Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đánh giá diễn biến chất lượng nước và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước sông Cái Phan Rang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30 MB, 154 trang )

i
LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn thạc sỹ này, học viên đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
từ các quý thầy giáo, cô giáo, các cơ quan chức năng cùng với gia đình, bạn bè và
đồng nghiệp. Vì vậy, học viên xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
TS. Vũ Văn Nghị, người thầy đã khuyến khích, định hướng con đường nghiên
cứu khoa học, đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để học viên hoàn
thành luận văn thạc sỹ này;
Quý thầy cô Trường đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình
giảng dạy và giúp đỡ trong suốt khóa học;
Ban lãnh đạo và các anh chị đồng nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường
Ninh Thuận và các đơn vị trực thuộc sở đã tạo điều kiện thuận lợi cho học viên
tham gia khóa học này và đồng thời giúp học viên trong việc thu thập các số liệu, tài
liệu cần thiết trong quá trình điều tra, thu thập;
Các anh, chị phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện Bác Ái, Ninh Sơn,
Ninh Phước, Ninh Hải, Thuận Nam và thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã nhiệt
tình cung cấp thông tin cần thiết để thực hiện luận văn;
Các anh, chị trong Công ty Nước và Môi trường Bình Minh đã tạo giúp đỡ và
tạo điều kiện cho học viên hoàn thành luận văn này;
Các anh chị học viên khoa công nghệ môi trường niên khóa 2012 -2014 đã chia
sẻ, động viện và giúp đỡ học viên trong suốt thời gian học tập và làm luận văn;
Gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ và tạo mội điều kiện tốt
nhất cho học viên trong suốt thời gian tham gia khóa học này./.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 2 năm 2014
Học viên thực hiện


Trần Quốc Lâm
ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN



Luận văn “Đánh giá diễn biến chất lượng nước và đề xuất các biện pháp bảo
vệ môi trường nước sông Cái Phan Rang” được thực hiện nhằm mục đích xác định
mức độ ô nhiễm môi trường nước sông Cái Phan Rang theo không gian và thời
gian. Qua đó, xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước dựa trên mức độ ô
nhiễm và đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng nước sông Cái
Phan Rang để đảm bảo nguồn nước đáp ứng cho mục tiêu và định hướng phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận trong tương lai.
Tỉnh Ninh Thuận với địa hình ngắn, dốc và tổng lượng mưa năm thấp nhất cả
nước (trung bình 800 – 1.000 mm) nhưng lại có tổng lượng bốc hơi khả năng cao
(trung bình 1.620 – 1.850) và thảm thực vật nghèo nàn làm cho nguồn tài nguyên
nước khan hiếm của tỉnh đổ ra biển vào mùa mưa. Bên cạnh đó, với sự gia tăng dân
số và phát triển kinh tế mạnh mẽ thì con người ngày càng khai thác tài nguyên nước
nhiều hơn và đồng thời thải ra môi trường nước nhiều loại chất thải khác nhau làm
cho nguồn tài nguyên nước ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm.
Từ kết quả tính toán chỉ số WQI và đánh giá bằng QCVN 08:2008/BTNMT
cho thấy chất lượng nước lưu vực sông Cái Phan Rang chủ yếu bị ô nhiễm bởi chất
rắn lơ lửng, độ đục, sắt và coliform. Theo thời gian thì chất lượng nước lưu vực
sông Cái Phan Rang không ổn định qua các năm và có chiều hướng xấu hơn vào
mùa mưa nhưng theo không gian thì chất lượng nước lưu vực sông Cái Phan Rang
đang bị ô nhiễm ở mức độ trung bình đối với vùng thượng lưu, ô nhiễm nặng đối
với vùng trung lưu và ô nhiễm rất nặng đối với vùng hạ lưu. Vì vậy, công tác quản
lý tài nguyên nước lưu vực sông Cái Phan Rang cần thiết phải chú trọng đến vấn đề
bảo vệ chất lượng nước bằng các biện pháp công trình và phi công trình để đảm bảo
nguồn nước đáp ứng cho mục tiêu và định hướng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Ninh Thuận trong tương lai.


iii
ABSTRACT


The thesis “Assessment of water quality development and proposal of measures
to protect the water environment of Cai - Phan Rang River” is studied to define
polluted levels of Cai Phan Rang River’s water environment in space and time.
Accordingly, we can make the map classifying water quality and propose
reasonable measures to protect the water environment of Cai - Phan Rang River and
ensure that it is capable of socio-economic development in the future.
Ninh Thuan province has sloping and short terrain and annual rainfall is the
lowest of the country (the average rainfall is from 800 to 1,000 mm) but potential
evaporation is high (the average is from 1,650 to 1,850 mm). The poor vegetation
makes the province’s water resource flow to the sea in rain season. Besides that, the
increase of population and strong socio-economic development force people to
exploit more water and discard a lot of different kinds of wastes which make the
water resource more and more degraded and polluted.
According to the results of WQI and the assessment by QCVN
08:2008/BTNMT, water quality of Cai Phan Rang basin is mainly polluted by TSS,
turbility, iron and coliform. Water quality of Cai Phan Rang basin is unstable year
by year and tends to decrease the quality in rain season but in space, the water
quality is medium-polluted in highlands, heavy-polluted in midlands and serious in
lowlands. Therefore, the management of water resource of Cai Phan Rang basin has
to notice the protection of water quality by work and non-work measures to ensure
the goal and orientation of Ninh Thuan socio-economic development in the future.






iv
MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN i
TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
ABSTRACT iii
MỤC LỤC iv
CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC BẢNG viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ xi
MỞ ĐẦU - 1 -
1. Tính cấp thiết của đề tài - 1 -
2. Mục tiêu nghiên cứu - 2 -
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu - 2 -
4. Nội dung nghiên cứu - 2 -
5. Phương pháp nghiên cứu - 3 -
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - 3 -
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU - 4 -
1.1. Giới thiệu - 4 -
1.2. Điều kiện tự nhiên - 4 -
1.2.1. Vị trí địa lý - 4 -
1.2.2. Địa hình - 7 -
1.2.3. Địa chất và đất đai thổ nhưỡng - 7 -
1.2.4. Thảm thực vật - 8 -
1.2.5. Đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thủy văn - 9 -
1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội và môi trường - 20 -
1.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội và môi trường năm 2011 - 20 -
1.3.2. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 - 28 -
1.4. Hiện trạng và công tác quản lý môi trường nước mặt - 34 -
1.4.1. Hiện trạng nhu cầu sử dụng nước - 34 -
1.4.2. Đặc điểm phát thải ô nhiễm trên lưu vực sông Cái Phan Rang - 36 -
v
1.4.3. Hiện trạng và công tác quản lý tài nguyên nước - 52 -

1.5. Kết luận - 59 -
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
CÁI PHAN RANG - 60 -
2.1. Giới thiệu - 60 -
2.2. Phương pháp đánh giá chỉ số chất lượng nước - 60 -
2.2.1. Khái niệm - 60 -
2.2.2. Ưu điểm của WQI trong đánh giá diễn biến chất lượng nước - 60 -
2.2.3. Lịch sử phát triển của phương pháp chỉ số chất lượng nước - 61 -
2.2.4. Tính toán chỉ số chất lượng nước - 63 -
2.2.5. Đánh giá lựa chọn chỉ số chất lượng nước áp dụng cho sông Cái - 67 -
2.3. Kết quả đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước - 67 -
2.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước - 68 -
2.3.2. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt theo QCVN 08:2008/BTNMT
……………………………………………………………………… 75 -
2.3.3. Đánh giá diễn biến chất lượng nước mặt theo quyết định số 879/QĐ-
TCMT - 104 -
2.3.4. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước - 107 -
2.4. Kết luận - 115 -
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT
- 117 -
3.1. Giới thiệu - 117 -
3.2. Giải pháp công trình - 117 -
3.2.1. Công nghệ xử lý nước thải chế biến thủy sản - 117 -
3.2.2. Công nghệ xử lý nước thải mía đường - 120 -
3.2.3. Công nghệ xử lý nước thải khu dân cư - 122 -
3.2.4. Công nghệ xử lý nước thải y tế - 125 -
3.2.5. Quan trắc giám sát môi trường - 127 -
3.3. Giải pháp phi công trình - 130 -
vi
3.3.1. Giải pháp hiện hữu - 130 -

3.3.2. Đề xuất giải pháp - 132 -
3.4. Kết luận - 137 -
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 138 -
KẾT LUẬN - 138 -
KIẾN NGHỊ - 139 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO - 140 -
PHỤ LỤC - 142 -





















vii
CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BVTV Bảo vệ thực vật
BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
CCN Cụm công nghiệp
COD Nhu cầu oxy hóa học
DO Hàm lượng oxy hòa tan
KCN Khu công nghiệp
KTXH Kinh tế xã hội
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
SXNN Sản xuất nông nghiệp
TSS Tổng chất rắn lơ lửng
TCXD Tiêu chuẩn xây dựng
WQI Chỉ số chất lượng nước














viii
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 1. 1. Các đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận
[5]
- 5 -
Bảng 1. 2. Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất chính - 8 -
Bảng 1. 3. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng (ha) - 9 -
Bảng 1. 4. Đặc điểm khí hậu trung bình qua nhiều năm tại trạm Phan Rang - 11 -
Bảng 1. 5. Đặc điểm và mục đích sử dụng nước trên lưu vực hệ thống sông Cái
Phan Rang
[11]
- 15 -
Bảng 1. 6. Mực nước sông Cái Phan Rang trung bình qua nhiều năm tại trạm thủy
văn Tân Mỹ (Cm) - 17 -
Bảng 1. 7. Phân phối dòng chảy trung bình theo tháng qua nhiều năm tại trạm thủy
văn Tân Mỹ - 18 -
Bảng 1. 8. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu
[5]
- 20 -
Bảng 1. 9. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo thực tế
[5]
- 21 -
Bảng 1. 10. Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế
[5]
- 22 -
Bảng 1. 11. Giá trị sản xuất thủy sản theo giá thực tế
[5]
- 23 -
Bảng 1. 12. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế (triệu đồng)
[5]
- 24 -

Bảng 1. 13. Kết quả doanh thu của ngành du lịch (triệu đồng)
[5]
- 24 -
Bảng 1. 14. Số lượt khách (người)
[5]
- 25 -
Bảng 1. 15. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011 phân theo huyện, thành
phố - 25 -
Bảng 1. 16. Cơ cấu dân số tỉnh Ninh Thuận năm 2010 và năm 2011
[5]
- 26 -
Bảng 1. 17. Số giường bệnh bình quân trên 10.000 dân - 27 -
Bảng 1. 18. Nhu cầu sử dụng nước và khả năng khai thác nước mặt thực tế (10
6
m
3
)
- 34 -
Bảng 1. 19. Nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải sinh hoạt năm 2011 - 38 -
Bảng 1. 20. Lượng nước tự thấm và chảy vào sông, kênh, đầm - 39 -
Bảng 1. 21. Trung bình tải lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
năm 2011 - 39 -
ix
Bảng 1. 22. Một số nguồn xả thải trên lưu vực sông Cái Phan Rang - 40 -
Bảng 1. 23. Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải y tế - 44 -
Bảng 1. 24. Tải lượng nước thải y tế trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2011 - 44 -
Bảng 1. 25. Số giường bệnh và lưu lượng xả thải một số bệnh viện tỉnh Ninh Thuận
- 44 -
Bảng 1. 26. Nhu cầu dùng nước và lưu lượng nước thải sinh hoạt năm 2015 và năm
2020 - 46 -

Bảng 1. 27. Lượng nước tự thấm và chảy vào sông, kênh, đầm, hồ năm 2015 và
năm 2020 - 47 -
Bảng 1. 28. Trung bình tải lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
năm 2015 - 47 -
Bảng 1. 29. Trung bình tải lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
năm 2020 - 48 -
Bảng 1. 30. Dự báo tổng tải lượng phân bón và thuốc BVTV sử dụng cho ngành
trồng trọt đến năm 2015 và năm 2020 - 48 -
Bảng 1. 31. Dự báo tổng tải lượng phân bón và thuốc BVTV thải vào môi trường
đến năm 2015 và năm 2020 - 49 -
Bảng 1. 32. Dự báo lưu lượng xả thải và tải lượng ô nhiễm do các hoạt động sản
xuất của KCN, CCN đến năm 2015 và năm 2020 - 50 -
Bảng 1. 33. Lưu lượng nước cấp, lưu lượng xả thải và tại lượng ô nhiễm do hoạt
động sản xuất công nghiệp và dịch vụ ngoài KCN, CCN đến năm 2015 và năm
2020 - 51 -
Bảng 1. 34. Số giường bệnh bình quân trên 10.000 dân và lưu lượng xả thải đến
năm 2015 và 2020. - 51 -
Bảng 1. 35. Tải lượng ô nhiễm nước thải y tế đến năm 2015 và năm 2020 - 51 -
Bảng 1. 36. Vị trí các điểm quan trắc vùng nghiên cứu - 55 -
Bảng 1. 37. Các phương pháp quan trắc chất lượng nước - 57 -


x

Bảng 2. 1. So sánh ưu điểm và hạn chế của phương pháp chỉ số WQI và phương
pháp truyền thống
[7, 14]
- 61 -
Bảng 2. 2. Bảng quy định các giá trị qi, BPi - 64 -
Bảng 2. 3. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với DO% bão hòa - 65 -

Bảng 2. 4. Bảng quy định các giá trị BPi và qi đối với thống số pH - 65 -
Bảng 2. 5. Mức đánh giá chất lượng nước - 66 -

Bảng 3. 1. Tọa độ vị trí các điểm quan trắc bổ sung - 127 -




















xi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận - 6 -
Hình 1. 2. Sơ đồ hệ thống lưu vực sông Cái Phan Rang - 13 -
Hình 1. 3. Bản đồ Lưu vực sông Cái Phan Rang tỉnh Ninh Thuận - 14 -

Hình 1. 4. Bản đồ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020 - 33 -
Hình 1. 5. Bản đồ vị trí quan trắc lưu vực sông Cái Phan Rang - 58 -

Hình 2. 1. Các biểu đồ nồng độ thông số chất lượng nước lưu vực sông Cái Phan
Rang vào tháng 10 năm 2013 - 71 -
Hình 2. 2. Các biểu đồ diễn biến nồng độ thông số chất lượng nước sông Cái Phan
Rang qua các năm - 78 -
Hình 2. 3. Các biểu đồ diễn biến nồng độ thông số chất lượng nước kênh Nam qua
các năm - 86 -
Hình 2. 4. Các biểu đồ diễn biến nồng độ thông số chất lượng nước kênh Bắc nhánh
Phan Rang qua các năm - 93 -
Hình 2. 5. Các biểu đồ diễn biến nồng độ thông số chất lượng nước kênh Bắc nhánh
Ninh Hải qua các năm - 100 -
Hình 2. 6. Biểu đồ diễn biến chất lượng nước tại các vị trí quan trắc qua các năm
……………………………………………………………………………- 105 -
Hình 2. 7. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cái mùa khô năm 2012
- 108 -
Hình 2. 8. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cái mùa mưa năm 2012
- 109 -
Hình 2. 9. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cái trung bình năm
2012 - 110 -
Hình 2. 10. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cái mùa khô năm
2013 - 111 -
xii
Hình 2. 11. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cái mùa mưa năm
2013 - 112 -
Hình 2. 12. Bản đồ phân vùng chất lượng nước lưu vực sông Cái trung bình năm
2013 - 113 -
Hình 2. 13. Mô phỏng diễn biến chất lượng nước lưu vực sông Cái Phan Rang theo

mùa và theo năm - 114 -

Hình 3. 1. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải thủy sản - 118 -
Hình 3. 2. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải mía đường - 120 -
Hình 3. 3. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt - 123 -
Hình 3. 4. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải y tế - 125 -
Hình 3. 5. Bản đồ vị trí quan trắc chất lượng nước bổ sung vùng nghiên cứu - 129 -
Hình 3. 6. Sơ đồ ban chỉ đạo điều phối và quan lý tổng hợp tai nguyên nước . - 131 -
- 1 -

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, nó quyết định đến sự thành
công trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và an
ninh quốc gia. Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự gia tăng dân số và phát
triển kinh tế mạnh mẽ thì con người ngày càng khai thác tài nguyên nước nhiều hơn
và đồng thời thải ra môi trường nước nhiều loại chất thải khác nhau làm cho nguồn
tài nguyên nước ngày càng bị suy thoái và ô nhiễm nặng nề.
Trong đó, Ninh Thuận là một tỉnh được đánh giá có nguồn tài nguyên nước mặt
khan hiếm nhất cả nước và được cung cấp chủ yếu bởi sông Cái Phan Rang. Đây là
con sông chính của lưu vực sông Cái Phan Rang, với tổng diện tích lưu vực thuộc
tỉnh Ninh Thuận khoảng 2.488 km
2
chiếm 74,05% diện tích toàn tỉnh. Bên cạnh đó,
tỉnh Ninh Thuận lại có địa hình ngắn, dốc, lượng mưa trung bình hàng năm thấp
khoảng 800-1.000 mm/năm, lượng bốc hơi khả năng hàng năm cao khoảng 1.650 –
1.850 mm và đặc biệt là thảm thực vật nghèo nàn nên phần lớn lượng nước mặt
trong mùa mưa đều đổ ra biển
[11]
, đây là nguyên nhân chính làm cho nguồn tài

nguyên nước mặt của tỉnh khan hiếm lại càng khan hiếm hơn. Vì vậy, nguồn tài
nguyên nước mặt đang phải gánh chịu sức ép rất lớn cho nhu cầu khai thác để phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên nước này cả
về số lượng lẫn chất lượng, làm thế nào để đảm bảo phát triển kinh tế gắn liền với
bảo vệ tài nguyên nước? Để giải quyết vấn đề này thì cần phải đánh giá được nhu
cầu sử dụng nước, xác định các yếu tố có khả năng tác động đến nguồn nước, đánh
giá mức độ ô nhiễm hiện tại dựa theo các quy chuẩn Việt Nam hay mô hình và đề
xuất các giải pháp bảo vệ môi trường nước phù hợp để đảm bảo chất lượng nước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận trong lương lai.
Từ những phân tích trên, đề tài “Đánh giá diễn biến chất lượng nước và đề
xuất các biện pháp bảo vệ môi trường nước sông Cái Phan Rang” là hết sức cần
- 2 -

thiết cho việc quản lý chất lượng nước mặt, phân vùng khai thác và sử dụng nguồn
tài nguyên nước sông Cái Phan Rang.
2. Mục tiêu nghiên cứu
 Đánh giá diễn biến chất lượng nước sông Cái Phan Rang theo không gian và
thời gian;
 Xây dựng bản đồ phân vùng chất lượng nước sông Cái Phan Rang dựa trên
nền tảng GIS;
 Đưa ra các giải pháp bảo vệ chất lượng nước sông Cái Phan Rang.
3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng nước mặt trên hệ thống sông Cái Phan
Rang, tỉnh Ninh Thuận với các chỉ tiêu hóa lý, hóa sinh cũng như các nhân tố
(tự nhiên và kinh tế-xã hội) tác động đến môi trường nước sông.
 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá diễn biến nước mặt trên dòng
chính sông Cái Phan Rang, kênh Nam, kênh Bắc nhánh Phan Rang và kênh
Bắc nhánh Ninh Hải.
4. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
 Tổng hợp và phân tích đặc điểm tự nhiên hệ thống sông Cái Phan Rang: vị trí
địa lý, diện tích lưu vực, địa hình, địa chất, thổ nhưỡng, thảm phủ thực vật,
các yếu tố khí tượng - thủy văn;
 Tổng hợp và phân tích đặc điểm kinh tế xã hội vùng nghiên cứu: các công
trình khai thác nguồn nước, các hộ sử dụng nước trên lưu vực; thống kê các
nguồn thải xả thải, các văn bản pháp quy về tài nguyên nước, hiện trạng quản
lý nhà nước về tài nguyên nước;
 Thu thập kết quả quan trắc chất lượng nước từ năm 2007 đến nay và tiến
hành điều tra khảo sát bổ sung tài liệu phục vụ cho nghiên cứu tính toán;
 Nghiên cứu đánh giá diễn biến chất lượng nước theo thời gian bằng QCVN
08:2008/BTNMT, chỉ số WQI theo quyết định số 879/QĐ-TCMT và lập bản
đồ phân vùng chất lượng nước;
- 3 -

 Phân tích những nguyên nhân (khách quan và chủ quan) tác động chính yếu
đến chất lượng nước mặt hệ thống sông Cái Phan Rang;
 Nghiên cứu các giải pháp thích hợp nhằm đưa ra các giải pháp bảo vệ môi
trường nước mặt lưu vực sông Cái Phan Rang.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu và nội dung công việc nêu trên, các phương pháp
nghiên cứu chính sau đây được sử dụng trong đề tài như sau:
 Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu từ các đề tài, dự án trước đó, xử lý
và biên hội phù hợp với mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài.
 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa để bổ sung các thông tin, số liệu, tài
liệu có liên quan đến vấn đề xả thải và đánh giá diễn biến chất lượng nước
sông Cái Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận.
 Phương pháp giải tích và phân tích thống kê:
 Sử dụng hàm tuyến tính/phi tuyến trên cơ sở phân tích tương quan để dự
báo xu thế diễn biến chất lượng nước theo thời gian;

 Ứng dụng chỉ số chất lượng nước (WQI) nhằm đánh giá chất lượng nước
mặt tổng quát;
 Thống kê, so sánh kết quả tính toán chất lượng nước hệ thống sông Cái
với các Quy chuẩn Việt Nam hiện hành.
 Phương pháp bản đồ và GIS: Ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng các loại
bản đồ phân vùng chất lượng nước, bản đồ vị trí các điểm quan trắc… trên
cơ sở các phần mềm MapInfo, ArcGIS.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn là có cơ sở khoa học và thực tế giúp cơ
quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý chất lượng dòng sông Cái Phan Rang
phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Thuận.
Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết cung cấp các thông tin cần thiết về diễn
biến chất lượng nước mặt lưu vực sông Cái Phan Rang, đồng thời đưa ra những giải
pháp thích hợp nhằm bảo vệ môi trường nước mặt lưu vực sông Cái Phan Rang.
- 4 -

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu
Để thực hiện tốt mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này thì việc đầu tiên là
phải tìm hiểu tổng quan về vùng nghiên cứu dựa trên các nội dung như điều kiện tự
nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, hiện trạng và công tác quản lý môi trường nước
mặt ở tỉnh Ninh Thuận.
 Về điều kiện tự nhiên, trong luận văn tập trung chủ yếu vào các đặc điểm
như vị trí địa lý, địa hình, địa chất, đất đai, thổ nhưỡng, thảm thực vật, đặc
điểm khí hậu, thủy văn và sông ngòi;
 Về điều kiện KTXH, trong luận văn tập trung chủ yếu vào các đặc điểm
như KTXH năm 2011 và định hướng phát triển KTXH đến năm 2020;
 Về hiện trạng và công tác quản lý môi trường, trong luận văn tập trung chủ
yếu vào các đặc điểm như đối tượng sử dụng nước, nhu cầu sử dụng nước,

nguồn phát thải và công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh.
Theo báo cáo “Hiện trạng tài nguyên nước tỉnh Ninh Thuận năm 2011” của Sở
tài nguyên và Môi trường Ninh Thuận thì lưu vực sông Cái Phan Rang có tổng diện
tích khoảng 2.488 km
2
chiếm 74,05 % diện tích toàn tỉnh Ninh Thuận và chảy qua
05 huyện (Bác Ái, Ninh Sơn, Ninh Phước, Ninh Hải và Thuận Nam) và thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm. Vì vậy, việc tìm hiểu các nội dung tổng quan vùng nghiên
cứu lưu vực sông Cái Phan Rang cũng gần giống như việc tìm hiểu trên địa bàn
toàn tỉnh Ninh Thuận.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Vị trí địa lý
Ninh Thuận là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở vị trí địa lý từ
11
o
18’14” đến 12
o
09’15” vĩ độ Bắc và từ 108
o
09

08” đến 109
o
14’25” kinh độ Đông
với ranh giới hành chính như sau:
 Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa;
- 5 -

 Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận;
 Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng;

 Phía Đông giáp biển Đông.
Với tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh khoảng 3.360,06 km
2
và được chia thành
07 đơn vị hành chính, gồm có 06 huyện (Ninh Hải, Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác Ái,
Thuận Nam, Thuận Bắc) và 01 thành phố (Phan Rang – Tháp Chàm). Trong đó,
thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh,
cách thành phố Hồ Chí Minh 350 km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh 60 km, cách
thành phố Nha Trang 105 km và cách thành phố Đà Lạt 110 km, thuận tiện cho việc
giao lưu phát triển KTXH.
Bảng 1. 1. Các đơn vị hành chính tỉnh Ninh Thuận
[5]
TT Tên huyện, thành phố
Tổng số
phường xã
Số phường, thị

trấn
Số xã
Diện tích
(km
2
)
1 Phan Rang-Tháp Chàm 16 15 1 79,3756

2 Bác Ái 9 0 9 1.027,2948

3 Ninh Hải 9 1 8 253,8666

4 Ninh Phước 9 1 8 341,0337


5 Ninh Sơn 8 1 7 771,3356

6 Thuận Bắc 6 0 6 319,2565

7 Thuận Nam 8 0 8 564,5262

Tổng 65 18 47 3.360,06

- 6 -


Hình 1. 1. Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Thuận
- 7 -

1.2.2. Địa hình
Địa hình tỉnh Ninh Thuận có 03 mặt là núi. Ở phía Bắc và phía Nam là 02 dãy
núi cao lan sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp với tỉnh Lâm Đồng. Nói chung
địa hình tỉnh Ninh Thuận thuộc miền chuyển tiếp giữa vùng núi (phía Tây) xuống
vùng gò đồi và đồng bằng ven biển (phía Đông), có thể chia ra làm 03 dạng: vùng
núi chiếm 63,2%, vùng đồng bằng bán sơn địa chiếm 14,4% và vùng đồng bằng ven
biển 22,4%. Miền đồng bằng hình thành như một vùng trũng, địa hình tương đối
dốc, có hướng thấp dần từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc xuống Đông Nam
[11]
.
 Vùng đồi núi: Ở phía Bắc, Tây Bắc và Đông Bắc của tỉnh có các dãy núi
rất cao như núi Chúa, E’Lâm Hạ, E’Lâm Thượng giáp với tỉnh Khánh Hòa
và Lâm Đồng với độ cao từ 1.000 m đến 1.700 m, phía Nam của tỉnh có dãy
núi Cà Ná, Mũi Dinh với độ cao từ 800 m đến 1.500 m lan ra sát biển.
Ngoài ra, còn có các các dãy núi chạy theo ranh giới phía Tây của tỉnh và

những dãy núi độc lập chạy song song gần bờ biển, chia cắt lãnh thổ ra
thành nhiều khu vực hẹp, trũng, khuất gió làm cho khí hậu Ninh Thuận có
nét đặc thù riêng;
 Vùng đồi gò bán sơn địa: Có địa hình tương đối bằng phẳng, lượn sóng,
hơi nghiêng về phía các dòng sông, phân bố ở phía Nam huyện Ninh Sơn và
phía Tây huyện Ninh Hải;
 Vùng đồng bằng ven biển: Tập trung ở vùng đồng bằng Phan Rang, Ninh
Phước và Ninh Hải. Vùng này chủ yếu là đồng bằng biển cổ, có biến đổi do
sự bồi đắp phù sa của sông Cái và sông Lu. Địa hình tương đối bằng phẳng,
có tầng đất dày, có khả năng sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản
và làm muối.
1.2.3. Địa chất và đất đai thổ nhưỡng
Theo Báo cáo Điều chỉnh bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận năm
2008 của Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam thì địa chất của tỉnh Ninh Thuận
thuộc nền địa chất Granit, phức hệ Đèo Cả - Đơn Dương, giàu khoáng sản phi kim
loại và biến đổi rất phức tạp theo địa hình như sau:
- 8 -

 Vùng cát nằm dọc theo bờ biển, phía trên là lớp cát dày hàng chục mét, phía
dưới là lớp san hô, vỏ nghêu sò, tiếp đó là lớp san hô cứng chắc;
 Vùng đồng bằng Phan Rang phía trên là lớp đất bồi tích trẻ và dày trên 1m,
kế đến là lớp cát dày từ 10-12 m và dưới cùng là lớp đá gốc;
 Vùng bán sơn địa phía trên là lớp đất xám, phía dưới là lớp sỏi sạn và dưới
cùng là lớp đá gốc. Càng vào sát chân núi, tầng đất càng mỏng dần và nhiều
nơi đá gốc lộ thiên cả một vùng rộng lớn.
Theo kết quả điều tra bổ sung, phân loại, lập bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận năm
2000 theo phương pháp phân loại định lượng (WRB) do Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tiến hành thì trên địa bàn tỉnh Ninh thuận có 75 loại đất với phần
lớn là đất đỏ, nâu vàng (đất núi Feralit), có chiều sâu phong hóa dày và được phân
chia thành 8 nhóm đất chính như sau:

Bảng 1. 2. Tổng hợp diện tích theo các nhóm đất chính
Nhóm đất
Diện tích
(ha)
Tỉ lệ (%) Cây trồng thích hợp
1. Nhóm đất cát 10.353

3,08

Rừng phòng hộ ven biển, hành tỏi
2. Nhóm đất mặn 5.531

1,65

Nuôi trồng thủy sản
3. Nhóm đất phù sa 15.811

4,70

Lúa màu và cây công nghiệp
4. Nhóm đất xám 28.429

8,46

Màu và cây công nghiệp
5. Nhóm đất đỏ xám
nâu vùng bán khô hạn
231.454

68,89


Màu và cây công nghiệp
6. Nhóm đất đỏ vàng 11.733

3,49

Cây công nghiệp lâu năm
7. Nhóm đất trơ sỏi đá. 17.272

5,14

Rừng
8. Nhóm đất khác 15.426

4,59


Tổng cộng 335.800

100,00


1.2.4. Thảm thực vật
Theo báo cáo “Tóm tắt kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2007 – 2015” của Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ năm 2006
- 9 -

thì tổng diện tích đất lâm nghiệp khoảng 239.353,3 ha và được phân bố theo 03 loại
rừng như sau:
Bảng 1. 3. Hiện trạng diện tích đất lâm nghiệp phân theo 3 loại rừng (ha)

TT Loại đất, loại rừng Tổng
Loại rừng
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất

Tổng đất lâm nghiệp 239.353,3

42.327,0

176.703,9

20.322,4

1
Đất có rừng 148.987,2

32.768,4

96.974,8

19.244,0

Rừng tự nhiên 142.813,9

32.404,0

91.269,6

19.140,3

Rừng trồng 6.173,3


364,4

5.705,2

103,7

2
Đất chưa có rừng 90.366,1

9.558,6

79.729,1

1.078,4

IA 9.704,9

3.356,0

6.215,1

133,8

IB 25.730,7

1.408,8

23.933,3


388,6

IC 5.903,1

973,5

4.723,1

206,5

RI 17.799,6

587,9

17.051,1

160,6

3 Đất khác 31.227,8

3.232,4

27.806,5

188,9


1.2.5. Đặc điểm khí hậu, sông ngòi và thủy văn
1.2.5.1. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Ninh Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm và phân

bố thành hai mùa rõ rệt trong năm. Trong đó, mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng
8 và mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12
[11]
.
 Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình qua nhiều năm khoảng 27,1
o
C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối
từ 39
0
C - 40,5
o
C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng trên 16,1
o
C. Hàng năm, nhiệt
độ thường giảm thấp vào các tháng 12 và tháng 1. Sau đó tăng dần, thường đạt cực
đại vào tháng 5 và tháng 6 rồi lại giảm dần đến tháng 1 năm sau. Chênh lệch nhiệt
độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất khoảng 8
0
C - 10
0
C. Biên độ
nhiệt độ ngày trung bình 7
0
C - 9
0
C.

- 10 -


 Số giờ nắng
Ninh Thuận là tỉnh có tổng số giờ nắng trong năm cao nhất nước và tổng số
giờ nắng trung bình hàng năm của tỉnh khoảng từ 2.750 – 2.850 giờ. Trong đó,
tháng có số giờ nắng nhiều nhất là tháng 6 và tháng 7 (trung bình một ngày có
khoảng 7,9 giờ) và tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 12 (trung bình một ngày
có khoảng 5,6 giờ). Số giờ nắng trung bình ngày trong năm là 7,6 giờ.
 Độ ẩm
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm ở tỉnh Ninh Thuận thuộc loại thấp,
dao động từ 70 - 80% và phân bố không có quy luật chung rõ rệt theo không gian
(phạm vi và độ cao). Biến trình năm của độ ẩm tương đối tương tự như biến trình
mưa. Thời kỳ mùa mưa độ ẩm của các tháng dao động từ 75 - 85%. Thời kỳ mùa
khô độ ẩm trung bình của các tháng dao động từ 70 - 80%. Độ ẩm tương đối trung
bình biến đổi từ tháng này qua tháng khác chỉ chênh lệch khoảng 1 - 2%, riêng
tháng kết thúc mùa khô bắt đầu mùa mưa độ ẩm chênh lệch từ 7 – 8 % .
 Bốc hơi
Tổng lượng bốc hơi khả năng ở Ninh Thuận tương đối ổn định. Hàng năm
tổng lượng bốc hơi khả năng đạt từ 1.650 – 1.850 mm và phân bố không đều trong
các tháng. Từ tháng 9 đến tháng 11 tổng lượng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 80
- 120mm, các tháng còn lại trong năm phổ biến từ 130 – 180 mm.
 Chế độ gió
Gió có hướng thịnh hành là Đông Bắc từ tháng 10 đến đầu mùa hè, Đông Nam
đến Đông vào mùa hè và Tây Nam từ cuối mùa hè đến giữa mùa đông. Tốc độ gió
trung bình hàng ngày khoảng 2 - 4 m/s.
 Lượng mưa
Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng lượng mưa năm thấp, trung bình vào
khoảng 800 – 1.000 mm, riêng khu vực thượng lưu sông Cái Phan Rang từ 1.800 -
2.200 mm. Ninh Thuận là tỉnh có tổng lượng mưa năm thấp nhất trong cả nước.
Theo không gian, lượng mưa năm giảm dần từ Tây sang Đông (tức là từ vùng
núi xuống đồng bằng ven biển).
- 11 -


Theo thời gian, sự phân bố lượng mưa năm rất không đồng đều, khoảng 55 -
65% lượng mưa năm tập trung vào 4 tháng cuối năm, là thời kỳ mùa mưa ở Ninh
Thuận. Ngược lại, trong 8 tháng mùa khô, từ tháng 1 – 8, tổng lượng mưa thường
chỉ bằng khoảng 35 - 45% lượng mưa cả năm.
Bảng 1. 4. Đặc điểm khí hậu trung bình qua nhiều năm tại trạm Phan Rang
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Nhiệt độ
(
0
C)
TB
ngày
24,8 25,3 26,7 28,0 28,7 28,9 28,6 28,5 27,7 26,9 26,1 25,1 27,1
TBCN
ngày
29,1 30,2 30,9 32,2 33,6 34,2 33,7 33,6 32,7 30,9 29,8 28,4 31,6
TBTN
ngày
21,9 22,2 23,4 24,7 25,5 25,5 25,4 25,2 24,8 24,1 23,6 22,7 21,6
Số giờ
nắng (h)
TB
ngày
8,1 9,2 9,2 9,1 7,8 7,9 7,9 7,7 6,3 5,9 5,8 5,6 7,6
Độ ẩm
(%)
TB
ngày
72 72 75 76 77 75 75 76 79 80 78 74 76

TBTN
ngày
44 43 45 44 47 46 46 44 48 50 51 47 46
Bốc hơi
(mm)
TB
ngày
6,4 6,5 5,6 5,2 4,6 5,1 5,1 5,2 4,0 3,6 4,5 5,3 5,1
Mưa
(mm)
TB
tháng
2,8 3,0 11,7 18,0 66,8 54,8 46,7 52,8 145,8 151,9 146,0 64,6 762
1.2.5.2. Sông ngòi và đặc điểm thủy văn
 Sông ngòi
 Giới thiệu hệ thống lưu vực sông Cái Phan Rang
Lưu vực Sông Cái Phan Rang bắt nguồn từ các vùng núi cao thuộc huyện
Khánh Sơn (tỉnh Khánh Hòa), Đơn Dương và Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) với tổng
diện tích tự nhiên của lưu vực khoảng 3.043 km
2 [11]
. Trong đó:
 Diện tích lưu vực thuộc tỉnh Ninh Thuận: 2.488 km
2
;
 Diện tích lưu vực thuộc tỉnh Khánh Hòa: 366 km
2
;
 Diện tích lưu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng: 172 km
2
;

 Diện tích lưu vực thuộc tỉnh Bình Thuận: 47 km
2
.
- 12 -

Lưu vực sông Cái Phan Rang chảy theo hướng từ Bắc xuống Nam và đổ ra
biển Đông tại vịnh Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận, nó chảy qua nhiều dạng địa
hình khác nhau nên lòng sông cũng biến đổi khá nhiều và chia thành 03 khu vực
(thượng lưu, trung lưu và hạ lưu) như sau:
 Thượng lưu: Từ thượng nguồn đến cầu Tân Mỹ lưu vực sông mở rộng,
độ dốc sông lớn, sườn dốc ngắn, lòng sông nhiều đá tảng, được bao bọc
bởi núi cao và cũng là vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh (1.000m –
2.000m).
 Trung lưu: Từ Tân Mỹ đến Đồng Mé, sông chảy êm qua vùng đồi thấp
lòng sông lộ ra nhiều vỉa đá liền khối, sau đó sông chảy vào vùng đồng
bằng Phan Rang nhỏ hẹp.
 Hạ lưu: Từ Đồng Mé đổ ra biển là những bãi cát rộng tới 300 – 400 m
như ở Phước Thiện, cầu Đạo Long… Đây là những vùng có lượng mưa
duới 1.000m. Ở hạ lưu sông Cái Phan Rang chịu ảnh hưởng của thủy
triều vịnh Phan Rang nhưng không sâu, chỉ khoảng 4 – 6 km từ cửa sông.
Trên hệ thống lưu vực sông Cái Phan Rang, ngoài dòng sông Cái là sông
chính còn có rất nhiều nhánh sông, suối nhỏ khác như sông Trà Co, sông Sắt, sông
Cho Mo và sông Ngang ở phía tả dòng sông Cái, còn sông Ông, sông Than, sông
Quao và sông Lu… ở phía hữu dòng sông Cái.
Lưu vực sông Cái chiếm khoảng 74,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và nó là
nguồn cung cấp nước chính để phục vụ phát triển KTXH của tỉnh Ninh Thuận.
Ngoại trừ một số vùng ven biển thuộc các huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Ninh Phước
thì nguồn cung cấp nước từ các sông suối độc lập chảy ra biển như sông Trâu, suối
Núi Một, suối Quán Thẻ, suối Kiền Kiền, suối Bà Râu, suối Đông Nha, suối Nước
Ngọt, suối Cạn và suối Thái An.


- 13 -





























D òng chính sông C ái


Biển Đông

S. Cái
S. Sắt
S. Trà Co
Co

S. Ông
S.Cho Mo
S. Than
S. Dầu
S. Ngang
S.Lanh Ra
S. Gia
409 km
2

34 km

86 km
2

20 km

215 km
2


28 km

352 km
2

30 km

154 km
2

25 km

136 km
2

24 km

59 km
2

14 km

504 km
2

34 km

3.043 km
2


120 km

S. Biêu
S.Lu

S.Quao

120km2
30km

Hình 1. 2. Sơ đồ hệ thống lưu vực sông Cái Phan Rang

×