Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

đồ án công nghệ thông tin GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM BƯU CHÍNH LIÊN TỈNH VÀ QUỐC TẾ KHU VỰC I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.03 KB, 37 trang )

PHẦN 1:
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
VỀ TRUNG TÂM BƯU CHÍNH LIÊN TỈNH VÀ QUỐC TẾ KHU VỰC I
1. Giới thiệu chung về Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I:
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh
và Quốc tế khu vực I:
Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực 1 (Tên giao dịch Quốc tế:
Mail Center zone 1 - Tên viết tắt là VPS1) có trụ sở tại số 5 đường Phạm Hùng - Từ
Liêm - Hà Nội.
Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và quốc tế khu vực I là doanh nghiệp Nhà nước
- Đơn vị thành viên của Công ty Bưu chính Liên tỉnh & Quốc tế (Tên giao dịch quốc
tế: Viet Nam Postal Services, viết tắt: VPS) hoạt động kinh doanh và hoạt động công
ích trong lĩnh vực Bưu chính.
Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế tiền thân là Chi cục Vận chuyển trực
thuộc Tổng cục Bưu Điện.
Năm 1977, Trung tâm Vận chuyển Thư báo ra đời trên cơ sở Chi cục Vận
chuyển, đơn vị chủ quản của Trung tâm Vận chuyển Thư báo vẫn là Tổng cục Bưu
điện. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của đơn vị chỉ đơn thuần là vận chuyển.
Năm 1990, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu Điện ra quyết định số 374B/QĐ -
TCCB ngày 31/03/1990 thành lập Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế. Công ty
VPS là đơn vị trực thuộc Tổng cục Bưu điện có nhiệm vụ vận hành, khai thác, vận
chuyển và phát triển tất cả các mặt nghiệp vụ bưu chính trên mạng cấp một liên tỉnh và
với nước ngoài (bao gồm bưu phẩm, bưu kiện, đối soát chuyển tiền ). Công ty VPS
được thành lập trên cơ sở sát nhập các Công ty bưu chính liên tỉnh thuộc Bưu điện
thành phố Hà Nội, Bưu điện thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm chuyển tiền và thanh
toán Quốc tế của Công ty điện toán truyền số liệu và các điểm giao nhận quốc tế tại
sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay Tân Sơn Nhất, bến cảng Sài Gòn và bến cảng Hải
Phòng.
Năm 1997, Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế được thành lập lại theo quyết
định số 821/QĐ - TCCB ngày 31/03/1997 của Tổng công ty BCVT Việt Nam.
1


Theo quyết định này, Công ty Bưu chính liên tỉnh và quốc tế là tổ chức kinh tế,
đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam,
tổ chức và hoạt động theo điều lệ của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã
được phê chuẩn tại nghị định 51/CP ngày 01/8/1995 của Chính phủ. Công ty Bưu
chính liên tỉnh và quốc tế, hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong lĩnh vực
Bưu chính liên tỉnh và quốc tế.
Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ được giao, Công ty VPS được tổ chức
thành 03 trung tâm và 01 xí nghiệp đó là:
- Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I (VPSI) có trụ sở tại
Đường Phạm Hùng – Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội;
- Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực II (VPSII) có trụ sở tại 270
Bis Lý Thường Kiệt, quận 10, T/P Hồ Chí Minh và trạm trung chuyển tại TP Cần Thơ;
- Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực III (VPSIII) có trụ sở đóng
tại TP Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định và trung tâm khai thác tại thành phố Đà Nẵng.
- Xí nghiệp sửa chữa ôtô.
Trong đó, Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I tiền thân là
Trung tâm Bưu chính khu vực I. Tháng 1 năm 1991, Trung tâm Bưu chính khu vực I
được chính thức thành lập theo quyết định số 374B/QĐ - TCCB của Tổng cục trưởng
Tổng cục Bưu điện.
Từ khi thành lập cho đến năm 1995, nhiệm vụ chính của Trung tâm là:
- Tổ chức khai thác bưu gửi đi, đến trong nước và quốc tế;
- Mở các ghi sê giao dịch để thu gom bưu gửi tại Ga Hà nội và Gia Thụy;
- Tổ chức vận chuyển Bưu chính trên mạng cấp I khu vực các tỉnh phía Bắc từ
Quảng Bình trở ra bằng các phương tiện chuyên ngành, hợp đồng vận chuyển bưu
chính bằng phương tiện đường hàng không, đường thủy, đường sắt để vận chuyển Bưu
gửi trong nước và Quốc tế.
Để đáp ứng yêu cầu sản xuất đang đòi hỏi phát triển, ngày 31/3/1997 Tổng giám
đốc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam ký quyết định số 821/QĐ-TCCB về
việc thành lập Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I, trên cơ sở mô hình
2

tổ chức của Trung tâm Bưu chính khu vực I có trụ sở tại số 75 Đinh Tiên Hoàng –
Quận Hoàn Kiếm – Hà Nội.
Tháng 5/1998, toàn bộ Trung tâm chuyển về số 142 Đường Lê Duẩn- Quận
Đống Đa - Hà Nội.
Đến tháng 12 năm 2002, thực hiện phương án đổi mới tổ chức sản xuất của
Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam hiện nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam, Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I được giao thêm
nhiệm vụ khai thác, vận chuyển Bưu chính mạng cấp II (mạng nội, ngoại thành Hà
Nội) từ Bưu điện Thành phố Hà Nội chuyển giao sang. Mô hình tổ chức cũng được đổi
mới theo hướng chuyên môn hóa cao nhằm tăng năng suất lao động và chất lượng sản
phẩm, giảm thiểu khâu khai thác trung gian.
Việc hạch toán không rõ ràng giữa hai dịch vụ Bưu chính và Viễn thông đã tạo
ra sự thiếu năng động, kém phát triển tròn lĩnh vực Bưu chính, năng suất lao động
Bưu chính thấp. Do đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã quyết định chia
tách riêng Bưu chính, viễn thông. Hai lĩnh vực kinh doanh Bưu chính, Viễn thông hoạt
động độc lập với nhau. Trong tiến trình đó, từ ngày 01/04/2008 Công ty Bưu chính
Liên tỉnh và Quốc tế giải thể, Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I trực
thuộc Bưu điện thành phố Hà Nội và nay được đổi tên thành Trung tâm khai thác, vận
chuyển – Bưu điện TP Hà Nội.
Hiện nay tại Trung tâm đang cung cấp các dịch vụ Bưu chính như:
- Dịch vụ bưu phẩm: bao gồm thư, ấn phẩm, gói nhỏ, bưu thiếp,
- Dịch vụ bưu kiện: trong nước và quốc tế;
- Dịch vụ datapost;
- Thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, chuyển tiền nhanh;
- Bưu chính ủy thác;
- Bán tem, phong bì.
Ngoài ra Trung tâm cũng cung cấp một số dịch vụ viễn thông như: điện thoại
công cộng, fax công cộng.
1.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I:
3

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I bao gồm:
- Ban Giám đốc: gồm có 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc. Trong đó:
+ Giám đốc Trung tâm có quyền quản lý và điều hành cao nhất của Trung tâm.
Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm quản lý chung toàn bộ công tác tổ chức tài chính,
hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của toàn Trung tâm, đồng thời là đại diện
pháp nhân của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty, Tổng công ty và
trước Pháp luật về điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa
vụ được giao. Bên cạnh đó Giám đốc còn nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng
Nhà nước, của Tổng Công ty, cũng như các mối quan hệ với các cơ quan hữu quan, để
ra quyết định chung cho toàn Trung tâm.
+ Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc quản lý, điều hành một hoặc một số
lĩnh vực hoạt động của đơn vị theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Các phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất, đơn vị phụ trợ gồm 18 đơn
vị được chia thành 5 khối tùy theo chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị.
TT TÊN ĐƠN VỊ TT TÊN ĐƠN VỊ
1 Phòng Tổ chức lao động tiền lương 10 Bưu cục Giao dịch
2 Phòng Kế toán thống kê tài chính 11 Chi nhánh Datapost
3 Phòng Quản lý nghiệp vụ 12 Chi nhánh Bưu chính ủy thác
4 Phòng Hành chính quản trị 13 Đội Điều độ trung chuyển
5 Phòng Kế hoạch đầu tư 14 Đội kỹ thuật tin học
6 Phòng Tiếp thị bán hàng 15 Đội vận chuyển 1
7 Bưu cục khai thác bưu phẩm 16 Đội vận chuyển 2
8 Bưu cục khai thác bưu kiện 17 Đội vận chuyển 3
9 Bưu cục Ngoại dịch 18 Ban bảo vệ
Mô hình tổ chức của VPSI được thể hiện qua sơ đồ sau:
4
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM BƯU CHÍNH LIÊN TỈNH VÀ QUỐC TẾ KHU VỰC I
GIÁM ĐỐC
PHÒNG CHỨC NĂNG KHỐI VẬN CHUYỂN

PHÓ GIÁM ĐỐC
TỔ CHỨC LAO ĐỘNG
TIỀN LƯƠNG
QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ
ĐỘI VẬN CHUYỂN I
ĐỘI VẬN CHUYỂN II ĐỘI VẬN CHUYỂN III
KHỐI KHAI THÁC
BƯU CỤC KHAI THÁC
BƯU PHẨM
BƯU CỤC KHAI THÁC
BƯU KIỆN
BƯU CỤC
NGOẠI DỊCH
KHỐI DOANH
THU CƯỚC
BƯU CỤC GIAO DỊCH
CHI NHÁNH
DATAPOST
CHI NHÁNH BƯU
CHÍNH ỦY THÁC
KHỐI PHỤ TRỢ
BAN BẢO VỆ
ĐỘI ĐIỀU ĐỘ
TRUNG CHUYỂN
ĐỘI KỸ THUẬT
TIN HỌC
TIẾP THỊ BÁN HÀNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
THỐNG KÊ
HÀNH CHÍNH

QUẢN TRỊ
5
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và Quốc tế khu vực I.
Trung tâm Bưu chính liên tỉnh và Quốc tế khu vực I có chức năng, nhiệm vụ như
sau:
1.3.1. Tổ chức xây dựng, vận hành, khai thác, phát triển mạng lưới bưu chính liên
tỉnh và quốc tế. Tổ chức kinh doanh các dịch vụ khai thác khi được cho phép. Đảm bảo
thông tin bưu chính trên mạng liên tỉnh và quốc tế đối với các dịch vụ cơ bản, phục vụ sự
chỉ đạo của các cơ quan Đảng, chính quyền các cấp, các yêu cầu thông tin trong đời sống
kinh tế xã hội của nhân dân theo quy định của Tổng công ty và Công ty.
1.3.2. Kinh doanh vận chuyển chuyên ngành Bưu chính và các dịch vụ vận chuyển
có liên quan trên mạng liên tỉnh và quốc tế.
1.3.3. Tư vấn, khảo sát, thiết kế, lắp đặt, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị
khai thác Bưu chính và phương tiện vận chuyển.
1.3.4. Thực hiện việc sản xuất kinh doanh vật tư, ấn phẩm, thiết bị chuyên ngành
về Bưu chính và kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật được công
ty cho phép.
Theo đó các đơn vị, phòng ban trong Trung tâm cũng có từng chức năng riêng theo
lĩnh vực quản lý của mình để thực hiện chức năng nhiệm vụ của Trung tâm:
* Phòng tổ chức cán bộ -lao động tiền lương.
Phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương là đơn vị quản lý giúp giám đốc thực
hiện chức năng quản lý công tác quản lý nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương bảo hiểm
xã hội, bảo hộ lao động.
~ Nhiệm vụ và quyền hạn:
- Về tổ chức nhân sự và đào tạo:
+ Đề xuất các phương án cải tiến tổ chức (tổ chức bộ máy và tổ chức sản xuất)
phương án nhân sự phù hợp với yêu cầu, phạm vi được phân cấp và yêu cầu quản lý của
trung tâm.
+ Thực hiện xin cấp các thủ tục pháp lý theo quy định của sản xuất kinh doanh
+ Quản lý về hồ sơ cán bộ, công nhân theo phân cấp quản lý của công ty, tổ chức

bổ sung hồ sơ mã cán bộ công nhân viên theo quy định của pháp luật.
+ Đề xuất các hội đồng, các ban của trung tâm, những vấn đề liên quan đến nội
6
dung quản lý của phòng theo quy định của giám đốc trung tâm. Làm các thủ tục trình
giám đốc trung tâm ký lệnh đình chỉ công tác cán bộ công nhân viên, ký quyết định khen
thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể theo phân cấp của công ty và quy định của luật lao động.
+ Trình giám đốc trung tâm các văn bản liên quan đến việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
điều chuyển, tuyển dụng cán bộ công nhân viên trong trung tâm.
+ Xác định và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng trình độ cán bộ công
nhân viên về mọi mặt.
+ Xác định nội quy, quy chế thưởng phạt của trung tâm.
+ Thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về nhân sự và đào tạo theo quy định của
cấp trên.
- Về lao động tiền lương, BHXH và bảo hiểm lao động:
Xác định, trình giám đốc và tổ chức thực hiện:
+ Kế hoạch lao động tiền lương;
+ Kế hoạch bảo hiểm lao động;
+ Kế hoạch chính sách xã hội;
+ Xác định, trình giám đốc trung tâm ký ban hành các định mức lao động nội bộ.
Căn cứ điều kiện sản xuất trình giám đốc điều chỉnh định biên phù hợp với nhu cầu thực
tế. Theo dõi, kiểm tra việc sử dụng lao động ở các đơn vị trực thuộc.
+ Tổ chức quản lý sự biến động về thang bậc lương của cán bộ công nhân viên,
xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng bậc lương hàng năm theo phân cấp của
công ty và quy định của pháp luật.
+ Tổ chức quản lý quỹ lương, trình giám đốc duyệt phương án sử dụng quỹ lương
hàng tháng.
+ Tổ chức và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ phụ cấp và các chế độ phúc
lợi xã hội khác theo phân cấp của công ty và quy định của pháp luật.
+ Xác định trình giám đốc ký ban hành cơ chế phân phối thu nhập, tổ chức hướng
dẫn các đơn vị thực hiện cơ chế đã ban hành.

+ Kiểm tra bảng chấm công của các đơn vị, lập bảng công tổng hợp hàng tháng
của trung tâm.
+ Kiểm tra cơ chế phân phối thu nhập nội bộ của các đơn vị.
7
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch bảo hiểm lao động và chính sách xã hội, định kỳ tổ
chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các đơn vị.
+ Tổ chức (có sự phối hợp chặt chẽ của công đoàn các cấp) thực hiện chính sách
xã hội.
+ Báo cáo định kỳ và đột xuất về lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
lao động theo quy định của cấp trên.
+ Hướng dẫn các đơn vị thi đua, tổng hợp và xây dựng các chỉ tiêu thi đua của
trung tâm, đăng ký thi đua theo quy định quy định của công ty.
+ Tổng hợp và phân tích tình hình hoạt động trên mọi lĩnh vực của trung tâm giữa
hai kỳ giao ban, làm thư ký trong các hội nghị giao ban, sơ kết, tổng hợp chuyên môn.
+ Tổng hợp chất lượng công tác sản xuất và quản lý trong các đơn vị trực thuộc
trong tháng, lập báo cáo và báo cáo chất lượng trong cuộc họp xét chất lượng của các đơn
vị thuộc trung tâm.
~ Phòng tổ chức lao động tiền lương phối hợp với các đơn vị trong trung tâm thực
hiện.
+ Kiểm kê tài sản, thanh lý tài sản cố định và vật tư mau hỏng, nghiệm thu chất
lượng, số lượng công trình, tài sản khi cần thiết.
+ Bảo vệ an ninh nội bộ, phòng chống cháy nổ.
+ Quản lý cán bộ công nhân viên và sử dụng lao động tại các đơn vị.
+ Thanh toán lương, phụ cấp và các khoản liên quan trực tiếp đến cán bộ công
nhân viên.
~ Trưởng phòng tổ chức cán bộ lao động tiền lương được giám đốc trung tâm uỷ
quyền.
+ Ký xác nhận bảng tổng hợp và chi tiết công lao động, bảng tổng hợp lương tháng
của các đơn vị trực thuộc trên cơ sở định mức lao động, cơ chế phân phối thu nhập của
trung tâm và chế độ chính sách của nhà nước.

+ Thực hiện các thủ tục về cán bộ công nhân viên trong trung tâm theo quy định
của pháp luật.
+ Ký văn bản thông báo về các vấn đề được giám đốc trung tâm nhất trí, ra các văn
bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý. Được làm việc với cơ
8
quan quản lý cấp trên về những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của phòng.
+ Duyệt cấp giấy phép nghỉ làm cho cán bộ công nhân viên của trung tâm (từ
trưởng, phó đơn vị trở xuống).
+ Được phép yêu cầu (bằng văn bản) cán bộ công nhân viên trong trung tâm đến
gặp gỡ những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ quyền hạn của phòng. Ký tuyển dụng lao
động tại các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ đột xuất theo lệnh của giám đốc trung tâm.
~ Cơ cấu tổ chức cán bộ nhân viên trong phòng
+ Phòng tổ chức lao động tiền lương do trưởng phòng phụ trách, có phó trưởng
phòng giúp việc.
+ Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm về việc thực hiện chức
năng nhiệm vụ của phòng.
+ Phó trưởng phòng được trưởng phòng phân công phụ trách một số hoặc một lĩnh
vực, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.
+ Cán bộ công nhân viên trong phòng làm việc trực tiếp với trưởng, phó phòng
theo lĩnh vực được phân công phụ trách.
* Phòng hành chính quản trị có chức năng nhiệm vụ sau.
+ Tổ chức thực hiện công tác văn thư lưu trữ.
+ Tổ chức tiếp khách, phục vụ các hội nghị của trung tâm.
+ Đề xuất, thực hiện đầu tư, mua sắm, cải tạo, sửa chữa các tài sản theo quy định
+ Quản lý và điều hành phương tiện vận chuyển phục vụ công tác quản lý và điều
hành sản xuất, thực hiện việc phục vụ việc đi lại của cán bộ công nhân viên theo quy định
của giám đốc trung tâm.
+ Quản lý việc sử dụng, điều động, đề xuất việc cải tạo và sửa chữa nhà xưởng.
+ Đảm bảo công tác hậu cần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn trung
tâm.

* Phòng kế hoạch đầu tư:
Phòng Kế hoạch đầu tư là đơn vị quản lý, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện
chức năng quản lý kế hoạch sản xuất kinh doanh, định mức kinh tế kỹ thuật, quản lý tài
sản, cung ứng vật tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, cân đối các nguồn vốn
phục vụ cho mục tiêu phát triển của Trung tâm theo sự phân công của công ty.
9
~ Nhiệm vụ và quyền hạn:
Phòng kế hoạch chủ trì thực hiện:
- Xây dựng và tổ chức và thực hiện các loại kế hoạch sau:
+ Kế hoạch sản lượng và doanh thu sản phẩm
+ Kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất và đầu tư trang thiết bị.
+ Kế hoạch sửa chữa tài sản.
+ Kế hoạch chi phí.
+ Kế hoạch doanh thu dịch vụ bưu chính viễn thông (cước)
+ Kế hoạch doanh thu các dịch vụ và hoạt động khác.
+ Kế hoạch nghiên cứu khoa học kĩ thuật và cải tiến quản lý.
+ Tổng hợp kế hoạch và bảo vệ kế hoạch trước giám đốc trung tâm.
- Nghiên cứu, đề xuất.
+ Giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc trung tâm.
+ Các biện pháp thực hiện kế hoạch.
+ Điều chỉnh kế hoạch nếu thấy cần thiết.
+ Theo dõi đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, báo cáo hiệu quả thực hiện theo quy
định của trung tâm và của Công ty.
- Lập hoặc thuê lập thiết kế, dự toán sửa chữa tài sản. Trình ký các hợp đồng sửa
chữa tài sản, theo dõi đôn đốc việc thực hiện hợp đồng, giám sát kỹ thuật, giám sát thi
công sửa chữa tài sản. Nghiệm thu chất lượng và thanh lý hợp đồng sửa chữa tài sản.
- Soạn thảo trình ký và theo dõi thực hiện các hợp đồng trong lĩnh vực sản xuất
kinh doanh.
- Tiếp nhận bàn giao tài sản, công cụ lao động, đề xuất trình phương án phân phối
tài sản cho các đơn vị, điều chuyển tài sản, nhượng bán, thanh lý tài sản, xây dựng các

quy định quản lý tài sản.
- Nghiên cứu đề xuất và tổ chức thực hiện chế độ bảo hiểm tài sản và giải quyết
các vấn đề liên quan.
- Xây dựng và tổ chúc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật nội bộ (trừ định
mức lao động).
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư được phê duyệt.
10
- Thực hiện cung ứng vật tư và mua sắm công cụ sản xuất theo kế hoạch được
duyệt, quản lý kho vật tư.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường, xây dựng chính sách hoạt động và tiếp thị.
- Quản lý kĩ thuật.
+ Hệ thống tin học.
+ Phương tiện vận chuyển.
+ Trang thiết bị đặc thù.
- Tổ chức việc chế bảng điện tử theo yêu cầu sản xuất ấn phẩm trong trung tâm.
- Lưu hồ sơ kinh tế kĩ thuật theo quy định hiện hành.
~ Phòng kế hoạch phối hợp với các đơn vị trong trung tâm thực hiện.
- Xây dựng và thực hiện các loại kế hoạch khác theo quy định.
- Kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất.
- Lựa chọn bố trí phương tiện vận chuyển và trang thiết bị bưu chính.
- Thống kê sản phẩm doanh thu.
* Phòng tiếp thị bán hàng:
Phòng Tiếp thị bán hàng là đơn vị quản lý, giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện
chức năng về hoạt động Marketing gồm: Tiếp thị, bán hàng, chăm sóc khách hàng, kinh
doanh các sản phẩm dịch vụ Bưu chính, các sản phẩm dịch vụ khác và hợp tác kinh
doanh theo sự phân cấp của công ty. Cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch marketig của Trung tâm trong từng năm, trên cơ sở đó chủ trì
xây dựng chương trình công tác cụ thể cho các nội dung: nghiên cứu thị trường, chăm sóc
khách hàng, hoạt động tuyên truyền quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị khách hàng mới.
- Báo cáo tình hình biến động ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ tạo

doanh thu cước của Trung tâm, phân tích nguyên nhân và đề ra các biện pháp để giải
quyết.
- Chủ trì thực hiện, có sự phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ và các phòng
chức năng thực hiện công tác chăm sóc khách hàng lớn, tìm kiếm các khách hàng tiềm
năng.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tuyên truyền, quảng cáo, các đợt khuyến mại và các
biện pháp tiếp thị.
11
- Hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các chương trình khuyến mại, chăm sóc
khách hàng….tại các đơn vị cung cấp dịch vụ của Trung tâm.
* Phòng kế toán tài chính thống kê:
Phòng kế toán tài chính thống kê là đơn vị quản lý, giúp giám đốc trung tâm thực
hiện chức năng quản lý công tác hạch toán kế toán, thống kê, công tác tài chính.
~ Nhiệm vụ và quyền hạn:
Phòng kế toán tài chính thống kê chủ trì thực hiện:
- Nghiên cứu đề xuất và trình giám đốc trung tâm hình thức tổ chức công tác kế
toán và mô hình tổ chức bộ máy kế toán của trung tâm. Triển khai việc thực hiện hình
thức và tổ chức bộ máy kế toán được phê duyệt.
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tổ chức hàng năm trên cơ sở phạm vi được công
ty phân cấp và kế hoạch sản xuất kinh doanh của trung tâm.
- Tổ chức thực hiện áp dụng chế độ tài chính kế toán thống kê do nhà nước, Tổng
công ty ban hành và theo sự hướng dẫn của công ty.
- Xây dựng, phổ biến hệ thống sổ sách, mẫu biểu kế toán theo quy định, tổ chức
thực hiện việc ghi chép phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh trong mọi hoạt động.
- Xây dựng và hướng dẫn thực hiện quy trình luân chuyển chứng từ trong phòng và
toàn trung tâm. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện công tác kế toán thống
kê tài chính trong trung tâm.
- Quy định danh mục báo cáo thống kê tài chính cho các đơn vị trực thuộc trung
tâm phù hợp với yêu cầu của trung tâm và quy định của cấp trên. Lập và trình giám đốc

duyệt và nộp lên các cơ quan có thẩm quyền toàn bộ báo cáo kế toán theo quy định của
pháp lệnh kế toán và các cơ quan quản lý cấp trên.
- Quản lý giá trị và hiện vật toàn bộ bài sản của trung tâm. Quản lý vật tư, tiền vốn
và giao nhận tài sản trong phạm vi được phân cấp của trung tâm.
- Tổng hợp và kiểm tra chứng từ để thanh toán hoặc từ chối thanh toán các khoản
chi phí, các khoản phải thu, phải trả của cá nhân, tập thể trong và ngoài trung tâm.
- Thực hiện thanh toán lương, bảo hiểm, công tác phí và các chế độ khác cho cán
bộ công nhân viên.
12
- Tổ chức đối soát thực hiện thanh toán các khoản chi phí như cước vận chuyển
đường sắt, hàng không, phát hành báo chí, thanh quyết toán các hoạt động kinh tế và các
khoản khác.
- Tham mưu cho giám đốc duyệt giá cả mua bán vật tư, tài sản, viết phiếu xuất
nhập kho vật tư.
- Quản lý quỹ tiền mặt, thực hiện thu nộp, rút tiền từ ngân hàng theo quyết định.
- Tổ chức tính toán thực hiện các khoản nghĩa vụ thu nộp theo chế độ quy định của
Nhà nước, của ngành của Công ty. Kiểm tra đôn đốc các đơn vị trực thuộc, thực hiện thu
nộp các khoản phải nộp về trung tâm.
- Tập hợp số liệu, báo cáo về các chuyến thư quốc tế đến phục vụ cho công tác
thống kê bưu phẩm, bưu kiện đi và đến.
- Tổ chức thực hiện việc kiểm kê tài sản và phân tích kết quả kiểm kê, tổ chức thực
hiện thanh lý, nhượng bán, xử lý tổn thất tài sản, hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị thực
hiện.
- Tổ chức chỉ đạo thực hiện thống kê kinh tế của trung tâm làm đầu mối tập hợp số
liệu, kiểm tra và lập báo cáo thống kê định kỳ và đột xuất.
- Quản lý số liệu thống kê, bảo quản lưu trữ hồ sơ chứng từ kế toán thống kê theo
chế độ quy định.
- Định kỳ tổ chức phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các biện pháp, phát huy hiệu
quả các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của trung tâm.
- Bảo vệ kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch được giao.

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Soạn thảo để trình ký và thực hiện các hoạt động kinh tế.
- Trưởng phòng kế toán tài chính thống kê:
+ Ký các thông báo thanh toán trong và ngoài trung tâm
+ Ký các khoản tạm ứng theo hợp đồng.
+ Ký các thông báo được Giám đốc trung tâm nhất trí, ra các văn bản hướng dẫn
những vấn đề liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ thuộc lĩnh vực quản lý của phòng, làm
việc với cơ quan quản lý cấp trên về những vấn đề liên quan đến chức năng nhiệm vụ
của phòng.
13
~ Cơ cấu tổ chức cán bộ trong phòng:
- Phòng kế toán tài chính thống kê do trưởng phòng phụ trách, có thể có phó
trưởng phòng giúp việc.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm và pháp luật về việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng.
- Phó trưởng phòng được trưởng phòng phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh
vực, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công.
- Cán bộ công nhân viên trong phòng làm việc trực tiếp với trưởng phó phòng theo
lĩnh vực phân công phụ trách.
* Phòng Quản lý nghiệp vụ
- Phòng quản lý nghiệp vụ là đơn vị quản lý, giúp Giám đốc trung tâm thực hiện
chức năng quản lý mạng lưới khai thác, vận chuyển, doanh thác các dịch vụ Bưu chính
viễn thông.
~ Nhiệm vụ và quyền hạn.
Phòng quản lý nghiệp vụ chủ trì thực hiện:
- Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới, kế hoạch phòng chống khắc phục thiên
tai.
- Quản lý mạng lưới khai thác và vận chuyển do Trung tâm đảm nhiệm. Triển khai
hướng dẫn thực hiện các quy định thể lệ nghiệp vụ trong nước và quốc tế. Nghiên cứu đề
xuất cải tiến quy trình công nghệ, các biện pháp nâng cao chất lượng trong khai thác và

vận chuyển Bưu chính.
- Quản lý nghiệp vụ doanh thác Bưu chính viễn thông.
- Quản lý các chỉ tiêu chất lượng về khai thác, vận chuyển và doanh thác Bưu
chính.
- Nghiên cứu xây dựng lịch đóng chuyển các chuyến thư đi quốc tế, các phương án
cải tiến mạng lưới đường thư, phương án phòng chống lụt bão và hành trình đường thư, tổ
chức hướng dẫn các đơn vị trong trung tâm thực hiện.
- Theo dõi chỉ đạo nghiệp vụ vận chuyển Bưu chính, kiểm tra việc chấp hành thủ
tục ở các đơn vị trực tiếp sản xuất.
- Tổ chức thực hiện công tác điều tra khiếu nại.
14
~ Cơ cấu tổ chức cán bộ trong phòng:
- Phòng Quản lý Nghiệp vụ do trưởng phòng phụ trách.
- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc trung tâm và pháp luật về việc
thực hiện chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của phòng.
- Cán bộ công nhân viên trong phòng làm việc trực tiếp với trưởng phòng theo lĩnh
vực phân công phụ trách.
* Ban bảo vệ:
Ban bảo vệ là đơn vị phụ trợ, giúp Giám đốc trung tâm thực hiện chức năng quản
lý công tác an ninh nội bộ, bảo mục tiêu quân sự tự vệ, phòng chống cháy nổ.
* Đội Kỹ thuật tin học
Đội Kỹ thuật Tin học là đơn vị phụ trợ, thực hiện chức năng tổ chức, theo dõi, bảo
trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống thiết bị khai thác,hệ thống máy tính, hệ thống, điều hoà
nhiệt độ của trung tâm.
* Đội Điều độ trung chuyển:
Đội Điều độ trung chuyển là đơn vị phụ trợ, thực hiện chức năng điều hành sản
xuất thuộc lĩnh vực khai thác Bưu chính và trung chuyển bưu gửi tại đầu mối khu vực Hà
Nội.
* Bưu cục giao dịch
Bưu cục Giao dịch là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất

kinh doanh của trung tâm trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ Bưu chính Viễn thông. Là
đơn vị tạo doanh thu cước.
* Chi nhánh bưu chính uỷ thác:
Chi nhánh bưu chính uỷ thác là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực doanh thác dịch vụ Bưu chính uỷ thác.
* Chi nhánh Datapost
Chi nhánh Datapost là đơn vị sản xuất có chức năng thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực tổ chức thực hiện cung cấp dịch vụ Datapost.
* Bưu cục khai thác Bưu phẩm - Bưu kiện:
Bưu cục khai thác Bưu phẩm là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch
sản xuấtt kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực khai thác Bưu phẩm, Bưu kiện liên
15
tỉnh và Bưu phẩm, Bưu kiện thuộc nội, ngoại thành Hà Nội.
* Bưu cục khai thác ngoại dịch
Bưu cục khai thác ngoại dịch là đơn vị sản xuất, có chức năng thực hiện kế hoạch
sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong lĩnh vực khai thác Bưu chính quốc tế.
* Các đội vận chuyển1, 2, 3:
Các đội vận chuyển là đơn vị sản xuất, có chức năng vận chuyển túi gói Bưu
chính, phát hành báo chí, trên các tuyến đường thư do đơn vị mình phụ trách.
1.4. Đặc điểm về lao động của Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I:
Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực I bao gồm 658 lao động. Trong
đó:
- Thạc sỹ: 01 người;
- Đại học: 141 người;
- Cao đẳng: 22 người;
- Trung cấp: 24 người;
- Sơ cấp và công nhân: 470 người.
Do nhiệm vụ chính của Trung tâm là khai thác và vận chuyển bưu phẩm bưu kiện
… nội ngoại thành thành phố Hà Nội, trên mạng liên tỉnh và quốc tế do đó lực lượng lao
động của trung tâm cũng bị phân tán. Ngoài ra các lao động trực tiếp tham gia vào quá

trình sản xuất tại các bưu cục khai thác, tại các đơn vị tạo doanh thu cước, như bưu cục
giao dịch, chi nhánh BCUT, Datapost. Đội điều độ-Trung chuyển phải đi làm theo ca, kíp.
Công nhân vận chuyển thường xuyên phải đi công tác trên các tuyến đường thư nội thành,
liên tỉnh (lực lượng này chiếm 2/5 lực lượng lao động của toàn trung tâm). Với các đặc
thù trên, việc quản lý lao động của Trung tâm cũng gặp một số khó khăn như số lao động
thường xuyên phải đi công tác trên các tuyến đường thư dễ bị tác động của các biểu hiện
tiêu cực bên ngoài.
Cơ cấu lao động của trung tâm là rất đa dạng, đội ngũ cán bộ công nhân viên đã
được đào tạo qua rất nhiều ngành, nghề khác nhau để có thể đảm nhiệm được các nhiệm
vụ cụ thể tại các bộ phận khác nhau trong Trung tâm. Điều đó được thể hiện qua bảng số
liệu dưới đây:
16
BẢNG 1: BẢNG THỐNG KÊ LAO ĐỘNG, KẾT CẤU TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG CỦA VPSI
STT NỘI DUNG Tổng
số lao
động
Đại học và trên đại học Cao đẳng và Trung học Công
nhân
Chưa
qua
đào
tạo
Tổng
số
Trong đó Tổng
số
Trong đó
Viễn
thông
Bưu

chính
Kinh
tế
Khác Viễn
thông
Bưu
chính
Kinh
tế
Khác
I KẾT CẤU TRÌNH ĐỘ LAO
ĐỘNG
658 142 6 6 78 52 46 8 21 9 8 465 5
2.1 Kết cấu lao động quản lý 52 49 2 39 8 2 1 1 1
2.2 Kết cấu lao động trực tiếp sản xuất 485 53 4 2 19 28 29 5 14 4 6 401 2
2.3 Kết cấu lao động phụ trợ 121 40 2 2 20 16 15 3 6 5 1 63 3
II PHÂN TÍCH THEO HĐLĐ
3.1 Tổng số lao động cuối kỳ báo cáo 658 142 6 6 78 52 46 8 21 9 8 465 5
3.2 Số lao động HĐLĐ không xác định
thời hạn
600 126 6 6 70 44 38 7 21 5 5 434 2
3.3 Số lao động HĐLĐ xác định thời hạn
(1-3) năm
35 9 6 3 6 4 2 17 3
3.4 Số lao động HĐLĐ thời vụ, thuê
khoán
23 7 2 5 2 1 1 14
IV SỐ LAO ĐỘNG THAM GIA ĐÓNG
BHXH
632

17
1.5. Đặc điểm về thiết bị công nghệ.
Trong thời gian trước năm 2000, hoạt động khai thác, sản xuất của Trung
tâm chủ yếu bằng phương pháp thủ công. Việc khai thác, di chuyển túi gói trong các
khâu khai thác, việc xếp dỡ túi gói lên, xuống phương tiện vận chuyển đều được
thực hiện bằng phương pháp thủ công, bằng sức của người lao động.
Trong tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước nói chung, ngành
Bưu chính viễn thông được coi là một ngành mũi nhọn trong việc tiếp thu kỹ thuật
tiên tiến trên thế giới để phục vụ quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Trong tiến
trình đó, nhằm hiện đại hoá dây truyền sản xuất đồng thời nhằm giảm thiểu các
công đoạn khai thác thủ công, giảm việc sử dụng sức lao động của con người trong
quá trình khai thác, tháng 10 năm 2002, VPSI được lắp đặt hệ thống máy chia chọn
Bưu phẩm và hệ thống máy chia chọn Bưu kiện tự động. Hệ thống dây truyền khai
thác chia chọn này được nhập khẩu từ Pháp. Hệ thống dây truyền này lần đầu tiên
được lắp đặt tại Việt Nam đã làm tăng năng suất lao động lên hàng chục lần và làm
giảm thiểu cường độ lao động cho công nhân khai thác Bưu chính của Trung tâm.
Việc xếp, dỡ túi gói bưu phẩm bưu kiện lên, xuống phương tiện vận chuyển, việc
giao nhận túi gói giữa bộ phận trung chuyển với các đơn vị khai thác trong Trung
tâm hay việc di chuyển túi gói tại mỗi đơn vị khai thác đều được thực hiện bằng các
băng truyền do đó đã hạn chế được phần lớn việc sử dụng lao động thủ công như
trước đây.
Hệ thống dây truyền chia chọn bưu kiện có công suất tối đa 7.000 bưu
kiện/giờ.
Hệ thống dây truyền chia chọn bưu phẩm có công suất tối đa là 42.000
thư/giờ.
Tuy nhiên sản lượng bưu phẩm bưu kiện khai thác thực tế trên máy không
đạt được tốc độ này vì hiện nay phần lớn các bưu phẩm bưu kiện của nước ta chưa
có hình dáng, kích thước quy chuẩn đáp ứng được yêu cầu của hệ thống do đó vẫn
còn một số lượng lớn bưu gửi được khai thác bằng tay, không đưa lên hệ thống dây
truyền, máy móc chia chọn tự động.

Ngoài ra Trung tâm còn được lắp đặt hệ thống máy móc phục vụ cho việc
sản xuất phong bì, lồng gấp phong bì. Hệ thống này được đưa vào sử dụng để phục
vụ cho dịch vụ Datapost. Năm 2000, Trung tâm đã đưa thêm dịch vụ mới Datapost
18
vào hoạt động làm doanh thu tăng lên đáng kể.
Bước vào Thế kỷ mới, năm 2001 là năm thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên
của Thế kỷ XXI, VPSI liên tục thu được những thành công rất đáng tự hào và cũng
là năm đơn vị được chính thức chuyển về địa điểm mới tại Đường Phạm Hùng - Mỹ
Đình - Từ Liêm - Hà Nội.
1.6. Tổ chức mạng khai thác vận chuyển tại Trung tâm:
Với chức năng khai thác, vận chuyển Trung tâm là đầu mối khai thác và chia
chọn bưu gửi của khu vực miền Bắc từ Quảng Bình trở ra để chuyển tiếp bưu gửi đi
trong nước và quốc tế.
1.6.1. Tổ chức mạng khai thác
Hiện nay Trung tâm trao đổi chuyến thư Bưu phẩm, Bưu kiện, Bưu chính ủy
thác với:
* Chuyến thư trong nước
- Chuyến thư bưu phẩm liên tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư với 47 Bưu
cục cấp I, 17 bưu cục cấp II.
- Chuyến thư bưu phẩm nội tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư nội tỉnh với
60 bưu cục.
- Chuyến thư bưu kiện liên tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư với 40 Bưu
cục cấp I, 6 bưu cục cấp II.
- Chuyến thư bưu kiện nội tỉnh: Trung tâm trao đổi chuyến thư nội tỉnh với
43 bưu cục.
* Chuyến thư Quốc tế:
- Chuyến thư Bưu phẩm bằng đường hàng không: Trao đổi với 48 nước.
- Chuyến Bưu phẩm bằng đường bộ: Trao đổi với 32 nước.
- Chuyến thư Bưu kiện bằng đường hàng không: Trao đổi với 52 nước.
- Chuyến thư Bưu kiện bằng đường bộ: Trao đổi với 22 nước.

1.6.2. Tổ chức mạng vận chuyển
Ngoài việc khai thác, chia chọn đóng chuyến thư cho các bưu cục trên mạng
bưu chính phía Bắc, Trung tâm còn đảm nhiệm việc vận chuyển các túi gói đó đến
các bưu điện tỉnh, thành phố phía Bắc để phát cho người nhận.
19
1.4.2.1. Mạng vận chuyển trong nước
* Đường ô tô chuyên ngành
Xe ô tô chuyên ngành các loại do Trung tâm quản lý được tổ chức thành 16
đường thư liên tỉnh, trong đó:
- 07 đường thư hoạt động với tần suất 1 chuyến/ngày;
- 09 đường thư hoạt động với tần suất 2 chuyến/ngày.
và có 11 đường thư nội ngoại thành Hà Nội, tuỳ theo khối lượng bưu gửi của
từng bưu cục để bố trí số chuyến thư cho hợp lý ( từ 02 đến 04 chuyến/ngày).
* Đường sắt Bắc Nam:
Cùng với các chuyến xe chuyên ngành vận chuyển túi gói trên mạng đường
thư phía Bắc, Trung tâm còn sử dụng dịch vụ vận tải đường sắt Bắc Nam tuyến Hà
Nội thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại với tần suất 1 chuyến/ngày để vận chuyển
các bưu gửi có địa chỉ nhận tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và khu vực miền
Nam để giao cho Trung tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực II và Trung
tâm Bưu chính Liên tỉnh và Quốc tế khu vực III.
* Đường hàng không:
Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng đường hàng không để vận chuyển bưu gửi
đến Huế, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Nẵng:
- Hà Nội - TP Hồ Chí Minh: 2 chuyến/ngày và ngược lại;
- Hà Nội - Đà Nẵng: 1 chuyến/ngày và ngược lại;
- Hà Nội – Cam Ranh (Nha Trang): 1 chuyến/ ngày và ngược lại;
- Hà Nội – Đà Nẵng - Pleiku: 1 chuyến/ngày và ngược lại;
- Hà Nội – Huế: 1 chuyến/ngày và ngược lại;
và sử dụng 01 tuyến bay Hà Nội – TP Hồ Chí Minh của hãng hàng không
Pacific để vận chuyển túi gói ngoại dịch trao đổi giữa 2 trung tâm

1.6.2.2. Mạng vận chuyển Quốc tế:
* Đường ô tô chuyên ngành:
Trung tâm sử dụng ô tô chuyên ngành để vận chuyển bưu gửi đường bộ đi
các nước Bắc Âu và Đông Âu quá giang qua cửa khẩu Hữu nghị Trung Quốc.
* Đường hàng không:
20
Trung tâm sử dụng 5 hãng hàng không hiện đang có mặt tại Việt Nam để vận
chuyển bưu gửi đi 44 nước trên thế giới cụ thể:
- Từ Hà Nội/TP HCM vận chuyển bưu gửi qua HK Pháp với tần suất 03
chuyến/ tuần đi các nước Châu Âu và Mỹ.
- Vận chuyển bưu gửi qua HK Thái Lan với tần suất 04 chuyến/ tuần đi một
số nước Châu Â( Đức, Anh), Thái Lan và một số nước châu Á.
- Vận chuyển bưu gửi qua HK Singapore với tần suất 03 chuyến/ tuần đi
Singgapore, Cairo, Jakarta.
- Vận chuyển bưu gửi qua HK Cathay Pacific với tần suất 03 chuyến/ tuần đi
Hồng Kông , một số nước châu Á và Mỹ.
- Từ Hà Nội vận chuyển bưu gửi qua HK Phương Nam Trung Quốc với tần
suất 02 chuyến/ tuần đi Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
21
PH LC 4B_9: S MNG NG TH ễ Tễ CP I TI VPS1
PHN 2:

hải
phò
quảng
ninh































Gia
yên
bái
Điện

biê
lai
ch
Lào
cai
Tuyên
quan
bắc
cạ
cao
bằn
Thái
nguy
vĩnh
phú
Việt
tr
sơn
la
bắc
ninh
bắc
gia
lạng
sơn
hng yên
thái
bình
hải d-
ơng

hoà
bình
Hà tây

tĩn
nghệ
an
thanh
hoá
nam
địn
ninh
bình

na
quảng
bình
Mỹ Hào
Đoan Hùng
Ghi chú
Đờng th 2 chuyến/ngày
Đờng th 1 chuyến/ngày
Trung tâm vùng
Bu cục cấp 1
VPS1


22
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA
TRUNG TÂM BƯU CHÍNH LIÊN TỈNH VÀ QUỐC TẾ KHU VỰC I

TRONG THỜI GIAN VỪA QUA
2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh
Do VPSI chỉ thực hiện chức năng chấp nhận, vận chuyển, khai thác bưu gửi do đó
Trung tâm chỉ hạch toán doanh thu kinh doanh và doanh thu sản phẩm và chi phí sản xuất.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm được thể hiện trong
bảng 2 và bảng 3 dưới đây.
Nhìn chung, trong những năm gần đây kết quả sản xuất kinh doanh của
Trung tâm đã đạt được những thành tựu đáng kể. Việc thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh tiến triển khả quan, các chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng cao qua các năm.
Xét về chỉ tiêu doanh thu từ năm 2003 trở lại đây, doanh thu phát sinh tại các
đơn vị đều tăng và vượt mức kế hoạch đề ra.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản phẩm trung bình hàng năm là 4%.
- Tốc độ tăng trưởng doanh thu kinh doanh trung bình hàng năm là 13,75%.
Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Bưu
chính, Trung tâm đã khắc phục khó khăn, tổ chức sản xuất hợp lý để hoàn thành tốt
các chỉ tiêu đề ra, đảm bảo chất lượng trong vận chuyển, khai thác.
Các dịch vụ nhìn chung đều đạt tốc độ tăng trưởng tốt, đặc biệt là dịch vụ
Datapost (là loại dịch vụ lai ghép giữa Bưu chính – Viễn thông – Tin học), doanh
thu năm 2007 tăng xấp xỉ 16% so với năm 2006, doanh thu do dịch vụ này mang lại
chiếm tỷ trọng 46% trong tổng doanh thu của Trung tâm. Song bên cạnh đó các
dịch vụ truyền thống và một số dịch vụ mới như: bưu phẩm khai giá, bưu phẩm phát
hàng thu tiền (COD), chỉ đạt mức tăng trưởng thấp. Ngoài ra việc giảm sản lượng
của một số dịch vụ truyền thống là do sự xuất hiện của các dịch vụ gia tăng giá trị
thay thế có chất lượng cao, đáp ứng được nhiều hơn nhu cầu ngày càng cao của xã
hội.
2.2. Tình hình vận chuyển:
Để kịp thời lưu thoát khối lượng bưu gửi, hàng tuần, hàng tháng ngoài việc
sử dụng các phương tiện vận chuyển chuyên ngành của Trung tâm hiện có, Trung
tâm còn thuê thêm các phương tiện vận chuyển xã hội. Đặc biệt là trong các dịp Lễ,
Tết khi sản lượng tăng đột biến, ngoài việc thuê thêm các xe xã hội, Trung tâm còn

tăng thêm các chuyến xe chuyên ngành.
23
2.3. Phát triển mạng Bưu chính:
Để thực hiện tốt việc phát triển mạng lưới, nâng cao chất lượng và hợp lý hoá
mạng lưới vận chuyển, Trung tâm đã xây dựng và hoàn thiện các phương án bằng
việc mở thêm, điều chỉnh tổ chức lại một số tuyến đường thư, tổ chức lại đường thư
liên tỉnh kết hợp với vận chuyển mạng cấp 2, 3 trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra Trung
tâm mở thêm Bưu cục Thăng Long tại Mỹ Đình - Hà Nội, thiết lập các đại lý bán
phong bì.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong thời gian 05 năm
từ năm 2003 đến năm 2007 được thể hiện qua bảng số liệu về doanh thu kinh doanh
và doanh thu sản phẩm dưới đây:
24
BẢNG 2: DOANH THU SẢN PHẨM CỦA VPSI TỪ NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2007
TT Tên sản phẩm ĐVT
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng Đơn giá Số lượng
1
Bưu phẩm thường
TN
kg 3.700,10 2.014,895 3.459,30 4.127,899 3.359,00 1.901,456 3.569,60 1.705,841 3.636.60 1.987.248
2
Bưu phẩm ghi số
TN
cái 1.902,32 4.201,587 1.680,40 4.318,754 1.659,00 4.465,123 1.706,35 4.875,981 1.769.35 5.028.900
3
Bưu kiện trong n-
ước
-
10.384,7

0
520,148 9.307,50 650,498 9.237,00 669,875 9.526,40 760,148 9.626,20 720.689
4 Bưu chính ủy thác -
10.859,3
6
460,147 10.050,70 470,559 10.020,00 490,457 10.867,35 395,781 10.465,35 351.892
5
Bưu phẩm thường
NN
kg 8.700,74 210,358 8.081,80 200,178 7.985,00 226,573 8.124,43 254,187 8.033,43 289.000
6
Bưu phẩm ghi số
NN
cái 9.534,64 192,478 8.425,30 194,578 8.324,00 220,146 8.426,18 221,058 8.598,18 206.820
7
Bưu kiện nước
ngoài
-
29.837,4
8
28,715 26.347,90 34,587 25.648,00 42,500 26.017,21 56,987 26.823,21 59.687
8
Vận chuyển tàu
hỏa
kg.km 1,20 13.248.795,258 1,10 15.247.895,327 1,07 17.054.596,248 1,01 9.875.924,879 1,03 10.147.709.741
9
Vận chuyển xe
ngành
- 8,10 5.965.478,951 7,50 6.957.824,381 7,20 7.354.685,795 7,04 8.925.784,136 7,21 65.652.763.204
10

Vận chuyển máy
bay
kg 6.628,24 1.456,037 6.417,80 1.598,756 6.324,00 1.842,654 0,00 0,00
11 EMS trong nước cái 2.009,36 1.987,204 1.948,50 2.458,793 1.925,00 2.689,249 0,00

0,00
12 EMS đi quốc tế -
23,284,1
6
49,876 20.795,50 55,421 21.547,00 59,756 0,00 0,00
13 EMS quốc tế đến -
17.259,6
3
47,521 16.549,00 53,298 17.934,00 60,143 0,00

0,00

Doanh thu

108.689.423,97
5

115.613.062,252

120.026.907,811

104.174.510,949 108.246.286,424
25

×