tế xã hội và một số văn kiện của
Đảng và Nhà nƣớc, chúng ta đã vƣợt qua những khó khăn bƣớc đầu và từng bƣớc
đạt đƣợc những thắng lợi nhất định. Từ đó đến nay chúng ta cũng đã vạch ra những
chiến lƣợc cụ thể nhƣ: giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, mở cửa nền
kinh tế thu hút đầu tƣ, khuyến khích đầu tƣ phát triển du lịch quốc gia, đẩy mạnh
xuất khẩu, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực…hội nhập kinh tế quốc tế với các
nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Thành tựu mà chúng ta đạt đƣợc là rất quan
trọng và thể hiện đƣờng lối đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc.
8
1.1.2. Chiến lƣợc phát triển ngành
- Chiến lƣợc phát triển ngành là loại chiến lƣợc mà nội dung của nó bao gồm
các yếu tố chịu ảnh hƣởng của chế độ chính trị, xã hội, cách thức phát triển của một
đất nƣớc, hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển ngành. Chiến lƣợc phát triển
ngành cũng phải xác định mục tiêu chính cần đạt đến dựa trên nguồn lực, cơ cấu
kinh tế, phƣơng thức và cơ chế quản lý kinh tế, trong đó phải xem xét con ngƣời là
nhân tố quan trọng mang tính quyết định, khi xây dựng chiến lƣợc chúng ta phải
xem xét đến tính đa dạng và khách nhau giữa các chiến lƣợc do nhiều yếu tố ảnh
hƣởng:
- Hoàn cảnh lịch sử và trình độ phát triển từng giai đoạn của đất nƣớc gắn với
những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn đó nhƣ: chiến lƣợc thời khi hậu
chiến tranh, khôi phục kinh tế, giai đoạn tiền đề cho công nghiệp hóa… Ở những

nƣớc phát triển, họ rất coi trọng đến những chiến lƣợc ứng với những giai đoạn cụ
thể trong tiến trình phát triển.
- Dựa theo mục tiêu chính cần đạt đến của chiến lƣợc, chúng ta có những
chiến lƣợc nhƣ chiến lƣợc xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ thất nghiệp, chiến lƣợc
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Gắn với nguồn lực chúng ta có các loại chiến lƣợc ứng với các nội dung
khác nhau: chiến lƣợc nội sinh (dựa vào nội lực), chiến lƣợc ngoại sinh (dựa vào
ngoại lực) hoặc chiến lƣợc hỗn hợp, chiến lƣợc dựa vào cách mạng khoa học công
nghệ.
- Căn cứ vào cơ cấu kinh tế, chúng ta có thể xây dựng các chiến lƣợc nhƣ:
chiến lƣợc ƣu tiên phát triển một số ngành then chốt, chiến lƣợc thay thế nhập khẩu,
chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu…
- Căn cứ vào phƣơng thức và cơ chế quản lý kinh tế (mô hình quản lý), ta có
thể có các chiến lƣợc kế hoạch hóa tập trung, chiến lƣợc theo cơ chế thị trƣờng hoặc
chiến lƣợc phát triển theo cơ chế thị trƣờng nhƣng có sự điều tiết của nhà nƣớc.
- Con ngƣời là nhân tố cơ bản đóng vai trò quyết định đối với việc thực hiện
chiến lƣợc, mọi chiến lƣợc xây dựng là nhằm phát triển đất nƣớc, đáp ứng nhu cầu

×