Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

Vấn đề tổ chức du lịch sinh thái ở Cần Giờ , Tp Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.76 MB, 129 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH



Trịnh Văn Anh






Chuyên ngành : Địa Lý học
Mã số : 60 31 95


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH THANH SƠN


Thành phố Hồ Chí Minh - 2008

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ tận tình quý báu của các thầy cô giáo, các bạn bè và gia
đình. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến:


- TS. Trịnh Thanh Sơn, người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
- Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Tp. HCM, Phòng Khoa học
Công nghệ & Sau Đại học, Khoa Địa lý, Quý thầy cô giáo đã tận tình giảng
dạy trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt
nghiệp.
- Cuối cùng, xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè thân hữu đã
dành tình cảm, động viên và giúp đỡ tôi học tập, nghiên cứu để hoàn thành
luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2008
Tác giả luận văn

Trịnh Văn Anh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Cần Giờ : CG
Du khách : DK
Du lịch : DL
Du lịch sinh thái : DLST
Khu dự trữ sinh quyển Thế giới : KDTSQTG
Thành phố Hồ Chí Minh : Tp. HCM
Ủy ban Nhân dân : UBND
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch (DL) nói chung và du lịch sinh thái (DLST) nói riêng ngày
càng khẳng định được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế – xã
hội của mỗi quốc gia. Các nước có nền kinh tế phát triển, hàng năm ngành
này mang lại cho họ hàng chục tỷ đô la Mỹ. Chính vì thế, khoảng hai thập kỉ

gần đây, DL (đặc biệt DLST) được nhiều quốc gia, lãnh thổ chú ý vì đó là
ngành phát triển dựa vào thiên nhiên, bảo tồn tự nhiên, bảo tồn văn hóa bản
địa, đặc biệt có khả năng nhanh chóng cải thiện cuộc sống của cộng đồng địa
phương góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển.
Tuy nhiên, loại hình này ở nước ta còn khá mới mẻ, chưa được chú ý
phát triển và nghiên cứu một cách khoa học, tạo cơ sở cho việc khai thác tài
nguyên t
hiên nhiên phục vụ DLST. Thực tế thường tồn tại, việc phát triển DL
tại một vùng hay một địa phương nào đó thường kéo theo sự suy giảm và

xuống cấp tài nguyên môi trường nơi đó. Một trong những nguyên nhân chủ
yếu gây tổn thương cho tài nguyên tự nhiên khi đưa vào khai thác DL được
nhiều giới, ngành, nghề thừa nhận là: hoạt động DL không được quản lý chặt
chẽ, thiếu quy hoạch, các nhà tổ chức DL cũng như dân địa phương chỉ chú ý
đến lợi ích trước mắt mà không tính đến hậu quả lâu dài, dẫn đến khai thác
tràn lan nên giảm g
iá trị và tính hấp dẫn của nó.
Cần Giờ là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên
71.310 ha, cách trung tâm thành phố 50 km về hướng Đông Nam. Tổng diện
tích rừng ngập mặn của địa phương này là 38.663 ha, ngoài chức năng “lá
phổi xanh” của Tp. HCM, đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động – thực
vật hoang dã quý hiếm và một số loài đặc hữu của rừng ngập mặn nhiệt đới
gió m
ùa. Hơn nữa, tháng 1 năm 2000, UNESCO (tổ chức Giáo dục – Khoa
học – Văn hóa của Liên Hợp Quốc) công nhận rừng ngập mặn CG là một
trong 368 Khu dự trữ sinh quyển Thế giới (KDTSQTG). Lợi thế trên, đã giúp
cho CG có đầy đủ những điều kiện cần thiết về tự nhiên để phát triển DLST;
tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên DL quý giá này vẫn chỉ nằm ở dạng tiềm
năng.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Vấn đề tổ

chức DLS
T ở Cần Giờ – Tp. HCM” làm luận văn tốt nghiệp, mong sao có thể
đóng góp một phần nhỏ bé theo suy nghĩ khiêm tốn của mình để đưa DLST
CG ngày càng phát triển, tương xứng với tiềm năng, vị thế vốn có của nó.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
- Nghiên cứu tiềm năng phát triển DLST CG.
- Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng DLST CG, trên cơ sở đó chúng tôi đề
xuất một số biện pháp nhằm đẩy mạnh phát triển DLST góp phần cải thiện
đời sống c
ho dân địa phương cũng như duy trì, bảo tồn nguồn động – thực vật
qúy hiếm ở KDTSQTG.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển DL và bảo tồn môi trường tự
nhiên cân bằng sinh thái. Đồng thời, đánh giá sự tác động của DL đối với đời
sống kinh tế – xã hội của người dân CG.

- Đưa ra một số định hướng để phát triển DLST CG.
3. Sơ lược lịch sử nghiên cứu đề tài
DLST trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ theo cả chiều rộng
và chiều sâu. Hòa nhịp dòng chảy đó, DLST Việt Nam nói chung và DLST
CG nói riêng ngày càng thu hút sự chú ý của DK trong và ngoài nước. Có thể
nói, trong tương lai không xa, CG là điểm hẹn cuối tuần cho thành phố và các
tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, năm 2000 rừng ngập mặn CG được UNESCO công
nhận là KDTSQTG nên đến nay đã có những công trì
nh nghiên cứu, tham
luận, đề án về DLST CG. Điển hình:
“Nghiên cứu sinh thái nhân văn ở Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ” (2006), luận án Tiến sĩ của Lê Đức Tuấn. Ở đây, tác giả đã
phân tích, đánh giá tổng thể và đề ra một số giải pháp bảo vệ môi trường sinh
thái nhân văn rất hữu ích cho việc phát triển DLST CG.
Công trình nghiên cứu “Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG”

(2002) của Lê Đức Tuấn và một số cộng sự đã được Nhà xuất bản Nông
nghiệp ấn hành. Đây là công trình cung cấp đầy đủ nhất từ trước đến nay về
m
ôi trường tự nhiên, các hệ sinh thái động – thực vật CG làm cẩm nang cho
việc vận dụng vào việc phát triển DLST ở địa phương này
Đề án “Quy hoạch CG thành 3 vùng DLST” của UBND CG đã được
UBND Tp. HCM phê duyệt tháng 4/2004. Theo đó, huyện CG được phân
thành 3 vùng: vùng DLST nông nghiệp kết hợp với nhiệm vụ phát triển 4 xã

phía Bắc; vùng DLST rừng gồm toàn bộ diện tích rừng ngập mặn và phần còn
lại là DLST biển.
Huyện đã có các báo cáo thường niên và định kì như: “Báo cáo sơ kết 3
năm thực hiện quy hoạch phát triển DLST (2005 – 2007)”; “Báo cáo thành
tựu xây dựng và phát triển huyện CG sau 30 năm CG sáp nhập về Tp. HCM”
(tháng 02/2008) và “Báo cáo giới thiệu tiềm năng, quy hoạch và các dự án
đầu tư phát triển DLST CG” (tháng 6/2008). Ba báo cáo trên của UBND
huyện CG đã đánh giá quá trình quy hoạch, triển khai đề án, tổng kết các dự
án DLS
T đang thi công, đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Đồng thời, các báo
cáo cũng nêu thành tựu, hạn chế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
sắp tới cho DLST CG.
Ngoài ra, còn một số bài báo về các đề án xây dựng, phát triển khu DL
Vàm Sát, Đảo Khỉ, đặc biệt là Khu đô thị sinh thái lấn biển CG. Qua những
bài này cho thấy, các tác giả đã nhìn nhận, đánh giá cả hai khía cạnh được và
mất trong quá trình triển khai dự án cũng như đóng góp ý kiến rất hữu ích cho
DLST CG.
Nhìn chung, các tham luận, nghiên cứu, đề án về DLST CG chỉ mới
dừng lại ở việc đánh giá tiềm năng, hiện trạng và một vài giải pháp mang tính
chất tình thế cho DL huyện nhà, chưa có những định hướng, giải pháp tổng
thể để đưa DLST CG đi lên, xứng tầm với tiềm năng và vị thế vốn có của nó.

4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
-
Thời gian nghiên cứu: từ 2003 đến quý 2 năm 2008 (tập trung ở giai
đoạn 2005 – 2007), trên cơ sở đó định hướng cho việc phát triển DLST CG
trong tương lai.
- Không gian nghiên cứu: huyện CG (Tp. HCM).

- Nội dung nghiên cứu: Trên cơ sở giới thiệu tiềm năng tự nhiên, kinh
tế – xã hội và hiện trạng DLST CG chúng tôi đưa ra một số định hướng để
phát triển DLST CG.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Các quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Là tập hợp các thành tố tạo nên một chỉnh thể ổn định và vận động theo
quy luật tổng hợp, một hệ thống bao giờ cũng có cấu trúc gồm
nhiều thành tố,
mỗi thành tố lại có cấu trúc nhỏ hơn. Các thành tố của hệ thống có quan hệ
biện chứng với nhau bằng quan hệ vật chất và quan hệ chức năng.

Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn CG là một phân hệ của Đông
Nam Bộ. Trong rừng, có các hệ nhỏ hơn như: phân hệ khách DL, phân hệ
tổng thể tự nhiên, lịch sử, văn hóa của rừng, trong đó người dân bản địa và
nhân viên rừng ngập mặn sẽ quy định tương lai của hệ.


5.1.2. Quan điểm sinh thái và phát triển bền vững
Xét trên quan điểm này cần làm rõ mối quan hệ giữa sinh thái và con
người sống trong hệ sinh thái đó, chúng có mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc
lẫn nhau giữa các thành phần bộ phận tự nhiên của khu dự trữ.


Làm rõ mối quan hệ giữa thành phần, bộ phận của tự nhiên với dân địa
phương và khách DL. Trên cơ sở đó, chúng ta khai thác tiềm năng của rừng
để phục vụ DL, bảo tồn tự nhiên, văn hóa bản địa sao cho thỏa mãn hiện tại
mà không ảnh hưởng tới nhu cầu trong tương lai.
5.1.3. Quan điểm sinh thái – kinh tế

Quan điểm này cần phải tổ chức DLST ở CG sao cho: vừa phát triển
DLST, vừa phát triển kinh tế, vừa cải thiện được đời sống dân địa phương mà
vẫn duy trì cân bằng sinh thái, bảo vệ nguồn gen và động thực vật quý hiếm.
5.1.4. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Mỗi sự vật và hiện tượng đều có quá trình phát sinh, phát triển vận
động và biến đổi không ngừng. Đứng trên quan điểm lịch sử, phân tích nguồn
gốc phát si
nh, đánh giá đúng hiện tại sẽ là cơ sở đưa ra các dự báo xác thực về
xu hướng phát triển trong thời gian sắp tới.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thực địa

Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích khảo sát, kiểm chứng, tìm
hiểu các yếu tố tự nhiên, kinh tế – xã hội, cơ sở vật chất kĩ thuật và một số
hoạt động DL khác từ nguồn tài liệu đã tham khảo làm tư liệu cho đề tài
nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp bản đồ

Từ bản đồ, vạch ra các vị trí tiến hành khảo sát, kiểm tra khu DLST
CG. Xem xét, nghiên cứu trên bản đồ để xây dựng các tuyến điểm DL mới, vị
trí cần quy hoạch và dự đoán hậu quả của sự phát triển DLST.
5.2.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập sàng lọc một cách chi tiết,

phân loại xử lý, tìm kết quả có độ tin cậy cao đưa vào minh chứng cho đề tài.
5.2.4. Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo dựa trên cơ sở sự phát triển có tính quy luật của sự
vật, hiện tượng trong quá khứ, hiện tại mà suy diễn logic cho tương lai, từ đó
đề ra các giải pháp cho DLST CG.
5.2.5. Phương pháp chuyên gia

Để nghiên cứu đánh giá vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực,
nhiều ngành nghề cần tham khảo trao đổi với nhiều nhà khoa học thuộc nhiều
lĩnh vực có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6. Cấu trúc của luận văn
- Luận văn chia làm 3 chương với tổng số 96 trang.
- Các chương gồm:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về DL và DLST.
+ Chương 2: Hiện trạng DLST ở CG.
+
Chương 3: Hướng tổ chức DLST ở CG.
- Chúng tôi tập trung nghiên cứu ở chương 2 và chương 3.
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH
SINH THÁI
1.1. Khái niệm về DL và DLST
1.1.1. Khái niệm về DL
Hiện nay, có nhiều quan niệm khác nhau về du lịch, nhưng chúng ta có
thể hiểu là: DL là một dạng hoạt động của dân cư được thực hiện trong thời
gian rảnh rỗi liên quan đến sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư
trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất, tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hóa, thể thao kèm theo việc tiêu thụ những
giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa.
1.1.2. Khái niệm về DLS

T
DLST được hiểu dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhưng chung
quy lại: DLST là DL dựa vào thiên nhiên, phát triển dựa vào những hấp dẫn
của văn hóa bản địa gắn với bảo vệ môi trường. Phát triển DLST cần lôi kéo
sự tham gia của cộng đồng địa phương nhằm nâng cao đời sống cho họ, góp
phần vào việc bảo tồn sinh t
hái.
1.2. Tài nguyên DL
1.2.1. Định nghĩa tài nguyên DL và tài nguyên DLST
1.2.1.1. Định nghĩa tài nguyên DL
Theo P.TS Nguyễn Minh Tuệ thì “Tài nguyên DL là tổng thể tự nhiên,
văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát
triển thể lực, trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ.
Những tài nguyên này, được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho
việc sản xuất dịch vụ DL.”.
1.2.1.2. Định nghĩa tài nguyên DL
Tài nguyên DLST là một bộ phận quan trọng của
tài nguyên DL bao
gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị
văn hóa bản địa, tồn tại, phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó.
Tài nguyên DLST rất phong phú và đa dạng, một số loại tài nguyên
DLST thường được khai thác nhằm đáp ứng nhu cầu DK là:
- Các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là những nơi có tính đa dạng sinh
học cao, với nhiều loài sinh vật đặc hữu quý hiếm.
- Các hệ sinh thái nông nghiệp: Hệ sinh thái nông nghiệp là một tổng thể
bao gồm môi trường và những quần thể sinh vật (cây trồng, vật nuôi, cây
rừng…), các sinh vật gây hại (sâu, bệnh, chuột…), các sinh vật c
ó ích.
1.2.2. Phân loại tài nguyên DL và tài nguyên DLST
1.2.2.1. Phân loại tài nguyên DL

- Tài nguyên DL tự nhiên:
+ Địa hình: Có hai đơn vị hình thái chính là đồi núi và đồng bằng.
Đồng bằng tương đối đơn điệu ít gây cảm hứng cho khách tham quan; ngược
lại miền núi thường tạo ra không gian thoáng đãng bao la. Ngoài địa hình
chính với các ý nghĩa phục vụ DL khác nhau cần chú ý đến địa hình đặc biệt
có giá trị lớn cho tổ chức DL là kartơ và bờ biển.
+ Khí hậu: ảnh hưởng đến việc thực hiện chuyến DL hoặc hoạt động
dịch vụ DL. DL cả năm
thích hợp với các loại hình DL chữa bệnh suối
khoáng, DL trên núi; Ngược lại, mùa hè có thể phát triển loại hình như: tắm
biển, leo núi; mùa đông là DL trên núi.
+ Thủy văn: Trong tài nguyên nước phải nói đến tài nguyên nước
khoáng – nguồn tài nguyên có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trên thế giới,
nhu cầu DL kết hợp với nhu cầu an dưỡng, chữa bệnh phát triển đá
ng kể,
ngày càng thu hút khách quốc tế.
+ Sinh vật: Tài nguyên động – thực vật là điều kiện để các loại hình DL
phát triển như: tham quan, săn bắn, thể thao, nghiên cứu khoa học…. Phát
triển DL cần phải đi đôi với duy trì và bảo tồn tài nguyên sinh vật.
- Tài nguyên DL nhân văn:
+ Di tích lịch sử – văn hóa: Mỗi quốc gia đều có những quy định bảo
vệ, nó được phân ra các dạng: di tích văn hóa khảo cổ, di tích lịch sử, văn hóa
nghệ thuật, danh lam thắng cảnh.
+ Lễ hội: Là một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau giây phút lao
động mệt nhọc hay một dịp để con người hướng về sự kiện trọng đại. Khách
DL tham quan mục đích lễ hội thường cảm t
hấy hòa đồng, say mê nhập cuộc,
nảy sinh tình cảm cộng đồng cũng như hiểu biết dân tộc ấy hơn.
1.2.2.2. Phân loại tài nguyên DLST
- Các hệ sinh thái điển hình và đa dạng sinh học: Trên cơ sở đa dạng

sinh học của các hệ sinh thái, người ta phân ra các hệ sinh thái như: xích đạo,
cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực đới. Ngoài ra,
người ta còn phân hệ sinh thái theo kiểu: núi cao, san hô, ven biển…. Các hệ
sinh t
hái đặc thù này thường được tập trung ở các vườn quốc gia và khu bảo
tồn thiên nhiên, vì vậy việc khai thác tiềm năng DLST thường gắn với khu
vực này.
- Các tài nguyên DLST đặc thù:
+ Miệt vườn: Là đặc trưng của hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các
vùng chuyên canh cây ăn quả, vườn hoa, cây cảnh… có sức hấp dẫn với
khách DL.
+ Sân chim: Là hệ sinh thái đặc biệt ở khu đất tương đối rộng, hệ thực
vật tương đối phát triển, khí hậu phù hợp với điều kiện sống hay di cư của
một số loài chi
m.
+ Cảnh quan tự nhiên: Là sự kết hợp tổng thể các thành phần tự nhiên,
trong đó địa hình, lớp phủ thực vật, sông nước đóng vai trò quan trọng tạo nên
yếu tố thẩm mĩ thu hút khách DL.
- Văn hóa bản địa: bao gồm đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội
truyền thống; kiến t
hức dân gian, truyền thuyết; các sản phẩm thủ công mĩ
nghệ gắn với cộng đồng; di tích văn hóa khảo cổ gắn với liền lịch sử phát
triển và tín ngưỡng cộng đồng.
1.3. Sản phẩm DL
1.3.1. Định nghĩa sản phẩm DL và sản phẩm DLST
1.3.1.1. Định nghĩa sản phẩm DL
Theo TS. Trần Văn Thông: “Sản phẩm DL là sự kết hợp hàng hóa và
dịch vụ trên cơ sở khai thác tài nguyên nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác DL
cho khách DL trong hoạt động DL.”.
Sản phẩm DL gồm cả hữu hình và vô hình: Hữu hình là sản phẩm

mang tính hình thức có thể cầm, nắm, cân, đong, đo, đếm;
ngược lại, sản
phẩm vô hình là sản phẩm không mang hình thái vật chất hữu hình.
Vậy, có thể hiểu định nghĩa sản phẩm DL: Là tất cả mọi vật thể, đối
tượng, cách thức của hoạt động DL mà thu được tiền từ khách DL.
1.3.1.2. Định nghĩa sản phẩm DLS
T
Đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về sản phẩm DLST, nhưng định
nghĩa được nhiều người thừa nhận: Sản phẩm DLST là sự khai thác tính
“nguyên sơ” của thiên nhiên và tính “nguyên bản” nền văn hóa của mỗi dân
tộc làm thỏa mãn nhu cầu trở về với thiên nhiên của DK tạo cảm giác được
hòa mình cùng thiên nhiên. Từ đó giấy lên trong lòng họ tình yêu thiên nhiên,
ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trao đổi văn hóa đưa đến kết quả tạo
ra một mạng lưới tích cực tác động đến môi trường, kinh tế địa phương.
Sản phẩm DLST cũng gồm sản phẩm vô hình và hữu hình.
1.3.2. Phân loại sản phẩm DL và sản phẩm DLS
T
1.3.2.1. Phân loại sản phẩm DL
- Sản phẩm DL tự nhiên: bao gồm các điều kiện tự nhiên, các cảnh
quan tự nhiên (cảnh quan rừng ngập mặn, rừng nhiệt đới, xa van…), được con
người đưa vào khai thác sử dụng cho ngành DL và mang lại h
iệu quả kinh tế.
- Sản phẩm DL nhân văn: bao gồm các điều kiện về nhân văn (phong
tục tập quán, làng nghề truyền thống, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng…), có khả
năng tạo sức hút cho DK.
1.3.2.2. Phân loại sản phẩm DLST
- Sản phẩm DLST tự nhiên: Gồm các tài nguyên DLST được con người
đưa vào khai thác, sử dụng phục vụ trong DL mà mang lại hiệu quả kinh tế
cho DLST. Các loại sản phẩm DLST thường được đưa vào sử dụng như:
vườn chim, bãi biển, các khu rừng quốc gia….

- Sản phẩm DLST nhân văn: Gồm
phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ
hội truyền thống (đặc biệt là của dân tộc thiểu số) được đưa vào kinh doanh
khai thác phục vụ hiệu quả cho ngành DL.
1.4. Vấn đề tổ chức DLST
1.4.1. Vấn đề tổ chức DL
1.4.1.1. Về quy hoạch
Hợp nhất phát triển DL vào khuôn khổ quy hoạch chiến lược cấp quốc
gia và địa phương. Tiến hành phân vùng DL, các hình thức tổ chức DL; đồng
thời, đánh giá tác động của m
ôi trường sẽ tăng khả năng tồn tại, phát triển của
DL
1.4.1.2. Tổ chức kinh doanh
Xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông vận tải, thông tin liên lạc
và các dịch vụ cho ngành DL nói chung, thiết kế các tuyến, điểm, trung tâm,
tiểu vùng, á vùng và vùng DL nói riêng. Đồng thời, xây dựng các chương
trình, tour, dịch vụ, thông tin DL, thời gian, giá cả và nhu cầu thị trường.
1.4.1.3. Đào tạo cán bộ
Đào tạo gắn với vấn đề phát triển bền vững và thực tiễn công việc cùng
với việc tuyển dụng lao động địa phương ở mọi cấp sẽ làm phát triển chất
lượng sản phẩm DL tốt hơn.
1.4.1.4. Tiếp thị quảng bá DL
Giúp cho khách DL mọi thông tin đầy đủ về hoạt động DL nhằm lôi
kéo sự tham gia của du khách và nâng cao ý thức, sự hiểu biết của họ đối với
tự nhiên, văn hóa, xã hội. Đồng thời, làm thỏa mãn sự hài lòng của DK đối
với dịch vụ, địa điểm chuyến đi.
1.4.1.5. Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương
Lôi kéo cộng đồng địa phương vào hoạt động DL nhằm
nâng cao mức
sống, cải thiện phúc lợi cho đân địa phương. Đồng thời, giúp bảo vệ môi

trường tốt hơn, chất lượng DL hài lòng quý khách hơn.
1.4.1.6. Liên doanh, liên kết DL trong nước với thế giới
Trong xu hướng hội nhập thế giới, việc liên doanh liên kết với DL các
nước trên thế giới là điều không thể thiếu nhằm góp phần mở rộng thị trường,
giao lưu văn hóa, tạo mối liên hệ kinh tế – xã hội….
1.4.2. Vấn đề tổ chức DLST
1.4.2.1. Sức chứa DK
Đứng ở góc độ sinh học, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà

nếu lớn hơn sẽ vượt khỏi khả năng tiếp nhận của môi trường. Sức chứa này sẽ
đạt tới giới hạn khi số lượng DK và các tiện nghi mà họ sử dụng bắt đầu có
những ảnh hưởng tới tập quán sinh hoạt dân bản địa, của các loài thú hoang
dã và làm
cho hệ sinh thái bị xuống cấp (phá vỡ tập quán kết bầy, làm đất bị
xói mòn…).
Đứng ở góc độ tâm lý, sức chứa được hiểu là giới hạn lượng khách mà
nếu vượt quá thì bản thân DK sẽ cảm thấy khó chịu vì sự đông đúc và hoạt
động của họ bị ảnh hưởng bởi sự có mặt của DK kh
ác.
Đứng ở góc độ quản lý, sức chứa được hiểu là lượng khách tối đa mà
khu DL có khả năng phục vụ.

1.4.2.2. Về hoạch định chính sách
Quy hoạch phát triển DLST chỉ được xem xét, thực hiện trên những
vùng lãnh thổ đặc trưng đảm bảo các yêu cầu cần thiết. Quá trình thực hiện
cần được tiến hành theo khuôn khổ, các quy định, luật pháp và được Chính
phủ thông qua.
1.4.2.3. Về quản lý lãnh thổ
Cần kiểm soát thường xuyên đối với các hệ sinh thái và môi trường tự
nhiên. Trong quá trình phát triển DL, việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng là

một trong những giải
pháp quan trọng mà các nhà quản lý cần thực hiện nhằm
khuyến khích người dân địa phương và nhà điều hành DL nổ lực chung cho
sự phát triển DL bền vững.
1.4.2.4. Về vai trò của nhà điều hành DL
Phải bảo đảm lợi ích kinh doanh DL, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc
bảo tồn và phát triển bền vững.
1.4.2.5. Về đào tạo hướng dẫn viên
Phải là người có kiến thức, nắm được đầy đủ về m
ôi trường tự nhiên,
đặc điểm sinh thái và văn hóa cộng đồng địa phương để giới thiệu một cách
sinh động nhất, đầy đủ nhất với DK về những vấn đề họ quan tâm.
1.4.2.6. Về quảng bá, tiếp thị
Trong thời buổi thông tin như hiện nay, việc quảng bá, tiếp thị sản
phẩm là không thể thiếu, nó đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để đưa sản phẩm
từ nhà sản xuất đến t
ay người tiêu dùng. Vì vậy, vấn đề quảng bá, tiếp thị cần
có chiến lược nhằm khai thác hiệu quả nhất tiềm năng DLST cũng như thỏa
mãn nhu cầu của “Thượng đế”.
Chương 2: HIỆN TRẠNG DU LỊCH SINH THÁI Ở
CẦN GIỜ

2.1. Giới thiệu khái quát về Tp. HCM
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở 10
0
22’ đến 11
0
22’ vĩ độ Bắc và từ
106
0

07’ đến 107
0
02’ kinh độ Đông với diện tích 2.095 km
2
. Phía Bắc – Tây
Bắc giáp Bình Dương và Tây Ninh; phía Đông – Đông Bắc giáp Đồng Nai và
Bà Rịa – Vũng Tàu; phía Đông Nam giáp Biển Đông thông qua huyện Cần
Giờ; phía Nam – Tây Nam giáp Long An và Tiền Giang.
Là trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học kĩ thuật của cả nước và đầu
mối giao thông quan trọng nhất phía Nam nên vai trò của thành phố vô cùng
quan trọng trong sự phát triển kinh tế phía Nam cũng như cả nước.
Về mặt tự nhiên: Địa phương này có địa hình bán bình nguyên vùng
đồi lượn sóng – nơi chuyển tiếp từ địa hình m
iền núi Tây Nguyên xuống miền
đồng bằng sông Cửu Long. Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm, gió mùa,
cận xích đạo với một mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Thực vật
gồm các hệ sinh thái: rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, rừng nhiệt đới phát triển
trên đất phèn và rừng ngập mặn. Thành phố có hệ thống sông Đồng Nai chảy
theo hướng Tây Bắc – Đông Nam đổ ra biển Đông.
Về mặt kinh tế – xã hội: Năm
2006, dân số của địa phương này là 6,43
triệu người, GDP bình quân đạt 2100 USD/người. Đây cũng là địa phương
đóng góp cho ngân sách nhà nước cao nhất so với các tỉnh thành và nhận
lượng kiều hối tới 60% của cả nước. Là nơi giao thoa của nhiều dòng chảy
văn hóa (Việt, Hoa, Chăm,…) thuộc vùng văn hóa Nam Bộ với đặc trưng con
người năng động, nhạy bén. Chính vì thế, ẩm thực của thành phố phong phú,
đa dạng; hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng khá phát triển.
2.2. Giới thiệu về Cần Giờ
2.2.1. Vị trí địa lý
CG là một huyện ngoại thành của Tp. HCM, có diện tích tự nhiên

71.310 ha (bằng 1/3 diện tích tự nhiên của Tp. HCM), cách trung tâm thành
phố 50 km. Đây là một huyện ven biển duy nhất của Tp. HCM có đường bờ
biển dài 20 km.
- Tọa độ địa lý:
+ Vĩ độ Bắc: 10
0
18’ – 10
0
37’
+ Kinh độ Đông: 106
0
44’ – 107
0
02’
- Ranh giới:
+ Phía Bắc giáp Nhơn Trạch (Đồng Nai).
+ Phía Tây Bắc giáp huyện Nhà Bè (Tp. Hồ Chí Minh).
+ Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Cần Đước, Cần Giuộc (Long An)
và huyện Gò Công Đông (Tiền Giang).
+ Phía Nam giáp Biển Đông
+ Phía Đông giáp huyện Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu).
CG có 6 xã và một thị trấn: Bình Khánh, An Thới Đông, Tam Thôn
Hiệp, Lý Nhơn, Long Hòa, Thạnh An và thị trấn Cần Thạnh.
2.2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.2.1. Địa hình
Về mặt địa hình, CG có dạng lòng chảo ở trung tâm, nếu xét theo từng
khu vực nhỏ th
ì địa hình cũng có phần biến đổi nhưng sự chênh lệch không
lớn lắm, độ cao trung bình so với mực nước biển từ 0,0 m – 1,5 m (Giồng
chùa là điểm cao nhất khoảng 10,1 m). Do lực tương tác sông biển nên địa

hình CG phát triển theo 2 hướng chính là xói mòi và bồi tụ.
2.2.2.2. Khí hậu
CG thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa, cận xích đạo với một
mùa khô nóng và một mùa mưa ít nóng hơn. Mùa mưa từ tháng 5 – 10 (gió
Tây Nam); mùa khô từ tháng 11 – 4 năm sau (gió Đông Nam). Lượng mưa
tương đối thấp, trung bình đạt 1300 – 1400 mm/năm, tập trung đến 90% vào
mùa mưa.
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật và hoạt động tổ chức DLST.
2.2.2.3. Thủy văn
- Sông ngòi: Hệ thống sông ngòi dày đặc với diện
tích toàn lưu vực là
22.850 ha, chiếm 32,45 % diện tích tự nhiên CG. Sông ngòi nơi đây chủ yếu
chảy theo hướng Đông Nam dạng uốn lượn nên ảnh hưởng trực tiếp đến địa
hình và cảnh quan. Môi trường nước CG đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi dầu
thải tàu bè, chất thải công nghiệp, sinh hoạt…. Nguồn nước ngọt ở CG rất
khan hiếm.
- Biển: Đường bờ biển dài 20 km
, độ dốc thoải, thành phần nước giàu
phù sa, thích hợp cho việc phát triển và nuôi trồng thủy hải sản. Đồng thời,
tiềm năng này có thể phát triển các loại hình DL: nghỉ ngơi, tắm biển, thể thao
nước, tham quan bãi nghêu, tham gia đánh bắt thủy sản với người dân trong
vùng để hòa mình với cuộc sống thôn quê….
Bãi biển 30/4 và các vịnh giáp Biển Đông là nơi thuận lợi cho các loại
hình DL thể thao, an dưỡng, tham quan kết nối với tour ở Vũng Tàu, Tp.
HCM và đồng bằng sông Cửu Long.
2.2.2.4. Động – Thực vật
Sự kết hợp khí hậu, địa hình, t
hổ nhưỡng và chế độ ngập triều đã hình
thành rừng ngập mặn CG với các loài động thực vật cực kì phong phú và đa
dạng. Trong chiến tranh, khu vực này là một vùng rậm rạp, cây rừng cao đến

25m gồm các hội đoàn: đước đôi, bần trắng, mấm trắng…. Thời gian từ năm
1964 – 1970, Mỹ đã rải khoảng 1 triệu gallonr chất độc hóa học (da cam,
xanh, trắng), rừng bị hủy diệt hoàn toàn làm thay đổi diễn thế sinh thái, các
loại cây đước, đà, vẹt biến mất nhường chỗ cho mấm, giá, cóc và một số cây
bụi khác.
Từ năm 1978 đến nay, việc tiến hành trồng rừng để khôi phục lại hệ
sinh thái đạt được kết quả mỹ mãn. Sau khi rừng phục hồi chim, thú rừng đã
quay trở lại sinh sống, tạo nên những đặc điểm nổi bật của CG về tính đa
dạng sinh học.
a/ Động vật
- Động vật trên cạn: Cùng với v
iệc khôi phục rừng ngập mặn, nhiều
loài động vật vốn có đã xuất hiện trở lại, sinh sôi phát triển rất phong phú và
đa dạng. Thống kê cho biết, tổng số động vật trên cạn gồm 103 loài với các
loài tiêu biểu như cá sấu hoa cà, khỉ, rắn,….
Bảng 2.1: Các loài động vật ở KDTSQTG.
Lớp Bộ Họ Chi
Loài
Thú 07 11 14 16
Chim 11 23 35 55
Bò sát 03 15 24 27
Lưỡng cư 22 03 03 05
Tổng cộng 43 52 76 103
(Nguồn: UBND huyện CG, 2007)
- Động vật dưới nước: Tổng số động vật dưới nước gồm 36 loài thân
mềm, 120 loài cá và một số phiêu sinh vật nổi cùng sinh vật đáy khác.
CG có 13 loài thú quý hiếm được nêu trong Sách Đỏ (chiếm 62% trên
tổng số loài thú nơi đây). Hiện nay, địa phương này đang tiến hành nuôi một
số loài theo mô hình tự nhiên và bán tự nhiên từ quy mô nhỏ đến lớn như: cá
sấu hoa cà, khỉ (gần 1000 con, sống thành từng bầy),

trăn, rắn, kì đà…. Tất cả
những loài trên được nuôi thực nghiệm và nhân giống nhằm mục đích khôi
phục, bảo tồn phục vụ cho việc phát triển DLST hiện nay cũng như trong
tương lai.
b/ Thực vật
Thực vật rừng ngập mặn rất phong phú, đa dạng, theo thống kê của
Viên Ngọc Nam và Nguyễn Sơn Thụy (1999) thì CG có 159 loài thực vật
thuộc 76 họ. Cụ thể: Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 họ; loài cây
chịu mặn: 33 loài thuộc 19 họ; loài cây sinh sống t
rên vùng đất cao: 90 loài
thuộc 42 họ.
Hệ sinh thái rừng được tạo thành bởi hai hệ thống sinh thái: Hệ sinh
thái rừng hỗn giao lá rộng nhiệt đới, ẩm, gió mùa có diện tích phân bố nhỏ và
hệ sinh thái rừng ngập mặn với các kiểu quần xã điển hình trên toàn bộ vùng
đất ngập triều. Loài cây rừng ngập mặn phát sinh, phát triển theo một trật tự
chặt chẽ thích nghi với môi trường sống của từng l
oài mà yếu tố chi phối trật
tự phân bố là mức độ ngập triều, thổ nhưỡng, độ mặn và địa hình.
- Diễn thế sinh thái rừng ngập mặn:
+ Diễn thế nguyên sinh:
Từ thông tin giải đoán không ảnh qua các thời kì cho thấy, diễn thế
nguyên sinh của CG là bần trắng, rồi đến mấm trắng (bần trắng chiếm ưu thế).
Tiến sâu vào bên trong có đước hỗn giao với bần hay mấm, đây là giai đoạn
chuyển từ rừng bần, mấm
sang rừng đước sau khi đất tương đối ổn định. Vào
sâu hơn nữa là mấm đen, dà, chà là, giá…. Vùng chuyển tiếp là hỗn giao giữa
dà, mấm đen, đước, đây là giai đoạn cuối cùng của sự chuyển tiếp để chuyển
sang rừng phát triển trên đất cao, lúc này đước không thích nghi mà nhường
chỗ cho dà vôi. Càng ngày đất ổn định và cao dần t
hì giai đoạn chuyển tiếp từ

bần sang đước càng rõ rệt.
+ Diễn thế thứ sinh:
Giai đoạn từ năm 1966 – 1970, CG bị rãi chất độc hóa học làm cho cây
rừng rụng lá, chết hàng loạt, đất trơ trụi. Dọc theo bãi bồi hoặc hai bên bờ
sông có mấm trắng, bần trắng (trong đó mấm trắng chiếm ưu thế hơn – khác
hẳn với diễn thế nguyên sinh). Có lẽ, do trái mấm trắng có đặc điểm là to hơn
bần trắng (vỏ hạt bần cứng hơn) nên trái mấm dễ dàng bám
vào đất bùn hơn
thuận lợi cho việc nảy mầm và tái sinh nhanh. Vì thế, cây bần sau khi bị tàn
phá, hủy hoại chúng phát triển nhanh hơn (đặc biệt ở phía Tây CG), trong khi
đó, các cây mấm đen, đước đôi bị chết hàng loạt, đất bỏ trống cây rừng chưa
kịp tái sinh. Nước triều giúp cho quá trình tái sinh mạnh mẽ các loài thực vật
ở CG.
Trên các vùng đất cao bị ảnh hưởng bởi thủy triều thì cây lức mọc
thành từng đám
cùng với trùm lé, tra lâm vồ, chà là… đây là diễn thế sinh thái
cuối cùng của rừng ngập mặn. Ở các ruộng muối bỏ hoang có nguồn nước
triều ngập theo định kì thì các loại cây hạt nhỏ như mấm quăn, dà, cóc, đã tái
sinh nhưng phân bố không đều.
Việc hiểu biết diễn thế sinh thái, giúp chúng ta biết được các yêu cầu
cần thiết trong việc bố trí các loài cây, các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới sự
tái sinh của rừng, từ đó đưa ra các biện p
háp tái tạo lại rừng ngập mặn CG.
- Các loại quần xã rừng ngập mặn CG.
Mức độ ngập triều có tác động rõ rệt đến sự phân hóa quần xã thực vật,
bên cạnh đó các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng không nhỏ: độ sâu tầng
đất, độ rắn, cấu trúc, độ mặn…. Sự phân bố thảm t
hực vật ở CG gồm quần xã
sau:
+ Quần xã mấm trắng: Phân bố dọc theo các bãi bồi ở phía Tây của

CG, thích hợp với bùn lỏng và hơi chặt. Quần xã này có tác dụng cố định đất,
lấn biển nhờ hệ thống rễ phế căn mọc dày trên mặt đất và giữ được trái đước
trôi đến, tái sinh khi đất đã ổn định.
+ Quần xã bần trắng: phân bố trên đất mới bồi, bùn lỏng vùng cửa
sông, ven biển có độ mặn cao.
+ Quần xã mấm trắng – bần trắng: phân bố ở các cửa sông, ven sông
rạch.
+ Quần xã mấm – đước đôi: thường phân bố ở vùng đất ổn định hơn.
+ Quần xã đước đôi: Phân bố ở vùng đất đã ổn định hoàn toàn, các
quần xã dần dần được thay thế bằng rừng trồng. Với cây đước thuần loại, sự
hình thành các quần xã này được coi là ổn định trong diễn thế sinh thái rừng
có lợi trong kinh doanh DL và phòng hộ.
+ Quần xã đước đôi – cây bụi
: phân bố trên các vùng đất cao hơn, ở
đây các loài cây thân gỗ nhỏ bắt đầu xâm chiếm với cây đước.
+ Quần xã mấm quăn: Phân bố dọc theo các sông rạch ở phía Nam,
Đông Nam hay dọc theo tuyến Nhà Bè – CG, chúng thường mọc thuần loại
hay hỗn giao với cóc vàng, giá trên nền ruộng m
uối cũ đã có rau sam đỏ.
+ Quần xã cóc vàng: Phân bố chủ yếu trên đất cao có rau sam đỏ, thích
hợp với thành phần đất sét chặt, nước triều ngập theo tháng, thường mọc xen
lẫn với mấm đen, giá, dà.
+ Quần xã chà là: Phân bố chủ yếu trên đất cao ít ngập triều, trong đó
xen kẽ một số loài: ráng, tra lâm vồ, tra bụp, lức, giá… đây cũng là nơi cư trú
của một số loài động vật như heo, khỉ, trăn….
+ Quần xã dà: Có hai loại là dà vôi và dà quánh, thường mọc trên vùng
đất cao. Dà vôi thường mọc thuần loại theo đám
hay hỗn giao với cóc vàng,
mấm quăn, sinh trưởng tốt trên nền ruộng muối cũ và đất có rau sam đỏ mọc.
+ Quần xã ráng, lức: Phân bố rãi rác ở khu vực phía Bắc, thích hợp với

những vùng đất cao, đất sét chặt, ít bị ngập triều, thường mọc hỗn giao với
lức, chùm lé….
+ Quần xã dừa nước: Phân bố dọc kênh rạch có độ mặn thấp và đất phù
sa bồi đắp đã bắt đầu ổn định; quần xã này thường mọc thuần loại hay hỗn
giao với mái dầm, ô rô, lác, cói….
Nếu chi tiết hơn còn có thể kể đến một số quần xã được gây dựng với
diện tích không lớn lắm như quần xã vẹt đen, gõ nước….
2.2.3. Điều kiện kinh tế – xã hội
2.2.3.1. Dân cư – nguồn lao động
- Gia tăng tự nhiên: Theo thống kê của UBND huyện CG năm
2007,
dân số huyện là 68.000 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1.07%.
- Phân bố dân cư: Dân cư phân bố không đều, mật độ trung bình là 96
người/km
2
, chủ yếu tập trung theo các cụm dân cư, xóm, ấp và các xã nằm
ven bờ rừng. Các xã có mật độ cao là Bình Khánh, Cần Thạnh và Long Hòa.
- Thu nhập bình quân: Thu nhập bình quân theo đầu người năm 2007 là
1100 USD/người, hoạt động chủ yếu trong các ngành nông – lâm – ngư
nghiệp và một số hoạt động trong DL. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn 6
triệu/hộ/năm giảm còn 14.46%.
- Trình độ dân trí: Trình độ dân trí của huyện rất thấp.
Bảng 2.2: Số lượng trường, lớp, học sinh và giáo viên ở CG
Năm học Số trường Số lớp Số học sinh
Số giáo viên
1997 – 1998 30 461 13.776 561
2007 – 2008 33 493 15.470 773
(Nguồn: UBND huyện CG, 2007)
- Nguồn lao động: Năm 2007 số người trong độ tuổi lao động là 36.429
người. Trong đó, lao động hoạt động trong ngành nông nghiệp 2.176 người

(chiếm 5.97%), nuôi trồng thủy hải sản là 13.865 người (chiếm 38.06%),
thương mại – dịch vụ – DL là 6.103 người (chiếm 16.75%), còn là các ngành
khác.
2.2.3.2. Hoạt động kinh tế – văn hóa
a/ Về kinh tế:
- Nông nghiệp: Chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, tổng sản lượng năm
2007 đạt 42.352 tấn. Hiện nay, huyện tiếp tục triển khai nuôi cua, cá, tôm theo
mô hình kinh tế trang trại với sự cho vay vốn và lãi suất ưu đãi từ ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tp. HCM. Bên cạnh đó huyện cũng đầu
tư phát triển ngành trồng cây ăn trái, lúa và khai thác muối.
- Lâm nghiệp: Tổng giá trị doanh thu từ rừng năm
2007 đạt 12 tỉ đồng,
tăng 11% so năm 2006. Hiện nay, đã hoàn thành công tác điều tra sinh học
trong vùng lõi, các hộ sản xuất dưới tán rừng, theo dõi cây đước chết không
rõ nguyên nhân và triển khai thực hiện 6 đề tài nghiên cứu khoa học về rừng
ngập mặn CG.
- Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng: Công nghiệp CG
chưa phát triển, huyện có 2 ngành tiểu thủ công nghiệp đặc trưng là sản xuất
chiếu cói và đồ thủ công mĩ nghệ từ cây rừng ngập mặn. Năm 2007, tổng
doanh thu 3 ngành là
107 tỉ đồng; số vốn đầu tư cho ngành xây dựng là 944 tỉ
đồng, tập trung chủ yếu các dự án: khu dân cư Phước Lộc, khu đô thị lấn biển
CG, resort biển xanh….
- Dịch vụ: Doanh số bán ra năm 2007 đạt 1.721 tỉ đồng, tổng số DK
đến CG là 272.000 lượt người/năm, toàn huyện có 29 đơn vị kinh doanh cơ sở
lưu trú.
b/ Về văn hóa: Huyện có nhiều cơ sở văn hóa phục vụ cho nhu cầu
giải trí của nhân dân: thư viện, nhà văn hóa, sân vận động thể dục – thể
thao…. Ngoài ra, CG còn có các cơ sở tôn giá
o như: chùa, đình, miếu,

miễu… phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của người dân. Thành phần dân tộc chủ
yếu là người Kinh, bên cạnh đó còn có nguời Hoa, Khơ – me… làm cho văn
hóa bản địa thêm phong phú, đa dạng.

×