BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
NGUYỄN ĐÀO THỊ MAI TRINH
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NINH THUẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 60340102
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 01 năm 2014
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 22 tháng 01 năm 2014
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)
TT Họ và tên Chức danh Hội đồng
1 TS. Nguyễn Ngọc Dương Chủ tịch
2 TS. Lê Kinh Vĩnh Phản biện 1
3 TS. Lê Văn Trọng Phản biện 2
4 PGS.TS. Phước Minh Hiệp Ủy viên
5 TS. Trần Anh Dũng Ủy viên, Thư ký
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày 20 tháng 12 năm 2013
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: Nguyễn Đào Thị Mai Trinh Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 01/05/1988 Nơi sinh: Ninh Thuận
Chuyên ngành: .Quản trị kinh doanh MSHV: 1241820105
I- Tên đề tài:
Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Thuận
II- Nhiệm vụ và nội dung:
Đánh giá tổng quan tình hình môi trường hoạt động đầu tư và thực trạng thu
hút đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài vào
Tỉnh Ninh Thuận;
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các doanh nghiệp
trong nước và nước ngoài vào Ninh Thuận;
Đề xuất một số giải pháp để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài
vào Ninh Thuận.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 07/08/2013
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 30/12/2013
V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn
gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
Nguyễn Đào Thị Mai Trinh
ii
LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin được tỏ lòng biết ơn và gửi lời cám ơn chân thành đến
PGS.TS. Nguyễn Phú Tụ, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và
hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và
phân tích số liệu, giải quyết vấn đề…nhờ đó tôi mới có thể hoàn thành luận văn cao
học của mình.
Ngoài ra trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi còn nhận
được nhiều sự quan tâm, góp ý quý báu của quý thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và
người than. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ và những người thân trong gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian qua và đặc biệt trong thời gian tôi theo học khóa
học Thạc sỹ tại trường Đại học Công nghệ Tp.HCM
Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh và quý thầy cô Khoa Sau Đại học-
Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
bổ ích trong suốt thời gian học vừa qua.
Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận và nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ tôi
thực hiện đề tài này.
Các công ty kinh doanh tại Ninh Thuận đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ tôi
trong quá trình nghiên cứu định tính cũng như định lượng.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn,
trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài
liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những thông tin
đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý thầy cô trong Hội đồng.
Tác giả
Nguyễn Đào Thị Mai Trinh
iii
TÓM TẮT
Mục tiêu chính của nghiên cứu này là khám phá mức độ tác động của các
nhân tố môi trường đầu tư vào sự thỏa mãn của nhà đầu tư, xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố cũng như đề xuất một số giải pháp thu hút đầu tư cho tỉnh
Ninh Thuận nhằm huy động nguồn lực xã hội đầu tư phát triển. Đề tài này được
thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết về nguồn vốn đầu tư, thu hút đầu tư và thực trạng
môi trường đầu tư của Ninh Thuận. Qui trình nghiên cứu bao gồm ba bước. Trước
tiên là nghiên cứu dữ liệu thứ cấp. Tiếp theo là nghiên cứu định tính bằng thảo luận
với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và một số công ty đầu tư kinh doanh tại
Tỉnh để khám phá các nhân tố về môi trường đầu tư, làm cơ sở để thiết lập các đo
lường các yếu tố cho nghiên cứu định lượng tiếp theo. Cuối cùng, nghiên cứu định
lượng bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 160 doanh nghiệp đang đầu tư kinh
doanh tại Ninh Thuận.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 6 nhân tố có tác động đến quyết định đầu tư của
nhà đầu tư theo thứ tự của mức độ tác động từ mạnh đến yếu là (1) Dịch vụ hỗ trợ
doanh nghiệp, (2) Tính minh bạch thông tin, (3) Nguồn nhân lực, (4) Thể chế pháp
lý, (5) Thị trường và (6) Cơ sở hạ tầng.
Các kết quả nghiên cứu đưa ra một số hàm ý cho các cơ quan quản lý đầu tư
tại Ninh Thuận. Trước tiên, Ninh Thuận nên phát huy tốt các dịch vụ hỗ trợ doanh
nghiệp, vì đây là nhân tố ảnh hưởng nhất đến việc quyết định đầu tư của các doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, Ninh Thuận cũng cần phát huy cải thiện nhân tố về cơ sở hạ
tầng và thị trường nhiều hơn nữa để thu hút nhiều nhà đầu tư hơn trong tương lai.
Vì có thị trường hấp dẫn, cơ sở hạ tầng hiện đại, thuận tiện thì các nhà đầu tư sẽ
mạnh dạn đầu tư hơn. Tiếp theo, Ninh Thuận cần phải liên kết phát triển vùng, cả
nước và hội nhập kinh tế quốc tế để kinh tế của Tỉnh ngày càng mở rộng và phát
triển. Cuối cùng, Ninh Thuận nên phát huy vai trò của chính quyền thông qua xây
dựng hình ảnh của Ninh Thuận đầy tiềm năng để hấp dẫn các nhà đầu tư trong và
ngoài nước.
iv
ABSTRACT
The main objective of this research was to explore the extent of the impact of
business environment factors on investor satisfaction, identify the degree of
influence of these factors as well as propose solution to attract investment for Ninh
Thuan province to mobilize social resources for development investment. This
thesis was based on the theory of investment, attracting investment and current
situation of business environmental in Ninh Thuan province. Research process
consists of three steps: Studying on second data; The qualitative study by discussing
investment with the state management agencies and some business investment
companies in Ninh Thuan to find out business environment factors, which is the
basis for establishment the measurement factors for the next quantitative research;
The quantitative research has been done through interviewing 160 managers of
businesses that are investing in Ninh Thuan by a questionnaire to determine the
extent of the impact of business environment factors on investors satisfaction.
The results of research showed that there have been 6 factors affecting
investment decisions of investors in order of the level of impact from strong to
weak: (1) Business support services; (2) Transparency information; (3) Human
resource; (4) Legal institution; (5) Market; and (6) Infrastructure.
The results of research have provided some implications for the investment
management agencies in Ninh Thuan. Firstly, Ninh Thuan should maximize the
business support services because this is the most influential factor in investment
decisions of firms. Secondly, Ninh Thuan should improve infrastructure and market
factors to attract more investors in the future because an attractive market and a
modern infrastructure make investors invest more boldly. Thirdly, Ninh Thuan
needs to link up regional development, domestic and international economic
integration in order to the province economic development is more and more
increasing. Finally, Ninh Thuan should promote the role of Government through
construction of the potential Ninh Thuan image to attract domestic and foreign
investment.
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 6
CHƯƠNG 1 7
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ, HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ 7
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ 7
1.1.1. Khái niệm cơ bản về hoạt động đầu tư 7
1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với kinh tế 10
1.1.3. Phân loại nguồn vốn đầu tư 11
1.1.4. Ưu và nhược điểm của nguồn vốn đầu tư nước ngoài 18
1.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ 19
1.2.1. Thể chế pháp lý 19
1.2.2. Tính minh bạch thông tin 19
1.2.3. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 20
1.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực 21
1.2.5. Cơ sở hạ tầng 21
1.2.6. Thị trường đầu tư 22
vi
1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ 23
1.3.1. Thu hút vốn đầu tư của Tỉnh Đồng Nai 23
1.3.2. Thu hút vốn đầu tư của tỉnh Bình Dương 24
1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Ninh Thuận 25
CHƯƠNG 2 27
THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH NINH THUẬN GIAI
ĐOẠN 2009- 2012 27
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NINH THUẬN 27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27
2.1.2. Về điều kiện kinh tế - xã hội: 29
2.1.3. Về cơ sở hạ tầng 30
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH NINH THUẬN GIAI
ĐOẠN 2009-2012 32
2.2.1. Tổng quan nguồn vốn đầu tư tại Ninh Thuận 32
2.2.2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư tại Tỉnh Ninh Thuận 2009- 2012 36
2.3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TẠI TỈNH NINH
THUẬN 41
2.3.1. Thuận lợi 41
2.3.2. Khó khăn 42
CHƯƠNG 3 45
XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NINH THUẬN. 45
3.1. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 45
3.1.1. Mô hình nghiên cứu 45
3.1.2. Giả thiết và câu hỏi nghiên cứu 46
3.2. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 53
3.2.1. Thiết kế mẫu, thông tin mẫu nghiên cứu 55
3.2.2. Thống kê mô tả kết quả khảo sát 59
3.2.3. Đánh giá thang đo 63
vii
CHƯƠNG 4 87
GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH NINH THUẬN 87
4.1. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP 87
4.2. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ TÍNH MINH BẠCH THÔNG TIN 91
4.3. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC 93
4.4. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THỂ CHẾ PHÁP LÝ 96
4.5. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG 96
4.6. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ THỊ TRƯỜNG 98
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSHT: Cơ sở hạ tầng
DN: Doanh nghiệp
EDO: Economical Development Office (Văn phòng phát triển kinh tế)
EPZ: Export processing Zone (Khu chế xuất)
FDI: Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài)
GCNĐT: Giấy chứng nhận đầu tư
GDP: Gross domestic product (tổng sản phẩm quốc nội)
KCN: Khu công nghiệp
MNES: Multinational Enterprises (Các công ty đa quốc gia)
NĐT: Nhà đầu tư
NGO: Non-Governmental Organization (Tổ chức phi Chính Phủ)
ODA: Offical Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
Tp.HCM:
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND: Ủy Ban Nhân Dân
UNDP: United Nations Development Programe (Chương trình phát triển của
Liên Hiệp Quốc)
WTO: World Trade Organization (Tổ chức thương mại Thế Giới)
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Cơ cấu vốn đầu tư theo thành phần kinh tế 32
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành 34
Bảng 3.1. Biến quan sát đo lường thể chế pháp lý 48
Bảng 3.2. Biến quan sát đo lường tính minh bạch thông tin 48
Bảng 3.3. Biến quan sát đo lường dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 49
Bảng 3.4. Biến quan sát đo lường nguồn nhân lực 50
Bảng 3.5. Biến quan sát đo lường cơ sở hạ tầng 51
Bảng 3.6. Biến quan sát đo lường thị trường 51
Bảng 3.7. Biến quan sát đo lường quyết định đầu tư 52
Bảng 3.8. Phân loại doanh nghiệp theo loại hình đầu tư và ngành kinh doanh của
tỉnh Ninh Thuận 56
Bảng 3.9. Phân loại doanh nghiệp theo tình trạng hoạt động và loại hình đầu tư 56
Bảng 3.10. Bảng thống kê mẫu theo loại hình đầu tư và ngành kinh doanh 57
Bảng 3.11. Bảng thống kê mẫu theo tổng đầu tư 58
Bảng 3.12. Bảng thống kê mô tả kết quả khảo sát 60
Bảng 3.13. Bảng kết quả kiểm định KMO và Bartlett 65
Bảng 3.14. Bảng phân tích nhân tố tương ứng với các biến quan sát 65
Bảng 3.15. Bảng tóm tắt nhân tố tương ứng với các biến quan sát sau khi phân tích
nhân tố 67
Bảng 3.16. Bảng kết quả hồi quy 78
Bảng 3.17. Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết H1, H2, H3, H4, H5, H6 80
Bảng 3.18. Thống kê mô tả đánh giá chất lượng các nhân tố theo tổng vốn đầu tư.82
Bảng 4.1. Bảng quy định về miễn, giảm tiền thuê mặt đất, thuê mặt nước 89
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1. Qui trình thực hiện nghiên cứu 4
Hình 2.1. Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế 33
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu vốn đầu tư phân theo Ngành 35
Hình 3.1. Mô hình một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của tỉnh Ninh
Thuận 46
Hình 3.2. Qui trình nghiên cứu định lượng 55
Hình 3.3. Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết 81
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có những bước phát triển
đáng kể, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm cao. Thêm vào đó, môi trường đầu
tư ở nước ta ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước góp
phần làm cho nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đổ vào Việt Nam
ngày càng tăng mạnh. Đặc biệt, từ năm 2008, sự kiện Việt Nam chính thức gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã làm cho lượng vốn đầu tư đổ về Việt
Nam càng nhiều hơn đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Hai nguồn vốn
đầu tư trong nước và nước ngoài có quan hệ mật thiết với nhau trong việc thúc
đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển. Để đạt được mục tiêu
trở thành nước công nghiệp cao theo hướng hiện đại, đòi hỏi cần có một nguồn
vốn rất lớn để đầu tư và phát triển các ngành nghề mũi nhọn, và thực tế nguồn
vốn FDI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Việt
Nam. Việc gia nhập các tổ chức thương mại trong khu vực và thế giới đã đưa
đến cho Việt Nam nhiều cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn. Điều này
càng góp phần giúp kinh tế phát triển nhanh và tiến lại gần hơn với nền khoa học
hiện đại của thế giới.
Thực tiễn trong thời gian qua cho thấy, dòng vốn đầu tư nước ngoài thường
tập trung vào một số địa phương. Và Ninh Thuận cũng là một trong những địa
phương có khả năng hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế
cho Tỉnh nhà.
Gần đây chính quyền Trung Ương đã khẳng định sự hỗ trợ mạnh mẽ cho sự
phát triển kinh tế xã hội của Ninh Thuận, bằng việc Ngài chủ tịch nước Nguyễn
Minh Triết hối thúc Ninh Thuận phải phát triển “sát cánh với các tỉnh khác trong
nước” khi đến dự Hội nghị các nhà đầu tư ở Ninh Thuận vào ngày 17 tháng 10
năm 2009. Cam kết của Chính quyền Trung ương đã tạo cảm hứng cho lãnh đạo
2
địa phương trog việc hình thành một mục tiêu đầy tham vọng: vươn lên từ vị trí
hiện nay trở thành một trong 10 tỉnh thịnh vượng nhất của Việt Nam vào năm
2020 và nổi lên như 1 trong 10 tỉnh thịnh vượng nhất vào năm 2020.
Với mục tiêu đã đưa ra vào năm 2020, Ninh Thuận cần phải đưa ra chiến
lược phát triển bền vững cho Tỉnh nhà. Và một trong những hoạt động nhằm
thực hiện phát triển kinh tế đó chính là việc thu hút đầu tư của trong nước và
nước ngoài, phải nói đây chính là nguồn vốn dồi dào để phát triển một tỉnh tiềm
năng như Ninh Thuận.
Trước những thách thức mà Ninh Thuận đang đối đầu, một câu hỏi đặt ra là
“Làm thế nào để thu hút vốn đầu tư?” và “Những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc
thu hút đầu tư”, chúng ta phải biết những vấn này để mà phát huy những yếu tố
mà nhà đầu tư mong muốn và cải thiện những yêu tố xấu mà làm cho nhà đầu tư
e ngại khi đầu tư tại tỉnh. Vì vậy mà tôi chọn đề tài nghiên cứu về “Một số nhân
tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của Tỉnh Ninh Thuận” để qua kết quả
nghiên cứu này Ninh Thuận sẽ phấn đấu cải thiện môi trường kinh doanh trên
cơ sở quyết tâm cải thiện những nhân tố có ảnh hưởng xấu và tiếp tục phát huy
những nhân tố ảnh hưởng tốt đến việc thu hút đầu tư tại Tỉnh. Trên cơ sở đó
Tỉnh sẽ khai thác những lợi thế tiềm tàng, cũng như đề ra các chính sách hữu
hiệu để thu hút các nhà đầu tư trong thời gian tới một cách hiệu quả. Kết quả
nghiên cứu có thể phục vụ cho các nhà hoạch định chiến lược và các nhà đầu tư
trong và ngoài nước đang trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Tỉnh.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm đạt được 3 mục tiêu:
Thứ nhất: Đánh giá tổng quan tình hình môi trường hoạt động đầu tư và
thực trạng thu hút đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước và nước
ngoài vào Tỉnh Ninh Thuận;
Thứ hai: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của các doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài vào Ninh Thuận;
3
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp để thu hút vốn đầu tư trong nước và nước
ngoài vào Ninh Thuận.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài mong muốn đưa ra những giải pháp phù hợp cho việc thu hútđầu tư
của tỉnh Ninh Thuận, do đó đối tượng và phạm vi nghiên cứu sẽ được chọn cụ
thể như sau:
Đối tượng: Nghiên cứu sự hài lòng của nhà đầu tư về quyết định đầu tư của
nhà đầu tư tại tỉnh Ninh Thuận.
Phạm vi: Sự hài lòng của các nhà đầu tư thuộc các doanh nghiệp nước ngoài
đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư; và một số doanh nghiệp trong nước đã
được cấp giấy chứng nhận đầu tư và kinh doanh tại Tỉnh trên 2 năm.
Không gian: Tỉnh Ninh Thuận.
Thời gian: Thực trạng hoạt động của các doanh nghiệp từ năm 2009 đến
năm 2013.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu với các doanh nghiệp đang đầu tư tại
Ninh Thuận. Qui trình nghiên cứu được thông qua ba bước, (1) nghiên cứu
thông qua dữ liệu thứ cấp, (2) nghiên cứu khám phá bằng phương pháp nghiên
cứu định tính, (3) nghiên cứu chính thức bằng phương pháp nghiên cứu định
lượng. Qui trình nghiên cứu được thể hiện trong hình 1 sau đây:
4
Vấn đề nghiên cứu
Một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của Tỉnh Ninh Thuận
Cơ sở lý luận
Tổng quan vốn đầu tư
và một số nhân tố ảnh hưởng
đến thu hút đầu tư
Dữ liệu thứ cấp
Hiện trạng đầu tư của một số
Doanh nghiệp trong và ngoài
nước tại tỉnh Ninh Thuận
Định tính
Các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn của nhà đầu tư
Nghiên cứu định lượng
Đánh giá các yếu tố tác động vào quyết định đầu tư của
nhà đầu tư tại Ninh Thuận
Giải pháp
Giải pháp thu hút vốn đầu tư cho tỉnh Ninh Thuận
Hình 1. Qui trình thực hiện nghiên cứu
Nghiên cứu khám phá thông qua dữ liệu thứ cấp
Trước tiên dữ liệu thứ cấp, bao gồm các dữ liệu về chính sách đầu tư của
Ninh Thuận, của chính phủ Việt Nam và các nước trong khu vưc. Nguồn dữ liệu
thứ cấp được thu thập thông qua sách báo, niên giám thống kê, nguồn thông tin nội
bộ tại Ninh Thuận và mạng internet. Dữ liệu này dùng để khám phá sơ bộ hiện trạng
đầu tư của tỉnh Ninh Thuận cùng với các quan điểm về một số nhân tố ảnh hưởng
5
đến thu hút đầu tư của Tỉnh. Trên cơ sở dữ liệu này cùng với cơ sở lý luận về vốn
đầu tư, đề tài sẽ thiết kế và thực hiện nghiên cứu định tính tiếp theo để xác định sơ
bộ những yếu tố và khả năng đem lại sự thỏa mãn cho các nhà đầu tư tại Ninh
Thuận.
Nghiên cứu khám phá thông qua nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính thường dùng tìm hiểu sâu về thái độ và hành vi
khách hàng. Vì vậy, nghiên cứu này sử dụng bước nghiên cứu định tính
thông qua thảo luận với các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư của Ninh
Thuận và một số công ty đang đầu tư kinh doanh tại Tỉnh. Mục đích của
nghiên cứu này là khám phá thái độ và quan điểm về các hoạt động đầu tư,
kinh doanh của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, của chính các nhà
đầu tư kinh doanh về một số nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư của
tỉnh tạo nên sự thỏa mãn của nhà đầu tư. Nghiên cứu này giúp cơ sở để thiết
lập các thang đo lường các yếu tố về các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu
tư sử dụng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu này được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực
tiếp các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh tại Ninh Thuận thông qua bảng câu
hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của các bước nghiên cứu trước. Nghiên
cứu nhằm mục đích đo lường các yếu tố về mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
Xử lý số liệu nghiên cứu: Sử dụng phần mềm SPSS 17.0 để kiểm định
thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha ,…
6
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Luận văn gồm chương mở đầu và 04 chương nghiên cứu đó là:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ, HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ
MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH NINH
THUẬN GIAI ĐOẠN 2009- 2012.
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG
CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NINH
THUẬN.
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO TỈNH NINH
THUẬN.
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ, HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ MỘT
SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm cơ bản về hoạt động đầu tư
Khái niệm về đầu tư:
Ngân hàng Thế giới xem dự án đầu tư là tổng thể các chính sách, hoạt
động và chi phí liên quan với nhau, được hoạch định nhằm đạt những mục
tiêu nhất định, trong một thời gian nhất định. Đầu tư đượ phân ra thành một
số loại hình đầu tư như sau:
Đầu tư gián tiếp là loại hình đầu tư trong đó người bỏ vốn không trực
tiếp tham gia điều hành, quản lí quá trình thực hiện và vận hành các kết quả
đầu tư. Đó là việc các Chính phủ thông qua các chương trình tài trợ không
hoàn lại hoặc có hoàn lại với lãi suất thấp cho các Chính phủ của các nước
khác vay để phát triển kinh tế, xã hội; là việc các cá nhân, tổ chức mua các
chứng chỉ có giá như cổ phiếu, trái phiếu,…để hưởng lợi tức.
Đầu tư trực tiếp là loại đầu tư trong đó người bỏ vốn trực tiếp tham
gia quản lí , điều hành quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư.
Đầu tư dạng đặc thù B.O.T
Khái niệm B.O.T (Xây dựng –Kinh doanh –Chuyển giao) xuất hiện từ
năm 1920, bắt đầu ở Hoa Kỳ và Canada. B.O.T là hình thức đầu tư được sử
dụng để thực hiện các dự án đầu tư của Chính phủ trong việc xây dựng cơ sở
hạ tầng và công nghiệp (gia thông, cấp thoát nước, điện, dầu khí…). Ưu
điểm nổi trội của hình thức B.O.T là Nhà nước không bỏ vôn mà các nhà đầu
tư phải tự bỏ vốn sở hữu của mình, chịu hoàn toàn trách nhiệm về dự án
trong suốt thời gian dự án được thực hiện. Điều này đã giảm được sức ép về
vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho ngân sách Nhà nước và lại vừa phát
8
huy tính chủ động và sang tạo của các nhà đầu tư. Tuy nhiên vốn chủ sở hữu
của nhà đầu tư thường không thể đáp ứng đủ tổng vốn đầu tư của dự án mà
thường chỉ chiếm một tỷ lệ nhất định nào đó (thông thường là 30% tổng vốn
đầu tư). Vì vậy các nhà đầu tư thưởng phải vay tín dụng từ các ngân hàng,
các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế. Chính điều này đã khiến cho dự
án đầu tư theo hình thức B.O.T phải thực sự được tính toán cẩn thận và xác
định là có hiệu quả thì các ngân hàng, tổ chức tài chính mới có thể cho vay.
Như vậy, hình thức đầu tư B.O.T đã kết hợp được rất nhiều bên có khả năng
tham gia dự án mà không cần đến vốn từ ngân sách Nhà nước nhưng vẫn
đảm bảo dự án được thực hiện có hiệu quả và theo đúng chủ trương đường
lối phát triển kinh tế của Chính phủ các nước.
Như vậy quy trình để thực hiện một dự án đầu tư theo hình thức BOT
trải qua 3 giai đoạn chính:
Xây dựng công trình: ở giai đoạn này, nhà đầu tư sử dụng vốn của
mình và vốn đi vay để đầu tư xây dựng công trình, tổ chức xây dựng và quản
lý việc xây dựng công trình theo thiết kế đã được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt. Đối với mẫu dự án BOT (doanh nghiệp là chủ đầu tư, tổ
chức quản lý xây dựng và kinh doanh một hoặc một số dự án BOT) phải đạt
mức tối thiểu bằng 30% tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án, số vốn còn lại
sẽ là vốn vay hoặc một phần là vốn góp của ngân sách nhà nước.
Kinh doanh: Sau khi xây dựng xong công trình, doanh nghiệp BOT sẽ
tiến hành vận hành công trình và thu phí sử dụng công trình (hoặc bán sản
phẩm của công trình) trong một khoảng thời gian thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời gian vận hành công trình mà doanh nghiệp BOT được phép khai thác
tùy thuộc vào từng dự án, thường là từ 10- 50 năm.
Chuyển giao công trình: Sau khi kết thúc thời gian vận hành công
trình, doanh nghiệp BOT sẽ tiến hành các thủ tục bàn giao (không bồi hoàn
vì doanh nghiệp đã thu hồi đủ vốn đầu tư và có lãi) công trình cho cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền. Dĩ nhiên, trước khi bàn giao công trình, doanh
9
nghiệp BOT phải thực hiện đầy đủ công việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc
thiết bị của công trình, đảm bảo công trình sẽ tiếp tục vận hành trong trạng
thái tốt nhất có thể.
Như vậy, thực hiện dự án đầu tư theo hình thức BOT được coi như
thực hiện bằng hợp đồng giữa Nhà nước và các thành phần kinh tế trong
nước, trong đó cả hai bên đều có lợi. Nhà nước có lợi là thực hiện được mục
tiêu, kế hoạch phát triển một số lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế mà không
phải dùng đến vốn ngân sách, còn bên thực hiện dự án thì có thể thu được lợi
nhuận từ dự án.
Khái niệm về vốn đầu tư:
Vốn là chìa khóa, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình phát triển
của bất kỳ chủ thể kinh tế nào và ngay cả một quốc gia, nhất là các nước
đang phát triển và đặc biệt đối với nền kinh tế chuyển đổi như nước ta hiện
nay.
Trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, vốn đầu tư cho hoạt
động kinh tế rất lớn và đa dạng. Vốn đầu tư không chỉ tạo lập tài sản trực tiếp
sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà còn bao gồm hệ thống kết cấu hạ
tầng, các công trình công cộng phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế- xã
hội. Vốn đầu tư không chỉ tạo lập những tài sản tồn tại dưới trạng thái vật
chất hay hữu hình, như máy móc, thiết bị, công trình kiến trúc, nguyên vật
liệu…mà còn dưới dạng phi vật chất hay vô hình như các phát minh, sang
chế, các giải pháp hữu ích. Ngoài ra, vốn đầu tư còn tạo lập các tài sản chính
như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi…
Vậy vốn đầu tư là toàn bộ nguồn lực tài chính (là các khoản tiết kiệm
của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế và kể cả số tiết kiệm của nhà
nước…) được huy động và sử dụng vào mục đích thực hiện các dự án phát
triển kinh tế- xã hội.
10
Khái niệm về thu hút vốn đầu tư:
Thu hút vốn đầu tư là các hoạt động hay chính sách của chủ thể ở các
địa phương hay lãnh thổ (như các cơ quan chính phủ hay chính quyền, cộng
đồng doanh nghiệp và dân cư địa phương hay vùng lãnh thổ) nhằm xúc tiến,
kêu gọi tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bỏ vốn thực hiện các dự án
đầu tư (thực hiện hoạt động đầu tư vốn) hình thành vốn sản xuất trong các
lĩnh vực kinh tế xã hội trên địa bàn của mình.
Thu hút vốn đầu tư có nghĩa là làm gia tăng sự chú ý và quan tâm của
các nhà đầu tư qua sự phát triển và xúc tiến các dự án đầu tư cụ thể có thể
đem lại những lợi ích thương mại cho các nhà đầu tư.
Như vậy, thu hút vốn đầu tư ở đây được hiểu là thu hút vốn đầu tư
trực tiếp, và kết quả cuối cùng phải hình thành cơ sở sản xuất hàng hóa và
dịch vụ trong nền kinh tế.
1.1.2. Vai trò của nguồn vốn đầu tư đối với kinh tế
Vốn là điều kiện hàng đầu của tăng trưởng và phát triển ở mọi quốc
gia. Riêng đối với các nước kém phát triển, để đạt được tốc độ tăng trưởng
cao và ổn định, cần phải có một khối lượng vốn rất lớn.
Đối với nền kinh tế
Tốc độ tăng đầu tư và tốc độ tăng trưởng kinh tế: Sự tác động tăng
hay giảm của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế vừa là yếu
tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi
quốc gia. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nên kinh tế, các nhà hoạch định
chính sách cần thấy hết tác động hai mặt để đưa ra các chính sách nhằm hạn
chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của
nền kinh tế.
Tác động của vốn đầu tư đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh
nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con dường tất yếu có thể tăng
trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9-10%) là tăng trưởng đầu tư nhằm tạo
ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nghành nông,
11
lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để
đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính đầu tư
quyết định quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở các nước nhằm đạt được
tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư
có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh
thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy
tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị những
vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng
khác cùng phát triển.
Tác động của vốn đầu tư đến việc phát triển cơ sở hạ tầng: Vốn đầu
tư càng tăng thì cơ sở hạ tầng sẽ ngày càng nâng cao hiện đại để đáp ứng nhu
cầu cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất kinh doanh. Ngược lại để thu
hút nhiều vốn đầu tư từ bên ngoài thì bản thân lãnh thổ, vùng kinh tế đó phải
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thật tốt để hấp dẫn các nhà đầu tư.
Đối với các đơn vị kinh tế
Vốn là nhân tố tiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của từng đơn
vị kinh tế. Đối với doanh nghiệp, vốn kinh doanh được xem là khối lượng
giá trị được tạo lập ra và đưa vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
Vốn vừa là nhân tố đầu vào, vừa là kết quả phân phối thu nhập đầu ra
của quá trình đầu tư.
1.1.3. Phân loại nguồn vốn đầu tư
Phân loại nguồn vốn theo hình thức sở hữu thì có hai loại đó là: nguồn
vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.3.1. Nguồn vốn đầu tư trong nước
Khái niệm
Nguồn vốn đầu tư trong nước là phần tích lũy của nội bộ kinh tế bao
gồm tiết kiệm của khu vực dân cư, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, tiết
12
kiệm của chính phủ được huy động vào quá trình tái sản xuất của xã hội. Và
nguồn vốn đầu tư trong nước có một số đặc điểm như sau:
Đặc điểm
Vốn đầu tư trong nước là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định đối
với tăng trưởng và phát triển của từng đơn vị kinh tế cũng như của cả đất
nước. Do tính chất ổn định và ít chịu biến động từ bên ngoài nên nguồn vốn
trong nước là nguồn cơ bản tạo sự tăng trưởng bền vững cho đất nước. Đồng
thời vốn đầu tư trong nước là đối trọng với nguồn vốn đầu tư nước ngoài,
hạn chế được những mặt tiêu cực của nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tạo bộ
khung kinh tế để có thể chống lại được những tác động của thị trường thế
giới.
Nguồn vốn trong nước là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và
điều tiết kinh tế vĩ mô. Nguồn vốn trong nước thường được ưu tiên để đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp trong nước phát triển, đồng thời tạo điều kiện để thu hút vốn
đầu tư nước ngoài. Thúc đẩy cơ hội đầu tư tăng trưởng kinh tế. Vốn từ ngân
sách nhà nước còn góp phần kiềm chế lạm phát, đẩy nhanh tiến trình cổ phần
hoá trong nhiều doanh nghiệp nhà nước, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Nguồn vốn đầu tư trong nước đặc biệt là nguồn vốn dồi dào của khu
vực dân cư và tư nhân là tác động lớn nhất thúc đẩy quá trình cổ phần hoá
các doanh nghiệp nhà nước diễn ra nhanh chóng và đồng bộ. Từ đó giải
quyết những tồn tại và tình trạng sản xuất, kinh doanh kém hiệu quả của các
doanh nghiệp nhà nước, đang gây trở ngại cho tiến trình phát triển kinh tế thị
trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nguồn vốn đầu tư trong nước đóng vai trò định hướng cho việc thay
đổi cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa, giúp cho nền kinh tế quốc
gia tăng trưởng, phát triển toàn diện, đồng đều và bền vững giữa các vùng
miền. Vốn của nhà nước thường được đầu tư vào cách lĩnh vực đòi hỏi quy
mô vốn rất lớn như điện lực, dầu khí,… hay vào những ngành có tỉ suất lợi