Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán tại các trường trung cấp và cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.49 KB, 103 trang )

v
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BẢNG x
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ xi
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN 1
1. 1. Giới thiệu 1
1.1.1. Đặt vấn đề 1
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài 2
1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu 4
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu 4
1.3. Phương pháp nghiên cứu 4
1.4. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu 4
1.5. Bố cục của luận văn 6
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP 7
2.1. Một số vấn đề chung về kế toán và tổ chức công tác kế toán tại các đơn
vị kế toán công lập 7
2.1.1. Khái niệm về kế toán và tổ chức công tác kế toán 7
2.1.2. Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán 8
2.1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán 8
2.2. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập 8
2.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 8
2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập 9
2.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập 10
2.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 10
2.3.1.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 10
vi


2.3.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán 11
2.3.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 12
2.3.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán 13
2.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán 15
2.3.3. Tổ chức kiểm tra kế toán 16
2.3.4. Tổ chức trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công tác kế toán18
2.4. Các đặc điểm chi phối đế tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập 18
2.4.1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động 18
2.4.2. Đặc điểm về quy mô 19
2.4.3. Đặc điểm về yêu cầu quản lý 19
Kết luận chương 2: 20
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÁC
TRƯỜNG TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH BÌNH PHƯỚC 21
3.1. Giới thiệu chung về các trường Trung cấp và Cao đẳng trên địa bàn
tỉnh Bình Phước 21
3.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Bình Phước 21
3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của các trường Trung cấp, Cao đẳng
công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phứơc 22
3.1.2.1. Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh Bình Phước 22
3.1.2.2. Trường Cao đẳng Công nghiệp cao su 23
3.1.2.3. Trường Trung cấp Y tế Bình Phước 24
3.1.2.4. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Bình Phước 25
3.1.2.5. Trường Trung cấp Chính trị Bình Phước 26
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập
trên địa bàn tỉnh Bình Phước 27
3.2. Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp và
Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước 27
vii

3.2.1. Thực trạng về tổ chức chế độ kế toán 30
3.2.1.1. Thực trạng về tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán 30
3.2.1.2. Thực trạng về công tác tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và
hình thức kế toán 32
3.2.1.3. Thực trạng về tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán 33
3.2.1.4. Thực trạng về tổ chức lập hệ thống báo cáo kế toán 35
3.2.2. Thực trạng về tổ chức bộ máy kế toán tại các trường Trung cấp và Cao
đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước 36
3.2.3. Thực trạng về công tác tổ chức kiểm tra kế toán tại các trường Trung
cấp và Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước 39
3.2.4. Thực trạng về tổ chức trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công
tác kế toán tại các trường 40
3.3. Đánh giá về tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp và Cao
đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước 41
3.3.1. Những ưu điểm của Tổ chức công tác kế toán 41
3.3.2. Những hạn chế 43
3.3.2. Một số nguyên nhân 45
Kết luận chương 3: 47
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP VÀ CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC 48
4.1. Quan điểm hoàn thiện 48
4.1.1. Phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động 48
4.1.2. Đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của đơn vị và các cơ quan chức năng 50
4.1.3. Từng bước tiếp cận chuẩn mức kế toán công quốc tế 50
4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức chứng từ kế toán tại các trường
Trung cấp và Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước 51
4.2.1. Hoàn thiện việc vận dụng chế độ kế toán áp dụng cho ĐVHCSN 51
viii
4.2.1.1. Hoàn thiện công tác tổ chức chế độ chứng từ kế toán 51

4.2.1.2 Giải pháp hoàn thiện công tác tổ chức hệ thống sổ kế toán và hình
thức kế toán 55
4.2.1.3. Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 56
4.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy kế toán 58
4.2.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra kế toán tại các trường Trung
cấp và Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước 60
Kết luận chương 4: 63
Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 64
5.1. Kiến nghị 648
5.1.1. Kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước có liên quan 64
5.1.2. Kiến nghị với các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình
Phước 65
5.1.2.1. Kiến nghị đối với lãnh đạo 65
5.1.2.2. Kiến nghị đối với bộ phận kế toán 67
5.2. Kết luận 69
Tài liệu tham khảo 70
Phụ lục
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
CHỮ VIẾT TẮT
DIỄN GIẢI
GHI CHÚ
1.
BCTC
Báo cáo tài chính
2.
CTKT
Công tác kế toán
3.

ĐVHCSN
Đơn vị hành chính sự nghiệp
4.
ĐVSN
Đơn vị sự nghiệp
5.
ĐVSNCL
Đơn vị sự nghiệp công lập
6.
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
7.
HCSN
Hành chính sự nghiệp
8.
KBNN
Kho bạc Nhà nước
9.
NSNN
Ngân sách Nhà nước
10.
QCCTNB
Quy chế chi tiêu nội bộ
11.
TCCTKT
Tổ chức công tác kế toán
x
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng nhân viên kế toán theo trình độ chuyên môn tại các trường trung
cấp, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước 37

xi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
Biểu đồ 3.1: Loại hình của các đơn vị được khảo sát 29
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ LUẬN VĂN
1. 1. Giới thiệu
1.1.1. Đặt vấn đề
Giáo dục đào tạo là một trong những ngành được Nhà nước quan tâm hỗ trợ
nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Những năm gần
đây, nhà nước đã tăng dần đầu tư giáo dục đào tạo, từ mức hơn 13% (năm 1998)
lên 20% tổng chi NSNN. Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự hưởng ứng
của toàn xã hội; chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân thống
nhất và đa dạng, với nhiều loại hình đào tạo. Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng
ngày càng tăng nhanh. Tính đến nay cả nước có trên 360 trường đại học, học viện,
trường cao đẳng với khoảng trên 1,5 triệu sinh viên, trong đó các trường ngoài
công lập chiếm khoảng 20%.
Những năm gần đây,
sự xuất hiện của các tổ chức giáo dục quốc tế tại Việt
Nam cùng sự ra đời của nhiều trường đại học khiến cho
các trường đại học, cao
đẳng, dạy nghề gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tuyển sinh. Thêm vào đó,
Chính phủ
đã
ban hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006
hướng dẫn
các trường cần thực hiện tự chủ về tài chính làm cho các trường càng thêm lúng
túng trong hoạt động.
Để có thể đứng vững và tạo được thương hiệu cho trường mình, các
trường cần phải nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao.

Muốn làm được điều này,
ngoài các điều kiện về kinh phí, nhân lực, kỹ thuật và
công nghệ thì tổ chức tốt công tác kế toán góp phần quản lý chặt chẽ các khoản
thu, chi tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng,
các trường phải sử dụng nguồn
tài chính cũng như các thông tin kế toán để phục vụ cho việc hoạch định phương
án thực hiện có hiệu quả.
Mặc dù cơ chế chính sách tài chính đối với giáo dục đào
tạo đã có nhiều thay đổi theo hướng tạo điều kiện thuận lợi, chủ động và nâng cao
quyền tự chủ cho các đơn vị giáo dục đào tạo nhưng trên thực tế việc việc huy
2
động các nguồn lực đầu tư của xã hội trong việc đầu tư phát triển sự nghiệp giáo
dục đào tạo và khả năng tiến tới tự chủ về kinh phí hoạt động thường xuyên từ
nguồn thu học phí, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ và từ các
nguồn thu hoạt động khác còn hạn chế. Khi đã chuyển cơ chế hoạt động, để có
thể đạt hiệu quả cao trong quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra, các trường cũng cần
quan tâm hơn đến công tác tài chính, trong đó việc hòan thiện tổ chức công tác kế
toán tại đơn vị mình là một trong những nội dung quan trọng mà mỗi trường đều
phải thực hiện. Các thông tin kế toán giúp cho nhà quản lý có những thông tin
thích hợp kịp thời để ra quyết định, chính xác tạo nên nhiều lợi thế và sự chủ
động cho nhà trường.
1.1.2. Tính cấp thiết của đề tài
Bất cứ một tổ chức, doanh nghiệp nào, hoạt động tài chính và tự chủ tài
chính là hoạt động then chốt chi phối đến mọi hoạt động khác trong tổ chức, cơ
quan đó. Đối với các trường đại học, cao đẳng công lập, thực hiện được tự chủ tài
chính theo đúng bản chất sẽ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, sử dụng hiệu quả
và tiết kiệm nguồn NSNN chi cho giáo dục. Tuy nhiên, để thực hiện tự chủ tài
chính có hiệu quả tại các trường đại học, cao đẳng công lập còn nhiều vấn đề đặt
ra và cần có giải pháp thực hiện hiệu quả.
Các trường Trung cấp, Cao đẳng Công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước là

nơi đào tạo nguồn lao động chủ yếu cho tỉnh nhà và các tỉnh lân cận. Thực hiện
chủ trương đổi mới và nâng cao hoạt động, các trường đã chủ động cơ cấu lại bộ
máy tổ chức, tăng cường công tác quản lý trong đó chú trọng đến việc hoàn thiện
tổ chức công tác kế toán tại đơn vị mình. Từ một đơn vị được cấp kinh phí trở
thành đơn vị tự bảo đảm, việc quản lý tài chính cũng gặp rất nhiều khó khăn, đòi
hỏi sự đoàn kết, quyết tâm cao của tập thể ban lãnh đạo, cán bộ, giáo viên, công
nhân viên trong mỗi trường đồng thời cần quan tâm, giám sát chặt chẽ đến công
tác tài chính - kế toán tại đơn vị. Để có thể quản lý tốt được công tác kế toán, bộ
phận kế toán của trường không chỉ thực hiện các nghiệp vụ thu – chi, mà còn phải
3
phân tích, dự báo được tình hình để có thể tư vấn cho Lãnh đạo nhà trường đưa ra
những quyết định hợp lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung
cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước mặc dù đang từng bước hoàn
thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn bị động khi chuyển sang cơ chế tài chính
mới, chưa xây dựng được đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu
thực tiễn, thông tin kế toán mang lại chủ yếu chỉ mang tính chất báo cáo hành
chính, chưa có tác dụng thiết thực trong việc phân tích tình hình tài chính cũng
như tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí được cấp của đơn vị. Với yêu cầu vừa
phát triển quy mô, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời phải huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính từ Ngân sách cấp cũng như
các khoản thu sự nghiệp, điều này đòi hỏi tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị
phải khoa học và phù hợp với thực tiễn.
Vấn đề hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp, Cao
đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng
cao chất lượng quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục của các trường nói
riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung.
Dựa vào những kiến thức lý luận được học và nghiên cứu về tổ chức công
tác kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế tại
các trường trung cấp, cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh, tôi đã chọn nội dung

“Hoàn thiện Tổ chức công tác kế toán tại các trường trung cấp, Cao đẳng Công lập
trên địa bàn tỉnh Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề lý luận về tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập.
- Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại
các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
4
- Đề xuất những số giải pháp nhằm hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế
toán tại các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
góp phần nâng cao chất lượng quản lý tài chính và phục vụ sự nghiệp giáo dục của
các trường nói riêng và của tỉnh Bình Phước nói chung.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu và làm rõ những vấn đề liên quan đến lý luận và thực trạng về tổ
chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình
Phước cũng như việc tuân thủ các văn bản pháp quy liên quan đến công tác kế
toán như Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Thông
tư số 185/2010/TT-BTC và một số văn bản khác của đơn vị, từ đó rút ra những ưu
điểm và những vấn đề còn tồn tại trong tổ chức công tác kế toán tại các trường
Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
1.2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Các trường Trung cấp, Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước (5
trường)
1.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa định tính và định
lượng, nhưng định tính là phương pháp chủ yếu. Trong phần định lượng, tôi sử
dụng phương pháp thống kê mô tả thông qua phỏng vấn trực tiếp tại bộ phận kế
toán của các trường Trung cấp, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Ngoài ra
còn sử dụng kết hợp các phương pháp kỹ thuật cụ thể như so sánh đối chiếu,

phương pháp phân tích - tổng hợp để giải quyết các vấn đề về lý luận, thống kê số
liệu thu thập, đánh giá thực trạng để đưa ra phương hướng, đề ra một số giải pháp
và kiến nghị để hoàn thiện các vấn đề như mục tiêu đã đặt ra.
1.4. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu
Trước đây, đã có một số luận văn nghiên cứu về tổ chức công tác kế toán tại
các đơn vị sự nghiệp công lập và ở một số trường trung cấp, cao đẳng như:
5
- Võ Thị Thanh Lan, 2009. Một số giải pháp công tác kế toán tại Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ
Chí Minh
- Nguyễn Hoàng Dũng, 2010. Hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách
nhà nước tại cơ quan văn phòng Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Luận văn
Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
- Nguyễn Thị Tuyết Trinh, 2012. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các
đơn vị trường Đại học và Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Luận văn Thạc sỹ.
Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
- Nguyễn Thị Thu Thảo, 2013. Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và công
tác kế toán đối với các bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh.
Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
- Lâm Thị Thảo Trang, 2013. Hoàn thiện nội dung tổ chức công tác kế toán
tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục Đại học thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh. Luận văn Thạc sỹ. Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Trong các nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu tập trung vào lý luận tổ chức
công tác kế toán và hạch toán kế toán mà không đi sâu vào phân tích cơ chế quản
lý và tự chủ tài chính đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp công lập. Bên cạnh
đó, các nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện đối với các đơn vị hành chính sự
nghiệp trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh, chưa có luận văn hay công trình nào nghiên
cứu về các giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp,
Cao đẳng Công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã chọn nội dung “Hoàn thiện Tổ chức

công tác kế toán tại các trường trung cấp, Cao đẳng Công lập trên địa bàn tỉnh
Bình Phước” làm đề tài nghiên cứu của mình. Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến tổ chức công tác kế toán của các trường trung cấp, cao
đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước, những khó khăn và thách thức của
các đơn vị này trong quá trình thực hiện cơ chế quản lý tài chính và công tác kế
6
toán theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị này.
1.5. Bố cục của luận văn
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương, nội dung từng chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về luận văn
Chương 2: Cơ sở lý luận về Tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập
Chương 3: Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung cấp và
Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chương 4 : Giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại các trường Trung
cấp và Cao đẳng công lập trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Chương 5: Kiến nghị và kết luận
7
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
2.1. Một số vấn đề chung về kế toán và tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị
kế toán công lập
2.1.1. Khái niệm về kế toán và tổ chức công tác kế toán
2.1.1.1. Khái niệm về Kế toán
Theo Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA), 1941: Kế toán là nghệ
thuật ghi chép, phân loại, tổng hợp một cách có ý nghĩa và dưới hình thức tiền tệ
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các sự kiện liên quan đến tình hình tài chính và
giải thích kết quả của sự ghi chép này.

Theo Điều 4, Luật kế toán số 03/2003/QH11 của Quốc hội: Kế toán là việc
thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới
hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Ngày nay, trên cơ sở của sự phát triển và thực tiễn, kế toán được lý giải và
vận dụng như là một công cụ kiểm tra và quản lý, đồng thời là một môn khoa học
về ứng dụng trong đời sống kinh tế.
2.1.1.2. Khái niệm về Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán (TCCTKT) là việc tổ chức thực hiện các phương
pháp kế toán trên nền tảng pháp lý về kế toán được quy định, kết hợp với các
phương tiện, kỹ thuật cũng như nguồn lực của bộ máy kế toán để thu thập, đo
lường, ghi nhận, xử lý, kiểm tra và tổng hợp thông tin về các hoạt động kinh tế tài
chính của đơn vị kế toán nhằm phục vụ cho nhu cầu sử dụng thông tin của các đối
tượng bên trong lẫn bên ngoài đơn vị kế toán.
TCCTKT một cách khoa học và hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong
việc cung cấp thông tin để thực hiện tốt mục tiêu quản trị đơn vị nhằm đạt được
hiệu quả cao nhất.
8
2.1.2. Yêu cầu của tổ chức công tác kế toán
Để tổ chức công tác kế toán cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo thu nhận và hệ thống hóa thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế
tài chính ở đơn vị nhằm cung cấp thông tin kinh tế đánh tin cậy phục vụ cho công
tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước và quản trị kinh doanh của danh nghiệp.
- Phù hợp với quy mô và đặc điểm của tổ chức hoạt động của đơn vị .
- Phù hợp với trình độ khả năng của đội ngũ cán bộ kinh tế, và trình độ trang
bị các phương tiện, kỹ thuật tính toán, ghi chép của đơn vị .
- Phù hợp với chế độ kế toán hiện hành.
2.1.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán
Nội dung TCCTKT gồm các vấn đề cơ bản sau:
+ Tổ chức chế độ kế toán: bao gồm tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, công
tác hạch toán ban đầu, cách luân chuyển và xử lý chứng từ một cách khoa học và

hợp lý; tổ chức hệ thống sổ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và báo cáo kế toán.
+ Tổ chức bộ máy kế toán khoa học, phù hợp với đặc điểm của đơn vị, đảm
bảo phát huy vai trò của kế toán trưởng.
+ Tổ chức kiểm tra kế toán bao gồm kiểm tra việc tính toán, ghi chép, sổ
sách kế toán, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán.
+ Tổ chức trang bị, phương tiện, thiết bị tính toán, thông tin, bảo quản số
liệu, tài liệu và chỗ làm việc kế toán một cách khoa học và hiệu quả.
2.2. Khái quát chung về đơn vị sự nghiệp công lập
2.2.1. Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài
chính thì đơn vị sự nghiệp công lập (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp) là đơn vị "do cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập (đơn vị dự toán độc lập, có
con dấu và tài khoản riêng, tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật kế
toán), hoạt động trong các lĩnh vực sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo và Dạy nghề; sự
nghiệp Y tế, Đảm bảo xă hội; sự nghiệp Văn hoá - Thông tin (bao gồm cả đơn vị
9
phát thanh truyền hìnhh ở địa phương), sự nghiệp Thể dục - Thể thao, sự nghiệp
kinh tế và sự nghiệp khác".
2.2.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ vào chức năng hoạt động có thể phân biệt ĐVHCSN thành các nhóm
sau:
- Các cơ quan quản lý nhà nước trung ương và địa phương như Bộ, Cơ quan
ngang Bộ, UBND Tỉnh,
- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, giáo dục, y tế, thể dục thể thao như bệnh
viện, trường học, viện nghiên cứu,
- Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp,
- Cơ quan an ninh, quốc phòng
Theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính Phủ,
căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:

- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động);
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu,
kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà
nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân
sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Như vậy, trường Cao đẳng, TCCN công lập là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm
một phần chi phí hoạt động do có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường
xuyên (so sánh giữa tổng số nguồn thu sự nghiệp với tổng số chi hoạt động thường
xuyên) từ trên 10% đến dưới 100%. Các trường này do Nhà nước (trung ương
hoặc địa phương) đầu tư về kinh phí và cơ sở vật chất (đất đai, nhà cửa, thiết bị
dạy học…) và hoạt động chủ yếu bằng kinh phí từ các nguồn tài chính công hoặc
10
các khoản đóng góp phi vụ lợi để tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo
dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục.
2.3. Nội dung tổ chức công tác kế toán tại các đơn vị sự nghiệp công lập
Để tổ chức công tác kế toán phù hợp với đơn vị sự nghiệp công lập cần phải
căn cứ vào cấp dự toán, quy mô và đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý và trình
độ chuyên môn, tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị sự nghiệp
công lập và đặc biệt là phải tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán áp dụng
cho đơn vị HCSN.
2.3.1. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán
2.3.1.1. Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán
Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế, tài
chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Đây là nguồn thông tin ban đầu, được
xem như nguồn nguyên liệu mà kế toán sử dụng để qua đó tạo lập nên những
thông tin có tính tổng hợp và hữu ích để phục vụ cho nhiều đối tượng sử dụng

khác nhau.
Tổ chức chứng từ kế toán là quá trình vận dụng chế độ chứng từ vào đặc thù
riêng của đơn vị kế toán. Quá trình gồm việc xác định chủng loại, số lượng, nội
dung kết cấu và qui chế quản lý sử dụng chứng từ. Tiếp theo là việc thiết lập các
bước thủ tục cần thiết để hình thành bộ chứng từ cho từng loại nghiệp vụ phát sinh
gắn với từng đối tượng kế toán nhằm thiết lập thông tin ban đầu hợp pháp, hợp lệ
phục vụ cho việc quản lý, tác nghiệp hàng ngày và ghi sổ kế toán.
Tại Mục I Phần thứ nhất Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, tổ chức lập và xử lý
chứng từ kế toán được quy định rõ bao gồm: lập chứng từ, kiểm tra chứng từ,
hoàn chỉnh chứng từ, luân chuyển chứng từ, lưu trữ và bảo quản chứng từ.
Bộ Tài chính quy định cụ thể về chứng từ kế toán và hệ thống chứng từ kế
toán cho từng lĩnh vực hoạt động. Đối với các ĐVHCSN, hệ thống biểu mẫu
chứng từ kế toán được quy định tại Điều 2 Mục I Phần thứ nhất Quyết định
19/2006/QĐ-BTC, bao gồm 4 chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu lao động tiền lương;
11
- Chỉ tiêu vật tư;
- Chỉ tiêu tiền tệ;
- Chỉ tiêu TSCĐ
Ngoài ra, chứng từ kế toán sử dụng trong các đơn vị HCSN còn có thể là
chứng từ điện tử như các loại thẻ thanh toán các loại băng từ điện tử và các chứng
từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật khác.
Chứng từ kế toán được lập ở nhiều bộ phận khác nhau trong đơn vị kế toán
kể cả bên ngoài đơn vị kế toán nên việc xác lập quy trình luân chuyển chứng từ
cho các loại chứng từ khác nhau nhằm đảm bảo chứng từ về đến phòng kế toán
trong thời hạn ngắn nhất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính
kịp thời cho việc kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin.
2.3.1.2. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán và hình thức kế toán
Tổ chức hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết để xử lý các thông tin từ các
chứng từ kế toán nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo kế toán cũng như phục

vụ cho việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như
các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán ở ĐVHCSN có ý nghĩa rất quan trọng trong
việc thực hiện các chức năng của kế toán.
Sổ kế toán là các tờ sổ được thiết kế theo một mẫu nhất định dùng để ghi
chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh
theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian theo đúng phương pháp kế toán
trên cơ sở số liệu của chứng từ gốc nhằm phục vụ cho việc lập các báo cáo kế
toán, việc kiểm tra, kiểm soát từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn cũng như các
nghiệp vụ thu, chi thanh toán ở các đơn vị.
Mỗi đơn vị kế toán chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm.
Hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau, trong đó có những
loại sổ được mở theo quy định chung của Nhà nước và có những loại sổ được mở
theo yêu cầu và đặc điểm quản lý của các đơn vị. Để tổ chức hệ thống sổ kế toán
phù hợp cần phải căn cứ vào quy mô và đặc điểm hoạt động của đơn vị, căn cứ
vào yêu cầu quản lý và cung cấp thông tin của cấp dự toán cũng như đặc điểm của
12
đối tượng kế toán tại ĐVHCSN. Việc mở sổ, ghi sổ, khoá sổ, sửa sai trên sổ phải
tuân theo các quy định Mục 2 Chương II Luật Kế toán số 03/2003/QH11 và Mục I
Phần thứ ban Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC.
Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán phụ thuộc vào hình thức kế toán mà
ĐVHCSN đang áp dụng. Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán bao gồm loại
sổ, số lượng sổ, kết cấu các loại sổ, mối quan hệ giữa các loại sổ dùng để ghi chép,
tổng hợp, hệ thống hoá số liệu kế toán từ chứng từ gốc để từ đó có thể lập các báo
cáo kế toán theo một trình tự và kỹ thuật ghi chép nhất định. Mỗi một hình thức kế
toán có những ưu, nhược điểm nhất định. Việc lựa chọn sử dụng hình thức kế toán
nào sẽ phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn vị, trình độ, khả năng của nhân
viên kế toán, tổ chức kế toán thủ công hay bằng máy vi tính.
Theo Phần thứ ba Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC hướng dẫn thì ĐVHCSN
có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán sau:
- Hình thức kế toán: Nhật ký chung;

- Hình thức kế toán: Nhật ký - sổ cái;
- Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ;
- Hình thức kế toán trên máy vi tính.
2.3.1.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Hệ thống tài khoản kế toán là một mô hình phân loại đối tượng kế toán được
nhà nước quy định để thực hiện việc xử lý thông tin gắn liền với từng đối tượng kế
toán nhằm phục vụ cho việc tổng hợp và kiểm tra, kiểm soát
Theo Điều 1 Mục I Phần thứ hai Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC, “Tài
khoản kế toán là phương pháp kế toán dùng để phân loại và hệ thống hoá các
nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời
gian. Tài khoản kế toán phản ánh và kiểm soát thường xuyên, liên tục, có hệ thống
tình hình về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và
các nguồn kinh phí khác cấp, thu, chi hoạt động, kết quả hoạt động và các khoản
khác ở các ĐVHCSN”
13
Chế độ kế toán Việt Nam nói chung và trong lĩnh vực HCSN nói riêng đã
đưa ra hệ thống tài khoản thống nhất về tên gọi tài khoản, số hiệu tài khoản, số
lượng tài khoản, nội dung và công dụng của tài khoản (khác với hầu hết các quốc
gia trên thế giới, không bắt buộc về hình thức, nếu có cũng chỉ mang tính hướng
dẫn).
Hệ thống tài khoản áp dụng cho ĐVHCSN bao gồm 07 loại: các tài khoản từ
loại 1 đến loại 6 là các tài khoản trong bảng cân đối tài khoản, thực hiện theo
phương pháp ghi kép. Riêng tài khoản loại 0 là tài khoản ngoài bảng cân đối tài
khoản, thực hiện theo phương pháp ghi đơn.
Các ĐVHCSN căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán được ban hànhh để vận
dụng phù hợp với điều kiện và các đặc điểm hoạt động của đơn vị. ĐVHCSN có
thể bổ sung các tài khoản từ cấp 2 trở đi (ngoại trừ các tài khoản đã quy định) để
phục vụ cho yêu cầu quản lý của đơn vị mình. Trường hợp muốn bổ sung thêm tài
khoản cấp 1 thì phải có sự chấp thuận của Bộ Tài chính.
2.3.1.4. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán

Báo cáo kế toán là kết quả của công tác kế toán trong ĐVHCSN, là nguồn
thông tin quan trọng cho các nhà quản lý của ĐVHCSN cũng như cho các đối
tượng khác bên ngoài liên quan.
Theo Phần thứ tư Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC:
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách dùng để tổng hợp tình hình
về tài sản, tiếp nhận và sử dụng kinh phí ngân sách của Nhà nước; tình hình thu,
chi và kết quả hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp trong kỳ kế toán, cung
cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và thực trạng
của đơn vị, là căn cứ quan trọng giúp cơ quan nhà nước, lãnh đạo đơn vị kiểm tra,
giám sát điều hành hoạt động của đơn vị.
Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải lập đúng theo mẫu
biểu quy định, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã quy định, phải lập đúng kỳ hạn,
nộp đúng thời hạn và đầy đủ báo cáo tới từng nơi nhận báo cáo.
14
Hệ thống chỉ tiêu báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách phải phù
hợp và thống nhất với chỉ tiêu dự toán năm tài chính và Mục lục ngân sách nhà
nước, đảm bảo có thể so sánh được giữa số thực hiện với số dự toán và giữa các
kỳ kế toán với nhau. Trường hợp lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân
sách có nội dung và phương pháp trình bày khác với các chỉ tiêu trong dự toán
hoặc khác với báo cáo tài chính kỳ kế toán năm trước thì phải giải trình trong
phần thuyết minh báo cáo tài chính.
+ Phân loại hệ thống báo cáo:
Theo quy định của chế độ kế toán: Báo cáo kế toán chia làm 2 loại:
o Báo cáo kế toán bắt buộc: Đây là báo cáo buộc đơn vị phải lập trong
kỳ báo cáo theo mẫu quy định trong chế độ báo cáo kế toán, theo chế độ kế
toán hiện hành báo cáo kế toán bắt buộc tại các đơn vị sự nghiệp.
o Báo cáo kế toán không bắt buộc: Là báo cáo kế toán lập theo yêu
cầu của các ngành, và của đơn vị. Nội dung và kết cấu của báo cáo này do
ngành hoặc đơn vị quy định.
Phân theo nội dung báo cáo:

o Báo cáo tài chính là những báo cáo kế toán tổng hợp phản ánh toàn bộ
hoạt động kế toán tài chính và kết quả hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.
o Báo cáo từng phần là báo cáo về từng loại vốn, nguồn vốn, từng quá
trình kinh doanh, kết quả kinh doanh của từng hoạt động kinh doanh cụ thể
của doanh nghiệp.
Theo kỳ lập báo cáo:
o Báo cáo định kỳ là báo cáo được lập theo quý, 6 tháng, 9 tháng, năm.
o Báo cáo kế toán thường xuyên (còn gọi là báo cáo nhanh) là báo cáo
được lập theo yêu cầu công tác quản lý hoạt động kinh doanh, hoạt động tài
chính của đơn vị. Có thể là báo cáo hàng ngày hoặc báo cáo thời gian ngắn
do lãnh đạo quy định.
15
2.3.2. Tổ chức bộ máy kế toán
Theo quy định của Luật kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đơn vị kế toán phải tổ chức bộ máy kế
toán, bố trí người làm kế toán hoặc thuê người làm kế toán.
Bộ máy kế toán là một tập hợp các cán bộ, nhân viên kế toán nhằm bảo đảm
thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán của doanh nghiệp, tổ chức bộ máy
kế toán được hiểu như là việc cơ cấu nhân sự, phân công lao động cho các thành
viên trong bộ máy kế toán (lao động kế toán). Tổ chức bộ máy kế toán còn bao
gồm cả việc tổ chức phương tiện, thiết bị cho lao động kế toán.
Mỗi nhân viên trong bộ máy kế toán đều được quy định rõ chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn trong quá trình công tác kế toán, các mối quan hệ nghiệp vụ qua lại
với nhau trong quá trình thực hiện công việc của mỗi người, mỗi bộ phận.
Việc tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một
đơn vị do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy, cần thiết phải tổ chức hợp lý bộ
máy kế toán cho đơn vị trên cơ sở định hình được khối lượng công tác kế toán
cũng như chất ượng cần phải đạt về hệ thống thông tin kế toán.
Tổ chức bộ máy kế toán ở ĐVHCSN được tổ chức theo ngành dọc phù hợp
với các cấp dự toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Nội dung tổ

chức bộ máy kế toán bao gồm: xác định số lượng nhân viên cần phải có, yêu cầu
về trình độ nghề nghiệp; bố trí và phân công nhân viên thực hiện nhiệm vụ cụ thể,
phù hợp với khả năng chuyên môn và khối lượng công việc kế toán; xác lập mối
quan hệ giữa các bộ phận kế toán với nhau cũng như giữa bộ phận kế toán với các
bộ phận quản lý khác có liên quan, kế hoạch công tác và việc kiểm tra tình hình
thực hiện kế hoạch công tác
Để tổ chức bộ máy kế toán cần căn cứ vào quy mô của đơn vị, trình độ nghề
nghiệp và yêu cầu quản lý, đặc điểm hoạt động và điều kiện về cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ cho việc thu thập và xử lý, cung cấp thông tin. Ngoài ra khi phân
công lao động kế toán trong bộ máy kế toán còn cần phải tôn trọng các điều kiện
16
có tính nguyên tắc khác như nguyên tắc bất vị thân, bất kiêm nhiệm, hiệu quả và
tiết kiệm, chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động
Tất cả các bộ phận và mọi người trong đơn vị có liên quan đến công tác kế
toán đều phải nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, chế độ kế toán có trách
nhiệm cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng từ và tài liệu cần thiết cho công tác kế toán
và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các chứng từ và tài liệu
do mình cung cấp.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở các ĐVHCSN hiện nay được định hướng
theo 02 dạng chính: Tổ chức kế toán tập trung và tổ chức kế toán phân tán.
- Tổ chức kế toán tập trung: Đơn vị chỉ mở một bộ sổ kế toán, tổ chức một
bộ máy kế toán để thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý
thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Trường hợp
đơn vị có các đơn vị trực thuộc thì đơn vị trực thuộc không được mở sổ sách và
hình thành bộ máy nhân sự kế toán riêng, đơn vị trực thuộc chỉ là đơn vị hạch toán
báo sổ.
- Tổ chức kế toán phân tán: Bộ máy kế toán được phân thành cấp: kế toán
trung tâm và kế toán trực thuộc, cả hai đều có sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự
tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp. Các đơn vị tổ
chức kế toán phân tán bao giờ cũng tồn tại các mối quan hệ nội bộ dọc (chính với

phụ thuộc) và hệ thống ngang (các đơn vị trực thuộc với nhau)
Ngoài ra còn có mô hình tổ chức bộ máy kế toán hỗn hợp (mô hình kế toán
vừa tập trung vừa phân tán): là sự kết hợp đặc trưng của 2 mô hình bộ máy kế
toán tập trung và phân tán.
2.3.3. Tổ chức kiểm tra kế toán
Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong ĐVHCSN thực
hiện đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ
tin cậy cao, việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao. Kiểm tra
kế toán cần được xem là công việc thường xuyên của các ĐVHCSN.
17
Thông qua kiểm tra, có thể phát hiện và chấn chỉnh kịp thời các sai phạm
trong việc điều hành quản lý, chấp hành kỷ luật tài chính, qua đó tìm phương
hướng và biện pháp để việc quản lý và kinh doanh có hiệu quả.
Nội dung kiểm tra bao gồm: kiểm tra việc tính toán, ghi chép, phản ánh trên
các chứng từ kế toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán; kiểm tra việc chấp hành chế độ,
thể lệ về kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán, việc xây dựng và thực hiện kế
hoạch công tác, việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng.
Kiểm tra kế toán phải được thực hiện ngay tại đơn vị kế toán là ĐVHCSN
cũng như các đơn vị trực thuộc, Kiểm tra kế toán cần được thực hiện thường
xuyên, liên tục và có hệ thống đồng thời phải đảm bảo tính thận trọng, nghiêm túc,
trung thực và khách quan. Mọi kỳ hoạt động của đơn vị đều cần được kiểm tra kế
toán.
Kiểm tra kế toán do đơn vị kế toán thực hiện, bên cạnh đó còn phải chịu sự
kiểm tra của cơ quan dự toán cấp trên và cơ quan tài chính theo chế độ kiểm tra kế
toán.
Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của kế toán trưởng tại ĐVHCSN.
Cần căn cứ vào yêu cầu công tác mà xác định nội dung, phạm vi, thời điểm và
phương pháp tiến hành kiểm tra kế toán.
Yêu cầu của công tác kiểm tra:
+ Công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị phải đảm bảo thực hiện

ngay trong quá trình thực thi nhiệm vụ quản lý của từng cán bộ viên chức và .
Tự kiểm tra thường xuyên phải xây dựng kế hoạch, thông báo công khai cho
các đối tượng liên quan biết trước khi tiến hành kiểm tra, quá trình tự kiểm tra
phải theo đúng các quy định các chế độ chính sách, phải rõ ràng, minh bạch (đúng
nói là đúng, sai nói là sai), những sai phạm đều phải làm rõ, tìm ra nguyên nhân,
quy trách nhiệm cụ thể (tổ chức, cá nhân nào) và phải thực sự khách quan.
+ Công tác tự kiểm tra phải đảm bảo tính liên tục, thường xuyên, không tạo
ra sự gò ép, căng thẳng đối với các cán bộ viên chức trong đơn vị.
18
+ Những kết luận của việc tự kiểm tra phải được nêu rõ ràng, chính xác và
chặt chẽ, mỗi điểm kết luận phải có tài liệu chứng minh.
+ Trong các đợt kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra và sau mỗi đợt kiểm tra
phải lập báo cáo kiểm tra. Trong báo cáo phải nêu những tồn tại và những kiến
nghị sửa chữa, khắc phục.
2.3.4. Tổ chức trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật cho công tác kế
toán
Việc trang bị các điều kiện vật chất kỹ thuật góp phần không nhỏ trong việc
tổ chức tốt công tác kế toán. Các trang thiết bị vật chất kỹ thuật cần thiết bao gồm:
- Trang bị đầy đủ máy móc thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác kế toán
(máy vi tính, máy in, điện thoại, máy fax, )
- Có ổ đĩa đủ dung lượng để lưu trữ các tệp dữ liệu kế toán trên máy vi tính
- Có nơi lưu trữ và bảo quản hồ sơ, chứng từ, tài liệu theo thời hạn quy định
2.4. Các đặc điểm chi phối đế tổ chức công tác kế toán trong các đơn vị sự
nghiệp công lập
2.4.1. Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động
Giáo dục đào tạo là một trong những hoạt động rất quan trọng và có tầm ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển của đất nước. Hoạt động giáo dục đào tạo bao gồm
nhiều trình độ, cấp bậc đào tạo trong đó giáo dục đại học bao gồm trình độ cao
đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ. Các cơ sở giáo dục đào
tạo công lập thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

Như vậy các ĐVSNCL hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, không phân biệt có sử
dụng NSNN hay không đều thuộc sở hữu nhà nước, tất cả các hoạt động của các
đơn vị này đều phải tuân theo các quy định của Nhà nước.
Do đó tổ chức công tác kế toán tại các ĐVSN giáo dục đào tạo cũng tuân
theo các quy định pháp lý về kế toán áp dụng cho các đơn vị thuộc sở hữu nhà
nước như chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, Luật Ngân sách nhà nước, các quy
định về định mức chi như chế độ công tác phí, trong, ngoài nước, chế độ chi tiêu
tổ chức hội nghị,

×