i
LỜI CAM ĐOAN
Để thực hiện luận văn “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG
MAY MẶC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025”, tôi đã tự mình
nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề, vận dụng kiến thức đã học và trao đổi với giảng viên
hướng dẫn, đồng nghiệp và bạn bè…
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả trong luận văn này là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã
được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện luận văn
Lê Hồng Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy/Cô giảng dạy lớp cao học 12SQT11 đã
truyền đạt những kiến thức quý báu, làm nền tảng tốt giúp cho tôi có phương pháp
và tư duy khoa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Hà Thị Ngọc Oanh đã hướng dẫn tận
tình, nghiêm túc, có bài bản khoa học giúp tôi hoàn thành được luận văn thạc sỹ.
Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo phòng (ban) của Hiệp hội
dệt may Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam, Viện Fadin, Tổng công ty May
Việt Tiến, Tổng công ty May Nhà Bè, Tổng công ty dệt may Việt thắng, Công ty
Garmex Sài Gòn, phòng Tổng hợp – Cục thống kê và một số doanh nghiệp tại
TP.HCM, các bạn đồng nghiệp đã cung cấp tài liệu thống kê, cung cấp nhiều thông
tin quý báu trong quá trình tìm hiểu thực tế và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá
trình nghiên cứu để thực hiện luận văn.
Học viên thực hiện luận văn
LÊ HỒNG HẠNH
iii
TÓM TẮT
Những năm gần đây ngành may mặc trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh
(TP.HCM) đã có những bước tiến đáng kể, và đã khẳng định vai trò là ngành kinh
tế mũi nhọn, luôn nỗ lực đổi mới mô hình hoạt động để hướng tới phát triển bền
vững. Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, thời trang may mặc Việt Nam
đang có nhiều biến đổi và có nhiều cơ hội lớn, vì thế phát sinh một yêu cầu đòi
hỏi phải phát triển ngành công nghiệp thời trang để tạo ra sản phẩm có giá trị cao,
nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề
tài “Phát triển công nghiệp thời trang may mặc TP.HCM đến năm 2025” làm
đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ, nhằm góp phần giải quyết các vấn đề còn
vướng mắc trong công nghiệp thời trang may mặc tại TP.HCM hiện nay.
Trong chương 1, tác giả tập trung vào những lý thuyết liên quan đến thời
trang, ngành công nghiệp thời trang may mặc (CNTT). Từ chuỗi giá trị, tác giả đi
tìm hiểu những quan niệm về CNTT may mặc.
Trong chương 2, tác giả phân tích, đánh giá thực trạng CNTT may mặc tại
TP.HCM, tuy vượt trội hẳn so với mặt bằng chung của cả nước nhưng giá trị gia
tăng thấp. Luận văn đưa ra các vấn đề bất cập cần giải quyết:
(1) Các chính sách, biện pháp thu hút vốn đầu tư chưa có hiệu quả;
(2) Chưa có chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu;
(3) Nguyên phụ liệu, sản phẩm hỗ trợ phát triển còn yếu;
(4) Chưa thiết kế được các sản phẩm thời trang khác biệt;
(5) Thực hiện quy hoạch đầu tư chậm, chưa phát huy hiệu quả;
(6) Chưa có biện pháp cụ thể thực hiện chiến lược nguồn nhân lực phù hợp;
(7) Hiệu quả cho các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm thấp;
(8) Chưa có biện pháp phù hợp cho vấn đề liên kết ngành.
Tuy còn nhiều vấn đề, thách thức lớn; nhưng cơ hội, tiềm năng phát triển
CNTT một cách bền vững cũng rất lớn. Việc chỉ ra những vấn đề bất cập trong phát
triển ngành CNTT – ngành kinh tế mũi nhọn là cơ sở quan trọng để đưa ra các giải
iv
pháp khắc phục, phát huy tiềm năng để phát triển.
Trong chương 3, nắm bắt được thực trạng của ngành CNTT may mặc tại
TP.HCM, tác giả đưa ra các phương hướng phát triển của ngành, các mục tiêu, các
giải pháp phát triển CNTT may mặc:
(1) Xu hướng phát triển ngành CNTT;
(2) Đưa ra định hướng phát triển CNTT đến năm 2025;
(3) Đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển CNTT gồm:
- Giải pháp về thu hút nguồn vốn;
- Phát triển sản xuất kinh doanh;
- Phát triển nguyên liệu;
- Giải pháp về đầu tư các trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu may mặc;
- Phát triển nguồn nhân lực;
- Các giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh;
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết;
(4) Các giải pháp đối với phía DN CNTT may mặc.
Để CNTT của TP.HCM phát triển một cách bền vững, cần triển khai đồng bộ
các giải pháp; đồng thời các cấp, ngành cần có sự quan tâm hỗ trợ tích cực, hiệu quả
trên nhiều phương diện cần thiết; bản thân các doanh nghiệp và địa phương phải
chủ động trong việc phối hợp quy hoạch đầu tư cho phát triển nguyên phụ liệu của
chính doanh nghiệp, địa phương. Điều này sẽ giúp cho việc phát triển CNTT của
TP.HCM thuận lợi và đạt kết quả cao.
v
ABSTRACT
In recent years, the textile industry in Ho Chi Minh City (HCMC) has made a
considerable progress, and has confirmed its role as a key economic sector, tried to
innovate operating models towards sustainable development. However, at present
the textile industry in Vietnam in general, Ho Chi Minh City in particular is only
pure production. Machinery, equipment and raw materials are mainly imported
from overseas. The product designs are not various, mostly in the form of
outsourcing overseas customers. In the trend of today's global integration, Vietnam
fashion and garment have a lot of changes and a great of opportunities, as a result, a
requirement has arose, which requires the development of fashion industry to create
high quality products, enhance competitiveness on the world market. Therefore, the
authors selected the topic "The development of fashion industry in HCMC until
2025 " as the thesis, in order to help address the issues arising in the fashion and
garment technology in Vietnam today.
In Chapter 1, the author will focus on the theories related to fashion-garment
industry. From value chain, authors explore the concepts of fashion-garment
industry.
In chapter 2, the author will analyze and assess the current state of fashion-
garment industry in Vietnam, much superior compared to the national average but
low added value.
Thesis will mention the problems that need solving :
(1) The policies and measures to attract investment which are not effective
enough;
(2) No building strategy and brand development;
(3) Raw materials and development of supplementary product are weak ;
(4) There are no products designed differently;
(5) Perform investment planning slowly, not efficiently;
(6) There are no specific measures to implement human resource strategies;
(7) The effect of measures to improve the competitiveness of products is low;
vi
(8) There are no appropriate measures for problems related to other
industries.
Although there are many problems, big challenges and opportunities also
comes, the development of fashion-garment industry in a sustainable way is also
very potential. The problems pointing out inadequacies in the fashion-garment
industry sector- a key economic sector, is an important basis to give the solutions,
the potential to promote development.
In chapter 3, capturing the state of the fashion-garment industry in Vietnam
garment, the author work out the direction of development, the objectives, and some
solutions to the industry:
(1) The development trend of fashion-garment industry;
(2) Provide the directions for fashion-garment development until 2025;
(3) Solutions to promote the development fashion-garment industry
including:
- The solution to attract the capital;
- The solutions to business development;
- The solutions to the development of materials;
- The solutions to the investment of fashion centers;
- The solutions to human resource development;
- Solutions to market and improve competitiveness;
- Measures to strengthen and enhance the efficiency associated operations;
- The solution to fashion-garment companies.
In order to develop fashion-garment industry in HCMC stably, it is necessary
to use many solutions at the same time, the industry needs more support effectively
on many aspects necessary; and the industry itself and local businesses should be
cooperate in investment plans for the development of the main raw materials
business. This makes the city's fashion-garment industry to develop and achieve a
lot of advantages.
vii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT x
DANH MỤC CÁC BẢNG xi
DANH MỤC CÁC HÌNH xii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tượng nghiên cứu 2
4. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Phương pháp nghiên cứu 3
6. Nội dung nghiên cứu 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp thời trang 4
1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 4
1.1.2 Chuỗi giá trị CNTT may mặc toàn cầu 7
1.1.3 Ngành công nghiệp thời trang 10
1.1.3.1 Khái niệm mốt thời trang 10
1.1.3.2 Khái niệm ngành công nghiệp thời trang 12
1.1.3.3 Các sản phẩm của thời trang may mặc 13
1.2 Các điều kiện phát triển CNTT may mặc 14
1.3 Quá trình phát triển của ngành CNTT may mặc 19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 22
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG TP.HỒ CHÍ MINH 23
2.1 Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội TP.HCM có liên quan đến sự phát
triển của CNTT may mặc 23
2.2 Vai trò của ngành CNTT may mặc trong công nghiệp TP.HCM 24
viii
2.3 Thực trạng ngành CNTT may mặc ở TP.HCM 27
2.3.1 Về số lượng cơ sở sản xuất 27
2.3.2 Về lao động 28
2.3.3 Đánh giá thực trạng phát triển ngành may mặc ở TP.HCM 30
2.4 Thực trạng các điều kiện phát triển công nghiệp thời trang tại TP. HCM 32
2.4.1 Các yếu tố đầu vào 32
2.4.2 Điều kiện đầu ra 35
2.4.3 Các ngành có quan hệ và hỗ trợ đối với công nghiệp thời trang 37
2.4.4 Thách thức trong chiến lược kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp . 38
2.4.5 Thời cơ và xu hướng phát triển công nghiệp thời trang 40
2.4.6 Các chính sách của Nhà nước về việc phát triển ngành công nghiệp thời
trang may mặc 42
2.5 Đánh giá công nghiệp thời trang may mặc tại TP.HCM 43
2.5.1 Những kết quả đạt được 43
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 44
2.5.2.1 Về năng lực phát triển của ngành CNTT ở TP.HCM 44
2.5.2.2 Về khả năng cạnh tranh của ngành CNTT tại TP.HCM 45
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 48
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG
TP. HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025 49
3.1 Quan điểm phát triển CNTT tại TPHCM 49
3.2 Các định hướng và phát triển ngành CNTT tại TP.HCM 50
3.2.1 Đầu tư có trọng điểm 50
3.2.2 Phát triển sản xuất sản phẩm theo hướng chất lượng, khác biệt hóa 52
3.2.3 Khai thác triệt để các nguồn lực 52
3.3 Một số giải pháp phát triển CNTT tại TP.HCM 53
3.3.1 Nhóm giải pháp vĩ mô 53
3.3.1.1 Xây dựng và triển khai chương trình phát triển ngành CNTT 53
3.3.1.2 Giải pháp về phát triển nguyên liệu 54
3.3.1.3 Đầu tư các trung tâm giao dịch 55
3.3.2 Nhóm giải pháp vi mô 56
3.3.2.1 Chiến lược phát triển 56
3.3.2.2 Công tác quản trị doanh nghiệp 57
ix
3.3.2.3 Giải pháp về vốn 58
3.3.2.4 Giải pháp về phát triển sản xuất kinh doanh 60
3.3.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 62
3.3.2.6 Giải pháp về thị trường và nâng cao sức cạnh tranh 64
3.3.2.7 Giải pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động liên kết 65
3.3.2.8 Công tác marketing 67
3.3.2.9 Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành hỗ trợ 68
3.3.2.10 Phát triển mạng lưới cụm liên kết ngành 68
3.4 Các giải pháp khác 69
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 70
KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
PHỤ LỤC 74
x
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CNTT: Công nghiệp thời trang
DN: Doanh nghiệp
DNNVV: Doanh nghiệp nhỏ và vừa
WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới
AFTA (Asean Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do Châu Á
EU (European Union): Liên minh Châu Âu
FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài
CMT (Cut/ Make/ Trim): Cắt/ May/ Hoàn thiện
FOB (Free On Board): Giao tại tàu
ODM (Original Design Manufacturer): Nhà sản xuất thiết kế gốc
OBM (Original Brand Manufacturer): Nhà sản xuất thương hiệu gốc
CAUS (The Color Association of the United State): Hiệp hội màu sắc của nước Mỹ
ICA (The International Color Authority): Hội bản quyền màu sắc quốc tế
SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats): Phân tích điểm mạnh –
điểm yếu – cơ hội – thách thức
TPP (Trans-Pacific Partnership) : Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương
FTA(Free TradeAgreement): Hiệp định thương mại tự do
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp kinh tế - xã hội TP.HCM
Bảng 2.2: Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
năm 2012
Bảng 2.3: Tỷ trọng đóng góp GTSX (giá hiện hành) của công nghiệp dệt may trong
tổng GTSX của công nghiệp TP.HCM và so với 4 ngành công nghiệp trọng yếu giai
đoạn 2005-2012
Bảng 2.4: Số lượng cơ sở ngành may mặc TP.HCM qua các năm
Bảng 2.5: Số lượng lao động theo phân ngành
Bảng 2.6 : Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may
Bảng 2.7 : Số lượng sản phẩm may mặc TP.HCM (2011 – 2012)
xii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Mối liên kết trong chuỗi giá trị
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của Porter
Hình 1.3: Mô hình chuỗi giá trị ngành
Hình 1.4: Mô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Hình 1.5: Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị may mặc
Hình 1.6: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
Hình 1.7: Mô hình ngành công nghiệp thời trang
Hình 1.8: Mô hình Viên kim cương của Porter
Hình 2.1: Cơ cấu trình độ lao động ngành may mặc TP.HCM
Hình 2.2: Nhu cầu nhân lực theo ngành nghề giai đoạn 2012-2015
-1-
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thế giới ngày nay là một “xưởng sản xuất” khổng lồ, nhưng đồng thời
cũng là thị trường vô cùng rộng lớn với đa dạng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm; trong
số những sản phẩm cần thiết hàng ngày không thể thiếu những sản phẩm may
mặc thời trang. Đặc biệt khi thị trường các nước liên thông với nhau, nhu cầu về
sản phẩm thời trang mở ra một cơ hội cực lớn cho những quốc gia có lợi thế về
ngành may mặc và khả năng thiết kế thời trang.
Mặt khác, khi kinh tế phát triển, thu nhập cũng như đời sống của người dân
nâng cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân, quần áo không chỉ giữ ấm
mà còn phải tôn lên được vẻ đẹp của người sử dụng, từ đó nhu cầu thời trang
cũng được quan tâm và chú ý hơn.
Công nghiệp thời trang may mặc trên thế giới có lịch sử phát triển lâu đời
ở nhiều quốc gia. Nhiều tổ chức quốc tế đã quan tâm nghiên cứu ngành công
nghiệp này trên các mặt kinh tế, kỹ thuật; cách quản lý, quy trình công nghệ … để
ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất
lượng, góp phần đáng kể vào sự tiến bộ chung của nhân loại.
Những năm gần đây ngành dệt may trên địa bàn TP.HCM đã có những
bước tiến đáng kể, và đã khẳng định vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn, luôn nỗ
lực đổi mới mô hình hoạt động để hướng tới phát triển bền vững. Tuy nhiên hiện
nay ngành dệt may Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng còn mang nặng tính
sản xuất thuần túy; máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập từ nước
ngoài, mẫu mã sản phẩm tự thiết kế chưa phong phú mà chủ yếu là gia công theo
mẫu của khách hàng nước ngoài. Hiện tại có nhiều đơn vị may hàng đầu của Việt
Nam, có tiếng tăm trên thị trường thế giới vẫn chưa thể tạo ra sản phẩm thời trang
mang nét riêng như Công ty Legamex, Công ty may Nhà Bè, Công ty Việt Tiến,
công ty may An Phước….
Mặc dù Việt Nam hiện nay được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng
cho lĩnh vực công nghiệp thời trang, các doanh nghiệp may cũng đã và đang xây
-2-
dựng trung tâm thời trang, song thời trang may mặc Việt Nam chưa thể phát triển
vì chưa có “công nghệ thời trang” mang tính chuyên nghiệp cao, mà chỉ dừng ở
mức sáng tạo từng cá nhân.
Hơn nữa, trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, thời trang may mặc Việt
Nam đang có nhiều biến đổi và có nhiều cơ hội lớn, vì thế phát sinh một yêu cầu
đòi hỏi Việt Nam phải phát triển ngành công nghiệp thời trang để không chỉ đáp
ứng các nhu cầu của thị trường trong nước mà còn đáp ứng yêu cầu xuất khẩu sản
phẩm thời trang, góp phần tăng thu ngoại tệ đồng thời khẳng định vị thế của Việt
Nam trên thị trường thời trang thế giới.
Ngành công nghiệp thời trang Việt Nam đang được Nhà nước quan tâm,
tạo tiền đề phát triển. Nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới chương trình
phát triển ngành, quy hoạch và đầu tư ngành…Hiện tại, trước những diễn biến
mới trong thời kỳ hội nhập toàn cầu, trong nước đang đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế, ngành công nghiệp thời trang đang đòi hỏi có những giải pháp để đón cơ hội
phát triển.
Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển công nghiệp thời trang may
mặc TP.HCM đến năm 2025” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ, nhằm góp
phần giải quyết các vấn đề còn vướng mắc trong CNTT may mặc Việt Nam hiện
nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích thực trạng và các điều kiện ngành công nghiệp thời
trang may mặc trên địa bàn TP.HCM, qua đó xác định hiện trạng về cơ chế chính
sách đối với phát triển ngành may mặc Việt Nam, và đề xuất các giải pháp phát
triển ngành CNTT TP.HCM; nhằm đáp ứng xu hướng phát triển và hội nhập toàn
cầu của thị trường CNTT thế giới nói chung và CNTT Việt Nam nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ngành CNTT may mặc Việt Nam trong
thời kỳ hội nhập toàn cầu qua góc nhìn ở TP.HCM.
-3-
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về công nghiệp thời trang may mặc nhưng để
đơn giản hóa vấn đề, tác giả viết là công nghiệp thời trang. Đề tài tập trung nghiên
cứu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp may trên địa bàn TP.HCM từ năm
2008 - 2012.
Ngành may mặc luôn luôn gắn liền với ngành dệt. Tuy nhiên trong luận văn
này, tác giả không đề cập chi tiết đến ngành dệt, mặc dù luận văn có nhiều lần nhắc
đến cụm từ “dệt may”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Việc phân tích, nghiên cứu, kết luận và đề xuất ý kiến trong đề tài này dựa
trên các phương pháp: phương pháp đọc tài liệu, phương pháp phỏng vấn hoặc trò
chuyện (người tiêu dùng, chuyên gia ngành thời trang), phương pháp quan sát (hành
vi sử dụng hàng thời trang may mặc, hoạt động mua bán ngành may mặc), phương
pháp thống kê, phân tích, tổng hợp tài liệu, so sánh, suy luận logic.
6. Nội dung nghiên cứu
Luận văn có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI TRANG TP. HCM
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP THỜI
TRANG TP.HCM ĐẾN NĂM 2025
-4-
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trong xu hướng hội nhập toàn cầu và khi chất lượng cuộc sống được nâng
cao thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn, Việt Nam phải phát triển ngành công
nghiệp thời trang, tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, tăng sức cạnh tranh cả thị
trường trong nước và ngoài nước.
1.1 Cơ sở lý luận về công nghiệp thời trang
CNTT may mặc là ngành do người mua quyết định, việc tạo ra sản phẩm
cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở
nhiều nước. Ứng dụng lý thuyết về chuỗi giá trị để định vị vị trí của ngành may mặc
Việt Nam hiện nay trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, từ đó tìm ra giải pháp phát
triển CNTT may mặc Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng.
1.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
* Theo tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001),
chuỗi giá trị mô tả toàn bộ những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hay dịch
vụ từ khái niệm, đi qua các công đoạn sản xuất khác nhau (liên quan đến việc kết
hợp giữa chuyển hóa vật chất và đầu vào các dịch vụ sản xuất khác nhau), đưa đến
người tiêu dùng sau cùng và xử lý rác thải sau khi sử dụng. Chuỗi giá trị tồn tại bởi
các mối liên kết, giá trị tạo ra từ hoạt động của các chủ thể tham gia được xác định
trong toàn chuỗi. Theo nghĩa hẹp, chuỗi giá trị được nhìn từ hoạt động của các
doanh nghiệp kết nối các quy trình sản xuất ra sản phẩm. Theo nghĩa rộng, chuỗi
giá trị được nhìn từ các mối liên kết ngược xuôi với sự tham gia của rất nhiều chủ
thể. Nhìn từ các mối liên kết nên nội dung của chuỗi giá trị không chỉ có điều hành
sản xuất mà còn tích hợp cả các nội dung về điều phối, chiến lược, tương quan
quyền lực trong chuỗi marketing, quản trị, thậm chí cả những vấn đề về văn hóa, xã
hội, môi trường, kinh tế phát triển. Cũng theo phương pháp tiếp cận toàn cầu, đưa
các phân tích tổng quát hơn, hình thành nền tảng lý luận và phương pháp phân tích
về chuỗi giá trị, có bốn mối liên kết trong một chuỗi giá trị cơ bản thể hiện theo sơ
đồ (hình 1.1) bên dưới:
-5-
Hình 1.1: Mối liên kết trong chuỗi giá trị
(Nguồn: Raphael Kaplinsky và Mike Morris, Cẩm nang nghiên cứu chuỗi
giá trị, Tài liệu giảng dạy của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, 2007)
Kaplinsky và Morris cho rằng, phân tích chuỗi gái trị có vai trò cực kỳ quan
trọng trong bối cảnh toàn cầu hóa. Phân tích chuỗi giá trị giúp xác định các năng lực
cốt lõi trong khả năng cạnh tranh mang tính hệ thống, hướng đến tính hiệu quả của
các mối liên kết ở các phạm vi và quy mô khác nhau. Đồng thời phân tích chuỗi giá
trị bao quát toàn bộ chu kỳ sản xuất, tập trung vào tất cả các mối liên kết và các hoạt
động trong mỗi liên kết, cả các kết nối đến thị trường cuối cùng. Từ đó phân tích
chuỗi giá trị giúp nhận diện được các điều kiện quyết định việc tham gia vào thị
trường toàn cầu bên cạnh sự suy giảm của những rào cản thương mại, các nhân tố
tác động trong phân phối lợi ích cũng như các kết hợp và lựa chọn về chính sách.
* Thuật ngữ "chuỗi giá trị" được sử dụng bởi Michael Porter trong cuốn sách
"Lợi thế cạnh tranh: Tạo và Duy trì hiệu suất cao "(1985). Phân tích chuỗi giá trị mô
tả các hoạt động trong và xung quanh một doanh nghiệp và phân tích lợi thế cạnh
tranh của DN. Theo Porter, lợi thế cạnh tranh của DN không thể nhìn chung chung
mà phải đi vào các hoạt động riêng biệt trong quy trình thiết kế, sản xuất,
marketing, giao nhận, hỗ trợ…; chính những yếu tố này mới tạo nên sự khác biệt và
chi phí so sánh của DN. Phân tích lợi thế cạnh tranh của DN chính là phân tích các
hoạt động của DN và tương tác giữa các hoạt động ấy với chuỗi giá trị làm công cụ
phân tích. Porter đặt công cụ phân tích chuỗi giá trị trong một hệ thống giá trị (value
system). Chuỗi giá trị của DN được nhìn trong các mối liên kết đơn hay đa ngành.
Thiết kế và
phát triển
sản phẩm
Sản xuất
- Hậu cần bên trong
- Biến đổi
- Các đầu vào
- Đóng gói
Tiếp thị
Tiêu dùng/
tái chế
-6-
Từ gốc độ DN, chuỗi giá trị được tạo thành từ 9 nhóm hoạt động cơ bản. Các hoạt
động tạo ra giá trị, phần chênh lệch giữa giá trị và tập hợp chi phí thực hiện các hoạt
động đó được gọi là biên (margin). Các đặc thù của chuỗi giá trị tạo thành lợi thế
cạnh tranh của DN.
Hình 1.2: Chuỗi giá trị của Porter
(Nguồn: Michael Porter 1985)
* Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả giới thiệu sơ lược về chuỗi giá trị để
bắt đầu tiếp cận khái niệm về ngành CNTT. Chuỗi giá trị biểu thị một loạt các hoạt
động tạo giá trị và các mối liên kết của chúng với những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ
thể. Mô hình chuỗi giá trị cơ bản như sau:
Hình 1.3: Mô hình chuỗi giá trị ngành
(Nguồn: Tác giả dịch từ
Phân tích chuỗi giá trị để hiệu rõ hơn các hoạt động sẽ ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh tiềm năng, giúp xác định những khâu giá trị được tạo ra lớn hơn so
với chi phí sản xuất và dịch vụ, những điểm có thể đạt được sự tối ưu hóa cũng như
điều hòa được các liên kết hoạt động, những hoạt động hỗ trợ cũng có nhiều đóng
góp trong việc tìm hiểu năng lực cạnh tranh của ngành và của công ty, chẳng hạn
Cung ứng
đầu vào
VD: Nhà
cung cấp
nguyên vật
liệu, máy
móc.
Hoạt động
sản xuất/
dịch vụ
VD: Sản xuất
quần áo.
Hậu cần
ngoài
VD: Kho bãi,
vận chuyển,
chứng nhận
kiểm định
chất lượng.
Marketing,
bán hàng
VD: Giá cả,
quảng cáo,
phân phối.
Dịch vụ
VD: Dịch
vụ khách
hàng
-7-
như áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và quản lý, lao động có chuyên
môn và phát triển sản phẩm, dịch vụ có tính sáng tạo (
strategy/value-chain/).
1.1.2 Chuỗi giá trị CNTT may mặc toàn cầu
* Từ những lý thuyết về chuỗi giá trị đã nêu trên, Gereffi (2001) đã xây
dựng lý thuyết về chuỗi cung ứng cho một ngành là:
- Thứ nhất, là chuỗi cung ứng do phía cung tạo ra. Đây là những chuỗi hàng
hóa mà trong đó tác nhân chính thường là những nhà sản xuất xuyên quốc gia hợp
nhất theo chiều dọc, đóng vai trò trung tâm trong việc phối hợp các mạng lưới sản
xuất quốc tế. Các ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ như sản xuất xe
hơi, máy bay, điện tử là đặc trưng của chuỗi cung ứng do phía cung quyết định.
- Thứ hai, là chuỗi cung ứng do phía cầu hay người mua quyết định. Đây là
đặc trưng của những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thâm dụng lao
động như ngành may mặc, giày dép, và các hàng thủ công khác. Các nhà bán lẻ lớn
và các nhà sản xuất có thương hiệu là những tác nhân chính đóng vai trò cốt yếu
trong việc hình thành các mạng lưới sản xuất được phân cấp tại nhiều quốc gia xuất
khẩu. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị do người mua quyết định là sự hợp nhất theo
mạng lưới để thúc đẩy sự phát triển của các khu chế xuất và thực hiện thuê gia công
toàn cầu của các nhà bán lẻ.
Ngành may mặc thời trang là một minh họa kinh điển của chuỗi giá trị do
người mua quyết định, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và
hoạt động sản xuất thường được tiến hành ở nhiều nước. Trong đó các nhà sản xuất
với thương hiệu nổi tiếng, các nhà buôn, nhà bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong
việc thiết lập mạng lưới sản xuất và định hình việc tiêu thụ hàng loạt thông qua các
thương hiệu mạnh và sự phụ thuộc của chúng vào những chiến lược thuê gia công
toàn cầu nhằm thỏa mãn nhu cầu này .
Theo kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Gereffi và
Memodovic (2003) có thể phân chia chuỗi giá trị dệt may làm 5 phân khúc chính:
-8-
Hình 1.4: Mô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
(Nguồn: Gereffi và Memodovic, 2003)
Phân khúc 1:
Mạng lưới nguyên
phụ liệu thô
Phân khúc 3:
Mạng lưới sản xuất
Phân khúc 2:
Mạng lưới nguyên phụ liệu
Phân khúc 4:
Mạng lưới xuất khẩu
Phân khúc 5:
Mạng lưới tiếp thị
-9-
* Ứng dụng lý thuyết đường cong nụ cười, các nhà nghiên cứu đã biểu diễn chuỗi
giá trị dệt may thế giới hiện nay gồm 5 mắt xích chính như sau:
Hình 1.5: Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị may mặc
(Nguồn: Nguyễn Thị Hường (2009), Tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu)
- Mắt xích 1- Thiết kế: Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và
rất thâm dụng tri thức. Các nước đi trước trong ngành CNTT, sau khi đã dịch chuyển hoạt
động sản xuất sang các nước đi sau, họ thường chỉ tập trung vào khâu nghiên cứu và thiết
kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thương hiệu nổi tiếng để đạt được tỷ suất lợi nhuận
cao nhất. Yếu tố quan trọng để thâm nhập và “trụ” vững được ở mắt xích này đòi hỏi các
doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm được xu hướng, thị hiếu thời trang
của người mua toàn cầu.
- Mắt xích 2 - Sản xuất nguyên phụ liệu: Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho
ngành may mặc phát triển và là khâu thâm dụng đất đai và vốn. Đối với hàng may mặc,
giá trị của phần nguyên phụ liệu chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lượng sản
phẩm. Nguyên phụ liệu trong CNTT may mặc thường chia thành hai phần: nguyên liệu
chính và phụ liệu. Nguyên liệu chính là các loại vải, thành phần chính tạo nên sản phẩm
may mặc. Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một
sản phẩm may mặc, gồm có hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng.
- Mắt xích 3 – Cắt may: Đây là mắt xích thâm dụng lao động nhất nhưng lại có tỉ
suất lợi nhuận thấp nhất chỉ chiếm khoảng 10-15% (Jocelyn Trần, 2011), vì nó không đòi
1
2
3
4
5
-10-
hỏi đầu tư cao về công nghệ và rất thâm dụng lao động. Các quốc gia có ngành dệt may
phát triển, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu không còn thực hiện các công đoạn trong khâu
này nữa mà hợp đồng gia công lại cho các quốc gia mới gia nhập ngành, có nguồn lao
động giá rẻ và việc sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào chưa phát triển như Bangladesh,
Pakistan và Việt Nam. Đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động gia công, tỷ lệ giá
trị thu về trong phân khúc may cũng sẽ khác nhau tùy theo phương thức xuất khẩu là
CMT, FOB hay ODM, OBM.
- Mắt xích 4 - Mạng lưới xuất khẩu: Đây là khâu thâm dụng tri thức, gồm các công
ty may mặc có thương hiệu, các văn phòng mua hàng, và các công ty thương mại của các
nước. Một trong những đặc trưng đáng lưu ý nhất của chuỗi dệt may do người mua quyết
định là sự tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng, nhưng không thực hiện bất cứ
việc sản xuất nào. Trong chuỗi dệt may toàn cầu, chính các nhà buôn, các nhà cung cấp là
các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị trong chuỗi mặc dù họ
không hề sở hữu nhà máy sản xuất nào. Hiện nay các nhà buôn, người mua ở Hồng
Kông, Đài Loan, Hàn Quốc đang nắm đa số các điểm nút của mạng lưới này, cung ứng
hàng thời trang may mặc thế giới.
- Mắt xích 5 - Thương mại hóa: Đây là mắt xích có suất sinh lợi cao nhất. Mắt
xích này bao gồm mạng lưới marketing và phân phối sản phẩm. Các công ty trong khâu
này không trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thực hiện hoạt động phân phối đến người tiêu
dùng cuối cùng nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và tác động đến
chuỗi CNTT thế giới vì họ nắm rõ nhu cầu của những người tiêu dùng, cung cấp xu
hướng thời trang cho các nhà thiết kế sản phẩm và nắm giữ hệ thống bán hàng, kênh phân
phối trên toàn cầu.
1.1.3 Ngành công nghiệp thời trang
1.1.3.1 Khái niệm mốt thời trang
* Khái niệm thời trang
- Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, Thời trang là một thuật ngữ chung
cho một phong cách phổ biến hoặc thực hành, đặc biệt là trong quần áo, giày dép, phụ
kiện, trang điểm, xâu khuyên trên người, hoặc đồ nội thất. Thời trang đề cập đến một xu
hướng đặc biệt và thường xuyên thói quen trong phong cách trong trang phục mà một
-11-
người hoặc một phong cách phổ biến trong hành vi. Thời trang cũng đề cập đến những
sáng tạo mới nhất của nhà thiết kế dệt may.
- Thời trang là nói về một xu thế trong xã hội liên quan đến cách suy nghĩ, giao
tiếp, lối sống, được thể hiện bằng cách ăn mặc hoặc bằng một phong cách nào đó và
phong cách này có thể thay thế bởi một phong cách khác.
* Khái niệm mốt thời trang
- Mốt là một kiểu sinh hoạt đang thịnh hành. Như vậy mốt thời trang là sự xảy ra,
tồn tại của sản phẩm và ý thích thời trang, được lưu truyền rộng rãi trong cộng đồng và
được số đông người biết đến trong một thời gian ngắn.
Trong thực tế có nhiều nghiên cứu về mốt thời trang, nổi bậc nhất là Tháp nhu cầu
của Abraham Maslow, Nhà tâm lý học Abraham Maslow đã phân tích các nhu cầu của
con người và đã sắp xếp các nhu cầu đó theo mức độ cấp tiến từ thấp tới cao. Ở cấp độ
thấp nhất là nhu cầu bản năng, ở cấp độ cao nhất là nhu cầu về mốt, trang phục để làm
đẹp cho người mặc; trang phục thể hiện khiếu thẩm mỹ, tiềm năng kinh tế, cá tính, trình
độ văn hóa của người mặc.
Hình 1.6: Tháp nhu cầu của Abraham Maslow
-12-
Cấp độ
Nhu cầu
5
Là thanh bậc nhu cầu cao nhất; trang phục để làm đẹp cho người
mặc, thể hiện khiếu thẩm mỹ, tiềm năng kinh tế, cá tính, trình độ
văn hóa của người mặc.
4
Nhu cầu được tôn trọng; trang phục giúp người mặc khẳng định
mình thuộc nhóm người nào của xã hội và thể hiện địa vị xã hội
3
Nhu cầu giao tiếp xã hội; quần áo trang phục giúp con người đáp
ứng nhu cầu tâm lý trong quá trìnnh giao tiếp xã hội
2
Nhu cầu an toàn; quần áo trang phục phải bảo vệ được con người an
toàn trong các điều kiện khí hậu bất lợi hay các nguy cơ từ môi
trường
1
Nhu cầu để tồn tại như lương thực, nước, ngủ và quần áo phải được
đáp ứng trước tiên
1.1.3.2 Khái niệm ngành công nghiệp thời trang
Theo từ điển bách khoa toàn thư Wikipedia, Ngành CNTT là một “sản phẩm” của
thời hiện đại. Trước thế kỷ 19, hầu như tất cả quần áo đều được người thợ làm thủ công
cho các cá nhân, những người khách đặt hàng từ thợ may. Đến đầu thế kỷ 20 với sự nổi
lên của công nghệ mới và sự phát triển của hệ thống nhà máy sản xuất, và sự gia tăng của
các cửa hàng bán lẻ như cửa hàng bách hóa thì quần áo đã ngày càng trở thành nhu cầu,
nó được sản xuất hàng loạt trong kích thước tiêu chuẩn và được bán với giá cố định.
Xét về mức độ chuyên môn hóa của ngành dệt may, CNTT bao gồm bốn cấp độ:
sản xuất nguyên liệu (chủ yếu là sợi dệt may, da, lông thú), sản xuất hàng thời trang (sản
phẩm của nhà thiết kế, nhà sản xuất), doanh số bán lẻ và các hình thức khác nhau của
quảng cáo, khuyến mãi. Mặc dù CNTT bao gồm nhiều lĩnh vực riêng biệt nhưng phụ
thuộc lẫn nhau, tất cả đều hướng đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho may mặc
trong điều kiện người tham gia trong ngành công nghiệp hoạt động đều có lợi nhuận,
ngành CNTT phát triển ở châu Âu và Mỹ nhưng ngày nay nó là một ngành công nghiệp
quốc tế và toàn cầu hóa cao.
Mô tả quá trình chuyên môn hóa của ngành CNTT theo mô hình dưới đây:
-13-
Hình 1.7: Mô hình ngành công nghiệp thời trang
Lĩnh vực quan trọng của ngành công nghiệp thời trang là sản xuất và thiết kế dệt
may. Hầu hết thời trang được làm từ dệt may, vải được sản xuất với một loạt các hiệu
ứng thông qua nhuộm, dệt, in, sản xuất khác và hoàn tất, cùng với dự báo thời trang, các
nhà sản xuất dệt may đã làm tốt trước khi chu kỳ sản xuất hàng may mặc để tạo ra các
loại vải với màu sắc, kết cấu, và phẩm chất khác mà dự đoán nhu cầu tiêu dùng. Hàng
may mặc lắp ráp đi qua nhiều quá trình khác nhau bao gồm nghiên cứu thị trường, thiết
kế kiểu mẫu, sản xuất lắp ráp sản phẩm, hoàn tất đóng gói sản phẩm, kinh doanh bán
hàng. Trong lĩnh vực may mặc của phụ nữ, các nhà sản xuất thường sản xuất một số dòng
sản phẩm (bộ sưu tập) một năm, cung cấp cho các nhà bán lẻ để đáp ứng yêu cầu của
người tiêu dùng.
1.1.3.3 Các sản phẩm của thời trang may mặc
* Khái niệm sản phẩm thời trang là sản phẩm mà người sử dụng dùng để thể hiện
cách ăn mặc cho phù hợp với xu hướng thời trang, bao gồm những sản phẩm như: (1)
Quần áo; (2) Nón, mũ, khăn; (3) Giày, dép; (4) Găng, tất; (5) Thắt lưng, túi xách,…; (6)
Đồ trang sức. Tuy nhiên, sản phẩm quần áo là sản phẩm quan trọng trong lĩnh vực thời
trang.
* Phân loại sản phẩm thời trang là cơ sở để các doanh nghiệp xác định sản phẩm
kinh doanh của mình cho phù hợp với phân khúc thị trường. Trong thực tế mỗi nhóm