Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Vi sinh vật nội sinh thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (462.33 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC





SEMINAR
ĐỀ TÀI:
“Vi sinh vật nội sinh thực vật ”
Giảng viên HD : TS. Nguyễn Văn Giang
Hà Nội – 2015
MỤC LỤC
2
2
I. MỞ ĐẦU
Những tương tác có lợi giữa thực vật và vi sinh vật thúc đẩy sức khỏe, sự phát
triển của cây trồng, vấn đề này đang được các nhà nghiên cứu quan tâm. Gần đây, họ
đang nghiên cứu tiềm năng cho giải pháp nâng cao khả năng phân hủy sinh học của
các chất gây ô nhiễm trong đất. Hầu hết các nghiên cứu này tập trung vào các vi khuẩn
ở rễ (Lindow&Brandl,2003;Kuiper et al.,2004;berg et al,2005). Endophytic có thể
được định nghĩa là những vi sinh vật cư trú trong nội mô của thực vật, chúng không có
biểu hiện ra bên ngoài và gây tác động xấu đến thực vật mà chúng ký sinh
(Holiday,1989; Schulz & Boyle, 2004), có khoảng 300.000 loài thực vật tồn tại trên
trái đất, mỗi loài là một ký chủ cho một đến nhiều các dạng nội ký sinh cư trú. Chỉ có
một số loài thực vật được nghiên cứu hoàn chỉnh về các mối quan hệ nội ký sinh của
chúng. Do đó cơ hội nghiên cứu và tìm ra các dạng nội ký sinh mới và có lợi trong sự
đa dạng sinh học của các hệ sinh thái khác nhau là đáng kể.
Endophytic cư trú trong hệ sinh thái thích hợp tương tự như các chồi mầm ở
thực vật, điều này làm cho chúng trở thành các tác nhân kiểm soát sinh học (Berg et
al., 2005). Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Endophytic bacteria có khả năng


kiểm soát được mầm bệnh trên thực vật (Sturz & Matheson, 1996; Duijff et al., 1997;
Krishnamurthy & Gnanamanickam, 1997), ở côn trùng (Azevedo et al, 2000.) và cả ở
tuyến trùng ( Hallmann et al., 1997, 1998). Trong một số trường hợp chúng có thể đẩy
mạnh tốc độ nẩy mầm của hạt, thúc đẩy sự hình thành cây con trong điều kiện bất lợi
(Chanway,1997) và nâng cao khả năng tăng trưởng của thực vật ( Bent &
Chanway,1998). Endophytic còn có thể ngăn chặn mầm bệnh phát triển bằng cách
tổng hợp các chất nội sinh trung gian, qua đó để tiếp tục tổng hợp các chất chuyển hóa
và các hợp chất hữu cơ mới. Nghiên cứu cơ chế sản sinh chất chuyển hóa mới trong sự
đa dạng sinh học của Endophytic có thể phát hiện các loại thuốc mới để điều trị có
hiệu quả các bệnh ở người, thực vật và động vật (Strobel et al., 2004).
Cùng với việc sản xuất các chất mới, nhiều Endophytic bacteria đã cho thấy khả
năng làm giảm các chất ngoại sinh (xenobiotic) hay có thể hoạt động như các vectơ
mở đầu cho quá trình đó. Chúng có khả năng kháng kim loại nặng, kháng khuẩn và
3
3
làm giảm các gốc hữu cơ thông qua tiếp xúc với các hợp chất trong thực vật và đất nơi
chúng cư trú. Khả năng làm giảm những chất xenobiotics đang được nghiên cứu cẩn
thận để cải tiến kỹ thuật khử độc bằng thực vật (Siciliano et al., 2001; Barac et al.,
2004; Germaine et al., 2004, 2006; Porteous-Moore et al., 2006; Ryan et al., 2007a).
4
4
II. NỘI DUNG
2.1.Vi khuẩn nội sinh thực vật
II.1.1. Sự phân lập và đa dạng sinh học của vi khuẩn endophytes
Để tự bảo vệ mình trước những tác động của môi trường, Endophytic bacteria
tạo thành những ổ vi khuẩn ,xâm chiếm và ký sinh trên đốt cây . Những vi khuẩn này
thường xâm chiếm vào vùng không gian ở giữa các tế bào, và chúng có thể được phân
lập từ tất cả các bộ phận của cây, bao gồm cả hạt giống (Posada & Vega, 2005).
Endophytic bacteria được phân lập từ cây một lá mầm tới cây hai lá mầm, từ những
loài cây thân gỗ, như gỗ sồi và lê, cây thân thảo tới cây lương thực như củ cải đường

và ngô. Những nghiên cứu cổ điển về sự đa dạng của Endophytic bacteria tập trung
vào phương pháp phân lập chúng từ các mô nội sinh sau khi khử trùng bề mặt thực vật
với hypochlorite natri hoặc các hóa chất tương tự (Miche & Balandreau, 2001). Một
nghiên cứu của et al Lodewyckx. (2002) nêu lên phương pháp phân lập và mô tả đặc
điểm vi khuẩn endophytes từ các loài thực vật khác nhau. Dựa trên nền tảng nghiên
cứu của Hallmann et al. (1997) và Lodewyckx et al. (2002),Rosenblueth & Martinez-
Romero (2006) và Berg & Hallmann (2006) đã công bố một danh sách toàn diện của
Endophytic bacteria được phân lập từ một loạt các bộ phận của cây.
Một nghiên cứu gần đây của al Porteous-Moore và cộng sự. (2006) mô tả sự đa
dạng của Endophytic bacteria tìm thấy trong cây Dương, tăng trưởng tại môi trường
phytoremediation nhiễm toluene, với mục đích xác định các chủng tiềm năng để tăng
cường phytoremediation toluene, Ethylbenzene, và hợp chất xylen (BTEX). Theo mô
tả của nghiên cứu trên, Endophytic bacteria được phân lập từ hai giống Dương. Sau
khi phân lập, tiến hành phân tích, so sánh trình tự của đoạn mồi 16S RNA, BOX-PCR
của DNA,các trình tự mang đặc tính sinh lý, liên quan đến chất sử dụng, thuốc kháng
sinh và kim loại nặng nhạy cảm. Nghiên cứu này và một nghiên cứu của Germaine et
al. (2004, 2006) đã chứng minh rằng trong các cộng đồng đa dạng vi khuẩn tìm thấy
trong cây Dương, một số chủng Endophytic có mặt và có tiềm năng để tăng cường các
chất hữu cơ dễ bay hơi phytoremediation và thuốc diệt cỏ.Công trình nghiên cứu gần
5
5
đây của Frank et al. (2006) là dùng kỹ thuật sinh học phân tử trong việc phân lập, tìm
hiểu các đặc tính của Endophytic bacteria và ứng dụng trong cộng đồng.Các chủng
Endophytic sinh sống trên thân cây, rễ, củ…đã được phân tích và nhận diện bằng cách
chạy RFLP với đoạn mồi là 16S rRNA. Năm đơn vị phân loại triển vọng nhất và khả
năng tồn tại được xác định là Cellulomonas, Clavibacter, Curtobacterium,
Pseudomonas và Microbacterium được tìm ra thông qua trình tự gen 16S rRNA, acid
béo và sử dụng nguồn phân tích carbon (Elvira-Recuenco & van Vuurde, 2000; Zinniel
et al, 2002)…
Việc nuôi cấy dựa trên môi trường nuôi cấy cơ bản và môi trường nuôi cấy độc

lập thật sự rất hữu ích. Reiter & Sessitsch (2006) đã điều tra sự hiện diện và phân loại
Endophytic bacteria ở các bộ phận khí sinh hoàn toàn trên cây nghệ (cây nghệ
albiflorus). Kết quả của họ cho thấy rằng tương tự như ở các loài thực vật khác, cây
nghệ là một ký chủ cho cộng đồng Endophytic bacteria sinh trưởng và phát triển, tuy
nhiên cũng có loài chưa được biết đến. Các bước tiến hành thí nghiệm bao gồm ly
trích, phân lập, nuôi cấy và nhận diện Endophytic bacteria bằng kỹ thuật in dấu DNA
với đoạn mồi 16S rRNA. Kết quả chỉ ra rằng một số nhóm mới xuất hiện góp phần vào
tính đa dạng của Endophytic bacteria, chủ yếu là Gammaproteobacteria and
Firmicutes, chúng sống nội sinh trên cây nghệ.Thành phần, phân loại các nhóm
Endophytic bacteria đa dạng và có sự khác nhau là do sự đa dạng của gen 16S rRNA
trong thư viện gen. Chỉ có ba nhóm vi khuẩn được tìm thấy trong môi trường nuôi cấy,
trong đó có 17 loại đại diện. Trong khi sáu nhóm được xác định trong phân tích thư
viện gen bao gồm 38 loại. Nhóm nổi bật tìm thấy trong môi trường nuôi cấy là nhóm
Gram dương, có tỷ lệ G+C thấp.Trong khi ở các thư viện clone, các Gammaproteo
bacteriachiếm ưu thế. Nghiên cứu này khẳng định rằng các nhóm Endophytic bacteria
trong môi trường nuôi cấy là một tập hợp con của đa dạng sinh học tổng endophyte.
6
6
II.1.2. Một số nhóm vi khuẩn endofphytic
2.1.2.1. Nhóm vi sinh vật cố định đạm
Hình 1. Chu trình chuyển hóa nitơ trong tự nhiên
Phân loại
Vi khuẩn cố định nitơ được phân ra thành ba nhóm nhỏ: nhóm vi khuẩn sống cộng
sinh, nhóm vi khuẩn sống tự do và nhóm vi khuẩn tương tác với thực vật ký chủ. Tuy
nhiên, sự phân biệt giữa ba nhóm này, đặc biệt là giữa nhóm vi khuẩn cố định đạm
sống tự do và nhóm vi khuẩn cố định đạm tương tác với thực vật thì vẫn chưa được mô
tả một cách rõ ràng và một số vi khuẩn được xếp vào nhiều nhóm.
Vi khuẩn sống cộng sinh:
là những vi khuẩn sống tương tác với thực vật ký chủtheo kiểu hai bên cùng có
lợi. Khi đó, vi khuẩn cộng sinh sẽ tiến hành trao đổi chất dinhdưỡng với thực vật và

làm thay đổi cấu trúc mô thực vật ở nơi vi khuẩn định cư, điểnhình là hiện tượng tạo
nốt sần ở rễ của những cây họ Đậu. Hiện tượng cộng sinh giữa vikhuẩn và cây họ Đậu
được xem là tương tác gần giữa vi khuẩn và thực vật, trong đó, vi khuẩn được gọi là
sinh vật cộng sinh. Hầu hết các vi khuẩn cố định nitơ là vi khuẩn gram âm, có khả
năng hình thành nốt sần ở rễ cây họ Đậu, hay là những thành viên xạ khuẩn thuộc chi
Frankia – là vi khuẩn gram dương có khả năng hình thành nốt sần trên câythân gỗ, cây
hai lá mầm và cây bụi. Ban đầu, những vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu được phân
loại thành chi Rhizobium, do đó, những vi khuẩn này thường được nói đến như là
7
7
những vi khuẩn nốt rễ (rhizobia). Ngày nay, những vi sinh vật cộng sinh ở cây họ Đậu
được phân thành nhiều chi, trong đó, hầu hết các loài thuộc chi Rhizobium,
Sinorhizobium (Ensifer), Mesorhizobium và Bradyrhizobium.
Vi khuẩn cố định nitơ tự do:
là những vi khuẩn cố định nitơ tương tác với thựcvật mà không xâm nhập vào
cơ thể của chúng theo hướng cộng sinh chuyên biệt. Trongsố này quan trọng nhất là
các loài thuộc chi Azotobacter, Pseudomonas và Clostridium.
Vi khuẩn cố định nitơ tương tác:
là những vi sinh vật tham gia vào quá trình traođổi chất dinh dưỡng với thực vật
nhưng không làm thay đổi cấu trúc của rễ thực vật. Để phân biệt được vi sinh cố
định nitơ cộng sinh hay tương tác với thực vật ký chủ thì chủyếu dựa vào mức độ
tương tác. Sự cố định nitơ tương tác được hiểu là quá trình cố địnhnitơ bởi những vi
sinh vật sống tự do nhưng lại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cây trồng.Theo Klucas
(1991), trong mối quan hệ tương tác, cả cây trồng và vi khuẩn cố định nitơ đều có lợi
nhưng mối quan hệ này thường diễn ra ngẫu nhiên nhiều hơn là sự cộng tác bắt buộc.
Sự cố định nitơ tương tác là một quá trình sinh thái trung gian giữa cố định nitơ cộng
sinh và nitơ tự do. Và vi khuẩn cố định nitơ tương tác bao gồm những vi khuẩn sống
tự do trong vùng lân cận rễ cây thực vật đến những vi sinh vật sống nội sinh trong mô
tế bào thực vật. Để quá trình cố định nitơ của vi sinh vật tương tác có thể diễn ra cần
những yêu cầu sau đây:

+ Thực vật ký chủ
+ Chất nền thực vật
+ Môi trường thích hợp để enzyme nitrogenase hoạt động.
+ Quá trình chuyển nitơ được cố định từ vi khuẩn sang cây trồng.
Một số vi khuẩn tham gia vào quá trình cố định nitơ tương tác điển hình như:
Azospirillum, Burkholderia, Enterobacter, Gluconoacetobacter, Herbasspirillum và K
lebsiella
8
8
2.1.2.2 Nhóm vi sinh vật sinh kích thích tố sinh trưởng thực vật
Auxins là một chất kích thích sinh trưởng có thể được tổng hợp bởi thực vật,
IAA có vai trò trong quá trình phát triển tế bào như tăng trưởng tế bào, phân chia, hình
thành rễ (Ann Vande Broek, 1998), tuy nhiên sự tăng trưởng của thực vật lại chịu sự
tác động không nhỏ từ nguồn auxins bên ngoài và một trong những nguồn đó là auxins
được tổng hợp bởi các vi sinh vật có ích trong đất. Trong đó các vi sinh vật được phân
lập từ vùng rễ và trên bề mặt rễ của nhiều loại cây trồng là có khả năng tổng hợp IAA
cao (Arshad và Frankenberger, 1998). Theo Loper và Schroth (1986) thì có đến 80%
các chủng vi sinh vật được phân lập từ vùng rễ của nhiều loại cây trồng là có khả năng
tổng hợp auxins. Các chủng vi sinh vật thuộc các giống như Azospirilium,
Pseudomonas, Rhizobium, Xanthomonas, Bradyrhizobium japonicum, Gluconobacter
diazotrophicus đã được xác định là có khả năng tổng hợp IAA giúp kích thích sự sinh
trưởng của cây trồng (Patten và Glick, 1996). Gần đây là Ahmad (2005) đã phân lập
được 10 chủng Azotobacter và 11 chủng Pseudomonas từ đất vùng rễ cây lúa mì, mù
tạt, cây cải, đều cho thấy chúng có khả năng tổng hợp IAA rất cao trong môi trường có
bổ sung Tryptophan và không có bổ sung Tryptophan.
Nhiều dòng vi sinh vật sống trong đất có khả năng tổng hợp nên các chất tăng
trưởng của thực vật và giúp cho cây trồng phát triển. Trong đó có nhiều vi sinh vật
sống trong vùng rễ (rhzophere) có khả năng tổng hợp chất kích thích sự tăng trưởng
của thực vật gọi là nhóm (PGPR)(Trúc, 2007). Vi khuẩn vùng rễ kích thích tăng
trưởng thực vật cải thiện sự tăng trưởng thực vật và gia tăng năng suất với cơ chế trực

tiếp(cố định đạm, hòa tan lân khó tan, sản xuất ra auxin hay cytokinin) và cơ chế gián
tiếp (hạn chế sự phát triển vi sinh vật gây hại)(Brown, 1974; Klopper và ctv, 1986,
1989; Davision, 1988; Lambert và Joos, 1989). Với rất nhiều nhóm vi sinh vật sơ hạch
như Pseudomonas syringae (Glickmann và ctv, 1998), Azosprillium brasilense
(Hartman và ctv, 1983), Azobacter vineelandii (Garcia-Tavares và ctv, 1987),
Agrobacterium tumefasciens (Liu và ctv, 1982), Rhizobium trifolii và Rhizobium
leguminosarum (Badenoch-Jones và ctv, 1982), Rhizobium phaseoli (Ernstsen và ctv,
1987), Bradyrhizobium japonicum (Kaneshiro và ctv, 1983), Erwinia herbola (Koga
và ctv, 1991), thanh tảo Anabaena cylindrica và Nostoc rivulare (Florenzano và ctv,
9
9
1978), Enterobacter cloacae (Koga, 1995), các vi sinh vật trên là đại diện cho những
vi sinh vật có khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng cho cây trồng, bảng 1 dưới
đây là một số vi sinh vật có khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng.
Bảng 1: Các nhóm vi sinh vật tổng hợp IAA và các chất dẫn xuất
Vi sinh vật Sản phẩm Tác giả
Agrobacterium tumefasciens IAA Muller và ctv (1989)
Alcaligenes ssp. IAA Brown (1972)
Arthrobacter ssp. IAA Wiknson và ctv (1994)
Bacillus cereus IAA Wiknson và ctv (1994)
Bacillus circuslans Tương tự auxin Stzelczyl và Prokojska-
Burdziez(1984)
Bacillus subtilus IAA Muller và ctv (1989)
Pseudomonas spp. IAM, IAA,
IPyA
Martens và Franerberger
(1991)
Pseudomonas syringae pv.
glycinea
IAA, Iald, ILA Fett và ctv (1987)

Streptomyces ssp. Tương tự auxin Stzelczyl và Prokojska-
Burdziez(1984)
Xanthomonas pv. glycine IAS, ILA, IAM Fett và ctv (1987)
Xanthomonas maltophilia IAA Wiknson và ctv (1994)
Rhizobium meliloti IAA Garcia-Rodriguez và
ctv(1981)
Rhizobium phaseoli IAA, IM Ernsten và ctv(1987)
Rhizobium trifolii IAA, IpyA, ILA Badenoch-Jones và ctv(1982)
Rhizobium japonicum IAA Kaneshero và ctv (1983)
Bradyzhizobium spp. NAA Sekine và ctv (1988)
Azobacter spp. IAA Mahmoud và ctv (1984)
Azobacter chroococcum IAA Muller và ctv (1989)
Azobacter vinelandii IAA Gonzalez-Lopez và ctv(1983)
Anabaena cylindrica IBA Florenzo và ctv(1978)
Nostoc rivulare IAA, IPyA Florenzo và ctv(1978)
H. hiemale IAA, ICA, IAld Gay và Deband (1987)
H. masophaeum IAA Stzelczyl và ctv (1992)
Glomus spp. IAA Polojska và Strzelczyl (1988)
Trichoderma spp. Tương tự auxin Kampert và Strzelczyl
10
10
Wardomyces humicola IAA Reddy và ctv(1988)
(Nguồn:Trích từ các bảng trong phytohormone trong đất của W.T.Frankenberger và
Jr.Muhannad Arshas, 1995.)
Các nhà khoa học đã tiến hành phân lập, xác định và nghiên cứu để đưa các vi
sinh vật này vào phân sinh học để góp phần làm taweng năng suất cây trồng và thân
thiện với môi trường sống và đã đạt được những kết quả khả quan trên đậu nành
(Molla và ctv, 2001), lúa gạo (Rasul và ctv, 1998), trên bắp lai (Chabot và ctv, 1996).
Như vậy khả năng tổng hợp kích thích tố tăng trưởng ở vi sinh vật là rất lớn, cá thể
chia thành ba nhóm vi sinh vật sơ hạch là: vi khuẩn nốt rễ (Rhizobia), vi khuẩn cố

định đạm sống tự do và vi khuẩn vùng rễ.
Vi khuẩn nốt rễ
Các nhà khoa học đã phát hiện ra vi sinh vật nốt rễ tổng hợp được IAA từ tiền
chất tryptophan nhưng nhóm này có thể tổng hợp IAA không có tryptophan , tuy nhiên
nếu bổ sung tryptopgan thì chúng tổng hợp IAA nhiều gấp 7 lần (Kittell và ctv,
1989).Nhiều vi khuẩn nốt rễ thích hợp với loại truptophan khác nhau, như vi khuẩn
nốt rễ từ nốt rễ cây đậu phọng thích DL-tryptophan (Roy và Basu, 1988), còn vi khuẩn
nốt từ cây Crotalria retusa thích D-tryptophan hơn loại L-tryptophan hay DL-
tryptophan (Bhattacharyya và Basu, 1991).
Azotobacter
Sử dụng vi khuẩn Azotobacter chroococcum làm phân chủng cho hột giống để
cung cấp Nitow cho cây trồng được phổ biến rộng rãi ở Liên Xô trong những năm
1950 (Cooper, 1950),nhưng sau này người ta đã chứng minh nó có thể tổng hợp kích
thích tố tăng trưởng thực vật (Muller và ctv, 1989) và nhiều loài khác trong giống này
có khả năng tổng hợp được kích thích tố tăng trưởng. Azotobacter chroococcum có
thể tổng hợp IAA trong điều kiện không có tryptophan (Elwan và El-Naggar, 1972),
nhưng nếu chúng ta cung cấp thêm tryptophan thì lượng IAA được tổng hợp sẽ nhiều
hơn (Apte và Sharde, 1981).
11
11
Azospirillum
Vi khuẩn này được phân lập từ đất vùng rễ nhiều loài cây trồng và loài cỏ ở
vùng nhiệt đới và ôn đới (Haahtela và ctv, 1981), trong những năm 1984- 1985 các
nhà khoa học đã phát hiện nhiều giống Azospirium trong vùng rễ của cỏ Kallar
(Leptochloa fusca)(Reinhoold và ctv) và những vi khuẩn này được sử dụng làm phân
chủng cho cỏ làm thức ăn gia súc nhờ khả năng cố định đạm cao (Bashan và ctv,
1989), nhưng gần đay các nhà khoa học đã phát hiện ra thêm Azospirillum có khả năng
tổng hợp IAA cung cấp cho cây trồng giúp tăng nbawng suất cây trồng (Barbieri và
Galli, 1993). Azospirillum brasilense có khả năng tổng hợp IAA nhờ gen ipdC(Ann
Vande Broek,1998), Azospirillum có thể tổng hợp tryptophan mà không có mặt của

tryptophan (Fallik và ctv, 1989) tuy nhiên nếu bổ sung tryptophan thì chúng sẽ tổng
hợp lượng tryptophan nhiều hơn (Horemans và ctv, 1986).
Vi khuẩn Pseudomonas syringae pv. Savastanoi
Pseudomonas là vi khuẩn gram âm, vi khuẩn này tạo ra các bướu hay nốt trên
nhiều loài vây gỗ (Smidt và Kosuge, 1978), nhưng sau này nhiều nhà khoa học đã
chứng minh loài này có khả năng tổng hợp IAA từ tryptophan nhờ hai gen iaaM và
iaaH trong plasmid (White và Ziegler, 1991), gần đây, Gardan và ctv (1992) tìm thấy
131 dòng từ loài này được phân lập từ đất vùng rễ của nhiều loài cây trồng có khả
năng tổng hợp IAA.
Vi khuẩn Guconacetobacter
Vi khuẩn Guconacetobacter và Guconobacter thuộc họ Acetobacteraceae, đây
là những vi khuẩn sinh trưởng tốt ở môi trường hiếu khí, ở nhiệt độ 30
0
và pH khoảng
5.5-6. Có nhiều loài khác nhau trong đó loài Guconacetobacter diazotrophicus đã
được xác định là hiện diện rất nhiều trong mía và các loài cây hòa bản, chúng có khả
năng cố định đạm, hòa tan lân, tổng hợp kích thích tố tăng trưởng auxin cho cây
(Mthukumarasamy và ctv, 2002; Madhaiyan, 2004).
Vi khuẩn Burkholderia
12
12
Vi khuẩn Burkholderia thu ộc nh óm vi khuẩn gram âm, c ó hình dạng xoắn,
chúng có thể di chuyển nhờ các chiêm mao ở phần đầu(Jesus and al, 2004). Chúng
sinh trưởng trong điều kiện kị khí hoặc hiếu khí, nhưng trong môi trường kị khí sẽ phát
triển tốt hơn(Paulina and al, 2001). Vi khuẩn Burkholderia sống ở vùng rễ của rất
nhiều loài cây như: ngô, mía, cà phê, họ hoà bản…có khả năng tổng hợp các chất tăng
trưởng cho cây trồng.
II.2. Nấm rễ cộng sinh
2.2.1 Khái niệm nấm rễ cộng sinh
Nấm rễ cộng sinh (Mycorrhiza) là một thuật ngữ được Frank sử dụng lần đầu tiên

vào năm 1885 khi phát hiện mối liên hệ giữa sợi nấm và rễ trên cây thông và một số
cây lá rộng. Mycorrhiza có nguồn gốc từ tiếng Latinh, “myco” nghĩa là nấm và
“rhiza” có nghĩa là rễ, mycorrhiza là (cộng sinh cùng có lợi) mối quan hệ giữa hệ rễ
của thực vật và nấm.
a. b. c.
Hình 1.1. Một số hình ảnh về nấm rễ:
a.Sợi nấm rễ phân nhánh, b.Đầu chóp sợi nấm rễ,
c.sợi nấm rễ đang vươn ra trên bề mặt gốc cây
Người ta đã phát hiện ra cách đây 370 triệu năm có nấm cộng sinh trong các cây họ
quyết. Đến giữa thế kỉ XX thì các hiểu biết về nấm rễ cộng sinh càng nhiều và sâu sắc
hơn. Hiện nay, các nhà khoa học chuyên ngành đều nhận thức được rằng, tuyệt đại bộ
phận thực vật đều có nấm rễ cộng sinh và là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên.
Theo thống kê của Trappe (1962) có khoảng 535 loại nấm thuộc 81 chi 30 họ 10 bộ
nấm có thể cộng sinh với trên 15.000 loài thực vật khác nhau.
13
13
Các loại nấm cộng sinh phần lớn thuộc các bộ: nấm tán (Agaricales), nấm tán đỏ
(Russulales), nấm gan bò (Boletales), nấm mỡ (Tricholomatales), nấm bụng
(Hymenogastales), nấm cổ ngựa vỏ cứng (Sclerodermatales), nấm bụng cao
(Gautieriales) và nấm phi phiến (Aphyllophorales) trong ngành phụ nấm đảm
(Basidiomycotina), các bộ nấm màng mềm (Helotiales), nấm đĩa, nấm cục. Những bộ
nấm này hình thành nấm ngoại cộng sinh, còn một số loài nấm bộ túi trong
(Endogonales), trong ngành phụ nấm tiếp hợp (Zygomycotina) có thể hình thành nấm
nội cộng sinh.
Rễ nấm là hiện tượng cộng sinh thực vật phổ biến trong tự nhiên. Nấm cộng sinh
nhận được từ cơ thể thực vật hợp chất cacbon, các chất dinh dưỡng mà thực vật cũng
nhận được dinh dưỡng và nước cần thiết giúp nhau cùng có lợi. Nó vừa có đặc trưng
của bộ rễ cây thông thường lại vừa có đặc tính của nấm chuyên tính. Rễ và nấm cùng
tồn tại là kết quả của sự tiến hóa chung. Sự tồn tại của chúng có lợi cho sự sống còn
của cây, tăng khả năng đề kháng với điều kiện bất lợi, tăng khả năng sinh trưởng và

cũng có lợi cho sự sống của nấm. Mối quan hệ này phát triển đến mức rất khó phân
biệt.
2.2.2. Phân loại nấm rễ cộng sinh
Người ta chia nấm rễ ra làm 3 loại: ngoại sinh, nội sinh và nội ngoại sinh.
2.2.2.1. Nấm rễ ngoại cộng sinh (Ectomycorrhiza)
Nấm rễ ngoại cộng sinh là sợi nấm bao quanh rễ dinh dưỡng chưa hóa gỗ, không
xuyên qua mô tế bào mà chỉ kéo dài giữa các vách tế bào. Đặc trưng cơ bản của chúng
là:
• Trên bề mặt dinh dưỡng hình thành một màng nấm (mantle) do các sợi nấm
đan chéo nhau.
• Giữa các tế bào tầng vỏ rễ hình thành một mạng lưới do thể sợi nấm sinh
trưởng mà thành gọi là lưới Hartig (Hartig net).
• Do tác dụng của nấm rễ, bộ rễ ngắn, to, giòn và có màu sắc khác nhau, tán
rễ và biểu bì không có lông hút, bề mặt màng có nhiều sợi nấm kéo dài ra.
14
14
Rễ nấm ngoại cộng sinh nói chung không có hình dạng và màu sắc nhất định
nhưng rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Tính đa dạng thể hiện trên loài cây chủ và
nấm rễ khác nhau.
Hình 1.2. Hình thái của rễ nấm ngoại cộng sinh: 1.Dạng đơn trục, 2.Dạng lông chim,
3.Dạng chĩa nạng, 4.Dạng tháp, 5.Dạng không quy tắc, 6.Dạng củ,
7.Dạng sần sùi
Con đường xâm nhập vào rễ của nấm rễ ngoại cộng sinh:
Bước 1: Sợi nấm tiếp xúc, nhận biết và
bám chặt các tế bào biểu bì rễ ở gần đỉnh
của rễ non, tích cực phát triển.
Hình 1.3. Các sợi nấm trên bề mặt rễ 1-2
ngày sau khi tiếp xúc đầu tiên với gốc
Bước 2: Giai đoạn sau của sự xâm nhập
rễ: các sợi nấm hình thành lớp phủ dày

đặc trên bề mặt rễ.
Hình 1.4. Mạng lớp phủ Hartig sau 2-4
ngày
15
15
2.2.2.2. Nấm rễ nội cộng sinh (Endomycorrhiza)
Nấm rễ nội cộng sinh là thể sợi nấm có thể xuyên qua tế bào và rễ cây chủ, không
biến đổi hình thái, bề mặt rễ không hình thành màng nấm chỉ có các sợi lưa thưa, lông
hút vẫn giữ nguyên. Tuy nhiên, thể sợi nấm vẫn kéo dài giữa gian bào, nhưng không
hình thành mạng lưới Hartig. Sợi nấm xuyên qua vách tế bào vào trong hình thành vòi
hút. Những loại này rất khó nhận biết bằng mắt thường.
Căn cứ vào kết cấu sợi nấm có vách ngăn và vòi hút, chia ra 2 loại: không có vách
ngăn (Aseptate - endotrophic mycorrhiza) và có vách ngăn (Septate - endotrophic
mycorrhiza).
Loại không có vách ngăn thường có dạng túi bóng (Vesicular) và dạng chùm
(Arbuscular), gọi là rễ nấm dạng túi chùm (Vesicular- Arbuscular mycorhiza) và gọi
tắt là VA.
Các loại có vách ngăn lại căn cứ vào cây chủ và hình dạng sợi nấm trong tế bào mà
chia ra : rễ nấm dạng đỗ quyên (Ericaceous mycorhiza) sợi nấm trong tế bào dạng
xoắn vòng (coil); rễ nấm loại họ Lan (Orchidaceous mycorhiza) sợi nấm trong tế bào
dạng kết thắt nút (knot) hoặc cục (peloton).
Con đường xâm nhập vào rễ của nấm rễ nội cộng sinh:
1. Thiết lập điểm tiếp xúc và phát triển dọc theo bề mặt của rễ.
2. Tiếp theo, một hoặc nhiều sợi nấm hình thành chỗ phồng giữa các tế bào biểu
bì. Sự xâm nhập rễ xảy ra khi sợi nấm từ chỗ sưng phồng thâm nhập vào tế bào
biểu bì hoặc tế bào vỏ để vào rễ.
1 2 3
16
16
Hình 1.5. Con đường xâm nhập của nấm rễ nội cộng sinh: 1.Sợi nấm đất hình thành 2

chỗ phồng giữa các tế bào biểu bì (mũi tên), 2.Sợi nấm tại một điểm vào (E) xâm nhập
các tế bào vỏ (mũi tên) khoảng 1 ngày sau khi tiếp xúc với gốc, 3.Các tế bào dài (L) và
ngắn (S) của rễ thâm nhập vào tế bào ngắn (mũi tên).
2.2.2.3. Nấm rễ nội ngoại cộng sinh (Ectoendo mycorrhiza)
Nấm rễ nội ngoại cộng sinh có đặc trưng của cả hai loại trên. Chúng thường có ở rễ
các cây thông, cáng lò, đỗ quyên quả mọng và cây thuộc họ lan thủy tinh.
Hình 1.6. Đặc trưng bề ngoài của rễ có nấm cộng sinh thể sợi nấm và bào tử ngoài rễ:
1.Nhẵn, 2.Dạng lưới, 3.Dạng hạt, 4.Dạng lông nhung, 5.Dạng bông, 6.Dạng
lông, 7.Dạng gai ngắn, 8.Dạng gai dài.
2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nấm rễ cộng sinh
2.2.3.1. Tính chuyên hóa của rễ
Do sự chọn lọc và tính thích nghi khác nhau, phạm vi tồn tại cây chủ khác nhau.
Một số loại nấm hình thành trên nhiều loại cây. Một số loài chỉ cộng sinh trên vài loại
cây. Theo Wu renjian (1983) chia những loài sống trên 5 loài cây gồm 10 loài thuộc
Amanita, Cantharenlus; những loài sống trên 2-3 loài cây như Boletus, Ramaria; chỉ
sống trên một loại cây Suilus, Russula.
Cùng một loài nấm nhưng chủng khác nhau cũng có tính chuyên hóa khác nhau.
Nấm Lactarius delicisus có 3 kiểu chuyên hóa khác nhau (thông, vân sam và lãnh
17
17
sam). Nhưng có loài phạm vi cây chủ rất hẹp như nấm bụng màu trắng chỉ có ở cây
bạch đàn.
Những loại cây khác nhau cũng lựa chọn những loài nấm thích hợp. Một số loại
cây có thể dùng nhiều loại nấm khác nhau để hình thành rễ nấm như thông 5 lá; bạch
đàn không có tính chuyên hóa đối với nấm rễ. Bạch đàn Úc tự nhiên có 400 loài nấm
cộng sinh.
Ngược lại có nhiều loại nấm rễ có tính chuyên hóa rất mạnh, như nấm ngoại sinh
trên cây long não, nấm cổ ngựa hạt đậu cấy lên cây non giâm hom không hình thành
nấm cộng sinh.
Những loài cây khác nhau, các giai đoạn phát triển khác nhau loài nấm cộng sinh

cũng không hoàn toàn như nhau. Nói chung những cây rừng non lượng rễ nấm rất ít,
cây rừng trưởng thành số loài chiếm nhiều nhất và rừng quá già lại rất ít. Không những
thế chúng còn biểu hiện sự giao thoa nhau ví dụ trên cây bạch đàn và cây dương, lúc
cây còn non sự suất hiện của nấm nội sinh là chính, nhưng đến tuổi lớn nấm ngoại sinh
chiếm ưu thế, và cuối cùng nấm ngoại cộng sinh thay thế. Nguyến nhân của hiện
tượng này có thể là do đặc tính sinh lý của cây ở các giai đoạn khác nhau.
2.2.3.2. Đặc tính sinh lý nấm rễ
Đối với nấm rễ ngoại cộng sinh
a. Nguồn carbon
Nguồn cacbon chủ yếu là lignin và cenllulose. Những loại nấm khác nhau có nhu
cầu về nguồn cacbon không giống nhau. Phần lớn nấm ngoại cộng sinh cần đường đơn
glucose, maltose, xenlulose và một số ít loài cần đường đa như tinh bột.
Cũng trong một chi nấm, nhu cầu về hợp chất cacbon cũng không giống nhau như
Tricholoma cần đường đơn, nhưng Tricholoma fumosum cần lignin và xenlulose,
Tricholoma decorum cần xenlulose, Tricholoma matsutake cần glucose, tinh bột và
pectin.
Không những thế, cùng một giai đoạn sinh trưởng khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng
cũng khác nhau.
18
18
Nấm ngoại cộng sinh sử dụng nguồn cacbon do bộ rễ cung cấp. Một số loài có thể
tiết ra enzyme để phân giải đường. Cho nên hợp chất cacbon trong rễ có hay không, ít
hay nhiều có liên hệ trực tiếp đến sinh trưởng phát triển của rễ.
b. Nguồn Nitơ
Nói chung nấm không sử dụng nitơ vô cơ. Nhưng trong một số trường hợp có thể
sử dụng nitơ vô cơ để tổng hợp thành chất hữu cơ. Nấm rễ ngoại sinh về cơ bản cũng
như vậy.
Phần lớn các loại nấm rễ nguồn đạm amon dễ hấp thu hơn so với đạm nitrat. Theo
Guo Xiuzhen (1989) thí nghiệm 14 loài nấm cộng sinh trên môi trường MMN cho
rằng bột men, cao thịt bò và pepton, nấm dễ sử dụng, sợi nấm sinh trưởng rất tốt.

Nhưng đối với đạm urê thì không sử dụng được.
Các loại nấm khác nhau nhu cầu về nguồn nitơ cũng khác nhau. Một số ý kiến cho
rằng nấm cộng sinh có tác dụng cố định nitơ nhưng chưa xác định được hoạt tính cố
định nitơ rõ rệt.
c. Dinh dưỡng khoáng
Trong dinh dưỡng, P là thành phần quan trọng nhất. Trong đó nucleotide và
nucleotide phosphoride là thành phần quan trọng không thể thiếu được. Nhu cầu về P
quan trọng hơn cả các chất khác. Không chỉ vậy, nấm rễ có thể làm cho cây hấp thụ
được P trong không gian mà rễ không thể hấp thu được, nó tham gia vào vòng tuần
hoàn P trong cơ thể thực vật. Vì vậy, P là một loại dinh dưỡng vô cùng quan trọng để
hình thành rễ nấm.
Trong môi trường tổng hợp P vô cơ làm nguồn P như KH
2
PO
4
, K
2
HPO
4
. Phần lớn P
hữu cơ trong đất là nguồn dinh dưỡng P cho nấm rễ.
Lượng các chất khác như Ca, S, K, Mg rễ nấm cần không nhiều lắm. Tổng nồng độ
là 4M/1000 lít. Các chất vi lượng như Cu, Zn, Fe, Mn, B, Mo có thể cung cấp cho rễ
nấm hấp thụ nhưng nhu cầu một lượng rất bé, khoảng 0,001- 7mg/lit.
d. Các chất sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng phát triển nấm rễ yêu cầu chất sinh trưởng như
vitamin, chất kích thích và nhân tố sinh trưởng khác. Các chất đó được nhận từ môi
trường mà nấm không tổng hợp được.
19
19

Đối với nấm rễ nội cộng sinh
a. Nguồn carbon
Nấm nội cộng sinh cần dinh dưỡng từ ngoài vào. Như nấm ngoại cộng sinh nhận
được hợp chất cacbon từ bộ rễ, thông qua nguyên tử đánh dấu C
14
chứng minh được
nấm lấy hợp chất cacbon do cây quang hợp, chủ yếu là tập trung vào giọt dầu, vách tế
bào và trong protein, acid hữu cơ và acid amin của tế bào nấm rễ.
Trên thực tế, nấm rễ sinh trưởng phát triển cần hợp chất cacbon, bộ rễ non cũng
cần hợp chất dinh dưỡng. Thời kỳ đầu xâm nhiễm nấm nội cộng sinh: rễ nấm và cây
tranh giành nhau hợp chất cacbon, do không đủ dinh dưỡng cacbon nấm rễ tạm thời
ngưng lại, khi hai bên đã sinh trưởng hiện tượng này dần được cải thiện, sự tích lũy
cacbon trong cây dần tăng lên xúc tiến cả hai cùng sinh trưởng (Guo Xiuzhen, 1989).
Sau khi hấp thụ hợp chất cacbon do cây quang hợp, sợi nấm biến chúng thành loại
esterza hoặc acid hữu cơ. Những chất này cây khó hấp thu nhưng theo sự chênh lệch
nồng độ, hợp chất cacbon không ngừng từ rễ cây đi vào tế bào nấm giúp quá trình trao
đổi của bản thân nấm rễ và làm cho nấm và cây chủ cùng phát triển.
b. Dinh dưỡng P
Nấm rễ nội cộng sinh cũng như nấm ngoại sinh đều có thể hút P trực tiếp từ đất,
sau khi chuyển hóa cung cấp cho cây. Mặc dù các quan điểm sử dụng chất P khó tan
trong đất vẫn chưa đồng nhất, nhưng cây có rễ nấm hút P ở những khu vực mà rễ
không hút được là không thể không thừa nhận. Hoạt tính của enzyme phosphoraza
tăng cao rõ rệt (Allen, 1981), thể sợi nấm cũng chứa phosphoraza đều lấy chất hữu cơ
trực tiếp từ đất. Tốc độ hút P của sợi nấm hơn lông hút của rễ gấp 6 lần (Sander, 1923).
2.2.4. Vai trò của nấm rễ đối với cây trồng
2.2.4.1. Mở rộng diện tích hấp thụ của rễ cây
Sợi nấm cộng sinh là cơ quan hấp thu chủ yếu của rễ nấm, đặt biệt là vùng thiếu
photpho (P). Sợi nấm ngoại cộng sinh có thể kéo dài ra xung quanh rễ làm tăng tốc độ
hút P lên gấp 6 lần. Tuổi thọ của thể sợi nấm trong đất tương đối cao hơn so với lông
hút của rễ cây. Số lượng thể sợi nấm cũng nhiều hơn số lượng lông hút của rễ.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sợi nấm ngoại cộng sinh và bó nấm hình rễ của nấm cổ
ngựa vỏ cứng có thể kéo dài 5 – 10 cm. Trong 1g đất rừng tổng chiều dài của sợi nấm
20
20
có thể đến 40 m. Cho nên trong giới tự nhiên sự đan chéo nhau của thể sợi nấm hình
thành mạng lưới, hợp chất cacbon của cây nhờ đó mà có sự phân phối lại, sự hấp thu P
cũng thông qua sợi nấm mà phân phối đều cho cây rừng.
2.2.4.2. Tăng khả năng hấp thu P và dinh dưỡng của cây chủ
Trong đất đều có lượng P nhất định, lượng P khó tan chiếm tỉ lệ khá cao có thể lên
đến 95 – 99%, chỉ có một lượng rất ít P hòa tan mà cây có thể hấp thụ được.
Nấm rễ ngoại cộng sinh tiết enzyme phosphorase chuyển P không tan thành P hòa
tan, cung cấp cho cây. Hoạt tính của enzyme tăng gấp mấy lần so với cây không có rễ
nấm. Ngoài ra, nấm rễ ngoại công sinh có thể sản sinh muối oxalate kết hợp với Fe,
Al, muối P không tan trong đất, từ đó mà làm tăng khả năng hút P của rễ cây.
2.2.4.3. Sự hình thành chất kích thích sinh trưởng của nấm rễ
Trong quá trình cộng sinh với rễ cây nấm hình thành nhiều chất kích thích sinh
trưởng như chất sinh trưởng tế bào (auxin), chất phân chia tế bào (cytokinin), vitamin
B1, indol-3acetic acid (IAA). Nhiều loài nấm cộng sinh đều tiết ra trước và sau khi
cộng sinh với cây.
2.2.4.4. Nấm rễ nâng cao sức chống chịu của cây
Nhiều nghiên cứu chứng minh, sau khi nhiễm nấm cho cây, cây chủ có khả năng
chống khô hạn, chống chịu mặn, nhiệt độ, độ ẩm và pH cực đoan, chống lại điều kiện
kim loại nặng.
Khi trồng rừng trên núi đá vôi tỷ lệ sống của cây con nhiễm nấm cộng sinh tăng
14% trong điều kiện khô hạn tuyệt đối. Khả năng chống chịu các điệu kiện khác cũng
tăng lên.
2.2.4.5. Nấm rễ cải thiện môi trường quanh rễ
Kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy xung quanh rễ cây thông xuất hiện tầng kết
dính rộng gấp nhiếu lần so với cây không có nấm rễ, tầng đó tạo ra khu trao đổi ion bộ
rễ tăng khả năng hấp thu và vận chuyển cây chủ, có lợi cho sinh trưởng phát triển của

cây trồng.
2.2.4.6. Nấm rễ làm tăng khả năng kháng bệnh của cây trồng
Năm 1942, Davis phát hiện nấm rễ ngoại cộng sinh có thể làm giảm bớt bệnh hại
rễ. Các năm 1968, 1982, 1994, nhiều tác giả đều đề cập đến nấm cộng sinh có thể giảm
21
21
bệnh thối cổ rễ thông xuống 25%, chúng không chỉ phòng trừ bệnh mà còn tăng khả
năng sinh trưởng của cây con.
Theo Tang Ming (1994), phát hiện sau khi bón nấm cộng sinh cho cây bạch đàn
bệnh khô xanh do vi khuẩn (Pseudomonas solanacerum) ít phát sinh, trong khi đó cây
không có nấm cộng sinh tỷ lệ bệnh lên đến 25%. Các bệnh tuyến trùng, bệnh mốc
sương, bệnh bứu rễ đều giảm đi rõ rệt.
22
22
III. KẾT LUẬN
Vi sinh vật nội ký sinh thực vật (Endophytic) được tìm thấy trong hầu hết ở các
loài thực vật, chúng cư trú ở trong nội mô của thực vật ký chủ và giữa chúng hình
thành một loạt các mối quan hệ khác nhau như cộng sinh tương hỗ, công sinh dinh
dưỡng, hội sinh …Hầu hết các dạng nội ký sinh này bắt đầu xuất hiện từ vùng rễ hay
bề mặt lá, tuy nhiên, một số loại có thể ký sinh trên hạt. Endophytic thúc đẩy thực vật
tăng trưởng, tăng năng suất và đóng vai trò là một tác nhân điều hòa sinh học.
Endophytic sản xuất hàng loạt các sản phẩm tự nhiên có lợi cho thực vật ký chủ mà ta
có thể khai thác những tác nhân đó để ứng dụng trong y học, nông nghiệp hay công
nghiệp. Ngoài ra nó còn có tiểm năng loại bỏ các chất gây ô nhiễm trong đất bằng cách
tăng cường khả năng khử độc trên thực vật và làm cho đất trở nên màu mỡ thông qua
chu trình photphat và cố định đạm. Ngày càng có nhiều quan tâm trong việc phát triển
các ứng dụng tiềm năng công nghệ sinh học của Endophytic để phát triển các giống
cây trồng có khả năng khử độc đồng thời có khả năng sản xuất sinh khối và nhiên liệu
sinh học.
23

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Văn Mão, 2004. Sử dụng vi sinh vật có ích. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội
2. Azevedo JL, Maccheroni J Jr, Pereira O & Ara WL (2000) Endophytic microorganisms: a review on
insect control and recent advances on tropical plants. Electr J Biotech 3: 40–65.
3. Barac T, Taghavi S, Borremans B, Provoost A, Oeyen L, Colpaert JV, Vangronsveld J & Van Der
Lelie D (2004) Engineered endophytic bacteria improve phyto-remediation of water-soluble, volatile,
organic pollutants. Nat Biotechnol 22: 583–588.
4. Bent E & Chanway CP (1998) The growth-promoting effects of a bacterial endophyte on lodgepole
pine are partially inhibited by the presence of other rhizobacteria. Can J Microbiol 44: 980–988.
5. Berg G & Hallmann J (2006) Control of plant pathogenic fungi with bacterial endophytes. Microbial
Root Endophytes (SchulzBJE,BoyleCJC & SieberTN, eds), pp. 53–69. Springer-Verlag, Berlin.
6. Berg G, Eberl L & Hartmann A (2005) The rhizosphere as a reservoir for opportunistic human
pathogenic bacteria. Environ Microbiol7: 1673–1685.
7. Chanway CP (1997) Inoculation of tree roots with plant growth promoting soil bacteria: an emerging
technology for reforestation. Forest Sci 43: 99–112.
8. Duijff BJ, Gianinazzi-Pearsonand V & Lemanceau P (1997) Involvement of the outer membrane
lipopolysaccharides in the endophytic colonization of tomato roots by biocontrol Pseudomonas
fluorescens strain WCS417r. New Phytol 135: 325–334.
9. Elvira-Recuenco M & Van Vuurde JWL (2000) Natural incidence of endophytic bacteria in pea
cultivars under field conditions. Can J Microbiol 46: 1036–1041.
10. Germaine K, Keogh E, Borremans B et al. (2004) Colonisation of poplar trees by gfp expressing
bacterial endophytes. FEMS Microbiol Ecol 48: 109–118.
11. Germaine K, Liu X, Cabellos G, Hogan J, Ryan D & Dowling DN (2006) Bacterial endophyte-
enhanced phyto-remediation of the organochlorine herbicide 2,4-dichlorophenoxyacetic acid. FEMS
Microbiol Ecol 57: 302–310.
12. Habte M., N. W. Osorio, 2001. Arbuscular Mycorrhizas: Producing and applying Arbuscular
Mycorrhizal Inoculum, University of Hawaii at Manoa.
13.
14. Hallmann J, Quadt-Hallmann A, Mahaffee WF & Kloepper JW (1997) Bacterial endophytes in

agricultural crops. Can J Microbiol 43:895–914.
15. Hallmann J, Quadt-Hallmann A, Rodríguez-Kábana R & Kloepper JW (1998) Interactions
between Meloidogyne incognita and endophytic bacteria in cotton and cucumber. Soil Biol
Biochem 30: 925–937.
16. Krishnamurthy K & Gnanamanickam SS (1997) Biological control of sheath blight of rice: induction
of systemic resistance in rice by plant-associated Pseudomonas spp. Curr Sci 72: 331–334.
24
24
17. Kuiper I, Lagendijk EL, Bloemberg GV & Lugtenberg BJ (2004) Rhizoremediation: a beneficial
plant–microbe interaction. Mol Plant Microbe Interact 17: 6–15.
18. Lindow SE & Brandl MT (2003) Microbiology of the phyllosphere. Appl Environ Microbiol 69: 1875–
1883.
19. Lodewyckx C, Vangronsveld J, Porteous F, Moore ERB, Taghavi S, Mezgeay M & Van Der Lelie
D (2002) Endophytic bacteria and their potential applications. Crit Rev Plant Sci 21: 583–606.
20. Miche L & Balandreau J (2001) Effects of rice seed surface sterilization with hypochlorite on
inoculated Burkholderia vietnamiensis.Appl Environ Microbiol 67: 3046–3052.
21. Porteous-Moore F, Barac T, Borremans B, Oeyen L, Vangronsveld J, Van Der Lelie D, Campbell
D & Moore ERB (2006) Endophytic bacterial diversity in poplar trees growing on a BTEX-
contaminated site: the characterisation of isolates with potential to enhance phytoremediation. Sys
App Micro 29: 539–556.
22. Posada F & Vega FE (2005) Establishment of the fungal entomopathogen Beauveria
bassiana (Ascomycota: Hypocreales) as an endophyte in cocoa seedlings (Theobroma
cacao). Mycologia 97: 1195–1200.
23. Reiter B & Sessitsch A (2006) Bacterial endophytes of the wildflower Crocus albiflorus analyzed by
characterization of isolates and by a cultivation-independent approach. Can J Microbiol 52: 140–149.
24. Robert P. Ryan, Kieran Germaine,Ashley Franks, David J. Ryan and David N., 2008 Dowling
Bacterial endophytes: recent developments and applications, FEMS Microbiology Letters, Vol 278-1
25. Siciliano S, Fortin N, Himoc N et al. (2001) Selection of specific endophytic bacterial genotypes by
plants in response to soil contamination. Appl Environ Microbiol 67: 2469–2475.
26. Strobel G, Daisy B, Castillo U & Harper J (2004) Natural products from endophytic

microorganisms. J Nat Prod 67: 257–268.
27. Sturz AV & Matheson BG (1996) Populations of endophytic bacteria which influence host-resistance
to Erwinia-induced bacterial soft rot in potato tubers. Plant Soil 184: 265–271.
28. Zinniel DK, Lambrecht P, Harris BN et al. (2002) Isolation and characterization of endophytic
colonizing bacteria from agronomic crops and prairie plants. Appl Environ Microbiol 68: 2198–2208.
29. />30. />31. />32. />33. />production
25
25

×