Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 109 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM



LÊ MINH TƢ


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102






TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI CÔNG NGHỆ TP. HCM




LÊ MINH TƢ


ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số ngành: 60340102

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2013

CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM




Cán bộ hƣớng dẫn khoa học : TS. LẠI TIẾN DĨNH



Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP. HCM ngày 23 tháng

11 năm 2013
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
1. PGS. TS. NGUYỄN PHÚ TỤ
2. GS. TS. VÕ THANH THU
3. TS. NGUYỄN NGỌC DƢƠNG
4. TS. NGUYỄN HẢI QUANG
5. TS. NGUYỄN ĐÌNH LUẬN
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã đƣợc chỉnh sửa.




Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV


PGS. TS. Nguyễn Phú Tụ


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH - ĐTSĐH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học viên : Lê Minh Tƣ Giới tính: Nam
Ngày, tháng, năm sinh: 05/05/1982 Nơi sinh: Quảng Bình
Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh MSHV: 1184011219

I- TÊN ĐỀ TÀI:
Ứng Dụng Thƣơng Mại Điện Tử Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam Thực Trạng Và
Giải Pháp
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nội dung đề tài tập trung nghiên cứu về tổng quan và thực trạng trạng ứng dụng
thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua từ đó đề xuất
các nhóm giải pháp để phát triển ứng dụng thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp
Việt Nam trong thời gian tới.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ngày 21 tháng 6 năm 2012
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/06/2013
V- CÁN BỘ HƢỚNG DẪN: TS. Lại Tiến Dĩnh

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH



TS. Lại Tiến Dĩnh
i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên: Lê Minh Tƣ là học viên cao học lớp Quản trị Kinh doanh tại trƣờng
Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.





Học viên thực hiện




Lê Minh Tƣ







ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, quý Thầy, Cô trƣờng Đại học Công
nghệ TP. Hồ Chí Minh đã hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt
thời gian học tập tại trƣờng. Đặc biệt xin trân trọng cảm ơn Tiến Sĩ Lại Tiến Dĩnh
đã hƣớng dẫn tận tình trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè và các bạn học viên tại lớp cao học
Quản trị Kinh doanh 11SQT11 và 11SQT12 Trƣờng Đại học Công nghệ TP. Hồ
Chí Minh đã đã hợp tác trong việc khảo sát ý kiến cho phần thu thập dữ liệu sơ cấp
phục vụ cho nghiên cứu và luôn động viên, chia sẻ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình
học tập cũng nhƣ thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu của mình, mặc dù đã nỗ lực, trao đổi,
cố tiếp thu hết ý kiến đóng góp của Thầy hƣớng dẫn, bạn bè và tham khảo nhiều tài
liệu hƣớng dẫn song không tránh khỏi thiếu sót trong nội dung nghiên cứu của

mình. Rất mong nhận thông tin phản hồi đóng góp xây dựng từ quý Thầy Cô, bạn
đọc gần xa.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2013
Học Viên





Lê Minh Tƣ





iii

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp
Việt Nam thực trạng và giải pháp” đƣợc thực hiện trong bối cảnh nền thƣơng
mại điện tử thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang trên đà phát triển
mạnh mẻ với tốc độ chóng mặt. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại
điện tử trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã bƣớc đầu nhận thức
đƣợc ích lợi to lớn và tầm quan trọng của việc ứng dụng thƣơng mại điện tử. Tuy
nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các doanh nghiệp cũng
nhƣ các điều kiện về cơ sở hạ tầng, tình trạng pháp lý, trang thiết bị lẫn con
ngƣời việc ứng dụng thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp ở Việt Nam có
thể nói mới ở mức độ tiền thƣơng mại điện tử. Để góp phần nâng cao chất lƣợng

ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới
đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính nhƣ sau:
Thứ nhất, đề tài nghiên cứu tổng quan về tình hình thƣơng mại điện tử bao
gồm các thuật ngữ, định nghĩa, lịch sử ra đời, các phƣơng thức hoạt động lẫn
tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử trên thế giới.
Thứ hai, thông qua phân tích các dữ liệu thứ cấp, các dữ liệu điều tra từ
khách hàng, doanh nghiệp từ đó đánh giá thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện
tử của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời cũng phân tích nhận định các yếu
tố tác động tích cực lẫn tiêu cực đến quyết định tham gia thƣơng mại điện tử của
khách hàng và doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ ba, từ thực trạng và kết quả phân tích, tác giả đề xuất các nhóm giải
pháp để phát triển để phát triển ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh
nghiệp Việt Nam trong đó bao gồm:
Về phía chính phủ: cần hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tối đa hoá và phổ biến các
lợi ích kinh tế - xã hội của thƣơng mại điện tử. Tạo môi trƣờng tin cậy và an toàn
cho các giao dịch. Phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn
iv

thông, đầu tƣ nghiên cứu ứng dụng thƣơng mại điện tử, tạo ra một môi trƣờng vĩ
mô thuận lợi cho phát triển thƣơng mại điện tử.
Về phía doanh nghiệp: cần nâng cao nhận thức và chủ động tham gia vào
thƣơng mại điện tử. Chuẩn bị nguồn nhân lực, xem xét lại quy trình kinh doanh
cho phù hợp với phƣơng thức hoạt động của thƣơng mại điện tử. Xây dựng
website của doanh nghiệp và tiến tới tham gia sàn giao dịch thƣơng mại điện tử.




















v

ABSTRACT

Research topic: “E-commerce application of the Vietnamese enterprises
situations and solutions” is implemented in context of the e-commerce in the world
particularly and Vietnam generally is on the powerful development with the
vertiginous speed. In the trend of the e-commerce’s robust development in the world,
all the Vietnamese enterprises have also made a first step to comprehend enormous
benefits and the importance of the e-commerce application. However, there are still a
lot of limitations in the awareness of the businesses themselves as well as the
conditions of infrastructure, legal status, equipments and people applying e-commerce
within the enterprises in Vietnam could mention the level of the e-commerce’s wage.
To contribute in improving the quality of e-commerce’s application of the Vietnamese
enterprises in times to come. The topics focus on researching these following issues:
• First of all, the topic researches generally about the e-commerce’s situation
including terminologies, definitions, life history, modes of operation and the

circumstances of e-commerce’s application in the world.
• Second of all, through analyzing secondary data, information investigated from
the clients, enterprises therefrom assess the situation in applying e-commerce of the
Vietnamese enterprises. Contemporary also analyze and identify factors that impact
positively plus negatively to the decision of joining e-commerce of the costumers and
the Vietnamese businesses.
• Third of all, from the situation and analyzed results, the author proposes groups
of solutions to improve the e-commerce’s application of the Vietnamese enterprises
including:
a. Toward Government: Need support in infrastructure, exploit and diffuse socio-
economic benefits of e-commerce. Create a trustful environment and secure for the
transactions. Further develop the infrastructure, information technology and
telecommunications, invest researching e-commerce, create a macro environment,
improvable in developing e-commerce.
vi

b. Toward enterprise: Prepare human resources, review business progress
accordingly with the modes of operation of e-commerce. Build websites of the
enterprises and forward participate in e-commerce transactions.





























vii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
ABSTRACT v
MỤC LỤC vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xii
DANH MỤC CÁC BẢNG xiii
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ xiv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1

2. Tính cấp thiết của đề tài 2
a. Giúp doanh nghiệp nắm đƣợc thông tin phong phú 2
b. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi mua hàng 2
c. Giảm chi phí sản xuất 2
d. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị 3
e. Giảm chi phí giao dịch 3
f. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác 4
g. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá 4
3. Mục tiêu của đề tài 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Nội dung nghiên cứu 5
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6
viii

6.1 Phƣơng pháp luận 6
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 6
7. Bố cục của luận văn 7
CHƢƠNG 1 8
TỔNG QUAN VỀ THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 8
1.1 Khái niệm thƣơng mại điện tử 8
1.2 Sự ra đời của thƣơng mại điện tử 10
1.3 Các phƣơng thức hoạt động của thƣơng mại điện tử 11
1.3.1 Các phƣơng tiện kỹ thuật sử dụng trong thƣơng mại điện tử 11
1.3.1.1 Điện thoại 11
1.3.1.2 Máy Fax 11
1.3.1.3 Truyền hình 12
1.3.1.4 Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử 12
1.3.1.5 Intranet và Extranet 12
1.3.1.6 Internet và Web 13
1.3.2 Các hình thức hoạt động chủ yếu của thƣơng mại điện tử 14

1.3.2.1 Thƣ điện tử (e-mail) 14
1.3.2.2 Thanh toán điện tử (electronic payment) 14
1.3.2.3 Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI - Electronic Data Interchange) 15
1.3.2.4 Giao gửi số hoá các dung liệu (Digital delivery of content) 16
1.3.2.5 Bán lẻ hàng hoá hữu hình (retail of tangible goods) 16
1.3.3 Các loại giao tiếp trong thƣơng mại điện tử 17
1.3.4. Các giao dịch thƣơng mại điện tử 17
1.3.4.1 Căn cứ theo đối tƣợng giao dịch 17
1.3.4.2 Căn cứ theo nội dung giao dịch 19
1.4 Tổng quan tình hình thƣơng mại điện tử thế giới 20
CHƢƠNG 2 24
ix

THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP VIỆT NAM 24
2.1 Tổng quan về thƣơng mại điện tử ở việt nam 24
2.1.1 Nhận thức về thƣơng mại điện tử 25
2.1.2 Hạ tầng cơ sở pháp lý cho thƣơng mại điện tử 27
2.1.3 Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin và viễn thông 31
2.1.4 Thanh toán điện tử 32
2.1.5 Bảo mật thông tin 34
2.1.6 Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 35
2.2 Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam
36
2.2.1 Thực trạng chung 36
2.2.2 Hình thức áp dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp 36
2.2.3 Kết quả ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp 39
2.2.4 Một số hạn chế trong việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp
39
2.3 Kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của

các doanh nghiệp 42
2.3.1 Khái quát chung về tình hình nghiên cứu
42
2.3.2 Mức độ sẵn sàng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp
44
2.3.2.1 Mức độ sử dụng máy tính có kết nối mạng trong doanh nghiệp
. 44
2.3.2.2 Bảo đảm an toàn thông tin
45
2.3.2.3 Bố trí và đào tạo nhân lực cho TMĐT
46
2.3.3 Mức độ đáp ứng cho giao dịch thƣơng mại điện tử
47
2.3.3.1 Xây dựng và vận hành website TMĐT
47
2.3.3.2.Tham gia sàn giao dịch TMĐT
49
2.3.3.3 Nhận đơn đặt hàng và đặt hàng qua phƣơng tiện điện tử
50
x

2.4 Kết quả nghiên cứu thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của ngƣời
tiêu dùng 50
2.4.1 Thực trạng chung 50
2.4.2 Thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của ngƣời tiêu dùng thông qua số
liệu khảo sát 52
2.4.2.1 Tình hình truy cập và sử dụng Internet 52
2.4.2.2 Tình hình tham gia thƣơng mại điện tử của ngƣời tiêu dùng 54
2.5 Đúc kết những thuận lợi và khó khăn đối với doanh nghiệp Việt Nam trong
việc ứng dụng thƣơng mại điện tử 56

2.5.1 Thuận lợi 56
2.5.2 Khó khăn 59
CHƢƠNG 3 62
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 62
3.1 Hƣớng phát triến thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp việt nam 62
3.1.1 Triển vọng ứng dụng thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp ở Việt Nam 62
3.1.2 Định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử tại Việt Nam 63
3.1.2.1 Mục tiêu phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam 63
3.1.2.2 Phƣơng hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong doanh nghiệp Việt
Nam 65
3.1.2.3 Mô hình đề xuất 66
3.2 Giải pháp ứng dụng thƣơng mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt Nam . 69
3.2.1 Về phía Chính phủ 69
3.2.1.1 Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, tối đa hoá phổ biến các lợi ích kinh tế - xã hội
69
3.2.1.2 Tạo môi trƣờng tin cậy và an toàn cho các giao dịch 69
3.2.1.3 Phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và viễn thông 70
3.2.1.4 Đầu tƣ nghiên cứu và ứng dụng thƣơng mại điện tử 71
xi

3.2.1.5 Tạo ra một môi trƣờng vĩ mô thuận lợi cho phát triển thƣơng mại điện
tử 71
3.2.2 Về phía các doanh nghiệp 73
3.2.2.1 Nâng cao nhận thức và chủ động tham gia vào thƣơng mại điện tử 73
3.2.2.2 Chuẩn bị nguồn nhân lực 74
3.2.2.3 Xem xét lại quy trình kinh doanh cho phù hợp với phƣơng thức hoạt
động của thƣơng mại điện tử 74
3.2.2.4 Xây dựng website của doanh nghiệp 74
3.2.2.5 Tham gia sàn giao dịch thƣơng mại điện tử 76

3.2.2.6 Các doanh nghiệp cần có chiến lƣợc xây dựng và phát triển thƣơng hiệu
76
3.3 Kiến nghị 77
3.3.1 Doanh nghiệp 77
3.3.2 Cấp quản lý chính phủ 77
3.3.3 Ngƣời tiêu dùng 77
3.3.4 Đề xuất hƣớng nghiên cứu 77
KẾT LUẬN 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC









xii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

POS : Điểm giao dịch bán hàng
TMĐT : Thƣơng mại điện tử
ATM : Máy rút tiền tự động
LAN : Mạng nội bộ
TCP : Giao thức điều khiển truyền thống
IP : Giao thức Internet
WAN : Mạng miền rộng

E – MAIL : Thƣ điện tử
EDI : Trao đổi dữ liệu điện tử
B2B : Giao dịch giữa các doanh nghiệp
B2C : Giao dịch giữa doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng
B2G : Giao dịch giữa doanh nghiệp và chính phủ
C2G : Giao dịch giữa ngƣời dùng và chính phủ
G2G : Giao dịch giữa chính phủ với chính phủ
ADSL : Đƣờng truyền số hóa không đồng bộ
ASEAN : Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á
APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dƣơng
CNTT : Công nghệ thông tin
WAP : Giao thức ứng dụng không dây
WEB : World Wide Web
E – ASEAN : Điện tử ASEAN
ICT : Công nghệ thông tin truyền thông





xiii

DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1: Đánh giá hiệu quả sử dụng TMĐT của ngƣời dùng 51
Bảng 2.2: Đánh giá hiệu quả mua sắm trực tuyến 52
Bảng 2.3: Tỷ lệ ngƣời dùng Internet tham gia mua sắm theo các nguồn khác nhau 52
Bảng 2.4: Mục đích truy cập Internet của ngƣời dùng 53
Bảng 2.5: Lý do mua sắm trực tuyến 54



























xiv

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ



Hình 1.1: Tỷ lệ ngƣời sử dụng Internet các vùng trên thế giới 22
Hình 2.1: Thị phần các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam 31
Hình 2.2: Lƣợng khách hàng sử dụng Internet banking của một số ngân hàng 33
Hình 2.3: Mua hàng qua mạng 38
Hình 2.4: Các hình thức giao dịch trong TMĐT 39
Hình 2.5: Mô hình hoạt động của website TMĐT 41
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ ngƣời đại diện doanh nghiệp tham gia khảo sát 43
Biểu đồ 2.2: Các loại hình doanh nghiệp tham gia khảo sát 43
Biểu đồ 2.3: Lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp khảo sát 44
Biểu đồ 2.4: Hình thức kết nối Internet của các doanh nghiệp khảo sát 45
Biểu đồ 2.5: Tình hình sử dụng e-mail cho kinh doanh của doanh nghiệp qua các
năm 45
Biểu đồ 2.6: Các biện pháp bảo đảm thông tin của doanh nghiệp 46
Biểu đồ 2.7: Hình thức đào tạo nhân lực cho TMĐT 46
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ các cấp độ trang web của doanh nghiệp 48
Biểu đồ 2.9: Mức độ tham gia sàn giao dịch TMĐT 49
Biểu đồ 2.10: Tỷ lệ các sàn giao dịch TMĐT đƣợc biết đến nhiều nhất 50
Biểu đồ 2.11: Các phƣơng tiện truy cập Internet của ngƣời dùng
Biểu đồ 2.12: Các hình thức thanh toán khi mua hàng trực tuyến 55
Biểu đồ 2.13: Tỷ lệ sử dụng các dịch vụ Internet banking của ngƣời dùng 55
xv










PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Ngày nay, với sự phát triễn bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin và
internet, các hoạt động gắn liền với internet đang ngày càng phong phú và đa dạng
cả về mặt nội dung lẫn hình thức. Internet đang dần chiếm lĩnh trên mọi lĩnh vực
của cuộc sống từ kinh tế, chính trị đến thể thao, văn hóa, xã hội của thế giới nói
chung và Việt Nam nói riêng. Chính điều này đã tạo bƣớc ngoặt to lớn cho sự phát
triển kinh tế toàn cầu và thƣơng mại điện tử ra đời nhƣ là một điều tất yếu. Thƣơng
mại điện tử chính là một công cụ hiện đại sử dụng mạng Internet giúp cho các
doanh nghiệp có thể thâm nhập vào thị trƣờng thế giới, thu thập thông tin nhanh
hơn, nhiều hơn và chính xác hơn. Với thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp cũng
có thể đƣa các thông tin về sản phẩm của mình đến các đối tƣợng khách hàng tiềm
năng khác nhau ở mọi nơi trên thế giới với chi phí thấp hơn nhiều so với các
phƣơng pháp truyền thống. Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại điện
tử trên thế giới, các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, bộ phận chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp Việt Nam, cũng đã
bƣớc đầu nhận thức đƣợc ích lợi to lớ và tầm quan trọng của việc ứng dụng thƣơng
mại điện tử. Tuy nhiên, do còn nhiều hạn chế trong nhận thức của bản thân các
doanh nghiệp cũng nhƣ các điều kiện cơ sở hạ tầng, việc ứng dụng thƣơng mại điện
tử trong các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể nói mới ở mức độ tiền thƣơng mại
điện tử. Vì thế, các doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một chiến lƣợc kinh
doanh phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay nhằm tiếp cận nhiều hơn nữa với
thƣơng mại điện tử để có thể khai thác tối đa lợi ích mà phƣơng thức kinh doanh
này đem lại. Đây cũng là lý do để tác giả lựa chọn đề tài: “Ứng dụng thương mại
điện tử của các doanh nghiệp Việt Nam – thực trạng và giải pháp” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2

2. Tính cấp thiết của đề tài

a. Giúp doanh nghiệp nắm đƣợc thông tin phong phú
Nhờ các phƣơng tiện điện tử sử dụng trong thƣơng mại điện tử, điển hình là truy
cập các trang web trên Internet và liên lạc qua Internet, các doanh nghiệp có điều kiện
tiếp cận với nguồn thông tin khổng lồ trên Internet cũng nhƣ nắm bắt kịp thời thông tin
thị trƣờng để từ đó xây dựng chiến lƣợc sản xuất kinh doanh phù hợp với xu thế phát
triển của thị trƣờng trong nƣớc, khu vực và quốc tế. Đồng thời, việc nắm bắt thông tin
chính xác và kịp thời cũng giúp doanh nghiệp nhanh chóng phản ứng đƣợc trƣớc
những thay đổi của thị trƣờng. Hơn thế nữa, việc nắm bắt thông tin cũng giúp doanh
nghiệp chủ động đi trƣớc các đối thủ cạnh tranh, đây là một yếu tố rất quan trọng cho
sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hiện nay, khi các
doanh nghiệp luôn phải chịu sức ép cạnh tranh vô cùng gay gắt. Điều này đặc biệt có ý
nghĩa với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tƣợng đƣợc nhiều quốc gia quan tâm và
coi là một trong những động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế hiện nay.
b. Giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn khi mua hàng
Thƣơng mại điện tử đã và đang tạo ra nhiều cơ hội mới cho cả ngƣời tiêu dùng
cá lẻ và các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thƣơng mại điện tử, ngày càng
nhiều doanh nghiệp tổ chức kinh doanh trực tuyến bằng cách quảng cáo trên mạng, bán
hàng và thanh toán trên mạng. Việc quảng cáo trên mạng giúp khách hàng có thể dễ
dàng tìm hiểu thông tin chi tiết và chính xác về mặt hàng mình quan tâm. Thêm vào đó,
do không phải mất nhiều thời gian tìm đến tận cửa hàng nơi có trƣng bày và bán sản
phẩm, khách hàng có điều kiện thăm quan cùng lúc nhiều trang web của nhiều doanh
nghiệp khác nhau và do đó có thể dễ dàng so sánh để chọn lựa sản phẩm và nhà sản
xuất mà mình ƣng ý nhất.
c. Giảm chi phí sản xuất
Nhờ thƣơng mại điện tử, chi phí sản xuất có thể đƣợc giảm bớt mà trƣớc hết là
chi phí văn phòng, một nhân tố cấu thành trong chi phí sản phẩm. Cụ thể là chi phí in
ấn hầu nhƣ đƣợc loại bỏ, chi phí cho việc tìm kiếm và chuyển giao tài liệu đƣợc giảm
3

bớt bởi việc tài liệu đƣợc lƣu trữ và chuyển giao trên máy tính cho phép tiết kiệm rất

nhiều thời gian và công sức. Cũng vì thế mà số nhân viên văn phòng đƣợc giảm thiểu
giúp doanh nghiệp tiết kiệm đƣợc chi phí tiền lƣơng mà lẽ ra phải trả cho số lƣợng
nhân viên lớn hơn nhiều. Ngoài ra, các văn phòng không giấy tờ (paperless office)
cũng chiếm diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với các văn phòng truyền thống. Quan trọng
hơn, các nhân viên có năng lực đƣợc giải phóng khỏi nhiều công đoạn sự vụ nên có thể
tập trung thời gian và năng lực vào nghiên cứu phát triển và do đó đem lại nhiều lợi ích
hơn cho doanh nghiệp xét về mặt lâu dài, chiến lƣợc.
d. Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
Thƣơng mại điện tử cũng giúp giảm bớt chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị.
Nhờ có Internet, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch đƣợc với rất nhiều khách
hàng - những ngƣời thăm quan và đặt hàng trên trang web của doanh nghiệp, chƣa kể
việc nhận các đơn đặt hàng có thể đƣợc máy tính tự động xử lý và vì thế chi phí nhân
viên bán hàng đƣợc giảm đi đáng kể . Với số lƣợng ngƣời truy cập Internet ngày một
nhiều nhƣ hiện nay, việc quảng cáo trên Internet là vô cùng hiệu quả bởi doanh nghiệp
có thể mở rộng phạm vi quảng cáo mà không tốn thêm quá nhiều chi phí. Hơn thế nữa,
các catalogue điện tử mà doanh nghiệp sử dụng để quảng cáo có nội dung phong phú,
sinh động, hấp dẫn hơn nhiều và dễ dàng cập nhật thƣờng xuyên so với các catalogue
in ấn vốn có nhiều hạn chế về in ấn, phát hành.

e. Giảm chi phí giao dịch
Thƣơng mại điện tử thực hiện qua Internet giúp ngƣời tiêu dùng và các doanh
nghiệp giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch. Một giao dịch trong thƣơng mại
điện tử đƣợc tính bao gồm các công đoạn từ quảng cáo, tiếp xúc ban đầu cho đến giao
dịch đặt hàng, giao hàng và thanh toán.
Thời gian tiết kiệm đƣợc do giảm bớt thời gian giao dịch có ý nghĩa rất quan
trọng với doanh nghiệp vì việc nhanh chóng đƣa thông tin sản phẩm đến với ngƣời tiêu
dùng cũng nhƣ việc sớm nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng từ thông tin phản hồi của
4

khách hàng giúp doanh nghiệp dễ dàng chủ động thay đổi để theo kịp sự biến động của

nhu cầu thị trƣờng.
f. Giúp thiết lập và củng cố quan hệ đối tác
Thƣơng mại điện tử tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập và củng cố mối
quan hệ giữa các chủ thể tham gia vào hoạt động thƣơng mại. Thông qua mạng, từ các
mạng nội bộ cho đến Internet, ngƣời tiêu dùng, các doanh nghiệp và cả các cơ quan
chính phủ có thể trực tiếp liên lạc với nhau mà không có bất cứ hạn chế nào về thời
gian cũng nhƣ khoảng cách địa lý bởi việc liên lạc trên mạng Internet mang tính toàn
cầu. Hầu nhƣ mọi giao dịch đều đƣợc tiến hành nhanh chóng và liên tục. Do vậy, các
chủ thể của hoạt động thƣơng mại điện tử đặc biệt là các doanh nghiệp có cơ hội tìm
kiếm nhiều bạn hàng mới, nhiều cơ hội kinh doanh mới trên phạm vi toàn quốc, toàn
khu vực và toàn thế giới.
g. Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá
Nền kinh tế số hoá (digital economy) hay còn gọi là nền kinh tế ảo (virtual
economy) là xu thế phát triển trong tƣơng lai gần của nền kinh tế thế giới. Việc nhanh
chóng tiếp cận nền kinh tế số hoá có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc
biệt là các nƣớc đang phát triển, để tránh nguy cơ tụt hậu. Trƣớc mắt, thƣơng mại điện
tử kích thích sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là ngành có lợi nhuận cao
nhất và đóng vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, từ đó, thƣơng
mại điện tử tạo điều kiện cho việc sớm tiếp cận với nền kinh tế số hoá. Đây là một lợi
ích mang tính tiềm tàng, tính chiến lƣợc công nghệ và liên quan đến chính sách phát
triển của các quốc gia, bởi một quốc gia, đặc biệt là nƣớc đang phát triển, sớm tiếp cận
đƣợc với nền kinh tế số hoá có thể tạo ra cho mình một bƣớc phát triển nhảy vọt, tiến
kịp các nƣớc đi trƣớc trong thời gian ngắn.


5

3. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá toàn diện thực trạng ứng dụng thƣơng mại điện tử của các doanh
nghiệp tại Việt Nam. Tìm ra những hạn chế, yếu kém cũng nhƣ những lợi thế, từ đó đề

xuất các giải pháp nhẳm tối ƣu hóa những lợi ích mà thƣơng mại điện tử mang lại
cũng nhƣ khắc phục một số hạn chế mà thƣơng mại điện tử Việt Nam đang gặp phải.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là xây dựng cơ sở lý luận về thƣơng mại điện tử
Việt Nam từ những năm trƣớc đây cho đến những tháng cuối năm 2012. Trên cơ sở
thu thập các số liệu thứ cấp, phỏng vấn 100 ngƣời tiêu dùng và 100 doanh nghiệp.
5. Nội dung nghiên cứu
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần giải quyết các vấn đề sau:
Thứ nhất, bƣớc đầu tìm hiểu một số khái niệm về thƣơng mại điện tử để tiến
tới một nhận thức toàn diện hơn về thƣơng mại điện tử, điều mà các doanh
nghiệp nên biết khi quan tâm đến việc ứng dụng thƣơng mại điện tử.
Thứ hai, nhấn mạnh xu thế tất yếu phải tham gia vào thƣơng mại điện tử qua
vài nét phác hoạ về tình hình phát triển thƣơng mại điện tử trên thế giới, một số
khu vực kinh tế và một số nƣớc điển hình.
Thứ ba, phân tích tình tình phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam, qua đó
đƣa ra một vài đánh giá sơ bộ về thực trạng áp dụng thƣơng mại điện tử trong
các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Thứ tƣ, khảo sát thăm dò ý kiến của doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng
trong việc áp dụng thƣơng mại điện tử trong giao dịch mua bán hàng hóa
Thứ năm, trên cơ sở phân tích, đánh giá và khảo sát đƣa ra một số phƣơng
6

hƣớng phát triển ứng dụng thƣơng mại điện tử ở các doanh nghiệp Việt Nam,
đồng thời đề cập đến một số giải pháp về phía chính phủ về phía bản thân các
doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời tiêu dùng để có thể phát triển hơn nữa ứng dụng
thƣơng mại điện tử.
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phƣơng pháp luận
Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng cho đề tài là phƣơng pháp định tính, bao
gồm phân tích, khảo sát điều tra, tổng hợp, so sánh, kết hợp giữa lý thuyết với thực

tiễn. Đồng thời, để cung cấp thông tin đƣợc chính xác, cập nhật, đề tài có thể sử dụng
một số sách, đề tài nghiên cứu về các vấn đề có liên quan, các tạp chí và thông tin trên
Internet.
6.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phƣơng pháp sẽ thực hiện để đạt đƣợc những các mục tiêu và nội dung
trên:
Nội dung 1: Tiếp cận một số khái niệm về thƣơng mại điện tử, các
phƣơng thức giao dịch bằng thƣơng mại điện tử trên thế giới đang áp dụng.
Nội dung 2: Nghiên cứu về tình hình ứng dụng thƣơng mại điện tử của
các nƣớc trên thế giới. Trong đó bao gồm tổng quan về tình hình phát triển, xu
hƣớng phát triển, mô hình phát triển, từ đó cho thấy tính cấp thiết cần áp dụng
thƣơng mại điện tử tại Việt Nam. Qua đó phác họa bức tranh tổng thể về
thƣơng mại điện tử và hƣớng tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam
Nội dung 3: Nghiên cứu, tìm hiểu về tình hình ứng dụng thƣơng mại
điện tử tại Việt Nam thông qua các báo cáo, thống kê, các cổng thông tin, báo
chí, internet, cơ quan ban ngành, chính phủ. Qua đó thống kê, tổng hợp và
nhìn nhận về thực trạng thƣơng mại diện tử tại Việt Nam
Nội dung 4: Khảo sát thăm dò ý các doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời tiêu

×