Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Luận văn thạc sỹ ngôn ngữ học CẤU TRÚC NGỮ NGHĨA của NGỮ ĐOẠN THAM số xác ĐỊNH GIÁ TRỊ THỂ TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.67 KB, 102 trang )




 !"
#$%&'%
()*!*!+,

 /011231-4Ngôn ngữ học
5674 0305030922

89):;%
<=>??



 !"
#$%&'%
()*!*!+,
 /011231-4Ngôn ngữ học
5674 0305030922
89):;%
2@AB-@C12DE1F-GH-IJ4
)K 
<=>??

8LM
Luận văn này ngoài sự nỗ lực của chính bản thân còn có sự giúp
đỡ tận tình của các thầy cô, các anh chị và các bạn học cùng khóa.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến thầy hướng dẫn
TS. Nguyễn Hoàng Trung, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn Thành phố Hồ Chí Minh, người đã hết lòng giúp đỡ, động viên,


và hướng dẫn khoa học cho tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã nhiệt tình đóng góp ý
kiến và truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báu.
Xin cảm ơn Phòng Đào Tạo Sau Đại Học, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân Văn Thành phố Hồ Chí Minh, và Trường Cao
Đẳng Nghề Lilama 2, Đồng Nai đã tạo điều kiện để tôi thực hiện và
bảo vệ thành công luận văn.
Sau cùng, tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã cỗ vũ khích lệ để tôi có thể yên tâm học tập và nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin gửi đến tất cả lời cảm ơn chân thành và sâu
sắc nhất.
-31-N-7O-PB1-QR-S12?>1TU=>??
2./V1-W-H1-./X1
8
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân. Nội
dung nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào. Nếu có gì không đúng, tác giả hoàn toàn chịu trách nhiệm.
SJ2BY
 !"
Z8Z

[H12
\]\KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK?
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của luận văn 7
6. Bố cục của luận văn 8
\^KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK??

-@_124**")`a+KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK??
1.1 Giới thiệu
1.2 Sự tình và thể
1.3 Các lý thuyết về sự tình và thể
1.3.1. Lý thuyết của Verkuyl (1972,1993)
1.3.2. Lý thuyết của Krifka (1992,1998)
1.3.3. Lý thuyết của Ramchard (2002)
1.3.4. Lý thuyết của Hagit Borer (2005b)
1.4. Giá trị thể và một số thuộc tính cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn

1.4.1. Giá trị thể
1.4.1.1. Giá trị hoàn thành/chưa hoàn thành
1.4.1.2. Thuộc tính hữu đích/vô đích
1.4.2. Thuộc tính cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn
1.4.2.1. Thuộc tính định lượng
1.4.2.2. Thuộc tính lũy tích
1.5. Tiểu kết
-@_12=4#$%&'%()
*!*!+,KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK
2.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn- tham số xác định giá trị thể
2.1.1. Cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ vị từ
2.1.1.1. Thuộc tính [+động] của vị ngữ
2.1.1.2. Đoạn tính vs điểm tính
2.1.1.3. Hữu đích vs vô đích
2.1.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ
2.1.2.1. Danh ngữ ở vị trí bổ ngữ
2.1.2.2. Danh ngữ ở vị trí chủ ngữ
2.1.3. Cấu trúc ngữ nghĩa của trạng ngữ
2.1.3.1. Trạng ngữ chỉ thời đoạn
2.1.3.2. Trạng ngữ until và at

2.1.4. Cấu trúc ngữ nghĩa của tham tố giới ngữ
2.1.4.1. Giới thiệu về giới ngữ
2.1.4.2. Cấu trúc ngữ nghĩa của giới ngữ chỉ hướng
2.1.4.3. Cấu trúc ngữ nghĩa của giới ngữ chỉ vị trí
2.2. Tiểu kết
-@_124)`M*%#$%&'
!bc*%d*!*!
+,KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK
 3.1. Tương tác giữa tham tố danh ngữ với vị từ
3.1.1. Sự tác động của tham tố danh ngữ chủ ngữ đối với vị từ
3.1.1.1. Vị từ điểm tính chuyển thái tức thời
3.1.1.2. Với các vị từ chuyển vị
3.1.2. Sự tác động của tham tố danh ngữ bổ ngữ đối với vị từ
3.2. Sự tác động của tham tố trạng ngữ đối với vị từ
3.2.1. Trạng ngữ thời đoạn: in/for + time
3.2.2. Vai trò của các trạng ngữ khác
3.2.2.1. Trạng ngữ đo lường
3.2.2.2. Trạng ngữ tái diễn
3.3. Vai trò của tham tố giới ngữ và giới ngữ chỉ vị trí
3.3.1. Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ hướng lên vị ngữ
3.3.2. Sự tác động của tham tố giới ngữ chỉ vị trí lên vị ngữ
3.4. Tiểu kết
\,89KKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK
^Z8dLKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKKK
1
\]\
?K8e^"
Trong tiếng Anh, thể là một trong những phạm trù ngữ pháp đặc biệt
quan trọng vì nó gắn liền với đơn vị nòng cốt của vị ngữ. Trong quá trình dạy và
học tiếng Anh đã đặt ra cho người học, người dạy cũng như nhiều dịch giả khác

những thách thức tương đối lớn. Mặc dù gần đây có nhiều công trình nghiên cứu
về thể tiếng Anh nhưng đây vẫn là mối quan tâm của đại đa số các nhà nghiên cứu
tiếng Anh. Các công trình đã được xuất bản trên thế giới của nhiều nhà nghiên cứu
có tên tuổi như Krifka, Fillmore, Emmon Bach, Vendler, Verkuyl, Dowty, Hagit
Borer, Ramchard …đều nói đến vấn đề thể trong tiếng Anh.
Đối với người Việt Nam, khi học và sử dụng tiếng Anh không mấy người nắm
rõ được thể của vị từ. Khó khăn chẳng những ở bình diện hình thái học với những
biến đổi dạng thức của vị từ được chia khi nhiều người dễ lầm lẫn với khái niệm thì
mà còn ở bình diện ngữ nghĩa của các tham tố cấu tạo thể. Đó là do thể của vị từ
không chỉ dùng để biểu đạt cấu trúc thời gian bên trong của hoạt động với tính chất là
những quá trình có khởi đầu, tiếp diễn, kết thúc,… mà còn biểu đạt các thuộc tính
của sự tình với các khái niệm tĩnh, động, đoạn tính, điểm tính, hữu đích, vô đích…
Hơn nữa, không chỉ đơn giản là có thể xác định được giá trị thể dựa vào yếu tố thời
gian trong câu mà giá trị thể còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác mà trong luận
văn này chỉ đề cập đến yếu tố cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn vì giá trị thể không
chỉ được thể hiện ở phạm vi từ, ngữ mà còn ở phạm vi câu. Sự tương tác giữa cấu
trúc ngữ nghĩa của các tham tố tạo thể chung quanh vị từ với cấu trúc ngữ nghĩa của
vị từ sẽ tạo ra nghĩa của vị ngữ và ý nghĩa này của vị ngữ sẽ kết hợp với từng chỉ tố
tạo thể để xác lập ý nghĩa thể của sự tình (Nguyễn Hoàng Trung (2006)). Việc xác
định giá trị thể dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của các tham tố này hay còn gọi là các
ngữ đoạn không phải lúc nào cũng dễ dàng ngay cả đối với những người đã có một
trình độ tiếng Anh tương đối khá. Ví dụ, phân biệt sự khác nhau về giá trị thể giữa
những câu có cùng một vị từ nhưng kết hợp với những danh ngữ khác nhau sau đây:
2
(1) a. John ate an apple.
(John ăn một trái táo)
b. John ate apples.
(John ăn táo)
Hay các câu có cùng vị từ nhưng với danh ngữ và trạng ngữ khác nhau:
(2) a. Mary drank a glass of wine in an hour.

(Mary uống một ly rượu mất một tiếng)
b. Mary drank wine for an hour.
(Mary uống rượu một tiếng)
Hay các câu có giới ngữ và không có giới ngữ:
(3) a. Mary walked.
(Mary đi bộ)
b. Mary walked to the store.
(Mary đi bộ đến cửa hàng)
Hoặc các câu có trạng từ và không có trạng từ:
(4) a. John died.
(John chết)
b. John died at nine.
(John chết lúc 9 giờ)
Những cặp câu trên có gì khác nhau về giá trị thể trong khi chúng có
cùng một vị từ được chia ở thì quá khứ đơn mà đa số người học tiếng Anh đều
cho nó mang ý nghĩa hoàn thành? Câu trả lời không phải lúc nào cũng đơn giản
đối với tất cả những người đã học tiếng Anh.
Luận văn này không có tham vọng giải quyết tất cả vấn đề thể của vị từ
đặt ra cho những người học và sử dụng tiếng Anh như một ngoại ngữ mà tác
giả chỉ muốn đi sâu nghiên cứu về vấn đề xác định giá trị thể trong tiếng Anh –
một loại hình ngôn ngữ khác biệt với tiếng Việt của chúng ta, bằng những tham
tố cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn. Tìm hiểu một ngôn ngữ khác cũng là một
trong những phương tiện giúp chúng ta hiểu rõ hơn tiếng mẹ đẻ của mình.
Là học viên cao học chuyên ngành Ngôn ngữ học khát khao được nghiên
cứu tìm hiểu sâu về ngôn ngữ của nhân loại, đồng thời là giáo viên giảng dạy
ngoại ngữ, với lòng nhiệt huyết và yêu nghề, mong muốn mang lại cho người
học những bài giảng bổ ích và hiệu quả, tác giả mạnh dạn chọn đề tài “Cấu
3
trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn- tham số xác định giá trị thể tiếng Anh ”. Với đề
tài này, tác giả mong muốn đóng góp phần sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp

nghiên cứu cũng như giảng dạy và học tiếng ở nước ta. Bên cạnh đó, tác giả
còn mong muốn được trau dồi thêm kiến thức ngôn ngữ trong quá trình khảo
sát và nghiên cứu đề tài. Dù rằng hiểu biết của con người là có hạn nhưng tác
giả vẫn luôn khao khát được khám phá kho tàng kiến thức ngôn ngữ vô tận, bao
la và quý báu của nhân loại trong những năm tháng tiếp theo của cuộc đời.
=K8!)f#"
Hiện nay, trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan
đến giá trị thể và cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn của các ngôn ngữ trên thế giới.
2.1. Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước:
Thể được rất nhiều nhà ngôn ngữ học trong nước quan tâm, cụ thể:
Nguyễn Thiện Giáp (“Dẫn luận ngôn ngữ học”); Cao Xuân Hạo (“Tiếng Việt-
Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa” và “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp
chức năng”); Nguyễn Hoàng Trung (“So sánh thể hoàn thành trong tiếng Pháp
với tiếng Việt” (Luận văn thạc sĩ), “Thể trong tiếng Việt (so sánh với tiếng
Pháp và tiếng Anh)” (Luận án tiến sĩ)); “Sự tương tác giữa cấu trúc ngữ nghĩa
của danh ngữ với vị ngữ trong việc xác định giá trị thể trong tiếng Việt” (bài
viết trên Tập san Khoa học xã hội & Nhân văn (26), 72- 79, Trường Đại Học
Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP HCM).
2.2. Những công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài:
Có nhiều công trình do các nhà ngôn ngữ học nước ngoài nổi tiếng phải được
kể đến đó là: Bach, (1981) (“On time, tense and aspect: An essay in English
metaphysics”); Bach, (1986) (“The algebra of events”); Dowty (1972) (“Studies in
the logic of verb aspect and time reference in English”); Filip (1997) (“Integrating
4
telicity, aspect and NP semantics: the role of thematic structure”); Jackendoff,
(1996) (“'The proper treatment of measuring out, telicity, and perhaps even
quantification in English”); Krifka (1992) (“Thematic relations as links between
nominal reference and temporal constitution”); Krifka, (1998) (“The origins of
telicity”); Verkuyl (1993) (“A Theory of aspectuality: The interaction between
temporal and atemporal”); Verkuyl (1999) (“ Aspectual issues. Studies on time

and quantity”); Naumann (1995) (“Aspectual composition and dynamic logic”);…
Bên cạnh đó, Kenny Smith đã có công trình nghiên cứu về thể (Aspect and
Aktionsart (2004)). Kenny đã đưa ra lý thuyết hai thành tố về thể: thứ nhất, xác định
loại sự tình của câu, thứ hai, giá trị thể của một câu được xác định thông qua loại sự
tình và giác độ. Bernald Comrie (1976) dựa vào sự khác biệt vê các mối quan hệ
thời gian giữa thì và thể đã đưa ra định nghĩa về thể như là cách thức miêu tả cấu
trúc thời gian bên trong của một sự tình. Vendler (1957) cũng đã có công trình
nghiên cứu về thể dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ. Ông đã phân loại giá trị thể
thành: sự tình trạng thái (states), sự tình hoạt động (activities), sự tình điểm tính hữu
đích (achievements), sự tình đoạn tính hữu đích (accomplishments). Philip I.
Dudchuk có công trình nghiên cứu về thành phần cấu tạo thể (Aspectual
Composition) đã đóng góp không nhỏ cho kho tàng ngôn ngữ thế giới. Howard
Garey có công trình nghiên cứu về thể vị từ trong tiếng Pháp (Verbal Aspect in
French, 1957). Ông đã phân biệt giữa vị từ hữu đích và vị từ vô đích. Krasimir
Kabakchiev với công trình nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa hai yếu tố
danh từ và vị từ đối với việc xác định giá trị thể tiếng Anh (Aspect in English: a
'common-sense' view of the interplay between verbal and nominal referents, 2000).
Ngoài ra, còn có một số tác giả như: Alexander P. D. Mourelatos (1978),
Sigurd Agrell (1908), Jennifer Hay, Christopher Kennedy and Beth Levin (1999)
… cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị thể. Mỗi người có những
hướng tiếp cận và nghiên cứu riêng với nhiều đề tài phong phú về thể đáng để
tham khảo và học hỏi theo.
5
2.3. Về vấn đề xác định giá trị thể tiếng Anh dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa
của ngữ đoạn mà trong luận văn này tôi giới hạn ở các ngữ đoạn: vị ngữ, danh
ngữ, giới ngữ và trạng ngữ, cho đến nay, chúng tôi chưa tìm thấy một công trình
nghiên cứu nào trình bày rõ và đầy đủ về cả các loại ngữ đoạn này trong việc xác
định giá trị thể tiếng Anh.
*Trên tinh thần học hỏi và kế thừa những thành quả của thệ hệ đi trước, tác
giả đã tổng hợp những tài liệu có liên quan đồng thời đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu

thêm để làm rõ cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn nhằm góp phần vào việc xác định
giá trị thể tiếng Anh.
gKhij
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn- tham số để xác định giá
trị thể tiếng Anh là một vấn đề không đơn giản cần phải xem xét đến nhiều yếu tố.
Khi phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn (vị ngữ, danh ngữ, giới ngữ, trạng
ngữ) trong tiếng Anh để biết được sự tình trong câu có khởi điểm, diễn tiến và kết
điểm hay không, luận văn chủ yếu xem xét đến một số đối tượng nghiên cứu sau:
Đối với vị ngữ, luận văn chủ yếu đi sâu phân tích thuộc tính ngữ nghĩa [+động],
[đoạn tính] và [hữu đích] của vị ngữ. Đối với danh ngữ, luận văn quan tâm đến
các danh ngữ định lượng được giới thiệu bởi các hạn định từ bao gồm chỉ định từ,
định lượng từ, số từ, mạo từ và các danh ngữ khối hay còn gọi là danh ngữ lũy
tích được thể hiện qua hình thức số nhiều hay không đếm được của danh ngữ,
những danh ngữ này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị thể tiếng
Anh. Đối với trạng ngữ, luận văn quan tâm đến một số trạng từ thời đoạn in/for +
time và trạng ngữ bắt đầu bằng until và at. Đối với giới ngữ, luận văn quan tâm
đến một số giới ngữ chỉ hướng có đích và không có đích, bên cạnh đó luận văn
tìm hiểu về một số thuộc tính ngữ nghĩa của giới ngữ chỉ vị trí tiêu biểu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
6
Luận văn giới hạn đề tài ở phạm vi nghiên cứu về bình diện cấu trúc ngữ
nghĩa của các ngữ đoạn: vị ngữ, danh ngữ, giới ngữ và trạng ngữ có tác động đến
việc xác định giá trị thể của câu trong tiếng Anh. Luận văn tập trung nghiên cứu
và phân tích dựa trên cấu trúc ngữ nghĩa của các yếu tố tạo thể. Ngoài ra, luận văn
còn tìm hiểu về sự tương tác giữa thuộc tính ngữ nghĩa của các các tham tố “vệ
tinh” (Nguyễn Hoàng Trung) với vị ngữ dẫn đến sự thay đổi về giá trị thể của câu.
kKM*ij
Nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn- tham số để xác định giá
trị thể tiếng Anh là quá trình yêu cầu phải áp dụng khéo léo nhiều phương pháp

nghiên cứu lý thuyết dựa trên nguồn ngữ liệu khá phong phú để có thể chứng
minh vấn đề một cách chính xác nhất. Sau đây là một số phương pháp chính mà
tác giả sẽ sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn:
4.1. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa- cú pháp
Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành khảo sát và phân tích một
cách chi tiết các ngữ đoạn mà cụ thể là phân tích cấu trúc ngữ nghĩa và một số
đặc trưng cú pháp của vị ngữ, danh ngữ, trạng ngữ và giới ngữ để rút ra những
giá trị thể tương ứng.
4.2. Phương pháp miêu tả
Qua quá trình phân tích, luận văn miêu tả các tham tố ảnh hưởng đến giá trị
thể thông qua một số mô hình phân tích cấu trúc tham tố- vị từ.
Ngoài hai phương pháp nghiên cứu trên, đề tài còn áp dụng các phương
pháp nghiên cứu diễn dịch, quy nạp- những phương pháp của lô gích trong quá
trình miêu tả, cũng như một vài phương pháp, thủ pháp nghiên cứu của các ngành
khoa học khác.
7
lKmm'89
5.1. Về mặt lý luận
Luận văn này cung cấp một cái nhìn mới cho các nghiên cứu về cấu trúc
ngữ nghĩa của ngữ đoạn nhằm xác định được giá trị thể tiếng Anh, bên cạnh đó,
nó còn giúp ta hiểu được một khía cạnh nào đó về phạm trù thể trong tiếng Việt.
Có thể nói đây là luận văn thạc sĩ đầu tiên khảo sát giá trị thể trong tiếng Anh
thông qua cấu trúc ngữ nghĩa của các tham tố (vị ngữ, danh ngữ, trạng ngữ, giới
ngữ ) quanh vị từ. Luận văn cũng góp thêm cái nhìn sâu sắc cho quá trình nghiên
cứu một trong những phạm vi khái niệm trọng tâm của ngôn ngữ, các khái niệm
thời gian thông qua cấu trúc hình thái vị từ. Chẳng hạn, nghiên cứu hai câu sau: 1)
John walked to the park (John đi bộ đến công viên) và 2) John walked in the park
(John đi bộ trong công viên). Nghe có vẻ như hai câu này đều mang ý nghĩa thể
giống nhau vì hình thái vị từ của chúng đều ở thì quá khứ đơn, tuy nhiên trong câu
(1), vì có giới ngữ bắt đầu với to nên câu này mang giá trị thể hữu đích còn trong

câu (2) có giới ngữ bắt đầu với in nên câu này mang giá trị thể vô đích vì sự tình
được miêu tả không đạt đến một kết điểm. Vấn đề này sẽ được phân tích rõ ở
chương II và III của luận văn này. Hiểu sâu sắc vấn đề xác định giá trị thể trong
tiếng Anh cho phép chúng ta hiểu rõ mô hình lý thuyết quan trọng phục vụ cho
nghiên cứu thể ở các ngôn ngữ khác.
5.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu về cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn và xác định được giá trị
thể tiếng Anh không những giúp cho người học tiếng Anh có được kiến thức sâu
hơn về cú pháp và ngữ nghĩa của ngôn ngữ này mà còn giúp các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ dễ dàng tiếp cận, đi sâu tìm tòi, và khám phá những điều mới hơn về
thể. Hiểu rõ giá trị thể tiếng Anh giúp cho quá trình học thứ ngoại ngữ này của
người Việt đạt hiệu quả cao nói chung và giúp cho người viết có hướng tiếp cận
tốt hơn khi giảng dạy ngoại ngữ nói riêng.
8
nKoZ'89
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục,
phần chính của luận văn bao gồm ba chương :
-@_12?4-SBp.SRJSJqrR /sRtX6uRv1-t3R-w
Chương này trình bày vấn đề lý thuyết được coi là cơ sở để vận dụng trong
nội dung nghiên cứu của đề tài. Dựa vào các phương pháp nghiên cứu về sự tình
và thể của các nhà nghiên cứu đi trước góp phần vào việc xác định giá trị thể,
chúng tôi sẽ giới thiệu bốn lý thuyết của bốn nhà ngôn ngữ nổi tiếng.
Thuyết đầu tiên là của Verkuyl (1972, 1993), thuyết này đã cung cấp
thông tin quan trọng về mối quan hệ giữa các tham tố sự tình và các thuộc tính
của sự tình. Lý thuyết của Verkuyl thuộc về cấu trúc và không quy định một
loại ngữ nghĩa riêng biệt nào cho các sự tình. Ông đã rút ra các mối quan hệ
thông qua một hệ thống bao gồm hai đặc điểm kết hợp lại tạo thành đặc điểm
thứ ba. Các đặc điểm được xây dựng thành khối có liên quan đến ngữ nghĩa của
vị từ và với các thuộc tính định lượng của các tham tố. Thuyết thứ hai là của
Krifka (1992, 1998), thuyết này mở rộng phạm vi các mối quan hệ liên quan và

các tham tố của chúng. Krifka đưa ra nhiều chiến lược để phân tích các mối
quan hệ này, giải pháp chính của Krifka đó là ánh xạ giữa các thuộc tính bộ
phận- tổng thể của các tham tố với các thuộc tính bộ phận- tổng thể của sự tình,
điều này giống với những gì mà Verkuyl đã trình bày. Krifka xem sự tình như
một loại cơ bản riêng biệt mà vị từ đòi hỏi phải có tham tố và ý nghĩa của toàn
bộ vị ngữ được tạo thành gần nghĩa với ý nghĩa vị từ đó. Thuyết thứ ba là của
Ramchand (2002), lý thuyết này về cơ bản cũng dựa vào cú pháp nhưng bà vẫn
quan tâm đến vai trò quan trọng về ngữ nghĩa của các sự tình. Bà xây dựng mô
hình phân tách sự tình và rút ra cấu trúc tham tố và các giá trị thể. Mô hình
phân tách của bà không đòi hỏi một loại cơ bản riêng biệt nào như Krifka và
Borer và cũng không liên quan đến bất kỳ ánh xạ hay quy định phạm vi nào:
kết quả định lượng được xem như là kết quả của các mối quan hệ được thiết lập
9
giữa các định lượng từ theo quan hệ phân chia. Thuyết cuối cùng là của Borer
(2005b), thuyết này lấy cú pháp làm quỹ tích của tất cả các mối quan hệ về ngữ
pháp thích hợp cho cả thể lẫn cấu trúc tham tố. Borer giới thiệu hình chiếu cú
pháp để giải thích ý nghĩa thể và cho rằng nó thuộc cùng loại với định lượng từ
xuất hiện trong danh ngữ. Do đó, nếu một tham tố có định lượng từ hay bằng cách
nào đó có thuộc tính thích hợp thì tham tố đó sẽ quy định thuộc tính này cho thành
tố chính trong hình chiếu cú pháp của nó. Điều này giống với phương pháp ánh xạ
của Krifka, tuy nhiên phương pháp này có sự ràng buộc mạnh về mặt ngữ pháp.
Borer cũng xem sự tình như loại cơ bản như Krifka nhưng bà bỏ qua hình thức
truyền thống của mô hình cấu trúc phân tách sự tình.
Nhìn chung, có thể rút ra hai hướng tiếp cận chính để xác định giá trị thể
trong bốn thuyết trên như sau: thứ nhất là xem giá trị thể như là một hiện tượng
phân tách sự tình; thứ hai là xem giá trị thể như là một vấn đề của các thuộc
tính định lượng hay bộ phận- tổng thể. Hướng thứ nhất xem sự tình mang thuộc
tính hữu đích nếu cấu trúc sự tình đơn gồm một bộ phận thường được coi là kết
điểm. Hướng thứ hai xem một ngữ đoạn mang thuộc tính hữu đích nếu nó mô
tả các thuộc tính nào đó liên quan đến định lượng như tính giới hạn hay tính

không đồng thời.
-@_12=4x.R[yJ12z12-{HJ|H12z}G~1(R-HU67•SJ}W1-2BSR[W-w
RBs121-
Trong chương này, chúng tôi trình bày một số thuộc tính ngữ nghĩa của
bốn loại ngữ đoạn: vị ngữ, danh ngữ, giới ngữ, và trạng ngữ gây ảnh hưởng đến
giá trị thể. Tác giả đi phân tích từng loại ngữ đoạn một để làm rõ vấn đề xác
định giá trị thể. Chương này có bố cục như sau: Phần 1 giới thiệu về cấu trúc
ngữ nghĩa của ngữ đoạn- tham tố xác định giá trị thể của vị ngữ và câu. Trong
phần này, chúng tôi chia ra thành bốn tiểu mục với bốn ngữ đoạn: thứ nhất là
giới thiệu các thuộc tính ngữ nghĩa của vị ngữ có tác động đến giá trị hữu đích
và vô đích của thể sự tình. Thứ hai, trình bày cấu trúc ngữ nghĩa của danh ngữ
10
ở vị trí chủ ngữ và tân ngữ dựa vào các thuộc tính định lượng của các hạn định
từ như chỉ định từ, định lượng từ, số từ, và mạo từ và thuộc tính lũy tích đóng
vai trò quan trọng vào việc xác định giá trị thể. Thứ ba, chúng tôi bàn về cấu
trúc ngữ nghĩa của trạng ngữ: in/ for + time giữ chức năng cú pháp và chức
năng ngữ nghĩa trong câu và trạng ngữ thời gian until và at. Cuối cùng, chúng
tôi trình bày về cấu trúc ngữ nghĩa của giới ngữ làm định ngữ (modifier) đối
với một vị từ chẳng hạn như giới từ chỉ hướng: from…to…, towards, to… và
một số giới từ chỉ vị trí: in, at, on… Chúng tôi đi sâu phân tích nhằm làm rõ giá
trị thể trong từng ví dụ cụ thể. Phần 2 là tiểu kết.
-@_12g4)uR@_12RSJ2BzHJx.R[yJ12z12-{HJ|HtWR€tCBJSJ12z}G~1
R[G12tB•J•SJ}W1-2BSR[WR-wRBs121-
Cấu trúc ngữ nghĩa của các tham tố quanh vị từ như danh ngữ, giới ngữ,
trạng ngữ thay đổi sẽ làm thay đổi giá trị thể của câu. Trong chương này, luận văn
sẽ chú trọng vào việc phân tích sự thay đổi về giá trị thể thông qua việc thay đổi
một số cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn để làm rõ mục đích nghiên cứu của đề tài.
Cụ thể, phần này sẽ trình bày sự tương tác của danh ngữ ở vị trí bổ ngữ và chủ
ngữ lên vị ngữ thông qua thuộc tính định lượng và lũy tích của danh ngữ, sự tương
tác của trạng ngữ thời đoạn in/for + time và trạng ngữ until, at lên vị ngữ thông

qua thuộc tính hạn định và không hạn định của trạng ngữ, sự tương tác của giới
ngữ chỉ hướng và chỉ vị trí lên vị ngữ thông qua tính xác định hay không xác định
của giới ngữ để làm rõ vấn đề đã nêu trong luận văn.
-@_124
**")`a+
?K?KBCBR-B•.
11
Trước hết, chương này giới thiệu khái quát về sự tình và thể, cụ thể sẽ đưa
ra khái niệm sự tình và cách phân loại sự tình, khái niệm thể và các loại thể trong
tiếng Anh.
Tiếp theo, chương này sẽ trình bày một số lý thuyết mà chúng tôi xem là
tiêu biểu cho các hướng tiếp cận xác định giá trị thể, bao gồm: Lý thuyết của
Verkuyl (1972, 1993) cung cấp thông tin quan trọng về mối quan hệ giữa các
tham tố cấu thành sự tình và các thuộc tính của sự tình. Lý thuyết của Krifka
(1992, 1998) mở rộng phạm vi các mối quan hệ liên quan giữa sự tình và các
tham tố góp phần cấu thành sự tình. Lý thuyết của Ramchand (2002), lý thuyết
này về cơ bản cũng dựa vào các thuộc tính cú pháp nhưng vẫn xem trọng các
thuộc tính ngữ nghĩa của các sự tình. Lý thuyết của Borer (2005b) lấy cú pháp
làm trung tâm để phân tích tất cả các mối quan hệ về ngữ pháp giải thích cho cả
thể lẫn cấu trúc tham tố.
Cuối cùng, chương này sẽ trình bày về giá trị thể và một số thuộc tính ngữ
nghĩa của ngữ đoạn có ảnh hưởng quan trọng đến vấn đề xác định giá trị thể trong
tiếng Anh. Đây là tiền đề quan trọng để phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của các ngữ
đoạn trong chương II và đồng thời làm cơ sở lý thuyết để giải thích cho ý nghĩa
của sự tương tác giữa các tham tố và vị ngữ- đơn vị nòng cốt để xác định giá trị
thể trong chương III.
?K=K)uRv1-t3R-w
Những nghiên cứu gần đây cho thấy thể không chỉ được xem xét ở cấp độ
vị từ, vị ngữ hay cao hơn là ở bình diện câu. Thể biểu thị mối quan hệ giữa hai
mặt: giác độ thể được biểu đạt bởi hình thái vị từ hay còn gọi là thể ngữ pháp và ý

nghĩa từ vựng tự thân được biểu hiện bởi một loại vị ngữ nhất định hay gọi là thể
từ vựng. Về mặt truyền thống, thể ngữ pháp quy định thuộc tính của giá trị thể, tuy
nhiên theo quan điểm hiện đại, thể từ vựng cũng là yếu tố cơ bản cấu thành loại sự
tình. Thể ngữ pháp phản ánh quan điểm của người nói lên hành động. Người nói
có thể quan sát hành động trên bình diện tổng thể hay trên từng bộ phận.
12
Xét ví dụ (5):
(5) a. Yesterday it was pouring with rain. (từng bộ phận)
(Hôm qua lúc đó trời đang mưa)
b. Yesterday it rained all day. (tổng thể)
(Hôm qua trời mưa suốt ngày)
Trong câu (5a), người nói muốn đề cập đến một thời điểm nào đó của cơn
mưa (rain) vào ngày hôm qua nên mang tính bộ phận còn trong câu (5b), người
nói muốn nhấn mạnh sự tình mưa diễn ra suốt cả ngày hôm qua nên mang tính
tổng thể.
So với các thuật ngữ có liên quan đến hình thái vị từ như Thì hoặc Thức,
thể là một thuật ngữ khá xa lạ đối với sinh viên học ngoại ngữ. Tiếng Anh có
hai loại thể: thể hoàn thành (perfective) và thể chưa hoàn thành (imperfective).
Thể hoàn thành bao gồm cả thể khởi phát (ingressive/inchoative) trong khi thể
chưa hoàn thành bao gồm trạng thái và thể tiếp diễn. Trạng thái tương thích với
vị từ tĩnh (stative verbs) và thể tiếp diễn tương thích với vị từ động (dynamic
verbs). Givón (1993) đã minh họa sự khác biệt giữa thể hoàn thành và chưa
hoàn thành thông qua ý nghĩa phóng to và thu nhỏ (zoom) của máy ảnh. Thể
hoàn thành được ví như một bức ảnh được thu nhỏ nên có thể bao quát toàn bộ
cảnh nhưng không thể cung cấp thông tin chi tiết của vật thể, trong khi thể
chưa hoàn thành được ví như một bức ảnh được phóng to để có thể xem từng
bộ phận chi tiết của vật thể.
Xét ví dụ (6):
(6) a. He read a book. – Thể hoàn thành
(Anh ta đọc sách)

b. He was reading a book. – Thể chưa hoàn thành
(Lúc đó anh ta đang đọc sách)
c. John had lunch at 11 a.m yesterday. – Thể khởi phát
(John đã ăn trưa vào 11 giờ ngày hôm qua)
d. John was sick. – Trạng thái
13
(John ốm)
Các sự tình trong những câu trên đều giống nhau về giá trị “thì”, chúng đều
ở thì quá khứ (past tense), tuy nhiên xét về giá trị thể thì chúng lại khác nhau. Câu
(6a) miêu tả một sự tình trong toàn cục, còn (6b) miêu tả một khúc đoạn của sự
tình: sự tình đọc sách đang tiếp diễn tại một thời điểm quy chiếu nào đó và chưa
kết thúc. Sự có mặt của trạng từ chỉ thời điểm at 11 a.m trong (6c) đã đặt sự tình
dưới giác độ khởi phát. Câu (6d) mô tả trạng thái John ốm. Xem lại hai câu (6a)
và (6b), sự tình được mô tả của vị ngữ trong hai câu này đều mang giá trị thể hữu
đích nhờ vào danh ngữ ở vị trí tân ngữ a book mặc dù hình thái vị từ của chúng
khác nhau, do đó kết luận là giá trị thể của sự tình không chỉ xem xét ở cấp độ
hình thái vị từ mà còn ở cấp độ cao hơn là vị ngữ, có nghĩa là khi xem xét giá trị
thể không chỉ dựa trên hình thái vị từ mà còn phải xét đến cấu trúc ngữ nghĩa của
các tham tố quanh vị từ chẳng hạn như danh ngữ thuộc vị ngữ đó.
Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu gần đây thì thể không chỉ là phạm trù
ngữ pháp (thể ngữ pháp) mà còn là phạm trù ngữ nghĩa (thể từ vựng) của vị từ,
ngữ đoạn và câu (Vendler (1967), Krifka (1992,1998), Verkuyl (1972, 1993),
Ramchand (2002), và Borer (2005b)).
Giá trị thể luôn luôn do vị ngữ biểu đạt trong đó một sự tình được phân loại
theo đặc điểm ngữ nghĩa của vị ngữ mô tả nó. Zeno Vendler (1967) đã đưa ra một
hệ thống phân loại chính gồm bốn loại vị ngữ dựa trên quan điểm cá nhân, những
hiện tượng chuyển dịch ý nghĩa sự tình và phân tích cấu trúc nội tại của các sự
tình đó. Vendler phân loại vị từ tiếng Anh thành bốn loại chính tương ứng với bốn
loại sự tình: (a) sự tình tĩnh (state): John loves Mary, (b) sự tình hoạt động
(activities): John ran, (c) sự tình đoạn tính hữu đích (accomplishment): John ran

a mile, (d) sự tình điểm tính hữu đích (achievement): John reached the submit; sau
đó được Carlota Smith (1991) bổ sung thêm sự tình nhất cố (semelfactive): John
jumped và phát triển chúng dựa vào ba thông số: tĩnh/ động, đoạn tính/ điểm tính,
và hữu đích/ vô đích (thuật ngữ dịch Anh- Việt (Nguyễn Hoàng Trung (2006)).
14
Sau này, dựa trên hai tiêu chí quan trọng: [‚động], [± tăng tiến], và [± hữu đích],
Nguyễn Hoàng Trung đã phân loại sự tình thành: sự tình tĩnh, sự tình hoạt động,
sự tình điểm tính hữu đích, sự tình đoạn tính hữu đích và sự tình nhất cố (Nguyễn
Hoàng Trung, (2006), tr. 59).
Sự tình tĩnh không mang thuộc tính tăng tiến, thuộc tính động, và hữu đích.
Sự tình hoạt động mang thuộc tính động, tăng tiến và vô đích. Sự tình điểm tính
hữu đích mang thuộc tính động và hữu đích nhưng không có thuộc tính tăng tiến.
Sự tình đoạn tính hữu đích mang thuộc tính động, tăng tiến và hữu đích. Sự tình
nhất cố mang thuộc tính động, không tăng tiến và vô đích. Có thể tóm tắt sự phân
loại qua bảng sau:
8G~B6uRv1- ƒ‚}„12… ƒ‚RT12RBs1… ƒ‚-z.}PJ-…
Trạng thái / Sự tình tĩnh ( ( (
Sự tình hoạt động † † (
Sự tình điểm tính hữu đích † ( †
Sự tình đoạn tính hữu đích † † †
Sự tình nhất cố † ( (
Bảng 1: Phân loại sự tình
Theo quan điểm của Vendler, chỉ có sự tình đoạn tính hữu đích và điểm
tính hữu đích mới tương thích với khái niệm hoàn thành, còn sự tình tĩnh không có
cấu trúc nội tại và sự tình hoạt động thường được miêu tả dưới góc độ chưa hoàn
thành. Cũng như Vendler, B. Comrie (1976) cho rằng cấu trúc thời gian nội tại của
sự tình là cơ sở để xác định giá trị thể của sự tình.
Giá trị thể không chỉ được quyết định bởi hình thái và ý nghĩa của vị từ mà
còn bởi các tham tố xung quanh vị từ đó. Nói cách khác, giá trị thể không chỉ phụ
thuộc vào ý nghĩa của sự tình mà còn liên quan đến các tham tố của nó, ví dụ như

John, a bag và the closet trong John put a bag into the closet (John đặt túi xách
vào tủ rồi). Ý nghĩa sự tình tạo ra mối quan hệ giữa ba tham tố: John thực hiện
hành động đối với cái túi xách nhờ đó chiếc túi xách được nằm ở trong tủ. Ý nghĩa
15
hữu đích này được tạo ra bởi vị từ (put), ngoài ra còn có thể bởi giới từ (into), ý
nghĩa của nó gắn liền với các tham tố của sự tình hay từ các kết cấu hình thái của
vị từ ở thì quá khứ đơn. Hay trong câu Mary slept (Mary ngủ rồi) giới thiệu sự
tình tĩnh: có một trạng thái nhất định liên quan đến nội dung khái niệm như đôi
mắt nhắm lại, vô thức, có thể chìm vào giấc mơ và thực thể muốn nói đến đó là
Mary đang ở trong tình huống đó. Bất cứ câu nào được viết đúng cấu trúc trong
ngôn ngữ đều có thể có đặc điểm: mỗi câu đều có một ý nghĩa sự tình như là ý
nghĩa của các thành phần ngữ nghĩa cốt yếu của nó. Do đó, có thể kết luận rằng sự
tình chính là các ý nghĩa, nó là một phần nghĩa của câu, vì thế nó là một bộ phận
của cấu trúc ngữ nghĩa. Dựa vào ý nghĩa từ vựng của vị từ và các tham tố xung
quanh vị từ để phân loại sự tình thành các loại sự tình như trong (7):
(7) a. John loves Mary. → sự tình tĩnh
(John yêu Mary)
b. John ran. → sự tình hoạt động
(John chạy rồi)
c. John ran a mile to school. → sự tình đoạn tính hữu đích
(John chạy một dặm đến trường)
d. John reached the submit. → sự tình điểm tính hữu đích
(John đến đích)
e. John jumped into the river. → sự tình nhất cố
(John nhảy xuống sông)
Dựa vào cấu trúc ngữ nghĩa của vị từ, chúng tôi đưa ra sự phân loại trong
(7) như sau: Trong câu (7a) sử dụng vị từ trạng thái loves/yêu nên có thể mô tả sự
tình tĩnh. Trong câu (7b) sử dụng vị từ hoạt động run/chạy nên biểu thị sự tình
hoạt động. Với vị từ hoạt động run/chạy và danh ngữ a mile/ một dặm trong (7c)
biểu thị ý nghĩa hoàn thành và hữu đích, sự tình diễn ra được xác định trong một

khoảng không gian một dặm nên nó là sự tình đoạn tính hữu đích. Trong (7d) nhờ
vị từ điểm tính reach/đạt đến và the submit/đích là đích của hành động nên sự tình
mang ý nghĩa điểm tính hữu đích. Trong (7e) với vị từ điểm tính jumped/nhảy xảy
ra nhất thời và không có điểm dừng nên nó biểu thị sự tình nhất cố.
16
C. Smith (1991) đưa ra lý thuyết hai thành phần: loại sự tình (situation
type) và giác độ thể (viewpoint aspect). Loại sự tình gồm có năm loại như đã được
đề cập ở (3) là sự tình hoạt động, sự tình đoạn tính hữu đích, sự tình điểm tính hữu
đích, sự tình trạng thái và sự tình nhất cố. Giác độ thể bao gồm: giác độ hoàn
thành và giác độ chưa hoàn thành. Chẳng hạn, để mô tả sự việc: John ran a mile
to school yesterday/Ngày hôm qua John chạy một dặm đến trường, người nói
chọn giác độ hoàn thành (John ran a mile to school/John chạy một dặm đến
trường và hiện giờ John đang ở trường hoặc người nói có thể chọn giác độ chưa
hoàn thành (John was running a mile/ John chạy một dặm và hiện giờ John đang
chạy).
Giác độ chưa hoàn thành miêu tả sự tình từ bên trong, không xét kết điểm
hay khởi điểm. Điều này cho thấy một số vị từ điểm tính hữu đích không tương
thích với thể chưa hoàn thành như trong ví dụ He is noticing a friend/Anh ta chú ý
đến một người bạn. Mặc dù vị từ điểm tính hữu đích không tương thích với thể
tiếp diễn nhưng đôi khi muốn nhấn mạnh quá trình dẫn đến kết điểm hay mô tả
phân đoạn trước sự tình thì có thể sử dụng thể tiếp diễn. Chẳng hạn như John was
reaching the summit of the mountain/John gần đến đỉnh núi có nghĩa là John đã ở
giai đoạn ngay trước khi chạm đến đỉnh núi chứ không phải John đang ở giữa
đoạn đường leo lên đỉnh núi. Một ví dụ khác John is winning the race/John thắng
thế cuộc đua chỉ thích hợp khi con ngựa của John đến trước tất cả các con ngựa
khác trong cuộc đua mặc dù anh ta chưa thực sự đạt đến vạch đích.
Sự tình nhất cố là loại sự tình nhất thời, điểm tính và không có quá trình.
Trong trường hợp này, người nói có thể áp đặt quan điểm nội tại lên sự tình khi có
sự lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo nên một quá trình. Do đó, John is coughing/John
đang ho, thường chỉ hành động ho lặp đi lặp lại, nghĩa là cùng nói về một hành

động ho nhưng có nhiều lần ho.
Ngược lại với các vị từ điểm tính hữu đích và sự tình nhất cố, các loại vị từ
tĩnh, hoạt động và đoạn tính hữu đích có thể chấp nhận giác độ thể. Cả hai cách
17
đánh dấu thể không hoàn thành và tiếp diễn đều tạo ra nghĩa hành động tiếp diễn
khi thêm vào các vị từ hoạt động và vị từ đoạn tính hữu đích nhằm nhấn mạnh đến
quá trình động của sự tình do vị từ đó mô tả. Xét về vị từ trạng thái có một chút
khác biệt đó là vị từ này không kết hợp với thể tiếp diễn, chẳng hạn như các vị từ
chỉ tâm lí và tri nhận: want/muốn, need/cần, like/thích, love/yêu, believe/tin tưởng,
know/biết, các vị từ tri giác: see/nhìn thấy, hear/nghe thấy, feel/cảm thấy, và các vị
từ chỉ quan hệ và sự tồn tại: resemble/giống như, possess/sở hữu, have/có, và be/là.
M. Krifka (1992, 1998) đưa ra cặp khái niệm đối lập: lũy tích
(cumulativity) và định lượng (quantization) dựa trên mối quan hệ bộ phận- tổng
thể (part- whole relation). Chẳng hạn như John ate apples/John ăn táo, trong đó
apples/ táo là danh ngữ lũy tích nên vị ngữ ate apples/ ăn táo cũng là vị ngữ lũy
tích do đó nó là sự tình vô đích. Trái lại, nếu ta thay apples thành an apple/một
quả táo hay three apples/ba quả táo thì vị ngữ ở đây là vị ngữ định lượng nên
mang thuộc tính hữu đích. Vị ngữ vô đích có thuộc tính lũy tích còn vị ngữ hữu
đích thì có thuộc tính định lượng.
Tóm lại, các sự tình hoạt động và đoạn tính hữu đích tương thích với thể
tiếp diễn còn trạng thái, sự tình điểm tính hữu đích và sự tình nhất cố không tương
thích với thể tiếp diễn ngoại trừ trường hợp sự tình điểm tính hữu đích và sự tình
nhất cố mang ý nghĩa tái diễn, lặp lại. Giá trị thể không chỉ phụ thuộc vào hình
thái và ý nghĩa của vị từ mà còn phụ thuộc vào ngữ nghĩa của các tham tố danh
ngữ, giới ngữ hay trạng ngữ xung quanh vị từ hay còn mở rộng hơn đến danh ngữ
ở vị trí chủ ngữ, vấn đề này sẽ được trình bày rõ hơn trong các chương tiếp theo
khi bàn về cấu trúc ngữ nghĩa của ngữ đoạn.
?KgKSJqrR /sRtX6uRv1-t3R-w
Phần này sẽ bàn về vấn đề mối quan hệ giữa các tham tố sự tình và cấu trúc
thể. Một số nhà nghiên cứu cho rằng cấu trúc tham tố và cấu trúc sự tình có mối

liên quan với nhau thông qua thuộc tính định lượng của các tham tố và các mối
quan hệ chúng thiết lập với sự tình (Verkuyl 1972, Tenny 1994). Ramchard
18
(2002) cho rằng mối quan hệ giữa cấu trúc ngữ nghĩa và thể nằm ở cấu trúc sự
tình và các mô hình mà sự tình đó lựa chọn.
Zeno Vendler (1957) đã phân loại sự tình thành: sự tình tĩnh, sự tình hoạt
động, sự tình đoạn tính hữu đích và sự tình điểm tính hữu đích dựa vào tính hạn
định về mặt thời gian và diễn tiến của sự tình. Diễn tiến mà ông muốn nói đến đó
là một bộ phận của sự tình xảy ra trong khoảng thời gian liên quan đến một chuỗi
không giới hạn, đồng thời là một bộ phận của những thay đổi về tính nhất định
nào đó. Xem lại ví dụ trong (7a-e), ta thấy, sự tình tĩnh là các sự tình đơn giản
nhất về giá trị thể vì nó không bị giới hạn thời gian cũng như không có diễn tiến
làm thay đổi thuộc tính. Sự tình tĩnh chỉ dừng lại chứ không bị thay đổi hay được
hoàn thành. Ví dụ (7a) với sự tình loves (yêu) : mối quan hệ yêu đương giữa Mary
và John, trong đó John cảm thấy yêu nhưng không có khoảng thời gian thay đổi
cần thiết nào cho mối quan hệ này. Cấu trúc ngữ nghĩa của sự tình tĩnh là những
đoạn bất biến, đồng nhất. Trong (7b) phải có quá trình ảnh hưởng đến vị trí của
John cũng như có sự chuyển động chân tay của anh ấy. Sự tình đoạn tính có kết
điểm và có quá trình: trong (7c) phải có một thời điểm để sự tình run (chạy) xảy ra
và một thời điểm hoàn thành mà kết quả là John đã chạy được một dặm. Sự tình
này phải bao gồm quá trình chạy từ khởi điểm cho đến một dặm. Cuối cùng, sự tình
điểm tính liên quan đến giới hạn và quá trình của sự tình này xảy ra rất nhanh và
ngắn nên không thể xác định được, do đó nó mang tính thay đổi đột ngột và điểm
kết thúc kề cận tương tự như trong (7d). Trong (7e) có khởi điểm để John nhảy và
kết điểm để John không còn dính líu đến điểm cuối cùng anh ta dậm chân để nhảy
xuống sông. Sự tình này có thể được bắt đầu bằng hành động nhảy của John.
Nhiều nhà ngôn ngữ học đã xác định giá trị thể chỉ trong phạm vi xem xét
thuộc tính của vị từ và thuộc tính đó được quy vào sự tình và do đó cũng quy vào
toàn bộ vị ngữ. Thậm chí Vendler (1957) cũng chỉ xác định được giá trị thể của vị
từ mà chưa xem xét đến giá trị thể của vị ngữ. Tuy nhiên, có một số nhà ngôn ngữ

học khác lại có những quan điểm và phương pháp khác nhau khi đi tìm giá trị thể

×