Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô Việt Nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 124 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


TRẦN TRUNG TÍN


PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ÔTÔ VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102








TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM



TRẦN TRUNG TÍN


PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT ÔTÔ VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2020


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN ĐÌNH LUẬN









TP.HỒ CHÍ MINH, tháng 12 năm 2013



CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM


Cán bộ hướng dẫn khoa học : Tiến sỹ Nguyễn Đình Luận

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ
TP. HCM ngày 21 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1
TS. Lưu Thanh Tâm Chủ tịch
2
TS. Nguyễn Hải Quang Phản biện 1
3
TS. Nguyễn Văn Trãi Phản biện 2
4
PGS. TS. Phan Đình Nguyên Ủy viên
5
TS. Lê Tấn Phước Ủy viên, thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã
được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận Văn







TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆP TP.HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày………tháng……….năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN TRUNG TÍN Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 17/12/1976 Nơi sinh: Bến Tre
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820100
I. Tên đề tài: PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT ÔTÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020.
II. Nhiệm vụ và nội dung:
- Nhiệm vụ:

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành sản
xuất ôtô Việt Nam định hướng đến năm 2020.

- Nội dung:
 Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản
xuất ôtô
 Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp
sản xuất ôtô Việt Nam
 Chương 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ôtô
Việt Nam đến năm 2020
III. Ngày giao nhiệm vụ:
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:
V. Cán bộ hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Đình Luận
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)


NGUYỄN ĐÌNH LUẬN


i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trình bày trong Luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đở cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2013
Học viên thực hiện


TRẦN TRUNG TÍN
ii


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy cô giáo giảng dạy tại trường
Đại học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thầy cô giáo giảng dạy
tại khoa Quản trị kinh doanh, những người đã dìu dắt em và truyền đạt cho em
những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Tiến Sỹ Nguyễn Đình Luận, người đã trực
tiếp hướng dẫn em, đóng góp những ý kiến quý báu trong quá trình em thực hiện
Luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cản ơn tất cả những người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12/2013

Học viên thực hiện


TRẦN TRUNG TÍN








iii


TÓM TẮT
Công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ giúp các ngành sản xuất chủ động được
nguồn nguyên vật liệu đầu vào, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi
phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Công nghiệp phụ trợ phát
triển sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được chiến lược phát triển phù hợp với chuỗi
giá trị gia tăng của ngành trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Ngoài ra,
phát triển công nghiệp phụ trợ còn tạo cơ hội và thúc đẩy khối doanh nghiệp vừa và
nhỏ phát triển mạnh mẽ, tạo nên mạng sản xuất kinh doanh đa dạng và rộng khắp.
Đây chính là nền tảng để phát triển một nền công nghiệp tự chủ, hiện đại. Không
những thế công nghiệp phụ trợ còn làm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành và
quốc gia, bù đắp cho thế mạnh đang suy giảm của Việt Nam về giá nhân công rẻ.
Đây là một trong những điểm mấu chốt để tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài
vào nước ta. Với những lý do đó, phát triển công nghiệp phụ trợ đặc biệt ngành sản
xuất ô tô trở thành một nhiệm vụ cấp bách để tái cấu trúc nền công nghiệp nước nhà
phù hợp với điều kiện mới.

Có thể nói, chính sự yếu kém của công nghiệp phụ trợ cũng góp phần vào
thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam. Một trong những nguyên nhân khiến
nhập siêu tăng phi mã là sự yếu kém của nền công nghiệp phụ trợ, dẫn đến việc
chúng ta vẫn phải nhập khẩu rất nhiều đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu. Càng
đẩy mạnh xuất khẩu thì nhu cầu về đầu vào cho sản xuất càng tăng mạnh.
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Nhà nước cần hỗ trợ mạnh mẽ, chiến lược và
có hiệu quả hơn, trước mắt là thiết lập một cơ quan đầu mối, tạo sự chuyên nghiệp
về công nghiệp phụ trợ. Có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia
vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Hoàn thiện, ban hành mới các tiêu chuẩn kỹ
thuật đối với các sản phẩm công nghiệp, xây dựng các rào cản kỹ thuật cần thiết cho
từng ngành, từng chủng loại sản phẩm… Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc ban
hành các chính sách này, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp phụ trợ
ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2020” mang tính cấp thiết
cả về lý luận và thực tiễn.
iv


Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1:Cơ sở ý luận về công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuât
ô tô Việt Nam
Chương 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô Việt
Nam đến năm 2020
Các kết luận và kiến nghị.


















v


ABSTRACT

Supporting industrial development will help the manufacturing sector is
actively raw materials input , be proactive supplier selection , cut production costs ,
reduce costs and increase competitiveness . Supporting industrial development will
help enterprises select appropriate strategies to develop value-added chain of the
sector in national , regional and international . In addition, the development of
supporting industries also provide opportunities and promote small and medium
enterprises flourished , create business network and wide variety . This is a
development platform for industry self modernization . Besides supporting
industries also increase the competitiveness of industries and countries, to
compensate for the declining strength of Vietnam 's cheap labor . This is one of the
key points to attract foreign investment into the country . For these reasons ,
development of supporting industries especially the automotive manufacturing
industry become an urgent task to restructure the water industry in accordance with
the new conditions .

We can say that the main weakness of supporting industries also contribute
to the trade deficit of Vietnam . One of the reasons that the deficit is skyrocketing
weaknesses of ancillary industries , leading to what we still have to import a lot of
inputs for export production . The more boost exports , the demand for
manufacturing inputs rising sharply .
According to many economists , the State needs strong support , strategies
and more effective , first establish a lead agency , created the professional support
industry . There are policies to support small and medium enterprises engaged in the
industrial sector support . Completing promulgate technical standards for industrial
products , building technical barriers needed for each sector and product category
To build a scientific basis for the issuance of this policy , the research project "
Support industry development industry Vietnam Automobile Manufacturers
in 2020 " brought urgency both theory and practice .
vi


The content of the thesis is includes three chapters :
Chapter 1: Basis about supporting industrial industry carmaker
Chapter 2: Current Development of ancillary industries industry Vietnam
Automobile Manufacturers
Chapter 3: A number of solutions to support industry development industry
Vietnam Automobile Manufacturers in 2020
The conclusions and recommendations .

















vii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

DANH MỤC CÁC BẢNG xiii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ xiv

DANH MỤC CÁC HÌNH xv

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Tính cấp thiết của đề tài 1


3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Kết cấu của đề tài 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH CÔNG
NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ 4

1.1

Ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô 4

1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ 4

1.1.1.1 Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ 4

1.1.1.2 Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của công nghiệp phụ trợ 7

1.1.2 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 10

1.1.3 Vai trò của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô 12

1.1.3.1 Sự cần thiết của công nghiệp phụ trợ trong ngành sản xuất ôtô 12

viii



1.1.3.2 Những yếu tố cần thiết để phát triển công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô
tô 19

1.1.3.3 Một số nhân tố ảnh hưởng tới công nghiệp phụ trợ ôtô Việt Nam 22

1.2

Nội dung của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ôtô 23

1.3 Phân loại công nghiệp phụ trợ 25

1.3.1 Theo loại hình hỗ trợ 25

1.3.2 Theo các cấp hỗ trợ 26

1.4

Kinh nghiệm phát triển công nghiệp phụ trợ ngành ô tô của một số nước 26

1.4.1 Thái Lan 27

1.4.2 Trung Quốc 29

1.4.3 Malaysia 30

1.4.4 Nhật Bản 31

1.4.5 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 33


TÓM TẮT CHƯƠNG 1 35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ Ở VIỆT NAM 36

2.1 Thực trạng phát triển của ngành công nghiệp ô tô ở Việt Nam 36

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngành ô tô Việt Nam 36

2.1.2 Vị trí của ngành ô tô Việt Nam trong khu vực 37

2.1.3 Qui mô thị trường tiêu thụ 39

2.1.4 Chuỗi giá trị của ngành ô tô 42

2.2 Đánh giá thực trạng của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô 43

2.2.1 Tình hình nội địa hoá của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô 43

2.2.2 Cơ cấu thu mua linh phụ kiện của các nhà sản xuất, lắp ráp 47

ix


2.2.3 Tình hình phát triển của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô 49

2.2.3.1 Qui mô, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện 49

2.2.3.2 Trình độ công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện 52


2.3 Đánh giá chung về phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản
xuất ô tô 55

2.3.1 Thành tựu 55

2.3.2 Tồn tại 57

2.3.3 Nguyên nhân 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ
NGÀNH CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 62

3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến
năm 2020 62

3.1.1 Quan điểm phát triển 62

3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam đến năm 2020 63

3.1.3 Mục tiêu phát triển công nghiệp ô tô đến năm 2020 64

3.2 Định hướng và mục tiêu phát triển công nghiệp phụ trợ ô tô Việt Nam đến
năm 2020 66

3.2.1 Quan điểm phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 66

3.2.2 Định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 68


3.3 Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành sản
xuất ô tô 71

3.3.1 Các giải pháp về chính sách 71

3.3.2 Các giải pháp về vốn 73

3.3.3 Phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng 74

x


3.3.4 Nâng cao năng lực công nghệ và trình độ quản lý 75

3.3.5 Phát triển mạng lưới doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ô tô 76

3.3.6 Mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và thúc đẩy xuất khẩu 77

3.3.7 Phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia 78

3.3.8 Tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực 79

3.4 Các kiến nghị phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuât ô
tô Việt Nam 80

3.4.1 Về phía Bộ Công Thương 80

3.4.2 Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ 81

3.4.3 Về phía Bộ Tài Chính 81


3.4.4 Về phía Bộ Kế Hoạch và đầu tư 81

3.4.5 Về phía Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 82

3.4.6 Về phía hiệp hội các doanh nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô Việt Nam 82

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC








xi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN
Asia South East Nation

Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
ACFTA
Asean- China Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
Asean- Trung Quốc
AFTA
Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
Asean
AIADA
American International Automo
Bile Dealers
Hiệp hôi các đại lý tiêu
thụ xe Mỹ
BTA
Bilateral Trade Agreement
Hiệp định thương mại
Việt Mỹ
CNC
Computerized Numerical Control Điều khiển bằng máy tính
CEPT
Common Effective Preferential Tariff Thuế quan có hiệu lực
DWT
Displacement Weight Tonnage
Khối lượng thay thế trọng
lượng tương đương
EDM
Electrical Discharge machining Gia công tia lửa điện
EPC

Engineering Procurement
Construction
Hợp đồng tổng thầu Xây
dựng
xii


FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước
ngoài
IEC
International Electrical Comission
Ủy ban kỹ thuật điện quốc
tế
ISO
International Standard Organization
Tổ chức đánh giá tiêu
chuẩn Quốc Tế
MFN
Most Favoured Nation Nguyên tắc tối huệ quốc
R&D
Research and Development Nghiên cứu và phát triển
RPT
Rapid Prototyping Technology Máy tạo mẫu nhanh
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
USD
United State Dolla Đô la Mỹ
VDA

Verband der Automobilindustrie Tiêu chuẩn kỹ thuật Đức
VAMA
Vietnam Automobile Asocciation
Hiệp hội các nhà sản xuất
Ô tô Việt Nam
WJC
Water Jet Cutting Máy gia công tia nước
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế
giới


xiii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 :Mối quan hệ trong ngành ô tô 11
Bảng 1.2: Các dự án hỗ trợ 2 chiến lược chính trong quy hoạch Thái Lan 28
Bảng 2.1: Lượng ô tô lưu hành giai đoạn 12007-2012 39

Bảng 2.2: Doanh số của các thành viên VAMA trong năm 2012 41

Bảng 2.3: Điểm tỉ lệ nội địa hoá của một số chi tiết theo phương pháp tính tỉ lệ nội
địa hoá theo điểm 45

Bảng 2.4: Phụ tùng nội địa hoá & nhà cung cấp chính trong nước của Toyota 46
Bảng 2.5: Kim ngạch nhập khẩu linh kiện ô tô từ các thị trường chính 48

Bảng 3.1: Dự kiến sản lượng ô tô các loại đến năm 2020 66


Bảng 3.2: Mục tiêu tỉ lệ cung cấp của Công nghiệp phụ trợ 71













xiv


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 1. 1: Giảm chi phí đơn vị trong công nghiệp phụ trợ 19

Biểu đồ 2.1: Sản lượng ô tô qua các năm 37
Biểu đồ 2.2: Tình hình kinh doanh các dòng xe tại Việt Nam năm 2012 40
Biểu đồ 2.3: Số lượng nhà cung cấp Công nghiệp phụ trợ 51

Biểu đồ 2.4: Yêu cầu cải thiện về nhiều mặt đối với công nghiệp phụ trợ Việt Nam
của các công ty đa quốc gia (%) 52


















xv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ 6
Hình 1. 2: Cách thức sản xuất - lắp ráp ô tô từ công nghiệp phụ trợ 10
Hình 1. 3: Các vùng công nghệ chính trong công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 11
Hình 1. 4: Mô hình giả định về tăng tỷ lệ nội địa hoá 16
Hình 1. 5: Các công đoạn chính của công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô 23

Hình 1.6: Tham gia vào chuỗi giá trị khu vực 34

Hình 2.1: Cụm ngành công nghiệp ô tô ở Châu Á 38


Hình 2.2: Chuỗi giá trị của ngành ô tô 42

Hình 2.3: Cơ cấu thu mua linh kiện của công ty ô tô Honda năm 2012 49

Hình 2.4: Vòng luẩn quẩn của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam 60










1


LỜI MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Thế giới ngày nay đã chuyển dần từ thời đại công nghiệp sang thời đại công
nghệ, trong đó thành công thuộc về các lực lượng nắm giữ công nghệ và thông tin,
do đó quá trình sản xuất công nghiệp trong các thập kỷ vừa qua cũng đã có những
biến đổi hết sức sâu sắc và rõ nét. Trình độ phân công lao động quốc tế và phân chia
quá trình sản xuất đã đạt đến mức rất cao. Các sản phẩm công nghiệp hầu hết không
còn được sản xuất trọn bộ tại một không gian hay một địa điểm, mà được phân chia
thành nhiều công đoạn, ở các châu lục, các quốc gia, các địa phương khác nhau.
Khái niệm Công nghiệp phụ trợ ra đời như là một cách tiếp cận sản xuất công
nghiệp mới với nội dung cơ bản là việc chuyên môn hoá sâu sắc các công đoạn của
quá trình sản xuất.

2 Tính cấp thiết của đề tài
Ngay từ khi mới được hình thành, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã được
Chính phủ dành cho những quan tâm đặc biệt. Trong bảng quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp ô tô đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Nhà nước cũng
đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam đó là đưa ngành công nghiệp ô tô trở thành
ngành rất quan trọng của đất nước.
Tuy nhiên sau hơn 15 năm phát triển, ngành ô tô Việt Nam vẫn chưa đạt được
những thành tựu xuất sắc xứng đáng với kỳ vọng của Chính phủ, trở thành một
ngành rất quan trọng của nền kinh tế. Mà nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng
trên đó là do hệ thống công nghiệp phụ trợ ngành ô tô ở Việt Nam chưa phát triển.
Vì vậy, để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có thể đi theo đúng định hướng của
nhà nước đề ra thì chúng ta cần phải phát triển được một hệ thống công nghiệp phụ
trợ cho ngành. Hệ thống công nghiệp phụ trợ của ngành càng phát triển thì chứng tỏ
trình độ phát triển của ngành càng cao. Xuất phát từ thực trạng trên của ngành ô tô,
em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công
nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam đến năm 2020”.
2


3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Sơ lược về tình hình phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích thực trạng phát triển các doanh nghiệp phụ trợ ngành sản xuất ô tô
Việt Nam. Từ đó thấy được những điểm mạnh điểm yếu, những ưu điểm và
hạn chế của ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm từng bước tháo gở những khó khăn
hạn chế để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô trong
thời gian tới.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản trên cơ sở phương pháp

nghiên cứu định tính với nguồn thứ cấp, các phương pháp thống kê mô tả, so sánh,
hệ thống và tổng hợp
5 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Nghiên cứu thực trạng hoạt động của công nghiệp phụ trợ Việt
Nam ngành công nghiệp sản xuất ô tô trong những năm gần đây cụ thể từ năm
2005- 2012
Không gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển của công nghiệp phụ trợ ngành
công nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam và một số bài học kinh nghiệm từ các nước
trên thế giới.
6 Kết cấu của đề tài
Cấu trúc của đề tài bao gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản
xuất ô tô.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp
sản xuất ô tô ở Việt Nam.
3


Chương 3: Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô
tô Việt Nam đến năm 2020.





















4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ NGÀNH
CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ

1.1 Ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ôtô
1.1.1 Khái niệm ngành công nghiệp phụ trợ
Thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước, mặc dù
vậy thuật ngữ này vẫn rất mơ hồ và không có được định nghĩa thống nhất. Tại mỗi
một quốc gia, theo các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách thì thuật ngữ này
lại được định nghĩa theo cách hiểu và mục đích sử dụng của từng người. Trên thực
tế, công nghiệp phụ trợ (supporting industries) là một từ tiếng Anh - Nhật đã được
các doanh nghiệp Nhật sử dụng từ lâu trước khi trở thành một thuật ngữ chính thức.
1.1.1.1 Một số khái niệm và định nghĩa về công nghiệp phụ trợ
 Bộ kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (MEIT) chính thức
định nghĩa về công nghiệp phụ trợ trong chương trình hành động phát triển công
nghiệp phụ trợ Châu Á (1993): Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung
cấp các yếu tố cần thiết như nguyên liệu thô, linh kiện và vốn … cho các ngành
công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử). Bộ Năng lượng, Mỹ: Công

nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp cung cấp nguyên liệu và quy trình cần
thiết để sản xuất ra sản phẩm trước khi chúng được đưa ra thị trường.
 Định nghĩa của Văn phòng phát triển công nghiệp phụ trợ, Thái Lan:
Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp linh kiện, phụ kiện, máy
móc, dịch vụ đóng gói và dịch vụ kiểm tra cho các ngành công nghiệp cơ bản (có
nghĩa là các ngành cơ khí, máy móc, linh kiện cho ô tô, điện và điện tử là những
ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng).
 Định nghĩa của Hội đồng đầu tư, Thái Lan: Hội đồng đầu tư phân loại
các ngành công nghiệp sản xuất thành phẩm thành 3 bậc: lắp ráp, sản xuất linh kiện
và phụ kiện, và các ngành công nghiệp phụ trợ. Năm sản phẩm chính của ngành
công nghiệp phụ trợ là gia công khuôn mẫu, gia công áp lực, đúc và gia công nhiệt.
5


Tóm lại, công nghiệp phụ trợ là khái niệm chỉ toàn bộ những sản phẩm công
nghiệp có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phẩm chính. Cụ thể là những
linh kiện, phụ liệu, phụ tùng, sản phẩm bao bì, nguyên liệu để sơn, nhuộm,… và
cũng có thể bao gồm cả những sản phẩm trung gian, những nguyên liệu sơ chế.
Tuy nhiên, thuật ngữ “công nghiệp phụ trợ” chính thức được sử dụng ở Việt
Nam tương đối muộn, từ năm 2003 bắt nguồn từ sáng kiến chung Việt Nam - Nhật
Bản nhằm cải thiện môi trường đầu tư với quan điểm nâng cao khả năng cạnh tranh
của Việt Nam, trong đó kêu gọi sự phát triển, thiết lập và sử dụng ngành công
nghiệp phụ trợ ở Việt Nam.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ nhưng
hầu hết các quan chức trong bộ máy Nhà nước vẫn mơ hồ về khái niệm công nghiệp
phụ trợ. Do vậy, thuật ngữ công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong các chính sách,
chiến lược công nghiệp là khác nhau. Nếu không có một định nghĩa cụ thể về công
nghiệp phụ trợ thì không thể xác định được đó là ngành công nghiệp nào, hỗ trợ cho
cái gì, cho ai.
Ngoài khái niệm “công nghiệp phụ trợ” một vài khái niệm khác cũng được sử

dụng để chỉ ngành công nghiệp chuyên cung cấp đầu vào cho các ngành công
nghiệp chính: công nghiệp liên quan và hỗ trợ, thầu phụ, công nghiệp phụ thuộc,
công nghiệp linh phụ kiện. Các khái niệm này đều có nghĩa gần với nghĩa của “công
nghiệp phụ trợ”, cùng có chung quan điểm, cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của các
ngành công nghiệp sản xuất đầu vào cho thành phẩm. Mỗi một khái niệm về “công
nghiệp phụ trợ” được xác định bởi một phạm vi khác nhau. Ta có thể đưa ra ba khái
niệm về công nghiệp phụ trợ tương ứng với ba phạm vi như sau:
 Khái niệm hạt nhân: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp linh kiện, phụ kiện, phụ tùng và các công cụ sản xuất ra các linh kiện, phụ
tùng này.
6


 Khái niệm mở rộng 1: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp linh kiện, phụ tùng, công cụ để sản xuất linh kiện phụ tùng này và các dịch
vụ sản xuất như hậu cần, kho bãi, phân phối và bảo hiểm.
 Khái niệm mở rộng 2: công nghiệp phụ trợ là những ngành công nghiệp
cung cấp toàn bộ đầu vào vật chất, gồm linh kiện, phụ tùng, công cụ, máy móc và
nguyên vật liệu.

Hình 1. 1: Sơ đồ các phạm vi của công nghiệp phụ trợ
Nguồn: Xây dựng công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam (VDF)
Do bối cảnh Việt Nam là một nước có nền công nghiệp công nghiệp phụ trợ
chưa phát triển nên trong luận văn sử dụng khái niệm công nghiệp phụ trợ theo như
khái niệm hạt nhân.
Khái niệm công nghiệp phụ trợ được sử dụng trong khuôn khổ bài viết: Công
nghiệp phụ trợ là một nhóm các hoạt động công nghiệp cung cấp các sản phẩm đầu
Sản phẩm cuối cùng
Lắp ráp
Lắp ráp chưa hoàn chỉnh


Hàng hoá trung gian
Phụ tùng
Linh kiện
Hàng hoá tư bản
Công cụ
Máy móc
Nguyên liệu
Thép
Hoá chất
Dịch vụ sản xuất
Hậu cần
Kho bãi
Phân phối
CNPT (phạm vi chính)

CNPT (phạm vi mở rộng 2)
CNPT (phạm vi mở rộng 1)

×