SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC
2013-2014
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: SINH HỌC – LỚP 12 GDTX CẤP THPT
Nhận biết Thông
hiểu
Vận dụng Tổng số
1.Gen, mã di truyền nhân đôi
AND ,phiên mã và dịch mã
3 2 2 7
2.Đột biến gen ,đột biến nhiễm
sắc thể
3 2 2 7
3. Quy luật Menđen 2 1 2 5
4.Liên kết gen và hoán vị gen 2 1 3 6
5. Tương tác gen và di truyền
liên kết với giới tính
2 2 1 5
Tổng số câu 12 8 10 30
Tổng số điểm 4.0 2.75 3.25 10.0
% điểm 40% 27.5% 32.5% 100%
GHI CHÚ:
- A/ Đề được thiết kế theo tỉ lệ: 40% nhận biết; 27,5% thông hiểu; 32,5%
vận dụng. Tất cả các câu đều được thiết kế bằng trắc nghiệm(1 câu tương
ứng với 0,33 điểm).
- B/ Cấu trúc đề kiểm tra: Số lượng câu trong đề kiểm tra học kỳ 30 câu.
Lĩnh vực kiến thức
Mức độ
SỞ GD-ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN ĐỀ KIỂM TRA TNKQ 1TIẾT (30
Câu hỏi)
Môn: Sinh học – Khối 12-GDTX cấp THPT
ĐỀ CHÍNH THỨC
Câu số
Mã đề kiểm tra
Mã đề gốc Mã đề
1 B
2 A
3 C
4 C
5 D
6 B
7 D
8 A
9 C
10 D
11 C
12 A
13 B
14 A
15 B
16 D
17 C
18 D
19 A
20 C
21 B
22 C
23 D
24 A
25 B
26 B
27 D
28 A
29 D
30 B
HƯỚNG DẪN CHẤM
SỐ CÂU ĐÚNG
ĐIỂM
0 0.0
1 0.5
2 – 3 1.0
4 1.5
5 – 6 2.0
7 2.5
8 – 9 3.0
10 3.5
11 – 12 4.0
13 4.5
14 – 15 5.0
16 5.5
17 – 18 6.0
19 6.5
20 – 21 7.0
22 7.5
23 – 24 8.0
25 8.5
26 – 27 9.0
28 9.5
29 – 30 10.0
SỞ GD & ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2013-2014
TRUNG TÂM GDTX QUẢNG ĐIỀN Môn: SINH HỌC – LỚP 12 GDTX CẤP THPT
Thời gian làm bài: 45 phút
Đề kiểm tra có 2 trang)
Họ, tên học sinh: ……………………………………………….
Câu 1/ Đột biến nhiễm sắc thể gồm những dạng nào?
A. Đột biến mất đoạn và lặp đoạn B. Đột biến số lượng và cấu trúc nhiễm sắc
thể
C. Đa bội và lệch bội D.Đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 2/ Cho một đoạn mạch của ADN có trình tự các nuclêôtit như sau: T – A – X – G – X – A
Trật tự các nuclêôtit của đoạn mạch tương ứng còn lại là:
A. A – T – G – X – G – T B. A – G – T – X – G – A
C. T – A – X – G – X – A D. A – X – G – X – A - T .
Câu 3/ Những bộ ba mang tín hiệu kết thúc dịch mã là
A. AGU ,AGU, UAA B. UGA ,UAG,GGG
C. UAA, UAG,UGA D. GUA ,AAA,AUG.
Câu 4/ Sắp xếp thứ tự các hoạt động trong quá trình tái bản: 1: Tách mạch ; 2: Tháo xoắn ; 3:
Tổng hợp đoạn mồi; 4: Cắt các liên kết Hidro; 5: Lắp ghép nu tự do với mạch khuôn
A. 1-2-3-4-5 B. 2-1-3-4-5 C. 2-4-1-3-5 D. 3-2-4-1-5.
Câu 5/ Có một số phân tử ADN ban đầu đều nhân đôi 3 lần và đã tạo ra 80 ADN mới. Số phân tử
ADN ban đầu là:
A. 7 B. 8 C. 9 D. 10.
Câu 6/ Chiều của mạch khuôn và chiều tổng hợp mARN lần lượt là:
A. 5’ 3’ ; 5’ 3’ ; B. 3’ 5’ ; 5’ 3’ ;
C. 3’ 5’ ; 3’ 5’ ; D. 5’ 3’ ; 3’ 5’ .
Câu 7. Trong các dạng đột biến gen sau , dạng đột biến gen nào KHÔNG phải là đột biến điểm ?
A. Thay thế cặp nuclêtit bằng cặp nuclêtit. B.Mất 1cặp nuclêtit .
C. Thêm 1 cặp nuclêtit. D.Đảo vị trí 1 cặp nuclêtit.
Câu 8/ Các thành phần theo thứ đúng của 1 operon là:
A. vùng khởi động, vùng vận hành , nhóm gen cấu trúc
B. vùng điều hòa, vùng vận hành, vùng khởi động
C. vùng vận hành, vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc
D. vùng điều hòa, vùng vận hành, nhóm gen cấu trúc.
Câu 9/ Guanin dạng hiếm G
*
kết cặp với Timin trong quá trình nhân đôi tạo nên dạng đột biến:
A. Thay G-X bằng A-T B. Mất căp A-T
C. Thay A-T bằng G-X D. Thêm căp A-T.
Câu 10/ Dạng đột biến gen nào sau đây làm thay đổi cấu trúc phân tử Protein nhiều nhất?
A. Mất 1 cặp nu ở bộ ba liền trước bộ ba kết thúc
B. Thay thế 1 cặp nu ở bộ ba liền sau mã ở đầu
C. Mất ba cặp nu ở 2 bộ ba liền kề nhau
D. Mất 1 cặp nu ở bộ ba liền sau bộ ba mở đầu .
Câu 11/ Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử thể hiện ở sơ đồ: Trình tự (1)
trình tự (2)
Trình tự (3)… Nội dung của (1), (2), (3) lần lượt là:
A. Nucleotit/ADN – axit amin/Protein – nucleotit/mARN
B. Nucleotit/mARN – axit amin/Protein – nucleotit/AND
C. Nucleotit/ADN – nucleotit/mARN – axit amin/Protein
D. Nucleotit/mARN – nucleotit/AND – axit amin/Protein
Câu 12/ Thể lệch bội là dạng đột biến mà tế bào sinh dưỡng của cơ thể :
A. bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1hay 1 số cặp tương đồng
B. mang bộ NST là một bội số của n và lớn hơn 2n
ĐỀ GỐC
ĐỀ CHÍNH THỨC
C. mang bộ NST là một số bội của n
D. mang bộ NST bị thừa 1 NST.
Câu 13/ Cơ thể 3n hình thành do
A. rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra ở tế bào sôma
B. rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra do sự kết hợp giữa giao tử 2n và giao tử n
C. rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra ở giai đoạn tiền phôi
D. rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong quá trình sinh noãn tạo ra noãn 2n , sau đó
được thụ tinh bởi hạt phấn 2n bình thường đơn bội.
Câu 14/ Tế bào mang kiểu gen AAaa thuộc thể đột biến nào sau đây?
A. Dị bội 2n + 2 hay tam bội 4n B. Dị bội 2n + 1 hay tứ bội 3n
C. Dị bội 2n – 2 D. Thể một nhiễm .
Câu 15/ Cho biết gen A: thân cao, gen a: thân thấp. Các cơ thể mang lai đều giảm phân bình
thường. Tỉ lệ kiểu hình tạo ra từ AAaa x AAaa là:
A. 11 thân cao : 1 thân thấp B. 35 thân cao : 1 thân thấp
C. 9 thân cao : 7 thân thấp D. 15 thân cao : 1 thân thấp.
Câu 16/ Nhóm phép lai nào sau đây được xem là lai phân tích?
A. P: Aa x aa; P: AaBb x AaBb B. P: AA x Aa; P: AaBb x Aabb
C. P: Aa x Aa; P: Aabb x aabb D. P: Aa x aa; P: AaBb x aabb.
Câu 17/ Tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit lại hầu như vô hại đối
với thể đột biến?
A. Do tính đặc hiệu của mã di truyền B. Do tính phổ biến của mã di truyền
C. Do tính thoái hóa của mã di truyền D. Do tính đa dạng của mã di truyền.
Câu 18/ Phép lai giữa 2 cá thể khác nhau về các tt trội, lặn hoàn toàn AaBbDdEE x AaBbDdee
sẽ có:
A. 4 kiểu hình : 9 kiểu gen; B. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen;
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen; D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen.
Câu 19/ Khi 2 alen trong một cặp gen giống nhau thì cơ thể mang cặp gen đó gọi là:
A. thể đồng hợp; B. thể dị hợp; C. cơ thể lai; D. thể tam bội.
Câu 20/ Kiểu gen nào sau đây được xem là thể đồng hợp?
A. AABBDd B. AaBBDd C. aabbDD D. aaBbDd .
Câu 21/ Một cơ thể dị hợp 2 cặp gen giảm phân tạo 4 loại giao tử, trong đó giao tử ab = 40%.
Kiểu gen và tần số hoán vị gen của cơ thể đó là:
A.
aB
Ab
với f= 10% B.
ab
AB
với f= 20% C.
ab
AB
với f= 10% D.
aB
Ab
với f=
20%.
Câu 22/ Lai cây AaBbDd x AabbDd. Xác suất sinh ra đời con có cây AaBbDD là bao nhiêu?
A. 8/32 B. 4/32 C. 2/32 D. 1/32.
Câu 23/ Lai 2 cây P: cây thân cao-quả đỏ với cây thân thấp-quả vàng thu được F1 gồm 150 cây
thân cao-quả vàng: 152 cây thân thấp-quả đỏ: 98 cây thân cao –quả đỏ: 101 cây thân thấp-quả
vàng. Kiểu gen của cây thân cao - quả đỏ ở P là:
A.
aB
Ab
với f= 10% B.
ab
AB
với f= 20% C.
ab
AB
với f= 10% D.
aB
Ab
với f=
20%.
Câu 24/ Kiểu gen của một loài
de
DE
ab
AB
. Khi giảm phân không có hoán vị gen sẽ tạo ra số giao
tử là:
A. 4 loại; B. 8 loại; C. 16 loại; D. 2 loại.
Câu 25/ Để xác định một tính trạng do gen trong nhân hay gen trong tế bào chất quy định, người
ta thường tiến hành
A. lai phân tích. B. lai thuận nghịch. C. lai xa D. lai khác dòng.
Câu 26/ Mỗi gen qui định 1 tính trạng. F1 dị hợp 2 cặp gen lai phân tích (AaBb x aabb) thì có thể
thu được tỉ lê kiểu hình nào sau đây?
A. 1:1 B. 1:1:1:1 C. 4:4:1:1 D. 1: 2:1.
Câu 27/ Cơ chế xác định giới tính XX ,XO thường gặp ở
A. ruồi giấm. B.chim. C.động vật có vú. D. châu chấu.
Câu 28/ Gen nằm trên NST X được di truyền theo cơ chế
A. di truyền chéo B. di truyền thẳng C. theo dòng mẹ D. theo dòng bố.
Câu 29/ Kiểu hình sau đây xuất hiện do đột biến lặp đoạn trên NST là:
A. Bệnh Đao ở người B. Cánh có mấu ở một số loài côn trùng
C. Bệnh bạch cầu ác tính ở người D. Thể mắt dẹt ở ruồi giấm .
Câu 30 / Ở ruồi giấm, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 8 , số thể ba tối đa có thể có và nhóm
gen liên kết của loại ruồi giấm lần lượt là?
A. 4 và 8 B. 4 và 4 C. 8 và 4 D. 8 và 8.