Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nền văn hoá của cư dân Chăm Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.53 KB, 47 trang )


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam - điểm đến du lịch của thiên niên kỷ - Đó là một lời chào
của đất nước Việt Nam chúng ta. Trải dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mau xa
xôi. Đất nước Việt Nam thống nhất lãnh thổ từ Bắc đến Nam chạy dài suốt biển
Đông cùng dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Đất nước cong cong hình chữ S, gánh lấy
sứ mệnh nối liền dải đất Miền Trung đầy nắng và gió. Nơi đây đã từng tồn tại một
nền văn hoá vô cùng rực rỡ là nền văn hoá nơi đến của cư dân Chăm Pa.
Việt Nam một đất nước phải gánh chịu trên vai mình suốt chiều dài lịch sử là
những cuộc chiến tranh đẫm máu, là những cuộc chiến tranh không ngừng nghỉ để
1
chống áp bức, chống nô dịch và chống đồng hoá. Trải qua biết bao thăng trầm của
lịch sử “ta vẫn là ta” vẫn giữ được bản sắc văn hoá của dân tộc, giữ được nét riêng
truyền thống thiêng liêng của đất nước. Là cửa ngõ thông thương nằm trên trục
đường giao thương buôn bán của thế giới, Việt Nam có một vị trí vô cùng chiến
lược cho sự trung chuyển và phát triển kinh tế từ lâu đời. Nhưng đó cũng chính là
những điểm mà kẻ thù luôn luôn tranh thủ và nhòm ngó để xâm chiếm.
Đất nước còn lại hôm nay đó chính là một quá trình đấu tranh gian cường và
anh dũng để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nền văn hoá, bảo vệ cái ý thức cộng đồng
tồn tại trong mỗi con người. Lịch sử Việt Nam là lịch sử của lòng yêu nước, của ý
chí và của những con người anh hùng. Lịch sử Việt Nam là những trang đầy máu
và nước mắt cũng là những trang sử vinh quang và hào hùng. Đó là một sức mạnh
không gì có thể lay chuyển, là sức mạnh của sự đoàn kết keo sơn chung sức chung
lòng đấu tranh bảo vệ, là sức mạnh của tình nhân ái một lòng bao dung. Đó là tinh
thần hoà hợp sống với nhau của 54 dân tộc anh em trên lãnh thổ Việt Nam.
Chăm Pa-nhắc đến nó chúng ta có thể hình dung ra được rằng những giá trị
văn hoá vô cùng độc đáo còn lại cho đến ngày nay mà không ở đâu trên đất nước
Việt Nam này có được. Là những di sản văn hoá của thế giới. Nền văn hoá của cư
dân Chăm Pa đã tồn tại một thời rực rỡ trong lịch sử dân tộc Việt Nam để lại


những thành tựu vô cùng quý giá.
Một vương quốc nằm ở miền đất Nam Trung Bộ-nơi đây thực sự hội tụ đủ các
yếu tố cho sự phát triển của một nền văn hoá. Với vị trí thuận lợi, cư dân đã định
cư lâu đời ở đây. Đã xây dựng cho mình một phức hợp văn hoá đủ các loại hình.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử dân tộc. Vương quốc Chăm Pa vẫn tồn tại
được trong một thời gian dài gần mười thế kỷ. Bằng chính sự lao động không mệt
mỏi và tài năng sáng tạo tuyệt vời, người Chăm đã xây dựng nền văn minh của
chính họ bằng những giá trị văn hoá độc đáo trải dài từ suốt dải đất miền Trung
đầy nắng và gió cho đến vùng đất phía Nam trù phú của tổ quốc.
2
Vương quốc Chăm Pa với một vò trí đòa lí đặc biệt, nằm trong khu vực
Đông Nam Á nơi được xem là “ ngã tư đường” giao lưu quốc tế, nơi hội tụ của
các nền văn minh. Bên cạnh đó là các yếu tố bản đòa núi, biển, đồng bằng xen
kẽ đã tạo nên nét độc đáo trong văn hóa Chăm. Đặc biệt nghề đi biển rất phát
triển. Chính con đường thông thương trên biển đã giúp nơi đây bên cạnh việc
lưu giữ các tín ngưỡng, lễ hội dân gian của cư dân nông nghiệp lúa nước ( có
thần mưa, thần biển, các lễ hội nông nghiệp…) làm nền tảng cùng nền văn hóa
của chế độ mẫu hệ ( Pô Inư Nưgat-bà mệ xứ sở) còn tiếp thu dung hòa một
cách thân thiện với các nền văn hóa n Độ, văn hóa Hồi Giáo và cả cac nước
láng giềng. Tiếp thu những nét mới du nhập, đồng thời để phù hợp với một xã
hội mà chế độ mẫu hệ là độc tôn, cư dân Chăm Pa đã từng bước “ bản đòa hóa”
các luồng văn hóa du nhập vào vương quốc này, tạo nên sự khác biệt, mới mẻ
rất riêng của ChămPa so với cái gốc của các nền văn hóa mà nó chòu ảnh
hưởng. Chính điều này đã tạo sự phong phú, độc đáo trong văn hóa Chăm trong
suốt chiều dài lòch sử tồn tại của vương Quốc Chămpa và đến cả ngày nay văn
hóa Chămpa vẫn còn nhiều ẩn số cần tìm hiểu.
Nền văn hóa của vương quốc ChămPa xưa kia và của người Chămpa
ngày nay mang đậm sắc thái tôn giáo. “ Không có một người Chămpa nào
không có tôn giáo…Những yếu tố tôn giáo đã in đậm dấu ấn trong mọi dạng
thức sinh hoạt văn hóa của người Chămpa” ( Phan Xuân Biên – Phan An –

Phan Văn Dốp – Văn Hóa Chăm). Cương chính tôn giáo la biểu hiện trong mối
giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Chămpa với văn hóa của nhiều thành phần dân
tộc cư dân vùng lục đòa và hải đảo Châu Á.
Với q trình giao lưu văn hố của cư dân Chăm Pa bằng cả con đường tự
nguyện lẫn chiến tranh. Dù bằng phương thức nào nhưng với sự sáng tạo của mình
họ đã tạo ra những giá trị văn hố tuyệt vời, mà ngày nay nó vẫn là một thứ cực kỳ
q giá trong kho tàng lịch sử dân tộc.
Nền văn minh Chăm Pa đã tồn tại từ II đến XIX. Đó là một q trình mà cư
dân Chăm Pa đã sinh sống và tạo ra nền văn hố của chính họ, một nền văn hố hội
3
tụ đủ yếu tố bản địa vô cùng độc đáo, chúng cũng có những yếu tố du nhập vào đây
chất sáng tạo. Đó là một quá trình giao lưu văn hoá, của sự phân ly và tích hợp, để
rồi cải biến một cách tuyệt vời để biến cái ngoại lai thành cái nội sinh.
Quá trình giao lưu văn hoá diễn ra trên mọi lĩnh vực từ văn hoá, tôn giáo tín
ngưỡng, nghệ thuật điêu khắc, văn học trên nền tảng của những điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội thuận lợi nhất của cư dân Chăm Pa có được.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN MINH CHĂM PA
1. Định nghĩa giao lưu văn hoá tộc người
Mỗi tộc người trong qúa trình tồn tại và phát triển của mình ở những điều kiện
địa lý tự nhiên cụ thể, đã tạo ra nền văn hóa phản ánh sắc thái riêng thích ứng với
trình độ phát triển của tộc người đó. Mặt khác, trong suốt chiều dài tồn tại và phát
triển, các tộc người không chỉ khép kín trong phạm vi lãnh thổ cư trú của mình mà
thường mở rộng ra giao tiếp với tộc người khác. Trong quá trình giao tiếp ấy, họ
đã tiếp nhận có ý thức hoặc không có ý thức những thành tố văn hoá của những tộc
4
người láng giềng để làm phong phú thêm văn hoá của mình. Trải qua nhiều thế hệ,
những yếu tố văn hoá tiếp nhận từ các tộc người khác đã thử nghiệm qua thời gian
và thực tế cuộc sống, đã gắn bó, hoà quyện vào các yếu tố của bản thân tộc người
tạo nên một phức hợp văn hoá của tộc người đó. Giao lưu văn hoá đã xảy ra trong
suốt quá trình phát triển của lịch sử nhân loại vì con người muốn tồn tại và phát

triển thì phải có nhu cầu giao tiếp với thế giới xung quanh, chính yếu tố đó đã thúc
đẩy tộc người này giao lưu với tộc người khác.
 Giao lưu văn hoá là sự di chuyển qua lại giữa các nền văn hoá. Nói
cách khác giao lưu văn hoá là sự tiếp xúc và trao đổi văn hoá trong quá trình vận
động, phát triển của xã hội. Hay giao lưu văn hoá là sự tiếp thu những nét cơ bản
từ một trạng thái văn hoá ngoại sinh, trong khi vẫn giữ những nét cơ bản của trạng
thái văn hoá nội sinh ở một dạng phát triển hơn.
Giao lưu văn hoá có thể sảy ra ở một khu vực rộng lớn bao gồm nhiều quốc
gia, chủng tộc, cũng có thể xảy ra ở những vùng rộng hẹp khác nhau, trong cùng
một quốc gia muốn diễn ra giao lưu văn hoá thì cần phải có những điều kiện nhất
định. Tuỳ từng giai đoạn khác nhau của tiến trình lịch sử nhân loại, những điều
kiện giao lưu văn hoá giữa các tộc người cũng khác nhau.
• Điều kiện đầu tiên là môi trường khung cảnh
địa lý nơi tộc người đó cư trú và coi đây là điều kiện quan trọng tác động sâu sắc
đến quá trình giao lưu văn hoá tộc người khi những tộc người bị ngăn cách với
nhau bởi những chướng ngại tự nhiên thì giữa hai tộc người đó không có điều kiện
tiếp xúc thường xuyên với nhau thì không thể sảy ra việc giao lưu văn hoá. Ngược
lại, giữa hai tộc người có diều kiện tiếp xúc với nhau thuận lợi thì diễn ra quá trình
giao lưu văn hoá. Vì tuy là các cư dân có nguồn gốc khác nhau nhưng do cùng
sống trong một không gian sống với nhau khá lâu dài nên giữa họ đã tạo nên những
yếu tố văn hoá chung nhất, tiếp thu một phần văn hoá của tộc người láng giềng vào
nền văn hoá của mình.
5
• Giao lưu và tiếp xúc văn hoá giữa các tộc người
diễn ra rất đa dạng mà một trong những hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao
lưu và tiếp xúc văn hoá là trao đổi kinh tế. Các tộc người sinh sống ở những vùng
lãnh thổ khác nhau không phải bất kỳ nơi nào cũng đáp ứng được nhu cầu của đời
sống. Các sản phẩm làm ra của một cộng đồng cư dân nào đó, trước hết là đáp ứng
nhu cầu của chính nhu cầu của cộng đồng đó, nhưng trong nhiều trường hợp các
sản phẩm làm ra không những đáp ứng nhu cầu của cộng đồng mà còn có thể trao

đổi. Lúc đầu có thể là những trao đổi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng
bạn, nhưng dần dần lại mang ý nghĩa trao đổi văn hoá. Từ việc trao đổi các sản
phẩm các tộc người dần dần tiếp thu những yếu tố văn hoá của tộc người khác dựa
vào sản phẩm biến nó thành nét văn hoá của mình.
 Một hiện tượng khác trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại có
ảnh hưởng đến giao lưu văn hoá là hiện tượng di dân. Di dân là một hiện tượng xã
hội nhưng cũng là một hiện tượng văn hoá, xảy ra ở hầu hết các dân tộc. Di dân
sảy ra trong suốt tiến trình của lịch sử nhân loại chịu tác động của các yếu tố kinh
tế, văn hoá, xã hội những cuộc chiến tranh những tác động của thiên tai. Di dân sảy
ra làm tăng quá trình giao lưu, tiếp xúc tộc người. Khi các đợt di dân sảy ra với
cường độ không lớn tức với số lượng không đông sẽ ít phá vỡ lãnh thổ tộc người.
Lớp cư dân mới đến cộng cư hoà nhập vào lớp cư dân bản địa làm cho quá trình
giao lưu văn hoá tăng lên. Trong trường hợp di dân với cường độ lớn có thể đẩy
người bản địa ra khỏi lãnh thổ cư trú tạo nên sự xáo trộn rất lớn trong lãnh thổ cư
trú, giao lưu văn hoá tăng. Di dân làm tăng nhanh và mở rộng quá trình giao tiếp
tộc người và làm tăng nhanh quá trình giao lưu văn hoá.
Ngoài hoạt động kinh tế, di dân còn có những hoạt động trao đổi phi kinh tế
ảnh hưởng của chúng đế giao lưu văn hoá là không nhỏ. Đó là sự trao đổi tặng
phẩm, vật phẩm tôn giáo. Lúc đầu những vật phẩm tặng phẩm có ý nghĩa khuyếch
trương hơn. Cùng với sự tồn tại và phát triển của các tộc người đã dẫn đến những
6
giao tiếp tộc người như quan hệ hôn nhân, quan hệ ngoại giao những tiếp xúc đó
đều kéo theo những tiếp xúc văn hoá.
Những quá trình tiếp xúc trong giai đoạn đầu đơn thuần là giao tiếp tộc người
nhưng càng về sau thì chứa đựng những yếu tố văn hoá. Qua trình đó diễn ra liên
tục, dưới nhiều hình thức khác nhau, làm cho sự giao lưu văn hoá tăng lên.
Như vậy từ sự tiếp xúc văn hoá - xã hội giữa các tộc người đã tạo ra sự tiếp
xúc và giao lưu văn hoá. Khi diễn ra quá trình tiếp xúc, giao lưu văn hoá cũng là
diễn ra quá trình tiếp biến văn hoá. Tức là khả năng của một tộc người tiếp nhận
các yếu tố văn hoá tộc người khác biến đổi nó thành của mình. Quá tình giao lưu

văn hoá diễn ra rất phức tạp bị chi phối bởi các điều kiện tự nhiên, môi trường khác
nhau.
2. Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Chăm Pa
2.1 Điều kiện tự nhiên.
Vương quốc Chăm Pa hình thành và phát tiển trên dải ven biển miền Trung
trong một phần cao nguyên Trường Sơn lúc lớn mạnh trải dài đến Hoàng Sơn, sông
Gianh ở phía Bắc đến sông Dinh –Hàm Tân, phái Nam khu vực sông Krông Po Cô
và sông Đà Rằng trên Tây Ninh. Vùng đất từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có
nhiều núi và lãnh thổ giáp biển đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và
giao lưu với các nước.
7
Vùng có hệ thống sơng ngòi tương đối nhiều chỉ riêng từ Quảng Bình đến
Bình Thuận cứ 15-20km lại có một con sơng đổ ra biển có những rãnh núi đâm
ngang nên mỗi sơng là một hệ thống riêng lẻ. Vùng có nguồn động thực vật phong
phú. Các con sơng mang lại lượng phù sa màu mỡ của vùng, tạo điều kiện cho sự
phát triển các ngành kinh tế.
Vùng biển có bờ biển dài, dạng răng cưa gồm bộ phận bồi tụ mài mòn xen kẽ.
Các vũng vịnh rộng lớn thường là các bán đảo lồi ra được các bán đảo che chở.
Vùng có tài ngun động thực vật phong phú có tài ngun khống sản tuy số
lượng khơng lớn lắm phần lớn tập trung ở Quảng Nam Đà Nẵng các loại thân đá,
đá q, vàng…tạo kiện cho cư dân champa sớm hướng ra biển.
Tất cả những điều kiện tự nhiên ấy giúp Chăm Pa phát triển một nền kinh tế
vững mạnh dựa vào các ưu thế vốn có của vùng.
Nền kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, Nhân dân trồng các loại ngũ cốc, nếp, kê,
đậu, vừng đây là vùng đất mới khai phá sau nên đất đai phì nhiêu họ còn trồng các
loại mía, chuối, thốt nốt, dừa, sen, cau, đặc biệt là mía. Ngồi ra người Chăm Pa
còn ni trâu bò, ngựa, voi và voi được sử dụng chủ yếu trong qn đội. tại đây
Chăm Pa cũng học cách cày cấy bằng trâu bò cửa Cửu Chân. Ruộng hai mùa, mùa
trồng lúa trắng mùa trồng lúa đỏ tên lúa là Chiêm đây cũng là loại lúa được người
Việt tiếp nhận qua đó cho thấy q trình giao lưu học hỏi người Đại Việt và người

Chăm Pa hình thành rất sớm.
Việc chuyển hướng từ nông nghiệp khai thác biển sang nông nghiệp thuần
túy là sự kiện đặc biệt cho quá trình này.Trên cơ sở phát triển của kỹ thuật
luyện kim đồng thau đã tạo điều kiện cho năng suất tăng, dư thừa để trao đổi,
buôn bán, xuất hiện giao lưu tiếp biến
Hơn nữa với vùng tự nhiên giáp Đại Việt trong cơng cuộc chống Bắc thuộc
hai vùng cũng có những mối quan hệ bang giao và kéo dài theo chiều dài lịch sử
8
mối quan hệ ở mỗi giai đoạn tuy có biến đổi nhưng đặc biệt trong các đợt chống
ngoại xâm phương Bắc hai nước thể hiện tinh thần hồ hiếu với nhau rất thân thiết.
Quá trình hợp tác lâu đời giữa hai dân tộc Đại Việt- Chămpa do cùng cư
trú trong một khu vực đòa lí chung, và trong cuộc đấu tranh lâu dài với thiên
nhiên mà bộ phận cư dân Đai Việt- Chămpa trong vùng cùng nhau ghánh vác.
Hai dân tộc sử dụng chung nhiều con đập, đường mương trong vùng từ đó đưa
đến việc cùng nhau lao động để bảo vệ các nguồn cung cấp nước và qua lao
động hai cư dân có dòp tiếp xúc và giao lưu với nhau.
Nhân dân trồng dâu ni tằm ngành dệt lụa rất phát triển, nghề khai quặng nấu
quặng và rèn đúc kim loại cũng rất phát tiển, sản xuất được nhiều vàng, bạc, sắt.
Chăm Pa cũng rất giàu lâm sản q như hương liệu, tê giác, ngà voi, sáp ong, hổ
phách, đồi mồi đặc biệt là vùng có trầm hương các sản phẩm này thường dùng
thơng thương với nước ngồi và là thứ hàng trao đổi hàng năm của ngoại thương
Chăm Pa.
Ngoại thương là ngành kinh tế quan trọng của Chăm Pa, thường các vua
Chăm giàu có hnờ ngoại thương. Đặc điểm ngoại thương ở Chăm Pa là trong ngoại
thương cướp biển trở thành một bộ phận quan trọng trong đó đặc biệt là bán và
cướp nơ lệ hoạt động ngoại thương chủ yếu bằng đường biển do địa hình có biển
chạy dọc lãnh thổ nên Chăm Pa rất thuận lợi trong giao lưu bn bán bằng đường
biển với các nước khác. Các sản phẩm của Chăm Pa rất được thương nhân nước
ngồi ưa chuộng. Trầm hương trở thành hàng xuất khẩu có vị trí quan trọng, gốm
Chăm Pa với trình độ phát triển cao đã có mặt ở nhiều nơi.

2.2. Điều kiện xã hội
9
Thế kỷ III, người ta phát hiện ra bia viết chữ Chăm chứng tỏ người Chăm Pa
có chữ viết riêng của mình từ rất sớm. Nó đã xây dựng trên cơ sở từ chữ Nam Ấn
gần chữ Phạn qua đó cho thấy Chăm Pa tiếp thu nền văn hoá Ấn cũng từ rất sớm.
Nghệ thuật Chăm Pa cũng rất phát triển với các tháp Chàm nổi tiếng những
bức phù điêu, những pho tượng Phật, Mỹ Sơn là di chỉ thành cổ Chăm rất nổi
tiếng. Đạo Phật Chăm pa được du nhập và phát triển rất sớm. Nhân dân Chăm pa
phần lớn theo đạo Phật trong đó vua theo đạo ni càn một phái tu hành khổ hạnh,
các quan lại có một số theo đạo Bà la môn-Bà ni. Khi đó nhiều nhà sư sang Giao
Châu để truyền đạo và ở lại bên ấy.
Người Chăm rất lịch sự gặp nhau thường chắp tay vái hay cú đầu chào, họ lại
có tục ăn trầu như người Việt nên người Trung Quốc qua đây nói người Chăm ăn
cau luôn mồm không biết mỏi.
Trong gia đình người phụ nữ có vai trò rất quan trọng trong xã hội và trong
sản xuất. Thường theo phong tục người Chăm người con gái đi hỏi con trai vì con
gái quý hơn con trai.
Nguồn gốc tộc người: họ là người nói tiếng Malayo – Polynesian nhóm người
nói tiếng Nam Á và sự di chuyển dân cư của nguời Nam Đảo họ di từ biển Đông
vào định cư ở ven bờ biển từ suốt chiều dài từ Bắc đến Nam mang theo cả bản sắc
của họ.
Chủ nhân của nền văn hoá Sa Huỳnh tiền thân vương quốc Chăm pa là cư dân
nói tiếng Nam đảo, tộc người Chăm Pa là cư dân đa chủng tộc có nhiều nét văn hoá
khác nhau.
Chính trị: Chăm pa là một nhà nước quân chủ chuyên chế vua đứng đầu giải
quyết mọi việc từ sản xuất đến việc theo dõi các hình phạt uy quyền của nhà vua
rất lớn quan lại cũng không được đến gần nhân dân thấy vua phải quỳ còn quan lại
yết kiến nhà vua mà thôi. Dưới vua có các quan lại họ không có lương bổng chỉ
được tư cấp theo thổ tục địa phương, đôi khi được cấp thức ăn, miễn tiêu, dịch. Để
10

đảm bảo quyền lực nhà vua có một đạo qn mạnh thường trực. Qn lính mỗi
tháng được cấp hai học gạo nếp, mỗi năm cấp từ 3-5 áo đơng và hè họ được trang
bị vũ khí gươm giáo, cung tên thuốc độc. Trong nước ai phạm tội thì phạt bằng gậy
đánh hoăc tội nặng thì trèo cây lấy ngọn cây đâm vào cổ, hay tội nặng hơn nữa thì
cho voi dày hay voi quật chết, cũng có khi bắt tự tử ở núi Bất lao.
Khi mới thành lập vương quốc Chăm pa vào cuối thế kỷ II thì liên tiếp tiến
hành giao hảo với Giao châu và cử xứ sang. Thế kỷ III Châu khu liên là Phạm
hung (cháu ngoại) liên kết với Phù Nam để tấn cơng các trưởng lại nhà Tấn và tấn
cơng cả Giao Chỉ nhưng cuộc tấn cơng thất bại. Năm 284 Chăm Pa cử sứ sang Tấn
triều cống và ngừng cuộc xâm lấn. Với vị trí như vậy Chăm pa ln có các mối
quan hệ phức tạp với phương Bắc, với Đại Việt với Phù Nam và Chăm Pa thường
phải nộp triều cống cho Đại Việt và phương Bắc.
Chăm Pa và Đại Việt có lúc mối quan hệ diễn ra hồ bình hồ hiếu cùng nhau
tồn tại và phát triển nhưng có lúc quan hệ trở nên căng thẳng, đặc biệt là vùng phía
Bắc Chăm Pa và phía Nam Đại Việt có thời gian thường sảy ra tranh chấp và theo
thời gian do sự mở rộng về phía Nam của Đại Việt làm lãnh thổ Chăm Pa ngày
càng thu hẹp về phía Nam và cuối cùng sát nhập hồn tồn vào Đại Việt. Lãnh thổ
Chăm Pa tuy khơng còn nhưng dân tộc Chăm vẫn tồn tại họ sống chủ yếu ở phía
Nam đặc biệt là Ninh Thuận-Bình Thuận, qua thời gian họ vẫn giữ vững bản sắc
văn hố riêng của mình và bản sắc văn hố hồ vào tạo thành nền văn hố đa dạng
của 54 dân tộc Việt Nam. Bản sắc văn hố đó cần được phát huy, bảo tồn và phát
triển.
Bất kỳ một nền văn hóa nào được hình thành đều có xu hướng là thích
ứng với điều kiện đòa lý và giao lưu tiếp biến với khu vực. Ngay từ sớm trong
mối bang giao rộng rãi với các cư dân trong vùng phụ cận Đông Nam làm
cho văn hóa Champa đa dạng và phong phú. Đó là quá trình phát triển ngôn
ngữ, chữ viết trong sự đan xen văn hóa cao nguyên miền núi với văn hóa
11
biển.Đó là sự hòa hợp giữa tiến ngưỡng dân gian với các tôn giáo Balamôn,
Bani, Islam. Tất cả thực hiện trên dạng thức văn hóa vật chất và tinh thần vừa

đồng nhất lại vừa dò biệt.
⇒ Tóm lại: Với vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương
bn bán, dựa trên một nền thủ cơng nghiệp phát triển từ đó tạo cơ sở cho các hoạt
động trao đổi hàng hố đối với các nước lân bang một cách thuận lợi. Để nền văn
minh Chăm Pa đạt đến trình độ rực rỡ nhất, chính những điều kiện đó cũng tạo cho
q trình giao lưu văn hố thuận lợi và diễn ra trên phạm vi rộng với nhiều lĩnh
vực khác nhau có sự tiếp biến và giao lưu các giá trị văn hố một cách năng động
và nhanh chóng.
⇒ Trong việc bn bán và giao tiếp các nước lánh giềng việc sử
dụng người Hồi giáo làm đại diện trung gian với những nơi đang có một cộng đồng
A ráp hồi giáo như Trung Hoa, Giava, sẽ thuận lợi nhiều mặt.
Đất nước Chăm Pa nằm trên đường mậu dịch hàng hải Đơng Tây vì vậy nó
đóng vai trò khu vực dừng chân và trung chuyển của thương mại, ngoại giao và
giao lưu văn hố giữa các nước từ Á-Âu, trong khu vực và của Chăm Pa đối với
các nước phía Nam lẫn phái Đơng bán đảo Đơng Dương và khu vực Đơng Nam Á.
Sản phẩm cho ra đời đó là q trình phân ly, tiếp biến và quy tụ các giá trị văn hố
tạo ra nhiều nét mới và làm hồn hảo giữa các lĩnh vực từ tín ngưỡng tơn giáo, chữ
viết, văn học, nghệ thuật, điêu khắc. Lĩnh vực nào cũng diễn ra sự giao lưu tiếp
biến. Đem lại nét độc đáo cho nền văn hố văn minh Chăm Pa. Như vậy, Chăm Pa
có q trình giao lưu văn hố bao gồm những điều kiện thuận lợi như:
Do ngành hải thương phát triển mạnh, Chăm Pa có giao lưu văn hố rộng rãi.
Tuy nhiên, sự tiếp xúc của Chăm Pa có xu hướng về phía Nam như Ấn Độ, Mã Lai
nhiều hơn về phía Bắc (Đại Việt và Trung Quốc). Sự tiếp xúc với Trung Quốc chủ
yếu thơng quan Đại Việt, và bằng các cuộc chiến tranh.
12
Do có cơ sở ven biển và giao lưu nhiều. Đây cũng là vùng đất trù phú và dồi
dào về tài nguyên khoáng sản nhất là kim loại và kim loại quý do sự phát triển của
đồ trang sức rất phổ biến.
Ở đây nghề gốm cũng phát triển nên có sự giao lưu mạnh mẽ với Ấn Độ và
Trung Quốc

Đa số những giá trị văn hoá được giao lưu chủ yếu qua đường thương mại và
buôn bán nhất là Ấn Độ và Trung Quốc, Campuchia và A rập.
Văn hoá và giao lưu văn hoá ở Chăm Pa phát triển mạnh hiện nay vẫn còn
nhiều giá trị văn hóa độc đáo không đâu có được.
Là nơi thương nhân dừng chân buôn bán, trung chuyển quốc tế, nghỉ chân nên
nơi đây là cửa ngõ thông thương và tạo điều kiện cho giao lưu văn hoá tốt hơn,
rộng rãi hơn với nhiều nước.
Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chính, từ đó quyết định văn hoá của văn
minh Chăm Pa-một nền văn hoá nông nghiệp.
Kết quả buôn bán và giao thương với A rập tạo ra đạo Hồi, với Ấn Độ tạo ra
Phật Giáo+ Blamôn+ Hinđu, chữ viết Phạn, kiến trúc đền tháp…
Sau đây là quá trình giao lưu văn hóa từ đó tạo ra được những nhân tố mới
trong nền văn hóa.
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH GIAO LƯU VĂN HOÁ CỦA NỀN
VĂN MINH CHĂM PA.
1. Sự hình thành những nhân tố mới trong quá trình giao lưu tiếp
biến văn hoá của nguời ChămPa
13
Trước khi lập quốc, Chăm Pa đã chịu sự đô hộ của người Hán và cũng chịu
ảnh hưởng sâu sắc các yếu tố Hán trong nền văn hoá của mình. Trong khi đó, ngay
từ trước công nguyên, trước nhu cầu phát triển sự buôn bán trao đổi hàng hoá. Các
thương nhân Ấn Độ đã tìm đến khu vực Đông Nam Á trong đó có cả miền Trung
của Việt Nam lúc bấy giờ. Từ đó các yếu tố văn hoá Ấn Độ bắt đầu xâm nhập và
ngày càng mạnh mẽ vào đời sống của người Chăm Pa trên hầu hết các lĩnh vực.
Rồi trải qua thời kỳ phát triển lâu dài chịu ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh xâm
chiếm và bị thôn tính, Chăm Pa có điều kiện giao lưu và tiếp xúc với văn hoá Khơ-
me, Đại Việt, Phù Nam, Java… Như vậy, có thể nói văn hoá Chăm Pa là sự tổng
hoà các yếu tố văn hoá của các nhà nước, tộc người này.Tuy nhiên, người Chăm Pa
đã biết kết hợp những yếu tố văn hoá đó với yếu tố văn hoá bản địa để tạo ra những
yếu tố văn hoá mới cho riêng mình.

1.1 Giao lưu với Ấn Độ và Ấn Độ giáo
 Tôn giáo
Khi người Ấn Độ đến khu vực này, đi theo họ là những người Balamôn, Phật
tử…để làm sứ mệnh tâm linh là cầu mong sự đi lại bình an, sự buôn bán thuận lợi
hay những võ sĩ tầng lớp Katriya có sức mạnh chuyên chở vũ khí để bảo vệ, che
chở cho chuyến đi. Khi đến đây, họ đã xây dựng các thương điếm của mình. Từ
những cơ sở này, họ đã duy trì sinh hoạt tôn giáo và tìm cách ảnh hưởng ra bên
ngoài với những người dân ở đây, gây ảnh hưởng đến đời sống tình cảm, tâm linh
của cư dân. Từ đó, tôn giáo của Ấn Độ bắt đầu du nhập vào Chăm Pa.
Thế kỷ VII, Ấn Độ giáo mà chủ yếu là Siva giáo đã trở thành tôn giáo chính
thống của vua chúa Chăm Pa, đã ra đời cả một thánh địa tôn giáo-khu Mỹ Sơn, đã
mọc lên nhiều đền thờ Ấn giáo và nhiều tượng thần dưới nhiều dạng khác nhau
được làm ra để thờ phụng. Dưới vương triều đầu tiên của vương quốc Chăm Pa:
Vương triều Gangaraji (cuối thế kỷ II-đầu thế kỷ IX) những tôn giáo chính của Ấn
Độ như: Phật giáo và Ấn Độ giáo đã phổ biến rộng ở khu vực phía Bắc của Chăm
14
Pa. Nhưng đến khoảng thế kỷ XI cả hai tôn giáo này không chỉ cùng tồn tại mà còn
cùng hoà vào nhau, không bài xích nhau theo ý niệm của người theo tôn giáo này
hay tôn giáo kia. Tôn giáo Chăm Pa thời kỳ này gần như là Nhị giáo đồng nguyên.
Nhưng Siva giáo vẫn là chính thống của vương triều, quốc gia.
Nhìn vào hình thức thể hiện thì hiển nhiên Chăm Pa đã tiếp nhận gần như
trọn vẹn hai tôn giáo lớn ở Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Phật giáo. Nhìn vào lịch sử
hơn chục thế kỷ tiếp nhận các tôn giáo Ấn Độ ở Chăm Pa, có thể thấy rất rõ quá
trình hoà nhập các hình thức Ấn Độ vào tôn giáo, tín ngưỡng bản địa của người
Chăm. Tính Siva giáo vẫn bao trùm toàn bộ tôn giáo, vương triều hoặc quốc gia
của Chăm Pa.
Tín ngưỡng của người Chăm trước khi tôn giáo của Ấn Độ gia nhập vào cho
đến nay vẫn chưa có tư liệu rõ ràng. Trên cơ sở tài liệu của nền văn hoá Sa Huỳnh
ta có thể thấy những mộ chum điển hình và có chóp theo đồ tuỳ táng. Mang đặc
trưng của cư dân nông nghiệp lúa nước, có lẽ người Chăm cũng như tộc người

khác có tín ngưỡng đa thần giáo. Họ thờ cúng các hiện tượng tự nhiên: Thần mưa,
thần sấm, thần sét, thần sông, thần đất, thần biển…, thờ cúng tổ tiên, tộc họ. Chính
cơ sở đó, khi văn hoá Ấn Độ ảnh hưởng đến đây mang nhiều tính chất tương đồng.
Hơn nữa, văn hoá tôn giáo Ấn Độ du nhập vào Chăm Pa bằng con đường hoà bình
nên đã nhanh chóng hoà đồng chung với các tín ngưỡng dân gian của người Chăm
Pa ở đây. Tức là, văn hoá Ấn Độ tuy vẫn giữ được tính chất nền tảng nhưng có sự
bản địa hoá.
Văn hoá tôn giáo Ấn Độ đã ảnh hưởng trên hầu hết các lĩnh vực như kiến trúc,
điêu khắc, chữ viết, văn học…Nhưng trong đó, những yếu tố kiến trúc, điêu khắc
trên tháp Chăm Pa đã thể hiện rõ nhất tính bản địa đó.
• Ban đầu, các đền tháp có chức năng thờ Tam vị nhất thể (Trimurti,
Sava, Brahma, Visnu) theo tín ngưỡng Balamôn với một tổng thể kiến trúc gồm ba
tháp trên cùng một trục như khu tháp Hoà Lai (thế kỷ IX), Khương Mỹ (thế kỷ X).
15
Càng về sau, người Chăm càng suy tơn thần Siva và hình thành nên Siva giáo với
tổng thể kiến trúc thường chỉ một tháp thờ thần Siva hoặc được một bố cục gồm
tháp ở vị trí tung tâm hay trên trục trung tâm và các tháp phụ khác quy mơ nhỏ hơn
như khu tháp Bánh Ít (Bình Định thế kỷ XII), khu tháp Po Kloong Gia rai ( thế kỷ
XIII-XIV), khu tháp Ponagar. Sức mạnh văn hố bản địa của văn hố Chăm Pa và
sự suy tơn thần Siva được thể hiện qua kiến trúc được mơ phỏng bằng hình tượng
Linga-Yoni. Người Chăm đã tạc những mẫu tượng Linga-Siva hoặc kết hợp thần
Siva và vợ là Uma để hình thành ngẫu tượng Siva-Uma vừa có râu, vừa có vú…
Ngồi ra, trong tín ngưỡng Chăm Pa xuất hiện một hình thức mới-tín ngưỡng
thần-vua, và các đền tháp ngồi chức năng thờ thần còn có chức năng thờ vua
Chăm Pa như tháp Po Kloong Gia rai hay tháp Po Ro me.
• Tính bản địa còn thể hiện trong điêu khắc thơng qua hình ảnh các
Apsara Chăm ln thể hiện chân thực, gần gũi với tính nhân chủng. Và hình ảnh
người phụ nữ Chăm tươi tắn, tràn đầy sức sống nhưng cũng thầm kín và quyến rũ.
Apsara Chăm khơng giống với các Apsara Khơme với vẻ nghiêm trang đế gầy
guộc giữa rừng núi, cỏ cây và thần thánh.

• Trong việc xây dựng các đền tháp, người Chăm cũng có những nét
riêng. Các đền tháp Chăm Pa có quy mơ khơng q lớn, độ xây dựng bằng gạch và
vật liệu lấy từ địa phương khơng hồnh tráng, đồ sộ như các đền tháp Ấn Độ và
Khơme.
* Phật giáo
So với n Độ giáo, phật giáo được truyền vào Chămpa muộn hơn và chòu
ảnh hưởng gắn hơn nhưng cũng có dấu ấn khá rõ nét trong lòch sử văn hóa của
cư dân Chămpa. Phật giáo được đoán đònh vào Chămpa khoảng thế kỷ IX trong
vương triều Indrapura với kinh đô Đồng Dương. Đồng Dương được coi là “trung
16
tâm phật giáo Chămpa”, là tu viện quan trọng của phật giáo Đại Thừa ở Đông
Nam Á thế kỷ thứ IX- X. như vậy tồn tại ngắn và ít ảnh hưởng hơn so với n độ
giáo và Hồi giáo nhưng phật giáo cũng ghi dấu ấn trong lòch sử văn hóa của
vương quốc Chămpa.. Phật giáo ảnh hưởng vào Chăm pa vào khoảng thế kỷ IV
nhưng phải đến thế kỷ IX trở đi, dấu ấn của Phật giáo mới được thể hiện rõ nét trên
kiến trúc và điêu khắc. Với sự xuất hiện của một vương triều mới tơn sùng Phật
giáo ở phía Bắc Chăm Pa. Một khu kiến trúc loại mới nhất Chăm Pa là tu viện Phật
giáo Đồng Dương. Khu kiến trúc này có những đặc điểm riêng và hình thành nên
một phong cách nghệ thuật mang đậm tính chất Phật giáo.
• Về điêu khắc, các hiện vật thu được ở khu phế tích Đồng Dương là các
pho tượng phật bằng đồng phát hiện năm 1978 và nhiều các pho tượng Phật và các
vị La Hán…
• Các tháp, đền Chăm Pa như PoNagar ở Nha Trang, Khánh Hồ. Là một
đề thờ quan trọng bậc nhất của người Chăm trong lịch sử. Trong tháp trung tâm
của tháp này còn có pho tượng đá thể hiện Mẹ sứ sở ngồi trên bệ cao. Sự tồn tại
của khu đền tháp này là sản phẩm đặc sắc của tính mẫu hệ trong văn hố Chăm Pa.
 Điêu khắc
Những tác phẩm điêu khắc Chăm Pa vào buổi đầu tuy khơng nhiều và tập
trung, nhưng lại có diện phân bố rộng và thể hiện những tinh thần tơn giáo khác
nhau. Ngồi ra, chúng lại mang những nét đặc trưng rời rạc chứ khơng thống nhất.

Tuy nhiên, có thể thấy một điều rõ rang là điêu khắc Chăm Pa trước thế kỷ VII gần
gũi một cách kỳ lạ với truyền thống nghệ thuật Amaravati của Ấn Độ, chỉ từ nửa
thập niên thứ 2 của thế kỷ VII (tức là dưới triều vua Prakasadharma
Vikrantavarman I) thì nền nghệ thuật điêu khắc Chăm mới bộc lộ những cá tính
riêng biệt của mình.
17
Điêu khắc Chăm Pa có lúc hướng tới cái đẹp cổ điển của nghệ thuật Ấn Độ
nhưng xu thế chung của nền điêu khắc này là bứt khỏi khiếu thẩm mỹ tả thực cổ
điển của Ấn Độ. Do vị trí địa lý và hoàn cảnh lịch sử, nền nghệ thuật cổ Chăm Pa
luôn chịu tác động rất mạnh của những ảnh hưởng từ bên ngoài tới. Chính những
tác động từ bên ngoài vào đã trở thành những động lực quan trọng để tạo ra những
nấc thang lớn trong lịch sử điêu khắc Chăm pa: Ảnh hưởng của Ấn Độ ở giai đoạn
trước thế kỷ thứ VII; Ảnh hưởng của Chân Lạp trong phong cách Mỹ Sơn E1; Ảnh
hưởng của Java trong phong cách Trà Kiệu; Ảnh hưởng của nghệ thuật Ăngko
trong phong cách Tháp Mắm…hầu như mỗi khi một ảnh hưởng nào đó từ bên
ngoài tác động mạnh vào là ở Chăm Pa lại xuất hiện một phong cách đieu khắc
mới. Thế nhưng, các chuẩn mực từ bên ngoài vào đều bị phá vỡ rất nhanh hoặc bị
nhập chung vào các truyền thống điêu khắc riêng của Chăm. Đặc trưng lớn nhất và
chung nhất cho điêu khắc cổ Chăm Pa là là xu thế hướng tới tượng tròn của hầu
như tất cả những hình chạm khắc dưới dạng phù điêu. Có thể chính vì điều này
khiến cho điêu khắc Chăm Pa không rạo rực, sôi động như phù điêu Khơme vốn có
thể nói là rất nông và dùng nét là chính; không sinh động và hiện thực như phù
điêu của nghệ thuật nổi Java. Điêu khắc Chăm Pa mang tính của nền nghệ thuật ấn
tượng nhiều hơn là tả thực. Tính ấn tượng có thể nói là đặc điểm lớn thứ hai tạo
nên vể đẹp độc đáo của nghệ thuật điêu khắc cổ Chăm Pa.
Các kiến trúc được xếp vào phong cách Đông Dương là những đền tháp được
xây dựng vào cuối thế kỷ IX và một số kiến trúc ở Mỹ Sơn với các ký hiệu A10,
B4, C7…Phong cách Đông Dương chủ yếu là các kiến trúc mang tính Phật giáo,
các bảo tháp…Ngoài ra cũng còn một số đền tháp thờ cá thần Ấn Giáo. Đây là thời
kỳ Phật giáo chiếm ưu thế nhưng không loại trừ hoàn toàn Balamôn giáo và các

tôn giáo khác. Cái đẹp của phong cách Đông Dương chính là sự cực đoan thái quá
trên nẻo đường tìm về với bản sắc văn hoá dân tộc Chăm và sự loại bỏ dần những
ảnh huởng của Ấn Độ cũng như nhiều yếu tố bên ngoài khác tác động vào.
18

×